Change background image
LOVE quotion

Bắt đầu từ 4.53' thứ Hai ngày 17/10/2011


You are not connected. Please login or register

Chuyển đến trang : Previous  1, 2, 3, 4  Next

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Go down  Thông điệp [Trang 2 trong tổng số 4 trang]

Cựu học viên
Cựu học viên Xuất sắc

Cấp bậc: Xuất sắc

Giới tính : Nam

Bài viết : 1328

Danh vọng : 2216

Uy tín : 54

First topic message reminder :

"Chiến lược cải bắp" của Trung Quốc hòng chiếm Trường Sa
Trong khi trên Biển Đông, Trung Quốc và Philippines đang tranh giành phi pháp bãi Cỏ Mây nằm trong quần đảo Trường Sa thuộc chủ quyền Việt Nam, Trương Triệu Trung, một học giả theo đuổi chủ nghĩa dân tộc cực đoan đeo lon Thiếu tướng Trung Quốc đã nói trên đài truyền hình Bắc Kinh, Trung Quốc đang dùng "chiến lược cải bắp" để đánh chiếm (phi pháp) các điểm đảo, bãi đá, rặng san hô ở Biển Đông - Trường Sa. Trương Triệu Trung cho rằng trên thực tế Trung Quốc đã khống chế (trái phép) bãi Cỏ Mây và Philippines mặc dù tuyên bố "chủ quyền" nhưng đã không thể làm gì Trung Quốc tại khu vực này. Sau khi biên tập viên đài truyền hình Bắc Kinh điểm lại tên (tiếng Trung Quốc) 8 điểm đảo, bãi đá, rặng san hô trong quần đảo Trường Sa của Việt Nam hiện đang bị Philippines kiểm soát trái phép, Trương Triệu Trung nói: "Của ai sẽ phải trả về nhà ấy thôi!"

Nhận dạng một số chiến lược, chiến thuật của Trung Quốc hòng độc chiếm biển Đông - Page 2 Images35
Thiếu tướng Trung Quốc Trương Triệu Trung

Nhận dạng một số chiến lược, chiến thuật của Trung Quốc hòng độc chiếm biển Đông - Page 2 Images36
Philippines chiếm đóng phi pháp bãi Cỏ Mây sau khi một tàu chiến cũ của nước này ủi thẳng vào bãi tháng 5/1999

Nhận dạng một số chiến lược, chiến thuật của Trung Quốc hòng độc chiếm biển Đông - Page 2 1-aa3210
Lực lượng đồn trú phi pháp của Philippines tại bãi Cỏ Mây

Trong một diễn biến khác có liên quan, thông tấn xã Đài Loan ngày 26/5 đưa tin, giới chức Trung Quốc lại một lần nữa sử dụng sức mạnh quân sự để gây sức ép với các bên tranh chấp ở Biển Đông, bao gồm Philippines, Việt Nam, Malaysia và Brunei khi điều động tàu chiến của cả 3 hạm đội Bắc Hải, Đông Hải và Nam Hải tới Biển Đông tập trận bắn đạn thật (trái phép). Theo truyền thông nhà nước Trung Quốc, cuộc tập trận quy mô lớn (phi pháp) của cả 3 hạm đội hải quân Trung Quốc tại Biển Đông chỉ vừa mới kết thúc chiều 24/5 vừa rồi. Bắc Kinh đã điều động 5 binh chủng chủ lực của cả 3 hạm đội hải quân, gồm chiến hạm mặt nước, tàu ngầm, không quân trong hải quân, lực lượng quân sự ven biển và thủy quân lục chiến chia quân 2 đội tập trận bắn đạn thật đối kháng ở Biển Đông trong điều kiện chế áp điện từ phức tạp, trong đó có nội dung bắn tên lửa "hạ chiến hạm đối phương" trên Biển Đông.

Nhận dạng một số chiến lược, chiến thuật của Trung Quốc hòng độc chiếm biển Đông - Page 2 Images37

Nhận dạng một số chiến lược, chiến thuật của Trung Quốc hòng độc chiếm biển Đông - Page 2 Images38

      

Souvenir
Souvenir Ưu tú

Cấp bậc: Ưu tú

Bài viết : 556

Danh vọng : 646

Uy tín : 42

Nhận dạng một số chiến lược, chiến thuật của Trung Quốc hòng độc chiếm biển Đông - Page 2 Empty
Phó Thường dân đã viết:
"Chính sách tôi thách anh” là hành động khiêu khích, gây hấn của Trung Quốc với các nước khác.
Nhận dạng một số chiến lược, chiến thuật của Trung Quốc hòng độc chiếm biển Đông - Page 2 J11tru10Nhận dạng một số chiến lược, chiến thuật của Trung Quốc hòng độc chiếm biển Đông - Page 2 Rtr32i10
Theo Business Insider: Ngày 19/8/2014, 1 chiếc J-11B của Trung Quốc đã tiếp cận một cách nguy hiểm (chỉ 6,1 mét) với chiếc P-8 của Mỹ đang có mặt để giám sát hoạt động tập trận quân sự của Trung Quốc ở Biển Đông (vịnh Bắc Bộ). Địa điểm xảy ra vụ chạm trán cách đảo Hải Nam 200 km về phía Đông. Động thái này một lần nữa dấy lên lo ngại về khả năng xảy ra một cuộc đối đầu quân sự ở Biển Đông.
      
Cựu học viên
Cựu học viên Xuất sắc

Cấp bậc: Xuất sắc

Giới tính : Nam

Bài viết : 1328

Danh vọng : 2216

Uy tín : 54

Trung Quốc biến 6 bãi đá thành đảo ở biển Đông

Nhận dạng một số chiến lược, chiến thuật của Trung Quốc hòng độc chiếm biển Đông - Page 2 12b_en10
Ảnh vệ tinh cho thấy việc xây dựng, mở rộng bãi đá Gạc Ma. Nguồn: Getty Images
TP - Chiến dịch độc chiếm biển Đông của Trung Quốc vừa tiến thêm một bước mới; những hình ảnh vệ tinh cho thấy 6 bãi đá ở quần đảo Trường Sa đã được nước này bồi đắp (trái phép) thành các hòn đảo nhân tạo trong 6 tháng qua, báo Đài Loan Want Daily đưa tin.

Từ tháng 2, Trung Quốc đã ráo riết điều động các đội xây dựng tới các bãi đá mà nước này chiếm đoạt bằng vũ lực năm 1988. Theo các nguồn tin, Gạc Ma (Johnson South), Gaven, Châu Viên (Cuarteron), Chữ Thập (Fiery Cross), Tư Nghĩa (Hughes) và Én Đất (Eldad) vừa được cải tạo thành các hòn đảo và được chính quyền Trung Quốc “khai sinh” trong tháng 7.

Hình ảnh vệ tinh chụp đá Gạc Ma trong tháng 7 cho thấy, Trung Quốc xây thêm một cầu tàu, đường giao thông, các tòa nhà và trồng nhiều hàng dừa. Họ đã biến một rạn san hô trước đó chủ yếu là đá và cát thành một hòn đảo hình quả táo màu trắng. Hình ảnh của Google Earth chụp cuối tháng 6 cho thấy một số lượng lớn thiết bị xây dựng trên hòn đảo nhân tạo này.
Các nhà phân tích nhận định, các hoạt động ráo riết xây dựng đảo nhân tạo của Trung Quốc ở biển Đông khả thi nhờ nguồn lực vượt trội của nước này. Theo họ, việc tăng cường xây dựng đảo nhân tạo và hạ tầng tạo sự hậu thuẫn mạnh hơn cho yêu sách chủ quyền của Trung Quốc ở biển Đông.

“Trong khi các nhà lãnh đạo chính trị của chúng tôi còn bận tranh cãi, thì ở biển Tây Philippines (cách Philippines gọi biển Đông), chúng tôi đang mất dần nhiều phần lãnh thổ trước sự xâm lấn của Trung Quốc”, một quan chức an ninh cấp cao của Philippines bức xúc.

Tổng thống Philippines Benigno Aquino III tuần trước xác nhận rằng, hoạt động cải tạo bãi đá của Trung Quốc ở biển Đông vẫn đang tiếp diễn và ông tiếp tục kêu gọi Bắc Kinh giảm căng thẳng trong vùng biển tranh chấp.

Tổng thống Aquino cũng cho biết, Philippines sẽ tiếp tục thúc đẩy vụ kiện Trung Quốc tại Tòa án Trọng tài quốc tế về Luật Biển và đẩy mạnh việc ký kết Bộ quy tắc ứng xử của các bên ở biển Đông.

Tạp chí Quốc phòng Quốc tế Janes (Anh) ngày 29/8 đưa tin, nhằm củng cố sự hiện diện trong khu vực tranh chấp ở biển Đông, Trung Quốc đang kéo dài đường băng và xây dựng lại một cảng biển ở Phú Lâm - đảo lớn nhất trong quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam.

Những hình ảnh vệ tinh chụp trong giai đoạn 2005-2011 cho thấy Trung Quốc xây dựng một cảng mới ở phía tây quần đảo. Các hình ảnh mới cho thấy, từ tháng 10/2013, Trung Quốc cải tạo đất, xây lại cảng và hạ tầng cơ sở khác trên đảo, bao gồm kéo dài đường băng trên đảo Phú Lâm từ 2.400m lên 2.800m.

Việc nối dài đường băng cho phép không quân Trung Quốc hoặc lực lượng không quân của hải quân nước này vận hành các loại máy bay cỡ lớn như máy bay ném bom chiến lược Tây An H-6, máy bay vận tải hạng nặng Ilyushin Il-76.

Theo tạp chí Janes, động thái trên nhằm củng cố chiến lược sử dụng đảo như một căn cứ quân sự để quân đội Trung Quốc mở rộng phạm vi tác chiến xuống biển Đông.

Trung Quốc có thể sẽ sử dụng Phú Lâm làm căn cứ phục vụ các chiến dịch cấm đoán trên biển, chẳng hạn quy định cấm đánh bắt cá do Bắc Kinh đơn phương áp đặt hoặc có thể phong tỏa tàu bè qua lại trong khu vực.
      
Souvenir
Souvenir Ưu tú

Cấp bậc: Ưu tú

Bài viết : 556

Danh vọng : 646

Uy tín : 42

Nhận dạng một số chiến lược, chiến thuật của Trung Quốc hòng độc chiếm biển Đông - Page 2 Phimta10
Kết quả một cuộc thăm dò vừa được công bố cho thấy có hơn 90% dân Nhật nghĩ xấu về Trung Quốc. Nguyên nhân là do "thái độ bá quyền" của Trung Quốc, với những hành động bị xem là "trái với công pháp quốc tế" - Nguồn: RFI
      
Cựu học viên
Cựu học viên Xuất sắc

Cấp bậc: Xuất sắc

Giới tính : Nam

Bài viết : 1328

Danh vọng : 2216

Uy tín : 54

Trung Quốc xây trái phép bãi ngầm thành đảo nổi

Nhận dạng một số chiến lược, chiến thuật của Trung Quốc hòng độc chiếm biển Đông - Page 2 Db35ka10
Hình ảnh từ video do Wingfield-Hayes quay được ở đảo Gạc Ma, Trung Quốc đang xây dựng trái phép ở đảo này
TTO - Trong bài báo “Xưởng chế tạo đảo của Trung Quốc”, phóng viên Rupert Wingfield-Hayes của BBC đã mô tả việc Trung Quốc xây dựng mở rộng trái phép ở một số khu vực thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam.

Lênh đênh trên tàu đánh cá của Philippines suốt 40 giờ liền, Rupert Wingfield-Hayes đã kịp ghi nhận lại những hoạt động xây dựng trái phép của Trung Quốc ở đảo Gạc Ma và một số bãi ngầm khác ở Trường Sa.

Philippines cáo buộc Trung Quốc gây hấn ở biển Đông

Chính phủ Philippines gọi những hành động này của Trung Quốc là gây hấn, là nỗ lực đơn phương làm thay đổi hiện trạng ở biển Đông.

Và Manila đã thực hiện những biện pháp nhằm kêu gọi cộng đồng quốc tế chú ý đến các dự án này ở biển Đông.

Đây cũng là một phần trong nỗ lực “giành được sự chú ý của dư luận quốc tế” trong vấn đề biển Đông.

Tờ Diplomat ngày 10-9 dẫn lời người phát ngôn Bộ Ngoại giao Philippines Charles Jose cáo buộc những đòi hỏi chủ quyền của Trung Quốc ở biển Đông là “quá đáng và không tuân thủ luật pháp quốc tế”.

Ông Jose cũng cáo buộc Trung Quốc đang cố làm thay đổi hiện trạng ở biển Đông nhằm củng cố các tuyên bố chủ quyền của mình trước khi tòa án quốc tế đưa ra quyết định về vụ kiện của Manila.

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hoa Xuân Oánh đáp lại rằng những hoạt động của Trung Quốc tại các đảo và bãi đá ở quần đảo Trường Sa là nằm trong vùng chủ quyền của nước này và “hoàn toàn hợp pháp”.

Bà Hoa còn cho rằng “mục đích xây dựng trên các đảo này là nhằm cải thiện điều kiện sinh sống và làm việc cho người dân Trung Quốc đang sống ở các đảo này”.

Lùi lại tháng 5-2014, Bộ Ngoại giao Philippines đã công bố những hình ảnh của những hòn đảo trước và sau khi Trung Quốc xây dựng mở rộng.

Tại Diễn đàn khu vực ASEAN, Manila cũng đã đề xuất phương án “đóng băng những hành động khiêu khích ở biển Đông”, trong đó bao gồm những dự án cải tạo mở rộng đảo của Bắc Kinh. Tuy nhiên, Trung Quốc đã bác bỏ đề xuất này.

Trung Quốc thừa nhận xây dựng ở Gạc Ma

Lênh đênh trên tàu cá của Philippines, Wingfield-Hayes đến hai địa điểm trước đây là hai bãi đá chìm, thế nhưng hiện nay đã trở thành hai hòn đảo mới.

Tại đảo Gạc Ma (Johnson South Reef), Wingfield-Hayes mô tả hàng triệu tấn đá và cát đã được nạo vét từ dưới đáy biển và đắp lên trên bãi đá ngầm để tạo ra một khu đất mới.

“Dọc đường bờ biển mới, tôi có thể nhìn thấy đội công nhân đang xây dựng bờ kè. Có nhiều xe trộn bêtông, cần trục, các ống thép khổng lồ và ánh sáng lóe lên từ các mỏ hàn” - Wingfield-Hayes mô tả.

Theo bài báo, Trung Quốc đang xây dựng các đảo mới ở năm bãi đá khác nhau. Wingfield-Hayes nhấn mạnh rằng không ai có thể chắc chắn được Trung Quốc đang có kế hoạch gì với những hòn đảo mới này.

“Chỉ vài tháng trước nó là một bãi đá ngầm mà Trung Quốc tự tuyên bố nắm quyền kiểm soát. Hiện tại mọi người có thể thấy nó đã biến thành một công trường xây dựng khổng lồ. Và đây chính là thứ mà Chính phủ Philippines nghĩ Trung Quốc đang tạo dựng, đó là một đường băng trên biển Đông” - Wingfield-Hayes nói.

