Change background image
LOVE quotion

Bắt đầu từ 4.53' thứ Hai ngày 17/10/2011


You are not connected. Please login or register

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Go down  Thông điệp [Trang 1 trong tổng số 1 trang]

Office
Office Ưu tú

Cấp bậc: Ưu tú

Giới tính : Nam

Bài viết : 830

Danh vọng : 1695

Uy tín : 11

Sự phát triển của chuẩn kết nối USB qua từng giai đoạn 723301
Tinh tế - Hiện tại, USB (Universal Serial Bus) đã trở thành chuẩn kết nối cũng như phương thức truyền dữ liệu thân thuộc với người dùng công nghệ nhờ vào sự thuận tiện, độ bền và giá thành hợp lý của nó. Ông Jeff Ravencraft - Giám đốc Điều hành của Mashable cho biết "Hiện có khoảng 10 tỷ thiết bị sử dụng kết nối USB. Ngoài ra hằng năm có hơn 3 tỷ sản phẩm dùng kết nối USB được sản xuất và con số này vẫn đang tiếp tục tăng lên". Ở bài viết này, chúng ta sẽ cùng nhìn lại sự phát triển của chuẩn kết nối USB qua từng giai đoạn.

Năm 1994 - Bắt đầu nghiên cứu phát triển chuẩn kết nối mới

Sự phát triển của chuẩn kết nối USB qua từng giai đoạn 723377
Bảy hãng công nghê hàng đầu bao gồm Compaq, DEC, IBM, Intel, Microsoft, NEC, Nortel đã cùng nhau hợp tác nghiên cứu và phát triển một chuẩn kết nối thiết bị ngoại vi mới. Với tiêu chí hướng đến chính là tính rẻ, bền, dễ sản xuất và dễ sử dụng.

Tháng 1/1996 - Chuẩn kết nối USB 1.0 được công bố

Sự phát triển của chuẩn kết nối USB qua từng giai đoạn 723361
Lúc này, công nghệ USB 1.0 được chia ra làm hai phiên bản với tốc độ truyền dữ liệu lần lượt là 1,5 Mb/giây và 12 Mb/giây. Đây được xem là tiến bộ đáng kể so với các công nghệ truyền dữ liệu trước đó, nó giúp các thiết bị như ổ đĩa quang, ổ cứng ngoài hoạt động nhanh hơn.

Tháng 4/2000 - Công nghệ USB 2.0 ra đời nhằm đáp ứng nhu cầu truyền dữ liệu với tốc độ lớn hơn.

Sự phát triển của chuẩn kết nối USB qua từng giai đoạn 723376
USB 2.0 (được chuẩn hóa bởi Diễn đàn USB Implementers - USB-IF vào năm 2001) có tốc độ truyền dữ liệu lên tới 480 Mb/giây, cao hơn khoảng 40 lần so với công nghệ cũ. Công nghệ này cũng giúp cho việc kết nối máy tính với các thiết bị ngoại vi đòi hỏi tốc độ truyền dữ liệu lớn như máy in, webcam dễ dàng hơn. Ngoài ra, USB 2.0 còn kéo theo sự xuất hiện của ổ cắm Mini B và bộ nối vẫn thường thấy trong máy nghe MP3 cũng như thiết bị điện tử mini khác. Thêm một ưu điểm nữa của công nghệ USB 2.0 chính là việc nó cũng sẽ tương thích ngược với thiết bị sử dụng công nghệ USB 1.0.

Tháng 12/2000 - Kết nối USB được tích hợp vào ổ cứng Flash Drivers, tạo nên thiết bị lưu trữ ngoài (ổ cứng USB) vô cùng tiện lợi

Sự phát triển của chuẩn kết nối USB qua từng giai đoạn 723362
IBM là hãng đi tiên phong bằng việc phát hành ổ cứng USB "DiskOnKey" dung lượng lưu trữ 8 MB. Với sáng kiến trên thì việc sao chép, di chuyển các tập tin trên máy tính trở nên đơn giản hơn rất nhiều so với các loại đĩa mềm 3,5 inch thời đó. Ổ cứng USB đã được vinh danh trong "Top 100 thiết bị kinh điển" của tạp chí Time.

Tháng 5/2005 - Xuất hiện kết nối USB không dây.

