Change background image
LOVE quotion

Bắt đầu từ 4.53' thứ Hai ngày 17/10/2011


You are not connected. Please login or register

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Go down  Thông điệp [Trang 1 trong tổng số 1 trang]

Cựu học viên
Cựu học viên Xuất sắc

Cấp bậc: Xuất sắc

Giới tính : Nam

Bài viết : 1328

Danh vọng : 2216

Uy tín : 54

25 năm trước, ngày 14-3-1988, Hải quân Trung Quốc đưa tàu đến gây sự ở 3 đảo Gạc Ma, Cô Lin và Len Đao thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam. Trong cuộc chiến không cân sức ấy, những người lính Hải quân Việt Nam đã xả thân giữ đảo, để máu mình tô thắm cờ Tổ quốc.

Quyết tử vì Gạc Ma

Dù đảo Gạc Ma đã bị Trung Quốc xâm chiếm trái phép nhưng trong cuộc hải chiến 14-3-1988, hình ảnh những cột cờ sống và “vòng tròn bất tử” vẫn khắc sâu trong tâm trí bao người...

Bi hùng hải chiến Trường Sa 89chan10
Các chiến sĩ trên tàu HQ-604 bị hải quân Trung Quốc bắn chìm ngày 14-3-1988 được đồng đội ứng cứu

Anh hùng Nguyễn Văn Lanh, người vào sáng 14-3-1988 đã cùng Thiếu úy Trần Văn Phương và các chiến sĩ hải quân (HQ) được cử từ tàu vận tải HQ-604 lên đảo Gạc Ma bảo vệ cờ Tổ quốc, nhớ lại: “HQ Trung Quốc (TQ) hạ xuồng từ tàu lớn mang theo nhiều lính trang bị vũ khí hạng nặng đổ bộ lên Gạc Ma. Chúng cho rằng công binh đang xây dựng đảo của ta ít, chỉ trang bị thô sơ, có người thậm chí không vũ khí trong tay, sẽ dễ dàng bị khuất phục. Nhưng chúng đã nhầm!”.

Còn cờ, còn đảo

Trong trận hải chiến ngày 14-3-1988, trong 3 đảo Gạc Ma, Cô Lin và Len Đao, cuộc đối đầu khốc liệt nhất diễn ra tại Gạc Ma. Theo Đại tá Nguyễn Hữu Doanh, người chuyên lo kế hoạch cung ứng, tiếp tế nhu yếu phẩm và lên kế hoạch xây dựng nhà chủ quyền kiên cố trên các đảo ở Trường Sa những năm 1980, sở dĩ HQ TQ tấn công Gạc Ma dữ dội nhất vì đảo này nằm ở vị trí đắc địa trong khu vực quần đảo Trường Sa và biển Đông.

Bi hùng hải chiến Trường Sa 1chot_10
Thả hoa tưởng niệm các liệt sĩ là một nghi lễ thường xuyên trong những chuyến tàu đến với Trường Sa

Khi lính TQ đổ bộ lên Gạc Ma, Đại úy Vũ Phi Trừ, Thuyền trưởng tàu HQ-604, giao nhiệm vụ cho Thiếu úy Trần Văn Phương lên đảo cắm chốt, bảo vệ cờ Tổ quốc để xác định chủ quyền. Thấy lính TQ tiến vào đảo với số lượng lớn và sẵn sàng bắn vào ta, đại úy Trừ ra lệnh: “Ai bơi giỏi, lập tức vào hỗ trợ Thiếu úy Phương”. “Tôi cùng 10 chiến sĩ nhảy xuống biển bơi vào đảo hỗ trợ anh Phương giữ cờ. Lúc ấy, trên đảo có khoảng 40 công binh của ta bị địch chĩa súng nã đạn không thương tiếc” - ông Nguyễn Văn Lanh hồi tưởng.

Ông Lanh không thể nào quên hình ảnh Thiếu úy Phương hôm đó. Khi bị lính TQ bắn trọng thương, anh vẫn cố ngoi lên mặt nước, tay luôn giữ chặt lá cờ, tự biến mình thành cột cờ sống. “Khi bơi đến nơi, tôi đề nghị thiếu úy Phương về tàu cứu chữa nhưng anh ấy nói như ra lệnh: “Thà hy sinh chứ không thể để mất đảo. Hãy để cho máu của mình tô thắm lá cờ truyền thống của Quân chủng HQ”. Sau khi dặn tôi và đồng đội tiếp tục giữ cờ Tổ quốc bằng mọi giá, anh Phương hy sinh” - ông Lanh nghẹn ngào.

Thấy người trước ngã xuống, người sau vẫn tiếp tục lao tới tự biến mình thành cột cờ sống trên biển, lính TQ lao đến giằng lấy. “Chúng dùng lưỡi lê và báng súng đâm và uy hiếp chúng tôi. Trong tay không vũ khí nhưng tôi vẫn chiến đấu không chút run sợ. Hai tên lính TQ lao vào, một tên đâm xuyên lưỡi lê qua vai tôi. Lúc đó, nhiều đồng đội bơi tới yểm trợ tôi tiếp tục giữ cờ” - ông Lanh xúc động.

