Change background image
LOVE quotion

Bắt đầu từ 4.53' thứ Hai ngày 17/10/2011


You are not connected. Please login or register

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Go down  Thông điệp [Trang 1 trong tổng số 1 trang]

Người đưa đò

#1Dịch cúm gia cầm Empty Dịch cúm gia cầm

Người đưa đò
Người đưa đò Tích cực

Cấp bậc: Tích cực

Bài viết : 415

Danh vọng : 699

Uy tín : 42

Ngoài ca nhiễm cúm A/H1N1 đã tử vong hồi đầu tháng 4, Bệnh viện Bệnh nhiệt đới T.Ư đang điều trị cho bốn ca nhiễm cúm A/H1N1 nặng, đã có biến chứng.

Dịch cúm gia cầm 62791610
Anh Hồ Xuân K. bị nhiễm cúm A/H1N1 đang điều trị tại Bệnh viện Bạch Mai

Thống kê tại phòng khám bệnh viện này cho thấy tỉ lệ người đến khám do bệnh cúm tăng lên 10% so với ngày thường. Trong khi đó, Bệnh viện Bạch Mai đã tiếp nhận nhiều trường hợp nhiễm cúm A/H1N1. Riêng khoa hồi sức tích cực của bệnh viện này đang điều trị hai trường hợp nhiễm cúm A/H1N1 rất nặng và một trường hợp viêm phổi nặng có nghi ngờ nhiễm virút cúm A/H1N1.

Phát hiện muộn

Bệnh nhân nặng nhất đang điều trị tại khoa hồi sức tích cực Bệnh viện Bạch Mai là anh Hồ Xuân K., 23 tuổi, ở huyện Yên Bình, Yên Bái. Theo hồ sơ bệnh án, anh K. có dấu hiệu khởi bệnh từ hôm 3-4 với các triệu chứng: đau đầu, sốt, nhức mỏi cơ...

Giống nhiều lần bị cúm thông thường, anh K. có sử dụng các loại thuốc kháng sinh, thuốc cảm cúm nhưng những triệu chứng trên không cải thiện mà diễn biến xấu thêm. Đến ngày 7-4, anh K. có các dấu hiệu như sốt cao, ly bì, khó thở nên được đưa đến Bệnh viện Phú Thọ, tỉnh Yên Bái để điều trị.

Tại đây, các bác sĩ xác định anh K. bị viêm phổi nặng, suy hô hấp và cho điều trị bằng thuốc kháng sinh, kháng viêm nhưng không có kết quả. Nghi ngờ anh K. có dấu hiệu nhiễm cúm, bệnh viện chuyển mẫu bệnh phẩm xuống xét nghiệm tại Viện Dịch tễ T.Ư. Ngay sau khi có kết quả mẫu bệnh phẩm dương tính với cúm A/H1N1, Bệnh viện Phú Thọ chuyển bệnh nhân K. xuống điều trị tại Bệnh viện Bạch Mai vào ngày 10-4.

Theo bác sĩ Phạm Thế Thạch, khoa hồi sức tích cực Bệnh viện Bạch Mai, sau một tuần điều trị rất tích cực tình trạng của anh K. vẫn rất xấu. Kết quả điều tra dịch tễ cho thấy nhiều người nhà của anh K. trước đó đã có biểu hiện mắc cúm, trong đó có bốn người được xác định nhiễm cúm A/H1N1 và được điều trị tại khoa lây Bệnh viện Bạch Mai. Một số bệnh nhân khác tại Bệnh viện Bạch Mai cũng được xác định nhiễm cúm A/H1N1 do lây nhiễm từ bệnh nhân này.

Bác sĩ Thạch cũng thông tin một bệnh nhân được xác định nhiễm cúm A/H1N1 nặng khác là chị Lê Thị Ánh T., 29 tuổi, ở Bỉm Sơn, Thanh Hóa. Chị T. nhập viện trong tình trạng sốt cao, khó thở, kết quả chụp phim cho thấy phổi bị tổn thương rất nặng.

Chị T. được chuyển từ Bệnh viện Thanh Hóa lên Bệnh viện Bạch Mai vào ngày 10-4. Sau một tuần điều trị tích cực, chị T. đang có dấu hiệu khả quan. Riêng chị Nguyễn Thị H., 20 tuổi, ở Bắc Kạn, cũng bị viêm phổi nặng (hai bên phổi hiện nay trắng xóa), nghi ngờ nhiễm cúm A/H1N1 nhưng để có kết luận phải chờ kết quả xét nghiệm chính thức.

Bệnh nhân nhiễm cúm A/H1N1 đang được điều trị tích cực, thở máy, lọc máu tại Bệnh viện Bệnh nhiệt đới T.Ư là ông N. 52 tuổi, ở Phú Thọ, nhập viện ngày 13-4 và đang ở ngày mắc bệnh thứ 11. Trước khi mắc bệnh, bệnh nhân này có sức khỏe tốt, không có bệnh nền.

Trước khi nhập Bệnh viện Bệnh nhiệt đới T.Ư, bệnh nhân này được một bệnh viện ở Phú Thọ làm xét nghiệm nhưng không tìm ra chủng virút cúm, chỉ đến khi gửi mẫu bệnh phẩm xuống Viện Dịch tễ T.Ư mới cho thấy bệnh nhân dương tính với cúm A/H1N1 và âm tính với cúm A/H7N9.

