Change background image
LOVE quotion

Bắt đầu từ 4.53' thứ Hai ngày 17/10/2011


You are not connected. Please login or register

Chuyển đến trang : 1, 2, 3, 4  Next

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Go down  Thông điệp [Trang 1 trong tổng số 4 trang]

Cựu học viên
Cựu học viên Xuất sắc

Cấp bậc: Xuất sắc

Giới tính : Nam

Bài viết : 1328

Danh vọng : 2216

Uy tín : 54

"Chiến lược cải bắp" của Trung Quốc hòng chiếm Trường Sa
Trong khi trên Biển Đông, Trung Quốc và Philippines đang tranh giành phi pháp bãi Cỏ Mây nằm trong quần đảo Trường Sa thuộc chủ quyền Việt Nam, Trương Triệu Trung, một học giả theo đuổi chủ nghĩa dân tộc cực đoan đeo lon Thiếu tướng Trung Quốc đã nói trên đài truyền hình Bắc Kinh, Trung Quốc đang dùng "chiến lược cải bắp" để đánh chiếm (phi pháp) các điểm đảo, bãi đá, rặng san hô ở Biển Đông - Trường Sa. Trương Triệu Trung cho rằng trên thực tế Trung Quốc đã khống chế (trái phép) bãi Cỏ Mây và Philippines mặc dù tuyên bố "chủ quyền" nhưng đã không thể làm gì Trung Quốc tại khu vực này. Sau khi biên tập viên đài truyền hình Bắc Kinh điểm lại tên (tiếng Trung Quốc) 8 điểm đảo, bãi đá, rặng san hô trong quần đảo Trường Sa của Việt Nam hiện đang bị Philippines kiểm soát trái phép, Trương Triệu Trung nói: "Của ai sẽ phải trả về nhà ấy thôi!"

Nhận dạng một số chiến lược, chiến thuật của Trung Quốc hòng độc chiếm biển Đông Images35
Thiếu tướng Trung Quốc Trương Triệu Trung

Nhận dạng một số chiến lược, chiến thuật của Trung Quốc hòng độc chiếm biển Đông Images36
Philippines chiếm đóng phi pháp bãi Cỏ Mây sau khi một tàu chiến cũ của nước này ủi thẳng vào bãi tháng 5/1999

Nhận dạng một số chiến lược, chiến thuật của Trung Quốc hòng độc chiếm biển Đông 1-aa3210
Lực lượng đồn trú phi pháp của Philippines tại bãi Cỏ Mây

Trong một diễn biến khác có liên quan, thông tấn xã Đài Loan ngày 26/5 đưa tin, giới chức Trung Quốc lại một lần nữa sử dụng sức mạnh quân sự để gây sức ép với các bên tranh chấp ở Biển Đông, bao gồm Philippines, Việt Nam, Malaysia và Brunei khi điều động tàu chiến của cả 3 hạm đội Bắc Hải, Đông Hải và Nam Hải tới Biển Đông tập trận bắn đạn thật (trái phép). Theo truyền thông nhà nước Trung Quốc, cuộc tập trận quy mô lớn (phi pháp) của cả 3 hạm đội hải quân Trung Quốc tại Biển Đông chỉ vừa mới kết thúc chiều 24/5 vừa rồi. Bắc Kinh đã điều động 5 binh chủng chủ lực của cả 3 hạm đội hải quân, gồm chiến hạm mặt nước, tàu ngầm, không quân trong hải quân, lực lượng quân sự ven biển và thủy quân lục chiến chia quân 2 đội tập trận bắn đạn thật đối kháng ở Biển Đông trong điều kiện chế áp điện từ phức tạp, trong đó có nội dung bắn tên lửa "hạ chiến hạm đối phương" trên Biển Đông.

Nhận dạng một số chiến lược, chiến thuật của Trung Quốc hòng độc chiếm biển Đông Images37

Nhận dạng một số chiến lược, chiến thuật của Trung Quốc hòng độc chiếm biển Đông Images38

      
Phó Thường dân
Phó Thường dân Webmaster

Cấp bậc: Webmaster

Giới tính : Nam

Bài viết : 1706

Danh vọng : 2233

Uy tín : 144

Nhận dạng một số chiến lược, chiến thuật của Trung Quốc hòng độc chiếm biển Đông Zing-c10
Thường xuyên tuần tra, kiên quyết ngăn chặn, không cho các đội tàu của Trung Quốc quây được thành 3 vòng
Cái gọi là "chiến lược cải bắp" của Trung Quốc là chiến lược sử dụng nhiều lớp tàu đủ loại khác nhau, tương tự như các lớp lá của cải bắp để bao vây, cô lập một khu vực đảo hay bãi cạn nào đó. “Chiến lược cải bắp” được áp dụng với 3 lớp tàu, trong cùng là các tàu đánh cá tiến hành các hoạt động đánh bắt thủy sản, tiếp đến là các tàu ngư chính hoặc tàu hải giám tuần tra, ngoài cùng là các tàu chiến của hải quân lấy cớ bảo vệ cho các tàu phía trong. Ba lớp tàu này sẽ tiến hành bủa vây các bãi cạn hay đảo chìm với một bán kính rất rộng. Lấy mạnh hiếp yếu, các tàu hải quân, ngư chính và hải giám Trung Quốc sẽ ngăn cản các tàu của nước tuyên bố chủ quyền tiến vào khu vực họ đang chiếm đóng bằng mọi giá. Cụ thể:

- Nếu tàu hải quân của nước tuyên bố chủ quyền đến gần thì tàu hải quân Trung Quốc sẽ tìm mọi cách để ngăn cản với cái cớ bảo vệ cho các tàu hoạt động bên trong.

- Nếu tàu cảnh sát biển của nước tuyên bố chủ quyền tiến vào khu vực sẽ bị các tàu hải giám, ngư chính ngăn cản.

- Nếu là tàu đánh cá của nước tuyên bố chủ quyền thì không thể đi vào khu vực vì bị các tàu hải quân, ngư chính, hải giám, tàu đánh cá Trung Quốc ngăn cản.

Âm mưu và thủ đoạn thâm độc của chiến lược này là không trực tiếp sử dụng đến vũ lực nhưng họ vẫn có thể biến những khu vực không tranh chấp thành tranh chấp. Nếu bên tranh chấp sử dụng vũ lực sẽ là cái cớ không thể tốt hơn để Trung Quốc tiến hành đáp trả bằng vũ lực và chiếm nốt "các đảo tranh chấp" trong khu vực.

"Chiến lược cải bắp" đã được Trung Quốc sử dụng để chiếm "các đảo tranh chấp" ở Trường Sa (thực tế là chiếm đoạt phi pháp các điểm đảo, bãi đá, rặng san hô ở quần đảo Trường Sa của Việt Nam), điển hình là Đá Vành Khăn năm 1995 và Bãi Cỏ Mây trong tháng 5/2013 vừa qua.

Để chống lại chiến lược này, đòi hỏi sự tập trung cao độ vào việc giám sát sự di chuyển của các đội tàu cá, ngư chính và hải giám Trung Quốc. Thường xuyên tuần tra, phát hiện sớm các hoạt động bất thường của các tàu cá Trung Quốc trong khu vực. Kiên quyết không cho các tàu của Trung Quốc quây được thành 3 vòng (khi họ đã quây được thành 3 vòng thì rất khó để phá vỡ). Khi các tàu của Trung Quốc đã quây được thành 3 vòng thì phải bằng mọi giá duy trì được con đường tiếp tế cho lực lượng bảo vệ đảo (trong trường hợp này, việc thiết lập cầu hàng không tiếp tế nhu yếu phẩm bằng trực thăng từ các tàu bên ngoài vòng vây được xem là khả thi nhất). Mặt khác, nhu yếu phẩm cũng chính là điểm yếu của “chiến lược cải bắp”, các tàu của Trung Quốc phải trải qua một hải trình rất xa từ đất liền đến khu vực biển Đông. Với lượng lương thực, nước uống mang theo, các tàu của Trung Quốc cũng chỉ có thể bảo đảm được trên dưới 1 tháng; một khi đã cạn lương thực, không đuổi các tàu Trung Quốc cũng buộc phải quay về đất liền. Như vậy, nếu duy trì được việc tiếp tế cho lực lượng bảo vệ đảo thì chúng ta hoàn toàn có thể phá vỡ chiến lược “cải bắp” của Trung Quốc.

Nhận dạng một số chiến lược, chiến thuật của Trung Quốc hòng độc chiếm biển Đông 33239410
Khi bị bao vây, cô lập thì việc thiết lập cầu hàng không tiếp tế nhu yếu phẩm bằng trực thăng từ các tàu bên ngoài vòng vây được xem là phương án khả thi nhất
Thích0Báo xấu0

Gửi một tin nhắn lên tường.

Gửi báo cáo lỗi về bài viết này.

      
Cựu học viên
Cựu học viên Xuất sắc

Cấp bậc: Xuất sắc

Giới tính : Nam

Bài viết : 1328

Danh vọng : 2216

Uy tín : 54

Tiếp tục chiến lược cải bắp triệt đường tiếp viện Bãi Cỏ Mây

Trương Triệu Trung lại tiếp tục kêu gọi giới chức nước này lặp lại "chiến lược cải bắp" nhằm chặn đường tiếp viện của Philippines cho lực lượng đồn trú tại Bãi Cỏ Mây (nằm trong quần đảo Trường Sa của Việt Nam, hiện Trung Quốc, Đài Loan, Philippines cùng tuyên bố "chủ quyền").

