Change background image
LOVE quotion

Bắt đầu từ 4.53' thứ Hai ngày 17/10/2011


You are not connected. Please login or register

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Go down  Thông điệp [Trang 1 trong tổng số 1 trang]

Cựu học viên
Cựu học viên Xuất sắc

Cấp bậc: Xuất sắc

Giới tính : Nam

Bài viết : 1328

Danh vọng : 2216

Uy tín : 54

Tranh chấp chủ quyền trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của VN là tranh chấp dài nhất, phức tạp nhất, trên vùng biển rộng lớn nhất, nhiều đảo nhất và liên quan đến nhiều bên nhất trong lịch sử các tranh chấp thế giới. Tranh chấp được nhiều nhà nghiên cứu quan tâm nhất, tốn nhiều giấy mực nhất trong thời gian qua nhằm tìm kiếm một giải pháp công bằng có thể chấp nhận.

Việt Nam và các tranh chấp biển trong biển Đông là công trình nghiên cứu về luật quốc tế và chủ quyền trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam có giá trị của Tiến sĩ Nguyễn Hồng Thao, là cuốn sách được tặng Giải thưởng quốc tế INDEMER năm 2000 của Viện Luật kinh tế biển Công quốc Monaco cho các tác phẩm luật viết bằng tiếng Pháp xuất sắc nhất trong 1996-2000, đã được đăng tải trên Báo Thanh niên thời gian gần đây. Chúng tôi đăng tải lại toàn bộ công trình giá trị này để góp phần cung cấp thông tin để bạn đọc, các tầng lớp nhân dân và bạn bè thế giới quan tâm, tìm hiểu, nghiên cứu.

Kỳ 1: Cuộc tranh chấp phức tạp

Tranh chấp chủ quyền trên hai quần đảo Paracels và Spratlys (Hoàng Sa và Trường Sa theo tên gọi VN, Tây Sa và Nam Sa theo tên gọi Trung Quốc) nằm giữa biển Đông đã tồn tại từ trăm năm nay. Đó là những tranh chấp lâu đời nhất giữa nhiều nước cùng yêu sách chủ quyền trên các đảo, một cuộc tranh chấp kéo dài cho đến tận ngày hôm nay mà chưa đạt được bất kỳ một giải pháp pháp lý bền vững nào.

Luật quốc tế và chủ quyền trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa Anh110
Đảo Trường Sa lớn

Nó còn phức tạp hơn với nghĩa là tranh chấp lúc thì bùng lên gay gắt, lúc lại lắng xuống với những thay đổi phức tạp từ phía các bên có can dự trực tiếpvào cuộc tranh chấp. Lúc đầu, cuộc tranh chấp chỉ liên quan trực tiếp đến các đảo. Do vị trí địa lý, các đảo này cho phép quốc gia ven biển chiếm hữu chúng không chỉ quyền kiểm soát thông thương hàng hóa trong biển Đông mà còn quyền sử dụng chúng như các căn cứ hải quân ban đầu nhằm mục đích quốc phòng.

Cuộc đua tranh có quy mô và sắc thái khác từ sự phát triển nhanh chóng gần đây của Luật Biển quốc tế và khả năng phát hiện được những mỏ dầu có thể khai thác được nằm dưới đáy biển của hai quần đảo. Công ước của Liên Hiệp Quốc về Luật Biển (UNCLOS) năm 1982 có hiệu lực từ năm 1994 cho phép các quốc gia ven biển có quyền mở rộng lãnh hải 12 hải lý, vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý và thềm lục địa.

Sự phát triển của luật biển quốc tế đem lại nhiều lợi ích cho quốc gia ven biển như khả năng khai thác các tài nguyên thiên nhiên từ biển: dầu mỏ, nguồn lợi thủy sản, khoáng sản, nhưng cũng làm nảy sinh vấn đề phân định vùng biển và thềm lục địa giữa các quốc gia có vùng biển chồng lấn. Giải quyết vấn đề phân định biển luôn gắn liền với vấn đề tranh chấp lãnh thổ, đảo.

Theo quy định của UNCLOS 1982, các đảo, đá hoặc có thể có vùng lãnh hải 12 hải lý, vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý và thềm lục địa hoặc chỉ có vùng lãnh hải 12 hải lý, căn cứ vào một số điều kiện nhất định.

Việc Công ước quy định không rõ ràng như vậy càng làm tình hình tranh chấp chủ quyền trên hai quần đảo thêm phức tạp. Nếu các đảo thuộc hai quần đảo có quyền có vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa riêng, thì với vị trí nằm giữa biển, hai quần đảo sẽ đem lại cho quốc gia sở hữu quyền kiểm soát hầu hết biển Đông.

Nó cũng đưa đến bức tranh chồng lấn yêu sách của các nước trong biển Đông đòi hỏi phải giải quyết. Nếu các đảo thuộc hai quần đảo chỉ có quyền có lãnh hải 12 hải lý thì vùng biển của các quần đảo này sẽ không chồng lấn lên thềm lục địa và vùng đặc quyền kinh tế của các nước, giảm bớt tranh chấp.

Trên thực tế, tranh chấp phức tạp thêm chính là do nguyện vọng của các quốc gia ven biển muốn cho một số đảo, đá, bãi ngầm ngoài khơi không có người ở này được hưởng quy chế pháp lý đầy đủ của một đảo. Đúng là luật biển quốc tế mới cho phép các quốc gia ven biển được yêu sách một vùng thềm lục địa và một vùng đặc quyền về kinh tế rộng hai trăm hải lý xung quanh các đảo nổi thường xuyên khi thủy triều lên. Nhưng thực tế vẫn có các đảo không thích hợp cho con người đến ở hoặc cho một đời sống kinh tế riêng có thể đòi hỏi cùng một quy chế như trên ([1]). Luật biển hiện đại đó làm tăng thêm giá trị địa chiến lược của hai quần đảo và các bên tranh chấp chính là về vai trò địa chiến lược mới đó của hai quần đảo.

Các tranh chấp trên biển Đông, ngoài ý nghĩa về chủ quyền lãnh thổ, lợi ích chiến lược còn là quyền sở hữu và khai thác tài nguyên, đặc biệt là tài nguyên dầu mỏ. Tranh chấp chủ quyền các đảo và vùng biển không dễ dàng được giải quyết vì liên quan không chỉ yếu tố luật pháp mà còn cả về lịch sử, ý chí dân tộc và kinh tế.

Mục tiêu của cuộc tranh chấp dai dẳng giờ đây không chỉ là các đảo chính mà chính là các vùng biển rộng lớn bao quanh chúng nhằm kiểm soát được toàn bộ hoặc chỉ một phần biển này. Hoàng Sa, Trường Sa do CHXHCN Việt Nam xác lập chủ quyền; CHND Trung Hoa, lãnh thổ Đài Loan cùng yêu cầu tương tự. Riêng Trường Sa, Philippines chỉ vào cuộc từ năm 1956, Malaysia từ năm 1979 và Brunei yêu sách một phần nhỏ từ năm 1993.


[1] Xem Điều 121, Công ước của Liên Hiệp Quốc về Luật Biển 1982, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1993, tr. 94.
      
Cựu học viên
Cựu học viên Xuất sắc

Cấp bậc: Xuất sắc

Giới tính : Nam

Bài viết : 1328

Danh vọng : 2216

Uy tín : 54

Kỳ 2: Sức ép và phản ứng

Trong các thập kỷ gần đây, trong quan hệ với VN, TQ đã hai lần sử dụng vũ lực để giành quyền chiếm hữu các đảo này, ngày 19.1.1974 tại Hoàng Sa và ngày 14.3.1988 tại Trường Sa.

Sau các biến cố trên, mặc dù hai nước đã bình thường hóa quan hệ năm 1991, song tình trạng căng thẳng trên biển vẫn tồn tại ([1]). Việc thông qua Luật về lãnh hải của CHND Trung Hoa ngày 25.2.1992, trong đó khẳng định lại yêu sách của TQ đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, lại làm dấy lên một làn sóng lo ngại mới tại Đông Nam Á ([2]) về những toan tính sâu xa của TQ.

Tháng 2.1995 đến lượt quan hệ TQ - Philippines trở nên căng thẳng. Philippines đã tố cáo TQ xâm chiếm bằng quân sự một đảo đá nhỏ mà Philippines tuyên bố chủ quyền trong quần đảo Trường Sa. Bộ trưởng Quốc phòng Philippines đã đưa ra những tấm ảnh cho thấy các cấu kiện hình đa giác đã được dựng trên những cột thép đảo đá Vành Khăn, mà theo Philippines, đó là các công trình nhà ở lâu dài. Tàu chiến của TQ cũng được quan sát thấy tập trung xung quanh đảo đá này. Philippines đã phản ứng bằng cách tăng cường thêm lực lượng quân sự tại Trường Sa.

Ngày 15.5.1996, TQ gia nhập UNCLOS 1982 và cam kết giải quyết các tranh chấp “phù hợp với luật pháp quốc tế đã được công nhận”. Tuy nhiên, cùng ngày, TQ công bố sắc lệnh mở rộng lãnh hải, trong đó áp dụng việc vạch đường cơ sở cho quốc gia quần đảo vào khu vực quần đảo Hoàng Sa. Hành động này của TQ là “bất hợp pháp - đó là điều mà nhiều học giả đều nói tới” và là chủ đề chất vấn tại Diễn đàn khu vực ASEAN (ARF).

Đóng góp của Indonesia (trong vai trò đồng chủ trì với Canada) và các nước ASEAN, TQ tại Hội thảo “Kiềm chế các xung đột tiềm tàng tại biển Đông” từ năm 1993, các sáng kiến về Bộ quy tắc ứng xử giữa VN - Philippines, TQ - Philippines, nỗ lực của các bên liên quan trực tiếp đã đưa đến việc ký kết Tuyên bố về cách ứng xử của các bên trong biển Đông năm 2002 (DOC), một bước ngoặt mới đi đến một giải pháp cho biển Đông.

Tuy nhiên cơn khát dầu lửa và các nguồn tài nguyên biển lại tiếp tục làm dấy lên làn sóng lo ngại mới về hành động lấn chiếm trên biển Đông. Trong năm 2007-2009, TQ đưa ra chiến lược “biển xanh”, triển khai căn cứ tàu ngầm nguyên tử ở Hải Nam, xúc tiến chương trình đóng tàu sân bay, nâng cấp đơn vị hành chính Tam Á, mở tour du lịch ra đảo Phú Lâm (Hoàng Sa). Tháng 11.2008, Tập đoàn dầu khí quốc gia TQ CNOOC thông qua kế hoạch đầu tư 200 tỉ NDT (29 tỉ USD) cho thăm dò và khai thác dầu khí ở biển Đông.

TQ cũng tăng cường sức ép lên các công ty dầu khí nước ngoài (British Petroleum (BP), Conoco Phillips, Exxon Mobil, và Oil & National Gas Company (ONGC) đang làm việc trên thềm lục địa VN, tiếp tục duy trì yêu sách đường “lưỡi bò” đứt khúc 9 đoạn và chủ trương “chủ quyền thuộc ta, gác tranh chấp cùng khai thác”.

Luật quốc tế và chủ quyền trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa Anh210
Cơ sở của Trung Quốc tại đá Vành Khăn mà họ chiếm đóng trái phép ở quần đảo Trường Sa - Ảnh: AFP

Tháng 5.2009, tình hình thêm nóng bỏng với việc VN tự trình và cùng Malaysia trình hồ sơ chung ranh giới thềm lục địa ngoài 200 hải lý và phản đối của TQ. Phái đoàn đại diện của TQ tại LHQ lần đầu tiên chính thức khẳng định yêu sách của nước này với tất cả vùng nước và các đảo trong phạm vi “đường yêu sách lưỡi bò”. VN và Malaysia cho rằng hồ sơ ranh giới thềm lục địa của mình được tính từ đường cơ sở đất liền nên không ảnh hưởng đến quyền lợi của các nước nào khác.

Tầm quan trọng chính trị, chiến lược và kinh tế của hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa đòi hỏi phải có được một giải pháp tổng thể. Nhưng trước hết tranh chấp ở đây phải được coi là tranh chấp pháp lý, trong đó cần dựa trên danh nghĩa pháp lý nào để xác định chủ quyền trên các quần đảo này?