Khó xác định chủng virút

Tất cả bệnh nhân nhiễm cúm A/H1N1 này đều được phát hiện ở giai đoạn muộn, đã có những biến chứng nặng như viêm hô hấp, viêm phổi cấp, viêm cơ tim... và ít có khả năng đáp ứng với thuốc đặc trị.

Theo bác sĩ Nguyễn Hồng Hà, phó giám đốc Bệnh viện Bệnh nhiệt đới T.Ư, thời điểm vàng để thuốc đặc trị có hiệu lực đối với virút cúm là trong vòng ba ngày kể từ khi phơi nhiễm với virút, tuy nhiên rất khó khăn để phát hiện virút cúm vào giai đoạn ủ bệnh (diễn biến từ 5 -7 ngày sau khi người bệnh phơi nhiễm với virút).

Nguyên nhân do người bệnh chưa có biểu hiện đã nhiễm cúm như: ho, sốt, mệt mỏi, đau đầu... Cũng theo ông Hà, hiện việc xác định chính xác chủng virút cúm khá phức tạp phải thông qua kỹ thuật cao, tốn kém trong khi phương pháp test nhanh thông thường lại không chính xác.

Ngoài ra, bác sĩ Nguyễn Hồng Hà cho biết không chỉ có chủng virút cúm A/H1N1 mà ngay cả với những chủng virút cúm cũ như: B, H2N2, H3N2... cũng có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời. Sau khi bùng phát thành đại dịch vào năm 2009, cúm A/H1N1 vẫn phát tác trong cộng đồng. Số người lành mang virút này trong cộng đồng chiếm tỉ lệ khá lớn, rải rác hằng năm vẫn có những bệnh nhân tử vong do cúm A/H1N1 nhưng không được phát hiện. Như những loại virút cúm thông thường khác, virút cúm A/H1N1 có độc lực không cao, phần lớn các ca nhiễm cúm thông thường đều tự khỏi. Tuy nhiên vẫn có tỉ lệ nhất định những người nhiễm những virút cúm này có diễn biến nặng lên trở thành viêm phổi, suy hô hấp nặng dẫn đến tử vong.


Chủ động phòng cúm

Thời điểm chuyển mùa trong năm rất thuận lợi cho virút cúm phát tác trong cộng đồng, do vậy mỗi người cần có ý thức chủ động phòng tránh bằng cách tăng cường sức khỏe, sức đề kháng như tập luyện, ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng. Đối với những người nhiễm cúm cần có ý thức bảo vệ cộng đồng bằng cách đeo khẩu trang khi ra ngoài, khi ho hoặc hắt hơi cần phải che miệng bằng tay hoặc khăn giấy; rửa tay, vứt khăn giấy đã dùng vào thùng rác. Những người có nguy cơ cao nhiễm cúm, diễn biến nặng như người lớn tuổi, phụ nữ có thai, người có bệnh mãn tính cần chú ý hơn đến việc chăm sóc sức khỏe, vệ sinh, tập luyện, ăn uống đủ chất.

BS Nguyễn Hồng Hà

Nguồn: Tuổi trẻ
      
Người đưa đò

#2Dịch cúm gia cầm Empty Re: Dịch cúm gia cầm

Người đưa đò
Người đưa đò Tích cực

Cấp bậc: Tích cực

Bài viết : 415

Danh vọng : 699

Uy tín : 42

Công bố dịch H5N1 đối với chim yến

Sáng 19/4/2013, chủ tịch UBND tỉnh Ninh Thuận đã công bố dịch cúm gia cầm H5N1 trên đàn chim yến nuôi tại rạp hát Thanh Bình (P.Đạo Long, TP Phan Rang - Tháp Chàm) của Công ty TNHH thương mại và dịch vụ Yến Việt.

Dịch cúm gia cầm 62842910
Cơ quan Thú y tỉnh Ninh Thuận vào khu vực nuôi yến để tiêu hủy tại rạp hát Thanh Bình (P.Đạo Long, TP Phan Rang - Tháp Chàm) - Ảnh: TIẾN THÀNH

Có khoảng 15 nhân viên của Chi cục Thú y Ninh Thuận và một số nhân viên của nhà nuôi yến có mặt tại rạp hát Thanh Bình, tất cả đều mặc đồ bảo hộ phòng chống dịch. Trong khi một tốp bắc thang để thu các tổ yến bỏ vào thùng xốp niêm phong thì các nhóm khác pha trộn hóa chất chuẩn bị phun xịt khử trùng trong nhà nuôi yến. Ở ngoài nhà hát, công an yêu cầu những người bán bánh mì, quán cóc, thợ sửa xe... rời khỏi vị trí, không được buôn bán và đến gần khu vực này.