Không dừng lại ở Bãi Cỏ Mây, viên học giả diều hâu này còn kêu gọi giới chức Bắc Kinh dùng "chiến thuật cải bắp" để lấn chiếm phi pháp các đảo khác của Việt Nam ở quần đảo Trường Sa, một âm mưu và thủ đoạn thâm độc hòng bá chiếm Biển Đông làm ao nhà của Bắc Kinh.

"Bế tắc Scarborough" bắt đầu từ cuối tháng Tư năm ngoái sau khi một tàu hải quân Philippines cố gắng xua đuổi tàu cá Trung Quốc xâm nhập và đánh bắt trái phép tại bãi cạn này vốn do Manila kiểm soát và nằm hoàn toàn trong vùng đặc quyền kinh tế của Philippines.

Trung Quốc lập tức điều tàu Hải giám đến ngăn chặn tàu Philippines bắt giữ các tàu cá của họ và cứ thế nằm lỳ tại đây. Manila sau đó thay thế tàu hải quân bằng 1 tàu tuần tra của Cảnh sát biển và 1 tàu Kiểm ngư.

Đến mùa mưa bão, Philippines buộc phải rút 2 tàu sau khi ngầm thỏa thuận với Trung Quốc cùng rút tàu khỏi bãi cạn này để giảm căng thẳng. Tuy nhiên ngay sau đó Hải giám Trung Quốc đã quay trở lại và chiếm quyền kiểm soát trái phép bãi cạn này từ đó đến nay.

Trong hơn 1 năm kể từ đó, viên tướng này cho hay, ngư dân Trung Quốc thường xuyên vào đánh bắt tại đầm phá bãi cạn Scarborough với nhiều tàu lớn, đồng thời giăng vật cản ngay cửa vào đầm phá bãi cạn để chặn tàu thuyền Philippines quay trở lại ngư trường truyền thống của họ.

Trương Triệu Trung gọi thủ đoạn Trung Quốc chiếm đoạt trái phép quyền kiểm soát bãi cạn Scarborough của Philippines là "chiến lược cải bắp" và nên áp dụng nó để chiếm đoạt trái phép các bãi ngầm, bãi cạn, rặng san hô khác ở Trường Sa mà không cần chiến tranh.

Viên tướng này cho rằng Trung Quốc nên tiếp tục theo đuổi các hành động (thủ đoạn) tương tự trong tương lai và lựa chọn thời điểm thích hợp để lặp lại "chiến lược cải bắp".

Đối với Bãi Cỏ Mây hiện Philippines có khoảng 1 tiểu đội Thủy quân lục chiến đang chốt giữ, Trương Triệu Trung kêu gọi giới quân sự Bắc Kinh nên dùng "chiến lược cải bắp" bao vây, chặn đường tiếp viện của Philippines ra khu vực này.

"Nếu không được cung cấp thức ăn, nước uống trong 1 đến 2 tuần, lính Philippines đóng quân tại Bãi Cỏ Mây sẽ buộc phải rời khỏi khu vực họ đang kiểm soát, và một khi họ rời đi sẽ không bao giờ Philippines có thể quay trở lại", Trương Triệu Trung cố vấn thủ đoạn đầy nham hiểm.

Bộ trưởng Quốc phòng Philippines Voltaire Gazmin đã lên tiếng khẳng định chính Trung Quốc vi phạm Tuyên bố chung về ứng xử của các bên trên Biển Đông DOC chứ không phải Manila.

Trong khi đó, Hồng Lỗi, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc vẫn khăng khăng lên giọng khẳng định cái gọi là "chủ quyền" hết sức phi lý, phi pháp của Bắc Kinh ở Biển Đông, trong đó có 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam.

Nguồn: GDVN
      
Phó Thường dân
Phó Thường dân Webmaster

Cấp bậc: Webmaster

Giới tính : Nam

Bài viết : 1706

Danh vọng : 2233

Uy tín : 144

Nhận dạng một số chiến lược, chiến thuật của Trung Quốc hòng độc chiếm biển Đông 98110
"Chiến thuật ném đá thăm đường" của Trung Quốc là chiến thuật dùng hành động (lời nói, việc làm,...) để thăm dò phản ứng của các nước khác.

"Chiến thuật ném đá thăm đường" đã được Trung Quốc sử dụng trong tranh chấp với Nhật Bản trên biển Hoa Đông năm 2013 và gần đây nhất là việc hạ đặt giàn khoan Hải Dương 981 trái phép vào vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam hồi đầu tháng 5/2014.

Để đối phó có hiệu quả với chiến thuật này cần hết sức tỉnh táo, thực hiện tốt phương châm: "Dĩ bất biến, ứng vạn biến", kiên trì đấu tranh bảo vệ chính nghĩa, lẽ phải; đồng thời tránh mắc mưu khiêu khích, tạo cớ,...
      
Phó Thường dân
Phó Thường dân Webmaster

Cấp bậc: Webmaster

Giới tính : Nam

Bài viết : 1706

Danh vọng : 2233

Uy tín : 144

Nhận dạng một số chiến lược, chiến thuật của Trung Quốc hòng độc chiếm biển Đông 54c78e10
"Chiến thuật ruồi bu" của Trung Quốc là chiến thuật điều rất nhiều tàu ra khu vực tranh chấp; trong đó có hàng chục, thậm chí hàng trăm chiếc tàu cá nhằm bao vây, gây khó khăn cho tàu chấp pháp của nước khác; dùng các tàu cá giả dạng để cho rằng ngư dân Trung Quốc đồng tình với Nhà nước, biến tranh chấp chủ quyền thành vấn đề dân sự hòng thay đổi hình thức đấu tranh; nếu có va chạm thì lại vu vạ là tàu chấp pháp đâm tàu cá...

"Chiến thuật ruồi bu" đã từng được Trung Quốc sử dụng trong tranh chấp với Nhật Bản ở vùng đảo Senkaku/Điếu Ngư và đang được sử dụng trong vụ việc hạ đặt giàn khoan Hải Dương 981 trái phép vào vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam.

Tuyệt đại đa số tàu tham gia chiến thuật này đều là tàu cá trá hình nên việc tuyên truyền vận động là rất khó. Vì vậy, ngoài việc đấu tranh trên thực địa, ta phải làm tốt công tác tuyên truyền đối ngoại để thế giới hiểu và ủng hộ chính nghĩa của ta. Trong đấu tranh trên biển cần hết sức tránh mắc mưu khiêu khích, tạo cớ,... Ngoài đấu tranh phản đối hành động vi phạm chủ quyền của Trung Quốc, các lực lượng thực thi pháp luật của ta đang thực hiện nhiệm vụ trên biển cần tăng cường có mặt tại khu vực tàu cá của ngư dân Việt Nam hoạt động để hỗ trợ, bảo vệ ngư dân trước sự cản trở, tấn công của các tàu hải cảnh và tàu cá Trung Quốc.
      
Phó Thường dân
Phó Thường dân Webmaster

Cấp bậc: Webmaster

Giới tính : Nam

Bài viết : 1706

Danh vọng : 2233

Uy tín : 144

Nhận dạng một số chiến lược, chiến thuật của Trung Quốc hòng độc chiếm biển Đông Eb7ac210
Phát ngôn viên Hồng Lỗi thường xuyên tung ra các luận điệu vu cáo Việt Nam
Chiến lược “chiến tranh 3 mặt” bao gồm chiến tranh tâm lý, pháp lý và dư luận để thực hiện mưu đồ ở biển Đông.

- "Chiến tranh tâm lý" là chiến thuật phá hoại việc hoạch định chính sách của đối thủ bằng các biện pháp như tạo sự ngờ vực, kích động tư tưởng chống đối chính quyền đối phương, cố gắng dập tắt tư tưởng phản kháng của đối thủ.

- "Chiến tranh pháp lý" bao gồm việc ban hành các luật trong nước làm cơ sở cho những tuyên bố đối với luật pháp quốc tế, sử dụng những bản đồ không có thật để biện hộ, củng cố cho các hành động của Trung Quốc.

- "Chiến tranh dư luận" là chìa khóa then chốt tạo nền tảng thực hiện chiến tranh tâm lý và pháp lý.

Trung Quốc từng áp dụng chiến lược “chiến tranh 3 mặt” trong các vấn đề giữa hai bờ eo biển với vùng lãnh thổ Đài Loan. Hiện nay, Trung Quốc tiếp tục áp dụng chiến lược này vào tranh chấp trên biển Đông, trước mắt để đối phó với Việt Nam và Philippines.

Để đối phó có hiệu quả chiến lược này, cần làm tốt công tác giáo dục chính trị, tư tưởng, kịp thời định hướng dư luận, tạo sự đồng thuận trong nội bộ nhân dân; mở rộng thông tin đối ngoại nhằm tranh thủ sự ủng hộ của thế giới và nhân dân Trung Quốc tiến bộ; đồng thời chuẩn bị mọi mặt cho cuộc chiến pháp lý, kể cả việc hoàn thiện hồ sơ kiện Trung Quốc ra tòa.
      
