Change background image
LOVE quotion

Bắt đầu từ 4.53' thứ Hai ngày 17/10/2011


You are not connected. Please login or register

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Go down  Thông điệp [Trang 1 trong tổng số 1 trang]

Nuts
Nuts Tích cực

Cấp bậc: Tích cực

Bài viết : 300

Danh vọng : 648

Uy tín : 23

Khởi quay “Mùi cỏ cháy” - phim dựa trên nhật ký Mãi mãi tuổi hai mươi

Những cảnh quay đầu tiên của bộ phim “Mùi cỏ cháy”, kịch bản dựa trên cuốn nhật ký nổi tiếng “Mãi mãi tuổi hai mươi” của liệt sỹ Nguyễn Văn Thạc đã được thực hiện tại công viên Lê Nin – Hà Nội chiều 25.12.

Biên kịch của “Mùi cỏ cháy” do nhà thơ Hoàng Nhuận Cầm đảm nhiệm. Ông cũng là bạn đồng môn của liệt sỹ Nguyễn Văn Thạc.

Bốn nhân vật chính trong phim (Hoàng, Thành, Thăng, Long) đều là tân sinh viên khoa Văn, trường đại học Tổng hợp (nay là trường Khoa học Xã hội và Nhân văn). Họ cùng bè bạn đồng trang lứa gác bút nghiên lên đường nhập ngũ và ngã xuống khi “bụi đời dơ chưa vẩn đục hồn non, còn tinh khiết như hai tờ giấy mới”. Phim như một bản hùng ca về mùa hè đỏ lửa 1972 ở Thành cổ Quảng Trị, nơi hàng ngàn liệt sĩ còn nằm lại dưới dòng Thạch Hãn để “vỗ yên bờ bãi mãi ngàn năm”.

"Mùi cỏ cháy" - bộ phim được chuyển thể từ cuốn nhật ký của liệt sĩ Nguyễn Văn Thạc Anh1jp10

Nhà biên kịch Hoàng Nhuận Cầm (áo vàng) bên cạnh quay phim
Nói về tên phim “Mùi cỏ cháy”, nhà biên kịch Hoàng Nhuận Cầm cho biết, đó là ấn tượng mạnh mẽ nhất đối với những người lính như nhà thơ Thanh Thảo đã viết: "Tuổi hai mươi chúng tôi mềm như cỏ/ Và dữ dội như cỏ/ Chúng tôi đi không tiếc đời mình/ Tuổi hai mươi ai mà chả tiếc/ Nhưng ai cũng tiếc tuổi hai mươi thì còn gì Tổ quốc phải không em".
Phim do Hãng phim Truyện Việt Nam sản xuất; đạo diễn: Nguyễn Hữu Mười. Bộ phim dự kiến ra mắt vào dịp 2.9.2011.
"Mùi cỏ cháy" - bộ phim được chuyển thể từ cuốn nhật ký của liệt sĩ Nguyễn Văn Thạc Anh2jp10

Đạo diễn Nguyễn Hữu Mười và các diễn viên tham gia bộ phim
Cuốn nhật ký dày 240 trang viết tay của Nguyễn Văn Thạc do gia đình và Phạm Như Anh (người bạn gái thời học sinh) của tác giả lưu giữ được hé mở vào năm 2005, được nhà xuất bản Thanh Niên in thành cuốn sách "Mãi mãi tuổi hai mươi".

Cùng với “Nhật ký Đặng Thùy Trâm”, “Mãi mãi tuổi hai mươi” đã trở thành sự kiện văn học trong năm 2005, được tái bản nhiều lần với số lượng kỉ lục. Cuốn nhật ký được bắt đầu viết ngày 2.10.1971 và dừng lại với những dòng cuối cùng viết ở Ngã ba Đồng Lộc ngày 3.6.1972 khi Nguyễn Văn Thạc quyết định gửi cuốn nhật ký về cho anh trai mình để tiếp tục hành quân vào chiến đấu ở chiến trường Quảng Trị.

"Mùi cỏ cháy" - bộ phim được chuyển thể từ cuốn nhật ký của liệt sĩ Nguyễn Văn Thạc Anh3jp10

Cuốn nhật ký “Mãi mãi tuổi hai mươi”
Cuốn nhật ký đã làm rung động hàng triệu con tim của bạn đọc bởi vẻ đẹp tâm hồn thuần khiết, tình yêu quê hương đất nước nồng nàn thể hiện qua những cảm nhận bình dị của tác giả trong suốt những chặng đường hành quân.

Nguyễn Văn Thạc sinh ngày 14.10.1952, tại làng Bưởi, Hà Nội.

Anh là người đã đoạt giải Nhất cuộc thi học sinh giỏi Văn lớp 10 - lớp cuối bậc Trung học Phổ thông - toàn miền Bắc Việt Nam năm học 1969-1970, khi là học sinh lớp 10, trường cấp ba Yên Hòa B, Hà Nội.

Anh nhập ngũ ngày 6.9.1971, hy sinh ngày 30.7.1972 tại chiến trường Quảng Trị.
Quỳnh Chi
Nguồn : laodong.com.vn
      
Nuts
Nuts Tích cực

Cấp bậc: Tích cực

Bài viết : 300

Danh vọng : 648

Uy tín : 23

Hậu trường làm phim Mùi cỏ cháy: Chuyện chưa từng có

Có lẽ trong lịch sử điện ảnh Việt Nam, Mùi cỏ cháy - bộ phim về các liệt sĩ Nguyễn Văn Thạc, Đặng Thùy Trâm, Hoàng Thượng Lân - lần đầu tiên chưa khởi quay đã nhận được sự ủng hộ nhiệt tình của công chúng thông qua những hình thức đa dạng.

Sau hơn một năm nằm im lặng tại Hãng Phim truyện Việt Nam, kịch bản Mùi cỏ cháy (dựa trên tinh thần cuốn nhật ký của các liệt sĩ Nguyễn Văn Thạc và Hoàng Thượng Lân, Đặng Thùy Trâm) của tác giả Hoàng Nhuận Cầm đã được chuyển cho một hãng phim tư nhân ở Hà Nội. Những ngày này, chuông điện thoại của Hãng Điệp Vân film liên tục reo. Chỉ trong một buổi sáng, hãng phim này đã nhận được vài chục sự giúp đỡ bằng tiền mặt, nhân lực, vật lực... từ những tổ chức, cá nhân trong nước có chung khát vọng "đưa hình ảnh liệt sĩ Nguyễn Văn Thạc lên phim".

Ùn ùn tài trợ, ủng hộ

Mắt đỏ hoe, giọng nghèn nghẹn, nhà biên kịch Hoàng Nhuận Cầm đưa cho tôi chiếc phong bì dán kín. Bên ngoài phong bì là dòng chữ: "Gia đình liệt sĩ Nguyễn Văn Thạc đóng góp hai triệu đồng".

"Người tôi run bắn khi đón nhận chiếc phong bì này từ tay anh trai của liệt sĩ Nguyễn Văn Thạc" - Hoàng Nhuận Cầm kể - "Khi biết Điệp Vân film khởi động phim Mùi cỏ cháy từ con số 0, anh Nguyễn Văn Thục đã họp cả gia đình lại, bàn bạc chuyện giúp đỡ đoàn phim. Nhà anh ấy nghèo lắm, để có được hai triệu đồng ủng hộ đoàn phim là không đơn giản. Vì thế mà quý, mà cảm thấy trách nhiệm trên đôi vai rất thiêng liêng.

Ngay sau sự ủng hộ của gia đình liệt sĩ Nguyễn Văn Thạc, Hội Cựu chiến binh chiến sĩ Quảng Trị nhập ngũ ngày 6-9-1971 đã ủng hộ chúng tôi 500 triệu đồng; phía Quận đội ủng hộ nhân lực, khí tài, vũ khí chiến tranh; Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh ủng hộ 1.000 thanh niên, sinh viên tình nguyện đóng trong cảnh cuối phim (cảnh thế hệ trẻ hôm nay thắp nên ngọn nến tuổi 20); Hãng phim Giải Phóng ủng hộ máy quay và nhân lực phục vụ các cảnh quay tại TP Hồ Chí Minh; Báo An Ninh thế giới nhận trách nhiệm bảo vệ an ninh cho các cảnh quay lớn (cảnh các tân binh thả thư ở Cửa Nam - Hà Nội, cảnh chiến đấu ở đầu cầu Sài Gòn) và lo chuyện ăn, ở cho đoàn phim trong thời gian quay ngoại tỉnh...

Riêng đạo diễn Trần Vịnh, ra Hà Nội đúng ngày họp mặt các cựu chiến binh nhập ngũ ngày 6-9-1971 với ý định làm một bộ phim về thế hệ những người lính này, khi biết Điệp Vân film khởi động Mùi cỏ cháy đã gác lại ý tưởng của mình, ủng hộ đoàn phim 1.000 bộ phục trang và toàn bộ quả nổ sử dụng trong phim.

Nói chuyện với tôi, chuông điện thoại của Điệp Vân film vẫn tiếp tục reo. Báo Giao thông Vận tải nhận trách nhiệm liên hệ với ngành đường sắt hỗ trợ cho đoàn phim thực hiện các cảnh liên quan đến "tàu hỏa" trong phim.

Bác sĩ Đỗ Minh Quang - người chôn cất Nguyễn Văn Thạc tại mặt trận Quảng Trị - ủng hộ 100 USD. Kỹ sư Lê Văn Phương, công tác tại Công ty liên doanh xây dựng đường bộ 2, mang đến 500.000 đồng. Có cả một người làm nghề xe ôm nài nỉ được góp 50.000 đồng, với câu nói "tiền ít nhưng tình nhiều".

Các nghệ sĩ tham gia phim (đạo diễn, quay phim, diễn viên chính...) cũng xin không nhận cát-sê... nhưng hãng phim cương quyết từ chối.

Bà Điệp Vân, Giám đốc hãng, cho biết: "Tôi muốn các nghệ sĩ nhận cát-sê, những đồng tiền do dân trực tiếp đóng góp để họ thấy sự thiêng liêng trong mỗi đồng tiền mà họ nhận được từ đó có trách nhiệm hơn với bộ phim".