Lòng quả cảm, ý chí sắt đá

Ông Nguyễn Văn Lanh cho biết những người lính HQ Việt Nam trong gần 1 giờ quần thảo với lính TQ đã đứng kề vai nhau thành một “vòng tròn bất tử” để bảo vệ cờ, ngăn chặn chúng tiến sâu vào đảo. Chứng kiến ý chí chiến đấu quyết tử giữ đảo của HQ ta, lính TQ đành rút về tàu. Chúng nã pháo điên cuồng vào tàu HQ-604 neo đậu bên ngoài và những người lính trên đảo Gạc Ma. Trung tá Trần Đức Thông, Lữ đoàn phó Lữ đoàn 146, Thuyền trưởng Vũ Phi Trừ và hầu hết cán bộ, chiến sĩ đã hy sinh hoặc chìm theo tàu HQ-604 mất tích. Nhiều người bị thương nặng, trôi lênh đênh trên biển…

Anh hùng - Đại tá Vũ Huy Lễ, người Thuyền trưởng của tàu HQ-505 nhận trách nhiệm đóng giữ đảo Cô Lin năm xưa, xúc động: “Tôi nhìn sang vùng biển Gạc Ma, thấy nhiều đồng đội vừa ngã xuống. Không thể để anh em nằm lại giữa biển khơi, chúng tôi đưa xuồng sang cứu. Tuy nhiên, HQ TQ dùng súng AK bắn phá, không để chúng tôi cứu thương. Mặc, chúng tôi vẫn bình tĩnh, tiếp tục bơi xuồng sang. Suốt buổi sáng hôm ấy, chúng tôi đã vớt được 44 thương binh và tử sĩ”.

Đại tá Trần Minh Cảnh giờ đã bước sang tuổi 78 nhưng vẫn nhớ như in những giờ phút nóng bỏng 25 năm trước. Vị Chủ nhiệm Chính trị Vùng 4 HQ vào thời điểm đó, người được anh em HQ xem là “ra Trường Sa như đi xe buýt”, trầm mặc hồi tưởng những hình ảnh bi hùng của đồng đội năm xưa. “Đó là cuộc chiến không cân sức khi TQ với nhiều tàu chiến lớn, vũ khí hạng nặng; còn ta chủ yếu giữ đảo bằng lòng quả cảm và ý chí sắt đá bảo vệ chủ quyền” - ông tự hào.

Giữ vững Cô Lin, Len Đao
Sự kiện ngày 14-3-1988 được biết đến trong lịch sử HQ Nhân dân Việt Nam với tên gọi CQ88 hay “Chủ quyền 88”. Khi đó, Tư lệnh HQ là Đô đốc Giáp Văn Cương cùng Bộ Tham mưu đã trực tiếp chỉ huy Vùng 4 và các đơn vị có mặt ở Trường Sa chiến đấu, quyết giữ đảo. Một sở chỉ huy tiền phương được thành lập và đóng ở Quân cảng Cam Ranh - Khánh Hòa.

Đại tá Lê Xuân Bạ, nguyên Chính ủy Lữ đoàn 146, Bí thư Huyện ủy Trường Sa, lúc đó là Trung tá, Phó Chủ nhiệm Chính trị Vùng 4 HQ - thuộc Sở Chỉ huy tiền phương, cho biết: Ngày 11-3-1988, tàu HQ-604 của Thuyền trưởng Vũ Phi Trừ được lệnh đến đóng giữ Gạc Ma, tàu HQ-505 của Thuyền trưởng Vũ Huy Lễ đóng giữ Cô Lin và tàu HQ-605 nhận lệnh đến Len Đao. Phối hợp với các tàu này còn có 2 phân đội công binh thuộc Trung đoàn 83, 2 tổ chiến đấu thuộc Lữ đoàn 146 do Trung tá - Lữ đoàn phó Trần Đức Thông chỉ huy.

Sau trận hải chiến ngày 14-3-1988, dù chúng ta gặp tổn thất lớn về người với 64 chiến sĩ hy sinh nhưng HQ TQ không dám mở rộng phạm vi xâm lấn; các đảo Cô Lin, Len Đao được giữ vững.

Kỳ Nam

      
Cựu học viên
Cựu học viên Xuất sắc

Cấp bậc: Xuất sắc

Giới tính : Nam

Bài viết : 1328

Danh vọng : 2216

Uy tín : 54

Xả thân giữ đảo

Trung tá - Thuyền trưởng tàu HQ-505 Vũ Huy Lễ được phong anh hùng nhờ một quyết định táo bạo và mưu trí trong trận hải chiến 14-3-1988: Lao cả con tàu lên đảo Cô Lin, nhờ đó giữ vững hòn đảo này cũng như chủ quyền của ta.

Trung tá Phạm Văn Hưng - người vào ngày 14-3-1988 là Thiếu úy, Ngành trưởng hỏa lực trên tàu HQ-505 - xúc động nhớ lại thời khắc sinh tử khi Trung tá - Thuyền trưởng Vũ Huy Lễ táo bạo lao cả con tàu dài gần 100 m, rộng 38 m lên đảo chìm Cô Lin. “HQ-505 là tàu vận tải đổ bộ, chỉ trang bị vũ khí đơn giản. Thế nhưng, chúng tôi đã xả thân chiến đấu, quyết không để đảo của ta bị Trung Quốc (TQ) chiếm giữ” - ông quả quyết.