Wingfield-Hayes cho biết ngay cả vị thuyền trưởng tàu đánh cá Philippines cũng cảm thấy sốc với những gì ông chứng kiến.

“Trước kia chúng tôi thường xuyên tới khu vực này. Vậy mà bây giờ nó lại đang được xây dựng rầm rộ. Tôi nghĩ chẳng bao lâu nữa chúng tôi sẽ không thể đặt chân đến nơi này nữa” - thuyền trưởng tàu đánh cá nói.

Khi chiếc tàu cá chở Wingfield-Hayes tới gần khu vực đang xây dựng thì phía Trung Quốc lập tức bắn pháo sáng và cảnh báo “Hãy rời đi”. “Trung Quốc đang muốn biến vùng biển này thành cái ao của họ” - phóng viên BBC viết.

Trung Quốc lảng tránh sự thật

Trước đây đã có quan ngại đảo Gạc Ma sẽ trở thành một căn cứ không quân mới của Trung Quốc ở biển Đông.

Tuy nhiên, nhà bình luận Shannon Tiezzi của tờ Diplomat cho rằng cũng có thể Bắc Kinh đang có kế hoạch đưa dân đến các đảo mới này để sinh sống nhằm củng cố những tuyên bố đòi chủ quyền của nước này ở biển Đông.

Cũng có khả năng việc xây dựng các đảo này nhằm đối phó với vụ kiện của Philippines. Bởi theo Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật biển quốc tế (UNCLOS), các nước không thể tuyên bố chủ quyền ở những khu vực như bãi đá chìm.

Philippines đã dựa trên cơ sở thực tế này để đưa những yêu sách về chủ quyền của Trung Quốc ra Hội đồng trọng tài quốc tế.

Ngoài ra, phần VII của UNCLOS vạch rõ rằng “những bãi đá, nơi mà con người không thể cư trú hoặc duy trì đời sống kinh tế thì sẽ không có vùng đặc quyền kinh tế hoặc thềm lục địa”.

Nếu như vậy thì ngay cả khi Trung Quốc đã giành được quyền kiểm soát ở quần đảo Trường Sa thì quyền kiểm soát của họ sẽ bị giới hạn trong vùng biển 12 hải lý mà không đi kèm vùng đặc quyền kinh tế.

Tờ Diplomat phân tích rằng nếu Trung Quốc có thể tạo ra những đảo mới ngay trên những khu vực bãi chìm và kéo theo là tạo điều kiện để có sự sống của con người thì lúc đó Trung Quốc sẽ củng cố tuyên bố chủ quyền ở biển Đông. Nếu như vậy thì phản ứng của Philippines trong hồ sơ kiện Trung Quốc là chính xác.

Khi bị một phóng viên hỏi vặn rằng: “Trên thực tế những đảo mà Trung Quốc đang xây dựng là những đảo mới thì không có chuyện xây dựng để cải thiện điều kiện sống của những cư dân trên đó. Vậy mục đích thật sự và ý định của Trung Quốc trong việc làm này là gì?”, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc đã lảng tránh bằng câu trả lời: “Tôi đã trả lời câu hỏi của bạn”.

Đài Loan đang vẽ bản đồ các đảo ở biển Đông

Cơ quan nội vụ lãnh thổ Đài Loan hôm 9-9 cho biết lãnh thổ này đang hoàn tất dự án vẽ bản đồ các đảo ở biển Đông và sẽ in ấn bản đồ này trong tương lai gần nhằm phục vụ việc “đòi chủ quyền” của Đài Loan ở biển Đông.

Đài Loan đang chiếm giữ trái phép đảo Ba Bình, đảo lớn nhất ở quần đảo Trường Sa của Việt Nam. Trong những năm gần đây, chính quyền Đài Loan đã có những động thái xây dựng, tập trận trái phép ở đảo trên. Do hạn chế về chính trị, giới chuyên gia quốc tế cho biết Đài Loan hiện nay vẫn không thể tham gia các cuộc đàm phán chính thức về vấn đề biển Đông.

Việt Nam đã từng phản đối Trung Quốc xây dựng trái phép ở Gạc Ma

Ngày 16-6, tại cuộc họp báo quốc tế do Bộ Ngoại giao Việt Nam tổ chức, người phát ngôn Lê Hải Bình đã yêu cầu Trung Quốc chấm dứt xây dựng trái phép ở Gạc Ma.

“Trung Quốc đang đào đắp đất, xây dựng các công trình trên đá Gạc Ma và các bãi đá khác ở quần đảo Trường Sa mà Trung Quốc đã sử dụng vũ lực chiếm đóng bất hợp pháp của Việt Nam. Việt Nam kiên quyết phản đối hành động phi pháp đó của Trung Quốc.

Việt Nam yêu cầu Trung Quốc nghiêm túc tôn trọng chủ quyền Việt Nam, tôn trọng Tuyên bố của các bên về ứng xử ở biển Đông (DOC), yêu cầu Trung Quốc chấm dứt ngay hành động xây dựng trái phép cũng như các hoạt động đơn phương khác làm thay đổi hiện trạng ở Trường Sa và biển Đông, không để tái diễn hành động tương tự trong tương lai” - ông Lê Hải Bình nhấn mạnh.
      
Puzzle
Puzzle Tích cực

Cấp bậc: Tích cực

Giới tính : Nam

Bài viết : 455

Danh vọng : 748

Uy tín : 83

Sân bay Gạc Ma-Trường Sa dưới góc nhìn của lính

Nhận dạng một số chiến lược, chiến thuật của Trung Quốc hòng độc chiếm biển Đông - Page 2 Clip_i13
Một sân bay hình thành tại Gạc Ma là chỉ vấn đề thời gian
Gạc Ma là một “tàu sân bay không thể đánh chìm” nhưng… đáng tiếc, sân bay xây dựng trên đó lại rất dễ đánh sập, đánh hỏng.

Đã hơn nửa năm nay, Trung Quốc đang bí mật xây dựng phi pháp, biến đảo đá san hô Gạc Ma trên quần đảo Trường Sa của Việt Nam, thành một sân bay quân sự có chiều dài chừng 2000m. Qua ảnh vệ tinh cung cấp thì tình hình có vẻ như đúng, trên đó đang hình thành một sân bay cùng với hệ thống cầu cảng…Vậy, ý đồ quân sự của Trung Quốc khi xây dựng sân bay này là gì? Sự lợi hại của sân bay này ra sao, ở mức độ nào?

Phải công nhận rằng, biến một đảo đá san hô giữa biển khơi thành một sân bay quân sự là một công việc không phải bất cứ quốc gia nào cũng có khả năng làm được. Trung Quốc giàu có về tiền bạc lại “giàu có” về ý tưởng bành trướng mộng mị nên…Vạn Lý Trường Thành, họ còn làm được thì xây dựng một sân bay ở Gạc Ma là chuyện nhỏ.

Với đường băng dài 2.000 m, Trung Quốc có thể triển khai các máy bay tân tiến của PLA như Su-30, J-11 và J-10 đến Trường Sa. Điều này cho phép Trung Quốc tiến hành các hoạt động trên không ở biển Đông và toàn bộ khu vực vịnh Malacca. Đây sẽ là một mối đe dọa cho Việt Nam cùng những quốc gia có tranh chấp lãnh thổ với Trung Quốc trong khu vực (theo Kanwa Defense Review).

Nếu là vậy thì, sân bay Gạc Ma có vị trí chiến lược trọng đại, là yếu tố quyết định thành bại “giấc mơ Trung Hoa” trên Biển Đông. Do đó, có bán Hạm đội Đông Hải đi để đầu tư vào xây dựng sân bay trên Gạc Ma cũng quá rẻ. Tuy nhiên…

Phát triển tàu sân bay Trung Quốc đã bế tắc?

Rõ ràng, để bảo đàm kỹ thuật cho một máy bay hoặc một phi đội hoạt động thường trực trên Gạc Ma trong điều kiện thời tiết, khí hậu rất phức tạp như độ ẩm mặn cao…là không dễ dàng, trong khi xây dựng sân bay trên đó lại vô cùng tốn kém. Thế nhưng, một khi TSB Liêu Ninh trực chiến ở Biển Đông thì sân bay Gạc Ma lại không còn giá trị. Vậy tại sao Trung Quốc lại đang tập trung vật lực và ý chí, quyết tâm để xây dựng sân bay Gạc Ma?

Cách duy nhất để giải thích cho vấn đề này là, thứ nhất, Trung Quốc không thể đoán định được thời gian bao lâu thì tàu sân bay Liêu Ninh đủ khả năng trực chiến tại Biển Đông.

Chỉ riêng trong năm 1954 - đúng 8 năm sau khi chiếc máy bay chiến đấu đầu tiên hạ cánh trên tàu sân bay USS Franklin D. Roosevelt, và, bất chấp việc phát triển các khái niệm âm thanh cho máy bay bay từ boong tàu sân bay, Hải quân và đơn vị Lính thủy đánh bộ Mỹ đã mất 776 máy bay và 535 phi công.

Đây là con số tổn thất không thể tưởng tượng nổi. Một cái giá sơ sơ phải trả cho việc bá chủ biển cả chứ không phải có hàng ngàn tàu đánh cá là coi “biển chỉ sâu đến đầu gối”, coi Biển Đông như “ao nhà mình” dễ dàng như vậy.

Trung Quốc, ngày nay, dù khoa học công nghệ phát triển hơn, nhưng trình độ công nghệ TSB hiện tại vẫn không thể bằng Mỹ lúc đó. Vả lại, không ai có thể san sẻ kinh nghiệm này cho Trung Quốc, vì đây là bí mật quốc gia của họ. Bởi vậy, Trung Quốc dù có tài “copy and paste” cũng không có nghĩa "miễn nhiễm" với mối nguy hiểm này.

Hai phi công huấn luyện tại tàu sân bay Liêu Ninh bị thiệt mạng mới đây là chỉ mới bắt đầu giai đoạn khó khăn, tổn thất lớn, nếu như muốn có một tàu sân bay hoạt động như của Mỹ dù trình độ cách đây 60 năm.

Thứ hai là, sân bay Gạc Ma thay thế tạm thời cho nhiệm vụ của tàu sân bay Liêu Ninh…đồng thời có nhiệm vụ chính trị là khẳng định chủ quyền (phi pháp) trên quần đảo Trường Sa của Việt Nam.

Như vậy, vấn đề còn lại là sân bay Gạc Ma trong ý đồ tác chiến của Trung Quốc như thế nào?

Đòn đánh phủ đầu chớp nhoáng

Có thể khẳng định rằng, trong chiến tranh hiện đại, làm chủ vùng trời tác chiến là giành chiến thắng, do đó, tác chiến của không quân là yếu tố quyết định thành bại của chiến dịch, chiến tranh.

Hiện tại bất kỳ một máy bay nào của Trung Quốc dù hiện đại như SU-30 thì không thể tác chiến được ở khu vực Trường Sa nếu như xuất phát tại Hải Nam. Đây là tử huyệt khó che đậy, là bất lợi lớn của Trung Quốc trong chiến lược bá chủ Biển Đông.

Trong khi đó, hầu như các máy bay của không quân Việt Nam lại chiếm ưu thế lớn khi thừa thời gian để tác chiến trên Biển Đông. Vì thế, Trung Quốc xây dựng sân bay trên các hòn đảo chiếm được trên Biển Đông hay đang gấp rút chế tạo, huấn luyện tàu sân bay, thực chất là hạn chế sự bất lợi thế của mình trong vấn đề sử dụng không quân tác chiến trên Biển Đông và khu vực Trường Sa. Còn từ đó, để chiếm ưu thế khi tác chiến hay không lại là không đoán định được, là chuyện khác.

Tuy nhiên, nhiệm vụ, yêu cầu tác chiến của sân bay Gạc Ma không được lợi hại như tàu sân bay (tất nhiên).

Trước hết, như các chuyên gia nước ngoài đánh giá rằng, “với đường băng dài 2000 m, Trung Quốc có thể triển khai các máy bay tân tiến của PLA như Su-30, J-11 và J-10 đến Trường Sa. Điều này cho phép Trung Quốc tiến hành các hoạt động trên không ở biển Đông và toàn bộ khu vực vịnh Malacca…”

Bỏ qua yếu tố kỹ thuật, thì đây là một đánh giá đúng của các học giả và nhà chính trị (không phải của nhà quân sự), nhưng chỉ trong trường hợp không xảy ra tác chiến. Khi đó, Gạc Ma là một “tàu sân bay không thể đánh chìm” là chính xác, là có thể phát huy vai trò nhiệm vụ như trên. Song, đáng tiếc, khi tác chiến xảy ra, Gạc Ma lại là một “tàu sân bay” rất dễ bị đánh hỏng, đánh sập.

Trong một vị trí cài răng lược trên quần đảo Trường Sa; trong khả năng tự vệ cao của lực lượng phòng thủ Việt Nam; trong sự xuất hiện vũ khí tầm xa, tầm trung hiện đại, uy lực mạnh…thì việc buộc sân bay Gạc Ma ngừng hoạt động không phải là quá khó và tất nhiên, không nằm ngoài sự tính toán, dự liệu, của các nhà quân sự Trung Quốc.

Vậy tại sao, Trung Quốc vẫn không tiếc tiền của đổ vào đó để gấp rút hoàn thành sân bay Gạc Ma? Bởi vì, giới quân sự Trung Quốc đang hy vọng một kết quả khả quan trước một ý đồ tác chiến mà họ nung nấu, họ có quyền nắm lợi thế: Đòn tấn công phủ đầu.

Nhận dạng một số chiến lược, chiến thuật của Trung Quốc hòng độc chiếm biển Đông - Page 2 Clip_i14
Thế cài răng lược khiến sân bay Gạc Ma rất dễ đánh sập nhưng rất nguy hiểm cho đòn đánh phủ đầu

Có thể nói, điều nguy hiểm gây ra từ sân bay Gạc Ma cho Việt Nam là ở ý đồ tác chiến đánh đòn phủ đầu hay tấn công trước vào các đảo và đất liền Việt Nam trong phương châm đánh nhanh thắng nhanh của Trung Quốc.

Chỉ có thắng lớn trong đòn đánh phủ đầu thì sân bay Gạc Ma mới không bị đối phương buộc phải ngừng hoạt động và lúc đó Gạc Ma trở thành một nút chặn khá lợi hại, cắt đứt sự hỗ trợ của đất liền cho các đảo của Việt Nam. Nếu thất bại trong đòn đánh phủ đầu thì sân bay Gạc Ma, sứ mệnh, vai trò nhiệm vụ cũng giống như giàn khoan Hải Dương 981 mà thôi.

Vậy là trên quần đảo Trường Sa của Việt Nam, Trung Quốc đã, đang “mài giáo”.

Sự lợi hại của đòn đánh phủ đầu là như thế nào? Tại sao Trung Quốc lại đặt cược lớn, một canh bạc liều lĩnh, vào đòn đánh phủ đầu như vậy? Còn "tấm khiên" của Việt Nam?