Và quyết tâm của những người làm phim

Trong lúc bộ phim Đừng đốt, trong đó đã có lửa (dựa trên cuốn Nhật ký Đặng Thùy Trâm - đạo diễn Đặng Nhật Minh) có tổng dự toán khoảng 16 tỷ đồng đang ngồi chờ tiền đặt hàng của Nhà nước thì Mùi cỏ cháy bươn bả tìm kiếm các nguồn vốn hỗ trợ trong xã hội.

Hoàng Nhuận Cầm quả quyết: "Chúng tôi chỉ cần khoảng 5 tỷ đồng là có thể quay thu đồng bộ, in tráng tại nước ngoài, kể cả làm kỹ xảo. Tư nhân làm phim tiết kiệm từng đồng, tiêu một đồng là phải thấy ngay hiệu quả. Ban đầu, Phát hành phim Quân đội định hỗ trợ chúng tôi bằng cách sẽ mua phim với giá 500 triệu đồng (giá mua phim Việt Nam cao nhất hiện nay) nhưng sau khi đọc kịch bản, đơn vị này đã quyết định hợp tác cùng chúng tôi sản xuất Mùi cỏ cháy".

Ê-kíp chính làm phim là những gương mặt khá "đình đám" trong làng điện ảnh. Đoàn phim cũng bước đầu sơ chọn được một số bối cảnh chính.

Trong lịch sử của ngành điện ảnh Việt Nam, đây là lần đầu tiên một bộ phim chưa khởi quay đã nhận được sự ủng hộ nhiệt tình của công chúng thông qua các hình thức giúp đỡ khá đa dạng.

Giúp đỡ, đồng nghĩa với hy vọng và chờ đợi được nhìn thấy sự ra đời của bộ phim. Trong khi hàng chục bộ phim đề tài truyền thống của Việt Nam bị ế ẩm ngoài rạp (nói chính xác là "chết yểu" sau một vài ngày công chiếu), thì việc các cá nhân trong xã hội ủng hộ tiền để làm một phim về thế hệ những người lính ra trận hơn 30 năm trước đáng là một sự kiện để các nhà quản lý điện ảnh suy ngẫm.

Còn với các nhà làm phim Mùi cỏ cháy thì áp lực phải thành công là rất nặng nề. Bà Điệp Vân khẳng định: "Tôi tin vào ê-kíp làm phim. Phim khởi động từ két bạc trống không, vậy mà họ quyết tâm lắm, lăn xả vào việc như tinh thần của những người lính năm xưa vào trận. Chúng tôi không thể thất bại".

Còn tác giả kịch bản Hoàng Nhuận Cầm thì cho biết sắp tới đây Điệp Vân film sẽ trình Mùi cỏ cháy ra Hội đồng duyệt kịch bản Quốc gia. Nếu được duyệt với số tiền trợ giá khoảng 1,1 tỷ đồng, Mùi cỏ cháy sẽ có cơ hội thực hiện các bối cảnh hoành tráng hơn. Nhà nước và tư nhân cùng góp vốn sản xuất phim truyền thống cho ra tấm, ra món - một hình thức làm phim đáng suy ngẫm đấy chứ.

(Theo Thể thao và Văn hóa)

vietbao.vn
      
Nuts
Nuts Tích cực

Cấp bậc: Tích cực

Bài viết : 300

Danh vọng : 648

Uy tín : 23

ANTĐ - Phim truyện nhựa đầu tiên về cuộc chiến khốc liệt 81 ngày đêm tại Thành cổ Quảng Trị đã đóng máy sau những cảnh quay cuối cùng tại Làng Văn hoá - Du lịch các dân tộc Việt Nam (Đồng Mô, Sơn Tây, Hà Nội).

“Mùi cỏ cháy” kể về bốn chàng sinh viên đại học Hoàng, Thành, Thăng, Long nghe theo tiếng gọi thiêng liêng của Tổ quốc "xếp bút nghiên" lên đường vào mặt trận. Họ cùng nhập ngũ trong một ngày, sống và chiến đấu ở Thành cổ Quảng Trị vào thời kỳ khốc liệt nhất của cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước với 81 ngày đêm rực lửa đạn bom mùa hè năm 1972. Trải qua nhiều cuộc chiến đấu, cuối cùng chỉ có Hoàng là người duy nhất trở về.

Bộ phim là sự xen kẽ giữa cuộc sống hiện tại của Hoàng với quá khứ chiến tranh, là thái độ của lớp trẻ hôm nay với những người đã ngã xuống. Chất yêu văn chương, giỏi toán của Nguyễn Văn Thạc, nét tài hoa của Hoàng Thượng Lân hay sự hy sinh quên mình của Hoàng Kim Giao... hiển hiện qua từng chân dung nhân vật, cho người xem xúc động sâu sắc về sự hy sinh lớn lao của một lớp người trẻ tuổi tài hoa cho độc lập tự do của Tổ quốc.

Khởi quay từ tháng 12/2010, “Mùi cỏ cháy” đã qua nhiều địa điểm: Hà Nội, Sơn Tây, Bắc Giang, TP Hồ Chí Minh, Quảng Trị... Thời gian cuối cùng là ở bối cảnh Thành cổ được tái hiện tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam (Ðồng Mô, Sơn Tây) với những đại cảnh hoành tráng như bộ đội vượt sông Thạch Hãn, pháo binh ngụy đánh chiếm Thành cổ...

Hai chiếc M113 hoành tráng, chiến lợi phẩm thời chống Mỹ, cứu nước ngày nào đã được Binh chủng Tăng thiết giáp cho đoàn làm phim “mượn” để tham gia vào cảnh quay cuối cùng.

Bên cạnh đó, đoàn làm phim cũng nhận được sự hỗ trợ hết sức quý báu cả về người và của từ phía Tiểu đoàn 93, Binh chủng Công binh với tổng số gần 600 quả nổ, bom lửa, xe cộ, xăng dầu… Sự ủng hộ, phối hợp nhiệt tình cả tinh thần và vật chất, bất kể ngày đêm, mưa nắng theo lịch trình đoàn làm phim của chiến sĩ các binh chủng Công binh, Pháo binh, Không quân, Tăng thiết giáp, Trường Đại học Trần Quốc Tuấn… là yếu tố vô cùng quan trọng góp phần vào sự thành công của một bộ phim về đề tài chiến tranh quy mô, hoành tráng như “Mùi cỏ cháy”.

Dự kiến, “Mùi cỏ cháy” sẽ được công chiếu vào dịp kỷ niệm 67 năm ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944 - 22/12/2011) và chào mừng Liên hoan phim Việt Nam lần thứ 17 sẽ diễn ra từ ngày 15 - 18/12/2011 tại Phú Yên.

Một số hình ảnh hậu trường cảnh quay cuối cùng của bộ phim truyện nhựa “Mùi cỏ cháy” tại Làng Văn hoá - Du lịch các dân tộc Việt Nam:

"Mùi cỏ cháy" - bộ phim được chuyển thể từ cuốn nhật ký của liệt sĩ Nguyễn Văn Thạc Co%20%281%29 "Mùi cỏ cháy" - bộ phim được chuyển thể từ cuốn nhật ký của liệt sĩ Nguyễn Văn Thạc Co%20%282%29

"Mùi cỏ cháy" - bộ phim được chuyển thể từ cuốn nhật ký của liệt sĩ Nguyễn Văn Thạc Co3%20%281%29 "Mùi cỏ cháy" - bộ phim được chuyển thể từ cuốn nhật ký của liệt sĩ Nguyễn Văn Thạc Co7%20%281%29

"Mùi cỏ cháy" - bộ phim được chuyển thể từ cuốn nhật ký của liệt sĩ Nguyễn Văn Thạc Co7%20%282%29 "Mùi cỏ cháy" - bộ phim được chuyển thể từ cuốn nhật ký của liệt sĩ Nguyễn Văn Thạc Co3%20%282%29

Song Nguyên
      
Nuts
Nuts Tích cực

Cấp bậc: Tích cực

Bài viết : 300

Danh vọng : 648

Uy tín : 23

Nhiều sự lạ quanh 'Mùi cỏ cháy'

TP - Bộ phim tái hiện thế hệ liệt sĩ Nguyễn Văn Thạc được đặc cách nộp muộn nhất dự LHP Việt Nam, trong quá trình làm phim trải không ít trắc trở.

"Mùi cỏ cháy" - bộ phim được chuyển thể từ cuốn nhật ký của liệt sĩ Nguyễn Văn Thạc 13815810

“Mùi cỏ cháy” tái hiện 81 ngày đêm Thành cổ Quảng Trị
Lịch sử vận vào phim

Giai đoạn lịch sử 81 ngày đêm máu lửa ở Thành cổ Quảng Trị là cảm hứng chính cho Mùi cỏ cháy. Biên kịch Hoàng Nhuận Cầm chấp bút kịch bản, dựa theo tinh thần nhật ký của liệt sĩ Nguyễn Văn Thạc, Đặng Thùy Trâm, Hoàng Thượng Lân; truyện ngắn Bức tượng của Đoàn Tuấn và vài tác phẩm khác. Ngần ấy tư liệu để tái hiện một thời xếp bút nghiên lên đường vào Nam, qua bốn nhân vật chính là sinh viên Tổng hợp Văn: Hoàng-Thành-Thăng-Long.

“Sự khắc nghiệt 81 ngày đêm ở Quảng Trị cũng vận vào phim. Khi chúng tôi lên đường quay thì trời mưa dầm dề, còn khi muốn quay cảnh mưa thì lại nắng chang chang, đúng tinh thần Nắng Sơn Tây, mây Ba Vì. Cảnh quay trận đánh cuối cùng, đoàn phim đã dàn binh bố trận, chôn quả nổ xong thì mưa xối xả”, đạo diễn NSƯT Nguyễn Hữu Mười chia sẻ.

Đạo diễn nói thêm, người ta cứ nói làm phim nhanh, riêng Mùi cỏ cháy 2 năm mới về đích. Có những cảnh quay nho nhỏ chỉ cần 1, 2 ngày là xong, nhưng mất cả tháng làm bối cảnh. Riêng bối cảnh thành cổ làm 4 tháng ròng- chiếm phần lớn kinh phí. Con đường dẫn vào khu bối cảnh này lầy lội đến mức, mỗi người trong đoàn phải đặt dần dần từng viên gạch để ô tô chở máy móc vào quay phim.