Sự phát triển của chuẩn kết nối USB qua từng giai đoạn 723378
Làm việc theo nguyên lí băng thông cực rộng của công nghệ sóng vô tuyến, Wireless USB (WUSB) cho phép truyền dữ liệu không dây băng thông rộng giữa máy tính và các thiết bị ngoại vi như máy in, máy quét hay các ổ đĩa cứng cầm tay... Theo lí thuyết WUSB có tốc độ truyền dữ liệu cao nhất là 480 Mbps và hiệu suất làm việc tốt nhất trong phạm vi mạng 10m. Nhưng thực tế thì nó chỉ đạt tốc độ 50 – 100 Mbps và cự ly truyền dữ liệu ngắn hơn, hiệu suất giảm đi khi khoảng cách tăng lên. Vào lúc đấy thì chỉ có một số công nghệ USB không dây được phát triển, trong đó có Certified Wireless USB - sử dụng tần số radio cực rộng WiMedia của Liên minh WiMedia.

Tháng 11/2008 - Chuẩn USB 3.0 ra đời

Sự phát triển của chuẩn kết nối USB qua từng giai đoạn 723375
Nhờ vào việc nâng cao hiệu quả truyền dữ liệu bằng tính năng truyền song hướng (dual simplex) thay vì truyền đơn hướng (half duplex) nên chuẩn kết nối USB 3.0 có tốc độ nhanh hơn đến 10 lần so với USB 2.0, đồng thời hỗ trợ đọc/ghi dữ liệu cùng lúc. Tốc độ truyền tải dữ liệu tối đa qua kết nối USB 3.0 Superspeed là 5.000 Mbps - Gấp 10 lần chuẩn USB 2.0. Ngoài ra, các thiết bị sử dụng chuẩn kết nối USB 3.0 còn tiết kiệm được điện năng nhờ việc tự gửi yêu cầu trao đổi dữ liệu cho máy tính khi cần thay vì thực hiện theo chiều ngược lại. Bên cạnh đó, USB 3.0 cũng tương thích ngược với các thiết bị dùng chuẩn cũ.

Tháng 7/2012 - Phê chuẩn phát triển USB Power Delivery, cho phép sạc các thiết bị qua cáp và kết nối USB 2.0/3.0

Sự phát triển của chuẩn kết nối USB qua từng giai đoạn 723358
Chúng ta có thể sạc nhiều thiết bị di động qua kết nối USB nhưng điện áp của chuẩn USB hiện nay chưa đủ sạc các thiết bị lớn như máy tính hay những thiết bị kỹ thuật số khác. Sự ra đời của USB Power Delivery sẽ hỗ trợ truyền tải điện năng với công suất lên tới 100W qua dây cáp cũng như kết nối USB đạt chứng chỉ USB Power Delivery. Ngoài ra, chuẩn sạc mới cũng sẽ tương thích ngược với những dây cáp và đầu nối USB hiện tại.

Tháng 9/2012 - Chuẩn kết nối USB 3.0 vẫn tiếp tục trên đà phát triển mạnh mẽ

Theo thống kê của USB-IF thì hiện tại có hơn 600 sản phẩm sử dụng kết nối USB 3.0 đang có mặt trên thị trường – Tăng 325 sản phẩm so với cùng kỳ năm ngoái.

USB đang là một trong những chuẩn kết nối thống trị thị trường công nghệ thời gian qua. Hiện tại, chuẩn kết nối USB 3.0 đang phải gặp phải sự cạnh tranh từ đối thủ Thunderbolt của Intel, tuy nhiên giá thành hợp lý là lợi thế rất lớn mà USB 3.0 đang nắm giữ.

Nguồn: Mashable, Internet
      
Office
Office Ưu tú

Cấp bậc: Ưu tú

Giới tính : Nam

Bài viết : 830

Danh vọng : 1695

Uy tín : 11

Vì sao tương lai chuẩn kết nối là USB, không phải Thunderbolt?

(GenK.vn) - Thunderbolt có lợi thế về tốc độ cao hơn, nhưng lợi thế này đang bị USB dần thu hẹp, trong khi bản thân nó không khắc phục được nhược điểm của chính mình.

Trong thời gian gần đây, cả hai chuẩn kết nối USB và Thunderbolt đều đã được các nhà phát triển nâng cấp lên phiên bản mới. Bản mới nhất của USB hiện nay là USB 3.1 mang tên SuperSpeed+, còn Thunderbolt cũng đã được nâng cấp lên v2 (Thunderbolt 2). Cả hai bản cập nhật đều nâng tốc độ tối đa của hai chuẩn kết nối lên gấp đôi, USB 3.1 (SuperSpeed+) đạt mức 10Gbps và Thunderbolt đã đạt ngưỡng 20Gbps. Thế nhưng vì sao USB mới là sự lựa chọn của tương lai, chứ không phải Thunderbolt?