Pháo đài Cô Lin

Thuyền trưởng Vũ Huy Lễ giờ đã về hưu với quân hàm Đại tá, vui thú điền viên ở quận Hải An - TP Hải Phòng. Nhắc đến trận hải chiến 25 năm trước, ông bồi hồi: “Đảo Cô Lin cách Gạc Ma chừng 4 hải lý. Sau khi tàu HQ-604 của thuyền trưởng Vũ Phi Trừ bị lính TQ tấn công, tàu chúng tôi cũng bị chúng nã đạn dữ dội. Nhờ HQ-505 không bị chìm ngay nên chúng tôi có đủ thời gian để quyết định lao cả con tàu lên đảo, giữ vững chủ quyền của ta”.

Đại tá Lễ cho biết hôm đó, tàu HQ-505 bị tàu của hải quân (HQ) TQ bắn hỏng máy trôi ra xa đảo Cô Lin gần 1 hải lý. “Tôi nghĩ nếu không nhanh chóng trở lại Cô Lin thì tàu sẽ chìm, toàn bộ anh em sẽ hy sinh mà đảo cũng có thể rơi vào tay địch. Tôi lập tức yêu cầu anh em kỹ thuật tập trung sửa máy tàu. Khi sửa xong, tôi yêu cầu chạy cả 2 máy, một tiến, một lùi để mũi tàu hướng về đảo. Gần đến Cô Lin, HQ-505 mở hết tốc lực phi lên đảo. Khi một phần thân tàu đã nằm trên bãi san hô, tôi tin chắc HQ-505 không thể chìm được” - ông kể.

Bi hùng hải chiến Trường Sa 89chan11
Thuyền trưởng Vũ Huy Lễ (người mang quân hàm) và các chiến sĩ tàu HQ-505 anh hùng (Ảnh tư liệu Quân chủng Hải quân)

Thấy tàu HQ-505 đã lên đảo, lính TQ không nổ súng nữa. Thuyền trưởng Lễ cùng các chiến sĩ vừa lao vào chữa cháy cho tàu vừa tổ chức đưa một xuồng máy sang đảo Gạc Ma để ứng cứu anh em trên tàu HQ-604 đang bị chìm. “Từ tàu HQ-505, chúng tôi nhìn thấy rất rõ tình hình bên Gạc Ma. Dù tàu HQ-505 cũng đang trong tình thế hiểm nghèo nhưng thuyền trưởng Lễ vẫn quyết định đưa xuồng sang cứu anh em bên Gạc Ma” - Trung tá Phạm Văn Hưng cho biết.

Hứng chịu trận bão đạn của HQ TQ, 5 chiến sĩ trên tàu HQ-505 bị thương. Xác định nhiệm vụ bảo vệ đảo Cô Lin là ưu tiên số 1, thuyền trưởng Lễ tiếp tục tổ chức anh em vào vị trí chiến đấu. Lúc đó, nhiều bộ phận của tàu HQ-505 vẫn tiếp tục bốc cháy. Trưa 14-3-1988, khi tàu HQ-931 và HQ-671 đến tiếp ứng, tàu HQ-505 được chữa cháy và trụ vững trên đảo Cô Lin, trở thành pháo đài sừng sững giữa vùng biển Trường Sa.

Quyết định của cả đời binh nghiệp

Nhớ lại quyết định lao tàu HQ-505 lên đảo, Đại tá Vũ Huy Lễ giải thích: “Khi đó, toàn bộ hệ thống thông tin liên lạc trên tàu đã bị hỏng nặng nên tôi không thể báo cáo tình hình với cấp trên. Quyết định lao tàu lên đảo được đưa ra trong tình thế ngàn cân treo sợi tóc. Sau khi bàn bạc với Chính trị viên, Thủy thủ trưởng và Ngành trưởng hỏa lực, tôi đã đưa ra một quyết định trọng đại nhất trong đời binh nghiệp của mình”.

Sau hành động quyết đoán ấy, tàu HQ-505 và Thuyền trưởng Vũ Huy Lễ được Sở Chỉ huy tiền phương Chiến dịch CQ88 tuyên dương. Dù có thể rút về đảo Sinh Tồn thuộc quần đảo Trường Sa để nghỉ ngơi, phục hồi sức khỏe nhưng ông vẫn không nỡ rời xa Cô Lin. “Rất nhiều người đã ngã xuống mới giữ được đảo. Lúc này, chưa ai biết đảo có còn bị TQ tấn công nữa hay không. Vì thế, tôi vẫn xin tiếp tục được ở lại cùng 9 chiến sĩ nữa, trên chính con tàu HQ-505” - ông cho biết.

Sau trận hải chiến 14-3-1988, hầu như ngày nào TQ cũng cho tàu chiến ra khiêu khích. “Có ngày, chúng quấy nhiễu tới 3-4 lần và dùng loa réo cả tên tôi: “Vũ Huy Lễ, hãy đầu hàng!”. Thế nhưng, điều đó càng thôi thúc chúng tôi quyết tâm bám trụ. Tình cảnh khi đó rất khó khăn, máy bay trực thăng của ta phải ra tiếp tế từng cái khăn mặt, từng bánh xà phòng nhưng anh em luôn vững vàng” - ông tự hào.