Đoàn làm phim chịu đựng cái nắng gần 40 độ từ 7h sáng đến 6h chiều trên mảnh đất bazan Sơn Tây. Cảnh quay chủ yếu ở Làng Văn hóa Du lịch các Dân tộc VN (Đồng Mô, Sơn Tây). Khó nhất theo chia sẻ của các nhà làm phim là sự chờ đợi, kiên nhẫn, đến nỗi có câu vè lưu truyền: Hết bão rồi lại mưa ngâu/Đoàn Mùi cỏ cháy còn lâu mới về. Sau gần hai năm vật lộn, tưởng về đích nhưng công đoạn hậu kỳ ở Technicolor bên Thái Lan gặp phải trận lụt lịch sử. Phim có nguy cơ lỗi hẹn với LHP, sau Bộ VHTTDL- ban tổ chức Liên hoan phim xem bản nháp, quyết định đặc cách.

Lấy nước mắt

Nhà quay phim NSƯT Phạm Thanh Hà nói sau buổi ra mắt Mùi cỏ cháy: “Phim lấy được nước mắt không chỉ của phụ nữ mà cả đàn ông”. Ấn tượng về sự hi sinh, mất mát trong cuộc chiến đấu bảo vệ thành cổ Quảng Trị lay động trái tim người xem. Trong bốn nhân vật chính, Hoàng may mắn chứng kiến chiến thắng 1975, ba người còn lại cùng hàng ngàn chiến sĩ trẻ mãi mãi nằm lại đáy sông Thạch Hãn, hoặc ngay chân thành cổ.

Phạm Thanh Hà chia sẻ, ngay khi cầm kịch bản, anh tin tưởng phim sẽ thành công. Phim chiến tranh nên kỹ xảo được xem là yếu tố không nhỏ. “Phim không lạm dụng 3D nên giá thành không cao, nhưng vẫn hiệu quả. 3D nếu làm không khéo thì bị giả, trông như game. Kỹ thuật vẽ tại chỗ từng được áp dụng thành công trong phim Sinh mệnh, tái hiện hàng mục máy bay nhào lộn”, Phạm Thanh Hà nói.

Không thể phủ nhận kỹ xảo hoàn thành khá tốt sứ mệnh tái hiện “cối xay thịt” ở Quảng Trị. Hàng trăm chiến sĩ vượt sông Thạch Hãn, trúng bom đạn, chỉ non nửa sang được bờ bên kia. Ép phê không chỉ có âm thanh lập thể, mà góc máy, kỹ thuật quay dưới nước để nhấn cảnh đổ máu. Khán giả thót tim khi xem cảnh nấm mộ đồng đội vừa đắp cho Long, lại trúng bom tan tành. Đoàn làm phim nhờ sự trợ giúp của đội quân hình nộm trong các cảnh trúng bom cháy, cảnh chiến sĩ hi sinh lúc vượt sông. Họa sĩ Hoàng Chí Long đảm trách phần này, hình nộm được sử dụng trong cảnh trôi giạt trên sông, trong cảnh chết cháy. Ấy thế mới có thơ rằng: Hoan hô anh Hoàng Chí Long/Tiểu đội hình nộm được phong anh hùng.

Đạo diễn đoán, khán giả xem phim xong sẽ còn nhớ đến những khoảnh khắc, chi tiết rất đời: Chiếc khăn tay, chiếc cặp ba lá của thiếu nữ hậu phương gửi người lính trẻ. Lâu nay chúng ta được nghe nhiều về sự mất mát đó, nay mới được xem dù chỉ một phần hình ảnh sự hi sinh khốc liệt.

Bốn nhân vật chính đều là gương mặt mới toanh, sinh viên ĐH Sân khấu & Điện ảnh, ĐH Khoa học Tự nhiên. “Phim không có ngôi sao và hình như cũng chẳng có chỗ cho ngôi sao, nhưng tự thân thời kỳ lịch sử này đã thu hút người xem. Chúng tôi có cảm giác bộ phim lúc nào cũng có sự hiển hiện của các liệt sĩ. Khi chúng tôi khó khăn nhất thế nào cũng có người giúp”, đạo diễn chia sẻ.

Toan Toan
      
Nuts
Nuts Tích cực

Cấp bậc: Tích cực

Bài viết : 300

Danh vọng : 648

Uy tín : 23

Lặng người xem "Mùi cỏ cháy"

GiadinhNet - Bộ phim mang đến người xem những cảm xúc sâu lắng, tri ân của thế hệ hôm nay với sự hy sinh của người lính vì Tổ quốc, vì nhân dân, vì tương lai của đất nước.

Vừa đi công tác về, tôi vội đến Trung tâm Chiếu phim Quốc gia (Hà Nội) ngay để kịp xem bộ phim "Mùi cỏ cháy" (kịch bản: Hoàng Nhuận Cầm, đạo diễn: Hữu Mười, do Hãng phim truyện Việt Nam sản xuất) - Bộ phim được vinh dự chiếu trong đêm khai mạc Tuần phim chào mừng Liên hoan phim Việt Nam lần thứ 17.

"Mùi cỏ cháy" - bộ phim được chuyển thể từ cuốn nhật ký của liệt sĩ Nguyễn Văn Thạc Co10
“Mùi cỏ cháy” kết thúc bằng tiếng ve oi ả dóng diết. Những người lính trẻ vẫn sống trong ký ức, tình yêu của đất nước, quê hương, gia đình. Các anh trở về vây quanh bức tượng trong công viên trước ngày ra trận, trở về với mẹ, về với sân trường mùa hạ dậy tiếng ve ngân. Bộ phim mang đến người xem những cảm xúc sâu lắng, tri ân của thế hệ hôm nay với sự hy sinh của người lính vì Tổ quốc, vì nhân dân, vì tương lai của đất nước như khẳng định của nhà biên kịch Hoàng Nhuận Cầm: "Bộ phim này để tri ân và tưởng niệm những người lính, đã ngã xuống trên các chiến trường và mặt trận Quảng Trị năm 1972".

Hiệu ứng từ buổi ra mắt phim “Mùi cỏ cháy” đã tạo nên sức lan tỏa khiến những ngày sau đó, nhà biên kịch Hoàng Nhuận Cầm phải tất tả lo lắng, sắp xếp một suất chiếu duy nhất trước Liên hoan phim để chiêu đãi đồng đội của mình - những cựu chiến binh Thành cổ Quảng Trị và thân nhân các liệt sỹ đã làm nên khúc tráng ca trong cuộc chiến 81 ngày đêm bi tráng. Sau Liên hoan, phim bắt đầu được phát hành rộng rãi, trình chiếu trên cả nước đúng dịp kỷ niệm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam.

Các cựu chiến binh của Thành Cổ năm xưa gặp nhau trong một không khí thật ấm áp, thân tình. Những ánh mắt, nụ cười thân thiện, những bàn tay nắm chặt, những bộ quân phục lấp lánh tấm huân chương trước ngực. Đi cùng các anh là người thân như đang chung vui niềm vui ấy. Anh Nguyễn Văn Thục - anh trai liệt sĩ Nguyễn Văn Thạc - người đã xem bộ phim “Mùi cỏ cháy” với tôi trong đêm khai mạc tới bắt tay và giới thiệu tôi với từng thành viên trong gia đình. Cậu con trai anh Thục trên tay ôm bó hoa lớn.

Nhà thơ Hoàng Nhuận Cầm không giấu được niềm vui khi đứng giữa vòng vây bạn bè, đồng đội. "Cầm ơi! Đông người đến xem, chỉ sợ rạp không đủ chỗ". Anh Cầm vui vẻ khoát tay rất quyết đoán: "Rất mừng. Phòng chiếu có 300 chỗ, Ban Tổ chức đã sắp thêm 100 ghế phụ rồi mà vẫn thiếu thì những cựu chiến binh chúng ta sẽ tình nguyện đứng lên nhường ghế cho những người yêu mến “Mùi cỏ cháy"...

Rạp chật cứng. Đoàn làm phim ra mắt khán giả. Nhà thơ Hoàng Nhuận Cầm vào vai MC khá tự nhiên và pha chút hài hước: "Đồng đội của tôi hãy về đúng vị trí. Sẵn sàng chiến đấu... Nhưng mà, hãy chờ 5 phút nữa, đồng đội Hải Phòng của chúng ta đang tiến sát mục tiêu".

Đạo diễn - NSƯT Nguyễn Hữu Mười - người vào vai thầy giáo Khang trong phim "Bao giờ cho đến Tháng Mười" thì nghẹn lời: "Cuộc chiến 81 ngày đêm bảo vệ Thành Cổ còn... khốc liệt hơn nhiều. Nhưng khả năng còn có hạn, có thể chúng tôi chưa mang được hết điều các anh mong muốn. “Mùi cỏ cháy” là công trình của sự tri ân, rất mong được các cựu chiến binh Thành Cổ Quảng Trị thể tất". Anh Nguyễn Quốc Triệu - một cựu chiến binh Thành cổ, nguyên Chủ tịch Ủy ban Nhân dân thành phố Hà Nội, nguyên Bộ trưởng Bộ Y tế, hiện nay là Trưởng ban Bảo vệ sức khỏe Trung ương, chuyên gia cao cấp của Ban Tuyên giáo Trung ương phát biểu, tặng hoa đoàn làm phim “Mùi cỏ cháy” trong nỗi xúc động, nghẹn ngào. Kỷ niệm của một thời hoa lửa cứ ùa về trong mỗi người lính Thành Cổ năm xưa...

Vẫn nguyên vẹn cảm xúc ban đầu, nhưng xem phim lần thứ 2, tôi có cảm giác rất lạ... rất đặc biệt. Tôi được xem, được cảm nhận và như được sống trong không khí của 81 ngày đỏ trời hoa lửa, trong tâm trạng xúc động rưng rưng cùng các cựu chiến binh - những nhân chứng sống động đã được tái hiện trong “Mùi cỏ cháy”. “Mùi cỏ cháy” làm sống lại thời hoa đỏ của một thế hệ, một lớp sinh viên Hà Nội sẵn sàng gác bút nghiên, xếp lại chuyện sách đèn, tình yêu và những khát vọng tri thức để hăm hở lên đường ra trận.

