Change background image
LOVE quotion

Bắt đầu từ 4.53' thứ Hai ngày 17/10/2011


You are not connected. Please login or register

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Go down  Thông điệp [Trang 1 trong tổng số 1 trang]

Cựu học viên
Cựu học viên Xuất sắc

Cấp bậc: Xuất sắc

Giới tính : Nam

Bài viết : 1328

Danh vọng : 2216

Uy tín : 54

Một lần nữa người ta lại thấy Trung Quốc gây hấn, tranh chấp lãnh thổ với Ấn Độ sau việc tranh chấp lãnh hải với Nhật Bản, Việt Nam, Philipines… đang ngày càng căng thẳng chưa có hồi kết mà thế giới đã chứng kiến. Đằng sau động thái này là gì?

Vì “nhiệt độ” trong nước đang nóng lên?

Bất kỳ một nhà lãnh đạo nào cũng muốn tạo cho quốc gia một tình thế thuận lợi để bảo vệ và phát triển, đó là địa chính trị và địa quân sự.

Tranh chấp lãnh thổ, lãnh hải với các quốc gia láng giềng nếu có và thỏa thuận giải quyết bằng biện pháp hòa bình theo luật pháp quốc tế… thì không hẳn sẽ gây nên bất lợi về địa chính trị. Nhưng với Trung Quốc, không phải là “tranh chấp” với láng giềng mà là sự cưỡng bức, chiếm đoạt dựa trên sức mạnh, cậy lớn hiếp bé thì đương nhiên sẽ không bao giờ có được một địa chính trị thuận lợi.

Trung Quốc hiểu điều này, nhưng với tư tưởng nước lớn, bành trướng Trung Quốc cho rằng đã là mạnh, lớn, đông, thì, “theo ta thì sống, chống ta thì chết”, nên bất chấp và buộc phải chấp nhận một địa chính trị bất lợi. Các láng giềng xung quanh hoặc là bị thuần phục hoặc là chống đối. Vì thế, địa chính trị với Trung Quốc luôn xung đột với mục tiêu bành trướng.

Đã là “bành trướng” thì không bao giờ có địa chính trị thuận lợi, nhưng nếu bỏ qua địa quân sự, coi thường bất chấp vấn đề này là điên rồ, bởi lẽ, hành động quân sự là yếu tố quyết định thành bại nên người ta làm mọi cách để tránh đối đầu với nhiều thế lực hay tránh bị nhiều hướng tấn công. Chiến tranh thế giới lần thứ 2, Đức mạnh như thế, lại có Nhật, Ý liên minh mà trước khi tấn công Ba Lan cũng phải ký với Liên Xô hiệp ước không tấn công nhau, chỉ trở mặt sau khi đã nuốt trọn hết châu Âu.

Còn hiện nay, Trung Quốc thì sao? Trung Quốc gây hấn trên 3 hướng (biên giới Trung-Ấn, Biển Đông, biển Hoa Đông) với 5 quốc gia láng giềng khi sức mạnh không vượt trội (đã có 2/5 quốc gia ngang sức ngang tài là Nhật Bản và Ấn Độ). Phải chăng Trung Quốc có bản lĩnh, hùng mạnh tới mức coi thường tất cả?

Xét về ý nghĩa quân sự, nếu xung đột xảy ra trên cả 3 hướng này với cả 5 đối thủ cùng một lúc (chưa nói đến sự tham dự của Mỹ) thì Trung Quốc thất bại là chắc chắn và rõ ràng những nhà chiến lược quân sự Trung Quốc đầu óc là có vấn đề.

Nhưng, không phải vậy, những nhà lãnh đạo ở Bắc Kinh không bao giờ để tình thế cả 3 hướng xảy ra cùng lúc. Vậy thì tại sao?

Vì sao Trung Quốc hung hăng gây hấn? Images26
Lính thủy đánh bộ Trung Quốc tập bài đổ bộ đánh chiếm đảo tranh chấp trên Biển Đông trong cuộc tập trận huy động nhiều máy bay chiến đấu, tàu chiến, tàu ngầm tiên tiến được các phương tiện truyền thông Trung Quốc đã đua nhau đưa tin mới đây (ngày 26/3). Đảo nào sẽ bị đánh chiếm trong số đảo tranh chấp?

