Change background image
LOVE quotion

Bắt đầu từ 4.53' thứ Hai ngày 17/10/2011


You are not connected. Please login or register

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Go down  Thông điệp [Trang 1 trong tổng số 1 trang]

LQ2
LQ2 Ưu tú

Cấp bậc: Ưu tú

Giới tính : Nam

Bài viết : 547

Danh vọng : 1176

Uy tín : 51

VnExpress - “Bản chất chính thể của Việt Nam là dân chủ. Tên Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa cũng thể hiện bản chất này nhưng ở một dạng khác", ông Phan Trung Lý, Trưởng ban Biên tập dự thảo sửa đổi Hiến pháp chia sẻ tại buổi họp tổ chiều 27/5.

Tiếp tục góp ý cho dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992, Phó trưởng ban Nội chính Phan Đình Trạc nêu nhiều ý kiến chi tiết. Về vấn đề tên nước, ông Trạc đồng tình với phương án giữ nguyên tên Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong dự thảo mới nhất trình Quốc hội.

Tuy nhiên, phần giải trình cho phương án này được ông Trạc đánh giá là "gượng ép và không thuyết phục". Dẫn lại báo cáo, ông Trạc cho rằng, tên nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa do Chủ tịch Hồ Chí Minh đặt không làm ảnh hưởng tới nội hàm xây dựng xã hội chủ nghĩa và con đường, mục tiêu phát triển.

Chính thể Việt Nam là cộng hòa Ongtra10
Phó trưởng ban Nội chính trung ương Phan Đình Trạc,
Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội Nghệ An. Ảnh: Nguyễn Hưng.
Dẫn ví dụ quốc hiệu của Cộng hòa Dân chủ nhân dân Lào và Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, không có cụm từ “xã hội chủ nghĩa” trong tên nước song họ vẫn xây dựng chủ nghĩa xã hội, ông Trạc nói: “Tôi chưa nghĩ ra cách gì giải thích thuyết phục nhưng tôi chấm dấu hỏi ở đây”.

“Dấu hỏi” của ông Phan Đình Trạc sau đó được Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Phan Trung Lý, Trưởng ban Biên tập Ủy ban dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992 chia sẻ. Theo ông Lý, khi ban biên tập lập luận cho phương án tên nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa thì đã giải trình “rất thuyết phục”. Sự thuyết phục này thậm chí được Chủ nhiệm Ủy ban Đối ngoại Quốc hội Trần Văn Hằng cho là "còn hơn cả lập luận về tên nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam".

Tuy nhiên, theo ông Lý, nhiều người cũng đã bày tỏ ý kiến rằng, giá như năm 1976 chúng ta đừng đổi tên nước.“Nhiều người muốn trở lại tên nước rất bình dị, gần gũi với chúng ta là Việt Nam Dân chủ Cộng hòa”, ông nói.

Theo ông, pháp luật đã khẳng định rõ, Việt Nam chính thể là cộng hòa, bản chất là dân chủ. Tên Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam cũng thể hiện bản chất này nhưng ở một dạng khác.

“Hai tên gọi ấy không làm ảnh hưởng tới định hướng xã hội chủ nghĩa. Tuy nhiên bây giờ thay rồi đổi lại thì phiền toái, tốn kém gây nên nhiều vấn đề”, Trưởng ban biên tập dự thảo sửa đổi Hiến pháp bày tỏ.

Chính thể Việt Nam là cộng hòa Ongly10
Trưởng ban Biên tập Ủy ban dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992 Phan Trung Lý. Ảnh: Nguyễn Hưng.
Chia sẻ thêm về một trong các vấn đề được cho là “nhạy cảm” này, ông Lý cho rằng, về mặt nguyên tắc, thượng tầng kiến trúc phải phù hợp với hạ tầng cơ sở, nền kinh tế Việt Nam hiện nay là định hướng chứ chưa phải là xã hội chủ nghĩa. Còn nói về chuyện xuyên tạc thì “kể cả ta làm đúng cũng có thể bị xuyên tạc”.

Đối với quy định về sự trung thành của lực lượng vũ trang (điều 70 dự thảo), ông Lý cho hay, trong Hiến pháp hiện hành cũng không ghi, nhưng qua xem xét cương lĩnh của Đảng thì có ghi nên nhiều người đề nghị bổ sung.

“Bổ sung thì thành vấn đề có phù hợp không? Tôi xin báo cáo, không phải là chỉ các ý kiến phá hoại đề nghị không ghi. Ngay cả các đồng chí tướng lĩnh cao cấp, các lão thành cách mạng cũng nêu không nên thể hiện điều đó. Trước đây mình không ghi thì có ảnh hưởng gì đâu? Lực lượng vũ trang lúc nào cũng trung thành với Đảng. Nhưng sau khi xem xét thì Ủy ban dự thảo sửa đổi Hiến pháp thấy rằng ghi vào cũng là phù hợp”, ông Lý nói.