Sự phát triển của chuẩn kết nối USB qua từng giai đoạn 1375545479303-29f00
Tính cởi mở

Tuy có đôi chút thua sút về tốc độ so với Thunderbolt, nhưng các mô tả kĩ thuật của USB SuperSpeed có sự cởi mở và linh hoạt hơn rất nhiều. "Công nghệ này sẽ sớm vượt ngưỡng 10Gbps”. Rahman Ismail – một trong các kĩ sư của Intel từng phụ trách phát triển chuẩn USB 3.0 phát biểu. “Chúng tôi tin rằng mình đã nắm trong tay những gì cần thiết để sớm đưa giao thức này vượt qua cả mức 40Gbps.”

Ngoài tốc độ truyền tải dữ liệu, Thunderbolt 2 còn có một lợi thế khác so với USB 3.1 là khả năng cấp nguồn 10watts – so với mức công suất 4.5 watts mà USB SuperSpeed có thể mang lại. Tuy nhiên, thiết kế cho các cổng kết nối USB đang chuẩn bị đón nhận một nâng cấp mà hàng triệu người dùng trên thế giới đã luôn mong ngóng suốt những năm qua: cổng kết nối có thể cắm đảo/thuận tùy ý. Sự nâng cấp về cổng kết nối này, theo như các kĩ sư, cũng mở ra cơ hội cho phép giao thức USB xuất hiện trên các loại cáp kết nối có khả năng cung cấp năng lượng lên tới 100 watts.

Cụ thể hơn, các kết nối USB trong tương lai sẽ được thực hiện qua cổng USB Type-C. Các chi tiết thiết kế được dự kiến sẽ hoàn thành ngay trong tháng 7 tới; tuy nhiên thiết kế mới cho cáp kết nối để đem lại công suất sạc gấp 10 lần Thunderbolt sẽ phải chờ tới khoảng đầu năm sau. Khi các thiết kế này được ứng dụng rộng rãi trên thị trường, một cáp USB SuperSpeed+ tiêu chuẩn sẽ có khả năng cung cấp năng lượng cho một ổ cứng gắn ngoài và thêm cả một Tivi 4K Ultra-High Definition – Jeff Ravencraft, người điều hành diễn đàn USB Implementer Forum cho biết.

Sự phát triển của chuẩn kết nối USB qua từng giai đoạn USB-type-c-plugs-508-75da2
Các sản phẩm đầu cuối hỗ trợ USB SuperSpeed+ 3.1 được dự đoán là sẽ bắt đầu ra mắt rộng rãi vào nửa đầu 2015, thậm chí có thể sớm hơn – ngay từ dịp Giáng Sinh – Ravencraft cho biết thêm. “Đây là cả một cuộc cách mạnh. Hãy nhớ lại những gì đã xảy ra với smartphone, các công ty đã đồng thuận trong việc sử dụng chuẩn chung Micro USB cho cổng sạc của mình. Người tiêu dùng không còn phải lo lắng về mớ bòng bong sạc – cáp – điện thoại riêng của từng hãng như ngày trước”.

"Thực trạng" và tương lai của Thunderbolt hiện nay

Apple từ trước đến nay vẫn luôn giữ vị trí là kẻ tiên phong ứng dụng kết nối Thunderbolt trên các sản phẩm desktop PC và laptop. Bắt đầu từ năm ngoài, HP cũng đã bắt đầu tích hợp cổng Thunderbolt song song với USB 3.0 trên một số máy chủ của họ, nhưng trên các sản phẩm bán lẻ dành cho người dùng cuối thì kết nối này vẫn ít xuất hiện.

Đa số ý kiến phân tích cho rằng, tương lai của Thunderbolt hầu như phụ thuộc hoàn toàn vào “anh cả” Apple. “Nếu họ tiếp tục hỗ trợ Thunderbolt, thì nó sẽ tồn tại”. Brian O'Rourke, một chuyên viên phân tích các kênh kết nối có dây tại IHS phát biểu. “USB hiện đã xuất hiện trên hàng tỷ thiết bị, còn con số các sản phẩm có hỗ trợ Thunderbolt thì khiêm tốn hơn rất nhiều, chỉ vào khoảng vài chục triệu. Tăng thêm một chút tốc độ kết nối và bổ sung một vài tính năng xa xỉ cho Thunderbolt sẽ chẳng thể thay đổi được sự chênh lệch này”.

Một trong các tính năng “xa xỉ” được nhắc đến trên Thunderbolt là khả năng cho phép truyền tải cả dữ liệu đơn thuần lẫn các tín hiệu hình ảnh trên một cáp kết nối duy nhất. (Xem hình minh họa bên dưới).

Sự phát triển của chuẩn kết nối USB qua từng giai đoạn Thunderbolt-how-it-works-c75b9
Intel cũng đã bổ sung tính năng tạo mạng kết nối ngang hàng (peer-to-peer) qua Thunderbolt 2. Điều này đồng nghĩa với việc người dùng có thể sử dụng cáp Thunderbolt để kết nối trực tiếp một máy PC truyền thống và máy Macs để truyền tải dữ liệu tốc độ cao thay vì phải qua ổ cứng trung gian hay các thiết bị mạng.