Câu hỏi được đặt ra là: đây có phải là tranh chấp có liên quan đến quyền thụ đắc lãnh thổ được coi là vô chủ (res nullius) hoặc là tranh chấp một vùng lãnh thổ trên đó chủ quyền quốc gia đã được xác định, nhưng với thời gian và sự phát triển của các sự kiện, lãnh thổ đó trở thành lãnh thổ từ bỏ (terre derelictio)?
Do việc chiếm cứ các đảo khác nhau tại các giai đoạn khác nhau và do có quá nhiều các danh nghĩa khác nhau được đưa ra trên cùng một vùng lãnh thổ. Đã có khá nhiều tác phẩm trong và ngoài nước viết về tranh chấp chủ quyền trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.

Chúng tôi sẽ cố gắng nghiên cứu sâu các luận thuyết của mỗi bên tranh chấp dưới ánh sáng của thuyết luật theo thời điểm (Intertemporel).

Luật theo thời điểm do M.Hubert đưa ra lần đầu tiên trong vụ đảo Palmas bao gồm hai nguyên tắc cơ bản:

1) Một sự kiện pháp lý phải được đánh giá dưới ánh sáng của luật mà nó là đương thời chứ không phải dưới ánh sáng của luật có hiệu lực vào thời điểm mà tranh chấp nảy sinh hoặc được giải quyết;

2) Một luật lệ không thể duy trì trong một hệ thống pháp luật trừ phi nó phù hợp với các yêu cầu trong hệ thống đó.


[1] Quan hệ Việt-Trung đó được cải thiện đáng kể với việc hai bên nâng quan hệ “đối tác hợp tác chiến lược toàn diện” tháng 5.2008, giải quyết các bất đồng trong vịnh Bắc Bộ năm 2000 và hoàn thành phân giới cắm mốc biên giới đất liền Việt-Trung năm 2008.

[2] Far East Economic Review (Tạp chí kinh tế Viễn Đông). FEER, ngày 13.8.1992.
      
Cựu học viên
Cựu học viên Xuất sắc

Cấp bậc: Xuất sắc

Giới tính : Nam

Bài viết : 1328

Danh vọng : 2216

Uy tín : 54

Kỳ 3: Sử liệu Trung Quốc nói gì?

Trước hết Trung Quốc (TQ) yêu sách chủ quyền trên các quần đảo trên cơ sở quyền phát hiện và sự quản lý. Lập luận của TQ bao gồm: 1. Người TQ đã phát hiện ra các đảo này sớm nhất và đã đặt tên cho chúng. 2. Ngư dân TQ đã khai thác các đảo này từ hàng nghìn năm nay. Điều đó chứng minh chủ quyền của TQ. 3. Sự quy thuộc các đảo này vào TQ được củng cố bằng các phát hiện khảo cổ học. 4. TQ đã thực hiện các hành động cai quản trên các đảo này từ lâu đời. Chúng ta sẽ xem xét lập luận của TQ trong hai tiểu giai đoạn sau: thiết lập một danh nghĩa ban đầu và việc củng cố danh nghĩa đó.

“Từ thời Hán Vũ đế trước công lịch hai thế kỷ, nhân dân TQ đã bắt đầu đi lại trên biển Nam. Trải qua thực tiễn hàng hải lâu dài nhân dân TQ đã lần lượt phát hiện các quần đảo Tây Sa (Paracels) và Nam Sa (Spratlys)” - Sách trắng của Bộ Ngoại giao TQ ngày 30.1.1980: “Chủ quyền không thể tranh cãi của TQ trên các đảo Tây Sa và Nam Sa” đã khẳng định như vậy. Để chứng minh danh nghĩa lịch sử của họ, phía TQ đã dựa trên những cuốn sách chính như sau:

- Nam châu dị vật chí của Dương Phù và Phù Nam truyện của Khang Thái, đều viết vào thời Tam Quốc (220-265); Vũ kinh tổng yếu của Tăng Công Lượng (998-1078) và Đinh Độ (990-1053) thời Tống biên soạn; Mong Liang Lu được soạn dưới thời nhà Tống (960 - 1127); Đảo di chí lược do Vương Đại Uyên soạn dưới thời nhà Nguyên (1206 - 1368); Đông Tây dương khảo của Trương Nhiếp viết dưới thời nhà Minh (1368 - 1644); “Trịnh Hòa hàng hải đồ” trong Vũ bị chí của Mao Nguyên Nghi biên soạn đầu thế kỷ XVII; Độc sử phương dư kỷ yếu của Cố Tổ Vũ đầu nhà Thanh; Hải Quốc văn kiến lục của Trần Luân Quýnh năm 1730; Dương phòng tập yếu của Nghiêm Như Dục viết, Trương Bằng Phi khắc năm 1828; Quỳnh Châu phủ chí giữa thế kỷ XIX; Quảng Đông đồ thuyết (1862-1875); Canh lộ bạ do ngư dân các đời kể lại.

Luật quốc tế và chủ quyền trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa Anh310
Theo bản đồ do triều đình nhà Thanh ấn hành năm 1894 thì đến cuối thế kỷ XIX "lãnh thổ của Trung Quốc chỉ chạy đến đảo Hải Nam là hết” - trong ảnh: Đại Thanh nhất thống toàn đồ (đảo nhỏ ở phía dưới là Hải Nam, gần đó bên trái là Giao Chỉ (VN), đảo lớn hơn bên phải là Đài Loan) - Ảnh: biengioilanhtho.gov.vn

Các sách kể trên hoàn toàn không phải là các chính sử được viết bởi các cơ quan chính thức của nhà nước. Phần lớn chúng là những ghi chép về các chuyến đi, các chuyên khảo và các sách hàng hải thể hiện những nhận biết địa lý của người xưa liên quan không chỉ tới lãnh thổ TQ mà còn tới lãnh thổ của các nước khác.

Ví dụ, Hải Quốc văn kiến lục, đúng như tên sách, phần lớn nói về các miền mà người TQ gọi là “man di” nhiều hơn là TQ.

Sách Tống sử phần Ngoại quốc chép chuyện Chiêm Thành: “Năm Thiên Hy thứ hai (1016) vua Chiêm Thành là Thi Mặc Bài Ma Diệp sai sứ là La Bi Đế Gia chở đồ cống sang... La Bi Đế Gia nói rằng người nước tôi trên đường sang Quảng Châu, nếu bị thuyền dạt ra Thạch Đường thì cả năm cũng không tới nơi được”. Cứ theo đó mà suy thì từ Chiêm Thành đến Quảng Châu có vùng được gọi là Thạch Đường nhưng không có nghĩa Thạch Đường thuộc Quảng Châu và vì sách này chép về các vùng nước người TQ coi là “man di” thì nó không thể được coi là thuộc TQ.

Sách Dư địa chí, quyển 4 phần Cương vực chép: “Phía ngoại vi của Quỳnh Châu là biển lớn tiếp với các châu Ô, châu Lý, Tô Cách Lương, phía Nam đến Chiêm Thành, phía Tây đến Chân Lạp, Giao Chỉ, phía Đông đến Thiên Lý Trường Sa, Vạn Lý Thạch Đường... Người địa phương đi thuyền đều không biết rõ đâu là vị trí thực của chúng”. Trong tất cả các sách kể trên, liệt kê một đống lẫn lộn các tên Cửu Nhũ Loa Châu, Thạch Đường, Thiên Lý Vạn Đường, Trường Sa, Thiên Lý Trường Sa và Vạn Lý Trường Sa nhưng không có tên Tây Sa và Nam Sa. Bản thân người TQ cũng không định rõ được vị trí của chúng. Điều đó, không nghi ngờ gì đã dẫn tới những cuộc tranh cãi bất tận giữa các nhà dịch thuật và các học giả về việc thống nhất các tên gọi trên. Mặc dù Hung dan Chiu và Choon Ho Park cho rằng Vạn Lý Thạch Sành chỉ Spratlys, M.S Samuels lại bảo vệ tên đó dùng để chỉ đá ngầm mà ngày nay có tên gọi là Trung Sa (Macclesfield Bank).

Phù Nam truyện chép: “Trong Trướng Hải có các bãi san hô, dưới bãi là đá tảng san hô mọc trên đó”.

Nam Châu di vật chí ghi lại: “Kỳ đầu Trướng Hải nước nông có nhiều từ thạch, thuyền lớn nằm ngoài biên cương, đóng đai sắt, đi lại dựa trên la bàn”.

Xuất phát từ những ghi chép đó, người TQ cho rằng Trướng Hải là biển Nam Trung Hoa bao gồm tất cả các đảo của biển Nam Hải. Tuy nhiên, chúng ta có thể có một vài nhận xét:

- Các đoạn văn trích trên không cho thấy rõ vị trí chính xác của Trướng Hải. Chúng cũng không xác định rõ các thạch sành nói trên chính là Tây Sa và Nam Sa. Các sách trên, đúng như tên gọi, đều là miêu tả các lãnh thổ “man di”, nước ngoài, không phải lãnh thổ TQ.

- Nam Châu dị vật chí được soạn thời Tam Quốc (220-265) lại nói tới việc sử dụng la bàn trong hàng hải, thế nhưng dụng cụ hàng hải này dường như chỉ mới xuất hiện từ thế kỷ thứ X.

- Cụm từ “nằm ngoài biên cương” cho thấy các đảo đá này không thuộc lãnh thổ TQ. Giả định này còn được khẳng định bởi các tài liệu chính thức khác của TQ mô tả và phân định lãnh thổ của “Thiên triều” kết thúc ở điểm cực Nam của đảo Hải Nam như: Quỳnh Châu phủ chí (1731), Hoàng Triều di tông tâm lĩnh (1894), Đại Thanh di đồ (1905)... hay các sách, bản đồ cổ khác của người TQ đều xác định rõ điểm mút phía Nam của lãnh thổ TQ nằm ở Nhai Châu, thuộc phủ Quỳnh Châu tỉnh Quảng Đông tại vĩ độ 18o13’ Bắc. Điều đó còn được khẳng định bởi sách Địa lý Giáo khoa thư, Thương Vụ ấn Thư Quán, Thượng Hải (TQ) năm 1906 xuất bản: “Phía Nam bắt đầu là vĩ độ 18o13’ Bắc lấy bờ biển Châu Nhai đảo Quỳnh Châu (tức đảo Hải Nam) làm điểm mút”. Chúng ta không thấy trong các tác phẩm này một ghi chép nào về các quần đảo nằm ngoài điểm cực Nam đó.

      
Cựu học viên
Cựu học viên Xuất sắc

Cấp bậc: Xuất sắc

Giới tính : Nam

Bài viết : 1328

Danh vọng : 2216

Uy tín : 54

Kỳ 4: “Bằng chứng khảo cổ” mập mờ và thiếu chính xác của Trung Quốc

Luật quốc tế và chủ quyền trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa He1baa10
Một trang trong cuốn Hải ngoại kỷ sự (1695) của Thích Đại Sán, một nhà sư Trung Quốc đời Khang Hy, thuật lại chuyến du hành tới xứ Đàng Trong, thừa nhận chủ quyền hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Đại Việt
Để củng cố lý lẽ về chủ quyền ở Hoàng Sa và Trường Sa, người TQ sử dụng cả các luận cứ về khảo cổ. Người TQ cho là đã tìm thấy vết tích tiền cổ và vật dụng cổ có từ thời Vương Mãng (năm thứ ba trước Công nguyên cho đến năm 23 sau Công nguyên) trên các quần đảo.

Chang The-Kuang và S.Yeh viết rằng các đảo này có chứa “các tàn tích của khu dân cư, các vật dùng sành sứ, các dao sắt, các nồi gang và các vật dụng hằng ngày khác có niên đại từ thời Đường, Tống”. Báo cáo sơ bộ của chuyến khảo cổ học thứ hai trên quần đảo Tây Sa của tỉnh Quảng Đông ghi rằng “qua hai cuộc khảo sát, các nhà khảo cổ học đã khảo sát hầu hết các đảo, đá, bãi ngầm, các vũng của quần đảo Tây Sa và hầu như ở đâu họ cũng tìm thấy các đồ vật cổ và các lịch sử của quần đảo Tây Sa, bộ phận lãnh thổ thiêng liêng của Tổ quốc chúng ta từ ngàn đời nay”.