      
Cựu học viên
Cựu học viên Xuất sắc

Cấp bậc: Xuất sắc

Giới tính : Nam

Bài viết : 1328

Danh vọng : 2216

Uy tín : 54

Học giả TQ: Việt Nam, Phi, Mỹ, Nhật đều bị bất ngờ vụ đảo hóa Gạc Ma?!

Nhận dạng một số chiến lược, chiến thuật của Trung Quốc hòng độc chiếm biển Đông - Page 2 Thacht10
Thạch Tề Bình, một trong những "hỏa lực mồm" của truyền thông Trung Quốc
GDVN - Nói theo thuật ngữ cờ vây, với thủ đoạn biến đá thành đảo không chỉ giúp Trung Quốc chiếm được đất (biển - đảo) mà còn chiếm được thế.

Đài Phượng Hoàng tại Hồng Kông ngày 12/9 dẫn lời Thạch Tề Bình, một nhà phân tích Trung Quốc bình luận, biến đá thành đảo (bất hợp pháp) ở Trường Sa sẽ giúp Trung Quốc tạo ra mối uy hiếp chiến lược về mặt quân sự đối với các nước ven Biển Đông. Nói theo thuật ngữ cờ vây, với thủ đoạn biến đá thành đảo không chỉ giúp Trung Quốc chiếm được đất (biển - đảo) mà còn chiếm được thế.

Lâm Vĩ Tiệp, một học giả Trung Quốc khác tham gia diễn đàn trực tuyến cùng Thạch Tề Bình cho biết, trong số gần 10 đảo, đá, rặng san hô mà Trung Quốc, Đài Loan chiếm đóng (bất hợp pháp) ở Đài Loan, Trung Quốc đã biến 6 bãi đá thành đảo nhân tạo chỉ trong vòng nửa năm trở lại đây.

Thạch Tề Bình xác nhận, việc biến đá thành đảo ở Trường Sa đã được phía Trung Quốc hoàn thành trong tháng 7 vừa rồi. Ông Bình cho rằng đây là một nước cờ "quá đẹp" của Bắc Kinh, giúp Trung Quốc từ chỗ thế yếu trong cục diện bàn cờ Trường Sa thành thế thượng phong.

Cái gọi là "thế thượng phong" mà Thạch Tề Bình đề cập bao gồm 2 góc độ. Thứ nhất từ góc độ pháp lý hàng hải quốc tế, Trung Quốc mưu đồ đòi hỏi 200 hải lý vùng đặc quyền kinh tế bằng (thủ đoạn bóp méo) Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển 1982 (UNCLOS). Với tham vọng này, Thạch Tề Bình cho rằng Trung Quốc đã giành được thực lực rất lớn.

Thứ hai, Thạch Tề Bình cho rằng quần đảo Trường Sa nằm ở trung tâm Biển Đông, một khi xây được căn cứ quân sự (phi pháp) ở Gạc Ma, Chữ Thập và đưa radar ra khu vực này thì bán kính tác chiến của quân đội Trung Quốc ở khu vực Biển Đông chỉ khoảng 700, 800 km nên hình thành mối uy hiếp chiến lược về mặt quân sự đối với các nước xung quanh Biển Đông. Nói theo thuật ngữ cờ vây, Trung Quốc vừa chiếm được đất vừa chiếm được thế.

Xung quanh vấn đề quần đảo Hoàng Sa (thuộc chủ quyền Việt Nam, bị Trung Quốc cất quân thôn tính năm 1974), Thạch Tề Bình cho rằng thế kỷ trước Trung Quốc và Việt Nam đã từng giao chiến ở đây, ngày nay quần đảo này nằm trong phạm vi kiểm soát (bất hợp pháp) của Trung Quốc nên "đương nhiên có thể biến đá thành đảo, biến đảo nhỏ thành đảo lớn và Trung Quốc đã làm như vậy với đảo Phú Lâm".

Thạch Tề Bình cho rằng, kể cả ở Hoàng Sa hay Trường Sa, thủ đoạn biến đá thành đảo của Trung Quốc chỉ 1 năm trước đây cả Việt Nam lẫn Philippines, thậm chí là Mỹ và Nhật Bản không ai lường trước được.

Ông Bình cho rằng chỉ Trung Quốc mới có đủ tiền và sức mạnh quân sự biến đá thành đảo (bất hợp pháp) ở Trường Sa, còn dù Việt Nam và Philippines hiện đang nắm giữ một phần các đảo, bãi đá và rặng san hô ở Trường Sa nhưng không đủ tiền để làm, không đủ sức mạnh quân sự để bảo vệ. Còn Mỹ và Nhật Bản dù có rất muốn, nhưng 2 nước này không có "danh phận" để làm việc đó ở Biển Đông.

Về những gì Trung Quốc sẽ làm tiếp theo, Thạch Tề Bình cho rằng có 2 điều: Thứ nhất, Trung Quốc sẽ tiếp tục xây đảo nhân tạo (bất hợp pháp) ở bãi James mà họ gọi là "Tăng Mẫu" nằm ở cực Nam quần đảo Trường Sa, cách bờ biển Malaysia khoảng 80 km.

Thứ hai, một khi Eo đất Kra nối bán đảo Malay với lục địa châu Á được đả thông, toàn bàn cờ (Biển Đông) sẽ nằm trong tay Trung Quốc. Thạch Tề Bình cho rằng, lúc đó Trung Quốc sẽ "toàn thắng". Đến lúc đó thì bản đồ khổ dọc Trung Quốc mới phát hành thay cho bản đồ khổ ngang, trong đó đưa trọn vẹn Biển Đông vào (cái gọi là) chủ quyền lãnh thổ mới thực sự "có ý nghĩa"!?
      
Phó Thường dân
Phó Thường dân Webmaster

Cấp bậc: Webmaster

Giới tính : Nam

Bài viết : 1706

Danh vọng : 2233

Uy tín : 144

Nhận dạng một số chiến lược, chiến thuật của Trung Quốc hòng độc chiếm biển Đông - Page 2 5-img-10
"Chiến thuật lùi một bước, tiến ba bước" của Trung Quốc trên biển Đông được thực hiện dần theo kiểu vừa tiến vừa lùi, tuy không rầm rộ một lúc nhưng về lâu dài sẽ tích tụ thành thay đổi lớn.

Gần đây, cộng đồng quốc tế đang rất quan tâm đến việc Trung Quốc mở rộng các đảo như bãi đá Gạc Ma, Gaven, Chữ Thập, Tư Nghĩa, Su Bi, Châu Viên,... Thật ra, ngay từ khi chiếm các đảo của Việt Nam, từ Hoàng Sa đến các đảo ở Trường Sa, Trung Quốc đã tôn tạo, đưa phương tiện ra xây dựng các công trình kiên cố, dần biến các đảo thành căn cứ quân sự của họ.

Hiện nay tại đảo Phú Lâm ở Hoàng Sa của Việt Nam, Trung Quốc đã có đường băng máy bay, họ cũng đã xây dựng cả một thành phố khá quy mô với mục tiêu biến một số đảo thành nhịp cầu, căn cứ quân sự để bành trướng, khống chế biển Đông.

Những sự kiện như Trung Quốc đưa giàn khoan vào vùng biển của Việt Nam, rồi việc xây dựng, mở rộng các đảo, thậm chí xây đường băng cho sân bay,... là các hành động có mối liên hệ với nhau, được Trung Quốc tính toán kỹ. Sau khi họ rút giàn khoan thì đẩy mạnh hơn việc khác, có tiến, có lui theo một kế hoạch chặt chẽ nhằm từng bước hiện thực hóa đường lưỡi bò.
      
Puzzle
Puzzle Tích cực

Cấp bậc: Tích cực

Giới tính : Nam

Bài viết : 455

Danh vọng : 748

Uy tín : 83

Sân bay Gạc Ma-Trường Sa dưới góc nhìn của lính (II)

Nhận dạng một số chiến lược, chiến thuật của Trung Quốc hòng độc chiếm biển Đông - Page 2 Clip_i15
SU-30MK2 của không quân Việt Nam làm chủ vùng trời quần đảo Trường Sa
Ngay cả khi Gạc Ma như đảo Hải Nam thì điều đó cũng không thể ngăn cản được không quân Việt Nam làm chủ vùng trời trên quần đảo Trường Sa.

Đòn đánh phủ đầu trên quần đảo Trường Sa?


Thần chiến tranh luôn ban cho kẻ gây chiến một miếng võ lợi hại, đó là đòn đánh phủ đầu hay là đòn đánh đầu tiên mở đầu cuộc chiến. Khi một quốc gia nhỏ, yếu, bảo vệ chủ quyền của mình theo tinh thần tự vệ…thì hiếm khi sử dụng đòn đánh phủ đầu và tất nhiên luôn bất lợi, bị động trước thế lực gây chiến.

Ngay như Nhật Bản, một quốc gia có một hiến pháp hòa bình duy nhất trên thế giới, trong tình thế căng thẳng với Trung Quốc, khi khôi phục lại quyền “tự vệ tập thể” vẫn không loại trừ đòn đánh phủ đầu này…mới thấy sự nguy hiểm, lợi hại, của đòn đánh phủ đầu như thế nào.

Có thể nói, bất ngờ là lợi thế chủ yếu của đòn đánh phủ đầu. Đó là bất ngờ về thời gian, bất ngờ về quy mô, bất ngờ về hướng tấn công, sẽ khiến cho đối phương bị động về chiến lược, bị động về chiến thuật và tất yếu bị thiệt hại lớn. Tấn công phủ đầu là tiền đề cho phương châm tác chiến “đánh nhanh thắng nhanh” hay chiến tranh hiện đại dồn nén thời gian mà một quốc gia nhỏ, yếu thường bị choáng váng, suy sụp.

Nhật Bản tấn công phủ đầu Mỹ trận Trân Châu cảng, Đức tấn công phủ đầu Liên Xô, đem đến những thiệt hại khủng khiếp cho Mỹ, Nhật mà nếu như nội lực kém thì sẽ sụp đổ. Còn mới đây Irac, Lybia, Nam Tư…đã không gượng dậy nổi khi ăn đòn đánh phủ đầu.

Nguy hiểm nhất của “miếng võ” này là về thời gian. Đương nhiên, đó là lúc mà đối phương ít phòng bị, lực lượng mỏng, sơ hở; những lúc tình hình đất nước như kinh tế, chính trị gặp nhiều khó khăn…thì kẻ gây chiến sẽ ra tay.

Vậy, liệu trên quần đảo Trường Sa của Việt Nam, Trung Quốc có dám tấn công phủ đầu hay không?

Sẽ không bao giờ Trung Quốc cho quân đổ bộ đánh chiếm đảo Senkaku/Điếu Ngư. Trung Quốc không dại đưa quân mình đến đó để Nhật Bản biến quần đảo Senkaku thành cái “cối xay thịt” lính Trung Quốc, ngược lại, Nhật Bản, tuy quản lý quần đảo, song cũng không dại đưa lính của mình ra giữ mà chỉ tiến hành các cuộc tập trận với nội dung “Đánh chiếm lại đảo” mà thôi. Cuộc chiến Trung-Nhật chỉ có thể xảy ra trên vùng biển lân cận Senkaku/Điếu Ngư chứ không bao giờ xảy ra kiểu “bên thủ, bên công” trên quần đảo tranh chấp này.

Trên quần đảo Trường Sa, rõ ràng, điểm đứng chân của Trung Quốc rất mong manh với 7 cái đảo đá nửa nổi nửa chìm lại rất xa căn cứ khiến cho không quân của họ khó có thể tác chiến trên vùng trời Trường Sa.

Về quy mô, đừng đánh giá quá cao “căn cứ quân sự Hải-Không quân” Gạc Ma vì trước biển cả đại dương, sức lực con người vẫn rất là nhỏ bé. Chừng nào lực lượng không quân của Trung Quốc trên sân bay Gạc Ma hoàn toàn làm chủ bầu trời Trường Sa thì lúc đó, các đảo trên quần đảo Trường Sa của Việt Nam mới xuất hiện nguy cơ lớn. Nhưng, ngay cả khi Gạc Ma là đảo Hải Nam thì điều đó cũng không thể, huống chi... Vậy vấn đề quân sự của Gạc Ma ở đây là gì?

Nếu hoàn thành như đồn đoán và như thừa nhận của chính quyền Trung Quốc thì Gạc Ma là một căn cứ không-hải quân, nói cách khác Gạc Ma là một đảo có cầu cảng cho tàu hải quân Trung Quốc neo đậu, tiếp tế; có đường băng cho máy bay cất hạ cánh. Đây là căn cứ xuất phát tấn công khá mạnh trong khu vực quần đảo Trường Sa. Trung Quốc có thể đổ bộ đánh chiếm đảo bằng tàu đổ bộ cỡ lớn với máy bay trong quãng đường và thời gian ngắn nhất có thể thay vì phải điều lực lượng từ Hải Nam xuống. Với vận tốc trung bình (khi chưa tăng tốc) của SU-27 Việt Nam là 1.300km/h thì trong 15 phút đầu, không quân Trung Quốc cất cánh từ Gạc Ma có thể sẽ làm mưa làm gió trên vùng trời quần đảo Trường Sa trước khi SU-27 Việt Nam xuất hiện (không phải SU-30).

15 phút trong chiến tranh hiện đại không phải là ít, nó giải quyết rất nhiều vấn đề, tuy nhiên, đòn phủ đầu mà không gây thiệt hại lớn, làm suy sụp hệ thống phòng thủ thì 15 phút quả là quá ít, nó được coi như là sự đáp trả “ngay và luôn” của đối phương.

Trong khi bảo đảm kỹ thuật sẽ gặp rất nhiều khó khăn, số lượng máy bay thường trực trên đảo ít thì sẽ không đủ sức giải quyết nhiệm vụ theo phương châm “đánh nhanh thắng nhanh”. Vì vậy, nhờ vào sự tiếp tế hậu cần, kỹ thuật từ các đảo mà Trung Quốc đang xây dựng; nhờ vào lực lượng không quân trên Gạc Ma… là cho rằng, Trung Quốc có thể nhanh chóng chiếm các đảo Trường Sa của Việt Nam chỉ bằng đòn đánh phủ đầu, đồng thời ngăn chặn, cắt đứt sự chi viện từ đất liền Việt Nam, là quá ngông cuồng.

Gạc Ma chưa thể và không thể thay thế được vai trò nhiệm vụ của một hạm đội tàu sân bay, cho nên, Gạc Ma nó có ý nghĩa nhiều về chính trị hơn là là quân sự.

Tuy nhiên, coi thường sức mạnh đối thủ, phô trương thanh thế, hống hách, kiêu ngạo…của kẻ xâm lược luôn tạo ra những hành động liều lĩnh mà những cái đầu lạnh, tỉnh táo, không bao giờ làm.

Việt Nam không ngồi nhìn!