Phó Thường dân
Phó Thường dân Webmaster

Cấp bậc: Webmaster

Giới tính : Nam

Bài viết : 1706

Danh vọng : 2233

Uy tín : 144

Nhận dạng một số chiến lược, chiến thuật của Trung Quốc hòng độc chiếm biển Đông 71345710
Tàu “hải cảnh” 13 là tàu chiến giả dạng, dẫn đầu một nhóm tàu Trung Quốc các loại lao ra truy cản các tàu thực thi pháp luật của Việt Nam hôm 14/6/2014 - Ảnh: My Lăng
"Chiến thuật cây gậy nhỏ" của Trung Quốc là chiến thuật cải biến một số tàu chiến cũ thành tàu chấp pháp; đồng thời đưa tàu chiến hạng nhẹ (trang bị đặc chủng phù hợp với hoạt động tuần tra trên vùng biển gần và tác chiến chống tấn công bất ngờ) lên tuyến đầu để dồn ép nhằm chiếm lấy không gian hoạt động của các nước khác.

"Chiến thuật cây gậy nhỏ" đã từng được Trung Quốc sử dụng trong tranh chấp với các nước khu vực Đông Nam Á như Philippines, Việt Nam…

Trước hết, chúng ta cần phải xây dựng ý chí quyết tâm cao, không sợ hy sinh, gian khổ cho cán bộ, chiến sĩ, nhân viên,... tham gia hoạt động đấu tranh trên biển. Đồng thời Chính phủ cũng cần quan tâm trang bị cho các lực lượng chấp pháp những con tàu lớn, hiện đại. Trong đấu tranh trên biển cần nâng cao tinh thần cảnh giác, tích cực cơ động, mưu trí, linh hoạt, hết sức tránh mắc mưu khiêu khích, tạo cớ,... Khi có điều kiện nên cho phóng viên các báo đài đi cùng để kịp thời thông tin, tuyên truyền,... làm giảm sự hung hăng, gây hấn của đối phương. Ngoài ra cần phải có phương án bảo vệ các lực lượng chấp pháp và ngư dân khi xảy ra tình huống xấu.
      
Cựu học viên
Cựu học viên Xuất sắc

Cấp bậc: Xuất sắc

Giới tính : Nam

Bài viết : 1328

Danh vọng : 2216

Uy tín : 54

Nhận dạng một số chiến lược, chiến thuật của Trung Quốc hòng độc chiếm biển Đông Empty
Phó Thường dân đã viết:"Chiến thuật ném đá thăm đường" của Trung Quốc là chiến thuật dùng hành động (lời nói, việc làm,...) để thăm dò phản ứng của các nước khác.

"Chiến thuật ném đá thăm đường" đã được Trung Quốc sử dụng trong tranh chấp với Nhật Bản trên biển Hoa Đông năm 2013 và gần đây nhất là là việc hạ đặt giàn khoan Hải Dương 981 trái phép vào vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam hồi đầu tháng 5/2014.

Trung Quốc muốn khoan thử nghiệm vào phản ứng của thế giới trước sự ngang ngược, bất chấp của họ; muốn khoan thử vào lòng dân Việt Nam, để xem xem sau gần 40 năm kết thúc chiến tranh, nhiều thế hệ mới ra đời, quen sống trong nhung lụa đầy đủ có còn lòng tự tôn dân tộc như ngày còn chiến tranh, còn nghèo khổ. Tiếc rằng, lần này Trung Quốc đã khoan phải miệng núi lửa chứ không phải mỏ dầu. Giàn khoan Hải Dương 981 đã kích hoạt lòng yêu nước của người dân Việt Nam khiến họ tiến thoái lưỡng nan.

Nhận dạng một số chiến lược, chiến thuật của Trung Quốc hòng độc chiếm biển Đông Trung-10
Giàn khoan Hải Dương 981 (Haiyang Shiyou 981) và tàu kéo bảo vệ
      
Phó Thường dân
Phó Thường dân Webmaster

Cấp bậc: Webmaster

Giới tính : Nam

Bài viết : 1706

Danh vọng : 2233

Uy tín : 144

Nhận dạng một số chiến lược, chiến thuật của Trung Quốc hòng độc chiếm biển Đông Satlat10
Chiến lược “cắt lát salami” (tên gọi khác là "cắt lát xúc xích") của Trung Quốc là dần chiếm đóng các bãi cạn và đảo nhỏ để củng cố tuyên bố chủ quyền của mình tại biển Đông. Nếu không có phản ứng nào, dù là phản ứng quân sự hay phi quân sự từ các bên khác, Trung Quốc sẽ biến ý đồ của họ thành thực tế và mở rộng cơ bản chủ quyền của mình tại biển Đông.

Trung Quốc từng áp dụng chiến lược “cắt lát salami” để chiếm đóng các bãi cạn, đảo của Việt Nam và Philippines.

Trong bối cảnh việc thực hiện chiến lược "cắt lát salami" của Bắc Kinh đang được tăng tốc, điều quan trọng hơn bao giờ hết là sự đoàn kết, thống nhất của ASEAN về vấn đề biển Đông. Do tranh chấp này nhiều khả năng sẽ không được giải quyết trong tương lai gần, nên tất cả các nước giờ đây cần thúc đẩy mạnh mẽ việc xây dựng một Bộ quy tắc ứng xử (COC) trên biển Đông để tránh đối đầu quân sự trong khu vực.

Riêng đối với Việt Nam, chúng ta cần nâng cao tinh thần cảnh giác, không để mắc mưu khiêu khích nhưng cũng phải kiên quyết bảo vệ vững chắc chủ quyền biển đảo, không để cho Trung Quốc lấn chiếm thêm một điểm, đảo nào nữa.
      
Souvenir
Souvenir Ưu tú

Cấp bậc: Ưu tú

Bài viết : 556

Danh vọng : 646

Uy tín : 42

Nhận dạng một số chiến lược, chiến thuật của Trung Quốc hòng độc chiếm biển Đông Gacma10Hoạt động cải tạo đắp nền bất hợp pháp mới nhất Trung Quốc đang tiến hành ngoài đá Gạc Ma nhằm biến thành 1 đảo nhân tạo
Nhận dạng một số chiến lược, chiến thuật của Trung Quốc hòng độc chiếm biển Đông Dachut10Sau khi xâm lược của Việt Nam năm 1988, Trung Quốc đang âm mưu biến Chữ Thập thành 1 căn cứ quân sự mạnh ở Trường Sa
Trung Quốc đang cố tình tạo ra những ồn ào quanh vụ hạ đặt trái phép giàn khoan Hải Dương 981 trong vùng biển của Việt Nam. Nhưng nếu nhìn tổng thể chiến lược biển của Trung Quốc, đảo đá Gạc Ma và Chữ Thập mới là mục tiêu chính. Trung Quốc đang nhắm tới 1 điểm cắm chân trong quần đảo Trường Sa làm điểm tựa chiến lược dài hạn triển khai sức mạnh ở Tây Thái Bình Dương. Sau khi tạo ra các đảo mới, Trung Quốc sẽ (đơn phương) tuyên bố họ có một vùng đặc quyền kinh tế rộng 200 hải lý đối với mỗi "đảo" này bằng cách (cố tình giải thích, áp dụng sai) viện dẫn Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển 1982 (UNCLOS).
      
Puzzle
Puzzle Tích cực

Cấp bậc: Tích cực

Giới tính : Nam

Bài viết : 455

Danh vọng : 748

Uy tín : 83

Trung Quốc có dấu hiệu sử dụng vũ khí!
Tương tự vụ cướp đảo Gạc Ma, Trung Quốc muốn cướp được biển, đảo mà không có chiến tranh lớn để tránh sa lầy.

26 năm trước, ngày 14/3/1988, trên vùng biển thuộc Quần đảo Trường Sa của chúng ta, Hải quân Trung Quốc đã huy động hàng chục tàu chiến tấn công vào lực lượng Hải quân Việt Nam đang triển khai xây dựng công trình giữ đảo.

Lực lượng của Trung Quốc có 12 tàu chiến gồm: 1 tàu khu trục tên lửa, 7 tàu hộ vệ tên lửa, 2 tàu hộ vệ pháo, 2 tàu đổ bộ, 3 tàu vận tải hỗ trợ LSM, tàu đo đạc, tàu kéo và 1 pông tông lớn.

Hải quân Việt Nam gồm 3 tàu vận tải HQ 604, HQ 605 và HQ 505 trang bị súng 12ly7 cùng 70 chiến sỹ công binh của trung đoàn công binh 83 và 4 tổ chiến đấu gồm 22 người của lữ 146.

Với lực lượng trên, Trung Quốc đã nổ súng, phóng tên lửa vào 3 con tàu này của Việt Nam để cướp đảo.

Khoảng một tháng sau vụ Trung Quốc cướp đảo Gạc Ma, hải quân Việt Nam đưa 35 chiến sĩ công binh và 7 chiến sĩ hải quân cùng vật liệu xây dựng lên đá Len Đao, xây nhà đánh dấu chủ quyền.

Lặp lại kịch bản Gạc Ma, trong ngày 16/3, Trung Quốc đưa 7 tàu chiến và nhiều xuồng nhỏ bao vây uy hiếp số quân Việt Nam trên đá. Tuy nhiên, lần này Việt Nam cho 7 máy bay chiến đấu từ đất liền bay ra hỗ trợ các chiến sĩ hải quân nên số tàu chiến của Trung Quốc phải bỏ đi, đụng độ không xảy ra, phía Việt Nam giữ được đảo đá và hoàn thành việc xây dựng nhà trên đá.