Vấn đề đặt ra ở đây là trong luật quốc tế không tồn tại một quy tắc nào cho phép tự quy thuộc chủ quyền cho một quốc gia trên một vùng đất mà tại đó các cổ vật thuộc nền văn minh của nước đó được tìm thấy. Các cổ vật này có thể thuộc các ngư dân TQ đi lại và bị đắm thuyền trong vùng biển này, cũng như có thể thuộc các ngư dân Philippines, Malaysia hoặc của các tàu thuyền Ả Rập, Bồ Đào Nha, Hà Lan bị trôi dạt mắc nạn vào đây. Không có gì chứng minh được rằng các ngư dân TQ là những người duy nhất có các hoạt động định cư thường xuyên trên các đảo không có nước ngọt này.

Trong khi đó, năm 2001, trong khuôn khổ dự án 10 năm điều tra cơ bản khảo cổ học Trường Sa - Tây Nguyên - Nam Bộ, các nhà khoa học Việt Nam đã khai quật và phát hiện nhiều di tích khảo cổ có giá trị trên quần đảo Trường Sa. Trên chứng chỉ khảo cổ học, các nhà sử học đã xác định được các cư dân người Việt sinh sống ở Trường Sa là rất sớm, chí ít cũng phải từ thời nhà Trần và liên tục định cư, sinh sống ở đây trong các giai đoạn thời kỳ sau. Qua các hiện vật thu được, dựa trên căn cứ sử học và văn hóa học, rất rõ ràng để nhận ra có một sợi dây liên kết chặt chẽ giữa cư dân trên đảo với cư dân đất liền từ thuở sơ khai đến nay. Có thể những cư dân đầu tiên Trường Sa là kết quả của các cuộc di dân, tìm đất mới thời cổ xưa. Hoặc là các ngư dân Việt đi biển ghé vào và ở lại lâu dài, khai phá đất đai, tạo lập cuộc sống mới.

Chủ quyền quốc gia đã được luật quốc tế định nghĩa về mặt pháp lý. Trương Hồng Tăng và các tác giả TQ khác lập luận rằng: “Dưới thời nhà Tống, nhiều sách vở đã ghi nhận rằng những ngư dân TQ thường tới đây bắt cá và thu lượm san hô (…). Theo Chư phiên chí (ghi chép về các nước chư hầu) của Zhao Rushi (Triệu Nhữ Quát) sống dưới thời nhà Tống cách đây 700 - 800 năm, người TQ đã biết rằng các quần đảo Tây Sa và Nam Sa là những vùng nguy hiểm cho hàng hải (…). Vào thế kỷ trước, chỉ có người TQ đã sống và khai thác một cách liên tục các quần đảo Tây Sa và Nam Sa (…)”.

Sau khi đã nghiên cứu sâu sắc các tài liệu TQ, ông Heinzig, một luật gia Đức đã rút ra kết luận chỉ bắt đầu từ thời nhà Tống (960) người TQ mới có thể tiếp cận với quần đảo Paracels (Hoàng Sa). Còn về việc hiện diện của người TQ trong khu vực Spratlys (Trường Sa) không có gì ghi nhận trước 1867, thời điểm một tàu nghiên cứu Anh gặp những ngư dân TQ tới từ đảo Hải Nam. Theo Heinzig, chỉ từ khi kết thúc Chiến tranh thế giới thứ nhất người TQ mới bắt đầu gọi quần đảo Spratlys là “Đoàn Sa Trung Đảo”. ([1])

Sự tiếp xúc riêng rẽ của những cư dân TQ cá thể đối với Paracels liệu có đủ để thiết lập chủ quyền TQ tại đó không theo luật quốc tế? Các tác giả TQ khẳng định rằng TQ phát hiện ra Tây Sa và Nam Sa cách nay 2.100 năm, vào thời Hán Vũ Đế. Đối với họ, theo luật quốc tế và tập quán quốc tế thời kỳ đó: “Chủ quyền thuộc về người phát hiện” (Who discovers the territory, holds its sovereignty), đó là ngư dân TQ, và vì vậy TQ phải có chủ quyền trên đó".

So sánh với các tiêu chuẩn thụ đắc lãnh thổ, các ghi chép mà TQ viện dẫn không đủ chứng minh rằng quyền phát hiện đã được xác lập. Một đảo hoặc một quần đảo có thể là đối tượng nhận biết từ lâu đời của các nhà hàng hải, các ngư dân, các nhà địa lý… nhưng chúng vẫn chỉ được coi là lãnh thổ vô chủ

res nullius một khi quốc gia của họ chưa tiến hành một hành động nhà nước nào tại đó. Phan Thạch Anh cố chứng minh rằng vào thế kỷ XV, XVI chỉ cần quyền phát hiện là đủ để tạo nên quyền sở hữu đất vô chủ. Sở dĩ ông ta lập luận như vậy là để chứng minh rằng các hoạt động của tư nhân TQ là đủ để tạo ra quyền phát hiện ([2]). Thế nhưng các hoạt động tư nhân của các ngư dân TQ không thể mang lại hiệu lực pháp lý của “quyền phát hiện” và nó không thể được đánh đồng với quyền chiếm hữu.

Các bằng chứng của quyền phát hiện các đảo này như đã nêu trên rất mập mờ và thiếu chính xác. Chúng ta có thể đồng ý rằng các hoạt động của ngư dân có thể kéo theo sự chú ý và ý định của nhà nước trên lãnh thổ vô chủ. Tuy nhiên, yếu tố ý chí này không đủ khi còn thiếu yếu tố vật chất của các hoạt động nhà nước trên thực địa. Người TQ sẽ chứng minh như thế nào đòi hỏi này của luật quốc tế vào thời kỳ đó?


[1] Theo Nguyễn Quang Ngọc, Sđd, tr 41. Trước khi Lý Chuẩn ra Hoàng Sa năm 1909, bản đồ TQ vẫn thể hiện đảo Hải Nam là cực nam lãnh thổ TQ. Năm 1928 trường Đại học Trung Sơn tổ chức điều tra quần đảo Tây Sa, được coi là mốc đánh dấu sự hiểu biết của người TQ về quần đảo Tây Sa. Tuy nhiên, cho đến năm 1934, bản đồ TQ vẫn chưa vượt quá quần đảo Tây Sa và đảo Triton, cực nam của quần đảo, ở sát phía dưới vĩ tuyến 16 được gọi là đảo cực nam với lời giải thích đảo là cột mốc đánh dấu lãnh thổ cực nam của TQ. Trong khoảng năm 1935-1936 địa danh Nam Sa và Đoàn Sa xuất hiện trên bản đồ TQ. Nam Sa được đặt tên cho bãi ngầm Maccelesfield Bank còn Đoàn Sa để chỉ Spratleys. Từ năm 1939 tên Nam Sa mới được dùng để chỉ Trường Sa của Việt Nam, tên Đoàn Sa mất đi, còn Maccelesfield Bank được đặt tên là Trung Sa.

[2] Phan Thạch Anh, The ptropolitics of the Nansha islands-China’s indisputable legal case, Beijing, December 1995.
      
Cựu học viên
Cựu học viên Xuất sắc

Cấp bậc: Xuất sắc

Giới tính : Nam

Bài viết : 1328

Danh vọng : 2216

Uy tín : 54

Kỳ 5: Độ chênh của lịch sử trong Sách trắng Trung Quốc

Luật quốc tế và chủ quyền trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa Bando_10
Theo Nguyên sử (bộ sử chính thức của nhà Nguyên - TQ), “lãnh thổ TQ” dưới thời Nguyên phía Nam chỉ tới đảo Hải Nam, phía Bắc không quá sa mạc Gobi - Nguồn: gis.chinhphu
Để hiểu rõ câu chuyện, có thể tham khảo Sách trắng của Bộ Ngoại giao nước CHND Trung Hoa năm 1980 và Sách trắng của Bộ Ngoại giao CHXHCN VN năm 1979, 1981 và 1988. Nhằm chứng minh sự quản lý của Trung Quốc (TQ) trên các đảo tranh chấp này từ hàng nghìn năm, Bộ Ngoại giao TQ chỉ đưa ra được ba sự kiện sau:

- Sự kiện thứ nhất: Từ thời nhà Tống (960 - 1127) Hải quân TQ đã đi tuần tra đến vùng biển quần đảo Tây Sa. Sự khẳng định này dựa trên cơ sở đoạn văn trích từ Vũ Kinh tổng yếu có lời tựa của vua Nhân Tông đời Bắc Tống. Đoạn trích trong văn kiện chính thức của TQ như sau:

“Triều đình Bắc Tống lệnh cho Vương Sư đi phòng giữ đặt dinh lũy thủy quân tuần biển ở Quảng Nam (tức Quảng Đông ngày nay) và “đóng tàu chiến đao ngư”.

Tác phẩm trên còn khẳng định: “Từ Đồn Môn Sơn, dùng gió Đông hướng Tây Nam 7 ngày thì đến Cửu Nhũ Loa Châu. Cửu Nhũ Loa Châu là quần đảo Tây Sa ngày nay. Điều đó chứng tỏ quần đảo Tây Sa đã thuộc phạm vi cai quản của đời Bắc Tống”.

Theo Sách trắng 1981 của VN thì đoạn trích từ Vũ Kinh tổng yếu này là sự kết hợp ba đoạn riêng rẽ khác nhau trong một đoạn sau lời tựa:

“Lệnh cho quân nhà vua đi trấn giữ đặt dinh lũy thủy quân tuần biển ở hai cửa biển phía Đông và phía Tây rộng 280 trượng đến Đồn Môn Sơn 200 lý đóng tàu chiến đao ngư. Từ Đồn Môn Sơn dùng gió Đông đi về hướng Tây Nam bảy ngày thì đến Cửu Nhũ Loa Châu, đi ba ngày nữa đến Bất Lao Sơn (thuộc địa giới nước Hoàn Châu), ([1]) đi 300 hải lý nữa về phía Nam đến lăng Sơn Đông. Phía Tây Nam nơi đó là các nước Đại Thực Phật, Sư Tử, Thiên Trúc không thể tính được hành trình”.

Rõ ràng trong đoạn trích kể trên của Vũ Kinh tổng yếu, có đoạn văn Bắc Tống “lệnh cho quân nhà vua đi trấn giữ đặt dinh lũy thủy quân tuần biển ở Quảng Nam (Quảng Đông ngày nay)”, “đóng tàu chiến đao ngư”, có đoạn mô tả vị trí địa lý của đồn binh nhắc trên, đoạn khác tả lộ trình đi từ cảng Quảng Nam tới tận Ấn Độ Dương. Đó là hành trình khảo sát địa lý, đúng hơn là tuần tra lãnh thổ TQ. Không có gì trong đoạn trích trên cho phép khẳng định rằng Cửu Nhũ Loa Châu chính là quần đảo Tây Sa. Đối với chúng ta, đó không thể là bằng chứng đầy đủ chứng minh rằng ngay từ thời nhà Tống, quần đảo Hoàng Sa đã thuộc quyền quản lý của TQ và “Hải quân TQ đã đi tuần tới các đảo Tây Sa”.

- Sự kiện thứ hai: Việc đo thiên văn trong biển Nam Hải vào đầu đời Nguyên đã khẳng định rằng các đảo là một bộ phận của lãnh thổ TQ.

Sách trắng của Bộ Ngoại giao TQ 1980 viết:

“Năm thứ nhất đời Nguyên tiến hành đo đạc thiên văn 27 nơi trong nước, nhà Nguyên năm thứ 16 (Công nguyên năm 1279) Nguyên Thế Tổ Hốt Tất Liệt đích thân sai Đồng Trí Thái, Sử viện sử Quách Thụ Kinh, nhà thiên văn nổi tiếng đến biển Nam tiến hành đo đạc. Theo Nguyên Sử, điểm thiên văn Nam Hải nằm ở phía Nam Châu Nhai (thuộc đảo Hải Nam) và kết quả đo đạc cho thấy Nam Hải ở vĩ tuyến Bắc 15 độ. Điểm thiên văn Nam Hải chính là ở quần đảo Tây Sa ngày nay. Điều đó nói rõ quần đảo Tây Sa thời Nguyên đã là nằm trong biên thùy TQ”.