Tờ Hoàn Cầu đã vênh váo khẳng định rằng, Gạc Ma là “ tàu sân bay không thể đánh chìm của Bắc Kinh” ở Biển Đông; nhiều học giả hiếu chiến ở Trung Quốc thì hoan hỉ ra mặt, cho rằng đây là “nước cờ quá đẹp” bởi viễn cảnh sẽ có những phi đoàn máy bay J-10 cho đến J-11 của họ cất cánh, hạ cánh như mắc cửi trên căn cứ Gạc Ma để khống chế Biển Đông và eo biển Malacca…Rằng, chỉ có Trung Quốc mới làm được đảo nhân tạo, còn Nhật Bản, Mỹ thì không có chỗ ở Trường Sa và bắt đầu từ đây quần đảo Trường Sa đã nằm trong tay Trung Quốc…

Điều lạ là các nhà phân tích, học giả Trung Quốc như Thạch Tề Bình, Lâm Vĩ Tiệp…rất giống với AQ, tâng bốc cái sân bay Gạc Ma lên tận mây xanh, trong khi lại quên mất tàu sân bay Liêu Ninh và nghe đâu còn 3 chiếc khác đang đóng!

“Chuông khánh còn chẳng ăn ai, nữa là mãnh chỉnh vứt ngoài bụi tre”. Cái đường băng trên Gạc Ma là cái gì so với tàu sân bay Liêu Ninh nếu như nó trực chiến trên Biển Đông? Hay là họ coi như Liêu Ninh là đồ bỏ rồi chắc? Càng thổi phồng vai trò chiến thuật của Gạc Ma lên bao nhiêu thì chứng tỏ Trung Quốc càng phơi bày tử huyệt và khả năng hạn chế trong tham vọng lớn bấy nhiêu. Không quân Việt Nam vẫn làm chủ vùng trời trên quần đảo Trường Sa là một thực tế rất khó tiêu hóa của giới quân sự Trung Quốc.

Đúng là không thể đánh chìm, nhưng đánh sập thì không quá khó khăn. Việc làm cho sân bay Gạc Ma tê liệt dù công nghệ không thể thì chiến thuật vẫn có thể, huống chi, cả công nghệ và chiến thuật đều có thể, thì sân bay quân sự Gạc Ma chỉ là con ngáo ộp.

Hãy tưởng tượng khi dăm bảy chiếc J-10 hay J-11 cất cánh lên rồi…không còn nơi để hạ cánh thì sẽ ra sao trước khi nghĩ đến khống chế Biển Đông và eo biển Malacca!

Đương nhiên, Việt Nam không thể không cảnh giác, không thể không chuẩn bị mọi thứ cần thiết đối phó với kẻ thù nếu như chúng hành động liều lĩnh. Việt Nam đủ tự tin và khả năng để bảo vệ những thứ mình đã có trên quần đảo Trường Sa.

Âm mưu đánh chiếm Trường Sa của Bắc Kinh là không bao giờ ngừng nghỉ mà càng ngày càng biểu hiện hung hăng, trắng trợn hơn. Việt Nam không ngồi nhìn.

      
Cựu học viên
Cựu học viên Xuất sắc

Cấp bậc: Xuất sắc

Giới tính : Nam

Bài viết : 1328

Danh vọng : 2216

Uy tín : 54

Trung Quốc đang dùng tàu gì để nạo vét, lấn biển phi pháp ở Trường Sa

Nhận dạng một số chiến lược, chiến thuật của Trung Quốc hòng độc chiếm biển Đông - Page 2 Gac_ma10
Những thay đổi lớn ở đá Gạc Ma thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam
GDVN - Khả năng hoạt động của tàu nạo nét TQ đáng kinh ngạc, có thể vét bùn từ đáy biển và đổ bùn với tốc độ 4.500 m3/giờ, tạo cơ sở cho thay đổi lớn ở Trường Sa.

Tờ "The Times" Anh ngày 11 tháng 9 đưa tin, Mỹ và các cơ quan tình báo châu Á đang theo dõi chặt chẽ hoạt động của một chiếc "tàu nạo vét" lớn của Trung Quốc, hoạt động "xây đảo" (phi pháp) của tàu này ở Biển Đông đang "làm thay đổi bản đồ" của khu vực này.

Bài báo cho rằng, nhìn vào những hình ảnh chụp được gần đây, chiếc tàu này luôn hoạt động (phi pháp) ở khu vực quần đảo Trường Sa (thuộc chủ quyền của Việt Nam).

Chiếc tàu nạo vét này làm cho Trung Quốc có thể nhanh chóng biến các đá ngầm nhỏ không có gì thành "đảo nhân tạo" rộng (một cách bất hợp pháp), ở phía trên có thể xây dựng các công trình lớn, hạ tầng công nghiệp, thậm chí đường băng máy bay nhỏ.

Bài báo dẫn lời nhà phân tích quốc phòng cho rằng, ở khu vực tồn tại đối đầu lâu dài này, tham vọng và thách thức tạo ra từ hoạt động "xây đảo" (bất hợp pháp) của tàu nạo vét "Thiên Kình" khiến người ta kinh ngạc.

Theo bài báo, khả năng hoạt động của tàu nạo nét này là "kinh người", có thể vét bùn từ đáy biển, sau đó đổ bùn với tốc độ 4.500 m3/giờ.

Hình ảnh chụp được từ trên không gần đây của cơ quan tình báo cho thấy, trong thời gian 3 tháng qua, tàu nạo vét dài 127 m này của Trung Quốc đã biến 2 đá ngầm hiện do Trung Quốc kiểm soát (xâm lược) ở quần đảo Trường Sa (thuộc chủ quyền của Việt Nam) thành trạng thái có thể tiến hành hoạt động xây dựng mới ở bên trên.

Bài báo cho rằng, dư luận quốc tế đặc biệt quan âm đến công trình lấn biển do Trung Quốc triển khai ở xung quanh đá Chữ Thập (thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam), bởi vì đá ngầm này nằm ở khu vực "giao lộ" một số tuyến đường quan trọng, có ý nghĩa chiến lược quan trọng.

Một số cố vấn của Lầu Năm Góc cho rằng, ít nhất hiện nay, Trung Quốc còn không có khả năng lớn xây dựng hạ tầng quân sự quan trọng trên đảo mới xây.

Nhưng, những nhà phân tích này cho rằng, kế hoạch xây dựng cảng biển cỡ nhỏ hoặc đường băng sử dụng cho máy bay hạng nhẹ có thể là một phần của kế hoạch lâu dài của Trung Quốc - đó là họ muốn lập ra cái gọi là "Khu nhận biết phòng không" (Vùng nhận diện phòng không).
      
Phó Thường dân
Phó Thường dân Webmaster

Cấp bậc: Webmaster

Giới tính : Nam

Bài viết : 1706

Danh vọng : 2233

Uy tín : 144

Nhận dạng một số chiến lược, chiến thuật của Trung Quốc hòng độc chiếm biển Đông - Page 2 Tin-tu11
"Chiến lược đánh tráo nhận thức" của Trung Quốc trên biển Đông là thông qua việc huy động các giàn khoan, xây dựng đảo nhân tạo, xuất bản bản đồ,... và công tác tuyên truyền không những dần thay đổi số liệu về diện tích đất liền và biển, đảo mà còn làm chuyển biến nhận thức đối với các yêu sách chủ quyền lãnh thổ khác nhau. Việc hành động như thể có chủ quyền đối với khu vực nào đó là một chặng đường dài nhằm lái câu chuyện theo quan điểm có lợi cho Trung Quốc. Thông qua hạ đặt một giàn khoan trong vùng đặc quyền kinh tế của nước khác để củng cố cho các yêu sách chủ quyền, ban hành các quy định đối với hoạt động đánh bắt cá và giờ đây là sử dụng bản đồ, cải tạo địa hình,... Trung Quốc đã phơi bày chiến lược của mình tại biển Đông. Đó là không chỉ nói suông mà phải hành động. Họ cho rằng “chiếm hữu là 9/10 của luật pháp” (nghĩa là nếu Trung Quốc kiểm soát được những khu vực mà nước này tuyên bố chủ quyền, sẽ rất khó để các nước khác có thể giành lại cho dù có quyền pháp lý làm như vậy). Đối với Trung Quốc, việc thẳng tay chiếm hữu có thể châm ngòi chiến tranh. Vì vậy, giành ưu thế trên những mặt trận ít có nguy cơ gây ra xung đột hơn như giàn khoan, mở rộng đảo, bãi đá, in bản đồ, sử dụng phương tiện phi quân sự và ban hành các quy định, giúp Trung Quốc tiến từng bước đến việc chiếm hữu ở một mặt trận có thể nói là quan trọng bậc nhất, đó chính là nhận thức.
      
Puzzle
Puzzle Tích cực

Cấp bậc: Tích cực

Giới tính : Nam

Bài viết : 455

Danh vọng : 748

Uy tín : 83

Báo chí Mỹ bình luận: Trung Quốc có ý đồ xây "Vạn Lý Trường Thành" trên biển Đông

Nhận dạng một số chiến lược, chiến thuật của Trung Quốc hòng độc chiếm biển Đông - Page 2 Gac-ma10
ANTĐ - Việc Trung Quốc tiến hành cải tạo đất và xây đảo nổi trái phép ở bãi đá ngầm Gạc Ma thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam là bước đi hết sức thô bạo trên Biển Đông. Hành động này ngày càng lộ rõ mưu độc của Trung Quốc ở Biển Đông và gây phản ứng mạnh mẽ trong dư luận quốc tế. Báo chí Mỹ đã bình luận hành động này của Trung Quốc là xây “Vạn lý trường thành” trên Biển Đông…

Âm mưu muốn “hóa tốt thành xe”


Nhiều nước trên thế giới đã chỉ rõ, bằng việc đắp đất phong nền, biến đá thành đảo tại Gạc Ma (nằm trong quần đảo Trường Sa của Việt Nam), đang vẽ lại bản đồ Biển Đông từng giờ chính là Trung Quốc. Bởi chỉ trong vòng chưa đầy 10 tháng, Bắc Kinh đã thay đổi hiện trạng xung quanh các bãi đá ngầm kể trên.

Mặc dù, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc bà Hoa Xuân Oánh trả lời phóng viên nước ngoài rằng “việc bồi đất đảo chủ yếu với mục đích cải thiện điều kiện làm việc và sinh sống của người dân đồn trú trên các hòn đảo này”. Tuy nhiên, phương tiện truyền thông trong nước, điển hình là Tân Hoa Xã trong một bài viết lại cho rằng: “Trung Quốc xây dựng mở rộng Gạc Ma nhằm thay đổi thế yếu của quân đội Trung Quốc”. Nếu đó là tuyên bố của giới cầm quyền Trung Quốc thì theo các chuyên gia quốc tế đây là một nước đi hết sức nguy hiểm và thâm độc. Bài báo này còn nêu rõ việc mở rộng

Gạc Ma là bước đệm để máy bay chiến đấu của họ có thể xâm nhập toàn bộ khu vực Trường Sa. Một khi hình thành được cứ điểm quân sự ở đây, Trung Quốc không chỉ có thể khống chế quần đảo Trường Sa mà còn tạo thành bàn đạp “quản” cả Biển Đông; rồi dần dà trở thành “cái gai rất chướng” đối với các hoạt động kết nối giữa lục địa và biển của Việt Nam.

Mối lo ngại này không phải không có lý do, bởi chính tờ Hoàn Cầu thời báo cũng thông tin Gạc Ma cách TP.HCM 830km, cách Manila 890km, cách eo biển Malacca khoảng 1.500km. Như thế với đường băng 2km trên Gạc Ma, các loại máy bay Su-30, J-10, J-11 của Trung Quốc có khả năng tác chiến đến tận Malacca.

Thông tấn xã Đài Loan trích dẫn nhận định của cựu Thứ trưởng Quốc phòng Đài Loan Lâm Trung Bân rằng 6 bãi đá ở Trường Sa (gồm: Gạc Ma, Chữ Thập, Châu Viên, Gaven, Tư Nghĩa và Én Đất) đang bị Trung Quốc đảo hóa nằm trong chiến lược muốn “hóa tốt thành xe”, với âm mưu tăng cường khả năng khống chế và kiểm soát toàn bộ Biển Đông. Ông Lâm Trung Bân cũng cho rằng việc đảo hóa 6 bãi đá này giúp Trung Quốc tạo nên được gần “10 điểm cao chiến lược” ở Biển Đông.

Reuters dẫn lời chuyên gia Bonnie Glaser, cố vấn cấp cao các vấn đề châu Á thuộc Trung tâm Nghiên cứu chiến lược và quốc tế (CSIS) cho rằng, mục tiêu đầu tiên của Trung Quốc là “tạo thực tế mới trên Biển Đông”. Chuyên gia Glaser cho rằng việc Trung Quốc cải tạo đất để xây đảo nổi ở Gạc Ma thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam rõ ràng để đưa công dân Trung Quốc tới đây định cư.

Khi có các hoạt động kinh tế, Bắc Kinh sẽ viện “thực tế mới” này để khẳng định chủ quyền bất hợp pháp và quản lý khu vực “đặc quyền kinh tế” 200 hải lý tính từ đảo nổi mới dựng ra. Qua đó, Trung Quốc sẽ có thêm cơ sở hiện thực hóa bản đồ “đường lưỡi bò” vô lý, hoàn toàn trái ngược với luật pháp quốc tế.

Mục tiêu thứ hai của Bắc Kinh, theo chuyên gia Glaser, là xây dựng trên bãi đá Gạc Ma các cơ sở quân sự như đường băng máy bay, lắp đặt hệ thống rađa để thu thập thông tin tình báo...

Trên thực tế, trước đó Tạp chí Quốc phòng Canada - Kanwa Defense Review từng cảnh báo cơ sở quân sự của Trung Quốc trên đá Gạc Ma sẽ có chức năng theo dõi các hoạt động của hải quân Mỹ và các nước khu vực. Kanwa cho biết có khả năng Trung Quốc đang xây đường băng dài 2.000m trên đảo mới để lập căn cứ triển khai các máy bay quân sự. Khi đó, Bắc Kinh sẽ đủ sức tổ chức thực hiện các chiến dịch trên không ở toàn eo biển Malacca, phục vụ chiến lược kiểm soát Biển Đông và thôn tính đảo Đài Loan, điều mà trước đây quốc gia này không thể làm được. Kanwa đánh giá đây là mối đe dọa trực tiếp tới Mỹ, Việt Nam và Đài Loan. Đảo mới trên đá Gạc Ma và đường băng quân sự cũng sẽ giúp Trung Quốc hiện thực hóa ý đồ lập vùng nhận dạng phòng không (ADIZ) trên Biển Đông.

Đồng quan điểm này, theo tờ Want China Times của Đài Loan sau khi Trung Quốc hoàn tất việc xây dựng đảo Gạc Ma ở Trường Sa và thành phố Tam Sa trên đảo Vĩnh Hưng mà Việt Nam gọi là Phú Lâm thuộc Hoàng Sa của Việt Nam, thì Bắc Kinh có thể lắp đặt hệ thống radar tầm xa, sóng vô tuyến và các thiết bị giám sát trên không và trên biển. Như thế các quốc gia trong khu vực Đông Nam Á đến tận Singapore sẽ nằm trong tầm kiểm soát của radar Trung Quốc. Tàu bè qua eo biển Malacca cũng sẽ bị radar Trung Quốc theo dõi.

