Change background image
LOVE quotion

Bắt đầu từ 4.53' thứ Hai ngày 17/10/2011


You are not connected. Please login or register

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Go down  Thông điệp [Trang 1 trong tổng số 1 trang]

Love
Love Tích cực

Cấp bậc: Tích cực

Bài viết : 286

Danh vọng : 551

Uy tín : -1

HDR là gì

Nhiều khi chúng ta chụp xong một bức ảnh, đem cho bạn bè xem và chúng ta thường nói thêm “nhưng mà thực tế ở đó thì đẹp hơn nhiều”. Ý muốn nói rằng thực tế đã không được ghi nhận giống như mắt mình nhìn thấy. Do cấu tạo của mắt người, chúng ta đã nhanh chóng điều chỉnh sự cảm nhận ánh sáng để có thể nhìn thấy chi tiết trong tối và chi tiết cả ở vùng sáng bằng cách co dãn đồng tử, còn máy ảnh thì chỉ có thể thực hiện được điều này sau mỗi lần chụp khác nhau. Ví dụ trong một ngày nắng, mắt bạn có thể vừa nhìn thấy trời xanh, mây trắng, nắng vàng, vừa nhìn thấy chi tiết của những tán cây bên đường. Còn nếu dùng máy ảnh chụp được chi tiết vùng mây thì ta thấy cây bên đường chỉ là những đám đen.

Sử dụng HDR HDR
Với kỹ thuật HDR, chúng ta sẽ giúp máy ảnh ghi nhận được các chi tiết cho vùng tối và vùng sáng mà với cách chụp thông thường sẽ không thể thực hiện được.

HDR là viết tắt của cụm chữ Hight Dynamic Range. Dynamic Range là khái niệm dùng để chỉ sự khác biệt cao nhất giữa vùng sáng và vùng tối mà các thiết bị có thể ghi nhận hoặc thể hiện lại. Dynamic range của máy ảnh số, màn hình, của máy in… là khác nhau. Máy ảnh số thông thường chỉ ghi nhận được 8 bước khác biệt, một số máy cao cấp nhất hiện tại ghi nhận được tới 12 bước khác biệt. Trên thực tế, sự chênh lệch sáng tối là rất khác nhau. Bởi vậy kỹ thuật HDR sẽ giúp máy ảnh số mở rộng hơn khả năng ghi nhận sự chênh lệch sáng tối này.

Cũng cần phải nói thêm rằng, sẽ có nhiều người cổ hủ tiếp tục phản đối HDR nói riêng và các kỹ thuật xử lý ảnh số nói chung nhưng cứ kệ họ đi. Nếu muốn có các bức ảnh đẹp, họ sẽ phải vào buồng tối để mà che che đậy đậy với cái phòng toàn mùi thuốc tráng ảnh.

Công cụ

Máy ảnh: Về nguyên tắc, bấy kỳ máy ảnh kỹ thuật số nào mà có khả năng chỉnh sáng tối là có thể thực hiện được, tuy nhiên tốt hơn hết là sử dụng các máy ảnh kỹ thuật số có thể chụp file Raw và có chức năng AEB – auto exposure bracketing. (tự động thay đổi thời gian phơi sáng). Trong trường hợp này tôi sử dụng máy Canon 350D

Chân máy ảnh: Chụp HDR có nghĩa là bạn phải chụp nhiều tấm ảnh giống nhau cho một khung cảnh, bởi vậy việc sử dụng chân máy ảnh là rất cần thiết, bạn nên chọn loại chân chắc chắn, Trong một số ít trường hợp, bạn có thể sử dụng các chân đế tự nhiên như là tảng đá, bờ tường… Tôi sử dụng một chân để (tripod) Carbon của hãng Verbol (400$, nặng 2,1kg, có thể tải được 11kg)

Phần mềm: Có nhiều phần mềm có thể sử dụng để xử lý được HDR, tôi thường sử dụng PhotoMatix (99$) và Photoshop (699$)

Làm thế nào để chụp HDR

Trong ví dụ này, tôi đưa ra việc làm HDR với từ 3 bức ảnh RAW. Tôi đặt máy ảnh với chế độ AEB với sự chênh sáng là -2 / +2 stops. Như vậy, với 3 bức ảnh, chúng ta có một bức đúng sáng, một bức thiếu sáng (-2EV) để ghi nhận chi tiết của vùng sáng, một bức thừa sáng (+2EV) để ghi nhận chi tiết của vùng tối.

Việc sử dụng chân đế là cần thiết bởi vì chúng sẽ cho ta ba bức ảnh có khuôn hình giống hệt nhau, sẽ tạo điều kiện thuận lợi hơn cho ta ghép hình sau này.

Bạn cũng có thể chuyển máy về chế độ Manual và chụp nhiều bức với độ chênh sáng nhiều hơn nếu thấy cần thiết

Xử lý ảnh HDR ra sao

Bây giờ chúng ta tiến hành xử lý ảnh HDR từ ba ảnh RAW đã chụp ở bước trên. Chúng ta sử dụng phần mềm PHOTOMATIX. Bạn có thể sử dụng phần mềm khác để xử lý nếu bạn muốn.

Sử dụng HDR 800x500xi-sN5zPHz-X2
Photomatix có thể xử lý cả file RAW, Tiff, do vậy không cần chuyển đổi trước thành Jpeg trước khi xử lý.

Chọn Menu HDR >> Generate, sau đó chọn Browse.. >> Chọn cả 3 file ảnh đã chụp.

Sử dụng HDR I-k4FMMfD-X2
Có các lựa chọn:

Align Source Images: Canh thẳng các ảnh gốc (dùng trong trường hợp khi 3 bức ảnh chụp có sự thay đổi về khuôn hình.

Attempt to reduce ghosting artifacts: Giúp loại bỏ các bóng ma do vật/người chuyển động.

Nhấn OK và chờ máy ghép ảnh HDR.

Sau vài phút, chúng ta đã có một bức ảnh có độ thay đổi ánh sáng rất cao (Hight Dynamic Range), tuy nhiên do thiết bị hiển thị (Màn Hình, máy in) của chúng ta đều là các thiết bị có khả năng thể hiện thấp (low dynamic range), do đó đã không thể hiện hết được các thông số của bức ảnh. Một số vùng trời bị cháy sáng và vùng cây có thì bị đen. Do vậy ta cần chuyển bức ảnh về phù hợp với khả năng hiển thị của thiết bị.