Thực ra, Nguyên Sử, bộ sử chính thức của nhà Nguyên, việc đo đạc thiên văn được ghi chép như sau:

“Việc đo bóng mặt trời bốn biển ở hai mươi bảy nơi. Phía Đông đến Cao Ly, phía Tây đến Điền Trì, phía Nam qua Chu Nhai, phía Bắc đến Thiết Lặc”.

Khái niệm “bốn biển”, theo ngôn từ TQ, chỉ rằng các lãnh thổ này nằm ngoài lãnh thổ quốc gia. Trên thực tế, dưới đầu đề “đo đạc bốn biển”, Nguyên Sử chép rõ tên 27 nơi đo đạc thiên văn trong đó có những địa danh hoàn toàn không thuộc cương vực TQ như Cao Ly (Triều Tiên), Thiết Lặc (Siberia). Chính Nguyên Sử cũng nói rõ “lãnh thổ TQ” dưới thời Nguyên phía Nam chỉ tới đảo Hải Nam, phía Bắc không quá sa mạc Gobi.

Các quan trắc thiên văn trên có phần tiến hành trên lãnh thổ TQ, có phần nằm ngoài cương vực TQ. Do đó, nó không thể tạo ra bằng chứng xác đáng cho chủ quyền TQ. Ngay cả khi điểm quan sát thiên văn “Nam Hải” nằm trên các đảo Tây Sa, thì việc quan sát thiên văn đó… cũng không đủ để thể hiện ý chí của “Chính phủ đó thực hiện chủ quyền trên các đảo đá nhỏ này”. Hơn nữa một hành động nghiên cứu khoa học không thể tạo nên một danh nghĩa chủ quyền.


[1] Bất Lao Sơn: Cù Lao Chàm; Hoàn Châu: Nước Chămpa
      
Cựu học viên
Cựu học viên Xuất sắc

Cấp bậc: Xuất sắc

Giới tính : Nam

Bài viết : 1328

Danh vọng : 2216

Uy tín : 54

Kỳ 6: Những luận cứ chủ quyền không vững chắc

Luật quốc tế và chủ quyền trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa Trinh-10
Các chuyến đi của Trịnh Hòa (1405-1443) không được Sách trắng của Bộ Ngoại giao TQ nhắc đến - Ảnh tư liệu
Sự kiện thứ ba: Ngô Thăng, phó tướng thủy sư Quảng Đông đã thực hiện việc tuần biển vào khoảng các năm 49 và 51 đời nhà Thanh (1710 - 1712). “Tự Quỳnh Thôi, lịch Đồng Cổ, kinh Thất Châu Dương, Tứ Canh Sa, Châu Tào tam thiên lý, Cung tự tuần thị (từ Quỳnh Nhai, qua Đồng Cổ, qua Thất Châu Dương, Tứ Canh Sa, vòng quanh ba ngàn dặm, đích thân đi tuần tra xem xét). Gọi Thất Châu Dương ở đây tức quần đảo Tây Sa ngày nay, lúc bấy giờ do hải quân Quảng Đông phụ trách đi tuần”.

Việc nghiên cứu nghiêm túc lại cho ta một sự thật khác hẳn. Những địa danh nêu trong đoạn trích trên đều nằm xung quanh đảo Hải Nam, theo các tác giả VN ([1]) :

- Quỳnh Nhai, tức “Đạo binh bị Quỳnh Nhai” (Đảo Hải Nam) đời Thanh, sở tại Quỳnh Sơn gần thị trấn Hải Khấu ngày nay, phía bắc đảo Hải Nam.

- Đồng Cổ ở mỏm đông bắc đảo Hải Nam

- Thất Châu Dương là vùng biển có bảy hòn đảo gọi là Thất Châu nằm ở phía đông đảo Hải Nam.

- Tứ Canh Sa là bãi cát ở phía tây đảo Hải Nam.

Các địa danh trên đều được tìm thấy trên các hải đồ TQ. Trong hải đồ N 5012 tỷ lệ 1/500.000 do hải quân TQ xuất bản bằng tiếng TQ và tiếng VN tháng 5.1956 có tiêu đề: “Vùng phụ cận Lôi Châu và đảo Hải Nam”, và các bản đồ “Bán đảo Lôi Châu và đảo Hải Nam”, và Nam Hải địa hình đo, tỷ lệ 1/300.000.000 do Nhà xuất bản địa đồ TQ xuất bản tháng 5.1984, có nhóm đảo có tên Thất Châu Đảo và vùng biển xung quanh các đảo nhỏ đó ở phía đông nam của đảo Hải Nam được gọi tên đúng là Thất Châu Dương. Rõ ràng tên này không được dùng để chỉ toàn bộ biển phía Nam Trung Hoa. Ngoài ra, trong cuốn Quảng Đông dư địa đồ thuyết in năm 1909, Lý Hàn Chung đã nói về các cuộc tuần biển của hải quân Quảng Đông như sau:

“Biên giới trên biển ngày nay lấy phía Nam đảo Hải Nam làm giới hạn, bên ngoài là Thất Châu Dương, Đô đốc thuỷ quân Quảng Đông đi tuần đến đó là quay về”.

Ở đây một lần nữa, chúng ta không thấy bất kỳ một ghi chép chính xác nào về các đảo Paracel dưới tên gọi Tây Sa.

Hơn nữa, các hành vi quản lý mà TQ viện dẫn, nếu đúng, chỉ liên quan tới các đảo Tây Sa mà không nhắc gì đến các đảo Nam Sa. Đối với Spratly, TQ chỉ nêu ra được sự kiện năm 1883 khi tàu nghiên cứu của Đức tiến hành các nghiên cứu khoa học tại quần đảo Nam Sa, chính quyền Quảng Đông đã phản đối (theo Heinzig, sự kiện này liên quan Tây Sa hơn là tới Nam Sa). Việc phía TQ thiếu một danh nghĩa chiếm hữu của Nhà nước được xác lập một cách vững chắc và từ lâu đời làm cho việc phản đối ngoại giao dựa trên cơ sở quyền thụ đắc theo thời hiệu để ngăn chặn một hành động như vậy không còn giá trị. Đúng hơn nó chỉ được coi như một tham vọng chủ quyền mà thôi.

Để chứng minh cho lập luận của họ, các tác giả TQ viện dẫn tới cả các chuyến đi của Thái giám Trịnh Hòa trong thời gian từ 1405 đến 1433 qua các đảo này. Tuy nhiên các chuyến đi này không được Sách trắng của Bộ Ngoại giao TQ nhắc đến. Các chuyến đi của Trịnh Hòa tới Java, Ấn Độ và bờ biển Phi châu chỉ có giá trị tạo uy danh cho triều Minh ([2]) và Trịnh Hòa cũng không đưa ra một yêu sách tạo lập danh nghĩa chiếm hữu các đảo nào thay mặt thiên triều TQ. ([3])

Các thí dụ kể trên chỉ tạo ra sự nhận biết về các đảo, đúng hơn là một số đảo. Nếu các đảo trong biển Đông được các thủy thủ và ngư dân TQ biết tới là điều không phải bàn cãi thì việc khẳng định chủ quyền TQ trên các quần đảo này thật khó thuyết phục. Trong các sách và văn kiện do TQ trích dẫn, không có một ghi chép nào về quyền phát hiện hoặc sự củng cố một danh nghĩa chiếm hữu các đảo này, và về thực chất không thể hiện ý định thực thi chủ quyền tại đó của họ.

Các sự kiện kể trên diễn ra với khoảng thời gian cách quãng 200-500 năm. Điều đó rõ ràng làm yếu thêm lập luận của TQ, theo đó các Hoàng đế Trung Hoa đã quản lý các đảo này từ hai nghìn năm nay một cách liên tục và không ngắt quãng.

Để chứng minh chủ quyền, cần phải cung cấp các bằng chứng liên quan trực tiếp tới việc chiếm hữu. D.L Bennett, luật gia Mỹ, nhận xét:

“Nếu các đảo hoặc không được quản lý bởi một chính phủ hoặc không được thăm viếng bởi các nhân viên nhà nước, vấn đề đặt ra là liệu những cuộc tiếp xúc riêng rẽ bởi các ngư dân tư nhân TQ có đủ để thiết lập chủ quyền trên Spratly theo luật quốc tế không. Vì vậy giá trị của lập trường chính thức của TQ là đáng nghi ngại”. ([4])


[1] Vũ Phi Hoàng, Các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa lãnh thổ Việt Nam, Nxb Quân đội nhân dân, Hà Nội, tr. 88; Nguyễn Quang Ngọc, Sđd.

[2] BBC, ngày 27 tháng 11 năm 2008

[3] Năm 2005 Trung Quốc tuyên truyền nhiều về Trịnh Hòa, tổ chức thi "Nhịp cầu Hán ngữ" kỷ niệm các chuyến đi của ông, gọi ông là nhà hàng hải vĩ đại ngang tầm Colombo nhằm mục đích gắn chuyến đi của Trịnh Hòa với quyền phát hiện.

[4] D.L Benne, “Cộng hòa nhân dân Trung Hoa và việc sử dụng luật pháp quốc tế trong vụ tranh chấp các đảo Spratleys”, Stanford Journal of International Law, quyển 28 (1991-1992), tr. 435.
      
Cựu học viên
Cựu học viên Xuất sắc

Cấp bậc: Xuất sắc

Giới tính : Nam

Bài viết : 1328

Danh vọng : 2216

Uy tín : 54

Kỳ 7: Tư liệu phía Việt Nam

Luật quốc tế và chủ quyền trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa Phubie10
Một trong những bản đồ của cuốn sách Phủ biên tạp lục do Lê Quý Đôn biên soạn năm 1776, mô tả tỉ mỉ tình hình địa lý, tài nguyên ở Hoàng Sa và Trường Sa và công việc khai thác của Chúa Nguyễn đối với hai quần đảo này (nguồn: Cục Thông tin đối ngoại - Bộ Thông tin - Truyền thông)
Các tác phẩm và các văn kiện chứng minh quyền phát hiện và chủ quyền của VN trên các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa có niên đại chỉ từ thế kỷ XV, các văn kiện trước đó có lẽ bị tiêu hủy và thất lạc dưới thời Bắc thuộc và các cuộc chiến tranh liên miên.

Tác phẩm cũ nhất có nói về sự tồn tại của các đảo là Toàn tập Thiên Nam tứ chí lộ đồ thư (1630 - 1653) do Đỗ Bá, tự Công Đạo soạn. Tài liệu này bao gồm các bản đồ An Nam từ thế kỷ XV trong đó có tấm vẽ các quần đảo Paracels và Spratlys trong biển Đông dưới tên gọi Bãi Cát Vàng và Trường Sa, thuộc phủ Quảng Ngãi:

“Giữa biển có một dải cát dài, gọi là Bãi Cát Vàng, dài độ 400 dặm, rộng 20 dặm, đứng dựng giữa biển, từ cửa Đại Chiêm đến cửa Sa Vĩnh. Một lần có gió Tây Nam thì thương thuyền các nước đi ở phía trong trôi dạt ở đấy, có gió Đông Bắc thì thương thuyền chạy ở ngoài cũng trôi dạt ở đấy, đều cùng chết đói cả, hàng hóa thì đều để ở nơi đó”.

Trong Phủ biên tạp lục (1776), Lê Quý Đôn, Hiệp trấn Thuận Hóa viết:

“Phủ Quảng Ngãi, huyện Bình Sơn, có xã An Vĩnh, ở gần biển, ngoài biển về phía Đông Bắc, có nhiều cù lao, các núi linh tinh hơn một trăm ba mươi ngọn, cách nhau bằng biển, từ hòn này sang hòn kia hoặc đi một ngày hoặc vài canh thì đến. Trên núi có chỗ có suối nước ngọt. Trong đảo có bãi cát vàng dài ước hơn ba mươi dặm, bằng phẳng, rộng lớn, nước trong suốt đáy”.