Trên tạp chí Mỹ National Interest, chuyên gia Raul Pedrozo, cựu luật sư thuộc Bộ chỉ huy Thái Bình Dương của Mỹ, cũng cảnh báo việc Trung Quốc xây đảo nổi trên bãi Gạc Ma là nằm trong ý đồ xây một “Vạn Lý Trường Thành” trên Biển Đông nhằm chiếm đoạt hoàn toàn vùng biển này. Ông cũng khẳng định, Trung Quốc đã biện minh cho tất cả các hành động này bằng tuyên bố họ có cái gọi là “chủ quyền không thể tranh cãi” đối với các đảo ở Biển Đông và vùng biển liền kề, cũng như quyền chủ quyền, quyền tài phán trên các vùng biển và đáy biển có liên quan. Tuy nhiên, nghiên cứu kỹ lịch sử khu vực và luật pháp quốc tế cho thấy Trung Quốc không có bất cứ cơ sở gì để đòi chủ quyền quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.

Tựu trung, chiến lược “Biển Xanh” mà Trung Quốc đặt nhiệm vụ cho lực lượng hải quân bao gồm 5 bước. Thứ nhất, bảo đảm các con đường tiếp cận trên biển tới Đài Loan. Thứ hai, tiến hành các chiến dịch ở phía Tây Thái Bình Dương. Thứ ba, bảo vệ các tuyến giao thông đường biển của Trung Quốc. Thứ tư, chặn các tuyến giao thông đường biển của của các nước khác. Thứ năm, duy trì sức mạnh trên thế giới, sẵn sàng tấn công đối phương.

Xâm lược kiểu mới đặc biệt nghiêm trọng và thâm độc

Các hoạt động trên Gạc Ma và các bãi cạn khác thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam cho thấy tất cả đều có sự liên kết với nhau, là sự bố trí, sắp xếp được tính toán bài bản của một chiến dịch xâm lược kiểu mới của Trung Quốc. Về bản chất vụ Trung Quốc biến Gạc Ma và một số đảo chìm khác ở quần đảo Trường Sa của Việt Nam thành đảo nổi nhân tạo là nghiêm trọng và nguy hiểm hơn rất nhiều so vụ hạ đặt trái phép giàn khoan Hải Dương 981, bởi đây là sự xâm phạm chủ quyền lãnh thổ quốc gia trên quần đảo Trường Sa chứ không còn là xâm phạm vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam.

Ngày 9-9, hãng BBC từng đăng phóng sự về hoạt động xây dựng phi pháp của Trung Quốc ở Biển Đông của tác giả Rupert Wingfield Hayes. Trong chuyến đi thực địa của mình, Wingfield-Hayes đã đến thăm 2 bãi cạn nhưng bây giờ đã được cải tạo thành đảo. Wingfield-Hayes đã miêu tả đảo Gạc Ma thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam như sau: “Hàng triệu tấn đất đá được nạo vét từ đáy biển, sau đó đổ vào các bãi cạn để tạo đảo”. Không những vậy, “dọc theo đường bờ biển mới, tôi chứng kiến các đội công nhân đang xây dựng một bức tường chắn sóng. Ở đây có các xe tải bơm xi măng, những cần trục, đường ống thép lớn...”.

Bình luận của chuyên trang quân sự tờ QQ News cho thấy, dù với mục đích xây dựng căn cứ không quân như phân tích của giới quan sát và truyền thông quốc tế, hay căn cứ hải quân - hải cảnh như tờ báo Trung Quốc này thì rốt cuộc vẫn chỉ nhằm khống chế Trường Sa, hiện thực hóa “đường lưỡi bò” phi pháp tiến tới độc chiếm Biển Đông thành ao nhà.

Bãi đá Gạc Ma là một rạn san hô thuộc cụm Sinh Tồn thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam. Đây là một rạn đá màu nâu, được bao quanh bởi vành đai san hô trắng. Chỉ có vài hòn đá nổi lên trên mặt biển, còn đa phần bãi đá Gạc Ma chìm dưới nước. Bãi đá này này nằm cách bãi đá Cô Lin hơn 3 km về phía Đông Nam và đánh dấu đầu mút phía Tây Nam của cụm Sinh Tồn.

Năm 1988, sau trận Hải chiến Trường Sa, Trung Quốc đánh chiếm 6 rạn san hô và đảo san hô trong bãi đá Gạc Ma thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam. Tuy nhiên, Việt Nam vẫn kiểm soát 29 hòn đảo trong quần đảo này.


Chuẩn đô đốc PGS-TS Lê Kế Lâm, Nguyên Giám đốc Học viện Hải quân Việt Nam: Trung Quốc đang muốn uy hiếp các nước khác

Nhận dạng một số chiến lược, chiến thuật của Trung Quốc hòng độc chiếm biển Đông - Page 2 Le-ke-10

Tháng 3-1988, Trung Quốc dùng lực lượng vũ trang chiếm 5 bãi đá ngầm trong quần đảo Trường Sa của Việt Nam, trong đó có 3 đảo quan trọng là Chữ Thập, Gạc Ma và Châu Viên ở trung tâm quần đảo Trường Sa. Việc làm này của Trung Quốc nằm trong ý đồ muốn chiếm hoàn toàn biển Đông để lấy đường đi ra Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương bằng hình thức vũ trang quân sự. Mặc dù quyền hàng hải trên Biển Đông đối với tất cả các nước là đều ngang nhau, nhưng Trung Quốc không muốn như thế, họ muốn có quyền đặc biệt của họ là khống chế, quản lý và chiếm hoàn toàn biển Đông.

Hiện nay, Trung Quốc đẩy mạnh việc xây đảo như Gạc Ma, Châu Viên, Chữ Thập, biến thành căn cứ quân sự với ý đồ lâu dài là để đưa không quân của Hải quân và các tàu chiến, nối dài bàn tay của Trung Quốc về phía Nam. Không phải chỉ ở Hải Nam nữa và không phải Phú Lâm (Hoàng Sa) mà Trung Quốc chiếm của Việt Nam từ năm 1956 và 1974 nữa mà họ nối dài từ Phú Lâm xuống gần 1000 km. Như vậy rõ ràng khi Trung Quốc xây dựng được Gạc Ma rồi, các máy bay cường kích của họ có thể hoạt động được xuống Singapore, toàn bộ vùng biển Đông có cả Indonesia và Malaysia đều nằm trong tầm khống chế của Trung Quốc. Khi có được điều này rồi thì cán cân lực lượng ở Biển Đông thay đổi và họ sẽ đứng trên thế mạnh để uy hiếp các nước khác. Đó là ý đồ lâu dài. Tuy nhiên, việc Trung Quốc xây các căn cứ quân sự ở trên các bãi đá ngầm mặc dù đầy tham vọng nhưng cũng rất mạo hiểm. Họ muốn biến những bãi đá ngầm này thành những hàng không mẫu hạm không chìm, nhưng đó là những hàng không mẫu hạm không thể di chuyển. Trong trường hợp xảy ra chiến tranh, thì những cơ sở này sẽ bị tiêu diệt đầu tiên.
      
Souvenir
Souvenir Ưu tú

Cấp bậc: Ưu tú

Bài viết : 556

Danh vọng : 646

Uy tín : 42

Nhận dạng một số chiến lược, chiến thuật của Trung Quốc hòng độc chiếm biển Đông - Page 2 Mischief-173600_copy1
Trung Quốc đang có kế hoạch biến một tàu chở dầu 200.000 tấn thành một tàu cá cỡ lớn để triển khai tới bãi Vành Khăn, thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam - Nguồn: China Daily Mail
      
Souvenir
Souvenir Ưu tú

Cấp bậc: Ưu tú

Bài viết : 556

Danh vọng : 646

Uy tín : 42

Nhận dạng một số chiến lược, chiến thuật của Trung Quốc hòng độc chiếm biển Đông - Page 2 Captur11
Trong bài phát biểu tại kỳ họp thường niên của Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc ngày 29/9/2014, Ngoại trưởng Philippines Albert Del Rosario ám chỉ Trung Quốc chính là quốc gia đang có những hành động "nguy hiểm" và "liều lĩnh" ở biển Đông - Nguồn: Inquirer
      
Souvenir
Souvenir Ưu tú

Cấp bậc: Ưu tú

Bài viết : 556

Danh vọng : 646

Uy tín : 42

Nhận dạng một số chiến lược, chiến thuật của Trung Quốc hòng độc chiếm biển Đông - Page 2 542a5510Nhận dạng một số chiến lược, chiến thuật của Trung Quốc hòng độc chiếm biển Đông - Page 2 Disput10
Trung Quốc mở dịch vụ “du lịch yêu nước” trên quần đảo Hoàng Sa để khẳng định chủ quyền tự tuyên bố ở biển Đông - Nguồn: Phil Star
      
Souvenir
Souvenir Ưu tú

Cấp bậc: Ưu tú

Bài viết : 556

Danh vọng : 646

Uy tín : 42

Nhận dạng một số chiến lược, chiến thuật của Trung Quốc hòng độc chiếm biển Đông - Page 2 8gsvza10
Tại buổi tiếp xúc cử tri quận Ba Đình, Tây Hồ, Hà Nội sáng ngày 06/10/2014, Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng nói: “Trong giải quyết căng thẳng trên biển Đông thời gian qua, chúng ta đã giành được thắng lợi. Chúng ta có cơ sở để đấu tranh, về mặt luật pháp, về mặt thực lực, kết hợp nhiều biện pháp chúng ta đã đạt kết quả khi Trung Quốc rút giàn khoan, tình hình tạm thời hòa dịu.” - Nguồn: TTO
      
Cựu học viên
Cựu học viên Xuất sắc

Cấp bậc: Xuất sắc

Giới tính : Nam

Bài viết : 1328

Danh vọng : 2216

Uy tín : 54

Trung Quốc hoàn tất đường băng quân sự trái phép ở Hoàng Sa

Nhận dạng một số chiến lược, chiến thuật của Trung Quốc hòng độc chiếm biển Đông - Page 2 Daophu10
TNO - Trung Quốc đã ngang ngược xây dựng hoàn tất đường băng dùng cho máy bay quân sự trên đảo Phú Lâm thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam

Tân Hoa xã ngày 8.10 đưa tin đường băng quân sự trên đảo Phú Lâm đã được xây dựng hoàn tất. Theo AFP, xây dựng đường băng quân sự trên đảo Phú Lâm là hành động nhằm củng cố những tuyên bố chủ quyền phi pháp của Trung Quốc nhằm nuốt trọn biển Đông.

Động thái này diễn ra hai năm sau khi Bắc Kinh ngang ngược tuyên bố thành lập cái gọi là 'thành phố Tam Sa' trên đảo Phú Lâm.

Tân Hoa xã chỉ cho biết đường băng này dài 2.000 m và được dùng cho mục đích quân sự. Sau khi hoàn tất đường băng quân sự trái phép, Tân Hoa xã cho biết Trung Quốc có thể điều động các máy bay quân sự đến Hoàng Sa.

Truyền thông nhà nước Trung Quốc hồi tháng 6.2014 còn đưa tin Bắc Kinh đã xây dựng một trường học cho 40 trẻ em có cha mẹ làm việc trên đảo Phú Lâm. Không chỉ riêng ở Hoàng Sa, Trung Quốc còn mưu đồ xây dựng các đảo nhân tạo và căn cứ quân sự ở quần đảo Trường Sa của Việt Nam.

Kể từ tháng 2.2014, Trung Quốc đã tiến hành các hoạt động xây dựng phi pháp nhằm biến 6 bãi đá ở Trường Sa thành các đảo nhân tạo.

Một quan chức an ninh cấp cao Philippines cho biết Trung Quốc sẽ tuyên bố thiết lập một vùng nhận dạng phòng không (ADIZ) mới trên biển Đông sau khi hoàn tất dự án xây dựng căn cứ quân sự trên 4 bãi đá Châu Viên, Ken Nan, Ga Ven, và Gạc Ma ở Trường Sa.

Theo vị quan chức này, Bắc Kinh đang đẩy mạnh các hoạt động xây dựng trái phép ở Trường Sa để có thể triển khai những chiến đấu cơ và các hạm đội tàu chiến để thiết lập ADIZ trên biển Đông.
      
Phó Thường dân
Phó Thường dân Webmaster

Cấp bậc: Webmaster

Giới tính : Nam

Bài viết : 1706

Danh vọng : 2233

Uy tín : 144

Nhận dạng một số chiến lược, chiến thuật của Trung Quốc hòng độc chiếm biển Đông - Page 2 Ando210
"Chiến lược Chuỗi Ngọc Trai" là mạng lưới cảng biển với “công năng kép” thương mại và quân sự do Trung Quốc đầu tư thiết lập nằm rải rác như những hạt ngọc trai. Đảo Hải Nam được xem là một đầu của Chuỗi ngọc trai với các căn cứ hải quân sẵn có, đủ khả năng đáp ứng cả việc đồn trú tàu ngầm hạt nhân tấn công. Từ Hải Nam, thông qua tuyến hàng hải xuyên qua biển Đông và eo biển Malacca, các viên ngọc khác đã và sẽ góp mặt để hình thành một xâu chuỗi phục vụ cho lợi ích của Bắc Kinh. Tại cảng Gwadar của Pakistan, Bắc Kinh đã thiết lập các chốt “nghe trộm” và theo dõi tàu bè đi qua eo biển Hormuz và biển Ả Rập. Cảng container Chittagong của Bangladesh cũng được Trung Quốc đưa vào “chuỗi ngọc” của mình. Trung Quốc cũng đang hợp tác phát triển cảng Hambantota của Sri Lanka. Về lâu dài, cùng với một số cảng biển mà Trung Quốc đang ra sức phát triển ở châu Phi, Bắc Kinh sẽ thiết lập một “vòng vây” bao quanh “kỳ phùng địch thủ” Ấn Độ.

Ấn Độ cho rằng "Chiến lược Chuỗi Ngọc Trai" của Trung Quốc có thể được đối phó bằng việc thành lập một “chuỗi trường kiếm” với những nước có cùng suy nghĩ ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương. Trên thực tế, Ấn Độ đã âm thầm thực hiện chiến lược này khi sớm nhận ra “mối đe dọa Trung Quốc”. Cùng với việc củng cố sức mạnh hải quân bằng việc đầu tư trang bị vũ khí và trang thiết bị hiện đại, Hải quân Ấn Độ gần đây đã tăng cường “xâm nhập” châu Á - Thái Bình Dương bằng những chuyến thăm hữu nghị và tập trận chung với các nước trong khu vực. Đây là một phần trong chính sách “Hướng sang phía đông” với mục tiêu đảm bảo an ninh, ổn định tại khu vực cũng như để kiềm chế Trung Quốc.
      