Trung tá Vũ Huy Lễ ở lại tàu HQ-505 đến tháng 6-1988, khi các hành động khiêu khích của HQ TQ đã giảm và chủ quyền trên đảo Cô Lin được giữ vững. Người tiếp nhận nhiệm vụ bảo vệ Cô Lin sau đó là Thiếu úy Phạm Văn Hưng. Ba tháng gắn bó với Cô Lin là quãng thời gian không thể nào quên với chàng sĩ quan HQ mới 24 tuổi. “Tôi được anh em trong Quân chủng HQ gán cho biệt danh “Hưng Cô Lin”. Tàu TQ vẫn đến quấy nhiễu. Chúng đưa thuyền vào sát đảo, quăng dây lên “pháo đài” HQ-505 và dọa sẽ kéo tàu ra biển. Cuộc đối đầu lúc này thật sự là cuộc đấu trí, thử thách sự bền gan của nhau” - thiếu úy Hưng nhìn nhận.

Tàn sát dã man
Ông Phan Văn Hồng, nguyên chiến sĩ công binh Vùng 4 HQ, người chứng kiến trận chiến ở Gạc Ma qua ống nhòm tại đảo Sinh Tồn cách đó vài hải lý, nghẹn ngào: “Khi tàu HQ-604 bị bắn chìm, một số anh em thoát được trôi dạt trên biển. Lính TQ dùng câu liêm móc, kéo nhưng anh em tìm cách né và bơi ra xa. Khi đó, chúng vừa dùng súng bắn anh em dưới nước vừa cười nói… Chiều hôm đó, chúng tôi đưa thuyền sang vớt anh em. Hình ảnh những chiến sĩ của ta thân thể nát bươm, máu loang đỏ biển đã in sâu vào tâm trí chúng tôi”.

Đại tá Nguyễn Văn Dân - nguyên Phó Tham mưu trưởng Vùng 4 HQ, người trực tiếp chỉ huy Cụm 2 Trường Sa, trong đó có các đảo Len Đao, Gạc Ma, Cô Lin - cho biết khi xảy ra chiến sự, ông đang trên tàu HQ-614 từ đảo Đá Đông chạy đến Gạc Ma. Khi tàu HQ-614 đến nơi, trận hải chiến đã kết thúc. “Chúng tôi quay ra tìm kiếm anh em của ta nhưng tàu chiến TQ liên tục ngăn cản. Lính TQ quá dã man! Họ dùng súng 37 ly - vốn chỉ dùng cho phòng không - hạ nòng xả vào chiến sĩ của ta đang trôi dạt trên biển không hề bắn trả. Họ còn nổ súng cản trở tàu ta làm nhiệm vụ cứu thương dù chúng tôi đã treo cờ chữ thập đỏ hoặc chĩa nòng pháo sang đe dọa” - Đại tá Dân rưng rưng.

Kỳ Nam

      
Phó Thường dân
Phó Thường dân Webmaster

Cấp bậc: Webmaster

Giới tính : Nam

Bài viết : 1706

Danh vọng : 2233

Uy tín : 144

Bi hùng hải chiến Trường Sa Hq_60410
Ảnh chụp con tàu HQ-604 ngày 10-3-1988. Bốn ngày sau, tàu bị bắn chìm tại vùng biển Gạc Ma - Ảnh tư liệu Lữ đoàn 125

Bi hùng hải chiến Trường Sa Hq60410
Dép nhựa, bát cơm, áo, vũ khí... còn lại trong khoang tàu HQ-604. Các thợ lặn chỉ có thể vớt lên chừng ấy vào năm 2008 - Ảnh: Lê Đức Dục

Bi hùng hải chiến Trường Sa Le10
Đại tá Vũ Huy Lễ, nguyên thuyền trưởng HQ-505, người đã ra lệnh cho tàu lao lên ủi bãi Cô Lin - Ảnh: Quốc Việt
      
Người đưa đò
Người đưa đò Tích cực

Cấp bậc: Tích cực

Bài viết : 415

Danh vọng : 699

Uy tín : 42

Bi hùng hải chiến Trường Sa Img_4910

Bi hùng hải chiến Trường Sa Img_4711
Áo thun Hoàng Sa- Trường Sa
      
Cựu học viên
Cựu học viên Xuất sắc

Cấp bậc: Xuất sắc

Giới tính : Nam

Bài viết : 1328

Danh vọng : 2216

Uy tín : 54

Nằm lại giữa trùng khơi

Trong 64 chiến sĩ hy sinh trong cuộc hải chiến ngày 14-3-1988, phần lớn vẫn còn nằm lại giữa vùng biển thân yêu của Tổ quốc. Nhiều người ra đi khi tuổi đời mới đôi mươi.

Cựu binh Mai Xuân Hải, hiện sống ở huyện Bố Trạch - Quảng Bình, người có mặt trên tàu HQ-604 giữ đảo Gạc Ma khi bị hải quân (HQ) Trung Quốc (TQ) nã pháo, xúc động: “Đồng đội tôi hy sinh rất nhiều. Khi tàu chìm dần, họ không chịu nhảy xuống biển. Tôi cũng thế nhưng vì nước tràn vào tàu, bị đẩy ra ngoài”. Theo anh Hải, vào thời khắc sinh tử ấy, nhiều chiến sĩ quyết tâm ở lại dù tàu chìm vì những chỉ huy của họ đã không hề tiếc mạng sống.