Đại Nam thực lục tiền biên, phần về các chúa Nguyễn (1600 - 1775), quyển X ghi nhận địa danh Hoàng Sa và Trường Sa và các hoạt động quản lý của các chính quyền VN:

Luật quốc tế và chủ quyền trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa Bandov10
Bản đồ Việt Nam do Đỗ Bá soạn vẽ vào thế kỷ XVII. Lời chú giải trên bản đồ khu vực phủ Quảng Ngãi ghi rõ "Giữa biển có một dải cát dài, gọi là Bãi Cát Vàng", "do họ Nguyễn mỗi năm vào tháng cuối mùa đông đưa 18 chiếc thuyền đến lấy hóa vật..." - Ảnh: biengioilanhtho.gov.vn
“Xã An Vĩnh, huyện Bình Sơn, phủ Quảng Ngãi, ở ngoài biển, có hơn một trăm ba mươi bãi cát, cách nhau hoặc một ngày đường hoặc vài trống canh, kéo dài không biết mấy ngàn dặm, tục gọi là Vạn Lý Hoàng Sa, trên bãi có giếng nước ngọt. Sản vật có hải sâm, đồi mồi, ốc hoa, vích… Hồi đầu dựng nước, đặt đội Hoàng Sa gồm 70 người, lấy dân xã An Vĩnh sung vào, hằng năm đến tháng 3 đi thuyền ra đảo, độ ba ngày đêm thì đến, thu lượm hóa vật, đến tháng 8 trở về nộp. Lại có đội Bắc Hải, mộ dân ở phường Tư Chính, ở Bình Thuận hoặc xã Cảnh Dương sung vào, được lệnh đi thuyền ra các vùng Bắc Hải, Côn Lôn, thu lượm hóa vật. Đội này cũng do đội Hoàng Sa kiêm quản”.([1])

Các tác phẩm chính thức khác do Quốc Sử quán biên soạn và in dưới thời nhà Nguyễn như Đại Nam thực lục chính biên (1848), Khâm định Đại Nam hội diễn sử lệ (1843 - 1851), Đại Nam nhất thống chí (1865 - 1882), Lịch triều hiến chương loại chí (1821), Hoàng Việt địa dư chí (1833), Việt sử cương giám khảo lược (1876) đều chép tương tự về Hoàng Sa và Trường Sa. Đại Nam thực lục chính biên đệ nhị kỷ quyển 165 còn khẳng định sự đánh giá của Bộ Công tâu lên Vua năm Bính Thân, niên hiệu Minh Mạng thứ 17 (1836, tức năm Đạo Quang thứ 16 đời Thanh): “Xứ Hoàng Sa thuộc cương vực mặt biển nước ta rất là hiểm yếu”. Đại Nam nhất thống chí, bộ sách địa lý lịch sử chung thống nhất của Đại Nam, phần Hình thể nói về tỉnh Quảng Ngãi “phía đông có đảo Hoàng Sa liền với biển xanh làm hào che…”. Đó đều là các nguồn chính thức và có giá trị chân thực.

Viện Hán Nôm Hà Nội còn lưu trữ hàng chục châu bản triều Nguyễn gồm các bản tấu, phúc tấu của các Bộ Công, Bộ Hộ, các cơ quan khác, các dụ của các vua về các hoạt động thực thi chủ quyền của VN trên quần đảo.

Một số bản đồ VN vẽ các đảo này như bộ phận của lãnh thổ VN, nhất là Đại Nam nhất thống toàn đồ (1838). Ngoài ra các sách địa lý lịch sử như Sử học bị khảo của Đặng Xuân Bảng, Địa dư toát yếu (niên hiệu Duy Tân 1907-1916), Quảng Thuận đạo sử tập, Trung kỳ địa dư lược, Quảng Ngãi tỉnh chí đều có những đoạn văn và bản đồ xác nhận Hoàng Sa thuộc Quảng Ngãi. Trong gia phả của các họ Phạm, họ Đặng trên đảo Lý Sơn còn lưu giữ các sắc chỉ của vua Minh Mạng giao cho dòng họ chọn những thanh niên khỏe mạnh và giỏi bơi lội để gia nhập đội Hoàng Sa... ([2])


[1] Đại Nam thực lục tiền biên, NXB Sử học, Hà Nội, 1962, t.1, tr.22

[2] “Phát hiện tài liệu quý liên quan đến quần đảo Hoàng Sa”, Lao Động số 71 ngày 1.4.2009.
      
Cựu học viên
Cựu học viên Xuất sắc

Cấp bậc: Xuất sắc

Giới tính : Nam

Bài viết : 1328

Danh vọng : 2216

Uy tín : 54

Kỳ 8: Đi đến luận cứ chắc chắn

Luật quốc tế và chủ quyền trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa Dainam10
Bản đồ Việt Nam thời Nguyễn vẽ khoảng năm 1838, đã vẽ "Hoàng Sa", "Vạn lý Trường Sa" thuộc lãnh thổ Việt Nam, phía ngoài các đảo ven bờ miền Trung Việt Nam. (biengioilanhtho.gov.vn)
Trên cơ sở các ghi chép và bản đồ cổ của VN, có những nhận xét sau:

1. Ngay từ thời chúa Nguyễn, người VN đã có hiểu biết khá tường tận về sự hiện diện của các đảo này. Mô tả các đảo chi tiết hơn, chính xác hơn sự mô tả của phía TQ.

2. Các dấu hiệu của việc phát hiện và sự khẳng định chiếm hữu trên các đảo đã được ghi nhận với quyết định của các chúa Nguyễn cử đội thuyền tới đó hằng năm trong nhiều tháng.

Vấn đề đặt ra là các hoạt động mang tính nhà nước này đã diễn ra chính xác tại đâu? Đối với người VN đây là các hành động nhằm khẳng định danh nghĩa chiếm hữu trên các đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Ngược lại phía TQ lại cho rằng: quần đảo Hoàng Sa mà VN nói hoàn toàn không phải là quần đảo Tây Sa của TQ mà chỉ có thể là những đảo và cồn cát ở ven biển miền Trung VN” ([1]) với hai lập luận.

Thứ nhất, Hồng Đức Bản Đồ ghi rằng từ bờ biển VN tới Hoàng Sa phải mất một ngày rưỡi; thế nhưng với kỹ thuật hàng hải lúc đó, “đi thuyền buồm nửa ngày hoặc một ngày rưỡi thì hoàn toàn không thể đến”. Thứ hai, Phủ biên tạp lục ghi Hoàng Sa gồm hơn một trăm ba mươi núi, trong khi Tây Sa “địa thế thấp, bằng phẳng” và chỉ có “ba mươi nhăm đảo, đá ngầm và bãi cát”; và cũng theo Phủ biên tạp lục “Bãi Cát Vàng ước chừng ba mươi dặm, trong khi chiều dài của đảo Vĩnh Hưng, đảo lớn nhất trong quần đảo Tây Sa của TQ cũng không tới 2 km, diện tích cũng chỉ có 1,85 km2”. ([2])

Luật quốc tế và chủ quyền trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa Hongdu10
Hồng Đức bản đồ (1774) vẽ rõ địa thế xứ Đàng Trong cuối thế kỷ 18, từ Đồng Hới đến biên giới Cao Miên, do Đoàn Quận công Bùi Thế Đạt vẽ dâng lên Chúa Trịnh năm 1774 để phục vụ chiến dịch Nam tiến năm 1775. Trên bản đồ, Bãi Cát Vàng được vẽ ở ngoài khơi phủ Quảng Ngãi - Ảnh: Tư liệu
Phía VN đáp trả rằng trên tất cả các bản đồ cổ đều phân biệt rõ quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa với các đảo ven bờ VN. Người TQ cố tình không tham khảo các sách sử chính thức của VN như Đại Nam nhất thống chí (1865 - 1882), Lịch triều hiến chương loại chí (1821), Việt sử cương giám khảo lược (1876) đều nói tới khoảng cách từ 3 đến 4 ngày đi biển.

Trong Đại Nam nhất thống chí (1882), có đoạn viết:

“Đảo Hoàng Sa ở phía đông Cù Lao Ré, huyện Bình Sơn. Từ bờ biển Sa Kỳ ra khơi thuận gió, ba bốn ngày đêm có thể đến. Ở đó có đến hơn một trăm ba mươi đảo nhỏ, cách nhau khoảng một ngày đường hoặc vài trống canh. Trong đảo có bãi cát vàng, liên tiếp kéo dài không biết mấy ngàn dặm tục gọi là Vạn Lý Trường Sa”.

Bản đồ biển Đông do Nhà xuất bản Luân Đôn in năm 1791 - A new chart of the China Sea with its several entrances, printed for Robert Sayer, London năm 1791. Bản đồ này có điểm khác biệt là thể hiện quần đảo Paracels nằm trong hình cờ đuôi nheo ghi rõ according to the Draft of Cochinchina Pilot 1764 (vẽ theo dự thảo Hàng hải chỉ nam của xứ An Nam năm 1764). Tài liệu này chứng tỏ trong khi xây dựng các tài liệu hướng dẫn hàng hải, các nhà hàng hải phương Tây đã tham khảo các hiểu biết của chính quyền An Nam và đã thừa nhận quần đảo này thuộc An Nam.

Lúc đầu, người VN khi phát hiện ra Hoàng Sa chỉ biết đó là một vùng có rất nhiều đảo, đá, bãi ngầm trải dài mấy ngàn dặm mà không phân biệt được đó là hai quần đảo riêng biệt. Họ gộp chung hai quần đảo dưới cùng một tên gọi Đại Trường Sa - Hoàng Sa - Vạn Lý Trường Sa. Sau này, dưới triều Nguyễn, để chính xác hơn, mỗi quần đảo có một tên gọi riêng: Paracels được giữ tên Hoàng Sa còn Spratlys là Vạn Lý Trường Sa, và sau gọi ngắn gọn là Trường Sa ([3]).

Trong tấm bản đồ Đại Nam nhất thống toàn đồ (1838) mỗi quần đảo đều có tên riêng: Vạn Lý Trường Sa và Hoàng Sa. Tuy nhiên, chúng vẫn còn được coi là một; trên bản đồ, cả hai quần đảo đều được khoanh lại trong một vòng tròn vẽ đứt đoạn. Về mặt quản lý hành chính, Hoàng Sa là đội kiêm quản đội Bắc Hải, có nhiệm vụ khai thác các đảo ở phía nam và trong khu vực Côn Đảo. Địa danh và khu vực hoạt động của đội Bắc Hải phù hợp với khu vực Trường Sa. Ngày nay, số các đảo, đá, bãi nổi của cả hai quần đảo hợp lại đều cho con số khoảng một trăm ba mươi tùy theo cách tính.


[1] Sách trắng Bộ Ngoại giao Cộng hòa nhân dân Trung Hoa năm 1980, tr.11. Hàn Chấn Hoa, “Các đảo Paracels nói trong các sách phương Tây không phải là quần đảo Tây Sa của nước ta”, Quang Minh nhật báo, Bắc Kinh, ngày 5 tháng 4 năm 1980.

[2] Hàn Chấn Hoa. Sđd.

[3] Lãng Hồ, “Hoàng Sa và Trường Sa, lãnh thổ Việt Nam”, Tập đặc san Sử Địa, số 29, Sài Gòn, 1975, tr.73
      
Cựu học viên
Cựu học viên Xuất sắc

Cấp bậc: Xuất sắc

Giới tính : Nam

Bài viết : 1328

Danh vọng : 2216

Uy tín : 54

Kỳ 9: Tư liệu khách quan thừa nhận chủ quyền Việt Nam

Luật quốc tế và chủ quyền trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa Bandob10
Một trong những bản đồ hàng hải của người Bồ Đào Nha thế kỷ XVI. Quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa được gộp làm một với tên "Paracel" vẽ ở biển Đông cách xa các đảo ven bờ biển miền Trung Việt Nam - Ảnh: tư liệu
Để giải quyết cuộc tranh luận dai dẳng xung quanh danh nghĩa lịch sử, cách tốt nhất là nên tham khảo ý kiến bên thứ ba.

Người phương Tây đã từng nói về sự quy thuộc của quần đảo Paracel vào An Nam. Các nhà truyền đạo Pháp trên tàu Amphitrite trên đường sang TQ đã ghi trong một bài tiếng Pháp năm 1701: “Paracel là một quần đảo thuộc Vương quốc An Nam. Đó là một bãi đá ngầm khủng khiếp có đến hàng trăm dặm, rất nhiều lần đã xảy ra các tai nạn đắm tàu ở đó” ([1]).