Phó Thường dân
Phó Thường dân Webmaster

Cấp bậc: Webmaster

Giới tính : Nam

Bài viết : 1706

Danh vọng : 2233

Uy tín : 144

Nhận dạng một số chiến lược, chiến thuật của Trung Quốc hòng độc chiếm biển Đông - Page 2 Giet-g10
"Chiến lược giết gà dọa khỉ" được coi như là kế sách “đối ngoại” của Trung Quốc đối với các nước trong khu vực, đặc biệt hữu dụng trong các trường hợp căng thẳng do tranh chấp chủ quyền thời gian gần đây. Từ Mỹ, EU, Philippines đến Nhật Bản hay Việt Nam, tất cả các đối tác thương mại đều từng gánh hậu quả đòn trừng phạt kinh tế khi chẳng may động chạm đến quyền lợi của Trung Quốc. Không chỉ áp dụng chiêu thức này trên lĩnh vực kinh tế, Trung Quốc còn tích cực thực hiện trên lĩnh vực quân sự, quốc phòng, ngoại giao,... Nhân những tranh chấp chủ quyền căng thẳng trong khu vực Đông Bắc Á cũng như trên biển Đông, các nhà lãnh đạo quân sự của nước này “mạnh miệng” cho rằng Trung Quốc đã sẵn sàng “phủ đầu” với bất kỳ quốc gia nào.  

Đối thủ chính của Trung Quốc trên Biển Đông là Việt Nam và Philippines. Có nhiều khả năng Bắc Kinh sẽ lựa chọn 1 trong 2 nước này để tực hiện "kế sách giết gà dọa khỉ". Trung Quốc sẽ bắt nạt, làm bẽ mặt 1 trong 2 nước để làm "bài học" đe dọa nước còn lại rằng "chống cự Bắc Kinh là vô ích và Mỹ không thể giúp gì cho bạn". Tuy nhiên, Việt Nam là nước duy nhất trong khu vực không có một thỏa thuận quốc phòng với một nước lớn khác nên dễ trở thành một "mục tiêu hấp dẫn" đối với Trung Nam Hải.

Việc Trung Quốc sử dụng vũ lực hay không, một phần cũng sẽ do các nước có thái độ nhân nhượng quá đáng hay không và các nước lớn có thực hiện đúng tư thế của những nước có lợi ích quốc gia về hàng hải hay không.
      
Cựu học viên
Cựu học viên Xuất sắc

Cấp bậc: Xuất sắc

Giới tính : Nam

Bài viết : 1328

Danh vọng : 2216

Uy tín : 54

Trung Quốc đang mở rộng gấp đôi diện tích đảo ở Trường Sa

Nhận dạng một số chiến lược, chiến thuật của Trung Quốc hòng độc chiếm biển Đông - Page 2 Vinh-t10
Hình ảnh đảo Đá Chữ Thập chụp từ vệ tinh
VTC - Trang tin Người quan sát của Trung Quốc loan báo nước này đang gấp rút mở rộng diện tích đảo Đã Chữ Thập thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam (bị Trung Quốc chiếm đóng trái phép từ năm 1988 đến nay).

Trang tin Người quan sát của Trung Quốc hôm 20/10 nói từ cuối năm 2013, Trung Quốc đã không ngừng 'cải tạo, bồi đắp các bãi đá ngầm' thành đảo nhân tạo.

Trong đó, có việc không ngừng mở rộng diện tích đảo Đá Chữ Thập (Trung Quốc gọi là đảo Vĩnh Thử) thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam.

Loạt ảnh chụp từ vệ tinh đăng trên trang web DigitalGlobe hôm 16/10 cho thấy diện tích đảo Đá Chữ Thập đã lớn hơn rất nhiều so với thời điểm cuối tháng 9 vừa qua với tổng diện tích hiện tại là 0,9km2.

Theo tờ Người quan sát, phân tích hình ảnh chụp từ vệ tinh cho thấy đảo Đá Chữ Thập không chỉ trở thành một trong những đảo thuộc quần đảo Trường Sa do Trung Quốc chiếm giữ mà còn cho thấy đảo Đá Chữ Thập đã trở thành đảo lớn nhất quần đảo Trường Sa, có diện tích vượt qua đảo Ba Bình do Đài Loan chiếm giữ.

Diện tích đảo Đá Chữ Thập sắp tới được cho là có thể sẽ tiếp tục được mở rộng thêm 2 lần nữa. Từ đó, sức mạnh chính trị, quân sự của Trung Quốc cũng sẽ mạnh hơn, đời sống sản xuất ở cái gọi là thành phố Tam Sa cũng được cải thiện đáng kể, theo tường thuật trên Người quan sát.

Theo tờ Người quan sát, Trung Quốc đã bắt đầu xây dựng các công trình ở đảo Đá Chữ Thập từ tháng 6/2014. Sau đó, cư dân mạng Trung Quốc thông qua DigitalGlobe để lưu lại những bức ảnh về tiến độ thi công trên đảo này.

Phía Đông Bắc của đảo Đá Chữ Thập được cho là điểm thi công đầu tiên trong dự án cải tạo đảo này. Loạt ảnh đảo Đá Chữ Thập chụp hôm 16/10 khác với những bức ảnh được chụp hôm 25/9, nó cho thấy tốc độ thi công diễn ra chóng vánh , chỉ trong 20 ngày, diện tích của đảo Đá Chữ Thập đã tăng lên đáng kể là 3 lần.

Căn cứ vào những bức ảnh vệ tinh do DigitalGlobe cung cấp, diện tích của đảo Đá Chữ Thập hiện tại là 0,96 km2, vượt qua diện tích đảo Ba Bình do Đài Loan kiểm soát.

Giới quan sát nhận định, Trung Quốc gấp rút xây dựng công trình nhân tạo trên đảo này từ năm 2014 gồm đường băng, sân bay và nhiều đường lớn, và dự đoán diện tích đảo Đá Chữ Thập sẽ còn mở rộng khoảng 2 lần nữa cho tới khi hoàn tất công trình.

Nhận dạng một số chiến lược, chiến thuật của Trung Quốc hòng độc chiếm biển Đông - Page 2 Vinh-t11
Ảnh chụp đảo Đá Chữ Thập thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam do DigitalGlobe cung cấp hôm 16/10

Theo đánh giá của giới quan sát, Trung Quốc xây dựng mở rộng các công trình trên đảo Đá Chữ Thập để thuận lợi cho việc cải thiện đời sống của người dân ở cái gọi là thành phố Tam Sa cũng như hiện đại hóa sức mạnh chính trị, quân sự và kinh tế của nước này.

Trước đó, hôm 19/10, tờ Want China Times của Đài Loan nói Trung Quốc quyết định xây dựng một sân bay mới trên Đá Chữ Thập, thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam.

Thông tin trên được Want China Times dần nguồn tạp chí nhà nước China Newsweek của Trung Quốc, theo đó việc xây dựng trên Đá Chữ Thập sẽ tạo ra một căn cứ cho hải quân và không quân của nước này.

Tờ báo Đài Loan nói Bộ Ngoại giao Trung Quốc ngang nhiên tuyên bố nước này có quyền thực hiện các hoạt động trên những vùng mà họ tuyên bố lãnh thổ, đồng thời quân đội Trung Quốc cho rằng các nước láng giềng 'không có quyền bình luận về các hoạt động xây dựng'.

Theo Want China Times, hiện nay có 4 đường băng trên quần đảo Trường Sa bao gồm Đảo Ba Binh do Đài Loan chiếm giữ của Việt Nam, ngoài ra là đường băng trên đảo Trường Sa lớn của Việt Nam, trên Đá Hoa Lau do Malaysia chiếm giữ và trên Đảo Thị Tứ do Philippines chiếm giữ.

Truyền thông Trung Quốc loan báo nước này đang xây dựng các công trình nhân tạo ở 6 điểm đảo chiếm đóng trái phép ở Trường Sa.

Trang tin nhà nước Trung Quốc China.com cũng thừa nhận việc xây dựng sân bay trái phép ở đảo Đá Chữ Thập.

Việt Nam đã nhiều lần khẳng định chủ quyền không tranh cãi của Việt Nam đối với hai quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa.

Vì vậy, mọi hoạt động của các bên tại các khu vực này mà không được sự cho phép của Việt Nam đều là bất hợp pháp và vô giá trị.
      
Cựu học viên
Cựu học viên Xuất sắc

Cấp bậc: Xuất sắc

Giới tính : Nam

Bài viết : 1328

Danh vọng : 2216

Uy tín : 54

Trung Quốc rải hàng loạt phao tại tây Thái Bình Dương

Nhận dạng một số chiến lược, chiến thuật của Trung Quốc hòng độc chiếm biển Đông - Page 2 0023ae10
Ảnh tàu Khoa Học, tàu nghiên cứu biển hiện đại nhất Trung Quốc, đang neo đậu tại cảng Thanh Đảo xuất hiện trang web của Tân Hoa xã - Ảnh chụp màn hình
TNO - Trung Quốc đã rải 17 bộ phao dưới mặt nước tại “các khu vực hàng hải then chốt” ở tây Thái Bình Dương, một động thái có thể làm gia tăng căng thẳng trong khu vực, AFP đưa tin ngày 22.10.

Tàu nghiên cứu mang tên Khoa Học của Trung Quốc đã rải số phao kể trên và đây là “lần đầu tiên Trung Quốc rải phao với quy mô lớn như vậy”, Tân Hoa xã cho biết.

“Các phao này sẽ cung cấp số liệu thống kê khoa học quan trọng về hải lưu và nhiệt độ nước biển”, Tân Hoa Xã dẫn lời ông Hu Dunxin, một học giả thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Trung Quốc, cho hay.

Tàu Khoa Học dự kiến sẽ quay về Trung Quốc vào tháng 11 tới để “tiến hành một dự án nghiên cứu môi trường biển sâu".

AFP bình luận Bắc Kinh thường xuyên có những đụng độ về vấn đề chủ quyền với các nước láng giềng tại biển Đông và biển Hoa Đông, và hiện đang tăng cường mở rộng tầm với của hải quân ở Thái Bình Dương thông qua việc mở rộng các đội tàu.

Trung Quốc cũng đã ngang ngược khẳng định chủ quyền gần như toàn bộ biển Đông và liên tục có những hành động hung hăng với các nước lân cận, theo AFP.
      
Puzzle
Puzzle Tích cực

Cấp bậc: Tích cực

Giới tính : Nam

Bài viết : 455

Danh vọng : 748

Uy tín : 83

Trung Quốc đang 'tránh vỏ dưa gặp vỏ dừa'?

Nhận dạng một số chiến lược, chiến thuật của Trung Quốc hòng độc chiếm biển Đông - Page 2 Clip_i38Căn cứ Gạc Ma: Trung Quốc đang “sắp trứng vào giỏ”
Trường Sa Việt Nam ở trước cửa nhà Việt Nam nhưng cách xa căn cứ Trung Quốc hàng ngàn km, cho nên lợi thế thuộc về Việt Nam.

Thời gian gần đây, quan hệ Việt Nam-Trung Quốc qua các chuyến thăm viếng lẫn nhau đã khiến cho có vẻ như tình hình tranh chấp trên Biển Đông dịu lại sau một thời gian nóng, căng thẳng. Tuy nhiên, việc Trung Quốc đang ngang ngược, bất chấp, xây dựng các công trình quân sự trái phép trên các đảo mà Trung Quốc chiếm được thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam đã chứng tỏ, bất luận thế nào, thì mưu đồ đánh chiếm Trường Sa, khống chế Biển Đông là không bao giờ thay đổi.

Hải quân Trung Quốc (PLAN) nếu như tác chiến tầm gần là cực mạnh. Họ có thể thắng hải quân Mỹ trong khu vực biển Hoa Đông, Đài Loan khi mà ở đó, PLAN hoàn toàn có thể lựa chọn sự kết hợp tối ưu nhất 2 yếu tố chiến thuật và công nghệ. Nhưng, tác chiến tầm xa như tại khu vực Trường Sa chẳng hạn, vẫn có thể thành công với tư tưởng tác chiến: “Nếu chiến thuật không thể thì công nghệ có thể”, tuy nhiên, khi chiến thuật đã không thể và công nghệ cũng không thể thì…chỉ có những lũ diều hâu thiếu hiểu biết, lũ quá khích vô tích sự mới hô hào tấn công…

Việt Nam cũng đã từng với tư tưởng tác chiến: “Nếu công nghệ không thể thì chiến thuật có thể” đã, mặc dù không có tàu chiến, không quân, tên lửa tầm xa…(công nghệ), vẫn dùng chiến thuật (lối đánh đặc công) nhấn chìm bao nhiếu tàu chiến Mỹ và thậm chí cả B-52 tại căn cứ Utapao (Thailand). Nhưng, tư tưởng tác chiến đó chỉ thành công trong một khu vực tác chiến hạn chế, lối đánh đặc công là không thể đối với Mỹ tại Hawai…

Trường Sa Việt Nam ở trước cửa nhà Việt Nam nhưng cách xa căn cứ Trung Quốc hàng ngàn km, cho nên lợi thế thuộc về Việt Nam.

Về chiến thuật, Trung Quốc không thể. Về công nghệ? Bất kỳ một chiến dịch quân sự nào thì kế hoạch bảo đảm hậu cần, kỹ thuật, cho chiến dịch phải đứng hàng đầu. Nếu kế hoạch bảo đảm hậu cần, kỹ thuật này không có tính khả thi, thì chiến dịch không thể thực hiện. Nói cách khác, nếu lực lượng bảo đảm không triển khai được hoặc bị đối phương tiêu diệt, khống chế thì chiến dịch bị thảm bại là không tránh khỏi. Trong khi đó, bảo đảm hậu cần, kỹ thuật cho các lực lượng tác chiến khu vực Trường Sa, ở thời điểm hiện tại, là một bài toán không thể giải của các nhà quân sự Trung Quốc.

Trung Quốc đang cố 'tránh vỏ dưa'…

Rõ ràng là, khi công nghệ có thể thì sẽ có rất nhiều sự lựa chọn chiến thuật. Việc Trung Quốc đang xây dựng các căn cứ quân sự bảo đảm hậu cần, kỹ thuật trên các đảo thuộc quần đảo Trường Sa, đã khắc phục, che đậy, những “tử huyệt” của mình khi tác chiến trên Biển Đông.

Trước hết là khắc phục khoảng cách về địa lý, tạo ra được vị trí xuất phát gần nhất có thể, mở ra nhiều lối đánh, gây bất ngờ vào các đảo gần kề. Lực lượng không quân của Trung Quốc có cơ hội tác chiến trên vùng trời khu vực Trường Sa. Đây là lực lượng tác chiến nguy hiểm nhất.

Đó là lý do mà Trung Quốc đổ bao công sức, tiền của để xây dựng. Gạc Ma, bãi Chữ Thập…đang hình thành và sẽ trở thành những sân bay, bến cảng, những kho xăng dầu lớn… Không những thế Trung Quốc trong tương lại gần còn tạo ra các tàu sân bay, tạo ra những hạm đội tàu sân bay cực mạnh như Mỹ. Điều đó có nghĩa, Trung Quốc đã và đang cố tránh “vỏ dưa” trên con đường xâm lăng biển xa (Các vấn đề về chủ quyền không bàn ở đây)

Tuy nhiên khi xây dựng tại Gạc Ma, Chữ Thập…thành một căn cứ như thế thì một vấn đề thách thức lớn hơn rất nhiều lại xảy ra…

Trung Quốc sẽ 'gặp vỏ dừa'!