Vấn đề rút ra ở đây là sự độc ác, tàn bạo, dã man của Trung Quốc là bản chất vốn có của lính Trung Quốc dưới sự lãnh đạo của nhà cầm quyền Bắc Kinh. Để cướp đất, cướp đảo, cướp biển của người khác thì chúng có thể làm bất cứ điều gì ngoài quy ước, đạo lý. Đừng nghĩ rằng Trung Quốc sẽ không làm gì vì quy ước, ký kết, thỏa thuận, đạo lý…mà Trung Quốc sẽ làm tất cả khi họ có thể.

CSB và Kiểm ngư Việt Nam cảnh giác cao độ

Cậy đông, cậy mạnh, “lấy thịt đè người” của Trung Quốc lại một lần nữa được bộc lộ rõ nét trong vụ giàn khoan Hải Dương 981. Đồng bào cả nước đang rất chăm chú theo dõi tình hình trên Biển Đông khi một lực lượng tàu bé nhỏ của CSB, KN Việt Nam phải đối đầu với một lực lượng lớn bao gồm cả tàu chiến của Trung Quốc quanh giàn khoan Hải Dương 981.

Trước việc giàn khoan Hải Dương đã lùi ra xa bờ biển Việt Nam, trước việc Trung Quốc đưa vấn đề giàn khoan ra Liên Hiệp quốc, trước việc Tờ "Thời báo Hoàn Cầu" do Đảng CS Trung Quốc quản lý, ngày 10/6 đăng bài viết nhan đề "Trỗi dậy hòa bình không mâu thuẫn với sử dụng vũ lực, bảo vệ chủ quyền có thể nổ súng" của tác giả Trương Kiến Cương, chủ nhiệm Phòng nghiên cứu chiến lược chính trị biển, Đại học Hải dương Quảng Đông; trước sự việc tình hình Ukraine và Irac căng thẳng, đặc biệt hôm nay đã xuất hiện tàu pháo của Trung Quốc giả dạng tàu Hải cảnh mang số hiệu 13 có trang bị 4 ụ pháo 72 ly áp sát tàu chấp pháp Việt Nam thì khả năng Trung Quốc nổ súng vào tàu CSB hay tàu KN của Việt Nam là rất khó lường.

Nhận dạng một số chiến lược, chiến thuật của Trung Quốc hòng độc chiếm biển Đông Clip_i11
Tàu chiến trang bị 4 pháo loại 72 ly giả dạng tàu Hải cảnh Trung Quốc đang hung hăng là rất nguy hiểm cho tàu chấp pháp Việt Nam. Hãy cảnh giác để đối phó
Đây là khả năng dùng “xung đột nhỏ, xung đột hạn chế” để tranh chấp chủ quyền của giới diều hâu Trung Quốc, là một âm mưu cực kỳ nguy hiểm.

Trung Quốc muốn “dùng xung đột hạn chế” để biến sự đã rồi, đồng thời, đe dọa Việt Nam làm cho Việt Nam sợ mà không dám đánh trả để đòi lại những gì chúng đã cướp vì sẽ gây ra “xung đột lớn”. Như vậy có nghĩa là Trung Quốc muốn cướp được biển, đảo mà không có chiến tranh lớn để tránh sa lầy.

Tuy nhiên, bất kỳ “xung đột quân sự hạn chế” hay xung đột quân sự lớn, mở rộng mà Trung Quốc gây ra để xâm lược biển đảo của Việt Nam là do Trung Quốc toan tính, Việt Nam không cần quan tâm. Chỉ cần biết rằng Việt Nam sẽ đánh lại bằng tất cả sức mạnh, ý chí quyết tâm để bảo vệ chủ quyền thiêng liêng.

Vì vậy, lực lượng CSB và KN Việt Nam phải cảnh giác và trước tiên phải tính đến phương án bảo vệ mình, đáp trả xứng đáng, quyết không để rơi vào tình thế như năm 1988 ở Trường Sa.

Trang bị vũ khí của tàu Cảnh sát biển là súng 25 ly trở xuống, nhưng Hải cảnh Trung Quốc (CSB) lại trang bị súng 72 ly là bất chấp luật quốc tế. Đối đầu với kẻ bất chấp, độc ác, tàn bạo, dã man như Trung Quốc thì chúng ta không thể chủ quan với tính mạng, tài sản của mình, phải chuẩn bị vũ khí hoặc những thứ tương xứng để đáp trả, thay vì “vận động xua đuổi” chuyển sang “vận động tác chiến” để đưa đối tượng vào trong tầm sử dụng hỏa lực dễ dàng khi chúng nổ súng trước.

      
Souvenir
Souvenir Ưu tú

Cấp bậc: Ưu tú

Bài viết : 556

Danh vọng : 646

Uy tín : 42

Nhận dạng một số chiến lược, chiến thuật của Trung Quốc hòng độc chiếm biển Đông Starto10
Người khổng lồ Trung Quốc một mặt uy hiếp Philippines, nhưng mặt khác lại mếu máo "mách" với Liên hiệp quốc là bị Việt Nam "bắt nạt" - Ảnh: The Philippines Star
      
Phó Thường dân
Phó Thường dân Webmaster

Cấp bậc: Webmaster

Giới tính : Nam

Bài viết : 1706

Danh vọng : 2233

Uy tín : 144

Nhận dạng một số chiến lược, chiến thuật của Trung Quốc hòng độc chiếm biển Đông China-10
Đối đầu Trung - Nhật trên biển Hoa Đông. Ảnh: Korea Times
"Chính sách tôi thách anh” là hành động khiêu khích, gây hấn của Trung Quốc với các nước khác.

"Chính sách tôi thách anh” đã từng được Trung Quốc sử dụng:

- Trong tranh giành ảnh hưởng với Mỹ ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương: Tháng 12/2013,  một chiến hạm của Trung Quốc suýt nữa thì va chạm với tàu USS Cowpens của Mỹ khi “sượt” qua con tàu tuần dương này trên khu vực hải phận quốc tế thuộc biển Đông.

- Trong tranh chấp với Nhật: Ngày 11/6/2014, một chiến đấu cơ của Trung Quốc bay cách một máy bay giám sát của Nhật chỉ khoảng 30 m trên vùng trời ở biển Hoa Đông. Đáng chú ý, sự việc này đã xảy ra 2 lần trong vòng chỉ vài tuần và là vụ mới nhất trong một chuỗi những vụ “giáp mặt” đầy nguy hiểm trên các vùng biển và vùng trời trên biển Hoa Đông.

- Xâm phạm chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ Việt Nam: Ngoài việc hạ đặt giàn khoan Hài Dương 981 trái phép, còn có hơn 100 tàu của Trung Quốc; trong đó có cả tàu quân sự xâm phạm vùng biển Việt Nam; tiến hành xua đuổi, đâm va, dùng vòi rồng bắn vào tàu công vụ, tàu cá; mở bạt che súng đe dọa dùng vũ lực,....; xây dựng đảo nhân tạo trên đá Gạc Ma và Chữ Thập.

Chính sách “tôi thách anh” của Trung Quốc dựa trên một số giả định: Thứ nhất, Trung Quốc cho rằng, đối phương muốn tránh những vụ tai nạn gây thương vong. Thứ hai, Trung Quốc cho rằng, đối phương muốn tránh xung đột thực sự. Thứ ba, Trung Quốc cho rằng, quân đội Nhật, Mỹ và Việt Nam đã được đào tạo kỹ, giàu kinh nghiệm, đủ khả năng để thực hiện sự kiềm chế trước các hành vi thách thức của Trung Quốc. Tuy nhiên, đây là những giả định đầy nguy hiểm bởi vì đúng là các binh sĩ đối phương được đào tạo kỹ lưỡng và có kỷ luật cao, nhưng họ cũng là những con người phải làm việc trong điều kiện áp lực cao. Do vậy, hành động của họ có thể không hoàn toàn có thể đoán trước. Thật khó để tưởng tượng liệu một thuyền trưởng tàu khu trục của Nhật - đối mặt với việc radar kiểm soát hỏa lực của nước khác ngắm bắn tàu của mình - sẽ quyết định đâu là cách tốt nhất để tự vệ giữa một bên là “đáp lễ” bằng hành động tương tự, hoặc thậm chí là khai hỏa trước.

Tóm lại, Trung Quốc đang chủ ý sử dụng lực lượng của mình theo cách mà va chạm hoặc tai nạn dễ dàng xảy ra hơn, nhưng lại trông đợi vào đối phương để đảm bảo rằng hậu quả như vậy sẽ tránh được. Nói một cách dân dã: "Bắc Kinh đang đùa với số phận".
      
Souvenir
Souvenir Ưu tú

Cấp bậc: Ưu tú

Bài viết : 556

Danh vọng : 646

Uy tín : 42

Nhận dạng một số chiến lược, chiến thuật của Trung Quốc hòng độc chiếm biển Đông Gian_k10
Giàn khoan Nam Hải-09 của Trung Quốc đang ở khu vực chưa phân định ranh giới trên Vịnh Bắc Bộ
      
Phó Thường dân
Phó Thường dân Webmaster

Cấp bậc: Webmaster

Giới tính : Nam

Bài viết : 1706

Danh vọng : 2233

Uy tín : 144

Nhận dạng một số chiến lược, chiến thuật của Trung Quốc hòng độc chiếm biển Đông China-11
Tấm bản đồ “đường 10 đoạn” (thêm một đoạn gần Đài Loan) phi pháp  mà Trung Quốc vừa phát hành. Ảnh: Xinhua
Để thực hiện “giấc mộng Trung Hoa”, Bắc Kinh sử dụng "chiến lược viễn giao cận công": Giao hảo với các nước lớn, nước ở xa; sinh sự, gây sức ép, tấn công các nước nhỏ, nước ở gần.