Tiêu hủy 10.000 con yến

Ông Trần Quốc Nam - người phát ngôn UBND tỉnh Ninh Thuận - cho hay: “Đến ngày 19-4, tỉnh chưa nhận được ý kiến chỉ đạo của Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn về hướng xử lý đối với đàn chim yến tại cơ sở nuôi đã công bố dịch. Trước mắt tỉnh chỉ đạo thực hiện việc tiêu hủy đàn yến theo ba bước: đầu tiên là hủy toàn bộ yến non và trứng; tiếp theo sẽ tiêu diệt những con yến không đi ăn vào ban ngày do sức khỏe yếu, đồng thời phun thuốc tiêu độc khử trùng nhà nuôi; cuối cùng, những con yến trưởng thành nếu còn sống được trong môi trường đã khử trùng thì cơ quan thú y sẽ giám sát, kiểm tra xem có mắc bệnh hay không mới xử lý tiếp”.

Theo ông Nguyễn Hữu Phước - chi cục trưởng Chi cục Thú y tỉnh Ninh Thuận, nhà nuôi yến này hiện có khoảng 100.000 con chim yến trưởng thành. “Tính đến chiều 19-4, sau khi phun thuốc tiêu độc khử trùng, khoảng 10.000 con chim yến đã chết tại rạp hát Thanh Bình” - ông Phước nói. Riêng số tổ yến thu hoạch tại đây, cơ quan thú y yêu cầu Công ty TNHH thương mại và dịch vụ Yến Việt xử lý nhiệt để triệt tiêu mầm bệnh (nếu có), sau đó thú y sẽ kiểm tra, nếu thấy không có mầm bệnh mới cho phép đưa những tổ yến này ra thị trường.

Ông Nguyễn Xuân Bình - giám đốc Cơ quan Thú y vùng 6 (Cục Thú y) - cho hay Ninh Thuận là nơi đầu tiên ở nước ta công bố dịch cúm gia cầm trên chim yến nuôi. “Đây là một quyết định cần thiết, thể hiện quyết tâm phòng trừ dịch cúm gia cầm đang diễn biến phức tạp ở VN” - ông Bình nói. Trước đó, trong cuộc họp với UBND tỉnh Ninh Thuận hôm 16-4, Cơ quan Thú y vùng 6 đề nghị tỉnh công bố dịch ở hai cơ sở nuôi, ngoài cơ sở ở rạp hát Thanh Bình, còn có nhà nuôi của bà Nguyễn Mỹ Hải (cũng ở P.Đạo Long, cách rạp hát Thanh Bình khoảng 50m) - nơi phát hiện một con chim yến chết dương tính với virút H5N1 hôm 10-4. Tuy nhiên, UBND tỉnh Ninh Thuận không công bố dịch cúm gia cầm tại nhà nuôi của bà Hải. Giải thích điều này, ông Trần Quốc Nam cho hay: “Con chim yến chết ở nhà nuôi của bà Hải được phát hiện ngoài bậu cửa chứ không phải trong nhà nuôi nên chưa khẳng định đây là chim yến của cơ sở này hay từ nơi khác đến. Từ ngày 10-4 đến nay, qua giám sát của thú y thì nhà nuôi của bà Hải không có yến chết, các xét nghiệm mẫu yến sống, tổ yến, phân yến đều âm tính với virút H5N1 nên tỉnh không công bố dịch”.

Chưa có chính sách hỗ trợ

Chiều 19-4, bà Đặng Phạm Minh Loan - tổng giám đốc Công ty TNHH thương mại và dịch vụ Yến Việt - nói doanh nghiệp đã hợp tác với chính quyền và cơ quan chức năng để tiêu độc, khử trùng, hủy đàn yến bị phát hiện mắc virút cúm A/H5N1 tại rạp hát Thanh Bình. “Đàn yến đã được gầy dựng và chăm sóc suốt mười năm qua, chúng tôi ước tính giá trị hàng chục tỉ đồng. Chúng tôi chắc chắn sẽ có đối thoại với chính quyền và cơ quan chức năng để đề nghị hỗ trợ nhằm giảm bớt thiệt hại cho doanh nghiệp”.

Theo ông Trần Quốc Nam, tỉnh Ninh Thuận cũng có đề xuất Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn xem xét đề ra mức hỗ trợ cho cá nhân, tập thể nuôi chim yến phải tiêu hủy do dịch cúm A/H5N1, nhưng bộ chưa trả lời. Ông Nguyễn Xuân Bình nói rằng cho đến nay VN chưa có quy định nào về hỗ trợ người nuôi chim yến phải tiêu hủy đàn vì dịch bệnh. “Nuôi chim yến là nghề tự phát, chưa được cấp phép, bởi vậy việc xác định giá trị đầu tư cho chim yến thế nào là rất khó khăn” - ông Bình nói.


TP Biên Hòa: bất chấp lệnh cấm, nhiều cơ sở vẫn nuôi yến

Cho dù đã có văn bản từ UBND TP Biên Hòa (Đồng Nai) yêu cầu cấm nuôi chim yến trên địa bàn, nhưng nhiều hộ dân vẫn bất chấp, tiếp tục nuôi trước nguy cơ dịch cúm gia cầm đang lây lan từ loài chim này.

Có mặt tại một ngôi nhà ba tầng nằm cuối khu phố 1, phường Bửu Long, chúng tôi thấy chim yến bay về rất nhiều. Bà Lê Kim Minh, nhà cạnh cơ sở nuôi chim yến trên, cho biết chiều chiều khoảng 17g yến bay về rất nhiều. “Không hiểu sao chính quyền địa phương đã có yêu cầu ngưng việc nuôi chim yến rồi mà các gia đình này vẫn bật âm thanh dụ yến về” - một người dân bức xúc.