Jean-Louis Taberd ghi nhận:

“Pracel hoặc Paracels (Bãi cát vàng), mặc dù quần đảo này không có gì ngoài các đá, bãi và độ sâu lớn hứa hẹn nhiều bất tiện lợi hơn, Vua Gia Long đã nghĩ tới việc mở rộng lãnh thổ của ngài bằng cách chiếm thêm vùng đất buồn bã này. Năm 1816, ngài đã tới đây long trọng cắm cờ, chính thức chiếm hữu các đảo đá này, mà không một ai tranh giành gì với ngài cả”([2]).

Về phần mình, J.B.Chaigneau, cố vấn của nhà vua An Nam, đã viết trong cuốn hồi ký về nước Cochinchine:

“Nước Cochinchine mà nhà vua bấy giờ đã lên ngôi Hoàng đế gồm xứ Cochinchine và xứ Đông Kinh… một vài đảo có dân cư không xa biển và quần đảo

Paracel do những đảo nhỏ, ghềnh và đá không có dân cư hợp thành. Chỉ tới năm 1816, Hoàng đế mới chiếm hữu quần đảo này”([3]).

Dubois de Jancigny trong Thế giới, lịch sử và mô tả các dân tộc Nhật, Đông Dương, Ceylan có viết: “Chúng tôi quan sát thấy rằng từ ba mươi tư năm nay, quần đảo Paracel (người An Nam gọi là Cát vàng), một ma hồn trận thật sự của các đảo nhỏ, các đá và các bãi cát đầy ngờ vực của các nhà hàng hải và có thể được coi là hoang dã và vô tích sự nhất trong số các điểm của quả địa cầu, đã được người An Nam (Cochinchine) chiếm hữu. Chúng tôi không để ý liệu họ có tạo nên một công trình nào trên đó không (nhằm mục đích, có thể, bảo vệ nghề cá); nhưng chắc chắn rằng Vua Gia Long đã gắn thêm vòng hoa này vào vương miện của người, bởi vì ngài đã thân chinh tới đó chiếm hữu, việc này xảy ra vào năm 1816 khi ngài long trọng kéo cờ của An Nam lên đó”([4]).

Gutzlaff trong bài Địa lý Vương quốc Cochinchine xuất bản năm 1849 tại London (Anh) cũng ghi Cát Vàng (để chỉ Paracel) thuộc Cochinchine. Gutzlaff viết:

“Không biết vì san hô hay vì lẽ khác mà các ghềnh đá ấy lớn dần, nhưng rõ ràng nhận thấy các đảo nhỏ ấy càng năm càng cao, và một vài cái bây giờ đã có người ở thường xuyên, thế mà chỉ mấy năm trước sóng đã vỗ dập qua. Những đảo ấy đáng lẽ không giá trị nếu nghề chài ở đó không phồn thịnh và không biết bù hết mọi nguy nan cho kẻ phiêu lưu. Từ lâu đời, những thuyền phần lớn từ đảo Hải Nam tới, đã hằng năm đến thăm các bãi nổi này và tiến hành cuộc viễn du xa xa tới tận bờ đảo Borneo. Tuy rằng hằng năm hơn phần mười bị đắm, nhưng cá đánh được rất nhiều, đến nỗi không những bù hết được mọi thiệt thòi, mà còn để lại món lợi rất to. Chính phủ An Nam thấy những lợi có thể mang lại nếu một ngạch thuế được đặt ra, bèn lập ra những trưng thuyền và một trại quân nhỏ ở chỗ này để thu thuế mà mọi người ngoài tới đây đều phải trả, và để bảo trợ người đánh cá bản quốc” ([5]).

Trong Địa lý tóm tắt của Ý (Compendio di Geografia) do Adriano Balbi soạn năm 1850, trang 641 mô tả về địa lý Vương quốc An Nam có ghi: Cũng thuộc vương quốc này còn có quần đảo Paracel, nhóm đảo Pirati và nhóm đảo Poulo Condor (tức Hoàng Sa, nhóm đảo Hải Tặc và Côn Đảo). Cũng trong tác phẩm này tr.644-648 về địa lý Trung Hoa không viết gì về Hoàng Sa và Trường Sa.

Ngay cả các sách TQ cũng công nhận việc quy thuộc các đảo này vào An Nam. Chúng ta có thể đọc được điều đó trong phần tựa cuốn Hải Lục năm 1842 trong đó Vương Bính Nam đã so sánh các điều mắt thấy tai nghe do Tạ Thanh Cao, một thủy thủ TQ từng đi nhiều nước nhiều vùng về kể lại:

“Vạn lý Trường Sa là đất nổi giữa biển, dài vài ngàn dặm, là phên giậu của An Nam”.

Hải ngoại ký sự của Thích Đại Sán (người TQ) năm 1696 ([6]) quyển III đoạn thuật lại chuyến đi về Quảng Đông bắt đầu đi từ Quảng Nam viết: “…bãi cát rộng cả trăm dặm, chiều dài thăm thẳm chẳng biết bao nhiêu mà kể, gọi là "Vạn lý Trường Sa", mù tít chẳng thấy cỏ cây nhà cửa; nếu thuyền bị trái gió trái nước tấp vào dầu không tan nát cũng không gạo, không nước, trở thành ma đói mà thôi. Quãng ấy cách Đại Việt bảy ngày đường, chừng bảy trăm dặm ([7]). Các quốc vương thời trước, hằng năm sai thuyền đi đánh cá đi dọc theo bãi cát, lượm vàng bạc khí cụ của các tàu thuyền hư hỏng dạt vào". Đoạn văn mô tả này đã xác nhận việc hành xử chủ quyền của thời Chúa Nguyễn qua hoạt động thu lượm hóa vật của Đội Hoàng Sa.

Các mô tả về Paracel từ các nguồn nước ngoài chứng tỏ Hoàng Sa không phải là các đảo ven bờ biển Trung VN. Trong khi có khá nhiều nguồn tài liệu trung gian chứng minh sự chiếm hữu Paracels của các Chúa và Vua Nguyễn, không có một nguồn tư liệu nước ngoài nào chỉ rõ sự chiếm hữu các đảo này của TQ.


[1] Trích dẫn theo P.B Lafont, Sđd, tr.248.

[2] J.L Taberd, Ghi chép về địa lý Nam Kỳ trong the Journal of Bengal, Calcutta, serie VI, September 1837, tr.737 - 745.

[3] Tập san của người bạn cũ của Huế, số 2,1923, tr.257.

[4] M.A Dubois de Jancigny, Thế giới, lịch sử và mô tả các dân tộc Nhật, Đông Dương, Xeylan, Paris éd, Firmin Didot Freres, 1850, tr. 555.

[5] Journal of the Geographical Society of London (Tạp chí Hội Địa lý London), quyển 19 (1849), London, John Murray, 1849, tr. 93-94.

[6] Hải ngoại ký sự là ghi chép chuyến đi của tác giả Đại Sán Hán Ông, tên là Thạch Liêm từ chùa Trường Thọ tỉnh Quảng Đông đến vùng Thuận Quảng nước Đại Việt vào năm Ất Hợi triều Vua Khang Hy (1695) và trở về Trung Quốc vào năm sau (1696). Sách nguyên bản chữ Hán gồm 6 quyển đã được Viện Đại học Huế dịch trọn bộ ra Quốc ngữ năm 1963. Sau này người TQ đã dựng nên một chiến dịch nói xấu tác giả, chứng minh ông là người không bình thường, là kẻ điên để giảm bớt tính chân thực của tác phẩm. Nguyễn Quang Ngọc, Sđd, tr. 43.

[7] Phạm Hoàng Quân cho rằng ở đây có lỗi dịch Hán-Nôm, thất canh lộ không phải là 7 ngày đêm, canh ở đây là đơn vị chiều dài. Tuy nhiên ông cũng công nhận một canh khoảng trăm dặm. Như vậy về khoảng cách Hải ngoại ký sự mô tả khá chính xác khoảng cách từ bờ đến quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa. Cách dịch đúng được đề xuất là: “Quãng ấy cách Đại Việt bảy canh đường, chừng bảy trăm dặm”.
      
Cựu học viên
Cựu học viên Xuất sắc

Cấp bậc: Xuất sắc

Giới tính : Nam

Bài viết : 1328

Danh vọng : 2216

Uy tín : 54

Kỳ 10: Ý chí khẳng định chủ quyền Việt Nam

Luật quốc tế và chủ quyền trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa To_len10
Tờ lệnh Lý Sơn
Các bằng chứng do VN đưa ra cho thấy các hoạt động do các chúa và các vua nhà Nguyễn trên Hoàng Sa và Trường Sa thường tiến hành trên năm lĩnh vực sau:

1. Tổ chức khai thác có hệ thống các đảo.

2. Tổ chức công tác khảo sát đo đạc nhằm hiểu biết rõ lãnh thổ và đồng thời để kiểm tra, kiểm soát biển.

3. Xây dựng các miếu, đền, trồng cây như các dấu hiệu tượng trưng chủ quyền An Nam trên các đảo.

4. Tổ chức thu thuế tại chỗ.

5. Cứu trợ các tàu thuyền nước ngoài gặp nạn.

Về việc tổ chức các đội Hoàng Sa và Bắc Hải nhằm khai thác các tài nguyên sản vật trên biển, Phủ biên tạp lục (1776) có ghi:

“Trước họ Nguyễn đặt đội Hoàng Sa, lấy người xã An Vĩnh sung vào, cắt phiên mỗi năm cứ tháng ba nhận giấy sai đi, mang lương ăn đủ sáu tháng, đi bằng chiếc thuyền tiểu câu ra biển ba ngày ba đêm thì đến các đảo ấy rồi ở lại đó. Tha hồ kiếm lượm, bắt chim bắt cá mà ăn. Lấy được hóa vật của tàu, như là gươm ngựa, hoa bạc, tiền bạc, vòng bạc, đồ đồng, thiếc khối, chì đen, súng, ngà voi, sáp ong, đồ sứ, đồ chiên cùng là kiếm lượm mai đồi mồi, mai hải ba, hải sâm, hột cốc hoa, rất nhiều.

Đến kỳ tháng tám thì về, vào cửa Eo, đến thành Phú Xuân để nộp. Cân và định hạng xong mới đem bán riêng các thứ ốc hoa, hải ba, hải sâm, rồi lĩnh bằng trở về… Họ Nguyễn lại đặt đội Bắc Hải, không định bao nhiêu suất hoặc người thôn Tu Chính ở Bình Thuận hoặc người xã Cảnh Dương, ai tình nguyện đi thì cấp giấy sai đi, miễn cho tiền sưu cùng các tiền tuần đò, cho đi thuyền tiểu câu ra các xứ Bắc Hải, cù lao Côn Lôn và các đảo ở Hà Tiên, tìm lượm hóa vật của tàu và các thứ đồi mồi, hải ba, bào ngư, hải sâm, cũng sai cai đội Hoàng Sa kiêm quản”([1]).


Với việc dựng các đội thủy quân đặc biệt để khai thác các đảo, các chúa và vua nhà Nguyễn đã tỏ rõ ý chí nhà nước. Hoạt động này được tiến hành hằng năm và được đặt dưới kỷ luật nhà nước. Các đội viên có quyền được cấp giấy sai đi, được miễn thuế sưu, tiền đò và được thưởng tiền. Ngược lại, ai không hoàn thành nhiệm vụ sẽ bị trừng phạt tương xứng với mức độ nghiêm trọng của lỗi. Các chuyến đi và tuần tra các đảo được tổ chức thường xuyên. Mỗi khi hoàn cảnh đòi hỏi phải tạm hoãn, đều phải có chỉ dụ của nhà vua.

Ngay cả dưới thời Tây Sơn, triều đại ngắn ngủi, gián đoạn thời nhà Nguyễn, truyền thống đó vẫn được duy trì không ngắt đoạn.