Điều này thể hiện một cách rõ ràng khi Trung Quốc chặn đường tất cả các nước lớn như Mỹ, Nga, Ấn Độ,... muốn can thiệp sâu vào vùng biển này.

Trong những ngày gần đây sự “ve vãn” của Trung Quốc với những nước không liên quan hoặc liên quan ít tới tranh chấp biển Đông ngày một rõ: Tặng cho Tonga (một quần đảo nhỏ ở Thái Bình Dương chỉ vỏn vẹn 100.000 dân) một chiếc máy bay động cơ cánh quạt 60 chỗ Xian MA-60 có giá trị khoảng 20 triệu USD, gồm cả phụ tùng thay thế và đào tạo phi công; mới cách đây ít ngày Trung Quốc đã mời một đoàn quân sự cấp cao của Thái Lan sang Trung Quốc để “tham vấn”,...

Chặn đứng âm mưu của Trung Quốc sẽ phụ thuộc phần lớn vào sự kiên cường, quyết liệt nhưng mềm mỏng và khôn khéo của Việt Nam. Trong thời gian tới, chúng ta sẽ phải tiếp tục kiên trì đấu tranh bằng biện pháp hòa bình; đồng thời tranh thủ, huy động sức mạnh của cộng đồng quốc tế để ngăn chặn hành động ngang ngược của Bắc Kinh.

Bên cạnh đó, cần phải nâng cao tinh thần cảnh giác chống âm mưu vừa ăn cướp vừa la làng; thậm chí là các hành động tự gây tổn hại để tạo cớ gây chiến của đối phương. Đồng thời chuẩn bị đầy đủ các phương án đối phó với tình huống xấu nhất là đối phương chủ động gây xung đột quân sự.
      
Phó Thường dân
Phó Thường dân Webmaster

Cấp bậc: Webmaster

Giới tính : Nam

Bài viết : 1706

Danh vọng : 2233

Uy tín : 144

Nhận dạng một số chiến lược, chiến thuật của Trung Quốc hòng độc chiếm biển Đông Biem-h11
Trong hơn hai thập kỷ qua, Bắc Kinh đã theo đuổi một chính sách nhất quán về vấn đề biển Đông, trong đó bao gồm hai vế chính: Tăng cường dần dần các yêu sách về lãnh thổ và quyền tài phán; đồng thời với đó là nỗ lực để trấn an khu vực về các ý định hòa bình của nước này. Các động thái gần đây của Trung Quốc nhằm củng cố yêu sách hàng hải của nước này đã khiến cho vế đầu tiên trở nên rõ ràng. Tuy nhiên, Trung Quốc lại thiếu những động thái trấn an dành cho phía các quốc gia Đông Nam Á về ý định ôn hòa của nước này. Thật vậy, không những không xoa dịu mối lo ngại từ các quốc gia Đông Nam Á về cách hành xử quyết đoán của mình, Trung Quốc còn kích động các nước này bằng việc khai thác một cách trắng trơn sự chia rẽ trong ASEAN để nhằm tăng thêm các lợi ích quốc gia của riêng họ.

Từ khi ông Tập Cận Bình lên nắm quyền tới nay, Trung Quốc đã chuyển sang thực hiện "chiến lược hai mặt” đầy nguy hiểm trong các vấn đề tranh chấp biển đảo với láng giềng. Một mặt, Trung Quốc có những hành vi đơn phương để bắt nạt láng giềng như thiết lập vùng nhận diện phòng không trên biển Hoa Đông, kéo giàn khoan xuống biển Đông, xuất bản bản đồ “đường 10 đoạn” mới. Mặt khác, Trung Quốc lại rêu rao rằng chính Mỹ mới là nước đang “gây chuyện” trong khu vực với ý đồ lôi kéo các nước khác kiềm chế Trung Quốc.

Trong tương lai gần, Trung Quốc vẫn sẽ tiếp tục đi trên con đường “một mình một lối” bất chấp luật pháp và cộng đồng quốc tế. Nguyên nhân là do sự ích kỷ, hẹp hòi của chủ nghĩa dân tộc, động lực của lực lượng vũ trang nước này, bên cạnh đó là “niềm tin và tính cách chiến lược” của các lãnh đạo cấp cao nước này.
      
Phó Thường dân
Phó Thường dân Webmaster

Cấp bậc: Webmaster

Giới tính : Nam

Bài viết : 1706

Danh vọng : 2233

Uy tín : 144

Nhận dạng một số chiến lược, chiến thuật của Trung Quốc hòng độc chiếm biển Đông 71593810
"Chính sách ngoại giao tàu chiến" của Trung Quốc trên biển Đông là liên tục chủ động gây tranh chấp; khi có bất đồng thì “bác bỏ chúng, từ chối thảo luận về chúng và nếu cần thì dùng vũ lực”. Mục tiêu dễ thấy của mô hình chính sách ngoại giao tàu chiến thế kỷ 21 này là Việt Nam và Philippines.

Chính sách ngoại giao tàu chiến được thể hiện rất rõ thông qua việc Trung Quốc sử dụng "chiến thuật cây gậy nhỏ"Nhận dạng một số chiến lược, chiến thuật của Trung Quốc hòng độc chiếm biển Đông Empty (cải biến một số tàu chiến cũ thành tàu chấp pháp; đồng thời đưa tàu chiến hạng nhẹ (trang bị đặc chủng phù hợp với hoạt động tuần tra trên vùng biển gần và tác chiến chống tấn công bất ngờ) lên tuyến đầu để dồn ép nhằm chiếm lấy không gian hoạt động của các nước khác), triển khai tàu sân bay Liêu Ninh tới biển Đông (26/11/2012); gần đây nhất đã đưa cả giàn khoan, tàu chiến tới vùng biển của Việt Nam; ngang nhiên tấn công các tàu chấp pháp cùng ngư dân ta, thậm chí bắt giữ cả người và phương tiện của ta trong vùng biển Việt Nam.
      
Phó Thường dân
Phó Thường dân Webmaster

Cấp bậc: Webmaster

Giới tính : Nam

Bài viết : 1706

Danh vọng : 2233

Uy tín : 144

Nhận dạng một số chiến lược, chiến thuật của Trung Quốc hòng độc chiếm biển Đông Tin-tu10
Chiến lược “tằm ăn rỗi” (tên gọi khác là "tằm ăn dâu") của Trung Quốc là thông qua việc thực hiện đều đặn, tuần tự một loạt các biện pháp nhỏ, không biện pháp nào trong số đó có thể khơi mào chiến tranh, Bắc Kinh mong muốn dần dần thay đổi hiện trạng theo hướng có lợi cho mình. Ở cả biển Đông và biển Hoa Đông, sự xâm chiếm từng phần của Trung Quốc nhằm buộc các bên yêu sách khác không thể xâm phạm chủ quyền của Trung Quốc và giúp Trung Quốc đẩy mạnh các yêu sách lãnh thổ và biển của mình.

Bằng các biện pháp xâm lược âm thầm như vậy, chiến lược của Trung Quốc có mục tiêu hạn chế đáng kể lựa chọn của các nước đối phương bằng cách gây nhiễu loạn các kế hoạch ngăn chặn của họ và khiến họ khó triển khai hành động đáp trả một cách thích hợp hoặc hiệu quả.

Mục tiêu của Trung Quốc ở biển Đông là thực hiện từng bước chắc chắn hợp pháp hóa sự hiện diện của mình ở 80% vùng biển mà nước này hiện tuyên bố chủ quyền chính thức “đường lưỡi bò”. Thông qua những hành động lập đi lập lại liên tục, Trung Quốc đang cố gắng khắc sâu sự hiện diện lâu dài của mình ở các vùng này.

Trong số những cách thức mà Bắc Kinh tìm kiếm để củng cố “sự thực” mới ở không gian biển Đông là việc cho thuê các vùng lãnh thổ có dầu khí và ngư trường bên trong các vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý của nước khác. Thành lập cái gọi là “thành phố Tam Sa” trên đảo Phú Lâm thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam, như một tiền đồn quản lý biển Đông, thành lập một chính quyền dân sự tại chỗ và một lực lượng quân sự đồn trú nhằm giám sát toàn bộ khu vực. Trong nỗ lực mới nhất thực hiện cái gọi là “việc đã rồi” đối với dã tâm xâm chiếm quần đảo Hoàng Sa, nước này còn ngang nhiên khởi động các chuyến du lịch biển tới các đảo tranh chấp này. Gần đây nhất là dùng giàn khoan như một lãnh thổ di động, cải tạo phi pháp tại ít nhất 5 bãi đá trong quần đảo Trường Sa thuộc chủ quyền Việt Nam, xuất bản bản đồ "đường 10 đoạn", bắt giữ ngư dân Việt Nam, ban hành Luật Bảo vệ cơ sở quân sự với điều khoản cấm đánh bắt thủy hải sản và xây dựng dân sự tại “vùng biển cấm” theo định nghĩa của Bắc Kinh,...
      
Puzzle
Puzzle Tích cực

Cấp bậc: Tích cực

Giới tính : Nam

Bài viết : 455

Danh vọng : 748

Uy tín : 83

Nhận dạng một số chiến lược, chiến thuật của Trung Quốc hòng độc chiếm biển Đông 2014_110
Trung Quốc luôn thực hiện "chính sách hai mặt với ASEAN trong vấn đề Biển Đông": Một mặt muốn phát triển quan hệ với ASEAN, mặt khác lại không muốn ASEAN lớn mạnh và có vai trò lớn trong các vấn đề an ninh khu vực.