Theo ghi nhận của chúng tôi, riêng tại khu phố này có đến năm cơ sở nuôi yến đang hoạt động công khai, nhà thường được đóng kín mít. Theo bà Lê Thị Thu Tâm - chủ tịch UBND phường Bửu Long, sau khi có văn bản chỉ đạo của UBND TP Biên Hòa về việc ngưng nuôi chim yến, UBND phường đã đến từng nhà thông báo và vận động ký cam kết về việc ngưng nuôi chim yến. Tuy nhiên, một số gia đình chưa chịu ký bản cam kết và tiếp tục nuôi, UBND phường đã có báo cáo lên cấp trên để có hướng giải quyết vấn đề này”.

Ông Trần Văn Quang, chi cục trưởng Chi cục Thú y Đồng Nai, cho biết hiện nay Đồng Nai vẫn chưa phát hiện mầm bệnh cúm A/H5N1 trên chim yến. Ông Quang cũng nói toàn tỉnh có 136 cơ sở nuôi chim yến (nội ô TP Biên Hòa có 14 cơ sở) nên nguy cơ phát dịch là có.

NGÔ THIÊN PHÚC

Long An: chim yến chết không phải do cúm H5N1

Ngày 19-4, ông Đinh Văn Thế - chi cục trưởng Chi cục Thú y Long An - cho biết các mẫu xét nghiệm của ba con chim yến chết tại cơ sở nuôi trên đường Hùng Vương, TP Tân An đều âm tính với virút cúm A/H5N1. Sau vụ chim yến chết giữa TP Tân An, UBND TP Tân An đã thống nhất quyết định vận động các hộ dân đang nuôi chim yến tự phát trong nội thành phải có biện pháp di dời các cơ sở nuôi ra khỏi khu vực dân cư càng sớm càng tốt.

SƠN LÂM

Nguồn: Tuổi trẻ
      
Cựu học viên
Cựu học viên Xuất sắc

Cấp bậc: Xuất sắc

Giới tính : Nam

Bài viết : 1328

Danh vọng : 2216

Uy tín : 54

Phát hiện ổ dịch cúm A H5N1 tại trại nuôi gà

Tại trại nuôi gà gia đình thôn 1, Hải Tiến,TP Móng Cái (Quảng Ninh) vừa phát hiện virut cúm A H5N1 khi có đến 234/600 con bị chết. Số người tiếp xúc với số gia cầm đang được giám sát theo dõi.
Trao đổi với PV Dân trí, ông Vũ Xuân Diện - Giám đốc Sở Y tế tỉnh Quảng Ninh cho biết: Ổ dịch được phát hiện tại trại nuôi gà của gia đình ông Nguyễn Việt Hưng. Ban đầu, gia đình ông Hưng phát hiện có 234/600 con gà tại trại nuôi ốm chết bất thường. Sau khi các cơ quan chức năng tiến hành lấy mẫu xét nghiệm thì kết quả cho thấy 4/6 mẫu đều cho kết quả dương tính với virut cúm A H5N1.

“Ngay sau khi phát hiện ổ dịch, ngày 18/4, giám đốc Sở cùng Phó chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh và đoàn công tác trực tiếp đến tận ổ dịch chỉ đạo giải quyết. Khu vực phát dịch đã bị phong tỏa. UBND tỉnh Quảng Ninh và Sở Y tế Quảng Ninh lập tức ban hành các văn bản chỉ đạo chỉ tiết, tập huấn giao nhiệm vụ cho lực lượng y tế địa bàn tiêu hủy toàn bộ, triệt để số gà còn lại, khoanh vùng xử lý môi trường, tiêu độc khử trùng ổ dịch...”, ông Diện nói.

Dịch cúm gia cầm Vit1_910
Một xe chở gia cầm giống nhập lậu bị bắt giữ tại Quảng Ninh

Ông Diện cho biết thêm, để chống nguy cơ lây cúm sang người, đoàn công tác chỉ đạo giám sát số lượng người tiếp xúc với gà. “Đến thời điểm hiện tại, chưa phát hiện trường hợp nào bị lây nhiễm cúm A H5N1 từ gia cầm mang bệnh trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh”, ông Diện khẳng định.

Móng Cái là địa phương thứ 3 ở Quảng Ninh xuất hiện dịch cúm ở gia cầm sau Quảng Yên, Đông Triều. Hiện, ổ dịch cúm gia cầm tại xã Hải Tiến đã được khoanh vùng và chưa có dấu hiệu dịch lây lan sang các trại nuôi khác.

Trước nguy cơ, virut cúm A H5N1 lây lan sang người qua gia cầm nhập lậu, ông Hoàng Ngọc Lượng - Phó Giám đốc Trạm Kiểm dịch Y tế cửa khẩu Móng Cái cho biết ngoài một máy đo thân nhiệt đang đặt tại cửa khẩu, Trung tâm đang đề nghị được trang bị thêm máy để hỗ trợ công tác phòng chống.