Trong Photomatix, chúng ta sử dụng tính năng Tone Mapping. Đây là phần đem lại cho chúng ta nhiều phấn khích nhất khi sử lý ảnh HDR.

Từ menu HDR chọn Tone Mapping.

Sử dụng HDR 800x625xi-bT6qHpj-X2
Bây giờ bạn đã thấy bức ảnh giống với những bức HDR khác. Chúng ta đã nhìn thấy chi tiết của vùng trời và đất. Sự khác biệt chính là điều chỉnh các thanh trượt cho phù hợp. Bạn cũng có thể sáng tạo để ra những tác phẩm ấn tượng nếu bạn muốn. Thông số cụ thể tùy thuộc từng bức ảnh và ý đồ của tác giả. Xin được giới thiệu sơ qua về các tham số khi Tone Mapping.

Luminosity: Điều chỉnh sự sáng tối của vùng tối. Nếu kéo về bên phải thì nó sẽ tăng độ chi tiết vùng tối và làm sáng ảnh lên, kéo về bên trái thì sẽ làm cho bức ảnh trông thạt hơn.

Strength: Điều chỉnh sự tương phản của bức ảnh.

Color Saturation: Điều chỉnh độ bão hòa màu của các kênh RGB, satulation càng lớn, bức ảnh trông càng sặc sỡ.

White Clip - Black Clip: Bạn có thể nhìn thấy biểu đồ histogram thay đổi khi điều chỉnh cặp tham số này. white clip điều chỉnh sự tương phản của vùng sáng còn black clip điều chỉnh sự tương phản của vùng tối.

Sau khi bạn đã điều chỉnh xong, nhớ lưu ảnh lại và nếu cần thì tách lớp để xử lý riêng bên Photoshop. Nếu bạn thành công, đừng quên chia sẻ tác phẩm với tôi nhé.

longpt:

Một và bức HDR nổi tiếng:

Sử dụng HDR A1 Sử dụng HDR A2

Sử dụng HDR A3 Sử dụng HDR A12

Sử dụng HDR A6 Sử dụng HDR A5
Còn đây là bức Góc bờ hồ Hồ Gươm tác giả làm thể loại HDR (dùng 3 bức +-2 EV)

Sử dụng HDR 3640262611_488e1c1999_o

Nguồn Tinh tế
Kho ảnh Phạm Hồng
Tham khảo HDR TUTORIAL, Everyday HDR
      
Love
Love Tích cực

Cấp bậc: Tích cực

Bài viết : 286

Danh vọng : 551

Uy tín : -1

Chụp ảnh với công nghệ HDR

Một số gợi ý dưới đây giúp bạn có được một bức ảnh HDR hoàn hảo một cách tự nhiên.

Sử dụng HDR 3009201001HRDpics
Hẻm núi Dog Canyon, bang Texas, Hoa Kỳ.
Để có được một bức ảnh HDR đẹp, một số điều vô cùng quan trọng bạn phải chú ý trước hết, đó là bạn cần có chiếc máy ảnh kha khá và phải chụp được dưới dạng RAW, có chân máy vững chắc, và phần mềm Photomatix hoặc Photoshop.

Sử dụng HDR F909bc0334e43a5a125b18b290771363_43490814.1
3 bức ảnh chụp bãi biển với độ sáng tối khác nhau.
Bước tiếp theo là bước chụp ảnh. Hãy chụp chủ thể và khung cảnh của bức ảnh nhiều lần (thường thì người ta chụp 3 tấm). Bạn nên sử dụng chân máy để đảm bảo máy ảnh không bị di chuyển sau mỗi lần chụp. Bước này khá quan trọng, vì nó sẽ giúp bạn chỉnh sửa ảnh dễ hơn.

Bằng cách điều chỉnh tốc độ màn trập, bạn sẽ có những bức ảnh được phơi sáng ở các mức khác nhau. Mục đích của việc này là để có một bức ảnh thiếu sáng, một bức ảnh thừa sáng, và một bức ảnh ở giữa khi mà bạn có sự điều chỉnh màn chập hợp lý nhất.

Sử dụng HDR 3009201003HRDpics-
Chiếc ghế đỏ trong căn nhà hoang.
Hầu hết các máy ảnh SLR kỹ thuật số có một chức năng chụp tự động, cho phép bạn thực hiện chụp nhiều bức ảnh về một sự việc đang diễn ra nhanh chóng, chẳng hạn như một vụ nổ. Chức năng chụp tự động giúp việc chụp nhiều hình ảnh nhanh chóng và dễ dàng hơn, mà không cần đụng nhiều tới máy. Nó đặc biệt hữu ích với những bức ảnh HDR chân dung hay vật chuyển động vì bạn có thể chụp nhiều ảnh liên tiếp mà không cần điều chỉnh bằng tay.

Sử dụng HDR 3009201004HRDpics
Trung tâm triển lãm nghệ thuật quốc gia tại Bắc Kinh phản chiếu ánh sáng rực rỡ từ mặt trời.
Mỗi bức ảnh chụp với hiệu ứng HDR không nhất thiết lúc nào cũng phải lạ mắt, chỉnh sửa quá mức, hay là phải siêu nhiên. Mặc dù, chúng ta có thể tạo ra những bức hình thật kì lạ với những màu sắc ấn tượng, nhưng điều quan trọng đối với mỗi bức ảnh HDR là cách mà bạn kiểm soát và điều chỉnh ánh sáng như thế nào.

Sử dụng HDR 3009201005HRDpics
Cảng Harbor, Thổ Nhĩ Kỳ xuất hiện như trong truyện cổ tích.
Đối với mỗi bức ảnh chụp chân dung hay phỏng cảnh, bạn đều muốn từng chi tiết càng rõ nét càng tốt. Vì vậy, cách đơn giản nhất là bạn nên giữ cho chiếc máy ảnh cố định. Nếu không có điều khiển từ xa điện tử cho chiếc máy ảnh, bạn có thể dùng dây cáp điều khiển từ xa để chụp hình mà không cần chạm tay chỉnh máy.