Trung Quốc tiến hành chia rẽ, phân hóa các nước ASEAN nhằm phân tán sức mạnh đoàn kết của ASEAN. Một khi ASEAN bị chia rẽ, không coi Biển Đông là vấn đề chung của hiệp hội mà chỉ là vấn đề giữa Trung Quốc với một nước ASEAN thì Trung Quốc có thể dễ đạt được các thỏa hiệp có lợi nhất về vấn đề Biển Đông. Nhằm mục tiêu ấy, Trung Quốc đã lợi dụng sự bất đồng về lợi ích, về quan điểm giải quyết các tranh chấp lãnh thổ trên Biển Đông của các nước ASEAN có tuyên bố chủ quyền để gây chia rẽ, không để các nước này đoàn kết thành một khối đối trọng với Trung Quốc. Bên cạnh đó, Trung Quốc sử dụng con bài viện trợ để các nước này vì lợi ích quốc gia trước mắt mà không ủng hộ các nước ASEAN khác trong “hồ sơ Biển Đông”; chủ trương đàm phán riêng rẽ đối với các nước có liên quan trực tiếp đến tranh chấp ở Biển Đông để đạt lợi ích riêng. Trung Quốc tăng cường ảnh hưởng đối với các nước ASEAN khác nhằm tách họ khỏi các vấn đề Biển Đông, tập trung vào bao vây, cô lập Việt Nam với các nước ASEAN, vì Trung Quốc cho rằng, Việt Nam là lực cản lớn nhất đối với chiến lược độc chiếm Biển Đông của Trung Quốc.

Trung Quốc chủ trương chủ yếu đàm phán song phương với từng nước ASEAN, không đàm phán chung với cả hiệp hội về vấn đề Biển Đông. Chủ trương của Trung Quốc là thể hiện chủ quyền ở Biển Đông thuộc về Trung Quốc và làm giảm vai trò, sức mạnh tập thể của ASEAN trong các vấn đề an ninh khu vực, qua đó làm tăng vai trò nước lớn của Trung Quốc.

Cùng với việc phản đối đàm phán về vấn đề Biển Đông với ASEAN, Trung Quốc đồng thời vô hiệu hóa các nội dung về Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC) mà hai bên đã ký kết năm 2002. Trung Quốc luôn nói tuân thủ DOC nhưng thực tế, Trung Quốc trắng trợn hạ đặt trái phép giàn khoan Hải Dương 981 vào sâu trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam từ ngày 1-5-2014, đưa các tàu, kể cả tàu chiến và máy bay quân sự chủ động đâm va, dùng vũ lực đối với các lực lượng dân sự thi hành pháp luật của Việt Nam, đâm chìm tàu cá của ngư dân ta, đe dọa an toàn hàng hải, hàng không trên Biển Đông, bất chấp phản đối của Việt Nam và nhiều quốc gia, tổ chức quốc tế.

Trung Quốc tìm lý do trì hoãn bàn với ASEAN về Bộ Quy tắc ứng xử của các bên ở Biển Đông (COC). Trong khi chưa hoàn tất COC, Trung Quốc đã vi phạm nghiêm trọng DOC!

Trung Quốc cũng lôi kéo ASEAN ngăn chặn ảnh hưởng của Mỹ ở khu vực. Trung Quốc luôn coi Đông Nam Á là “khu vực ảnh hưởng truyền thống” của mình. Trước việc Mỹ thực hiện chính sách “tái cân bằng” ở khu vực, lấy Biển Đông làm khâu đột phá để làm suy yếu ảnh hưởng của Trung Quốc, nước này đã tìm cách phản công lại bằng cách quy kết lập trường của Mỹ về Biển Đông chỉ mang lại lợi ích cho Mỹ, không có lợi cho ASEAN.

Trung Quốc ban hành các quy định về vùng đặc quyền kinh tế, cấm các nước khác khảo sát, đo đạc trong vùng đặc quyền kinh tế của Trung Quốc; phản đối hoạt động của các tàu do thám Mỹ, muốn đẩy Hải quân Mỹ ra khỏi Biển Đông nhằm phá thế bao vây về quân sự của Mỹ. Đồng thời, Trung Quốc có ý đồ dùng quân sự để khống chế các đường hàng hải quốc tế ở Biển Đông, nhằm ngăn chặn ảnh hưởng của Mỹ ở khu vực và hạn chế khả năng Mỹ can thiệp vào vấn đề Đài Loan khi có tình huống xảy ra.

Trung Quốc đang thực hiện ý đồ kiểm soát Biển Đông bằng “sức mạnh mềm”, đồng thời độc đoán, liều lĩnh hơn trong khẳng định yêu sách chủ quyền. Trung Quốc tăng cường đầu tư cho quân sự, quyết tâm thực hiện ba nhiệm vụ quan trọng là: Mạnh về hải quân để trở thành cường quốc biển; chạy đua trên vũ trụ; giành ưu thế về công nghệ thông tin, chiến tranh mạng.

Kể từ năm 1988 đến nay, Trung Quốc đã tăng ngân sách quốc phòng lên 13 lần, do đó, quân đội Trung Quốc đã có hải quân vào loại mạnh nhất châu Á. Hải quân và kiểm ngư Trung Quốc tăng cường hoạt động ở khu vực “đường lưỡi bò” để gây sức ép với các nước ASEAN, tạo sự lo ngại va chạm của các nước có liên quan để các nước này không dám phản đối Trung Quốc. Nước này đã sử dụng các tàu thăm dò, tàu đánh cá hoạt động ở những vùng tranh chấp và tiến hành các biện pháp nhằm dân sự hóa sự hiện diện của Trung Quốc.

Song song với việc áp đặt chủ quyền tại quần đảo Hoàng Sa, ngang nhiên đưa nhiều tàu đánh cá vào hoạt động ở ngư trường truyền thống của Việt Nam, Trung Quốc còn phái một đoàn tàu đánh cá đến Trường Sa. Khi dựa trên một đoàn tàu “dân sự” ngày càng mạnh của Cục Quản lý Đại dương hay của Cơ quan Ngư chính, mà tàu, thuyền được trang bị vũ khí hạng nặng, Trung Quốc đang dùng chính sách “sự đã rồi” để áp đặt chủ quyền của họ.

Trung Quốc cũng phản đối “quốc tế hóa” vấn đề Biển Đông, tránh đưa tranh chấp ra các cơ chế phán quyết quốc tế. Trung Quốc luôn yêu cầu đàm phán song phương với từng nước tranh chấp chủ quyền ở Trường Sa, luôn khước từ một bên thứ ba can thiệp vào những tranh chấp trên Biển Đông vì muốn dùng áp lực nước lớn “nói chuyện” với các nước nhỏ; phản đối Phi-líp-pin, Việt Nam đưa vấn đề tranh chấp ra Tòa Trọng tài Thường trực Quốc tế (PCA). Trung Quốc né tránh sử dụng luật pháp quốc tế, trong đó có UNCLOS 1982, điều này chứng tỏ Trung Quốc yếu thế về cơ sở pháp lý trong các yêu sách chủ quyền phi lý của họ trên Biển Đông.

Gần đây, Trung Quốc chủ động yêu cầu Tổng Thư ký Liên hợp quốc (LHQ) cho lưu hành bức thư vu khống Việt Nam đến tất cả 193 quốc gia thành viên của tổ chức quốc tế này. Khỏi phải nói, Trung Quốc “đổi trắng thay đen” thế nào. Thử hỏi, nếu đã gửi công hàm “phản đối” Việt Nam lên LHQ thì liệu Trung Quốc có chấp thuận để cho tổ chức này phân xử những tranh chấp không? Chắc chắn là không. Sự chỉ trích của cộng đồng quốc tế với hành động của Trung Quốc ngày càng mạnh mẽ và việc Trung Quốc gửi “thư phản đối” lên Tổng Thư ký LHQ không chỉ là để bác bỏ công hàm trước đó của Việt Nam gửi Tổng Thư ký LHQ, mà chính là một nỗ lực làm giảm bớt sức cộng hưởng của vấn đề này trong dư luận thế giới. Phải chăng, Trung Quốc gửi thư này là muốn LHQ sẽ “hợp thức hóa” việc họ hạ đặt giàn khoan trái phép trong vùng biển của Việt Nam? Kháng thư gửi LHQ còn có thể được hiểu rằng, Trung Quốc sẽ có những bước leo thang mới trên Biển Đông và tìm cách xoa dịu trước những tác động tiêu cực tiềm năng do hành động của họ gây nên.