Vấn đề lo lắng nhất là không thể kiểm soát người dân qua lại qua các cửa khẩu. Ai có hộ khẩu Móng Cái đều được cấp giấy thông hành để sang các địa phương của tỉnh Quảng Tây (Trung Quốc) làm thuê, xách hàng. Trong đó, nhiều người làm công việc giết mổ gia cầm... Đặc biệt, cư dân biên giới qua lại các đường tiểu ngạch, lối mòn không thể kiểm soát được thân nhiệt.

Dịch cúm gia cầm Cho-gi10
Gà lậu là nguy cơ lớn nhất lan truyền dịch cúm gia cầm vào nội địa

Trong khi đó, ông Phạm Ngọc Thủy - Phó Giám đốc Sở Công Thương Quảng Ninh nói chính quyền cần phải kiểm soát toàn bộ các trang trại chăn nuôi và các điểm tập trung buôn bán gia cầm, ngăn chặn triệt để việc thẩm lậu gà qua biên giới tại địa bàn TP Móng Cái.

Đặc biệt thời gian gần đây, việc nhậu lậu gia cầm thịt và gia cầm giống qua cửa khẩu Móng Cái vào nội địa vẫn diễn biến hết sức phức tạp. Mới đây nhất, sáng 16/4, trong khi làm nhiệm vụ tại quốc lộ 18A, Đội Cảnh sát phòng chống tội phạm về Môi trường Công an TP Uông Bí phát hiện kiểm tra xe ô tô tải do Đoàn Thanh Quang (24 tuổi) điều khiển hướng Móng Cái - Đông Triều.

Lực lượng chức năng phát hiện trên xe vận chuyển trái phép 16.000 con gà con giống nhập lậu, không có chứng nhận kiểm dịch và giấy tờ hợp lệ.

Nguồn: Dân trí
      
Người đưa đò

#4Dịch cúm gia cầm Empty Re: Dịch cúm gia cầm

Người đưa đò
Người đưa đò Tích cực

Cấp bậc: Tích cực

Bài viết : 415

Danh vọng : 699

Uy tín : 42

Phòng cúm A/H5N1 lây lan từ chim yến: Không ai làm như ta là diệt tất tần tật!

Thế giới chưa bao giờ có chim yến bị nhiễm cúm và cũng chưa có một kết luận khoa học rõ ràng về cơ chế lây lan dịch cúm A/H5N1 trên đàn chim yến. Chính vì vậy, việc tiêu hủy chim yến của các cơ quan có thẩm quyền đang khiến người nuôi yến hoang mang.

Dịch cúm gia cầm Chimye10

Lúng túng xử lý

Hiện tại, việc tiêu hủy đàn chim yến bị nhiễm cúm A/H5N1 ở cơ sở Thanh Bình (trên đường Thống Nhất, TP.Phan Rang-Tháp Chàm, tỉnh Ninh Thuận) của Công ty CP Yến Việt đã hoàn tất theo yêu cầu của cơ quan thú y. Ít nhất gần một nửa trong tổng số khoảng 100.000 con yến bị tiêu hủy. Tuy nhiên, Phó chủ tịch UBND tỉnh Ninh Thuận Trần Xuân Hòa thừa nhận: “Cả Bộ NN-PTNT và lãnh đạo UBND tỉnh đến nay cũng hết sức lúng túng trong việc xử lý đàn chim yến vì cả thế giới lần đầu tiên có trường hợp này. Bộ đề nghị tiêu hủy toàn bộ nhưng tỉnh đã có văn bản đề nghị nên xử lý sàng lọc theo 3 bước, cụ thể ban ngày khi chim bay đi thì xử lý toàn bộ chim non, chim đang ấp rồi tiêu độc khử trùng. Sau đó tiếp tục sàng lọc con yếu. Tiếp theo là xét nghiệm vi rút H5N1 trên đàn chim yến còn lại liên tục 7 ngày, âm tính thì cho tồn tại, dương tính thì xử lý. Tín hiệu đáng mừng là đến nay tỷ lệ chim chết đang giảm dần, đến ngày hôm qua (21.4) thì không còn chết nữa, con non, con bệnh cũng đã tiêu hủy hết rồi, nhưng biện pháp chống dịch một cách khoa học thì đến nay vẫn chưa có gì cụ thể”.


"Cả Bộ NN-PTNT và lãnh đạo UBND tỉnh đến nay cũng hết sức lúng túng trong việc xử lý đàn chim yến"
Phó chủ tịch UBND tỉnh Ninh Thuận Trần Xuân Hòa

Ông Nguyễn Xuân Bình, Giám đốc Cơ quan thú y Vùng 6, cho biết: “Đây là lần đầu tiên xảy ra dịch trên chim yến nên cần phải vừa xử lý vừa giám sát, vừa rút kinh nghiệm. Trước mắt diệt sạch mầm bệnh trong nhà nuôi, tiếp đó theo dõi chặt chẽ, xét nghiệm tiếp tục đối với đàn yến trưởng thành có vẻ bề ngoài khỏe mạnh, sau đó tính tiếp việc xử lý đối với chúng. Cơ quan thú y Vùng 6 tạm chấp nhận phương án xử lý này vì qua giám sát nhiều ngày cho thấy chim yến khó lây bệnh lẫn nhau vì kiếm ăn đơn độc và chỉ cặp tối đa một chim khác khi về tổ, tỷ lệ chim yến sống mắc vi rút H5N1 không nhiều qua các xét nghiệm và có thể đó là mẫu lấy từ các chim yến yếu...”. Trong khi đó, ông Phan Xuân Thảo, Chi cục trưởng Chi cục Thú y TP.HCM, phát biểu: “Quan điểm của cơ quan thú y TP.HCM khi phát hiện đàn chim yến nuôi có nhiễm vi rút cúm H5N1 thì sẽ xử lý nhanh gọn, không để phát tán dịch bệnh”.