Sách Đại Nam thực lục chính biên (1848) ghi nhận một loạt các hành động của vua Nguyễn để củng cố chính quyền của họ trên các đảo. Năm 1815, 1816, 1833, 1834, 1835, 1836, vua Gia Long và người kế nhiệm ông - vua Minh Mạng đều ra chiếu chỉ lệnh cho thủy quân và đội Hoàng Sa tới các đảo Hoàng Sa để ghi lại lộ trình. Quyển 165 viết:

“Năm Bính Thân, niên hiệu Minh Mạng thứ 17 (1836)... Bộ Công tâu: Xứ Hoàng Sa thuộc cương vực mặt biển nước ta, rất là hiểm yếu, từng sai vẽ bản đồ nhưng vì tình thế xa rộng, nên mới chỉ vẽ được một nơi, lại cũng chưa biết nên làm thế nào. Hằng năm thường phái người đi xem xét cho khắp để thông thuộc đường biển. Xem từ năm nay về sau, mỗi khi đến hạ tuần tháng giêng, phái thủy quân, biền binh và giám thành đáp một chiếc thuyền ô nhằm thượng tuần tháng hai thì đến Quảng Nghĩa (Ngãi - TN), giao cho hai tỉnh Quảng Bình, Bình Định thuê 4 chiếc thuyền của dân hướng dẫn ra xứ Hoàng Sa.

Không cứ là đảo nào, bãi nào, phàm khi thuyền đến nơi, tức là chiếu chỗ ấy chiều dài, chiều ngang, chiều cao, chiều rộng, chu vi Việt Nam và nước biển bốn bên xung quanh nông hay sâu, có bãi ngầm, đá ngầm hay không, hình thế hiểm trở bình dị thế nào, phải xem xét, đo đạc kỹ càng, vẽ thành bản đồ. Lại chiếu ngày khởi hành, từ cửa biển nào ra khơi, nhằm phương hướng nào đi đến nơi ấy, căn cứ vào thủy trình đã qua, tính ước được bao nhiêu dặm. Lại từ xứ ấy trông ra bờ biển, đối thẳng vào tỉnh hạt nào, phương hướng nào, đối chếch là tỉnh hạt nào, phương hướng nào, ước lượng cách bờ biển chừng bao nhiêu dặm, đều nhất nhất phải nói rõ, lần lượt đem về dâng trình.

Vua y lời tâu, sai Suất đội thủy quân Phạm Hữu Nhật đưa binh thuyền đi chuẩn bị mang theo 10 cái bàn gỗ, đến nơi dựng lên làm dấu ghi (mỗi bài gỗ dài 5 thước, rộng 5 tấc, dài 1 tấc, mặt bài khắc chữ: “Năm Minh Mạng thứ 17, Suất đội thủy quân Phạm Hữu Nhật vâng lệnh ra Hoàng Sa xem xét đo đạc đến đây lưu dấu để ghi nhớ”.



[1] Trích từ Sách trắng của Bộ Ngoại giao CHXHCN Việt Nam năm 1981, tr 9 - 11.
      
Cựu học viên
Cựu học viên Xuất sắc

Cấp bậc: Xuất sắc

Giới tính : Nam

Bài viết : 1328

Danh vọng : 2216

Uy tín : 54

Kỳ 11: Chiếm hữu đúng luật

Luật quốc tế và chủ quyền trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa Tha_th10
Thả những chiếc thuyền nan tượng trưng cùng những hình nhân thế mạng ra biển - một nghi thức quan trọng trong lễ khao lề thế lính Hoàng Sa - Ảnh: Hiển Cừ
Nếu các chuyến đi đo đạc, vẽ hải trình được coi là các hành động nhận biết chung, thì việc cắm các bài gỗ theo lệnh vua đã tạo nên một hành vi không thể tranh cãi trong việc thiết lập quyền lực vương triều An Nam trên các đảo hoang không người.

Năm 1833, vua lệnh cho Bộ Công:

“Dải Hoàng Sa trong hải phận Quảng Nghĩa (Quảng Ngãi - TN), xa trông trời nước một màu không phân biệt được nông hay sâu. Gần đây thuyền buôn thường bị nạn. Nay nên dự bị thuyền bè đến sang năm sẽ phái người tới dựng miếu, lập bia lại trồng nhiều cây cối. Ngày sau cây cối tươi xanh, người dễ nhận biết, có thể tránh được nhiều mắc cạn. Đó là việc lợi ích muôn đời vậy”.

Năm 1835, Suất đội thủy quân Phạm Văn Nguyên đem lính và giám thành cùng phu thuyền các tỉnh Quảng Nghĩa, Bình Định tới quần đảo “đến dựng miếu (cách tòa miếu cổ 7 trượng). Bên trái miếu dựng bia đá, phía trước miếu xây dựng bình phong”. Mong muốn của vua Minh Mạng khẳng định chủ quyền, bảo đảm an toàn hàng hải trong các vùng nước xung quanh các đảo đá được thể hiện rõ.

Việc chiếm hữu Hoàng Sa còn cho phép vua Nguyễn đánh thuế các tàu thuyền nước ngoài qua lại trong vùng. Theo Gutzlaff, một đồn hoặc đại đồn trú được đặt trên quần đảo nhiều tháng trong năm để theo dõi giao thông đi lại ngày càng tăng và bảo vệ quyền đánh cá trong vương triều An Nam. Các hoạt động cứu giúp thuyền nước ngoài bị nạn tại các vùng nước xung quanh Hoàng Sa cũng được ghi nhận. Chúng ta có thể nêu vài trường hợp.

Năm 1714, ba tàu buôn Hà Lan bị bão gần Hoàng Sa trên đường đi từ Nhật Bản về Batavia (Indonesia) và một chiếc trong số đó đã bị chìm. Người VN đã đưa những người còn sống sót về đất liền. Họ đã được chúa Nguyễn gặp, cung cấp tiền bạc và lương thực để tiếp tục hành trình.

Báo cáo của Trấn phủ Đà Nẵng, niên hiệu Minh Mạng năm thứ 11 (1830) cũng ghi nhận sự cứu giúp một tàu buôn Pháp bị đắm ở Hoàng Sa [1]. Năm 1836, Quốc triều chính biên toát yếu chép rằng: vào tháng 12 âm lịch, một tàu buôn của Anh bị đắm tại một bãi ngầm ở gần Hoàng Sa. Hơn 90 thủy thủ trôi dạt vào bờ biển Bình Định. Vua Minh Mạng đã giúp đỡ họ chỗ nương đậu và lương thực trước khi sai Nguyễn Tri Phương đưa họ về Hà Châu để hồi hương.

Bên cạnh nguồn tư liệu chính thức, các tư liệu dân gian thực địa cũng góp phần kiểm chứng các hoạt động trên. Ngày nay tại thôn An Vĩnh, xã Lý Vĩnh, huyện đảo Lý Sơn (cù Lao Ré) vẫn còn miếu Hoàng Sa (Âm Linh tự), nhà thờ Phạm Quang Ảnh và gia phả họ Phạm, các dấu tích hình nộm, người đất, nghĩa địa dùng trong lễ hằng năm khao quân tế sống lính đội Hoàng Sa lên đường làm nhiệm vụ. Văn khao thế lính Hoàng Sa một nửa chữ Nôm một nửa chữ Hán ghi rằng: "Ngày hôm nay (đêm nay hoặc sáng nay) có theo ý người ____ ở tỉnh____nước Đại Nam, xin cúng thế một cỗ thuyền mô hình, trôi theo đường thủy Hoàng Sa, mấy cỗ bàn, vàng bạc, đáp lễ thần quan, xin dâng lên khảo thủy đạo một tiệc, thành kính bày lễ la liệt... [2]

Những hình ảnh này còn được khắc họa trong thơ ca dân gian như "Hoàng Sa đi có về không. Lệnh vua sai phái quyết lòng ra đi", hay "Trường Sa trời biển mênh mông. Người đi thì có người không thấy về". Các bằng chứng trên từ các nguồn lịch sử VN và phương Tây đủ sức thuyết phục để minh chứng cho hành động và ý chí của nhà nước phong kiến VN vào thời kỳ đó. Các chuyến đi của thủy quân, việc xây miếu, cắm bài gỗ, trồng cây, bảo vệ ngư dân, thực hiện nghĩa vụ đối với các tàu thuyền nước ngoài bị chìm đắm… do tính chất của các hành động và do tư cách của tác giả các hành động đó là những hành vi đủ để đáp ứng các điều kiện thụ đắc lãnh thổ vô chủ (res nullius). Đó là sự thể hiện rõ ràng một quốc gia thực sự làm chủ các quần đảo này.

Tính đúng luật của việc chiếm cứ các đảo bởi người VN có thể bị tranh cãi bởi một quốc gia có cùng mối quan tâm - đó là TQ. Thế nhưng các sự kiện vào thời kỳ đó chứng tỏ TQ với tư cách nhà nước đã tỏ ra thờ ơ với số phận các quần đảo này.


[1] VN/ CT 1 Hán, M M 11/27 (MM Q43/57), VN/ CT 3 Hán, MM 11/27.6 (MM 43/59).

[2] Tài liệu do ông Nguyễn Xuân Cảnh thôn Tây, xã Lý Hải, huyện Lý Sơn lưu giữ tại nhà thờ họ Võ, đề tài BĐHĐ-01 sưu tập và lưu giữ. KKK
      
Cựu học viên
Cựu học viên Xuất sắc

Cấp bậc: Xuất sắc

Giới tính : Nam

Bài viết : 1328

Danh vọng : 2216

Uy tín : 54

Kỳ 12: Chiếm hữu bằng vũ lực là bất hợp pháp

Luật quốc tế và chủ quyền trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa Annamd10
An Nam Đại quốc họa đồ Bản đồ Việt Nam trong cuốn Từ điển La tinh - Việt Nam của giám mục Jean Louis Taberd xuất bản năm 1838 vẽ một phần của "Paracel hay Cát Vàng" (Paracel seu Cát Vàng) vào khu vực quần đảo Hoàng Sa hiện nay
Kể từ 1885, luật pháp quốc tế về vấn đề thụ đắc lãnh thổ đã thay đổi sâu sắc. Đối với các đất vô chủ terres res nullius, đó là việc chiếm hữu thực sự, không gián đoạn và thường xuyên mà sự không liên tục tương đối lớn có thể được châm chước nếu có phù hợp với việc duy trì quyền có thông báo việc chiếm cứ đó cho các cường quốc khác thông qua con đường ngoại giao. Một danh nghĩa đã từng được thiết lập có thể mất đi nếu quốc gia sở hữu danh nghĩa này nhường lại cho quốc gia khác hoặc bằng con đường chuyển nhượng hoặc bằng con đường thụ đắc theo thời hiệu.

Trong trường hợp thứ nhất, một hiệp ước phải được ký kết để ghi nhận sự chuyển giao quyền lực. Trong trường hợp thứ hai, cơ chế thụ đắc theo thời hiệu đòi hỏi hai điều kiện đồng thời.

- Quốc gia danh nghĩa từ bỏ danh nghĩa của họ và lãnh thổ trở thành lãnh thổ bị từ bỏ dereclictio.

- Quốc gia cạnh tranh thực thi việc chiếm hữu lãnh thổ yêu sách, mà việc này có thể được coi như giá trị và áp đặt cho quốc gia thứ ba phù hợp với các điều kiện được yêu cầu. Đó là một sự “củng cố bởi tác động của thời gian” - thuật ngữ mà Ch.de Visscher sử dụng - khi tiến hành thực thi chủ quyền thực sự, công khai, liên tục và hòa bình. Thụ đắc theo thời hiệu không có gì khác hơn trong trường hợp này - như Ch.Rousseau từng chỉ ra - là một nhãn hiệu nhằm che đậy việc chiếm hữu bị giảm giá vì không đúng luật [1].

Thụ đắc theo thời hiệu gần như lúc nào cũng là cơ sở cho một hành vi vi phạm [2]. Do vậy, để minh chứng danh nghĩa thụ đắc theo thời hiệu, bên chiếm cứ thứ hai phải thể hiện được một sự quản lý hòa bình, có hiệu lực và không có lỗ hổng nào về chủ quyền lãnh thổ trước sự thờ ơ nghiêm trọng của bên chiếm cứ đầu tiên.