Bi hùng hải chiến Trường Sa Chan8910
Cụ Lê Thị Niệm cùng các cựu binh Trường Sa trong ngày giỗ liệt sĩ Phan Tấn Dư (Ảnh: Hồng Ánh)

Quyết không lùi bước

Trên tàu HQ-604, người chỉ huy cao nhất không phải là Đại úy - Thuyền trưởng Vũ Huy Trừ mà là Trung tá - Lữ đoàn phó Lữ đoàn 125 Trần Đức Thông. Đầu tháng 3-1988, khi vẫn đang nghỉ phép ở quê nhà (huyện Hưng Hà - Thái Bình), Trung tá Thông nhận được điện của đơn vị thông báo tình hình căng thẳng ở quần đảo Trường Sa. Ngay lập tức, ông lên đường trở về đơn vị.

Lữ đoàn 125 giao cho Trung tá Thông chỉ huy lực lượng đóng chốt tại cụm đảo Gạc Ma - Cô Lin - Len Đao. Chiều 13-3, ông có mặt sát đảo Gạc Ma, nhanh chóng tổ chức cho các chiến sĩ công binh HQ bốc dỡ hàng hóa, vật liệu xây dựng xuống đảo. Đang thực hiện nhiệm vụ, ông bị tàu TQ vây ráp bắt rời khỏi đảo. Sau khi thông báo tình hình với Sở Chỉ huy tiền phương, Trung tá Thông quyết tâm: “Địch có thể bao vây, chúng ta có thể mất tàu nhưng tôi và anh em sẽ không lùi bước”.

Khi HQ TQ cho lính tràn lên Gạc Ma định nhổ Quốc kỳ của ta, Trung tá Thông liền cử thêm lực lượng từ tàu HQ-604 đến hỗ trợ. Biết không thể kêu gọi chúng ta rời đảo, lính TQ đã bắn điên cuồng vào tàu HQ-604. Trung tá Thông đang đứng trên mũi tàu chỉ huy lực lượng chống trả địch thì trúng đạn hy sinh...

Chị Trần Thị Hà, con gái liệt sĩ Trần Đức Thông, hiện công tác tại Công an tỉnh Hà Nam, nhớ lại: “Năm 1988, bố được nghỉ phép về ăn Tết với gia đình. Đầu tháng 3, khi chưa hết phép, ông đã vội vã trở lại đơn vị. Nhận được thông báo bố hy sinh, gia đình sững sờ nhưng không tin vì một tháng sau khi ông rời nhà, gia đình vẫn còn nhận được thư của ông. Sau này, tôi mới biết trước đó, bố đã viết nhiều bức thư trao lại đồng đội. Ông dặn đồng đội khi nào gửi thư đi thì mới điền ngày, tháng để vợ con ở nhà không lo lắng”.

Hy sinh gần như cùng lúc với Trung tá Thông là Thuyền trưởng Vũ Huy Trừ. Năm 1988, anh mới 31 tuổi. Sáng 13-3, anh được lệnh cơ động từ đảo Đá Lớn sang Gạc Ma. Lính TQ đã cho nhiều tàu chiến tới chặn đường, khiêu khích và đe dọa tàu HQ-604. Đại tá Vũ Huy Lễ, khi đó là thuyền trưởng tàu HQ-505 đóng giữ đảo Cô Lin, tự hào: “Tàu TQ chặn ngang mũi tàu của Trừ nhưng cậu ấy vẫn giữ đúng hướng lái tiến vào đảo Gạc Ma, buộc chúng phải lùi lại rồi nã pháo dồn dập…”.

Thắm tình đồng đội

25 năm đã trôi qua, nhiều người lính Trường Sa trở về với đồng ruộng, làng quê hoặc tiếp tục phục vụ trong Quân chủng HQ nhưng đến hẹn lại lên, cứ đến những ngày này, họ lại rủ nhau tưởng niệm đồng đội đã hy sinh. Trong cuộc hải chiến ngày 14-3-1988, tỉnh Phú Khánh ngày ấy có 3 chiến sĩ hy sinh ở Gạc Ma: Trương Văn Thịnh, Phan Tấn Dư và Võ Đình Tuấn, tất cả đều không tìm được thi thể. Ngày giỗ của 2 liệt sĩ Dư và Tuấn được tổ chức vào ngày 8-3, còn liệt sĩ Thịnh là 6-3.

Căn nhà nhỏ của cụ Lê Thị Niệm, mẹ liệt sĩ Dư (huyện Tây Hòa - Phú Yên), chật cứng cựu binh Trường Sa trong ngày giỗ anh. Cựu binh Huỳnh Bá Thoại (TP Tuy Hòa - Phú Yên) quay sang cụ Niệm: “Hồi đi lính, Dư có người yêu chưa má?”. Cụ Niệm lau nước mắt: “Trước khi ra Trường Sa, Dư về thăm nhà. Má hối tìm vợ, nó cười bảo: “Con còn làm trả nợ xây nhà nữa”. Chuyến đó, nó đi luôn…”.