Trước hôm khởi chiếu “Mùi cỏ cháy”, anh Hoàng Nhuận Cầm đến cơ quan, tặng tôi tập thơ "Thơ tuổi hai mươi" (in chung với Vũ Đình Văn) và báo tin đang làm hậu kỳ phim "Mùi cỏ cháy". Khi nhận cuốn sách "Chúng tôi làm thơ ghi lấy cuộc đời mình" tôi tặng, trong đó có 2 bài thơ của anh "Nhật ký" và "Vào mặt trận lúc mùa ve đang kêu" anh reo lên sung sướng "Tuyệt quá Hồng ơi! Em sẽ thấy tiếng ve của Cầm trong “Mùi cỏ cháy".

Vẫn nguyên vẹn cảm xúc "áp ngực về phương ấy", như "kẻ nhập đồng" khi "gặp lại mùi cỏ cháy suốt đời trai", anh kể tôi nghe hành trình đến với “Mùi cỏ cháy”. Ý tưởng kịch bản đến với Hoàng Nhuận Cầm rất nhanh, đó là khi mình cầm trên tay cuốn nhật ký "Mãi mãi tuổi 20" của Thạc (anh vẫn gọi người bạn học cùng Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội thân mật như vậy) và "Nhật ký Đặng Thùy Trâm".

Hai cuốn nhật ký ám ảnh mình ghê lắm. Nhưng không dừng ở đó, ý tưởng đó được phát triển khi mình đọc hàng loạt cuốn nhật ký thời chiến như "Tài hoa ra trận" của liệt sỹ Hoàng Thượng Lân, "Sống để yêu thương và dâng hiến" của Hoàng Kim Giao, "Nhật ký Vũ Xuân", những bài thơ "Nửa sau khoảng đời", "Lạy mẹ con đi" của Vũ Đình Văn - bạn mình, truyện ngắn Bức tượng cùng bức ảnh tư liệu quý của nhà biên kịch Đoàn Tuấn và tất nhiên phải có cả ký ức tuổi 20 của Hoàng Nhuận Cầm nữa chứ...

Nhuận Cầm miên man như chìm đắm miền ký ức tuổi đôi mươi. Cái tứ "Mùi cỏ cháy" được gợi lên từ hình ảnh "cỏ" câu thơ của Thanh Thảo: "Tuổi 20 chúng tôi mềm như cỏ - Cũng dữ dội như cỏ... Cỏ sắc mà ấm quá, phải không em...". Anh trầm ngâm đọc: "Đêm trong suốt áp ngực vào phương ấy- Gặp lại mùi cỏ cháy suốt đời trai - Ngôi sao rơi trên dãy kẽm gai dài-Những vùng đất không tiếng gà cất gáy-Bao hăng nồng cỏ cháy rát hoàng hôn". Trong tâm can anh cứ đốt lên câu hỏi, đẩy cảm xúc phải viết về những người đã nằm xuống ở tuổi 20 cho những người được trở về...

"Hồng biết không, hành trình “Mùi cỏ cháy” gian nan lắm... Kinh phí hạn hẹp dành cho một bộ phim chiến tranh có tính sử thi (5,2 tỷ đồng), nhiều đạo diễn không mấy "mặn mà". Mình biết ơn đạo diễn Nguyễn Hữu Mười nhiều. Khi xem kịch bản, từ sự đồng cảm, đạo diễn mong muốn “Mùi cỏ cháy” trở thành một cuốn nhật ký bằng hình ảnh và thế là anh ấy gật đầu. Chính khi ấy, bộ phim mới bắt đầu đi vào sản xuất. Bối cảnh làng quê xưa, giếng nước, đường đất, Thành Cổ... được lựa chọn kỹ. Để dựng lại cảnh chiến trận, đoàn làm phim phải chuẩn bị rất nhiều thời gian, có lúc đến 4 tháng. Thành công của phim còn có thể kể đến những cảnh quay đặc tả cuộc chiến. Để bớt chi phí, ekip làm phim cố gắng "tằn tiện", "liệu cơm gắp mắm". Nhà quay phim - NSƯT Phạm Thanh Hà không sử dụng nhiều kỹ xảo, mà thay vào đó là hình nộm hay tranh vẽ. Cảnh hàng vạn lá thư bay từ trên tàu xuống đường như vẫn thấy (dự định thực hiện ở Phùng Hưng, đoạn cắt Lý Nam Đế- Hà Nội) buộc phải thay bằng cảnh từ ôtô liệng xuống đường, xuống ruộng khi đoàn xe tiến vào mặt trận tạo sự khốc liệt. Những cảnh quay cận, những hiệu ứng thật trong cuộc chiến bên bờ sông Thạch Hãn tạo nên xúc động lớn lao. Để hoàn thiện và ra mắt công chúng, hôm nay không kể xiết những khó khăn, trở ngại. Có điều tất cả các thành viên đoàn làm phim đã nỗ lực vượt qua...".

Và tôi xem phim đến lần thứ 2, nước mắt cứ trào ra không cách gì ngăn nổi. Và không chỉ có tôi. Những cựu chiến binh và thân nhân của họ đã khóc. Khóc một cách lặng lẽ. Có một cựu chiến binh ngồi cạnh tôi cứ chốc chốc lại đưa tay lên chùi mắt. Phía trước tôi, những đôi vai cứ rung lên bần bật. Cậu con trai tôi giấu mẹ khóc...

Phim chiếu xong! Các cựu chiến binh vây quanh vòng trong vòng ngoài các diễn viên vừa tặng hoa, vừa chụp ảnh. Một cựu chiến binh nước mắt lưng tròng nói: "Chúng tôi những người lính của Thành cổ Quảng Trị xin cảm ơn những người làm phim “Mùi cỏ cháy” đã tái tạo lại hình ảnh của một thế hệ đã chiến đấu và hy sinh cho Tổ quốc". Một cựu chiến binh khác trầm ngâm suy tưởng "Tôi như đang có mặt trong phim và tôi đã khóc. Khóc vì tiếc thương cho những đồng đội đã ngã xuống trên chiến trường ngày ấy, để cuộc đời mãi mãi là tuổi hai mươi, dù gần bốn mươi năm đã trôi qua. Khóc vì một lần nữa thấy lại mình đang còn sống là nhờ có sự hy sinh của biết bao đồng đội đã nhường cho mình được sống...

Lê Thị Bích Hồng
      
Nuts
Nuts Tích cực

Cấp bậc: Tích cực

Bài viết : 300

Danh vọng : 648

Uy tín : 23

Nhà thơ, nhà biên kịch Hoàng Nhuận Cầm: “Mùi cỏ cháy” đã cháy lên

CAND - Chiều 25/12, bộ phim nhựa "Mùi cỏ cháy" (Biên kịch Hoàng Nhuận Cầm, đạo diễn NSƯT Hữu Mười) đã chính thức được bấm máy cảnh quay đầu tiên tại Công viên Thống nhất. Đây là một bộ phim chiến tranh, một bức chân dung hào hùng của tuổi trẻ Việt Nam tình nguyện xếp bút nghiên lên đường ra trận trong những năm tháng cam go nhất của cuộc chiến đấu vì nền độc lập tự do của dân tộc.

- Thưa nhà thơ Hoàng Nhuận Cầm, ngày 25/12/2010 bộ phim nhựa "Mùi cỏ cháy" do anh làm biên kịch đã chính thức bấm máy sau nhiều ngày tháng chờ đợi. Bộ phim là những trang viết xuất phát từ những câu chuyện có thật của anh và đồng đội một thời khói lửa. Là người trong nghề với rất nhiều thước phim đã được công chiếu, song trước bộ phim mà mình là một trong những nguyên mẫu, anh cảm thấy thế nào?

- Như bạn đã biết, vào năm 2005 sau khi hai cuốn nhật ký của Nguyễn Văn Thạc và Đặng Thùy Trâm ra đời đã tạo nên một hiệu ứng rất mạnh trong xã hội. Rồi tiếp đó, một loại các cuốn nhật ký khác như "Tài hoa ra trận" của Hoàng Thượng Lân, "Sống để yêu thương và dâng hiến" của Hoàng Kim Giao, "Nửa sau khoảng đời" của Vũ Đình Văn... đã góp phần tạo nên một bức tranh hoành tráng về tuổi trẻ và lý tưởng tận hiến cho Tổ quốc. Tôi rất xúc động và chắc nhiều đồng đội của tôi cũng thế!

Cụ thể như nhà biên kịch - người lính Đoàn Tuấn cũng đã từng cùng đồng đội của mình đến đây chụp ảnh và cũng chỉ còn một mình anh Đoàn Tuấn trở về. Không phải các bạn trẻ đang đóng phim nữa, mà là giúp chúng tôi sống lại cả một thời - Trước mắt tôi như hiện lên cái cảnh hào hùng của mấy nghìn sinh viên các trường Đại học xếp bút nghiên lên đường ra trận. Sáng nay, thời tiết âm u, nhưng không hiểu sao, khi chuẩn bị bấm máy thì trời lại bừng sáng lên - Tôi tin là những người đồng đội của tôi cũng về đây để phù hộ cho những thước phim đầu tiên và cả bộ phim này được suôn sẻ và thành công.

- Chính vì vậy mà bộ phim lấy bối cảnh đầu tiên để bấm máy là cảnh bức tượng đá cô gái ngồi đọc sách trong công viên phải không thưa anh?

- Không chỉ có 4 người lính này trước khi ra trận đã đến bên bức tượng đá trong công viên Thống Nhất để chụp ảnh mà rất nhiều những người lính trẻ khác cũng đến đây chụp ảnh. Đây là một trong những cảnh mở đầu bộ phim "Mùi cỏ cháy", 4 nhân vật chính là 4 anh lính trẻ có tên là Hoàng, Thành, Thăng, Long đã đến đây chụp một bức ảnh kỷ niệm trước ngày ra trận và hẹn với nhau ngày toàn thắng sẽ trở lại đây để chụp một bức ảnh đoàn viên... Nhưng rồi... từng người lính đã ngã xuống trên các mặt trận... chỉ có Hoàng là còn sống và trở về... Tôi có cảm giác bức tượng đá này là nhân chứng, một nhân chứng có linh hồn. Trong phim bạn sẽ được thấy bức tượng đá ấy khóc.