Sử dụng HDR E808f59bdc55a2ae786077ff90bfc108_43490815.2
Một cụ già phải nai lưng gánh thùng là hình ảnh dễ bắt gặp tại đảo Qeshn, Iran.
Trong một bức ảnh với hiệu ứng HDR, người ta luôn cố gắng ghi lại tối đa từng chi tiết của hình ảnh. Chính vì vậy, hãy luôn chỉnh máy ảnh ở mức chất lượng cao nhất, hoặc ở dạng RAW (nếu có thể). Thêm vào đó, bạn có thể sử dụng những phần mềm tốt nhất để thực hiện chỉnh sửa ảnh.

Hầu hết các phần mềm xử lý HDR sẽ giúp bạn tối đa trong việc xâu chuỗi những bức ảnh bạn đã chụp, nhưng để có một bức ảnh giống như nguyên bản nhất, thì hãy suy nghĩ thật kĩ mỗi khi chụp hình. Sự nhất quán hình ảnh trong mỗi bức ảnh chính là chìa khóa để có một sản phẩm hoàn hảo, chính vì vậy sử dụng chân máy là cách hữu hiệu nhất đễ giữ máy đứng vững khi chụp.


Sử dụng HDR 3009201008HRDpics
Bến tàu Deal tại Anh trải dài thẳng tắp, soi bóng xuống mặt biển phẳng lặng trong đêm trăng tròn.
Lúc hoàng hôn, hay khi đêm xuống là thời gian tuyệt vời nhất để chụp những bức ảnh HDR, bởi khi đó chất lượng và số lượng ánh sáng sẽ thay đổi khác nhau. Có có 3 yếu tố quyết định độ phơi sáng exposure là khẩu độ (còn gọi là f), tốc độ chụp và ISO. Hãy sử dụng chúng thật hợp lý để có bức ảnh đẹp nhất cho riêng mình.

Nguồn vn-zoom.com
      
Love
Love Tích cực

Cấp bậc: Tích cực

Bài viết : 286

Danh vọng : 551

Uy tín : -1

Chụp hình HDR như thế nào trên điện thoại

Trên ứng dụng chụp ảnh của điện thoại, tôi đọc được dòng chữ HDR camera, nhưng không chắc chế độ chụp này để làm gì. Đôi khi hình ảnh chụp bởi chế độ này trông đẹp hơn, nhưng đôi khi ảnh mờ và nhợt nhạt. Tại sao?

Sử dụng HDR Attachment
HDR viết tắt cho từ High Dynamic Range, nó không phải là một kỹ thuật chụp ảnh mới, nhưng nó là tính năng mới được tích hợp trên iPhone và một số thiết bị Android (hoặc đôi khi cần được hỗ trợ bởi một số apps đặc biệt). Nếu thiết bị của bạn sử dụng có thể chụp được HDR, chứng tỏ nó không lạc hậu đâu.

Dĩ nhiên việc tích hợp tính năng chụp HDR vào điện thoại là để hỗ trợ camera chụp hình đẹp hơn, nhưng chỉ khi bạn biết sử dụng nó đúng chỗ. Sau đây là tóm tắt ngắn gọn về chế độ chụp HDR & một số lưu ý khi nào nên / không nên sử dụng chế độ chụp này.

HDR là một phương pháp tạo ra hình ảnh được mở rộng hơn bình thường khoảng chênh lệch giữa màu sáng và màu tối. Do đó, thay vì chụp 1 bức hình như thông thường, HDR sẽ sử dụng 3 ảnh chụp liên tiếp, với phơi sáng khác nhau, sau đó phần mềm chỉnh sửa ảnh được cài sẵn tiếp tục “trộn” 3 tấm ảnh lại để thành 1 tấm ảnh hoàn chỉnh theo “chuẩn” HDR. Kết quả là một bức ảnh thật gần như mắt người nhìn thấy.

Sử dụng HDR Hdr-how-to
Đó cũng là lý do vì sao, bất cứ khi nào mở chế độ HDR để chụp ảnh, bạn luôn phải án binh bất động, giữ nguyên máy ảnh trong thời gian lâu hơn so với chế độ chụp thông thường, vì thực tế máy chụp đến 3 hình cho 1 khung cảnh.

Sử dụng HDR Hdr-pic-1-1024x571
So sánh sự khác biệt giữa hình ảnh HDR (trái) và không HDR (phải)
Khi nào nên / không nên dùng chế độ chụp HDR

Như đã nói, chế độ HDR được tạo ra là giúp cho ảnh chụp có những tuỳ biến đáng kể để đẹp hơn (trong một vài trường hợp cho ảnh xấu hơn thường là do… không biết chụp, bạ đâu bấm đó).

Sau đây là một trong những trường hợp NÊN dùng chế độ HDR:

+ Chụp cảnh: Khung cảnh rộng lớn cần độ tương phản cao giữa màu trời và màu đất, nếu chỉ bấm 1 bức ảnh khó có thể cho ra một kết quả ưng ý. Với chế độ HDR, bạn có thể chụp nên những bức ảnh với bầu trời đẹp mà vẫn đảm bảo không làm mặt đất nhìn quá tối, và ngược lại.

+ Chụp chân dung ngoài nắng chói: Nắng là một trợ thủ đắc lực cho hình ảnh chụp lên đẹp và rạng rỡ, tuy nhiên, quá nhiều nắng sẽ làm gương mặt “mẫu” quá sáng, hoặc quá tối (ở những khu vực đổ bóng (VD: cánh mũi), hoặc gây nên những chói sáng bất thường. Chế độ HDR có thể giúp “mẫu” của bạn vẫn tươi tắn trong nắng mà không gặp phải những rắc rối này.