      
Phó Thường dân
Phó Thường dân Webmaster

Cấp bậc: Webmaster

Giới tính : Nam

Bài viết : 1706

Danh vọng : 2233

Uy tín : 144

Nhận dạng một số chiến lược, chiến thuật của Trung Quốc hòng độc chiếm biển Đông Redsvn10
Phải thường xuyên nâng cao cảnh giác đề phòng các tàu chiến ẩn dưới cái vỏ chấp pháp của Trung Quốc
Chiến lược “hải quân hóa các tàu chấp pháp biển” được Trung Quốc manh nha triển khai vào những năm đầu đầu thế kỷ này. Năm 2006, Bắc Kinh hoán cải 2 tàu hộ vệ Type 053H là 509 Thường Đức và 510 Thiệu Hưng thành tàu Hải Cảnh 1002 và 1003. Các năm tiếp theo cũng có hiện tượng này, nhưng có lẽ đây chỉ là các biện pháp chữa cháy trong điều kiện thiếu tàu chấp pháp công vụ. Tuy nhiên, đến giai đoạn năm 2012-2013, nó đã trở thành một chiến lược rõ rệt với hàng chục chiến hạm có lượng giãn nước rất lớn được biến đổi chức năng, nhiệm vụ. Liên tục trong 2 năm 2012 và 2013, lực lượng chấp pháp biển của Trung Quốc đưa vào biên chế gần 20 tàu hải giám và ngư chính mới với lượng giãn nước rất lớn. Đây chính là điểm khởi đầu của chiến lược nguy hiểm mới của Trung Quốc: “Quân sự hóa các hoạt động chấp pháp” hay còn gọi là “Hải quân hóa các tàu chấp pháp biển”. Trong đó, phần lớn là các tàu hải giám. Các tàu này đều có số hiệu 3 chữ số như: Hải giám 110 (tàu kéo Bắc Đà 710 chuyển loại thành), Hải giám 111 (tàu phá băng Hải Băng 723 biến tướng thành), Hải giám 112 (tàu quét/rải lôi 814 Liêu Ninh Type 918 hoán cải thành), Hải giám 137 (tàu kéo Đông Đà 830 chuyển loại thành), Hải giám 167 (tàu kéo Nam Đà 154), Hải giám 168 (tàu điều tra hải dương Nam Điều 411), Hải giám 169 (tàu trinh sát điện tử Hải Vương Tinh 852), Hải giám 852 (tàu vận tải đổ bộ Nam Vận 830), Ngư chính 206, 311, 312,…. với lượng giãn nước vài nghìn tấn. Ngoài ra, còn có 2 tàu Hải giám 20 và 32 được hoán chuyển từ tàu săn ngầm Type 037. Điểm đáng chú ý là các tàu hải quân hoán chuyển thuộc rất nhiều loại khác nhau, gần như bao hàm đủ cả các loại tàu thuộc một hạm đội hải quân chính quy.

Mục đích chính của Trung Quốc không đơn giản là cần các tàu lớn để chiếm ưu thế trong tranh chấp trên biển, đây không chỉ đơn thuần là hành động tận dụng các tàu hải quân cũ để làm tàu chấp pháp mà rất có thể ẩn giấu đằng sau chiến lược “quân sự hóa các hoạt động chấp pháp biển” của Trung Quốc còn có một mưu đồ nguy hiểm hơn rất nhiều. Dưới lốt các tàu chấp pháp dân sự, các tàu hải giám, ngư chính này được “phù phép” nhằm mục đích tiếp cận những khu vực tàu hải quân Trung Quốc không được phép bén mảng, thực hiện những nhiệm vụ mà tàu hải quân không thể thực hiện được trên lãnh hải của nước khác như: Trinh sát, giám sát hoạt động của đối phương; đo đạc, điều tra đáy biển, thăm dò tài nguyên,...
      
Souvenir
Souvenir Ưu tú

Cấp bậc: Ưu tú

Bài viết : 556

Danh vọng : 646

Uy tín : 42

Nhận dạng một số chiến lược, chiến thuật của Trung Quốc hòng độc chiếm biển Đông 640_pr10
Vừa rút giàn khoan, Trung Quốc đã tuyên bố sẽ tung "nhà máy khí hóa lỏng nổi" với công suất 2,4 triệu tấn, khai thác ở độ sâu tới 1500 mét nhằm độc chiếm biển Đông - Ảnh: E&T
      
Cựu học viên
Cựu học viên Xuất sắc

Cấp bậc: Xuất sắc

Giới tính : Nam

Bài viết : 1328

Danh vọng : 2216

Uy tín : 54

Giới học thuật Trung Quốc đang làm gì?
Tư tưởng “Đại Hán” ngày nay của Trung Quốc đang xây dựng một chiến lược an ninh hải dương theo ngược chiều văn minh, khiến một góc của thế giới rơi vào cảnh bất an.

Liệu các nước trong khu vực có cùng sự tổn hại bởi chiến lược hải dương bá đạo đó có nên hợp tác mạnh mẽ, toàn diện và có mục tiêu hơn trong lĩnh vực khoa học liên quan đến biển?

Sách lược ngoại giao ương ngạnh cùng với những hành động khơi mào khiêu khích hoặc ngang nhiên gây hấn của các lực lượng quân sự và dân sự Trung Quốc trên biển Đông những năm gần đây khiến nhiều nước lo ngại. Vấn đề đường lối của Trung Quốc trên biển Đông đã khiến chính giới ở các nước xung quanh quan sát hằng ngày từng động thái, học giới thì đào sâu phân tích.

Học giả - Mưu sĩ

Nhìn riêng vào lĩnh vực học thuật, từ sau năm 2009, số lượng học giả quốc tế quan tâm nghiên cứu lĩnh vực chính trị và địa chính trị vùng biển Đông đột nhiên tăng nhanh.

Một vài học giả Trung Quốc - tiêu biểu như giáo sư Học viện Ngoại giao Nhâm Viễn Triết (Ren Yuanzhe) - lý giải hiện tượng này rằng đó là do sự xung đột lợi ích giữa Trung Quốc với Mỹ, rằng các học giả Mỹ nghiên cứu sâu sát vấn đề này với mục đích tư vấn chiến lược cho Chính phủ Mỹ trong việc đối phó Trung Quốc(1).

Nhưng thật ra cách nhìn này chỉ đúng một mặt của hiện tượng, bởi một số không ít học giả không phải người Mỹ, và mặt khác, phần lớn nghiên cứu của họ nhằm vào mục tiêu tìm kiếm một giải pháp hòa bình và ổn định cho khu vực biển Đông và các nước Đông Nam Á.

Dính đến truyền thông về sự trỗi dậy của Trung Quốc, gần đây người ta thường nghe gắn với cụm từ “lợi ích cốt lõi”. Lợi ích này là gì, nhiều hay ít, lớn hay nhỏ? Theo định nghĩa của Phòng báo chí Quốc vụ viện Trung Quốc công bố hồi năm 2011 thì “Lợi ích cốt lõi của Trung Quốc bao gồm những lợi ích tồn tại trong các mặt: chủ quyền quốc gia, an ninh quốc gia, lãnh thổ hoàn chỉnh, quốc gia thống nhất...”(2).

Tất cả các phạm trù này khi được diễn giải chi tiết đều thấy tổn hại đến lợi ích của các nước xung quanh.

Ở Trung Quốc, một bộ phận học giả ngày nay có vai trò như những mưu sĩ thời xưa, hoặc là tư tưởng của họ được chính phủ áp dụng hoặc là họ diễn giải hay phân tích tính khả thi các chủ trương của chính phủ. Theo một số chuyên gia, khi nắm và giữ được lợi ích cốt lõi, vấn đề đưa Trung Quốc trở thành cường quốc hải dương số 1 thế giới chỉ còn là một tiến trình.

An ninh hải dương tuy là một bộ phận của an ninh quốc gia nhưng được xem là mục tiêu trọng yếu, vì nó chi phối, đan xen và củng cố hoàn thiện các mục tiêu chủ quyền quốc gia, lãnh thổ hoàn chỉnh và quốc gia thống nhất. Nhiều công trình, hạng mục nghiên cứu chiến lược an ninh hải dương đã và đang được Trung Quốc ráo riết thực hiện.

Tiêu biểu, chúng ta có thể lướt qua công trình “Nghiên cứu chiến lược an ninh hải dương Trung Quốc” của tiến sĩ Kim Vĩnh Minh - chủ nhiệm Trung tâm Nghiên cứu luật biển thuộc Viện Khoa học xã hội Thượng Hải - công bố vào tháng 8-2012(3). Theo nghiên cứu của tiến sĩ Kim, mục tiêu chiến lược để đưa Trung Quốc trở thành cường quốc hải dương số 1 sẽ trải qua ba giai đoạn:

1 - Mục tiêu chiến lược cận kỳ (2012-2020). Chủ yếu là cố gắng giữ bình ổn vấn đề hải dương, giảm tối đa các mối uy hiếp hoặc tổn hại trên biển đối với Trung Quốc. Mục tiêu cụ thể là xây dựng, hoàn thiện thể chế và cơ chế, bao quát việc thiết lập các cơ cấu tổ chức quản lý sự vụ hải dương quốc gia; hoàn thiện chế độ pháp luật và chính sách trong lĩnh vực hải dương nhằm sáng tạo các điều kiện thu hồi các đảo, đá, bãi đá ngầm.

2 - Mục tiêu chiến lược trung kỳ (2021-2040). Sáng tạo các điều kiện, dựa vào lực lượng tổng hợp quốc gia, cố gắng giải quyết riêng các vấn đề hải dương trọng yếu (như vấn đề Nam Hải), thực hiện mục tiêu cường quốc hải dương khu vực. Mục tiêu cụ thể là từng bước thu hồi và khai thác các đảo, đá, bãi đá ngầm mà nước khác chiếm đóng, giữ quyền tự chủ khai thác, việc hợp tác khai thác và cộng đồng khai thác là sách lược bổ trợ.

3 - Mục tiêu chiến lược viễn kỳ (2041-2050). Tổng hợp thực lực đầy đủ về kinh tế và khoa học kỹ thuật, xử lý toàn diện và giải quyết vấn đề hải dương, hoàn thành sự nghiệp lớn thống nhất đất nước, thực hiện mục tiêu cường quốc hải dương thế giới. Mục tiêu cụ thể là quản lý 3 triệu km2 hải vực không một trở ngại nào, tự do sử dụng hải dương toàn cầu với các nguồn lợi của nó.