"Không ai làm như ta là diệt tất"

Đó là khẳng định của TS Dương Văn Ni, chuyên gia về đa dạng sinh học (ĐH Cần Thơ). TS Ni phân tích: “Nhìn lại dịch cúm gia cầm những năm trước đây, chúng ta rất hốt hoảng. Trong khi Thủ tướng Thái Lan lên truyền hình ăn gà rán để trấn an người dân thì chúng ta lại tiến hành tiêu hủy hàng loạt từ các loại gia cầm, thủy cầm, chim nuôi, chim tự nhiên. Người ta hiểu được sâu xa của cơ chế lây lan, từ đó họ đi giải quyết các ổ dịch đúng hướng nên ngành chăn nuôi gia cầm của họ không bị sụp đổ. Cũng bị cúm, nhưng mình lại làm theo một cách hoàn toàn khác là phát hiện ổ dịch thì khoanh bán kính là mấy cây số rồi tiêu hủy hết, có những chuồng trại không bị dịch cũng tiêu hủy luôn. Trở lại vấn đề chim yến hiện nay ở Việt Nam, tôi cho rằng cần phải nghiên cứu cụ thể, phải biết chính xác rồi mới quyết định. Tôi tin là không có ai làm như cách mà chúng ta đã từng làm và đang làm là diệt tất tần tật như vậy cả”.


"Tôi tin là không có ai làm như cách mà chúng ta đã từng làm và đang làm là diệt tất tần tật như vậy cả"
TS Dương Văn Ni

Ở góc độ người nuôi, anh Phạm Ngọc Thanh - một người nuôi yến ở Q.9 (TP.HCM), bộc bạch: "Tôi rất ngạc nhiên trước thông tin chim yến bị nhiễm cúm H5N1 và việc tiêu hủy đàn yến một cách vội vàng như vậy là rất đáng tiếc, gây thiệt hại rất lớn đến kinh tế cũng như thương hiệu yến Việt Nam".

Việc tiêu diệt đàn chim yến đang khiến những người nuôi loài chim này hoang mang. Ông Nguyễn Văn Lãng, chuyên gia trong nghề nuôi chim yến, nói: “Việc tận diệt đàn yến nuôi nếu nhiễm vi rút H5N1 là giải pháp không căn cơ và thiếu cơ sở khoa học. Khả năng lây bệnh của đàn yến đến nay chưa có cơ sở khoa học nào xác định. Nhưng ngay cả khi đặt giả thiết đàn yến có thể gây lây lan dịch bệnh thì liệu biện pháp diệt đàn yến nuôi có ngăn được dịch không khi mà chim yến bay vô định khắp nơi? Thông tin lây lan dịch bệnh trên đàn yến nuôi chưa rõ ràng, khả năng truyền bệnh cũng chưa có một cơ sở khoa học nào kết luận, do đó biện pháp tiêu hủy đàn yến là quá máy móc và vội vàng”.

Không nên vội vàng

PGS-TS Nguyễn Khoa Diệu Thu - nguyên Trưởng phòng Công nghệ tế bào sinh vật - Viện Sinh học nhiệt đới (thuộc Viện Khoa học - Công nghệ VN) nói: “Theo kinh nghiệm nghiên cứu nhiều năm của tôi về loài chim yến, tỷ lệ chim chết và hao hụt lúc nào cũng có, đặc biệt chim con rất dễ chết với nhiều lý do khác nhau, trung bình tỷ lệ hao hụt khoảng 10-15%. Đối với việc xử lý đàn chim yến nuôi trước dịch cúm gia cầm, quan điểm của tôi là cần phải có cơ quan chức năng xét nghiệm và công bố chính xác để làm cơ sở cho địa phương đưa ra các biện pháp xử lý. Quy trình lấy mẫu cần làm rõ ràng và nghiêm túc, cụ thể cần phải có mẫu lưu được niêm phong, có đầy đủ chữ ký của người nuôi để đối chiếu phòng khi xảy ra khiếu nại. Người nuôi chim yến hiện nay đầu tư rất lớn trong khi nguồn thu thì không ổn định, nhiều người chưa có lợi nhuận gì, do đó việc xử lý đàn chim yến trước dịch cúm A/H5N1 không thể vội vàng, cần phải thận trọng và hết sức khách quan để hạn chế thiệt hại cho người nuôi chim yến”.

Theo một chuyên gia về bệnh truyền nhiễm, phụ trách lĩnh vực y tế dự phòng, dịch bệnh tại TP.HCM (xin giấu tên): “Cúm A/H5N1 trên chim yến là khía cạnh còn rất mới bởi vì chim yến thuộc loại động vật hoang dã bay ngoài trời, không phải gia cầm được nuôi nhốt tại chỗ, làm sao quản lý và thực hiện tiêm ngừa cho chim như gia cầm nuôi được? Ngay cả cơ quan thú y trong nước cũng còn lúng túng trong việc xử lý khi có thông tin chim yến nhiễm vi rút cúm A/H5N1. Do vậy, việc các cơ quan chức năng đưa ra biện pháp xử lý cần phải hết sức cân nhắc. Ngay cả việc nếu hủy chim thì tính toán đền bù cho người nuôi thế nào cho hợp lý...