+ Ánh sáng yếu hoặc ngược sáng: Trong điều kiện ảnh sáng không hỗ trợ, hình ảnh trông hơi tối, HDR có thể cân bằng lại ánh sáng

Sử dụng HDR Original
Minh hoạ cho điều kiện chụp ánh sáng yếu / ngược sáng
Photos by Jacob Reiff.
Ngược lại, khi nào thì bạn KHÔNG NÊN nên dùng HDR

Dĩ nhiên dù cho nó có là một công cụ sắc bén để làm hình ảnh bạn thêm rực rỡ thì dùng sai cũng không thể mang lại kết quả như ý được. Sau đây là một vài trường hợp tốt-hơn-hết là bạn nên quên chế độ HDR đi:

+ Hình ảnh chuyển động: Bất kỳ một vật thể đang (hoặc sắp) di động nào cũng đều không nên là đối tượng của chụp HDR, kết quả ảnh chụp sẽ bị mờ. Nên nhớ HDR chụp 3 tấm ảnh giống nhau về chi tiết & khác nhau về độ phơi sáng, nên nếu đối tượng di chuyển trong 3 tấm ảnh thì kết quả nhận được sẽ không được như ý.

Sử dụng HDR Original
Minh hoạ cho ảnh chụp HDR vật thể chuyển động
Photo by William Hook
+ Ảnh có độ tương phản cao: Một vài bức ảnh trông đã tốt với độ tương phản sáng tối cao thì không nên chụp bằng chế độ HDR, màu sắc sinh ra sẽ kém hấp dẫn.

+ Màu sắc ảnh sẵn sặc sỡ: Nếu cảnh vật quá tối hay quá sáng, HDR có thể mang lại một số màu sắc khác. Tuy nhiên nếu bạn chụp khung cảnh đã sẵn màu sắc sặc sỡ, HDR có thể làm nó mờ nhạt bớt đi.

May mắn là đa số Camera trên điện thoại cho phép bạn có 2 tấm ảnh: 1 tấm bật chế độ HDR, một tấm không để bạn luôn có sự so sánh để lựa chọn ảnh đẹp nhất.

Hy vọng với hướng dẫn ngắn gọn trên, bạn sẽ không còn gặp bất cứ khó khăn gì để có một bức ảnh đẹp hoàn hảo nữa.

Một số hình ảnh đẹp bằng HDR

Sử dụng HDR 146350_hdr_abstract_derevo_1680x1050_www.GdeFon.ru_-1024x640

Sử dụng HDR Hdr-pic-7

Sử dụng HDR Hdr-pic-6

Sử dụng HDR Hdr-pic-5

Sử dụng HDR Hdr-pic-4-1024x575

Sử dụng HDR Hdr-pic-2-1024x640

Union theo forum.dienmay.com
      
Love
Love Tích cực

Cấp bậc: Tích cực

Bài viết : 286

Danh vọng : 551

Uy tín : -1

Tuỳ chỉnh chế độ chụp HDR trên smartphone

Trên các smartphone cao cấp, HDR đều nhằm một mục đích cân bằng ánh sáng tại các vùng có độ sáng tối khác nhau, để chắc chắn rằng không một vùng nào trong tấm hình bị thiếu sáng hay thừa sáng. HDR đặc biệt hữu dụng khi quay/chụp ở các điều kiện ngược sáng. Khả năng chụp hình HDR vốn đã trở nên bình thường trên những chiếc máy ảnh DSLR trung cấp/cao cấp, thậm chí là cả smartphone ngày nay nhưng để nói về HDR thì khái niệm đó vẫn còn khá lạ lẫm và chưa được nhiều người biết đến.

Sử dụng HDR Hdr-la-gi-tuy-chinh-che-do-hdr-tren-smartphone-1
Nếu sử dụng hợp lý, chế độ HDR có thể tạo ra các bức ảnh thực sự tuyệt vời. Trên hầu hết các trang web, những hình ảnh HDR tuyệt đẹp được chụp bằng cách sử dụng một máy ảnh DSLR thông qua một công cụ chỉnh sửa ảnh HDR. Tính năng HDR trên các thiết bị Android cũng có thể cung cấp chất lượng hình ảnh tương tự. Vậy thì HDR là gì? Hoạt động như thế nào? Làm thế nào chúng ta có thể sử dụng hiệu quả HDR?

HDR cho các loại thiết bị chụp hình

HDR là viết tắt của High Dynamic Range (tạm dịch là dải tương phản động mở rộng). Với những ai dùng máy ảnh DSLR và thích chơi ảnh thì có lẽ không còn lạ gì với khái niệm này. Dynamic Range là khái niệm dùng để chỉ sự khác biệt cao nhất giữa vùng sáng và vùng tối mà các thiết bị có thể ghi nhận hoặc thể hiện lại. Dynamic Range của máy ảnh số, màn hình, của máy in… là khác nhau.

Sử dụng HDR Hdr-la-gi-tuy-chinh-che-do-hdr-tren-smartphone-2 Sử dụng HDR Hdr-la-gi-tuy-chinh-che-do-hdr-tren-smartphone-3
HDR trên máy ảnh chuyên nghiệp là một khái niệm cao hơn, kết quả là cho ra những tấm hình nghệ thuật và rất khác thường. Thông thường, để có được một tấm hình HDR, người chụp cần tới nhiều hơn 2, 3 tấm hình với các giá trị phơi sáng (EV) khác nhau. Đó có thể là 3 tấm, 5 tấm thậm chí là 9 tấm với độ sáng khác nhau (quá thừa sáng, thừa sáng, bình thường, thiếu sáng và quá thiếu sáng) và ghép lại để được một hình HDR.

Còn trên smartphone, về cơ bản HDR vẫn là chụp các hình ảnh ở những độ sáng khác nhau và gộp lại nhưng với mục đích chỉ là cân bằng ánh sáng để hình không bị quá tối khi chụp ngược sáng và tăng cường chi tiết trên đối tượng. Quá trình này được thực hiện hoàn toàn tự động, điện thoại sẽ chụp hình, ghép và xử lý chúng để cho ra một hình HDR.

Để hiểu rõ hơn HDR hoạt động như thế nào, chúng ta hãy nhìn hai hình ảnh mẫu sau được thực hiện bởi Androidauthority trên Galaxy Camera.

Sử dụng HDR Hdr-la-gi-tuy-chinh-che-do-hdr-tren-smartphone-5 Sử dụng HDR Hdr-la-gi-tuy-chinh-che-do-hdr-tren-smartphone-6
Quan sát ảnh khi chụp bình thường không sử dụng HDR (trái) và khi chụp với chế độ HDR (phải): Cái cây trong hình ảnh đầu tiên bị tối hẳn đi vì nền sáng (bầu trời). Tính năng HDR đã giúp sửa chữa sự mất cân bằng này bằng cách cân bằng phơi sáng vùng sáng của bầu trời và vùng tối của cái cây, do đó tăng cường chi tiết ở cả hai khu vực. Hình ảnh sau đó trở nên rõ ràng, chi tiết và hài hòa hơn.