Bản chất tham lam vô tận

Nhìn tổng quan cũng thấy được chiến lược này phản ánh khá rõ bản chất tham lam vô tận của một bộ phận trí thức và chính giới Trung Quốc, với tham vọng theo đuổi đến cùng mục tiêu làm chủ trọn vùng biển Đông, khu vực quần đảo Điếu Ngư, sáp nhập Đài Loan để thống nhất quốc gia.

Theo các kế hoạch cụ thể nhằm thực thi cho từng giai đoạn của chiến lược này, điểm lo ngại nhất thể hiện trong phân tích của tiến sĩ Kim là vấn đề hợp thức hóa khu vực bên trong đường chữ U: “cố gắng giải quyết riêng các vấn đề hải dương trọng yếu (như vấn đề Nam Hải)”, để khu vực này hoàn toàn thuộc sở hữu của Trung Quốc.

Trong vai trò hoạch định chiến lược, tiến sĩ Kim không đi sâu vào giải pháp chuyên môn thuộc phần việc nghiên cứu luật pháp, tuy nhiên ông ta nhìn ra được sự trở ngại mấu chốt từ bên trong, tức là vấn đề phải giải thích như thế nào về tính pháp lý của đường chữ U để nó có sự tương thích với Công ước Luật biển của Liên Hiệp Quốc.

Tiến sĩ Kim cũng đặt ra vấn đề là Chính phủ Trung Quốc phải nhanh chóng chọn thời cơ thích hợp để công bố “Sách trắng về chính sách đường 9 đoạn Nam Hải”, gồm “bản học giới” và “bản chính phủ”, đề ra việc nên có hai bản sách trắng có lẽ một bản nhằm để ổn định tình hình phân tán trong nghiên cứu lý luận và một bản dành cho vấn đề ngoại giao.

Vài học giả khác lại có những gợi ý cụ thể trong quá trình thực thi chiến lược an ninh hải dương. Theo phó giáo sư Giang Hồng Nghĩa (Jiang Hongyi) - phó viện trưởng Học viện Chính trị và quản lý công thuộc Đại học Hải Nam, Chính phủ Trung Quốc nên ưu tiên dùng chiến lược xây dựng khung pháp lý thích hợp để từng bước hợp thức hóa vùng biển Đông, tránh đối đầu quân sự.

Trong lúc khung pháp lý chưa hoàn bị, chưa thể quản lý hợp pháp toàn bộ diện tích bên trong phạm vi đường chữ U, biện pháp trước mắt để chế ngự biển Đông là lấy khoa học kỹ thuật làm phương tiện hàng đầu, lấy kinh tế làm nền tảng, lấy sức mạnh quân sự yểm trợ các hoạt động khoa học.

Phó giáo sư Giang cho rằng: “Trước mắt, cạnh tranh quốc tế trên biển thực tế chỉ là sự cạnh tranh về trình độ khoa học kỹ thuật, khoa học kỹ thuật có chiếm ưu thế thì mới làm chỗ dựa cho quyền chủ động khai thác...”(4).

Nhìn biện pháp trước mắt mà ông Giang Hồng Nghĩa đưa ra, chúng ta có thể thấy nó đã được ứng dụng phần nào trong sự kiện giàn khoan Hải Dương 981 vừa qua. Còn rất nhiều loại hình hoặc hình thức thuộc nội dung khoa học kỹ thuật khác có thể được thi triển trong giai đoạn chiến lược cận kỳ, mãi đến giai đoạn trung kỳ, và các quốc gia có đường biên xung quanh đường chữ U thách thức ấy sẽ đầy khó khăn trong tương lai.

Qua nhiều thay đổi, Công ước Luật biển 1982 lần đầu tiên mang đến quyền thụ hưởng chính đáng và bình đẳng cho tất cả các quốc gia ven biển, đánh dấu một nấc thang trong tiến trình văn minh nhân loại. Thế kỷ 21 được gọi là “Thế kỷ hải dương”, các quốc gia sở hữu vùng biển đều nhìn ra lợi ích và tiềm năng từ biển, mọi khả năng trí tuệ và sức lực có thể đang được vận dụng tối đa nhằm đưa nguồn lợi từ biển phục vụ con người.

Nhưng tư tưởng Đại Hán ngày nay của Trung Quốc lại xây dựng một chiến lược an ninh hải dương theo ngược chiều văn minh, khiến một góc của thế giới rơi vào cảnh bất an.

Liệu các nước trong khu vực có cùng sự tổn hại bởi chiến lược hải dương bá đạo của Trung Quốc có nên hợp tác mạnh mẽ, toàn diện và có mục tiêu hơn trong lĩnh vực khoa học liên quan đến biển, ngoài sự hợp tác/tương trợ trong các lĩnh vực kinh tế, quân sự?

Câu trả lời đã rất rõ ràng.


(1): Nhâm Viễn Triết (Ren Yuanzhe/), “Vấn đề Nam Hải và an ninh khu vực: Góc nhìn của học giả Tây phương”, Ngoại Giao Bình Luận (tạp chí của Học viện Ngoại giao Trung Quốc), số 4-2012.

(2): Sự phát triển hòa bình của Trung Quốc, Phòng báo chí Quốc vụ viện nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa biên soạn, Nhà xuất bản Nhân Dân, 2011.

(3): Kim Vĩnh Minh (Jin Yongming/), toàn văn đăng trên Quốc Tế Triển Vọng (World Outlook , tạp chí của Viện nghiên cứu quốc tế - Thượng Hải), số 4-2012.

(4): Giang Hồng Nghĩa (Jiang Hongyi/), “Nhìn lại vấn đề nghiên cứu Nam Hải và phân tích yếu điểm cơ bản về chính trị hải dương”, tạp chí Thế Giới Kinh Tế Và Chính Trị Luận Đàn, số 4, tháng 7-2013.
      
Souvenir
Souvenir Ưu tú

Cấp bậc: Ưu tú

Bài viết : 556

Danh vọng : 646

Uy tín : 42

Nhận dạng một số chiến lược, chiến thuật của Trung Quốc hòng độc chiếm biển Đông South-10
Báo Global Times (của Trung Quốc) ngày 12/8/2014 đưa tin Trung Quốc vừa xuất bản cuốn sách đầu tiên về “đường 9 đoạn” hay còn gọi là “đường lưỡi bò” phi lý mà Trung Quốc tự vẽ ra để đòi hỏi chủ quyền đối với hầu hết biển Đông.

Tác giả cuốn sách là các chuyên gia hàng hải thuộc Viện Hàng hải Trung Quốc, Trường Luật - Đại học Thanh Hoa và Hiệp hội Luật Quốc tế.

Sách ngang nhiên kết luận rằng, bất cứ nỗ lực hoặc hành động nào nhằm bác bỏ hoặc tước đoạt các quyền mà “đường 9 đoạn” thiết lập nên đều sai lầm và không thực tế về chính trị.

Gao Zhiguo (một trong các tác giả của cuốn sách) nói rằng sách là sự tổng kết rõ ràng và “giải thích định nghĩa cũng như cơ sở hợp pháp” của đường 9 đoạn, cung cấp “nền tảng hợp pháp để Trung Quốc bảo vệ chủ quyền biển”.

Tuy nhiên, bài báo trên Global Times không nêu được bất kỳ chi tiết nào liên quan việc “làm rõ” các cơ sở pháp lý dựa trên luật pháp quốc tế của “đường lưỡi bò” tai tiếng.
      
Souvenir
Souvenir Ưu tú

Cấp bậc: Ưu tú

Bài viết : 556

Danh vọng : 646

Uy tín : 42

Nhận dạng một số chiến lược, chiến thuật của Trung Quốc hòng độc chiếm biển Đông Ag-ae410
Theo WSJ: Trung Quốc tuyên bố sẽ xây hải đăng trên 5 hòn đảo ở Biển Đông nhằm tạo sự “bình thường mới”?
      
Souvenir
Souvenir Ưu tú

Cấp bậc: Ưu tú

Bài viết : 556

Danh vọng : 646

Uy tín : 42

Nhận dạng một số chiến lược, chiến thuật của Trung Quốc hòng độc chiếm biển Đông 616x3410
Theo Inquirer: Ngày 18/8/2014, Trung Quốc đưa hai tàu nghiên cứu thủy văn tới khu vực bãi Cỏ Rong thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam. Điều này khiến Tổng thống Philippines Benigno Aquino phải lên tiếng cảnh báo. Ông nói: “Họ đang làm gì ở đó? Họ đang nghiên cứu cái gì? Tôi hy vọng (sự hiện diện của họ) không làm gia tăng căng thẳng”.
      
      

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Về Đầu Trang  Thông điệp [Trang 1 trong tổng số 4 trang]

Chuyển đến trang : 1, 2, 3, 4  Next

Quyền hạn của bạn

Bạn không có quyền trả lời bài viết
free counters



  • Đoàn Ngọc Khánh

    mobile phone 098 376 5575


    Đỗ Quang Thảo

    mobile phone 090 301 9666


    Nguyễn Văn Của

    mobile phone 090 372 1401


    IP address signature
    Create a forum on Forumotion | ©phpBB | Free forum support | Báo cáo lạm dụng | Thảo luận mới nhất