- Trong bộ phim này, điều gì làm cho anh cảm thấy tâm đắc nhất?

- Thú thực tôi tâm đắc với tất cả các trang kịch bản mà mình đã viết, có một nhà báo đọc kịch bản xong đã nhận xét: "Có cảm giác anh viết như đang thờ từng chữ", quả đúng là như vậy, từng chữ đều là những dòng nước mắt khóc thương những người đồng đội của tôi. Những cảnh tôi tâm đắc là cảnh những người lính hy sinh: Thành rồi Thăng, rồi Long, họ ngã xuống khi còn quá trẻ - Chưa kịp hôn một người con gái. Khi ngã vào lòng đất vẫn con trai. Đúng là họ đang hóa thánh. Khi viết kịch bản này, như có sự phù hộ của các anh linh liệt sĩ trong từng phân đoạn, trong từng trường đoạn... Xem phim, bạn sẽ nghe thấy tiếng ve của mùa hè đỏ lửa ấy: "Vào mặt trận lúc mùa ve đang kêu/ Dẫu hòn bi lăn hết vòng tuổi nhỏ/ Trong những ba lô kia ai bảo là không có/ Một, hai, ba... giọng hát chú ve kim".

- Đúng như cố nhà thơ Xuân Diệu đã nhận xét trong cuộc thi thơ năm 1972-1973: Tôi cảm thấy mến thương các chú lính ấy vô hạn, ra trận mà vẫn còn mang theo trong ba lô những con ve, những hòn bi xanh đỏ... Anh Phùng Huy Thịnh khi đọc kịch bản này, đến đoạn nhắc đến tiếng ve anh đã gọi điện thoại cho đạo diễn Hữu Mười và khóc nấc lên trong điện thoại. Chắc bạn biết anh Thịnh này rồi, đó là Thịnh trong bài "Thư mùa thu": "Nhìn dòng sông biết Thịnh đã qua cầu/ Nhìn đá dựng biết Thịnh đèo đã vượt/ Mùa thu này ta hát khắp Trường Sơn/ Tiếng hát làm ta nhớ tiếng trống tuổi măng non/ Thịnh cùng tôi cầm đèn rọi ve quanh gốc sấu/ Ve thăm thẳm tiếng ve ngày thơ ấu...".

- Tại sao bộ phim lại có tên là "Mùi cỏ cháy"?

- Đó là ấn tượng mạnh mẽ nhất đối với những người lính chúng tôi như nhà thơ Thanh Thảo đã viết: "Tuổi hai mươi chúng tôi mềm như cỏ/ Và dữ dội như cỏ/ Chúng tôi đi không tiếc đời mình/ Tuổi hai mươi ai mà chả tiếc/ Nhưng ai cũng tiếc tuổi hai mươi thì còn gì Tổ quốc phải không em". Bởi vậy, khi nhìn về phương ấy, cái phương đạn lửa mà chúng tôi đã đi qua tất cả đều nghẹn lòng: "Đêm trong suốt áp ngực vào phương ấy/ Gặp lại mùi cỏ cháy suốt thời trai/ Ngôi sao rơi trên dãy kẽm gai dài/ Cái vùng đất không tiếng gà cất gáy/ Bao hăng nồng cỏ cháy rát hoàng hôn". Còn biết lấy tên gì ngoài cái tên "Mùi cỏ cháy" hả bạn?

- Được biết những trường đoạn quan trọng nhất và khó dàn dựng nhất của bộ phim này là những cảnh ở mặt trận Quảng Trị trong những năm 1972, anh có tin là bộ phim sẽ tái hiện được những cảnh bi tráng này?

- Chúng tôi sẽ hết sức cố gắng, mùa hè đỏ lửa đó, lớp lớp người ngã xuống, lớp lớp người xông lên. Bạn bè tôi trong chiến dịch năm 1972, thịt xương nhiều hơn đất đai Thành Cổ. Đó là sự thật và tôi tin với tâm huyết của cả Đoàn làm phim từ biên kịch, đạo diễn, quay phim, họa sĩ và các diễn viên tham gia, chúng tôi sẽ góp phần viết lên những trang sử đẹp nhất, hào hùng nhất của một thế hệ trên màn ảnh.

- Xin cảm ơn anh!

Đạo diễn Nguyễn Hữu Mười: Đây là một kịch bản mà nhà thơ, nhà biên kịch Hoàng Nhuận Cầm viết về thế hệ của anh ấy nên cảm xúc rất chân thực. Đó là cảm xúc về một thế hệ sinh viên đã ra trận, về một thế hệ ra đi và ngã xuống. Tôi rất trân trọng những cảm xúc ấy và sẽ cố gắng làm được một bộ phim hay về tuổi trẻ và chiến tranh.

Thiên Kim
      
Nuts
Nuts Tích cực

Cấp bậc: Tích cực

Bài viết : 300

Danh vọng : 648

Uy tín : 23

Tiếc cho "Mùi cỏ cháy"

(TT&VH) - Một bộ phim “3 không” so với công thức làm phim thời thượng của điện ảnh Việt hiện nay: Không “sao”, không đồng tính và cuối cùng là không yếu tố ngoại, nhưng câu chuyện cảm động về cuộc chiến tranh của dân tộc trong Mùi cỏ cháy (kịch bản: nhà thơ Hoàng Nhuận Cầm, tổng đạo diễn: NSƯT Hữu Mười) có thể “chạm” tới trái tim mỗi người xem. Duy chỉ có điều, giá như “đứa con tinh thần” ấy có được “chiếc áo” đẹp hơn…

Dựa trên một số nhật ký, tư liệu, hồi ức về chiến tranh, trong đó có nhật ký của liệt sĩ Nguyễn Văn Thạc, Mùi cỏ cháy kể câu chuyện về bốn nhân vật chính là sinh viên khoa Văn: Hoàng - Thành - Thăng - Long đã từ bỏ những ước mơ nơi giảng đường để đến với chiến trường Quảng Trị ác liệt và góp phần làm nên 81 ngày đêm bi tráng ở Thành cổ.

“Mạnh tay” với những cảnh… đổ máu

Ngày 6/9/1971, Hoàng (Tô Tuấn Dũng đóng), Thành (Thanh Sơn), Thăng (Lê Văn Thơm) và Long (Năng Tùng) cùng hàng nghìn thanh niên đồng trang lứa lên đường nhập ngũ, tham gia chiến đấu tại mặt trận Quảng Trị. Nhân vật Hoàng được lấy từ nguyên mẫu của chính tác giả kịch bản Hoàng Nhuận Cầm, còn Thăng có bóng dáng của liệt sĩ Nguyễn Văn Thạc.

"Mùi cỏ cháy" - bộ phim được chuyển thể từ cuốn nhật ký của liệt sĩ Nguyễn Văn Thạc Muicoc10
Hậu trường phim Mùi cỏ cháy

Gần một nửa thời lượng của bộ phim tái hiện cuộc chiến bi tráng ở Thành cổ Quảng Trị năm 1972. Những mất mát, hy sinh trong cuộc chiến tranh đã qua mà những người trẻ chỉ đọc qua sách báo đã hiện hữu trên màn ảnh rộng. Có thể xem Mùi cỏ cháy như một lát cắt rất hiện thực của chiến tranh. 107 người vượt dòng Thạch Hãn thì chỉ 49 người sang được bờ bên kia. Trong số những người nằm lại trong dòng nước lạnh lẽo, chẳng mấy thân xác được nguyên vẹn. Bom đạn đã xẻ họ thành nhiều mảnh. Những mảnh thân thể ấy lập lờ trong dòng nước đỏ ngầu… Hay cảnh nấm mộ mới đắp của Long bị trúng phi pháo nổ tung cả mảnh thân thể còn sót lại. Người đội trưởng vừa truyền lệnh chỉ huy thì trúng bom tan tành…

Tất cả những cảnh thương vong ấy khiến không ít khán giả xúc động và nhỏ lệ. Nói như tổng đạo diễn - NSƯT Hữu Mười, vì Mùi cỏ cháy là bộ phim để tri ân với những người đã nằm xuống vì Tổ quốc.

Dù khá hiện thực, nhưng Mùi cỏ cháy không hề “cứng”. Nhiều chi tiết trong phim được nhấn nhá để làm khán giả thư giãn. Ví như cú đánh nhầm vào chỗ hiểm của đại đội trưởng; hay cảnh các chàng lính mới kỳ cọ cho nhau bên bờ giếng trong tình trạng… nude…

Giá như…

Nhiều người xem xong Mùi cỏ cháy thì so sánh nó với Đừng đốt - bộ phim giành Bông sen Vàng Liên hoan phim Việt Nam lần thứ 16. Thậm chí đã có những dự đoán rằng, Mùi cỏ cháy có thể giành được những giải thưởng cao nhất ở Liên hoan phim Việt Nam lần thứ 17 sắp tới (diễn ra tại Phú Yên từ 14-17/12).

Tuy nhiên, mọi so sánh đều khập khiễng. Bởi đơn giản rằng không thể so một bộ phim được đầu tư tới hơn 15 tỷ đồng như Đừng đốt với chỉ 5,2 tỷ đồng dành cho Mùi cỏ cháy. Phim hay chưa chắc cần nhiều tiền. Điều đó có thể đúng. Nhưng xem Mùi cỏ cháy mới thấy tiếc vì nhiều bối cảnh đơn sơ quá. Chiến trường Thành cổ Quảng Trị sẽ thực sự mang chất điện ảnh hơn nếu nó không bị bó hẹp trong bối cảnh chỉ vẹn vẹn vài trăm m2 ở Làng Văn hóa Du lịch các dân tộc Việt Nam. Nó hẹp đến nỗi khán giả cảm tưởng như quay phim không dám lia máy rộng ra vì sẽ “mắc” vào những cảnh vật khác. Thành cổ đổ nát cực kỳ tang thương, nhưng thấp thoáng ngay sau đó là cảnh cây cối um tùm… Cuộc đối mặt cam go giữa ta và địch cũng thực sự… giản dị quá. Nó không diễn tả hết bản chất cuộc chiến bi tráng có thật trong lịch sử. Giá như điện ảnh Việt Nam có được những phim trường công phu đúng nghĩa…

Cũng tiếc cho Mùi cỏ cháy vì công nghệ điện ảnh Việt Nam còn lạc hậu quá. Những cảnh thương vong, đổ máu… trông cứ… giả giả thế nào ấy. Nhân vật khi bị bắn, không những phẩm màu loang đỏ mà bông băng cũng lòi ra theo… Khi xem cảnh những chiến sĩ vượt sông bị trúng bom, khán giả còn nhìn rõ đó là những hình nộm cao su… Và giá như phim được rót thêm kinh phí để họa sĩ không phải dùng những tranh vẽ thay cho kỹ xảo 3D.