Trước bàn thờ, một thương binh hết lúi húi lau chùi rồi lại mang di ảnh liệt sĩ Dư ra ngắm. Đó là cựu binh Nguyễn Văn Dũng, hiện ngụ tại TP Nha Trang, bạn thân của anh Dư. “Lẽ ra chuyến ấy tôi chứ không phải Dư ra đảo. Tôi đã chuẩn bị lên đường nhưng trước đó một hôm, thủ trưởng phát hiện tôi bị viêm họng nên yêu cầu Dư đi thay. Dư đã đi và nằm lại ngoài ấy thay tôi…” - anh bồi hồi.

Năm nay, giỗ liệt sĩ Thịnh được tổ chức tại nhà của người anh ruột Trương Văn Cảnh tại TP Tuy Hòa. “Sau ngày 14-3-1988, gia đình nhận giấy báo Thịnh mất tích. Cha tôi không cho làm giỗ, ông quả quyết: “Rồi Thịnh sẽ về”. Đợi mãi vẫn không thấy, thương em, tôi lén gia đình đến ngày 14 lại làm mâm cơm cúng. Sau này, khi cha tôi biết, ông chỉ lặng lẽ khóc” - anh Cảnh thổ lộ.

Căn nhà tình nghĩa của gia đình liệt sĩ Võ Đình Tuấn nằm sâu trong một xóm nhỏ ở thị xã Ninh Hòa - Khánh Hòa. “Ngày ấy, gia đình rất nghèo. Năm 1987, Tuấn về phép thăm gia đình, mua cho 2 em đứa cái quần, đứa cái áo. Tuấn hẹn năm sau về sẽ mua đủ bộ quần áo cho 2 em, vậy mà nó đi mãi…” - bà Phan Thị Đay, mẹ anh Tuấn, nghẹn ngào.


Mỏi mòn chờ xác người thân

Cưới nhau 27 năm nhưng đằng đẵng 25 năm nay, chị Đỗ Thị Hà vẫn thui thủi một mình nuôi con. Chị Hà cho biết hồi ấy, chị đến được với anh Đinh Ngọc Doanh (quê Ninh Bình) là nhờ công mai mối của Thiếu úy Trần Văn Phương, người chiến sĩ HQ anh hùng nổi tiếng với câu nói: “Thà hy sinh chứ không thể để mất đảo. Hãy để cho máu của mình tô thắm lá cờ truyền thống của Quân chủng HQ”. Anh Doanh cũng đã hy sinh cùng chiếc tàu HQ-604.

Chị Hà hiện sống trong căn nhà tình nghĩa ở TP Cam Ranh - Khánh Hòa. Thắp nén hương trên bàn thờ chồng, chị bùi ngùi: “Trước đây, một số đồng đội của anh Doanh trên tàu HQ-604 đến thăm tôi cho biết ngư dân có vớt được 4 thi thể. Tôi rất hy vọng nhưng cuối cùng, kết quả xét nghiệm ADN không phải anh Doanh. Năm 2009, khi tượng đài Cam Ranh xây dựng, tên tuổi anh được khắc ghi trên đó. Tôi thấy ấm lòng hơn, vợi bớt nỗi buồn hàng chục năm mòn mỏi chờ xác chồng”.


      
Người đưa đò
Người đưa đò Tích cực

Cấp bậc: Tích cực

Bài viết : 415

Danh vọng : 699

Uy tín : 42

Lá thư không người nhận

Đó là một lá thư đã ố màu, cũ kỹ, nằm lọt thỏm trong rất nhiều hình ảnh, kỷ vật liên quan đến sự kiện ngày 14-3-1988 trong phòng trưng bày của Bảo tàng Hải quân VN (Hải Phòng).

Trên bì thư viết: Con: Thu Hà/Trạm cung ứng than thị xã Phủ Lý - Hà Nam Ninh/Tới thăm Bố: Trần Đức Thông hòm thư 2C100A Cam Ranh - Phú Khánh. Dòng đầu tiên trong lá thư viết: Phủ Lý ngày 20-3-88. Tức bảy ngày sau khi xảy ra sự kiện 14-3-1988!

“Bố xa nhớ. Hôm nay là ngày chủ nhật, con ngồi vào bàn học mà không sao học được vì lúc đó là buổi ca nhạc 7g30-8g, toàn hát những bài hát về Trường Sa. Lúc này con không thể nào học được nữa vì những bài hát đang khơi gợi về hình ảnh Trường Sa, nhất là hình ảnh của bố. Lúc này con nhớ bố vô hạn nên con tranh thủ viết mấy dòng chữ gửi cho bố.

Bố ạ. Tính đến nay bố xa gia đình cũng ba tuần rồi bố nhỉ. Thời gian trôi đi nhanh quá phải không bố? Bố ạ. Bố đi đã viết về nhà ba bức thư thì ở nhà đều nhận được hết. Bưu phẩm bố gửi cũng nhận được.

Bố ạ, hôm qua ngày 19-3-88 có xe ca của lữ 147 vào trong chỗ bố công tác và lúc xe ra bố có gửi chú Hoa ra cho 50kg gạo và tiền 140.000 đồng, và của cả bác Cổn nữa thì mẹ con và chúng con đều nhận được cả.