Trên biển Hoa Đông

Dù tranh chấp với Nhật Bản, Trung Quốc có đẩy cao đến mấy cũng không vượt quá nấc thang cuối cùng. Bởi một cuộc chiến với Nhật Bản sẽ làm tan nát “giấc mơ phục hưng Trung Hoa” mà chưa bao giờ “Trung Quốc gần kề như thế”. Do đó, biển Hoa Đông là nơi để ông Tập lấy điểm, vuốt ve với chủ nghĩa dân tộc, là nơi để cho Trung Quốc thể hiện cho các tiểu quốc biết rằng, Nhật Bản hùng mạnh như thế có Mỹ đằng sau mà Trung Quốc vẫn không ngán ngại, chứng tỏ thế nào là Trung Quốc!

Trên biên giới Trung-Ấn

Chắc chắn vài mét đất trên biên giới, không thể án ngữ đường ra biển Ấn độ dương, không thể cản trở, phá tan giấc mơ Trung Quốc trở thành cường quốc biển ngay trong lúc này được. Vậy tại sao Trung Quốc lại gây hấn?

Còn nhớ sự kiện bạo loan đẫm máu ở Tân Cương làm chết 20 người trong đó có 15 cảnh sát, thì ngay sau đó, Trung Quốc gây hấn với Ấn Độ trên biên giới. Liệu có mối liên quan gì hai sự kiện này? Nhưng dù có liên quan hay không thì cũng không bao giờ xảy ra cuộc chiến giữa 2 quốc gia đông dân nhất thế giới có VKHN.

Trên Biển Đông

Biển Đông với Trung Quốc có một vị trí chiến lược quân sự và kinh tế vô cùng quan trọng. Cho nên, khi 2 hướng trên không thể xảy ra thì hướng cuối cùng xảy ra là đương nhiên hợp logic.

Như vậy, tình hình căng thẳng trên biển Hoa Đông và biên giới Trung-Ấn thực chất chỉ là mục đích vì đối nội. Biển Đông mới là trọng điểm cho hoạt động quân sự của Trung Quốc.

Trường Sa của Việt Nam hay 8 hòn đảo mà Philipines đang quản lý hay bãi James của Malaisia… trong bối cảnh “khu vực đại loạn” sẽ là mục tiêu Trung Quốc dùng vũ lực đánh chiếm để biến Biển Đông thành “ao nhà”.

Cảnh giác cao với Trung Quốc trên Biển Đông

Có thể nói việc biến Biển Đông thành “ao nhà” Trung Quốc đã chuẩn bị xong các thủ tục mà đều là những hành động ngang ngược, phi lý, bất chấp sự phản đối của các nước trong khu vực và dư luận thế giới.

Phía Đông, Tây, Nam đều đã đánh dấu trên bản đồ “đường lưỡi bò”. Các cơ quan hành chính quản lý cái gọi là “thành phố Tam Sa” đã ra mắt…

Sự chuẩn bị lực lượng quân sự cũng hoàn tất. Hàng chục các cuộc tập trận đánh chiếm đảo trên Biển Đông rầm rộ, diễu võ dương oai, không cần che giấu đã xảy ra.

Những lời tuyên bố hiếu chiến, sẵn sàng dùng sức mạnh quân sự của các nhà lãnh đạo cấp cao đã tung ra hàng ngày…

Tất cả chỉ cần thời điểm mà Trung Quốc thấy thuận lợi là “khai đao”.

Bổng dưng mấy hôm nay Trung Quốc xuống giọng. Họ muốn cùng ASEAN bàn về COC… (nhưng thời gian chưa định trước).

Có thể nào tư tưởng, bản chất và âm mưu lâu dài của Trung Quốc lại có thể thay đổi trước khối ASEAN mới đang có dấu hiệu siết chặt đội ngũ? Hay đó chỉ là dấu hiệu vuốt ve, ru ngủ các nước có tranh chấp trong khu vực báo hiệu một hành động nguy hiểm sắp xảy ra?

Việt Nam đã có kinh nghiệm xương máu với Trung Quốc đã bao đời nay. Sau những lời hữu hảo là lập tức Trung Quốc ra đòn độc đòn hiểm.

Bất ngờ ra đòn, bất chấp đạo lý và pháp lý “tạo ra sự đã rồi” là hành xử “truyền thống” của Trung Hoa đối với láng giềng.