Bên cạnh đó, ông Phan Trung Lý cũng trao đổi về nhiều vấn đề khác trong dự thảo. Theo ông, đến thời điểm này, chưa có nội dung nào là “thắt”. Cách trình bày dự thảo, giải trình là để đại biểu cho ý kiến. Sau kỳ họp, Ban biên tập sẽ tổng hợp trình Trung ương, Quốc hội. Đến kỳ họp Quốc hội cuối năm mới “chốt”.

“Vì ta đã tổ chức lấy ý kiến nhân dân. Dù đúng ý ta hay không đúng ý ta thì vẫn phải tôn trọng và vẫn phải được cân nhắc. Chúng tôi đang thiết kế một bản để xin tiếp ý kiến các đại biểu về từng điều một. Sau đó lại xin ý kiến đại biểu về 124 điều của bản dự thảo để sửa”, ông Lý cho hay.

Nguyễn Hưng
      
Office
Office Ưu tú

Cấp bậc: Ưu tú

Giới tính : Nam

Bài viết : 824

Danh vọng : 1684

Uy tín : 10

'Chỉ tiểu thương mới quan tâm đến đổi tên nước'

VnExpress - Đó là phát biểu của Phó giám đốc Công an Quảng Nam Phạm Trường Dân khi thảo luận tổ ở Quốc hội về việc đa số người dân "không quan tâm tên nước".

Sáng 27/5, góp ý sửa đổi Hiến pháp, nhiều đại biểu Quốc hội đã đề cập tới vấn đề tên nước, dù trong bản dự thảo trình Quốc hội, không có phương án thứ hai nào ngoài tên nước hiện tại.

Chủ tịch HĐND TP HCM Nguyễn Thị Quyết Tâm cho biết, dù có ý kiến góp ý đổi tên nước nhưng đa số người dân thành phố nhất trí với tên nước hiện nay và như vậy là hợp lý. "Cũng có người phân tích yếu tố Xã hội chủ nghĩa chưa có hoặc đang có nhưng chưa rõ nét, nhưng rõ ràng đường lối này là nhất quán, chúng ta đang xây dựng đất nước theo định hướng này. Do vậy ý thức của người dân thành phố mà thống nhất tên gọi nước Việt Nam hiện nay là hoàn toàn phù hợp với mong muốn, nguyện vọng thực tế chúng ta đang xây dựng", bà Tâm nói.

Chính thể Việt Nam là cộng hòa Batam1
Đại biểu Nguyễn Thị Quyết Tâm phát biểu sáng 27/5. Ảnh: Nguyễn Hưng.
Đồng quan điểm, đại biểu Phạm Huy Hùng nhìn nhận, tên nước hiện tại không gây cản trở sự phát triển, hội nhập. "Tên nước hiện nay đã đi vào cuộc sống, quen thuộc với người dân, bạn bè quốc tế, cần giữ để đảm bảo ổn định", ông Hùng nói.

Phân tích ở khía cạnh ngược lại, đại biểu Đào Văn Bình cho rằng, tên nước hiện tại phản ánh định hướng của Việt Nam. Nếu quay trở lại tên nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa thì dễ dẫn tới hiểu nhầm, không kiên trì con đường Xã hội chủ nghĩa. Ngoài ra, trở lại tên nước cũ sẽ nảy sinh nhiều vấn đề liên quan con dấu, quốc huy, đổi tiền. "Trong bối cảnh hiện nay nếu đổi tiền sẽ thành loạn", ông Bình lập luận.

* Đề xuất tên nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa
* 'Đổi lại tên nước là trở về đúng bản chất chế độ'
* 'Muốn đổi tên nước phải nhận diện toàn cục'
* Việc thay đổi tên nước có thể bị xuyên tạc
Trong khi đó, theo đại biểu Phạm Trường Dân, đa số người dân "không quan tâm tên nước như thế nào, chỉ một số tiểu thương quan tâm".

"Không cần đổi tên nước vì nếu đổi sẽ tốn kém trăm bề, tốn kém ngân sách rất lớn. Trong lúc khó khăn như thế này, đó là một gánh nặng rất lớn cho nhân dân. Tên hiện tại là một ấn tượng, dấu ấn rất lớn khi ra đời trong thời điểm thống nhất 2 miền Nam Bắc", Phó giám đốc Công an tỉnh Quảng Nam bày tỏ.