Điện thoại của bạn có HDR?

Không phải bất kỳ thiết bị Android nào cũng đều hỗ trợ chế độ HDR. Do đó, cách tốt nhất để kiểm tra xem điện thoại có tính năng HDR hay không là tìm kiếm tùy chọn HDR trong ứng dụng máy ảnh của điện thoại.

Sử dụng HDR Hdr-la-gi-tuy-chinh-che-do-hdr-tren-smartphone-7
Tùy chọn HDR trên một số thiết bị cao cấp Samsung có thể được tìm thấy trong mục chế độ chụp (Shooting Mode) ở menu Settings trong ứng dụng máy ảnh.

Sử dụng HDR Hdr-la-gi-tuy-chinh-che-do-hdr-tren-smartphone-8
Một số ứng dụng máy ảnh tùy chỉnh (ví dụ trên HTC One X và Desire X) đặt tùy chọn HDR trong mục Camera Scenes.

Sử dụng HDR Hdr-la-gi-tuy-chinh-che-do-hdr-tren-smartphone-9
Nếu bạn không thể tìm thấy HDR trong Shooting Mode hoặc Camera Scenes, hãy thử tìm kiếm tính năng này trong trình đơn Cài đặt của máy ảnh, bởi một số thiết bị của Sony như Xperia T và Xperia V để thiết lập tính năng HDR trong trình đơn Cài đặt của máy ảnh.

Sử dụng HDR Hdr-la-gi-tuy-chinh-che-do-hdr-tren-smartphone-10

Nếu đang sử dụng Nexus 4, chạy Android 4.2 Jelly Bean, bạn có thể dễ dàng bật chế độ HDR lên bởi biểu tượng HDR nằm ngay trên kính ngắm và các nút bấm ảo. Tuy nhiên, một điều thú vị là ứng dụng chụp ảnh của Android 4.2 Camera trên các máy Nexus khác như Galaxy Nexus và Nexus 10 thì lại không có chế độ HDR.

Sử dụng HDR Hdr-la-gi-tuy-chinh-che-do-hdr-tren-smartphone-11
Chúng ta cũng phải lưu ý trên một số thiết bị Android khác, HDR có thể được tìm thấy dưới các nhãn tên khác như Backlight HDR hoặc Backlight Correction HDR. Trên Galaxy Camera, thậm chí HDR còn có cái nhãn tên rất trừu tượng là Rich Tone, có thể được tìm thấy trong trình đơn Smart Modes (chế độ thông minh).

Cách sử dụng HDR trên các thiết bị Android

Sử dụng HDR Hdr-la-gi-tuy-chinh-che-do-hdr-tren-smartphone-12
Việc sử dụng HDR trên đa số các thiết bị Android là khá dễ dàng. Tất cả những gì bạn cần làm là kích hoạt chế độ HDR và chụp như bình thường: tập trung vào đối tượng và bấm nút màn trập để chụp.

Ngoài ra, để thu được hình ảnh tốt nhất thì chúng ta cần đảm bảo thiết bị Android phải ở vị trí càng tĩnh càng tốt, ví dụ bạn có thể sử dụng một chân máy (tripod) nếu có sẵn hoặc ít nhất là giữ máy ảnh thật chắc với hai bàn tay ổn định, tính năng HDR trên một số máy chỉ có hiệu quả khi máy không bị dịch chuyển trong khi chụp. Hơn nữa, tốc độ từ khi bấm máy đến khi màn trập đóng để chụp cũng có thể thay đổi tùy thuộc vào lượng ánh sáng khi sử dụng chế độ HDR. Vì vậy để có những bức ảnh đẹp, chúng ta cần phải kiên nhẫn một chút.

Nếu bạn sử dụng một thiết bị Android có HDR của Samsung, bạn sẽ nhận thấy rằng máy ảnh sẽ tạo ra hai tập tin ảnh mỗi khi chụp. Bao gồm một hình ảnh sử dụng HDR và một hình ảnh còn lại thì hoàn toàn bình thường (xấu hơn). Chúng ta có thể kiểm tra tên tập tin để phân biệt hai hình ảnh, hình ảnh chụp với chế độ HDR sẽ có ba chữ cái "HDR" trong tên tập tin.

Sử dụng HDR phải đúng thời điểm

HDR là một tính năng tiện dụng trên các máy ảnh của điện thoại thông minh Android. Tuy nhiên, chúng ta không nên quá lạm dụng tính năng này mà phải chọn thời điểm thích hợp để sử dụng HDR.

Dưới đây là một số tình huống cần đến tính năng HDR và có thể sử dụng một cách thuận lợi:

Chụp phong cảnh: Kích hoạt chế độ HDR để chụp lại các quang cảnh rộng lớn (trong một chuyến du lịch chẳng hạn) thường là mang lại hiệu ứng rất tốt, đặc biệt là khi bầu trời quá sáng và đối tượng có tiền cảnh bị tối. Trong hoàn cảnh như vậy, HDR sẽ giúp đỡ trong việc nắm bắt các chi tiết phong phú từ cả tiền cảnh và hậu cảnh.

Sử dụng HDR Hdr-la-gi-tuy-chinh-che-do-hdr-tren-smartphone-13 Sử dụng HDR Hdr-la-gi-tuy-chinh-che-do-hdr-tren-smartphone-14
Chụp ảnh chân dung dưới ánh sáng mặt trời hoặc với nền sáng: Chụp chân dung với một nền sáng khiến cho hình ảnh làm nền thì quá chói trong khi chủ thể thì bị tối và mờ. Để khắc phục vấn đề này, việc sử dụng HDR giúp làm dịu và cân bằng hậu cảnh cũng như tiền cảnh, giúp hình ảnh trở nên hài hòa hơn.