Việt Nam đã nói đại thể, không những Trung Quốc mà các nước khác trong đó có Việt Nam cũng đang xây dựng, củng cố các đảo của mình trên quần đảo Trường Sa, có điều, Trung Quốc giàu có thì họ xây dựng lớn, đồ sộ, còn các nước nhỏ, tiềm lực hạn chế thì xây dựng củng cố là chủ yếu…

Điều chúng ta cần hiểu ở đây là, cũng xây dựng trên các đảo, nhưng tính chất, nội dung, chức năng của việc xây dựng và công trình của Trung Quốc và Việt Nam hoàn toàn khác nhau. Với lợi thế địa lý của mình, Việt Nam không cần tốn nhiều công sức tiền của, thời gian để xây xựng các căn cứ quân sự như Trung Quốc.

Nếu Trung Quốc, cậy mạnh, gây xung đột quân sự thì Việt Nam có nhiều cách để tự vệ chính đáng. Trong tất cả các đảo của Việt Nam có vị trí quân sự trên khu vực quần đảo Trường Sa thì dĩ nhiên Việt Nam biết vị trí đảo nào thì củng cố năng lực phòng thủ để xây dựng các công trình phòng thủ kiên cố, những đảo nào có vị trí thuận lợi cho tấn công thì xây dựng, bố trí vũ khí trang bị tấn công đủ khả năng vươn tới những mục tiêu định trước… Việt Nam, đương nhiên không ngồi nhìn.

Có một nghịch lý đã trở thành chân lý là nếu như xây, khó khăn, phức tạp, tốn kém, mất nhiều thời gian… bao nhiêu thì phá, ngược lại bấy nhiêu. Tìm cách phá, đơn giản, dễ hơn nhiều lần tìm cách xây. Trung Quốc như đang “sắp trứng vào giỏ” nếu như mưu đồ của họ trên Biển Đông không từ bỏ.

      
Souvenir
Souvenir Ưu tú

Cấp bậc: Ưu tú

Bài viết : 556

Danh vọng : 646

Uy tín : 42

Nhận dạng một số chiến lược, chiến thuật của Trung Quốc hòng độc chiếm biển Đông - Page 2 Ban_do10Dù khá xa nhưng Natuna vẫn trong tầm với của đường lưỡi bò
Thời gian qua, Indonesia luông tỏ ra mình đứng ngoài các tranh chấp trên biển Đông nhưng thực tế không phải vậy. Quốc gia này thừa hiểu chân lý: "Nếu bạn yếu đuối, Trung Quốc sẽ nuốt sống bạn".

Sau khi hạ cánh xuống Natuna (còn gọi là Natuna Besar), hòn đảo lớn nhất của Indonesia trong tranh chấp ở biển Đông, người nước ngoài phải làm thủ tục rất chặt chẽ cho dù họ vừa thực hiện một chuyến bay nội địa. Việc chụp hình cũng không được cho phép cho đến khi ra bên ngoài sân bay vì đây cũng được coi một căn cứ không quân Indonesia.

Và khi rời đảo, tất cả người nước ngoài lại bị các nhân viên an ninh kiểm tra gắt gao, thời gian lưu trú, hành trình trên đảo phải được khai báo bất kỳ lúc nào. Hòn đảo này dường như rất đề cao cảnh giác như thể nay mai họ sẽ bị tấn công.

Sự cảnh giác của Indonesia không thừa khi gần đây Bắc Kinh ban hành bản đồ với đường lưỡi bò liếm luôn vùng biển xung quanh quần đảo Natuna như là một phần của lãnh thổ của Trung Quốc, bất chấp Natuna cách đảo Hải Nam, cực nam lãnh thổ Trung Quốc đến hàng ngàn cây số.

Trong 2 năm qua, Trung Quốc đã tăng cường tuyên bố chủ quyền lãnh thổ (phi pháp) thông qua đe dọa, tuần tra hải quân, phong tỏa cục bộ, hạ đặt giàn khoan dầu, xua tàu đánh cá và xây dựng cơ sở trên nhiều đảo nhỏ. Điều đó khiến các nước trong khu vực lo ngại cảnh giác và Indonesia cũng không ngoại lệ.

Cho dù những năm gần đây, Indonesia tỏ ra miễn nhiễm với các tranh chấp trên biển với Trung Quốc nhưng Tổng thống mới đắc cử của Indonesia, Joko Widodo có thể ý thức sự xâm lược của Trung Quốc là một trong những vấn đề quan trọng tại nhiệm kỳ của mình.

Ông cũng sẽ thấy rằng căn cứ không quân ở Natuna cũng như "căn cứ hải quân" không đủ khả năng trở thành phòng tuyến an toàn. Căn cứ không quân chẳng qua là hơn 30 tòa nhà nhỏ - nhưng chỉ có 3 nhà chứa máy bay khiêm tốn. Thực tế là không có máy bay quân sự tại đây, trừ phi nó tàng hình.

Nhận dạng một số chiến lược, chiến thuật của Trung Quốc hòng độc chiếm biển Đông - Page 2 Thedip10
Hai trong số ba nhà chứa máy bay của lực lượng không quân ở sân bay Natuna

Cái gọi là “căn cứ hải quân” chỉ là bãi đậu gần đó với hai chục quân nhân tập võ hàng ngày ở đó. Tàu hải quân duy nhất trên đảo là 2 tàu tuần tra nhỏ được trang bị nhẹ và một chiếc xuồng bơm hơi. Chính vì vậy, việc yêu cầu khắt khe với du khách tới Natuna thật ra chỉ là để che giấu điểm yếu chứ không phải là để giữ bí mật quân sự gì cả.

Đến tận tháng 3 năm nay, chính phủ Indonesia lần đầu chịu lên án các tuyên bố đơn phương của Trung Quốc trên hầu hết biển Đông bao gồm một số phần của tỉnh Riau như quần đảo Natuna và các đảo khác thuộc Indonesia.

Đừng nghĩ rằng quần đảo Natuna nằm cách xa Trung Quốc mà Bắc Kinh không để ý. Quần đảo Natuna đã là chủ đề tranh cãi Indonesia - Trung Quốc trước đây. Cho đến những năm 1970, đa số cư dân ở Natuna là người gốc Trung Quốc. Cuộc bạo loạn tại Indonesia trong những năm 1960, đầu những năm 1980, gần nhất vào năm 1998 đã dẫn đến một sự suy giảm của người gốc Trung Quốc trên Natuna từ khoảng 5.000-6.000 đến 1.000 hiện nay.

Năm 1996, Indonesia, cảm thấy rằng Trung Quốc muốn bành trướng chủ quyền lãnh thổ trên các vùng biển gần Natuna nên đã thực hiện các cuộc tập trận lớn chưa từng có ở khu vực biển Natuna với sự tham gia của 20.000 quân. Jakarta muốn chứng tỏ họ đủ khả năng chống chọi bất kỳ nỗ lực nào của Trung Quốc tại vùng biển giàu trữ lượng dầu này. Nhưng sau đó, do khó khăn kinh tế cộng với Trung Quốc tạm lơ vùng biển Natuna thì Indonesia ít chú tâm phòng thủ tại đây.

Tại thời điểm năm 1996, khi Indonesia tổ chức diễn tập quân sự để bảo vệ khu vực Natuna, một chuyên gia của Viện Khoa học Indonesia, Dewi Fortuna Anwar, đã tiên đoán: "Trung Quốc thấy bạn mạnh thì sẽ tôn trọng bạn. Nếu họ thấy bạn yếu đuối, Trung Quốc sẽ nuốt sống bạn". Tại thời điểm này, lời nói của bà Anwar vẫn còn nguyên giá trị tại biển Đông.

Nguồn: Diplomat
      
Souvenir
Souvenir Ưu tú

Cấp bậc: Ưu tú

Bài viết : 556

Danh vọng : 646

Uy tín : 42

Nhận dạng một số chiến lược, chiến thuật của Trung Quốc hòng độc chiếm biển Đông - Page 2 Bieuti10Thế hệ "9X" Trung Quốc không ủng hộ dùng vũ lực ở Biển Đông, Hoa Đông
Mối quan hệ Trung - Nhật đã xuống đến mức thấp trong năm 2012 khi Tokyo quyết định quốc hữu hóa quần đảo Senkaku / Điếu Ngư đang tranh chấp ở Biển Hoa Đông.

Mặc dù trên Internet ở Trung Quốc vẫn tràn ngập những thông tin kích động hiếu chiến và hàng chục ngàn người trên khắp quốc gia này tiếp tục chê bai "chủ nghĩa đế quốc Nhật Bản", nhưng một nghiên cứu mới được công bố trong tháng này của Trung tâm Mỹ - Châu Á đại học Preth cung cấp bằng chứng cho thấy nhiều người trẻ Trung Quốc đã bắt đầu có những suy nghĩ khác.

Một loạt cuộc biểu tình cực đoan chống Nhật Bản nổ ra trên khắp Trung Quốc năm 2012 có liên quan đến hệ thống giáo dục "lòng yêu nước" của quốc gia này, chuyển từ việc ca ngợi những thành tựu và đấu tranh giai cấp sang tập trung chú ý vào "tội ác chiến tranh trong thế kỷ bị xỉ nhục" kéo dài từ Chiến tranh Thuốc phiện năm 1839. Những cuộc biểu tình chống Nhật Bản năm 2012 cho thấy Bắc Kinh đã quá thành công trong việc sử dụng chủ nghĩa dân tộc.

Cuộc khảo sát của Trung tâm Mỹ - Châu Á được tiến hành trong tháng 3/2013 đối với hơn 1400 trường hợp tại 5 thành phố lớn ở Trung Quốc. Một trong những kết quả khảo sát không có gì đang ngạc nhiên là các câu trả lời hầu hết đều "ủng hộ tất cả các yêu sách lãnh thổ (vô lý, phi pháp - PV) của Trung Quốc", bao gồm cả đường lưỡi bò đòi tới gần 85% diện tích Biển Đông. Hơn 90% số người được hỏi "tự tin vào quan điểm của Trung Quốc trong tất cả các cuộc xung đột lãnh thổ".

Tuy nhiên có những phát hiện đáng ngạc nhiên lại xuất hiện trong việc lựa chọn các phương án giả thuyết mà chính phủ Trung Quốc có thể sử dụng trong việc giải quyết tranh chấp lãnh thổ với láng giềng.

Andrew Chubb, một học giả về quan hệ quốc tế đại học Tây Úc tham gia chương trình này cho biết: Thực sự Bắc Kinh chỉ có 2 chính sách không được lòng dân về vấn đề tranh chấp lãnh thổ, thứ nhất là chính sách "gác tranh chấp cùng khai thác" bị nhiều chỉ trích và thứ hai là việc sử dụng vũ lực, đe dọa chiến tranh ở Biển Đông và Hoa Đông.

Phương án lựa chọn phổ biến nhất được nhiều người lựa chọn là tăng cường công khai quan điểm, yêu sách của Trung Quốc trên trường quốc tế với tỉ lệ ủng hộ là 80%. Trừng phạt kinh tế và ngoại giao như hủy bỏ các chuyến thăm chính thức hay giảm các dự án hợp tác với đối phương tranh chấp cũng được đa số người Trung Quốc tham gia chương trình nghiên cứu này ủng hộ.

Tìm kiếm thỏa hiệp thông qua thương lượng đàm phán hoặc đưa tranh chấp ra các cơ quan tài phán Liên Hợp Quốc cũng nhận được sự chấp thuận đa số với 57% cho Hoa Đông và 61% cho Biển Đông. Trong khi đó số người được hỏi đồng ý với việc sử dụng vũ lực, chiến tranh ở Hoa Đông và Biển Đông lần lượt chiếm 41% và 45%.

Theo Chubb, đáng chú ý là thực tế đa số những người dân Trung Quốc được hỏi cho rằng sử dụng vũ lực trong các "vùng biển tranh chấp" không phải là lợi ích quốc gia của Bắc Kinh "dù đối phương có lập trường khiêu khích hay hành động làm leo thang căng thẳng".

Họ cho rằng chiến tranh nếu xảy ra sẽ đe dọa trực tiếp đến nền kinh tế, vì vậy có thể xem như không có bằng chứng nào cho thấy người dân Trung Quốc thúc đẩy các nhà lãnh đạo của họ theo đuổi chiến tranh ở Hoa Đông hay Biển Đông.

Đặc biệt là những người sinh ra trong thập niên 1990 chỉ có 37% chấp thuận phương án dùng quân sự chống Nhật Bản ở Hoa Đông trong khi 42% những người sinh trước năm 1990 ủng hộ phương án này.

Tuy nhiên điều này không có nghĩa là nền "giáo dục yêu nước" ở Trung Quốc đã không phát huy hiệu quả đối với thanh thiếu niên 9X. Hầu hết thanh thiếu niên Trung Quốc vẫn cho rằng tranh chấp Senkaku là hệ quả của 1 "thế kỷ bị xỉ nhục", nhưng ngược lại họ lại không ủng hộ chiến tranh, sử dụng vũ lực giải quyết tranh chấp với láng giềng.

Jessica Chen Weiss, một trợ lý giáo sư khoa học chính trị đại học Yale cho rằng, trong 3 thập kỷ qua chính phủ Trung Quốc đã cho phép hoặc đàn áp một cách có chọn lọc các cuộc biểu tình của chủ nghĩa dân tộc để đạt được những mục tiêu ngoại giao nhất định.

Biểu tình chống Nhật năm 2012 là một ví dụ. Nó đã bùng phát ở quy mô toàn quốc, trong khi trước đó 2 năm thôi, cuộc biểu tình quy mô nhỏ về vấn đề Senkaku đã bị nhanh chóng dẹp bỏ để duy trì tín hiệu sẵn sàng thỏa hiệp ngoại giao với Tokyo.

Nguồn: Diplomat
      
Souvenir
Souvenir Ưu tú

Cấp bậc: Ưu tú

Bài viết : 556

Danh vọng : 646

Uy tín : 42

Nhận dạng một số chiến lược, chiến thuật của Trung Quốc hòng độc chiếm biển Đông - Page 2 Escs-r10Trang bìa của bản báo cáo
Trong báo cáo Căng thẳng leo thang trên biển Đông và biển Hoa Đông, Hãng Wikistrat khẳng định tình hình chính trị trên biển Đông và biển Hoa Đông đang trở nên hết sức phức tạp do Trung Quốc tăng cường sức mạnh quân sự và ngày càng hung hăng đòi chủ quyền một cách vô lý; đồng thời dự báo bốn kịch bản có thể xảy ra trong khu vực:

1- Trường hợp tồi tệ nhất có thể xảy ra trên biển Đông và biển Hoa Đông là Bắc Kinh nắm thế chủ động trong khi Mỹ buộc phải lùi bước.

