Change background image
LOVE quotion

Bắt đầu từ 4.53' thứ Hai ngày 17/10/2011


You are not connected. Please login or register

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Go down  Thông điệp [Trang 1 trong tổng số 1 trang]

Cựu học viên
Cựu học viên Xuất sắc

Cấp bậc: Xuất sắc

Giới tính : Nam

Bài viết : 1328

Danh vọng : 2216

Uy tín : 54

Ngày 06/5/2013, Bộ Quốc phòng Mỹ họp báo công bố báo cáo “Military and Security Developments Involving the People’s Republic of China 2012” (tạm dịch: Sự tiến triển an ninh và quân đội liên quan đến Trung Quốc). Ngoại trừ cung cấp thông tin về lực lượng quân sự hiện hữu cùng các dự án Bắc Kinh đang theo đuổi, báo cáo còn dành hẳn 1 chương trong tổng số 6 chương để đánh giá về thực lực tương lai của quân đội Trung Quốc.

Tập trung cho A2/AD

Theo Lầu Năm Góc, để phục vụ mục tiêu trỗi dậy, việc phát triển thực lực của quân đội Trung Quốc trong tương lai sẽ dựa trên chiến lược “chống tiếp cận/phong tỏa khu vực” (anti-access/are-denial, viết tắt A2/AD). Chiến lược này của Trung Quốc nhằm đẩy lực lượng của Washington ra khỏi khu vực châu Á - Thái Bình Dương để Bắc Kinh rộng cửa tiến đến Ấn Độ Dương và các vùng biển khác trên thế giới. Theo đó, Trung Quốc sẽ tập trung phát triển khả năng viễn chinh cho quân đội, lực lượng tác chiến tàu sân bay, hiện đại hóa tàu chiến và các loại tên lửa đối hải lẫn đối không.

Tương lai quân đội Trung Quốc trong mắt người Mỹ Sucman10
Trung Quốc sẽ nỗ lực mua hệ thống tên lửa đối không S-400 - Ảnh: Armybase.us
Cụ thể, về hải quân, Trung Quốc sẽ phát thêm nhiều dòng tên lửa hành trình chống tàu chiến để trang bị cho những lớp chiến hạm chủ lực hiện tại và tương lai của nước này là: tàu ngầm các lớp Kilo, Tống, Thương; tàu khu trục các lớp Lữ Dương I/II/III (052B/052C/052D), Lữ Châu (051C); tàu hộ tống lớp Giang Khải 2 (054A) khinh hạm lớp 056… Tuy nhiên, Lầu Năm Góc nhận định Bắc Kinh vẫn khó có thể đủ sức tiến hành tác chiến toàn diện đối với tàu sân bay trước năm 2015 vì dòng chiến đấu cơ J-15 vẫn cần thêm thời gian thử nghiệm.

Về không quân phòng không, trọng tâm của Trung Quốc là nhanh chóng phát triển chiến đấu cơ thế hệ 5, với 2 loại là J-20 và J-31, để dần thay thế các loại cũ. Thế nhưng, Bộ Quốc phòng Mỹ nhận định Trung Quốc khó có thể chính thức trang bị chiến đấu cơ thế hệ 5 trước năm 2018. Trong khi đó, Bắc Kinh được cho là sẽ đẩy mạnh cải tiến và sở hữu các loại tên lửa phòng không hiện đại. Cụ thể, Trung Quốc sẽ nỗ lực để mua được hệ thống tên lửa S-400, có tầm bắn tối đa 400km, của Nga. Ngoài ra, Bắc Kinh còn cố gắng nâng tầm bắn của loại tên lửa đối không HQ-9 đạt mức 200 km.

Mặt khác, theo Lầu Năm Góc, Bắc Kinh cũng sẽ tiếp tục phát triển tên lửa đạn đạo có thể mang đầu đạn hạt nhân để duy trì sức mạnh răn đe hạt nhân. Hiện tại, Trung Quốc được cho là đang có 75 tên lửa liên lục địa cùng rất nhiều hỏa tiễn tầm xa, tầm trung lẫn tầm ngắn. Vì thế, Bắc Kinh sẽ cải tiến để đạt được khả năng khai hỏa chính xác cả từ mặt đất lẫn tàu ngầm.