Sử dụng HDR Hdr-la-gi-tuy-chinh-che-do-hdr-tren-smartphone-15 Sử dụng HDR Hdr-la-gi-tuy-chinh-che-do-hdr-tren-smartphone-16
Chụp cảnh các cảnh mờ ảo: Bạn cũng có thể sử dụng HDR khi bạn muốn chụp lại các cảnh mờ ảo như hình ảnh của một ngọn nến hoặc đèn chiếu sáng trên đường phố.

Sử dụng HDR Hdr-la-gi-tuy-chinh-che-do-hdr-tren-smartphone-17 Sử dụng HDR Hdr-la-gi-tuy-chinh-che-do-hdr-tren-smartphone-18
Khắc phục các cảnh ánh sáng thấp: HDR có thể giúp làm tăng độ sáng của hình ảnh chụp trong điều kiện ánh sáng thấp.

Sử dụng HDR Hdr-la-gi-tuy-chinh-che-do-hdr-tren-smartphone-19 Sử dụng HDR Hdr-la-gi-tuy-chinh-che-do-hdr-tren-smartphone-20
Các trường hợp nên tránh sử dụng HDR

Bật chế độ HDR có thể giúp thuận lợi trong một số tình huống nhất định, nhưng có nhiều trường hợp sử dụng HDR sẽ phản tác dụng và làm hình ảnh bị xấu đi một cách không đáng.

Dưới đây là một số những trường hợp người dùng nên tránh sử dụng chế độ HDR:

Chụp ảnh đối tượng di chuyển: chế độ HDR phải chụp ba hoặc nhiều hình ảnh liên tiếp và kết hợp chúng thành một hình ảnh tổng hợp. Vì vậy, hãy chắc chắn rằng đối tượng không di chuyển, hoặc giảm thiểu chuyển động trong khi chụp ảnh như vậy thì bức ảnh mới đẹp như ý. Còn nếu muốn chụp đối tượng đang chuyển động thì chúng ta nên tắt chế độ HDR là tốt nhất.

Ghi lại màu sắc thực tế của hình ảnh: chúng ta sử dụng HDR khi nỗ lực để tăng cường các chi tiết của ảnh, tuy nhiên có thể làm thay đổi màu sắc ban đầu của bức ảnh trong quá trình này. Vì thế, nên tắt HDR nếu bạn muốn chụp lại màu sắc thực tế của bầu trời màu xanh hoặc một bông hồng đỏ tuyệt đẹp.

Khi đèn flash là cần thiết: Một số thiết bị Android vô hiệu hóa đèn flash khi được kích hoạt HDR. Một số thiết bị Android, tuy nhiên lại cho phép sử dụng đồng thời cả đèn flash và HDR. Điều này là không nên vì có thể làm ảnh bị thừa sáng cho nên chúng ta nên tắt HDR hoặc đèn flash.

Sử dụng ứng dụng máy ảnh có HDR

Nếu thiết bị Android của bạn không có HDR, không cần phải lo lắng. Bạn vẫn có thể thưởng thức các bức ảnh chụp với HDR cùng sự giúp đỡ của các ứng dụng Android. Có một số ứng dụng chụp ảnh có tích hợp tính năng HDR và sẵn có trên Cửa hàng Google Play.

Sử dụng HDR Hdr-la-gi-tuy-chinh-che-do-hdr-tren-smartphone
Một trong những ứng dụng được đánh giá rất cao đó là HDR Camera +, một ứng dụng trả tiền cho phép bạn chụp ảnh HDR và chỉnh sửa hình ảnh ngay lập tức sau khi chụp.

Hoặc, nếu bạn chỉ muốn sử dụng tính năng HDR mà không cần chỉnh sửa các bức ảnh thì chúng ta có thể sử dụng phiên bản miễn phí của ứng dụng này, HDR Camera.

Hướng dẫn nhanh cách chụp hình ảnh HDR bằng cách sử dụng HDR Camera +:

- Cài đặt HDR Camera + từ Cửa hàng Google Play và khởi động nó sau khi cài đặt.
- Bấm vào Cài đặt (settings) "biểu tượng bánh xe răng cưa" , bấm Nâng cao (Advanced) và đánh dấu tùy chọn Chỉnh sửa sau khi chụp (Edit After Taking).
- Giao diện ứng dụng HDR camera + giống như giao diện máy ảnh của Android. Nó có một kính ngắm chiếm hầu hết màn hình của thiết bị. Dưới kính ngắm là một thanh công cụ bao gồm trình Cài đặt, nút chụp và hình ảnh thu nhỏ xem trước của các bức ảnh chụp mới nhất. Dưới cùng là thanh trượt zoom.
- Lấy nét vào đối tượng rồi sau đó bấm nút chụp hình nhưng phải chắc chắn là điện thoại phải được giữ chặt khi chụp.
- Sau khi chụp ảnh, cửa sổ biên tập ảnh sẽ xuất hiện. Nếu bạn muốn, chọn một trong các bộ lọc cài sẵn hoặc tự điều chỉnh phơi sáng của ảnh, chỉnh màu, độ tương phản,...
- Chạm vào biểu tượng đĩa mềm để lưu lại sau khi đã chỉnh sửa.
- Bấm vào hình thu nhỏ để xem hình ảnh đã chụp. Từ trình xem hình ảnh, bạn cũng có thể chia sẻ ảnh HDR qua Facebook, Twitter hay các dịch vụ chia sẻ khác.

Kết luận

HDR là một trong nhiều tính năng thú vị và cực kỳ hữu ích của máy ảnh trên điện thoại Android. Những bức ảnh được chụp với chế độ HDR bật sẽ giúp cân bằng sáng tối tại các vùng khác nhau. Khi bạn chụp ảnh ngược sáng (hướng máy lên trời chẳng hạn), khoảng sáng của bầu trời sẽ lấn át các vật thể khác trong hình và khiến chúng tối om nhưng nhờ HDR mà khoảng sáng/tối đó sẽ được cân bằng, bạn vẫn có thể nhìn thấy bầu trời và các vật thể bị ngược sáng một cách hoàn hảo.

Nguồn: vnreview.vn
      
Love
Love Tích cực

Cấp bậc: Tích cực

Bài viết : 286

Danh vọng : 551

Uy tín : -1

Sony nói về HDR trên Xperia...

HDR là gì, có ăn được không?