Bất kể các lợi thế của mình, lí do khiến cho độ phổ cập của Thunderbolt sẽ hầu như không bao giờ bắt kịp USB đơn thuần gói gọn trong 1 từ: giá. Cáp, cổng truyền tải cũng như các thiết bị đầu cuối có Thunderbolt đều có giá thành cao – O’Rourke cho biết. Trên hết, khả năng hỗ trợ Thunderbolt không được tích hợp thẳng vào các CPU trên PC và laptop phổ thông. Kết nối này cần được xử lí qua một con chip riêng biệt sẽ được nhà sản xuất gắn trên bo mạch chủ, điều khiến cho chi phí thiết kế lẫn sản xuất tăng lên đáng kể. Thiết kế của Thunderbolt vốn dựa trên 2 giao thức kết nối PCI Express (PCIe) và DisplayPort. Con chip xử lí của Thunderbolt sẽ quyết định lựa chọn sử dụng giao thức nào dựa theo chủng loại thiết bị đang kết nối với nó. DisplayPort đem lại khả năng hỗ trợ kết nối với các màn hình HD và 8 kênh HD audio. PCIe được sử dụng để truyền dữ liệu đơn thuần.

Intel nói gì?

Intel – cha đẻ của cả hai chuẩn kết nối – cho biết USB và Thunderbolt vốn được tạo ra để bổ trợ cho nhau, chứ không phải để cạnh tranh; và hãng này cũng dự kiến sẽ tiếp tục theo định hướng này trong tương lai. Bất kể là vậy, trong mắt người dùng và cả nhiều nhà phân tích, sự khác biệt của hai chuẩn này đang ngày càng trở nên kém rõ rệt.

Ngoại trừ tốc độ kết nối cao, một trong các tính năng nổi bật nhất hiện nay của Thunderbolt là khả năng truyền dữ liệu cho nhiều thiết bị cùng lúc. Nói một cách đơn giản hơn, một cổng Thunderbolt duy nhất có thể được sử dụng để kết nối máy tính với nhiều màn hình, ổ gắn ngoài hay thậm chí nhiều máy tính khác nhau. Ravencraft phát biểu “Nói tới dạng kết nối này, những ai hiểu biết về mạng máy tính đều liên tưởng ngay đến hub”, đồng thời cho rằng với công suất nguồn và tốc độ kết nối mà USB SuperSpeed+ sắp mang lại, việc kết nối nhiều thiết bị qua một cổng USB duy nhất sẽ không còn là chuyện khó khăn. "Số lượng ứng dụng có thể sử dụng toàn bộ băng thông 20Gbps của Thunderbolt là không nhiều. Điều thú vị nhất sẽ chỉ là kết hợp việc truyền dữ liệu tốc độ cao với truyền tín hiệu hình ảnh tới các TV phân giải cao trong cùng một thời điểm, sử dụng một cổng duy nhất, điều mà không phải ai cũng cần”.

Sự phát triển của chuẩn kết nối USB qua từng giai đoạn 1-intel-1397019241073
Cho tới thời điểm này, có vẻ Intel vẫn hài lòng với việc xếp Thunderbolt vào nhóm công nghệ cao cấp. Miễn sao Apple còn muốn sử dụng nó, họ sẽ chẳng bận tâm nếu độ phổ cập của kết nối này kém xa bao nhiêu so với USB. "Chúng tôi đã luôn lường trước rằng tỉ lệ chấp thuận của kết nối này sẽ kém hơn nhiều so với USB. Tuy nhiên, điều này cũng chẳng sao. Intel dĩ nhiên muốn cung cấp những nền tảng công nghệ mạnh mẽ giúp cải thiện trải nghiệm của khách hàng, nhưng đồng thời cũng hiểu rằng không phải ai cũng cần những gì mà Thunderbolt mang lại” - Ben Hacker, người quản lý việc lập kế hoạch và hoạt động của bộ phận Kết nối khách hàng tại Intel, phát biểu.

Tham khảo: Computerworld
      

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Về Đầu Trang  Thông điệp [Trang 1 trong tổng số 1 trang]

Quyền hạn của bạn

Bạn không có quyền trả lời bài viết
free counters



  • Đoàn Ngọc Khánh

    mobile phone 098 376 5575


    Đỗ Quang Thảo

    mobile phone 090 301 9666


    Nguyễn Văn Của

    mobile phone 090 372 1401


    IP address signature
    Free forum | ©phpBB | Free forum support | Liên hệ | Báo cáo lạm dụng | Thảo luận mới nhất