Kịch bản Mùi cỏ cháy được nhà thơ Hoàng Nhuận Cầm ấp ủ từ 5-6 năm nay. Dự án cũng khiến báo chí tốn không ít giấy mực. Khi xem phim, khán giả cũng thấy rõ những tiểu tiết được chăm chút từ một kịch bản tâm huyết. Nhưng so với những tâm huyết ấy, thấy tiếc cho Mùi cỏ cháy…

Mùi cỏ cháy ra rạp sau LHP

Một buổi chiếu khai mạc tại Tuần phim chào mừng LHP Việt Nam lần thứ 17 đã không đáp ứng đủ nhu cầu của khán giả, vì thế, Mùi cỏ cháy có thêm suất chiếu “chiêu đãi” vào ngày 9 và 11/12 tại Hà Nội. Sau khi tham dự LHP, Mùi cỏ cháy sẽ chính thức ra rạp từ 22/12.

Thu Hằng
      
kẻ đương thời
kẻ đương thời Ưu tú

Cấp bậc: Ưu tú

Giới tính : Nam

Bài viết : 665

Danh vọng : 1151

Uy tín : 42

"Mùi cỏ cháy" cùng giành Bông sen bạc với 2 phim truyện nhựa trong LHP Việt Nam 17

vnexpress - Đêm bế mạc LHP Việt Nam lần thứ 17 kết thúc tối 17/12/2011 trong sự tẻ nhạt. Không có phim truyện nhựa nào được trao Bông sen vàng. Có tới ba phim - "Hot boy nổi loạn", "Mùi cỏ cháy" và "Vũ điệu đam mê" giành Bông sen bạc.

Diễn ra tại Nhà hát Sao Mai, thành phố Tuy Hòa, tỉnh Phú Yên, lễ bế mạc có sự góp mặt của ông Đinh Thế Huynh - Ủy viên Bộ chính trị, Trưởng ban tuyên giáo, Bí thư Trung ương Đảng; ông Hoàng Tuấn Anh - Ủy viên Ban chấp hành Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Văn hóa Thể thao Du lịch.

"Mùi cỏ cháy" - bộ phim được chuyển thể từ cuốn nhật ký của liệt sĩ Nguyễn Văn Thạc IMG_0945-1345796919_480x0

Từ trái sang: Lan Ngọc, Quách Ngọc Ngoan, Phương Thanh - những người nhận giải Nữ, Nam diễn viên chính xuất sắc, Nữ phụ xuất sắc.
Ban tổ chức từng phát biểu trước LHP rằng sẽ tìm ra một phim xứng đáng trao Bông sen vàng năm nay, nhưng cuối cùng chuyện đó không xảy ra. Trong 17 phim truyện nhựa tranh giải, có tới 6 phim được tôn vinh trong đêm bế mạc. Hot boy nổi loạn, Mùi cỏ cháyVũ điệu đam mê giành Bông sen bạc. Tâm hồn mẹ, Long thành cầm giả caCánh đồng bất tận nhận giải thưởng của Ban giám khảo.

Bộ phim về đồng tính của Vũ Ngọc Đãng được xướng danh ở gần như tất cả hạng mục đề cử và trở thành tác phẩm "bội thu" nhất trong LHP Việt Nam 17. Ngoài Bông sen bạc, Hot boy nổi loạn còn đoạt được các danh hiệu Đạo diễn xuất sắc (Vũ Ngọc Đãng), Quay phim xuất sắc (Nguyễn Nam) và Nam diễn viên phụ xuất sắc (Hồ Vĩnh Khoa). Những nụ hôn rực rỡ, Vũ điệu đam mêLong thành cầm giả ca về nhì với mỗi phim ba giải.

Tại Liên hoan phim năm nay, rất nhiều giải thưởng được trao đồng thời cho hai ứng viên. Giải Nữ diễn viên chính xuất sắc được trao cho Mỹ Hạnh (Vũ điệu đam mê) và Ninh Dương Lan Ngọc ( Cánh đồng bất tận). Chiến thắng của Lan Ngọc không gây bất ngờ bởi cô là ứng cử viên nặng ký nhất cho danh hiệu này tại LHP năm nay.

Tuy nhiên, trong cuộc họp báo sau đêm bế mạc, đạo diễn Lưu Trọng Ninh - trưởng ban giám khảo phim truyện nhựa - tiết lộ rằng các giám khảo đánh giá cao diễn xuất của Mỹ Hạnh (Hạnh Sino) trong Vũ điệu đam mê hơn và ban đầu còn không định trao giải cho Lan Ngọc. Thông tin này khiến giới báo chí xôn xao bởi trong ba ứng viên cho giải này, Mỹ Hạnh thậm chí ít được dư luận chú ý bằng Phùng Hoa Hoài Linh - diễn viên nhí 12 tuổi trong Tâm hồn mẹ.

"Mùi cỏ cháy" - bộ phim được chuyển thể từ cuốn nhật ký của liệt sĩ Nguyễn Văn Thạc Hoang_Nhuan_Cam_giua_doc_tho_khi_nhan_giai_Bien_kich_xuat_sac-1345796919_480x0

Hoàng Nhuận Cầm (giữa) đọc thơ khi lên nhận giải Biên kịch xuất sắc Phim truyện nhựa.
Hội điện ảnh lần đầu tiên trao giải thưởng Đạo diễn trẻ xuất sắc trị giá 15 triệu đồng tại Liên hoan phim Việt Nam lần này. Người vinh dự nhận danh hiệu này năm nay là đạo diễn Nguyễn Quang Dũng với phim Những nụ hôn rực rỡ.

Đêm bế mạc diễn ra trong điều kiện thời tiết xấu. Vì mưa lớn nên sự kiện thảm đỏ không thể diễn ra. Thay vì thảm đỏ dài 53 m, các nghệ sĩ ngồi trên ôtô đi thẳng vào cửa nhà hát Sao Mai. Tuy nhiên, không vì trời mưa mà khán giả Phú Yên bớt cuồng nhiệt. Nhiều người đã xếp hàng cùng các phóng viên để chờ các ngôi sao tới, gây nên chen chúc, hỗn loạn ngay trước cửa ra vào.

So với đêm khai mạc 15/12, lễ bế mạc có thêm sự tham gia của nhiều tên tuổi nổi tiếng như đạo diễn Nguyễn Quang Dũng, Lan Ngọc, Quách Ngọc Ngoan, Thanh Hòa, NSƯT Hồng Ánh, vợ chồng đạo diễn Nhuệ Giang - Thanh Vân, vợ chồng Bình Minh - Anh Thơ...

Mặc dù được truyền hình trực tiếp, đêm bế mạc diễn ra khá rời rạc và nhiều "sạn". Các MC nói vấp liên tục và phần trao giải diễn ra khá tẻ nhạt, đều đều. Nhiều khán giả Phú Yên đã bỏ về giữa chừng trong khi các giải thưởng của Phim truyện nhựa còn chưa được trao. Phần clip danh sách ứng viên mỗi giải làm cẩu thả. Nhiều người được xướng tên chiến thắng như nhà quay phim K'Linh (phim Cô dâu đại chiến) hay nhà thiết kế âm thanh Bành Bắc Hải (phim Vũ điệu đam mê) không hề nằm trong đề cử được công bố trên màn hình.

Các giải thưởng được công bố một đằng, nhưng danh sách đọc lại một nẻo, như khi Hồng Ánh và Huy Khánh công bố 3 phim chiến thắng giải Phim truyện nhựa của Ban giám khảo và mời các tác giả lên nhận, thì ngay sau đó các khách mời lên sân khấu đã công bố các phim được giải Bông sen bạc khiến cả người xem lẫn MC đều ngơ ngác.

"Mùi cỏ cháy" - bộ phim được chuyển thể từ cuốn nhật ký của liệt sĩ Nguyễn Văn Thạc Cac_nghe_si_gianh_giai_tai_LHP_VN_17-1345796919_480x0

Các nghệ sĩ giành giải tại Liên hoan phim 17.
Tuy mắc phải nhiều tình huống dở khóc dở cười trong đêm bế mạc, Liên hoan phim Việt Nam 17 vẫn khép lại một cách khá tốt đẹp, với sự lên ngôi của các diễn viên trẻ. Ngoại trừ Phương Thanh, các diễn viên giành giải cá nhân tại LHP lần này như Lan Ngọc, Quách Ngọc Ngoan, Lê Khánh, Hồ Vĩnh Khoa đều là những tên tuổi mới của điện ảnh và có người chiến thắng từ vai diễn đầu tay.

Một trong những khoảnh khắc đáng nhớ nhất trong đêm bế mạc là khi nhà thơ - nhà biên kịch Hoàng Nhuận Cầm lên sân khấu nhận giải Biên kịch xuất sắc cho Mùi cỏ cháy. Ông đã đọc một bài thơ với chất giọng mạnh mẽ, hùng tráng khiến cả hội trường Nhà hát Sao Mai vỗ tay cổ vũ nhiệt liệt. Biểu diễn trong đêm bế mạc là các "Sao Mai điểm hẹn" Mỹ Như, Lưu Hương Giang, Hà Hoài Thu, Minh Thư.