TS-BS Trần Phủ Mạnh Siêu - Giám đốc Trung tâm y tế dự phòng TP.HCM cho biết: “Thông tin chim yến nhiễm cúm A phải nói là còn mới mẻ quá. Do vậy, chúng ta cần cân nhắc trong việc xử lý, để làm sao phòng tránh được bệnh mà cũng không gây thiệt hại quá nhiều cho doanh nghiệp trong lúc tình hình kinh tế đang khó khăn. Hiện ở TP.HCM chưa phát hiện trường hợp chim yến nhiễm cúm A/H5N1”.


Nhiều địa phương chưa phát hiện vi rút H5N1 trên chim yến
TP.Đà Nẵng hiện có khoảng 30 căn nhà nuôi chim yến. Trước tình hình có khả năng dịch cúm A/H5N1 lây lan, Sở NN-PTNT TP.Đà Nẵng đã thống kê, kiểm tra các nhà nuôi yến và chưa phát hiện trường hợp nào chim yến chết hay bị nhiễm dịch cúm A/H5N1. Ông Lê Văn Giảng, Chủ tịch UBND TP.Hội An (Đà Nẵng), cho biết đàn chim yến đảo Cù Lao Chàm vẫn tồn tại bình thường, không có dấu hiệu nào của dịch và vẫn đang theo dõi. Từ xưa đến nay, đảo yến Cù Lao Chàm cũng chưa từng xảy ra dịch bệnh gì. Tại TP.HCM, ông Phan Xuân Thảo, Chi cục trưởng Chi cục Thú y TP, cho biết: Từ đầu năm 2013 đến nay, chi cục xét nghiệm 9 mẫu chim yến nhưng kết quả đều âm tính với dịch cúm H5N1. Chi cục Thú y tỉnh Đồng Nai cũng đã tổ chức lấy 6 mẫu máu trên đàn chim yến của 2 hộ nuôi ở KP.1 thuộc P.Bửu Long, TP.Biên Hòa để xét nghiệm, đều cho kết quả âm tính (không bị nhiễm cúm).


Nguồn: Thanh niên
      
Người đưa đò

#5Dịch cúm gia cầm Empty Re: Dịch cúm gia cầm

Người đưa đò
Người đưa đò Tích cực

Cấp bậc: Tích cực

Bài viết : 415

Danh vọng : 699

Uy tín : 42

Công điện Chính phủ về phòng chống cúm gia cầm

Ở Việt Nam chưa phát hiện ca bệnh cúm A/H7N9 trên người cũng như gia cầm. Tuy nhiên, các dịch cúm (H5N1, H1N1 và H7N9) đang trở thành mối lo ngại chung bởi đặc thù độc tính cao, khả năng gây tử vong lớn. Vừa qua, Thủ tướng Chính phủ đã có Công điện yêu cầu các bộ, ngành, địa phương tăng cường phòng, chống dịch cúm gia cầm.

Trước tình hình diễn biến phức tạp của các dịch cúm trên, Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân yêu cầu tỉnh ủy, ủy ban nhân dân và các lực lượng bộ đội biên phòng, công an, hải quan các tỉnh biên giới phải siết chặt quản lý, ngăn chặn triệt để việc vận chuyển trái phép gia cầm, sản phẩm gia cầm qua biên giới.

Đồng thời Phó Thủ tướng chỉ thị các cơ quan chức năng (sở, ban, ngành, đơn vị liên quan và ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố) cần tập trung mọi phương án đối phó, đặc biệt phải phối hợp chặt chẽ với nhau trong phòng chống dịch bệnh.

Trong đó, khối bộ, ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn cần tiếp tục tăng cường giám sát dịch cúm gia cầm để khi phát hiện dịch phải nhanh chóng khoanh vùng, cách ly, thực hiện tiêu độc, khử trùng... Khối bộ, ngành y tế phải nhanh chóng rà soát lại phương án điều trị dịch cúm, chủ động đối phó với mọi trường hợp xảy ra, chuẩn bị phương tiện bảo hộ...

Đối với những hộ gia đình, người dân có đàn gia cầm chăn thả phải thực hiện triệt để theo hướng dẫn của ngành y tế, tiêm vắcxin cho gia cầm ngay khi trong vùng lân cận phát hiện có trường hợp dịch bệnh.

Còn phía người tiêu dùng cũng cần nâng cao cảnh giác và tuyệt đối không mua hàng thực phẩm gia cầm không rõ nguồn gốc xuất xứ.

Những người buôn bán, chủ lò giết mổ gia cầm, phải thực hiện quy định đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, không tiếp tay cho hành vi buôn lậu hàng không rõ xuất xứ, gián tiếp phát tán bệnh dịch, bởi hành vi này không những gây nguy hại cho người tiêu dùng mà còn nguy hiểm cho tính mạng của chính bản thân họ.