Bố ạ, còn tình hình học tập của con ở nhà vẫn bình thường. Hôm vừa qua bố có gửi thư tay cho thầy giáo chủ nhiệm con thì thầy đã nhận được và thầy nói rằng sẽ biên thư cho bố.

Bố ạ! Vừa qua tình hình ở đảo căng thẳng lắm phải không bố. Do vậy ở trong đơn vị chắc bố cũng bận nhiều, do vậy cũng phải ảnh hưởng đến sức khỏe nhưng bố ạ, bố cố gắng giữ gìn sức khỏe.

Thôi cuối thư con còn gửi lời hỏi thăm sức khỏe các bác, các chú, các anh trong đơn vị bố mạnh khỏe, canh giữ vững chắc vùng biển thân yêu Trường Sa. Bố có phải đi đảo hay không viết thư về cho gia đình biết tin nhé. Mẹ con ở nhà đang rất sốt ruột vì lúc nào đài cũng nói rằng tình hình Trường Sa rất căng thẳng. Thôi con tạm dừng bút ở đây, lá thư sau con sẽ viết nhiều hơn. Chúc bố khỏe, công tác tốt. Con Trần Thị Thu Hà”.


Bi hùng hải chiến Trường Sa 62114910
Chị Trần Thị Thu Hà thắp nhang trong ngày giỗ bố (Ảnh: My Lăng)

      
Người đưa đò
Người đưa đò Tích cực

Cấp bậc: Tích cực

Bài viết : 415

Danh vọng : 699

Uy tín : 42

Cuộc tìm kiếm dưới đáy biển Gạc Ma

Hơn 20 năm sau ngày xảy ra sự kiện 14-3-1988, chúng tôi có dịp đến với gia đình các liệt sĩ hải quân hi sinh. Hai mươi năm qua, nỗi mất mát có thể đã lắng xuống sau ngần ấy thời gian, nhưng niềm khắc khoải ngóng vọng của những bà mẹ với xương cốt con mình dưới lòng biển lạnh vẫn mãi thao thức.

Bởi thế khi nghe tin có một con tàu của ngư dân Lý Sơn trong lúc đi biển đã tìm thấy xác chiếc tàu HQ-604 bị chìm và tìm thấy một số hài cốt các liệt sĩ, chúng tôi đã theo dấu vết con tàu để tìm thêm thông tin về câu chuyện “đáy bể mò kim” này.

“Nhiệm vụ đặc biệt”

Lần trước, đáp chuyến tàu cao tốc từ cảng Sa Kỳ ra đảo Lý Sơn, liên lạc với chủ tàu Thành Công 07, con tàu với những người thợ lặn đã tiếp cận được khoang tàu 604 nhưng điện thoại của ông Võ Văn Chức, chủ tàu, đang ở ngoài vùng phủ sóng. Về gia đình những ngư dân có con em đang theo tàu ông Chức mới hay tàu ông Chức không phải tàu đánh cá mà là tàu chuyên đi lặn tìm, tháo gỡ phế liệu từ những con tàu đắm.

Và thời điểm đó, tàu ông Chức đang lang thang đâu tận vùng biển gần Malaysia. Chuyến đi Lý Sơn ấy, chúng tôi chỉ kịp ghé thăm gia đình anh Phạm Vinh (ở thôn Đông, xã An Vĩnh), một thủy thủ trên tàu ông Chức. Anh Vinh đã tử nạn vì ngạt nước khi đang lặn tìm hài cốt liệt sĩ trên tàu HQ-604. Một tuần trước đây, khi trở lại thực hiện tuyến bài kỷ niệm 25 năm sự kiện CQ88 này, chúng tôi lại liên lạc hú họa với con tàu Thành Công 07 của ông Chức. Thời may, con tàu ông Chức đang từ biển trở về, có điều nó không về Lý Sơn mà sẽ cập cảng Ninh Chữ ở Phan Rang - Tháp Chàm.

Đúng hẹn với ông Chức, chúng tôi tìm vào cảng Ninh Chữ (Phan Rang). Chiếc tàu Thành Công 07 của những người thợ lặn Lý Sơn đang neo đậu chuẩn bị “lên đà” sửa chữa. Câu chuyện về cuộc tìm kiếm hài cốt những người lính trong con tàu HQ-604 vẫn còn tươi nguyên trong tâm trí ông.

Bi hùng hải chiến Trường Sa 62133210
Tàu Thành Công 07 đã lặn vớt hài cốt liệt sĩ trên tàu HQ-604 (Ảnh: Lê ĐứcDục)

“Hôm đó đã sắp vào dịp Vu Lan, tầm rằm tháng 7 âm lịch năm 2008, khi tàu QNG-96219 của cháu tôi, Võ Văn Vương đánh cá tại đây phát hiện một chiếc tàu chìm. Vì biết nghề của tôi là lặn tìm phá dỡ tàu cũ lấy phế liệu nên Vương gọi báo cho tôi biết để điều tàu đến. Khi tàu Thành Công 07 đến, tôi cho anh em lặn thăm dò. Chỉ quan sát sơ bộ bên ngoài cũng biết ngay đây là tàu của hải quân ta bị chìm. Con tàu chìm trên vùng biển này ở độ sâu chừng 20m nước, lại chỉ cách đảo Cô Lin hơn 3 hải lý. Thay mặt anh em trên tàu, tôi vào đảo Cô Lin báo với anh Chu Văn Phượng - đảo trưởng - về chiếc tàu chìm.