Việt Nam rất mong muốn Trung Quốc thực hiện nghiêm túc DOC và tiến tới cùng thống nhất COC làm cơ sở cho hòa bình, ổn định, thịnh vượng, trong khu vực. Nhưng DOC với Trung Quốc đã như “mớ giấy lộn” từ lâu, còn COC chỉ là chiêu bài để Trung Quốc có được thế bất ngờ?

Hơn ai hết, trong lúc này Việt Nam hết sức cảnh giác, chăm chú theo dõi những động thái của Trung Quốc trên Biển Đông. Chuẩn bị sẵn sàng để đối phó với âm mưu thủ đoạn nguy hiểm, liều lĩnh gây chiến, bảo vệ vững chắc chủ quyền biển đảo thiêng liêng của Tổ quốc.

      
Puzzle
Puzzle Tích cực

Cấp bậc: Tích cực

Giới tính : Nam

Bài viết : 455

Danh vọng : 748

Uy tín : 83

Các nước làm gì trước Trung Quốc hung hăng?

Việc Trung Quốc đưa 30 tàu cá lớn ập đến quần đảo Trường Sa của Việt Nam diễn ra sau khi cường quốc Châu Á này vừa có một cuộc xâm nhập táo tợn vào sâu trong lãnh thổ Ấn Độ 19km và huy động hàng loạt tàu thuyền, máy bay đến uy hiếp Nhật Bản ở biển Hoa Đông. Những diễn biến liên tiếp này lại một lần nữa cho thấy sự hung hăng, hiếu chiến của Trung Quốc. Một số nhà phân tích tin rằng, Châu Á cần phải có một kế hoạch để kiềm chế sự lấn lướt kiểu như thế này của Bắc Kinh.

Vì sao Trung Quốc hung hăng gây hấn? Vnm_2011

Sau khi chuyển từ chính sách “nổi lên một cách hòa bình” sang phương pháp tiếp cận phô trương sức mạnh, Bắc Kinh bắt đầu mở rộng “lợi ích then chốt” và cho thấy họ sẵn sàng chấp nhận nguy cơ. Điều đó được thể hiện qua việc nước này không ngại liên tiếp “tung” ra các hành động hiếu chiến ở mọi hướng. Trung Quốc đưa quân xâm nhập bất hợp pháp và ngang nhiên cắm trại ở khu vực nằm sâu trong vùng lãnh thổ do Ấn Độ kiểm soát 19km. Cùng với đó, ở hướng khác, Trung Quốc đưa một đội tàu lớn chưa từng có cùng hàng loạt máy bay quân sự, trong đó chủ yếu là chiến đấu cơ, đến thách thức Nhật Bản ở quần đảo tranh chấp Senkaku/Điếu Ngư.

Tiếp tục ở “mặt trận” khác nữa, Trung Quốc ngang nhiên đẩy mạnh các hoạt động tuần tra ngang ngược ở những khu vực tranh chấp thuộc Biển Đông, biển Hoa Đông nhằm tìm cách xác lập chủ quyền của họ ở đó. Rõ ràng, Trung Quốc đang cùng lúc lấn chiếm các vùng biển đồng thời ngấm ngầm mở rộng dấu chân ở khu vực biên giới Himalaya. Trong khi Hải quân và một phần Không quân Trung Quốc tập trung vào việc tranh giành chủ quyền với các nước láng giềng ở Biển Đông và biển Hoa Đông thì Lục quân Trung Quốc tích cực nhấn dần từng bước vào vùng Himalayas.

Bắc Kinh đang áp dụng một loạt chiêu thức mới để thay đổi đường biên giới thực tế hay còn gọi là Đường Kiểm soát Thực tế theo cách dần từng bước một mà không cần phải tốn một viên đạn. Ví dụ, quân đội Trung Quốc đưa người chăn nuôi cừu gốc Hán đến khu vực biên giới và để họ hoạt động rộng khắp trên đường biên giới đó. Sử dụng những người chăn cừu ở tuyến trên và quân đội hỗ trợ ở phía sau là cách để Trung Quốc đuổi những người chăn nuôi bản xứ ra khỏi vùng đồng cỏ truyền thống của họ rồi dần xác lập quyền kiểm soát của Trung Quốc đối với những vùng đất đó.

Cách phá vỡ sự nguyên trạng kiểu đó không khác gì như cách thức mà Trung Quốc đang tiến hành ở Biển Đông và biển Hoa Đông hiện nay. Ở hai vùng biển này, Trung Quốc cũng thường xuyên đưa tàu thuyền, máy bay ra vào các vùng tranh chấp để dần cho mọi người thấy rằng họ đang nắm quyền kiểm soát trên thực tế những khu vực đó.