Sử dụng HDR Hdr_xperia_z
Ăn thì chắc là không nhưng hiểu về nó là gì thì có thể được. Gần đây chúng ta tiếp xúc khá nhiều với các thông tin của Xperia Z và Xperia Zl, trong đó có một tính năng rất hay được nhắc đến đó là khả năng quay phim và chụp hình HDR (đã xuất hiện trên Xperia V). Chắc chắn vẫn có nhiều người khá mơ hồ về khái niệm này này, không rõ sự khác biệt của nó với chế độ chụp hình thương ra sao. Chúng tôi sẽ giải đáp phần nào cho các bạn bằng nhưng thông tin được tổng hợp lại như sau.

Trước tiên là cần hiểu về khái niềm Dynamic Range (DR), nó được hiểu là sự khác biệt cao nhất giữa vùng sáng và vùng tối mà các thiết bị có thể ghi nhận hoặc thể hiện lại . Cảnh vật thực tế trong thiên nhiên mang tỷ lệ DR rất lớn, khoảng 100.000:1 hoặc hơn nữa. Trong khi mắt người chỉ cảm nhận một phần nhỏ trong dãy đó, khoảng 10.000:1, nhưng cũng vẫn lớn hơn các máy ảnh rất nhiều khi chúng chỉ ghi nhận một tỉ lệ rất nhỏ DR, khoảng 400:1.

Do cấu tạo của mắt người, chúng ta đã nhanh chóng điều chỉnh sự cảm nhận ánh sáng để có thể nhìn thấy chi tiết trong tối và chi tiết cả ở vùng sáng. Ví dụ, trong một ngày nắng, trước một khung cảnh mắt bạn có thể vừa nhìn thấy trời xanh, mây trắng, nắng vàng, vừa nhìn thấy chi tiết của những tán cây bên đường. Còn nếu dùng máy ảnh thông thường chỉ chụp được chi tiết vùng mây thì vùng cây bên đường chỉ là những đám đen và ngược lại nếu thấy cây bên đường thì bầu trời sẽ trắng xóa.

Sử dụng HDR HDR_2
HDR là chữ viết tắt của High Dynamic Range, trong nhiếp ảnh nó là sự thể hiện trung thực sắc độ cảnh vật bên ngoài tuân theo yếu tố thị giác. Nghĩa là, thiết bị sẽ cố gắng mô tả cảnh vật theo trực giác mắt con người một cách trung thực nhất. Cố gắng thế hiện rõ chi tiết, màu sắc vùng tốivùng sáng trên cùng một bức ảnh. Với ví dụ phía trên thì nghĩa là cả khung cảnh ngôi nhà cả vùng khuất ánh nắng và ngoài nắng đều được thể hiện rõ, bầu trời cũng không bị chói.

Sử dụng HDR HDR_5
Hầu hết các kỹ thật HDR trong nhiếp ảnh hiện nay là dùng software hòa trộn nhưng bức ảnh có giá trị lộ sáng khác nhau (cùng một cảnh vật) thành một bức ảnh toàn dải về quang độ. Tuy nhiên các máy ảnh đời mới hiện nay các nhà sản xuất đã có thể tích hợp sẵn việc xử lý này vào bộ xử lý hình ảnh của camera, máy sẽ tự động ghi lại cùng 1 khung cảnh với nhiều giá trị lộ sáng khác nhau và trộn chúg lại để tạo ra một bức hình có nhiều chi tiết nhất có thể.

Sử dụng HDR HDR_4
Nói nôm na một cách ngắn gọn là những tấm ảnh sử dụng tính năng HDR sẽ cho độ tương phản cao hơn, màu sắc thật hơn. Tất nhiên giới hạn của camera phone hiện nay còn khoảng cách rất xa với máy ảnh chuyên nghiệp tuy nhiên sự khác biệt giữa HDR và không HDR là hoàn toàn có thể nhận ra được bằng mắt thường, nó giải quyết được vấn đề thừa sáng hoặc thiếu sáng rất tốt, điều mà trên các thế hệ Xperia trước kia không giải quyết được. Thêm nữa, giải pháp này không chỉ nằm ở phần mềm mà còn nằm ở bộ vi xử xử lý hình ảnh của camera được tích hợp trên các mẫu máy đó. Hi vọng là các bạn đã hiểu được phần nào về khái niệm rất mới trên Xperia đợt này.

Tổng hợp từ Vietdesign, Vnphoto, Google
      
Love
Love Tích cực

Cấp bậc: Tích cực

Bài viết : 286

Danh vọng : 551

Uy tín : -1

Sử dụng HDR Untitled-1-copy-jpg
Khả năng chụp hình HDR vốn đã trở nên bình thường trên những chiếc máy ảnh DSLR trung cấp/cao cấp, thậm chí là cả smartphone ngày nay nhưng để nói về quay phim HDR thì khái niệm đó vẫn còn khá lạ lẫm và chưa được nhiều người biết đến. Về cơ bản, quay phim HDR (High Dynamic Range - Dải tương phản động mở rộng) cũng có ý tưởng và mục đích giống chụp hình HDR. Trên smartphone cao cấp, HDR đều nhằm một mục đích cân bằng ánh sáng tại các vùng có độ sáng tối khác nhau, để chắc chắn rằng không một vùng nào trong tấm hình bị thiếu sáng hay thừa sáng. HDR đặc biệt hữu dụng khi quay/chụp ở các điều kiện ngược sáng.

HDR (High Dynamic Range) là gì?

Sử dụng HDR 47974_1390116477714_1376186113_30875195_7950546_n-jpg
HDR là viết tắt của High Dynamic Range, dịch nôm na ra tiếng Việt thì nó là Dải tương phản động mở rộng. Với những ai dùng máy ảnh DSLR và thích chơi ảnh thì có lẽ không còn lạ gì với khái niệm này. Định nghĩa cũng như mục đích của HDR trên máy ảnh chuyên nghiệp và smartphone khác nhau rất nhiều, bài viết này mình chủ yếu nói về khái niệm HDR trên smartphone mà thôi. HDR trên máy ảnh chuyên nghiệp là một khái niệm cao hơn, kết quả là cho ra những tấm hình nghệ thuật và rất khác thường. Thông thường, để có được một tấm hình HDR, người chụp cần tới nhiều hơn 2,3 tấm hình với các giá trị phơi sáng (EV) khác nhau. Đó có thể là 3 tấm, 5 tấm thậm chí là 9 tấm với độ sáng khác nhau (quá thừa sáng, thừa sáng, bình thường, thiếu sáng và quá thiếu sáng) và ghép lại để được một hình HDR.