Tuy nhiên, gây ấn tượng nhất là Tinna Tình với ca khúc nhạc phim Khi yêu đừng quay đầu lại. Phong cách tomboy cá tính của "người tình" Long Ruồi đã đốt cháy sân khấu và xua bớt đi sự tẻ nhạt của phần trao giải đêm bế mạc.

Trước khi kết thúc buổi lễ, ban tổ chức cũng công bố địa điểm tổ chức Liên hoan phim Việt Nam lần thứ 18 là thành phố Hạ Long của tỉnh Quảng Ninh.

Danh sách phim và cá nhân chiến thắng tại Liên hoan phim Việt Nam lần thứ 17:
* Phim truyện nhựa:
Bông sen vàng: Không có
Bông sen bạc: Hot boy nổi loạn, Vũ điệu đam mê, Mùi cỏ cháy
Giải thưởng của Ban giám khảo: Tâm hồn mẹ, Cánh đồng bất tận, Long thành cầm giả ca
Đạo diễn xuất sắc: Vũ Ngọc Đãng (Hot boy nổi loạn)
Nam diễn viên chính xuất sắc: Quách Ngọc Ngoan (Long thành cầm giả ca)
Nữ diễn viên chính xuất sắc: Lan Ngọc (Cánh đồng bất tận) và Mỹ Hạnh (Vũ điệu đam mê)
Nam diễn viên phụ xuất sắc: Hồ Vĩnh Khoa (Hot boy nổi loạn)
Nữ diễn viên phụ xuất sắc: Phương Thanh (Những nụ hôn rực rỡ) và Lê Khánh (Cô dâu đại chiến)
Quay phim xuất sắc: Nguyễn Nam (Hot boy nổi loạn), K'Linh (Cô dâu đại chiến)
Biên kịch xuất sắc: Hoàng Nhuận Cầm (Mùi cỏ cháy)
Họa sĩ thiết kế mỹ thuật xuất sắc: Nguyễn Trung Phan và Nguyễn Mạnh Đức (Long thành cầm giả ca)
Âm nhạc xuất sắc: Võ Thiện Thanh - Huy Tuấn (Những nụ hôn rực rỡ)
Thiết kế âm thanh xuất sắc: Bành Bắc Hải (Vũ điệu đam mê)
* Phim truyện video:
Giải thưởng Ban giám khảo: Rượu cần đêm mưa, Vũ khúc ánh trăng
* Phim Tài liệu - Khoa học:
Bông sen vàng: Hoàng Sa trong lòng Tổ quốc
Bông sen bạc: Người thắp lửa, Sóng nhà giàn
Giải thưởng Ban giám khảo: Gươm đàn Thăng Long, Từ Thác Bà đến Sơn La
Đạo diễn xuất sắc: Lưu Quỳ (Hoàng Sa trong lòng Tổ quốc)
Quay phim xuất sắc: Vương Khánh Trần Linh (Từ Thác Bà đến Sơn La)
* Phim Tài liệu video:
Bông sen vàng: Hồ Chí Minh - cội nguồn cảm hứng sáng tạo
Bông sen bạc: Chuyện Ông Hội đồng, Bạn thờ ơ với nó
Giải thưởng Ban giám khảo: Thả một bè lau, Xe ôm
* Phim Khoa học:
Bông sen vàng: Bướm - côn trùng cánh vẩy
Bông sen bạc: Rừng Cà Mau kể chuyện
Giải thưởng Ban giám khảo: Gầm ghì trắng
Đạo diễn xuất sắc: Trịnh Quang Tùng, Bùi Thị Phương Thảo (Bướm - côn trùng cánh vẩy)
Biên kịch xuất sắc: Nguyễn Thu Tuyết (Bướm - côn trùng cánh vẩy)
* Phim hoạt hình:
Bông sen vàng: Chiếc lá
Bông sen bạc: Người con của Rồng, Quái vật hồ sen
Giải thưởng Ban giám khảo: Giấc mơ Loa Thành, Vũ điệu ánh sáng
Đạo diễn xuất sắc: Phạm Hồng Sơn (Chiếc lá)
Biên kịch xuất sắc: Nguyễn Thu Trang (Chiếc lá)
Âm nhạc xuất sắc: Đặng Hữu Phúc (Người con của Rồng)
Họa sĩ tạo hình xuất sắc: Phạm Ngọc Tuấn (Chiếc lá)
Họa sĩ diễn xuất sắc: Nhóm họa sĩ (Vũ điệu ánh sáng)
Thiết kế âm thanh xuất sắc: Bành Bắc Hải (Chiếc lá, Giấc mơ của Long Thành)
Nguyên Minh

_________________
Quan nhất thời, Dân vạn đại !
      
kẻ đương thời
kẻ đương thời Ưu tú

Cấp bậc: Ưu tú

Giới tính : Nam

Bài viết : 665

Danh vọng : 1151

Uy tín : 42

"Mùi cỏ cháy" đoạt Cánh diều vàng 2011

TT&VH - Mùi cỏ cháy được trao Cánh diều vàng 2011 không nằm ngoài dự đoán của bởi vì hai “mùa diều vàng” trước đó (vào năm 2009 và 2010), Đừng đốt, rồi đến Long Thành cầm giả ca đã lần lượt giành giải thưởng cao nhất, dù cho công luận cũng từng ủng hộ Khát vọng Thăng Long hay Cánh đồng bất tận.

"Mùi cỏ cháy" - bộ phim được chuyển thể từ cuốn nhật ký của liệt sĩ Nguyễn Văn Thạc Img3842

"Mùi cỏ cháy" giành Cánh diều vàng Phim xuất sắc nhất - Ảnh: Vnexpress
Giải thưởng Cánh diều năm nay nếu không có “sự cố” liên quan tới bộ phim truyền hình do TP Hà Nội đặt hàng: Thái sư Trần Thủ Độ chưa được phép công chiếu đã đăng ký dự giải thì có thể nói là diễn ra suôn sẻ cho tới khi Lễ trao giải khai màn.

Lễ trao giải chưa như mong đợi

Không biết từ lúc nào, người ta đặt ra một sự so sánh: Cánh diều vàng và Oscar. Mơ tới một Oscar của Việt Nam, không hề sai, vì ai cũng có quyền… mơ ước. Song “hậu” lễ trao giải Cánh diều, những khán giả đặt kỳ vọng đều phải lắc đầu: giá như…

Và cũng như mọi năm, Lễ trao giải Cánh diều 2011 vẫn tiếp tục giữ “truyền thống” nhàm tẻ dù hội tụ đủ các tên tuổi của làng điện ảnh Việt cũng như rất nhiều ngôi sao đang lên.

Lễ trao giải là một cuộc mà trong đó MC có vai trò giới thiệu người lên trao giải (năm nay MC Quyền Linh và người đẹp Dương Thùy Linh chỉ làm đúng nhiệm vụ đọc và đọc), người lên trao giải phát biểu đôi lời, mở phong bì đọc kết quả, người nhận giải lên sân khấu nhận giải và phát biểu… Xen kẽ là các tiết mục biểu diễn ca khúc trong phim. Lễ trao giải Cánh diều vàng năm nay chẳng khác gì một bản sao thu nhỏ của Liên hoan phim Việt Nam lần thứ 17 diễn ra trước đó, và có phần còn nhàm tẻ hơn, khác nhau có chăng là ở kết quả trao giải.

Mùi cỏ cháy vẫn chưa được chiếu thương mại

"Mùi cỏ cháy" - bộ phim được chuyển thể từ cuốn nhật ký của liệt sĩ Nguyễn Văn Thạc Muicochay

Cảnh trong phim "Mùi cỏ cháy"
Rốt cuộc thì Mùi cỏ cháy đã bước lên bục vinh quang cao nhất tại Lễ trao giải Cánh diều 2011. Cũng không biết có phải vì tiêu chí của LHP Việt Nam lần thứ 17 là: “Vì một nền điện ảnh Việt Nam đổi mới và hội nhập”, trong khi đó, “slogan” của Cánh diều 2011 là: “Đề cao tác phẩm điện ảnh, phim truyền hình có dấu ấn sáng tạo trong nghệ thuật thể hiện, mang đậm bản sắc dân tộc, giàu giá trị nhân văn và đạt hiệu quả xã hội tích cực” mà BGK có cách chấm chọn khác nhau?

Dù còn nhiều điểm chưa hoàn thiện do hạn chế về kinh phí sản xuất nhưng không ai có thể phủ nhận Mùi cỏ cháy là một trong những bộ phim gây xúc động nhất. Bộ phim kể về những ngày đêm chiến đấu tại Thành cổ Quảng Trị, một sự kiện chiến tranh không thể nào quên của cả dân tộc. Bộ phim được thực hiện bởi một ê-kíp cực kỳ tâm huyết, với tấm lòng muốn tri ân những liệt sĩ đã ngã xuống vì tổ quốc. Bởi vậy cho nên không hẹn mà gặp, đạo diễn Hữu Mười, biên kịch Hoàng Nhuận Cầm, nhạc sĩ Đỗ Hồng Quân khi lên phát biểu nhận giải đều dành những lời tri ân các anh linh liệt sĩ đã hy sinh vì Tổ quốc.

Đạo diễn Hữu Mười nói rằng: “Vinh danh Mùi cỏ cháy, là vinh danh quá khứ, câu chuyện cách đây 40 năm về những chiến sĩ đã ngã xuống để bảo vệ Thành cổ Quảng Trị. Chúng ta không bao giờ được phép quên quá khứ, nếu quên quá khứ sẽ không có tương lai”.

Tuy nhiên, tiếc cho Mùi cỏ cháy là cho đến giờ, phim vẫn chưa được chiếu thương mại. Đặt cạnh Sen bạc - Long Ruồi, cũng là bộ phim giành kỷ lục doanh thu phòng vé năm qua - mới thấy “thương” cho một sản phẩm “made in” bằng tiền tài trợ của nhà nước!

Cánh diều Bạc năm nay chia đều cho Long Ruồi Sài Gòn Yo!. Long Ruồi, bộ phim giải trí rất thành công về doanh thu của năm 2011 còn mang về giải Nam diễn viên chính xuất sắc nhất cho Thái Hòa và Nữ diễn viên phụ xuất sắc nhất cho Tina Tình. Còn Sài Gòn Yo! rinh thêm giải Nữ diễn phụ xuất sắc nhất cho nữ diễn viên Quỳnh Hoa.