Luật quốc tế cổ điển không ngăn ngừa việc sử dụng vũ lực để chinh phục một lãnh thổ. Tuy nhiên, hình thức thụ đắc này yêu cầu ký kết một hiệp ước hòa bình. Trong đầu thế kỷ XX, những toan tính đầu tiên nhằm hạn chế việc sử dụng vũ lực trong các quan hệ quốc tế đã được ghi nhận với học thuyết Drago (1902 - 1907). Cuối cùng, bước quyết định theo hướng cấm sử dụng vũ lực đã được thực hiện bằng việc thông qua Hiệp ước Paris ngày 26.8.1928 (Pacte Briand-Kellogg).

Từ đó trở đi, quy tắc truyền thống sử dụng vũ lực đã bị lên án. Ý tưởng này đã được khẳng định lại trong Điều 2, Khoản 4 Hiến chương LHQ:

“Các nước thành viên của tổ chức kiềm chế, trong quan hệ quốc tế của họ, đe dọa vũ lực hoặc sử dụng vũ lực, chống lại sự vẹn toàn lãnh thổ hoặc độc lập chính trị của tất cả các quốc gia, hoặc mọi cách khác không phù hợp với mục tiêu của LHQ”.

Nguyên tắc này đã được phát triển và củng cố trong NQ 2625 (XXV) của Đại hội đồng LHQ ngày 24.10.1970 (Tuyên ngôn về các nguyên tắc của luật pháp đề cập các quan hệ hữu nghị và hợp tác giữa các quốc gia phù hợp với Hiến chương LHQ):

“Lãnh thổ của một quốc gia không thể là đối tượng của một sự chiếm đóng quân sự, kết quả của việc sử dụng vũ lực trái với các điều khoản của Hiến chương LHQ. Lãnh thổ của một quốc gia không thể là một đối tượng thụ đắc bởi một quốc gia khác do đe dọa sử dụng vũ lực hoặc sử dụng vũ lực. Bất kỳ sự thụ đắc lãnh thổ nào bằng sự đe dọa sử dụng vũ lực hoặc sử dụng vũ lực đều là bất hợp pháp”.

Hiến chương LHQ và các nghị quyết của Đại hội đồng LHQ cũng lên án mọi sự đe dọa sử dụng vũ lực hoặc sử dụng vũ lực như một phương tiện để giải quyết các tranh chấp quốc tế, trong đó có tranh chấp lãnh thổ. Các nước thành viên LHQ phải giải quyết “Các tranh chấp quốc tế của họ bằng phương pháp hòa bình, sao cho hòa bình và an ninh quốc tế cũng như pháp lý không bị đe dọa” [3].


[1] Ch.Rousseau, Công pháp quốc tế, Sirey, 1977, t. III, tr 183.

[2] Fauchille, Giáo trình công pháp quốc tế, Paris, 1925, t. I, tr. 785.

[3] Hiến chương LHQ, Điều 2, Khoản 3.
      
Cựu học viên
Cựu học viên Xuất sắc

Cấp bậc: Xuất sắc

Giới tính : Nam

Bài viết : 1328

Danh vọng : 2216

Uy tín : 54

Kỳ 13: Đặt dấu mốc 1909: Quá muộn!

Tháng 8.1907, người Nhật có tham vọng chiếm đóng các đảo không người của quần đảo Đông Sa, gần Quảng Đông. Việc này đe dọa trực tiếp tới an ninh của TQ. Biến cố này đã có hậu quả lật ngược hoàn toàn thái độ của TQ đối với Hoàng Sa, quần đảo được coi là bàn đạp có thể được sử dụng để chống lại TQ.

Cuối tháng 3.1909, chính quyền Quảng Đông đã cử 3 sĩ quan đi thăm tất cả các đảo nằm ngoài khơi tỉnh này để xem liệu “các đảo này đã từng được các chủ thể nước ngoài nào yêu sách hay chưa?”. Một báo cáo mô tả đã được nộp khi họ trở về, theo đó các đảo Hoàng Sa gồm 15 đảo nhỏ, 7 ở phía tây và 8 ở phía đông. Các đảo này rất giàu phốt phát và các sản vật biển rất phong phú. Có cả dấu vết người nước ngoài lẫn người TQ trên các đảo này [1].

Về bản chất cuộc khảo sát này là một cuộc công cán nhận biết thực địa đầu tiên từ phía TQ. Tiếp sau các thông tin đó, cuối tháng 5.1909, Phó vương Lưỡng Quảng đã cử Đô đốc Lý Chuẩn tới Hoàng Sa. Chuyến đi này đến một đảo của quần đảo Hoàng Sa vào ngày 6.6.1909, sau đó có ghé lại một vài đảo khác và ngày 7.6 vào hồi 4 giờ chiều hai pháo thuyền nhỏ trở về tới Quảng Châu [2].

Nhân dân Nhật báo (TQ) ngày 25.11.1975 đã bình luận về chuyến đi này như sau:

“Tháng 4.1909, Đô đốc Lý Chuẩn cùng hai chuẩn đô đốc Jingyong và Lia Yike dẫn 170 người đi trên pháo hạm Fubo và Chenlang tới Tây Sa. Họ đã điều tra 15 đảo, đặt tên quần đảo là Loshi, cắm cờ TQ trên đảo Yong xing và nổ súng thần công vang rền, tuyên bố khẩn thiết với tất cả, trong cũng như ngoài nước, rằng các đảo trong biển Nam là một bộ phận lãnh thổ thiêng liêng của TQ”.

Căn cứ theo lời trích dẫn trên, các chuyến thám hiểm mà người TQ thực hiện vào năm 1909 là một sứ mệnh phát hiện các đảo bởi vì họ thực hiện các hành vi tượng trưng nhằm tuyên bố các quyền chiếm hữu các đảo của họ. Nếu không, lý do tại sao lại tiến hành chiếm hữu cái mà ta đã từng sở hữu?

Nước Pháp không phản đối gì về chuyến đi của Lý Chuẩn, một chuyến đi có tính chất địa phương. Đối với Pháp, việc phô diễn của Đô đốc Lý Chuẩn tại Hoàng Sa năm 1909 không có tính chất một sự chiếm hữu mà nó chỉ là “một nghi thức hải quân nhân dịp chuyến thám sát” [3]. Các tàu tuần dương của Hải quân Pháp vẫn tiếp tục được phái tới các đảo [4].

Tình hình tiếp tục đóng băng cho tới 1921, không có một hành động gì nhằm củng cố chủ quyền cả từ phía TQ lẫn phía Pháp. Đến khi một công ty Nhật là Mitsui Bussan Kaisha có hỏi chỉ huy hải quân Pháp tại Sài Gòn xem các đảo Hoàng Sa có thuộc sở hữu của Pháp không thì một làn sóng lo lắng lan rộng trong giới báo chí và dân chúng, điều này buộc nhà cầm quyền thuộc địa ở Đông Dương phải xem xét lại vấn đề quốc tịch của các đảo. Thân Trọng Huề, Thượng thư Bộ Binh của Vương quốc An Nam bằng bức thư ngày 3.3.1925 đã khẳng định “các đảo nhỏ này luôn luôn thuộc An Nam, không có gì phải tranh cãi chuyện này”.

Thái độ kiên quyết của Vương quốc An Nam đã chấm dứt sự lưỡng lự của Pháp. Nước Pháp đã long trọng khẳng định chủ quyền của mình ngày 8.3.1925 [5]. Các chuyến công du khoa học đã được thực hiện tới Hoàng Sa từ năm 1925 và tới Trường Sa từ năm 1927.

Cuối năm 1931, nhà chức trách Quảng Châu có ý định gọi thầu các mỏ phân chim trên các đảo Hoàng Sa. Chính phủ Pháp phản đối bằng Công hàm ngày 4.12.1931 gửi phái đoàn ngoại giao TQ dẫn chứng các danh nghĩa lịch sử và các bằng chứng chiếm hữu của An Nam sau đó là của Pháp trên các đảo.

Năm 1937, chính quyền thuộc địa cử J.Gauthier, kỹ sư trưởng công binh chính ra Hoàng Sa để nghiên cứu các bãi đậu trú và các cơ sở hàng không, lắp đặt đèn biển trên đảo Hoàng Sa và các điều kiện lắp đặt có thể trên quần đảo Hoàng Sa. Cùng thời gian, nhằm khẳng định lại các quyền chủ quyền tồn tại từ trước của An Nam, Hoàng đế Bảo Đại, ngày 30.3.1938 đã ra chiếu chỉ N 10 (ngày 29 tháng thứ hai năm thứ 13 triều Bảo Đại) quyết định sáp nhập quần đảo Hoàng Sa vào tỉnh Thừa Thiên [6].

Sáng kiến này đã được ủng hộ bởi Nghị định N156S-V ngày 15.6.1938 của Toàn quyền Đông Dương J.Brévié, thành lập một đơn vị hành chính tại Hoàng Sa. Sau đó, Chính phủ Pháp quyết định tiến hành chiếm đóng toàn bộ và thực sự các đảo. Một phân đội cảnh sát người Việt đã được gửi đến đồn trú thường xuyên ở đây. Bia chủ quyền cho quần đảo Hoàng Sa đã được dựng lên với dòng chữ: “Cộng hòa Pháp - Vương quốc An Nam - Quần đảo Hoàng Sa, 1816 - đảo Hoàng Sa - 1938”.

Minh chứng cho sự đồn trú thường xuyên này có thể xem xét qua các châu bản của Bảo Đại. Tờ Châu bản đề ngày 15.12 (năm Bảo Đại thứ 13) có nội dung: Vào ngày 2.2.1939, Khâm sứ Trung kỳ Graffeuil gửi cho Tổng lý Ngự tiền văn phòng Phạm Quỳnh một văn thư tâu xin Hoàng đế Bảo Đại truy tặng Huy chương Long tinh của Nam triều cho ông Louis Fontan, người vừa qua đời trong ngày hôm ấy [7].

Trước đó, ông Louis Fontan giữ chức chánh cai đội hạng nhất của đội lính Khố xanh đóng tại đảo Hoàng Sa.

Sự hiện diện của phân đội do Pháp cử ra các đảo, nhất là đảo Hữu Nhật, đảo Phú Lâm và đảo Hoàng Sa, được củng cố thêm bởi các chuyến thăm thường xuyên của các chiến hạm Pháp đã kéo dài cho đến khi họ bị gạt bỏ do sự chiếm đóng quân sự của Nhật Bản trên các đảo, ngày 9.3.1945 [8].

Bằng việc chiếm đóng này, nước Pháp đã tăng thêm giá trị các quyền của An Nam dựa trên các danh nghĩa lịch sử. “Chiếm đóng Paracel, nước Pháp đã giới hạn trong việc khẳng định các danh nghĩa lịch sử phù hợp với các yêu cầu của luật quốc tế hiện đại” [9].


[1] Yang t ch’eng pao ngày 22 tháng 4 năm 1909.

[2] P. A. Lapique, sách đã dẫn, tr. 610.

[3] Công hàm Bộ Ngoại giao Pháp gửi Đại sứ TQ tại Paris ngày 23.11. 1936.

[4] P.A.Lapique, Sđd.

[5] J. P. Ferrer, Sđd, tr. 182.

[6] Nam Triều quốc ngữ Công báo, số tháng 8.1938.

[7] Thêm một Châu bản khẳng định chủ quyền Hoàng Sa, nguồn: Vietnamnet, 11:12' 25.12.2009 (GMT+7)

[8] Điện văn ngày 3.6.1946 của Đô đốc D’Argenlieu.

[9] Công hàm của phòng pháp lý Bộ Ngoại giao Pháp ngày 6.9.1946. Lưu trữ Bộ Ngoại giao Pháp, Sđd.
      
      

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Về Đầu Trang  Thông điệp [Trang 1 trong tổng số 1 trang]

Quyền hạn của bạn

Bạn không có quyền trả lời bài viết
free counters



  • Đoàn Ngọc Khánh

    mobile phone 098 376 5575


    Đỗ Quang Thảo

    mobile phone 090 301 9666


    Nguyễn Văn Của

    mobile phone 090 372 1401


    IP address signature
    Free forum | Văn hóa | Childhood, Gia đình | ©phpBB | Free forum support | Báo cáo lạm dụng | Thảo luận mới nhất