Ông Đàm Xuân Thành, Phó Cục trưởng Cục Thú y nhấn mạnh, các loại dịch cúm ở gia cầm (H5N1, H1N1 và H7N9) là những loại cúm nguy hiểm, độc tính cao, có khả năng lây lan lớn và gây tử vong cao ở người. Vì thế “phòng bệnh hơn chữa bệnh,” người dân cần thực hiện nghiêm các biện pháp phòng bệnh như chăn nuôi đảm bảo an toàn, tuyệt đối không tiếp xúc, giết mổ gia cầm ốm, chết; nếu phát hiện gia cầm, chim yến ốm, chết phải thông báo ngay cho chính quyền địa phương xử lý kịp thời.

Theo thống kê của Tổ chức giám sát dịch bệnh thuộc Tổ chức Y tế Thế giới (Communicable Disease Surveillance & Response - CSR), thiệt hại về người do cúm H5N1 từ năm 2003 đến nay đã lên đến 371 người tử vong trên tổng số 622 người nhiễm bệnh, tỷ lệ tử vong lên đến 59,65%.

Riêng tại Việt Nam, có 61/123 ca nhiễm bệnh đã tử vong (tỷ lệ gần 50%).

Nguồn: CAO
      
Souvenir
Souvenir Ưu tú

Cấp bậc: Ưu tú

Bài viết : 556

Danh vọng : 646

Uy tín : 42

Virut cúm H7N9 có khả năng lây truyền từ người sang người

Cơ quan y tế Trung Quốc và Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) vừa ra một báo cáo chung khẳng định loại virut cúm H7N9 có khả năng lây từ người sang người mạnh hơn bất cứ một loại virut nào khác.

Báo cáo này được công bố sau một thời gian dài nghiên cứu và đánh giá. Theo đó, virut cúm H7N9 sau một thời gian biến đổi tính di truyền nó đã thích nghi và có khả năng lây truyền từ người sang người. Tuy nhiên, báo cáo cũng cho biết nhiều thông tin về virut này vẫn chưa được giới nghiên cứu tìm ra. Kể từ tháng 3 đến nay, Cơ quan y tế Trung Quốc đã xác nhận có 130 trường hợp nhiễm H7N9, trong đó 35 người đã tử vong, 57 bệnh nhân đã hồi phục và được xuất viện.

Nguồn: Bộ Y tế
      
Người đưa đò

#7Dịch cúm gia cầm Empty Re: Dịch cúm gia cầm

Người đưa đò
Người đưa đò Tích cực

Cấp bậc: Tích cực

Bài viết : 415

Danh vọng : 699

Uy tín : 42

Virus cúm H7N9 tại Trung Quốc đã được kiểm soát

Các chuyên gia Y tế thuộc cơ quan Liên hợp quốc ngày 23/5 cho biết virus cúm H7N9 bùng phát tại Trung Quốc gần như đã được kiểm soát, nhờ công tác hạn chế hoạt động của các thị trường giết mổ gia cầm.

Dịch cúm gia cầm 710
Phun thuốc khử trùng chuồng gia cầm tại một khu chợ - Ảnh: AFP

Tuy nhiên, đại dịch đã gây thiệt hại kinh tế ước tính lên tới hơn 6,5 tỷ USD đối với nước này.

Giới chức y tế toàn cầu luôn phải sẵn sàng tâm lý phát hiện virus, trước cảnh báo cho rằng biến thể của loại virus chết người này có thể dễ dàng lây truyền từ người sang người và trở thành đại dịch toàn cầu.

Bộ trưởng Y tế Trung Quốc Li Bin cho biết virus cúm đã được kiểm soát, nhưng không có bằng chứng nào cho thấy nó đã biến mất.

Chính quyền các địa phương Trung Quốc đã đóng cửa các lò giết mổ và kinh doanh gia cầm tạm thời hoặc vĩnh viễn nếu cần thiết nhằm kiểm soát nguồn lây nhiễm virus tại 10 tỉnh.

Chính phủ nước này đã chi 600 triệu nhân dân tệ (tương đương 97 triệu USD) để hỗ trợ sự phát triển lành mạnh của của ngành công nghiệp gia cầm.

Thống kê mới nhất của WHO cho thấy mặc dù số người nhiễm mới đã giảm, song virus cúm gia cầm H7N9 xuất hiện hồi tháng Ba vừa qua tại Trung Quốc đã khiến 36 người tử vong trong tổng số 131 ca nhiễm bệnh.

Trước đó, Tổng Giám đốc WHO Margaret Chan đã ghi nhận và khen ngợi sự phản ứng nhanh của chính phủ Trung Quốc trong việc kiểm soát dịch, ngăn chặn nguy cơ chủng virus cúm mới bùng phát thành đại dịch toàn cầu.

Nguồn: TTXVN
      
      

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Về Đầu Trang  Thông điệp [Trang 1 trong tổng số 1 trang]

Quyền hạn của bạn

Bạn không có quyền trả lời bài viết
free counters



  • Đoàn Ngọc Khánh

    mobile phone 098 376 5575


    Đỗ Quang Thảo

    mobile phone 090 301 9666


    Nguyễn Văn Của

    mobile phone 090 372 1401


    IP address signature
    Free forum | ©phpBB | Free forum support | Báo cáo lạm dụng | Thảo luận mới nhất