Change background image
LOVE quotion

Bắt đầu từ 4.53' thứ Hai ngày 17/10/2011


You are not connected. Please login or register

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Go down  Thông điệp [Trang 1 trong tổng số 1 trang]

LQ2
LQ2 Ưu tú

Cấp bậc: Ưu tú

Giới tính : Nam

Bài viết : 547

Danh vọng : 1176

Uy tín : 51

Phát triển mới trong hiến định về đối ngoại 31207210
QĐND - Mục tiêu xuyên suốt của đường lối, chính sách đối ngoại của Đảng và Nhà nước ta là phục vụ hai nhiệm vụ chiến lược xây dựng và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa, đồng thời góp phần vào cuộc đấu tranh chung của nhân dân thế giới vì hòa bình, độc lập, dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội. Trong công cuộc đổi mới và phát triển đất nước, nét nổi bật trong tư duy mới của Đảng ta là luôn xác định đối ngoại là một nhiệm vụ chiến lược nhằm giữ gìn môi trường hòa bình, ổn định để phục vụ cho nhiệm vụ trung tâm phát triển kinh tế - xã hội, vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh.

Trong Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992, cũng như các bản Hiến pháp trước, các quy định về đối ngoại không được kết cấu thành chương riêng mà nằm rải rác trong các chương, vì hoạt động đối ngoại liên quan đến nhiều chủ thể và nhiều lĩnh vực khác nhau. Đó là hoạt động không theo đuổi mục đích tự thân mà là sự nối tiếp của hoạt động đối nội. Đối với nước ta hiện nay, hoạt động đối ngoại nhằm phục vụ ba yêu cầu gắn bó mật thiết, tác động qua lại lẫn nhau là “an ninh”, “phát triển” và “vị thế quốc tế” của đất nước.

Nghiên cứu “Lời nói đầu” và các quy định về đối ngoại trong Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 (các Điều 12, 19, 55, 64, 69, 70...), cho thấy, các quy định về đối ngoại trong Dự thảo sửa đổi lần này đã thể chế hóa kịp thời những quan điểm, chính sách về đối ngoại trong Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (bổ sung, phát triển năm 2011) và trong các văn kiện khác của Đảng, thể hiện sự phát triển mới so với các quy định về đối ngoại của Hiến pháp năm 1992.

Các quy định về đối ngoại trong Dự thảo sửa đổi đã được nghiên cứu một cách kỹ càng, sắp đặt một cách phù hợp trong từng chương của Hiến pháp. Chẳng hạn, Điều 12 (sửa đổi, bổ sung Điều 14) được để ở Chương I là phù hợp với nội dung, bản chất của “Chế độ chính trị”; Điều 19 để ở Chương II là phù hợp với chủ đề “Quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân”... Sự sắp xếp đó đã thể hiện đúng chức năng của hoạt động đối ngoại là nhằm phục vụ cho hoạt động đối nội trên từng lĩnh vực cụ thể. Vì vậy nó bảo đảm tính lô -gíc khoa học.

Trong lời nói đầu, Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 đã nhấn mạnh, Việt Nam “tăng cường quan hệ hữu nghị và hợp tác với các nước trên thế giới” thay cho “thực hiện đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, hòa bình, hữu nghị, hợp tác với tất cả các nước” được ghi trong “Lời nói đầu" của Hiến pháp năm 1992. Sự nhấn mạnh đó là sự chuyển hóa tinh thần cơ bản nhất chủ trương “... chủ động và tích cực hội nhập quốc tế” của Đảng. Vì vậy, nó có giá trị tạo cơ sở định hướng cho việc hiến định các nội dung đối ngoại trong Dự thảo sửa đổi.
Các quy định về đối ngoại trong Dự thảo sửa đổi, một mặt đã có sự kế thừa những nội dung cốt lõi trong các quy định về đối ngoại của Hiến pháp năm 1992; mặt khác đã thể chế kịp thời tư duy mới của Đảng trong các văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI vừa qua.