Cách thức tiếp cận trên cùng với việc Trung Quốc mở rộng chưa từng có “lợi ích then chốt” của nước này đã trở thành nguồn gốc gây ra sự bất ổn ở khu vực Châu Á. Bắc Kinh cũng vừa thêm quần đảo Senkaku/Điếu Ngư vào danh sách “các lợi ích then chốt” của họ.

Đối phó với thách thức từ Trung Quốc

Những hành động của Trung Quốc trong thời gian gần đây rõ ràng đã đặt ra thách thức đối với một loạt các nước láng giềng xung quanh họ. Những nước này chắc chắn đều phải tìm biện pháp thích hợp để đối phó với mối đe dọa này. Từ Philippines, Nhật Bản.... đến Ấn Độ đều ra sức củng cố sức mạnh quân sự của mình với mục tiêu nhằm chuẩn bị sẵn sàng tư thế đối đầu với Trung Quốc.

Ấn Độ hiện nay không chỉ tích cực tự chế tạo vũ khí cho riêng mình mà còn trở thành nước nhập khẩu vũ khí lớn nhất thế giới. Có thể nói, về sức mạnh quân sự, Ấn Độ không hề thua kém đối thủ Trung Quốc của mình.

Về phần mình, Philippines cũng tăng cường bổ sung tàu chiến, máy bay chiến đấu cho Lực lượng Bảo vệ Bờ biển nước này. Nhật Bản cũng không nằm ngoài xu thế chung đó khi tìm cách mua sắm thêm nhiều thiết bị quân sự tối tân và cân nhắc khả năng thay đổi hiến pháp hòa bình để có thể đối đầu với nước láng giềng đang ngày một hung hăng của mình.

Ngoài chuẩn bị khả năng phòng vệ và tư thế sẵn sàng đương đầu với Trung Quốc, các nước trên cũng ra sức củng cố quan hệ liên minh, hợp tác chặt chẽ với Mỹ - cường quốc quân sự số 1 thế giới.

Tuy nhiên, có một điều cơ bản mà các nước cần phải nhận thức rõ. Đó là, họ cần phải thể hiện với Trung Quốc rằng, họ có năng lực và ý chí chính trị để quyết tâm bảo vệ hòa bình cũng như các vùng lãnh thổ của mình. Nếu Trung Quốc thấy có bất kỳ cơ hội nào để lấn dần vào các vùng tranh chấp, chắc chắn họ sẽ nhanh chóng nắm lấy. Vì thế, các nước cần phải bảo đảm Trung Quốc không có cơ hội để làm điều đó.

Trong khi khó có thể đối đầu bằng sức mạnh quân sự với Trung Quốc, mỗi nước có thể tìm kiếm cho mình một chiến lược riêng để chế ngự sự hiếu chiến, hung hăng của Trung Quốc. Như trường hợp của Ấn Độ, nước này có thể khai thác vấn đề Tây Tạng – nguyên nhân chính gây ra mâu thuẫn Trung - Ấn.

Theo một nhà phân tích nổi tiếng, chiến lược mở rộng lợi ích then chốt và sự hiện diện của Trung Quốc từ khu vực Đông Phi đến Thái Bình Dương có thể đối phó bằng việc tạo ra một “dàn thanh trường kiếm” của những nước Châu Á đang cùng tranh chấp với Trung Quốc. Gốc rễ của căng thẳng và sự bất ổn leo thang trong khu vực Châu Á là việc Trung Quốc đang tăng cường thực hiện chiến lược tìm cách phá vỡ sự nguyên trạng. Chỉ có sự hợp tác vì lợi ích chung mới có thể bảo vệ hòa bình và sự phát triển kinh tế của Châu Á, tránh những hành động phô trương sức mạnh và dọa dẫm.

Nguồn: VN Media
      

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Về Đầu Trang  Thông điệp [Trang 1 trong tổng số 1 trang]

Quyền hạn của bạn

Bạn không có quyền trả lời bài viết
free counters



  • Đoàn Ngọc Khánh

    mobile phone 098 376 5575


    Đỗ Quang Thảo

    mobile phone 090 301 9666


    Nguyễn Văn Của

    mobile phone 090 372 1401


    IP address signature
    Free forum | ©phpBB | Free forum support | Báo cáo lạm dụng | Thảo luận mới nhất