Tuy nhiên, đại biểu Hồ Thị Thủy lại nêu lên một luồng ý kiến khác. Theo bà, qua tiếp xúc cử tri và thảo luận tại Vĩnh Phúc, nhiều người bày tỏ mong muốn lấy lại tên và hầu như cuộc tiếp xúc nào cũng nói tới vấn đề này.

"Nói không sửa để khỏi tốn kém là không thuyết phục vì nếu đúng, cần thiết thì tốn kém cũng vẫn phải làm", bà Thủy nêu quan điểm và cho rằng, nếu giữ tên nước thì cần giải thích với cử tri một cách thỏa đáng, thuyết phục.

Chính thể Việt Nam là cộng hòa Vote-doitennuoc
Ngày 16 - 27/4, gần 52.000 lượt độc giả VnExpress.net đã bày tỏ chính kiến về Quốc hiệu trong dự thảo sửa đổi Hiến pháp.
Sáng 27/5, các đại biểu cũng góp ý nhiều vấn đề trong bản dự thảo Hiến pháp 1992 sửa đổi. Theo đại biểu Huỳnh Minh Thiện, người dân rất quan tâm tới vấn đề thu hồi đất, bồi thường. "Lần này sửa Hiến pháp nên mạnh dạn quy định trong trường hợp thật cần thiết vì mục đích quốc phòng - an ninh, lợi ích quốc gia, công cộng thì thu hồi đất, còn vì mục đích phát triển kinh tế thì trưng mua quyền sử dụng đất theo quy hoạch, tránh việc thu hồi đất tràn lan", ông Thiện nói.

Đồng quan điểm, bà Võ Thị Dung cho rằng, vấn đề thu hồi đất như trong điều 58 của dự thảo là chưa hòa toàn phù hợp. Nữ đại biểu này đề nghị nên trưng mua tài sản trên đất vì đất gắn với tài sản. "Phải trưng mua tài sản trên đất để thể hiện quyền sở hữu tài sản đó, vì quyền sở hữu này được Hiến pháp bảo hộ", bà Dung góp ý.

Đối với vấn đề hiến định các thành phần kinh tế, Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến đề nghị chọn phương án ba vì nếu chỉ nói kinh tế nhà nước chủ đạo thì dễ gây mặc cảm với các thành phần khác. "Nếu theo phương án một thì còn đâu nữa mà bình đẳng", bà Tiến bày tỏ. Quan điểm của bà Tiến được doanh nhân Đặng Thành Tâm và tiến sĩ Trần Du Lịch ủng hộ.

Ngày 3-4/6, Quốc hội sẽ thảo luận về dự thảo sửa đổi Hiến pháp tại hội trường. Phiên thảo luận được truyền hình, phát thanh trực tiếp.

Theo dự thảo Hiến pháp trình Quốc hội, điều 54 đưa ra 3 phương án. Theo đó, Phương án 1 quy định: Nền kinh tế Việt Nam là nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, với nhiều hình thức sở hữu, nhiều thành phần kinh tế, trong đó kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo, kinh tế tập thể không ngừng được củng cố và phát triển, kinh tế nhà nước cùng với kinh tế tập thể ngày càng trở thành nền tảng vững chắc của nền kinh tế quốc dân. Kinh tế tư nhân là một trong những động lực của nền kinh tế. Kinh tế đầu tư nước ngoài được khuyến khích phát triển.
Phương án 2: Nền kinh tế Việt Nam là nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, với nhiều hình thức sở hữu, nhiều thành phần kinh tế, trong đó kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo.
Phương án 3: Nền kinh tế Việt Nam là nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, với nhiều hình thức sở hữu, nhiều thành phần kinh tế. Các thành phần kinh tế đều là bộ phận cấu thành quan trọng của nền kinh tế quốc dân, cùng phát triển lâu dài, hợp tác, bình đẳng và cạnh tranh theo pháp luật. Tài sản hợp pháp của tổ chức, cá nhân đầu tư, sản xuất, kinh doanh được pháp luật bảo hộ và không bị quốc hữu hóa.

Nguyễn Hưng - Đoàn Loan
      

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Về Đầu Trang  Thông điệp [Trang 1 trong tổng số 1 trang]

Quyền hạn của bạn

Bạn không có quyền trả lời bài viết
free counters



  • Đoàn Ngọc Khánh

    mobile phone 098 376 5575


    Đỗ Quang Thảo

    mobile phone 090 301 9666


    Nguyễn Văn Của

    mobile phone 090 372 1401


    IP address signature
    Free forum | ©phpBB | Free forum support | Báo cáo lạm dụng | Thảo luận mới nhất