Kết quả giải Cánh diều 2011
(Hạng mục phim truyện nhựa)

- Âm thanh xuất sắc: Không có

- Giải nhạc sĩ xuất sắc nhất: Nhạc sĩ Đỗ Hồng Quân, phim Mùi cỏ cháy
- Họa sĩ xuất sắc nhất: Mã Phi Hải, phim Lời nguyền huyết ngải

- Quay phim: NSƯT Phạm Thanh Hà, phim Mùi cỏ cháy

- Đạo diễn xuất sắc nhất: Charlie Nguyễn, phim Long Ruồi
- Biên kịch xuất sắc nhất: Nhà thơ Hoàng Nhuận Cầm, phim Mùi cỏ cháy
- Nam diễn viên chính xuất sắc nhất: Thái Hòa, phim Long Ruồi

- Nam diễn viên phụ xuất sắc nhất: Hiếu Hiền, phim Hot boy nổi loạn, câu chuyện về thằng Cười, cô gái điếm và con vịt

- Nữ diễn viên chính xuất sắc nhất: Quỳnh Hoa, phim Sài Gòn Yo!

- Nữ diễn viên phụ xuất sắc nhất: Tina Tình, phim Long Ruồi
- Cánh diều Bạc: Long Ruồi, Sài Gòn Yo!

- Cánh diều Vàng: Mùi cỏ cháy

* Giải báo chí phê bình điện ảnh: Hot boy nổi loạn...
* Bộ phim Mùi cỏ cháy cũng đã nhận được bằng khen của Bộ Quốc phòng.

Hải Diệp
----------------------------
Xem phim đầy đủ tại: http://chieuphimquocgia.com.vn/phim/mcc.aspx


_________________
Quan nhất thời, Dân vạn đại !
      
kẻ đương thời
kẻ đương thời Ưu tú

Cấp bậc: Ưu tú

Giới tính : Nam

Bài viết : 665

Danh vọng : 1151

Uy tín : 42

Không bất ngờ, "Mùi cỏ cháy" đi Oscar

(TT&VH) - Gần 20 phim đủ điều kiện đã được Cục Điện ảnh gửi thư mời tham gia vòng tuyển chọn phim Việt dự tranh giải Phim nói tiếng nước ngoài hay nhất - Oscar 2013. 2 phim gửi hồ sơ tham dự. Và cuối cùng, vượt qua Cưới ngay kẻo lỡ, Mùi cỏ cháy chính thức trở thành đại diện của điện ảnh Việt tại giải thưởng danh giá - Oscar lần thứ 85.

Từ Oscar 2006, Việt Nam chính thức nhận được thư mời tham dự tranh giải ở hạng mục “Phim nói tiếng nước ngoài hay nhất”. Năm 2007, Bộ VH,TT&DL cũng ban hành Quy chế tuyển chọn phim tham dự giải thưởng Oscar. Từ đó, thông lệ hàng năm, trước ngày 1/10, Việt Nam đều chọn ra ứng viên tranh Bức tượng vàng danh giá này.

Cuộc đua… không gay cấn

Thông tin từ Cục Điện ảnh cho biết, năm nay có gần 20 phim Việt đủ điều kiện trở thành ứng viên tranh giải tại Oscar 2013 (được chiếu thương mại ít nhất 7 ngày tại Việt Nam trong khoảng thời gian từ 1/10 của năm trước đến 30/9 của năm sau). Theo tìm hiểu riêng của TT&VH, vòng đua chính thức có 2 ứng viên là Cưới ngay kẻo lỡ(bộ phim thứ ba của Charlie Nguyễn sau Để Mai tínhLong ruồi, ra mắt tháng 4/2012) và Mùi cỏ cháy (Công ty TNHH Một thành viên Phim truyện VN sản xuất, biên kịch: Hoàng Nhuận Cầm, đạo diễn: Hữu Mười).

"Mùi cỏ cháy" - bộ phim được chuyển thể từ cuốn nhật ký của liệt sĩ Nguyễn Văn Thạc Hoang-nhuan-cam

Nhà biên kịch Hoàng Nhuận Cầm nhận giải Bông sen Bạc tại LHP Việt Nam lần thứ 17
Nếu như “cuộc đua” ở vòng tuyển chọn năm ngoái, 3 ứng viên được xem là “ngang ngửa” gồm: Long thành cầm giả ca, Khát Vọng Thăng LongCánh đồng bất tận, thì vòng tuyển chọn năm nay… không gay cấn lắm. Cưới ngay kẻo lỡ là bộ phim giải trí nhẹ nhàng giống như hai tác phẩm trước của Charlie Nguyễn. Dù trở thành “hiện tượng” phòng vé mùa phim Hè vừa qua, thì Cưới ngay kẻo lỡ vẫn bị mang tiếng… hài nhảm kiểu Hong Kong.

Trong khi đó, Mùi cỏ cháy có một “bảng vàng” thành tích: Bông sen Bạc Liên hoan phim Việt Nam lần thứ 17 (không có Bông sen Vàng); Cánh diều Vàng 2011… Mùi cỏ cháy cũng là bộ phim hiếm hoi gắn “mác” phim nhà nước có độ “phủ sóng” rộng với 35 bản phim nhựa được in ra và lần lượt chiếu tại tất cả các tỉnh, thành trong cả nước. Tâm hồn mẹ - một phim khác của Công ty TNHH Một thành viên Phim truyện VN – cũng đã được đơn vị sản xuất tính tới trong quá trình chọn phim. Tuy nhiên, giống như trường hợp của Rừng đen trước kia, Tâm hồn mẹ bị mắc vì chưa chiếu thương mại.

Hơn nữa, chiểu theo tiêu chuẩn trong Quy chế tuyển chọn phim tham dự giải thưởng Oscar, gồm: Phim thể hiện tính nhân văn sâu sắc và có những tìm tòi, sáng tạo trong nghệ thuật thể hiện; Đậm đà bản sắc dân tộc Việt Nam, sử dụng lời thoại gốc chủ yếu bằng tiếng Việt… thì rõ ràng, Mùi cỏ cháy có rất nhiều lợi thế. Thực tế, trong cuộc chấm chọn của Hội đồng tuyển chọn phim tham dự giải Oscar nhiệm kỳ 2012-2014 diễn ra hôm 25/9/2012, Mùi cỏ cháy đã giành điểm rất cao.

"Mùi cỏ cháy" - bộ phim được chuyển thể từ cuốn nhật ký của liệt sĩ Nguyễn Văn Thạc Mui-co-chay

Cảnh phim Mùi cỏ cháy
Biên kịch Hoàng Nhuận Cầm: Tin ở thông điệp nhân văn
Như vậy là trước Mùi cỏ cháy, điện ảnh Việt đã từng có những đại diện: Mùa len trâu, Chuyện của Pao, Áo lụa Hà Đông, Đừng đốtKhát vọng Thăng Long được gửi tham dự Oscar. Sau bộ phim dựa theo cuốn nhật ký chiến trường của liệt sĩ Đặng Thùy Trâm, lần này đến lượt phim về 81 ngày đêm chiến đấu kiên cường tại Thành cổ Quảng Trị và hình ảnh liệt sĩ Nguyễn Văn Thạc “đi” Oscar.

Chia sẻ cảm xúc khi vừa nhận tin vui này, nhà biên kịch Hoàng Nhuận Cầm cho biết, ông rất vui và xúc động. “Tôi ký tên là biên kịch, nhưng câu chuyện của Mùi cỏ cháy được biết bởi cả một thế hệ thanh niên tình nguyện xếp bút nghiên để lên đường chiến đấu vì Tổ quốc, trong đó có Nguyễn Văn Thạc, Vũ Đình Văn, Hoàng Thượng Lân... Người tôi muốn chia sẻ tin vui này đầu tiên chính là những đồng đội đã không bao giờ trở về ấy. Sau khi nhận được tin báo từ một người bạn, tôi đã gọi điện cho anh trai của liệt sĩ Nguyễn Văn Thạc là anh Nguyễn Văn Thục. Thực sự, tôi rất xúc động. Phim dù có được giải hay không với tôi không còn là điều quan trọng nữa, bởi chân dung một thế hệ sẵn sàng hy sinh, đặt Tổ quốc lên trên hết đã không chỉ xuất hiện ở trong nước mà còn trong mắt bạn bè quốc tế” – nhà thơ – biên kịch Hoàng Nhuận Cầm nói thêm.

Với Hoàng Nhuận Cầm, bất cứ bộ phim nào, về số phận đất nước hay gia đình thì cốt lõi là chất nhân văn. “Chất nhân văn trong Mùi có cháy thấm đẫm từ đầu đến cuối. Cái này tôi không nghĩ ra được. Mà đó chính là từ mong muốn của thế hệ chúng tôi rằng người nào trở về được thì hãy kể lại câu chuyện này… Câu chuyện đã được kể, không chỉ cho chúng tôi mà cho những thế hệ sau này. Tôi nghĩ rằng, đi tận cùng của dân tộc sẽ gặp nhân loại. Những bộ phim của bạn bè quốc tế như Trung Quốc, Hàn Quốc, Ba Lan, Nga… cũng thế. Khi họ đi đến tận cùng dân tộc họ thì nó cũng thấm đẫm trong trái tim tôi. Bài ca người lính ấn tượng với tôi ghê gớm lắm. Vì thế chất nhân văn trong Mùi cỏ cháy có thể sẽ là cầu nối duy nhất, ngắn nhất để nối những trái tim với trái tim” – nhà biên kịch nói.

Hà Chi

_________________
Quan nhất thời, Dân vạn đại !
      
      

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Về Đầu Trang  Thông điệp [Trang 1 trong tổng số 1 trang]

Quyền hạn của bạn

Bạn không có quyền trả lời bài viết
free counters



  • Đoàn Ngọc Khánh

    mobile phone 098 376 5575


    Đỗ Quang Thảo

    mobile phone 090 301 9666


    Nguyễn Văn Của

    mobile phone 090 372 1401


    IP address signature
    Free forum | ©phpBB | Free forum support | Liên hệ | Báo cáo lạm dụng | Thảo luận mới nhất