Trong kịch bản này, chủ nghĩa dân tộc cực đoan bùng phát ở Trung Quốc và chính quyền Bắc Kinh tự do mở rộng ảnh hưởng khu vực bằng các công cụ ngoại giao và quân sự.

Hạm đội tàu ngầm cùng sức mạnh tên lửa hành trình và tên lửa đạn đạo giúp Bắc Kinh “thực hiện chủ quyền” bất hợp pháp trên khắp biển Đông và biển Hoa Đông.

Bắc Kinh có thể lập vùng nhận dạng phòng không (ADIZ) trên toàn biển Đông và triển khai tàu ngầm tuần tra khắp nơi. Đồng thời Bắc Kinh sẽ ồ ạt khai thác nguồn năng lượng và tài nguyên trên biển Đông và biển Hoa Đông.

Không có sự hỗ trợ của Mỹ, Nhật và các nước ASEAN sẽ buộc phải lập liên minh đối phó với tham vọng của Trung Quốc. Việc các nước tăng cường sức mạnh hải quân là cơ hội để khu vực hạn chế tầm với chiến lược của Bắc Kinh.

Vấn đề là ASEAN bị chia rẽ và có năng lực quân sự hạn chế, nên Trung Quốc hoàn toàn đủ sức giành các vùng lãnh thổ không thuộc về mình thông qua các phương tiện quân sự và ngoại giao.

Sự căng thẳng sẽ dẫn tới nguy cơ đụng độ quân sự trên biển. Nhật có thể sẽ tăng hỗ trợ quân sự cho các nước Đông Nam Á để duy trì cán cân quyền lực với Trung Quốc.

Và có khả năng Ấn Độ sẽ lấp chỗ trống do Mỹ để lại nhằm đối trọng với Trung Quốc.

2- Kịch bản thứ hai, cả Mỹ và Trung Quốc đều cùng lùi một bước. Bắc Kinh sẽ bận rộn đối phó với các vấn đề trong nước như khủng hoảng ở Tân Cương, hoặc ASEAN và Trung Quốc tăng cường hợp tác.

Nhưng căng thẳng khu vực vẫn tồn tại và nhiều nước sẽ tiếp tục tăng cường nâng cấp sức mạnh quân sự để đề phòng nguy cơ Trung Quốc bất ngờ gây hấn.

3- Kịch bản thứ ba gần với hiện thực nhất, đó là Mỹ (đại bàng) và Trung Quốc (rồng) cạnh tranh dữ dội để khẳng định vị thế dẫn đầu trong khu vực.

Washington tiếp tục thực hiện chiến lược “xoay trục”, chính quyền Trung Quốc leo thang căng thẳng do sức ép từ các thế lực dân tộc cực đoan trong nước. Bắc Kinh tăng cường triển khai máy bay và tàu ngầm tuần tra trong khu vực, dẫn đến nguy cơ đụng độ trên biển và trên không.

Trong kịch bản này, việc Trung Quốc quyết kiểm soát các nguồn tài nguyên trên biển vẫn đóng vai trò lớn.

Mỹ sẽ phải đẩy mạnh quan hệ kinh tế và quân sự - bao gồm việc đạt thỏa thuận quốc phòng song phương - với các nước Đông Nam Á nhằm ngăn chặn tham vọng của Bắc Kinh trên biển Đông.

Washington sẽ triển khai tuần tra trên không và trên mặt nước ở biển Đông, qua đó cản trở việc Bắc Kinh đe dọa các nước láng giềng. Bắc Kinh sẽ chọn giải pháp thúc đẩy quan hệ với Nga nhằm tạo thế đối trọng.

4- Kịch bản được đánh giá lạc quan nhất, có nghĩa là khó xảy ra nhất, là việc Trung Quốc thực hiện đúng cam kết “trỗi dậy hòa bình” và chấp nhận việc Mỹ duy trì ảnh hưởng truyền thống tại khu vực.

Chính quyền Bắc Kinh sẽ tập trung xử lý các vấn đề trong nước như Tân Cương, chấp nhận tuân thủ luật pháp quốc tế và tìm cách kiềm chế làn sóng chủ nghĩa dân tộc cực đoan trong nước.

Việc Trung Quốc tuân thủ luật pháp quốc tế sẽ tạo điều kiện cho các nước khu vực đàm phán những giải pháp đa phương để giải quyết tranh chấp, hợp tác khai thác tài nguyên trên biển.

Wikistrat nhận định dù tình hình trên biển Đông và biển Hoa Đông diễn biến theo kịch bản nào thì Trung Quốc sẽ tiếp tục tăng cường sức mạnh quân sự.

Bắc Kinh có thể khiến biển Đông và biển Hoa Đông trở thành những vùng nguy hiểm với các nước và chính nước này nếu quyết dùng sức mạnh để đòi chủ quyền.

Bởi các vụ tai nạn có thể bùng phát trở thành xung đột quân sự. Và Nhật sẽ đóng vai trò quan trọng đối với an ninh khu vực, có thể duy trì đối trọng với Trung Quốc.
      
Souvenir
Souvenir Ưu tú

Cấp bậc: Ưu tú

Bài viết : 556

Danh vọng : 646

Uy tín : 42

Nhận dạng một số chiến lược, chiến thuật của Trung Quốc hòng độc chiếm biển Đông - Page 2 Thedip10Cảnh sát biển Việt Nam đấu tranh tại thực địa
Việc Trung Quốc đưa giàn khoan HD-981 xâm phạm vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) của Việt Nam hồi tháng 5/2014 đã dẫn tới một cuộc đối đầu quyết liệt giữa Việt Nam và Trung Quốc, làm cho quan hệ giữa hai nước xấu đến mức thấp nhất kể từ năm 1988. Tuy nhiên, Việt Nam đã rất linh hoạt theo đuổi vô số các phương pháp, có sử dụng một loạt các cơ chế trải dài từ cứng rắn đến quyền lực mềm ở Biển Đông. Ít nhất có bảy chiến lược riêng biệt của Việt Nam có thể được xác định:

Chiến lược thứ nhất, ở thái cực cứng rắn, Việt Nam sẽ cố gắng củng cố và tăng cường sự hiện diện và các lực lượng của mình, cả quân sự và phi quân sự ở Biển Đông. Thời kỳ trận Hải chiến Trường Sa năm 1988, Việt Nam đã thiết lập các đơn vị quân sự đứng chân thường trực trên 11 điểm trong quần đảo Trường Sa, tăng độ phủ quân thường trực từ 10 lên 21 điểm. Từ năm 1989 đến năm 1991, Việt Nam đã cắt lực lượng chốt giữ thêm 6 bãi cát ngầm trên thềm lục địa của mình ở phía Tây Nam quần đảo Trường Sa bằng hệ thống nhà dàn và có lực lượng trông coi.

Chậm mà chắc, Việt Nam tiếp tục củng cố và tăng cường sự hiện diện của mình tại các điểm bằng cách tăng cường lực lượng và cơ sở vật chất, trang thiết bị và đưa dân ra sinh sống. Từ năm 2007, Việt Nam bắt đầu có dân sinh sống trên 2 đảo lớn nhất của mình ở Trường Sa. Để đối phó với thủ đoạn của Trung Quốc, năm 2012 Việt Nam đã quyết định thành lập lực lượng Kiểm ngư như một lực lượng thứ 3 sau Hải quân và Cảnh sát biển để tuần tra vùng biển của mình.

Trong cuộc khủng hoảng giàn khoan HD-981, các lực lượng Việt Nam đã phát huy được vai trò của mình. Để xây dựng một lực lượng có khả năng răn đe tối thiểu trên biển, Việt Nam tiếp tục hiện đại hóa Hải quân và Không quân. Một yếu tố quan trọng trong lực lượng răn đe này là 6 tàu ngầm Kilo do Nga chế tạo.

Chiến lược thứ hai, Việt Nam ý thức rất rõ rằng mình không thể dựa vào năng lực quân sự để một mình ngăn chặn Trung Quốc bành trướng ở Biển Đông. Một chiến lược để bù đắp cho sự thiếu hụt này là cần có sự tham gia mạnh mẽ của các bên thứ ba có liên quan. Áp dụng chiến lược này được Việt Nam giới hạn trong ngành công nghiệp dầu mỏ và khí đốt ở Biển Đông. Nhưng có lẽ Việt Nam không có lựa chọn nào khác ngoài việc cung cấp những nhượng bộ trong thăm dò khai thác các lô dầu khí của mình với các đối tác từ những nước lớn, như Exxon Mobil của Mỹ, ONGC của Ấn Độ, Gazprom của Nga.

Mức độ hạn chế của Việt Nam áp dụng trong theo đuổi các chiến lược này là đáng kế. Việt Nam đã nhiều lần cam kết rằng không tạo liên minh với bất kỳ nước nào để chống lại nước thứ 3, tuyên bố được Vuving cho là để "trấn an Trung Quốc".

Chiến lược thứ ba, thay vì tạo thành các liên minh và đối tác mạnh mẽ, Việt Nam chú trọng nhiều hơn vào quốc tế hóa vấn đề Biển Đông để ngăn chặn sự bành trướng của Trung Quốc. Trong hầu hết giai đoạn 1990-2000, Việt Nam vẫn chủ yếu khiêm tốn trong nỗ lực quốc tế hóa vấn đề Biển Đông. Nhưng trước sự hung hăng ngày một tăng của Bắc Kinh từ năm 2008, Việt Nam đã ngày càng chủ động và quyết tâm tìm kiếm sự chú ý và hỗ trợ của cộng đồng quốc tế.

Ví dụ, các hội nghị quốc tế về Biển Đông đã được Việt Nam đặc biệt coi trọng từ năm 2009. Việt Nam cũng đã cố gắng đưa vấn đề Biển Đông vào chương trình nghị sự trong các cuộc đàm phán và đưa vào tuyên bố chung với hầu hết các chính phủ khác trên thế giới. Các diễn đàn quốc tế như ARF, EAS, APEC, Liên Hợp Quốc hay ASEM đều đã trở thành "chiến trường ngoại giao" của Việt Nam trong vấn đề Biển Đông.

Chiến lược thứ tư, cho thấy những nỗ lực quốc tế hóa, đa phương hóa vấn đề Biển Đông không ảnh hưởng đến các kênh đối thoại song phương của Việt Nam với Trung Quốc. Việt Nam không chỉ tận dụng lợi thế của tất cả các kênh có thể nói chuyện với Bắc Kinh mà còn nỗ lực duy trì các kênh này. Bên cạnh kênh trao đổi liên lạc giữa 2 Chính phủ, Việt Nam cũng duy trì hoạt động tiếp xúc liên lạc giữa 2 Đảng và Quân đội 2 nước.

Việt Nam chấp nhận một cách tiếp cận song phương với Trung Quốc trong vấn đề quần đảo Hoàng Sa, trong khi đó nhấn mạnh cách tiếp cận đa phương đối với quần đảo Trường Sa vì bản chất đa phương của tranh chấp đòi hỏi phải có đàm phán đa phương để giải quyết vấn đề.

Chiến lược thứ năm, Việt Nam thực hiện chiến lược tự kiềm chế và tự chế để trấn an Trung Quốc cũng là một yếu tố quan trọng trong cách tiếp cận của Việt Nam với vấn đề Biển Đông. Các nhà lãnh đạo chính trị và quân sự của Việt Nam nhận thức rõ về sự vượt trội trong sức mạnh quân sự của Trung Quốc và Bắc Kinh thì luôn rình rập cơ hội người Việt bị kích động để leo thang xung đột và tung quân áp đảo Việt Nam.

Nhưng đối với người Việt, tự kiềm chế và tự chế không chỉ là một chiến thuật tránh bị kích động, mà nó là một cách tiếp cận có hệ thống dựa trên niềm tin rằng Việt Nam có thể thuyết phục Trung Quốc hiểu những ý định lành tính của mình. Hai bên đã xoa dịu về các cuộc xung đột quân sự song phương trong quá khứ.

Để trấn an Bắc Kinh, người Việt cũng đã tự thiết lập giới hạn chặt chẽ về các hoạt động phòng thủ của mình, ví dụ điển hình là chính sách 3 không: Việt Nam không tham gia bất kỳ liên minh quân sự nào, không cho phép bất cứ nước nào đặt căn cứ quân sự trên lãnh thổ của mình và không liên minh với nước này để chống nước kia.

Chiến lược thứ sáu, Việt Nam chủ động bày tỏ sự tôn trọng đối với Trung Quốc, kết hợp giữa hợp tác và đấu tranh là chìa khóa cho khả năng tồn tại trong bối cảnh Trung Quốc "phủ bóng ảnh hưởng" xuống Việt Nam trong cả ngàn năm qua. Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh và Bộ trưởng Quốc phòng Phùng Quang Thanh đã đi thăm Trung Quốc sau cuộc khủng hoảng giàn khoan HD-981 trước khi ông Minh thăm Mỹ và Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ (có kế hoạch) đến Việt Nam.

Chiến lược thứ bảy, Trong khi không quên chuẩn bị dự phòng đối phó với một cuộc thách thức quân sự của Trung Quốc ở Biển Đông, Việt Nam hy vọng rằng có thể cô lập và làm giảm bớt xung đột bằng cách khẳng định quan hệ hợp tác, đoàn kết hữu nghị giữa 2 Đảng, Nhà nước và Quân đội. Bất chấp những căng thẳng, khó khăn sau khủng hoảng giàn khoan HD-981 phá vỡ sự tin tưởng của người Việt vào Trung Quốc, Việt Nam vẫn tỏ thiện chí muốn đối thoại với Trung Quốc như một chiến lược đối phó với sự bành trướng của Bắc Kinh ở Biển Đông. Đó là .

Trong giai đoạn 1990 - 2008, Việt Nam ít coi trọng quốc tế hóa Biển Đông, chiến lược nổi bật nhất thời gian này là tăng cường sự hiện diện và kiểm soát trên thực địa, tự kiềm chế và nêu cao tinh thần đoàn kết. Căng thẳng bắt đầu gia tăng từ năm 2009 đã làm thay đổi cường độ, phạm vi của các chiến lược mà Việt Nam áp dụng. Người Việt tập trung vào tăng cường sự hiện diện và tận dụng mọi sự ủng hộ từ cộng đồng quốc tế. Nhìn chung cách tiếp cận của Việt Nam đối với Biển Đông là kết hợp răn đe với sự bảo đảm.

      
      

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Về Đầu Trang  Thông điệp [Trang 2 trong tổng số 4 trang]

Chuyển đến trang : Previous  1, 2, 3, 4  Next

Quyền hạn của bạn

Bạn không có quyền trả lời bài viết
free counters



  • Đoàn Ngọc Khánh

    mobile phone 098 376 5575


    Đỗ Quang Thảo

    mobile phone 090 301 9666


    Nguyễn Văn Của

    mobile phone 090 372 1401


    IP address signature
    Free forum | ©phpBB | Free forum support | Báo cáo lạm dụng | Thảo luận mới nhất