Trên smartphone, về cơ bản HDR vẫn là chụp các hình ảnh ở những độ sáng khác nhau và gộp lại nhưng với mục đích chỉ là cân bằng ánh sáng để hình không bị quá tối khi chụp ngược sáng mà thôi (không cho ra ảnh nghệ thuật cao). Quá trình này được thực hiện hoàn toàn tự động, điện thoại sẽ chụp hình, ghép và xử lý chúng để cho ra một hình HDR.

Quay phim HDR


Sony trình diễn tính năng quay HDR
Khái niệm chụp HDR trên điện thoại đã dần trở nên bình thường và tới năm 2013, một khái niệm mới ra đời đó là quay video HDR trên smartphone. Quay phim HDR lần đầu được đề cập vào tháng 8 năm ngoái khi Sony giới thiệu cảm biến Exmor RS mới của họ có khả năng này. Những đoạn phim được quay với chế độ HDR bật sẽ giúp cân bằng sáng tối tại các vùng khác nhau. Khi bạn quay phim ngược sáng (hướng máy lên trời chẳng hạn), khoảng sáng của trời sẽ lấn át các vật thể khác trong hình và khiến chúng tối om nhưng nhờ HDR mà khoảng sáng/tối đó sẽ được cân bằng, bạn vẫn có thể nhìn thấy trời và các vật thể bị ngược sáng một cách hoàn hảo. Theo giải thích của Sony, cảm biến của họ sẽ ghi lại hai giá trị phơi sáng (exposure) khác nhau và xử lý chúng để có được một thước phim với dải tương phản động rộng hơn và ánh sáng tốt, ngay cả khi quay ở điều kiện ngược sáng. Một số smartphone hiện nay có thể quay HDR như Xperia Z hay Find 5 của OPPO...

Cũng giống như chụp hình HDR, quay phim HDR trên máy DSLR cũng là khái niệm khác với khả năng đó trên điện thoại di động. Năm 2010, chúng ta đã được xem một đoạn video được thực hiện với khả năng này và hình ảnh hiện lên trước mắt là rất rực rỡ, bắt mắt. Người ta dùng hai chiếc máy Canon 5D Mark II để quay song song, một được thiết lập quay video thiếu sáng và một dư sáng, quay ở cùng một góc. Sau đó chúng được ghép lại thành một đoạn video duy nhất như thứ mà bạn thấy bên dưới.

Xem HDR Video Demonstration Using Two Canon 5D mark II's

Những smartphone có tính năng quay phim HDR

1. Sony Xperia Z

Cảm biến Exmor RS của Sony được thương mại hóa đồng nghĩa trên thị trường đã xuất hiện một số mẫu smartphone cao cấp có khả năng quay phim HDR. Đầu tiên phải kể đến Xperia Z, đứa con cưng của Sony trong năm 2013. Cảm biến Exmor RS mà Sony trang bị cho điện thoại có độ phân giải đạt 13MP, con chip bốn nhân 1.5GHz giúp máy đủ sức xử lý video HDR. Một đoạn phim được quay thử từ Xperia Z với chế độ HDR cho thấy nó rất hiệu quả khi quay ngược sáng. Trong đoạn video đó, người quay cố tình đưa máy lên trời nhưng chúng ta vẫn có thể dễ dàng đọc các biển quảng cáo xung quanh mà chúng không hề bị mất chi tiết. Xperia Z có màn hình 5" Full-HD, RAM 2GB, CPU bốn nhân 1.5GHz và Android Jelly Bean cài sẵn.

2. OPPO Find 5

Mẫu Find 5 của OPPO cũng sử dụng cảm biến Exmor RS do Sony sản xuất, nó thậm chí còn ra mắt trước cả khi Sony giới thiệu Xperia Z. Find 5 có chung cảm biến Exmor RS như Xperia Z với độ phân giải 13MP và dĩ nhiên là tính năng quay HDR. Xem thử những đoạn video HDR được quay từ Find 5 cũng cho thấy chất lượng rất tốt và hiệu quả. Quay video, chụp hình ngược sáng là một trong những khó khăn đối với điện thoại nhưng với tính năng HDR Video thì điều đó đã được giải quyết. Find 5 có màn hình 5" Full-HD, CPU bốn nhân 1.5GHz, RAM 2GB, bộ nhớ trong 16GB/32GB, máy ảnh 13MP, cài sẵn Android Jelly Bean.

3. HTC One

One là smartphone mới nhất được HTC giới thiệu trước thềm MWC 2013. Máy kế thừa dòng sản phẩm One X của hãng trong năm ngoái với nhiều thay đổi về cấu hình. Dù chỉ có camera Ultrapixel độ phân giải 4MP nhưng One cũng được trang bị tính năng quay phim HDR ở độ phân giải Full-HD. Bên dưới là video quay HDR từ One và bạn sẽ thấy bất ngờ về nó. Hai cô gái trong đoạn video được quay ngược theo hướng ánh sáng nhưng khuôn mặt vẫn hiện lên rất rõ và chi tiết. HTC One có màn hình 4"7 Full-HD, CPU 4 nhân 1.7GHz, RAM 2GB, camera 4MP và cài sẵn Android Jelly Bean.


Nguồn Tinh tế
      
Sponsored content

#7Sử dụng HDR Empty Re: Sử dụng HDR

      

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Về Đầu Trang  Thông điệp [Trang 1 trong tổng số 1 trang]

Quyền hạn của bạn

Bạn không có quyền trả lời bài viết
free counters



  • Đoàn Ngọc Khánh

    mobile phone 098 376 5575


    Đỗ Quang Thảo

    mobile phone 090 301 9666


    Nguyễn Văn Của

    mobile phone 090 372 1401


    IP address signature
    Free forum | ©phpBB | Free forum support | Báo cáo lạm dụng | Thảo luận mới nhất