Tiêu biểu nhất là quy định tại Điều 12 (sửa đổi, bổ sung Điều 14). Đây là quy định thể hiện mục tiêu và phương châm đối ngoại của nước ta ở thời kỳ mới. Nội dung quy định tại Điều 12 đã thể hiện sự kế thừa những giá trị cốt lõi cả về nội dung và cách thức thể hiện (lô-gíc và kết cấu) của Điều 14, Hiến pháp năm 1992. Đó là: Khẳng định đường lối đối ngoại nhất quán của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là “thực hiện chính sách hòa bình, hữu nghị, mở rộng giao lưu và hợp tác với tất cả các nước trên thế giới, không phân biệt chế độ chính trị và xã hội khác nhau”; thực hiện chính sách hòa bình, hữu nghị... trên cơ sở và có tính nguyên tắc bất biến là “tôn trọng độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của nhau, không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau, bình đẳng và các bên cùng có lợi”; tăng cường tình đoàn kết hữu nghị và quan hệ hợp tác với các nước xã hội chủ nghĩa và các nước láng giềng; tích cực ủng hộ và góp phần vào cuộc đấu tranh chung của nhân dân thế giới vì hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội. Đồng thời với sự kế thừa những giá trị của Điều 14, Hiến pháp năm 1992, Điều 12, Dự thảo Hiến pháp sửa đổi đã thể chế những quan điểm mới của Đảng ta được thể hiện trong Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI là: “Thực hiện nhất quán đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, hòa bình, hợp tác và phát triển; đa phương hóa, đa dạng hóa quan hệ, chủ động và tích cực hội nhập quốc tế; nâng cao vị thế của đất nước; vì lợi ích quốc gia dân tộc, vì một nước Việt Nam xã hội chủ nghĩa giàu mạnh; là bạn, đối tác tin cậy và thành viên có trách nhiệm trong cộng đồng quốc tế, góp phần vào sự nghiệp hòa bình, độc lập, dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội trên thế giới...”.

Quan điểm trên thể hiện tư duy mới của Đảng được hình thành, đúc kết trong tiến trình đổi mới, phát triển đất nước vừa qua. Chúng ta luôn dành ưu tiên cao cho việc xây dựng, củng cố quan hệ với các nước láng giềng trên cả ba tầng nấc: Các nước có chung biên giới, các nước trong khu vực Đông Nam á và các nước châu á, Thái Bình Dương nhằm tạo ra môi trường quốc tế liên quan trực tiếp nhất tới sự ổn định và phát triển của đất nước. Mặc dù trước sau như một, chúng ta luôn phấn đấu cho sự bình đẳng giữa các quốc gia, song có một thực tế là các nước và các trung tâm lớn vẫn đóng vai trò rất quan trọng trong thế giới ngày nay, cho nên chúng ta không thể không dành mối quan tâm thỏa đáng tới các mối quan hệ với họ. Đồng thời, chúng ta không xem nhẹ mối quan hệ với các nước vốn là bạn bè truyền thống, các lực lượng cách mạng tiến bộ, những người yêu chuộng hòa bình và công lý trên thế giới. Do vậy, nội dung được hiến định tại Điều 12, Dự thảo Hiến pháp sửa đổi đã “thâu tóm” được vấn đề cốt lõi trong tư duy mới của Đảng về đối ngoại trong tiến trình đổi mới, phát triển đất nước.

Cũng như Điều 12, nội dung được quy định tại Điều 19, Điều 55, Điều 64 (Điểm 1) trong Dự thảo sửa đổi, bên cạnh sự kế thừa những yếu tố hợp lý trong nội dung các quy định về đối ngoại của Hiến pháp năm 1992, là sự “thâu tóm” những phát triển mới trong quan điểm, chính sách đối ngoại của Đảng. Chẳng hạn, Điều 19 (sửa đổi, bổ sung Điều 75) đã bổ sung cụm từ “không thể tách rời” vào Điểm 1 của quy định: “Người Việt Nam định cư ở nước ngoài là bộ phận không thể tách rời của cộng đồng dân tộc Việt Nam”. Sự bổ sung đó là rất cần thiết nhằm mở rộng, phát triển khối đại đoàn kết toàn dân tộc, tăng cường sức mạnh tổng hợp trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc; đồng thời là sự bổ sung, khẳng định về quyền con người đối với người Việt Nam định cư ở nước ngoài. Điều 55 (sửa đổi, bổ sung Điều 24, 26), tại Điểm 2 đã sửa đổi, bổ sung Điều 24, Hiến pháp năm 1992, bằng việc bỏ một số từ và cụm từ không phù hợp, đồng thời đưa thêm một số từ và cụm từ thể hiện nội dung mới vào hiến định như: Thay từ “quan hệ” bằng “hợp tác”, thay cụm từ “bảo vệ và thúc đẩy sản xuất trong nước” bằng cụm từ “phù hợp với pháp luật và thông lệ quốc tế”; bổ sung thêm cụm từ “vùng lãnh thổ” trong mệnh đề “phát triển các hình thức hợp tác kinh tế với các quốc gia, vùng lãnh thổ, tổ chức quốc tế trên nguyên tắc tôn trọng độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ và cùng có lợi...”. Việc sửa đổi, bổ sung như vậy là phù hợp với các cam kết mở rộng thị trường Việt Nam khi gia nhập các tổ chức thương mại tự do trong khu vực và thế giới.