Tăng cường “hạm đội trắng”

Không chính thức thuộc hải quân, nhưng các lực lượng công vụ biển của Trung Quốc, mang vỏ bọc dân sự, lại đang được tăng cường mạnh mẽ với hình thức tổ chức ngày càng giống quân đội. Thậm chí, nhiều tàu trong số được hoán cải từ tàu chiến và sở hữu vũ khí hỏa lực mạnh, có thể mang cả trực thăng tấn công đa nhiệm. Ngoài ra, hồi tháng 3, Thứ trưởng Công an Mãnh Hồng Quân hồi tháng 3 chính thức kiêm nhiệm vị trí Cục trưởng Cục Cảnh sát biển và Cục phó Cục Hải dương quốc gia. Dựa vào đó, 2 cục này sẽ phối hợp và thống nhất chỉ đạo các lực lượng công vụ trên biển của Trung Quốc gồm hải giám, ngư chính, cảnh sát biển… Trước đây, các lực lượng này trực thuộc những bộ ngành khác nhau như: Bộ Công an, Bộ Nông nghiệp, Bộ Giao thông…

Tương lai quân đội Trung Quốc trong mắt người Mỹ Sucman11

Có lẽ, vì thực tế trên, báo cáo của Lầu Năm Góc cũng đề cập khá chi tiết về “hạm đội trắng” của Bắc Kinh bao gồm: hải tuần, hải giám, ngư chính, hải cảnh và hải quan. Theo đó, “hạm đội trắng” sẽ là lực lượng quan trọng kết hợp cùng hải quân, phục vụ các chương trình tuyên bố chủ quyền mà Bắc Kinh đang theo đuổi trên biển Đông và Hoa Đông dưới vỏ bọc “đảm bảo an ninh hàng hải”.

Báo cáo của Bộ Quốc phòng Mỹ nhận định Trung Quốc đang trong giai đoạn thứ 2, kéo dài từ năm 2011 - 2015, của chương trình phát triển “hạm đội trắng”. Trong giai đoạn này, Bắc Kinh sẽ bổ sung thêm tối thiểu 30 tàu cho các lực lượng công vụ biển. Cụ thể, Trung Quốc sẽ trang bị thêm ít nhất 23 tàu cho hải giám, 6 chiếc cho ngư chính và 1 chiếc cho hải tuần. Trong đó, một số tàu được chuyển giao từ hải quân, có thể bao gồm cả tàu khu trục. Ngoài ra, “hạm đội trắng” Trung Quốc còn được đóng mới thêm khoảng 100 tàu cỡ nhỏ. Từ nay đến năm 2020, quy mô của lực lượng hải giám được dự kiến sẽ tăng lên 50% và ngư chính tăng thêm 25%.

Nếu như thế, “hạm đội trắng” sẽ còn hoạt động nhiều hơn nữa trên các vùng biển mà Bắc Kinh tuyên bố chủ quyền trong khi quân đội tập trung cho A2/AD.


Bắc Kinh thành lập không lực cho tàu sân bay
Tân Hoa xã ngày 10.5 đưa tin quân đội Trung Quốc vừa thành lập một lực lượng trên không cho tàu sân bay. Lực lượng này gồm có chiến đấu cơ, trực thăng... đáp ứng khả năng chống tàu ngầm và cứu hộ. Theo đó, nhân sự cho lực lượng mới tinh nhuệ hơn các lực lượng trên không hiện có của quân đội Trung Quốc, góp phần quan trọng để hình thành nên sức mạnh tấn công cho tàu sân bay của nước này. Hiện nay, Trung Quốc chỉ có một tàu sân bay mang tên Liêu Ninh và đội chiến đấu cơ J-15 đang thử nghiệm huấn luyện cất/hạ cánh.

Văn Khoa


Nguồn: Thanh niên
      

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Về Đầu Trang  Thông điệp [Trang 1 trong tổng số 1 trang]

Quyền hạn của bạn

Bạn không có quyền trả lời bài viết
free counters



  • Đoàn Ngọc Khánh

    mobile phone 098 376 5575


    Đỗ Quang Thảo

    mobile phone 090 301 9666


    Nguyễn Văn Của

    mobile phone 090 372 1401


    IP address signature
    Free forum | ©phpBB | Free forum support | Báo cáo lạm dụng | Thảo luận mới nhất