Phát triển mới trong hiến định về đối ngoại còn được thể hiện ở nội dung các quy định về văn hóa, quốc phòng, an ninh. Điều 64 (sửa đổi, bổ sung các điều 30, 31, 32, 33 và 34), tại Điểm 1 đã bổ sung nội dung “tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại” là một nhân tố không thể thiếu trong xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, nhân văn, dân chủ, tiến bộ, thay cho nội dung “có tinh thần quốc tế chân chính” chung chung không có nghĩa.

Đáng chú ý là nội dung đối ngoại được bổ sung tại Chương IV - Bảo vệ Tổ quốc, đó là: “… góp phần bảo vệ hòa bình ở khu vực và trên thế giới” trong Điều 69 (sửa đổi, bổ sung Điều 44) và “… thực hiện nghĩa vụ quốc tế” trong Điều 70 (sửa đổi, bổ sung Điều 45). Sự bổ sung này đã thể hiện tư duy mới về mối quan hệ giữa quốc phòng, an ninh và đối ngoại trong chiến lược bảo vệ Tổ quốc ở thời kỳ mới. Quốc phòng, an ninh, đối ngoại là những lĩnh vực có mối quan hệ mật thiết với nhau, gắn kết với nhau, là những “binh chủng” hợp thành trong sức mạnh tổng hợp của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Sự gắn kết giữa quốc phòng, an ninh, đối ngoại không phải là sự cộng lại giản đơn từ mục tiêu, nội dung, phương thức trong sự vận động, phát triển của từng lĩnh vực, mà là sự thống nhất trong nội tại của các lĩnh vực ấy đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng, quản lý của Nhà nước, phát huy vai trò làm chủ của nhân dân, gắn chặt với điều kiện lịch sử, cụ thể của cuộc đấu tranh giai cấp, dân tộc ở nước ta hiện nay. Nhiệm vụ hàng đầu của đối ngoại Việt Nam những năm tới là: Tranh thủ tối đa mọi cơ hội, hóa giải những thách thức nhằm giữ vững môi trường hòa bình, ổn định; tận dụng các nguồn lực bên ngoài để phục vụ hiệu quả cho đất nước phát triển nhanh và bền vững, đồng thời không ngừng nâng cao vị thế quốc gia trên trường quốc tế, phục vụ các mục tiêu quốc phòng, an ninh và phát triển. Sự gắn kết giữa quốc phòng, an ninh, đối ngoại được thể hiện trong các nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Bao gồm: Một là, giữ vững môi trường hòa bình cho sự phát triển; hai là, phối hợp chặt chẽ với nhau trong bảo vệ chủ quyền quốc gia; ba là, phục vụ đắc lực sự phát triển kinh tế - xã hội và hội nhập quốc tế; bốn là, đấu tranh chống hoạt động “diễn biến hòa bình” của các thế lực thù địch; năm là, phát huy vai trò và nâng cao vị thế của đất nước trong khu vực và thế giới.

Sự bổ sung nội dung về đối ngoại trong Chương IV - Bảo vệ Tổ quốc, cũng có nghĩa là sự khẳng định vai trò mới của đối ngoại quân sự: Vai trò bảo đảm an ninh (bảo vệ độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ), góp phần bảo vệ Tổ quốc từ xa; vai trò phát triển (góp phần xây dựng Quân đội nhân dân, củng cố, tăng cường quốc phòng, an ninh); vai trò ảnh hưởng (tăng cường uy tín và vị thế của đất nước, của quân đội) trên trường quốc tế.

PGS, TS Hà Nguyên Cát
      

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Về Đầu Trang  Thông điệp [Trang 1 trong tổng số 1 trang]

Quyền hạn của bạn

Bạn không có quyền trả lời bài viết
free counters



  • Đoàn Ngọc Khánh

    mobile phone 098 376 5575


    Đỗ Quang Thảo

    mobile phone 090 301 9666


    Nguyễn Văn Của

    mobile phone 090 372 1401


    IP address signature
    Free forum | ©phpBB | Free forum support | Báo cáo lạm dụng | Thảo luận mới nhất