Cuộc khảo sát được tiến hành cụ thể hơn vào sáng 10-8-2008 và chiều hôm đó, ông Chức đã báo cho anh em chỉ huy trên đảo Cô Lin được biết: các thợ lặn của tàu đã tiếp cận được với con tàu. Những số liệu đo được ban đầu cho thấy tàu dài khoảng 45m, rộng 7,5m, cao 6,5m, có hai khoang, giữa hai khoang có trụ cẩu. Đặc biệt anh em thợ lặn khi kiểm tra sơ bộ trong một khoang nhỏ của tàu đã phát hiện một số xương cốt và nhiều vũ khí quân tư trang, trong đó có cả một đôi dép nhựa trắng, trên dép có ghi “Triển lãm thành tựu kinh tế Việt Nam-Huy chương vàng dép nhựa Tiền Phong- Hải Phòng”.

Căn cứ vào những thông tin từ ông Chức cung cấp, chúng ta đã nhận định: đây chính là tàu HQ-604 do thuyền trưởng Vũ Phi Trừ chỉ huy đã bị chìm trong trận chiến bảo vệ đảo Gạc Ma ngày 14-3-1988.

“Đáy biển tìm kim”

Cuộc tìm kiếm hài cốt các liệt sĩ trong chiếc tàu HQ-604 được tiến hành khẩn trương và tỉ mỉ. Ông Chức bảo: “Dù sao các anh cũng đã lạnh rét dưới đáy biển hơn 20 năm rồi. Trước khi lặn tìm hài cốt, anh em chúng tôi đã làm lễ, xin các anh sống khôn thác thiêng, phù hộ cho chúng tôi đưa được xương cốt các anh về đất mẹ”. Với kinh nghiệm mấy chục năm của những ngư dân chuyên lặn khai thác phế liệu từ những con tàu đắm, ông Chức và anh em trên tàu Thành Công 07 quyết tâm mang được hết hài cốt của anh em chiến sĩ hải quân đang còn trong tàu.

Ngày đầu tiên, kíp thủy thủ 15 người trên tàu được chia làm hai nhóm. Mười anh em lặn xuống tàu rà tìm tỉ mỉ trong các khoang và năm người còn lại ở trên boong hỗ trợ (hầu hết anh em lặn bằng ống thở theo phương pháp thủ công chứ không phải lặn bằng máy dưỡng khí). Ông Chức còn nhớ rõ vị trí con tàu đắm nước trong suốt có thể nhìn thấu tận đáy. Thời tiết cực kỳ tốt như ông trời cũng muốn giúp anh em mau được trở về. Ngày thứ nhất của cuộc tìm kiếm, đội thợ lặn tàu Thành Công 07 gom được một nửa bao (loại bao gai) đựng một số xương cốt anh em cùng một số di vật.

Ông Chức kể: Đêm trước, anh em lặn trong ngày thứ nhất đều cho biết chậm nhất thêm một hai ngày nữa là có thể lấy hết số hài cốt và di vật nằm trong các khoang. Dù sau hơn 20 năm, nước biển và bùn đáy có bám vào làm hư hại, mục nát nhiều phần xương thịt của anh em liệt sĩ nhưng nếu lấy được hết số di vật và di cốt này, chắc chắn anh em sẽ phù hộ cho tàu mình. Nghĩ như thế nên ngày tiếp theo anh em ai cũng phấn khởi, tận tâm. Bao nhiêu năm ngang dọc khắp các ngư trường làm nghề lặn biển, phá dỡ hàng trăm con tàu đủ loại lớn nhỏ, từ tàu Mỹ, Nhật, Pháp... có cả, nhưng đây là lần đầu tiên anh em tàu Thành Công 07 được lặn tìm hài cốt anh em liệt sĩ của mình, những người lính đã hi sinh khi bảo vệ chủ quyền trên chính vùng biển quê hương, cũng là giữ bình yên cho vùng biển mà anh em trên tàu bấy lâu đi làm ăn nuôi gia đình. Vì thế nên ai cũng nghĩ đây không chỉ là việc nghĩa mà còn là một món nợ với anh linh các anh, phải cố làm cho tốt.

Ngày thứ hai của cuộc tìm kiếm, nhờ đã thông thuộc vị trí các khoang tàu nên kíp thợ lặn hôm trước được tiếp tục lặn tìm ở cả hai khoang. Kíp lặn vào khoang thứ nhất gồm ba anh: Vinh, Ngọc và Hợp. công việc diễn ra nhanh chóng hơn, những di cốt đã được gom lại chuẩn bị đưa lên thì bỗng dưng có tín hiệu cấp cứu, kíp lặn của Ngọc, Hợp và Vinh giật dây báo cho kíp boong kéo Vinh lên.

Thì ra khi vào khoang, do cửa hẹp nên chỉ mình anh Vinh lặn vào, Hợp và Ngọc chờ bên ngoài để nhận các di vật anh Vinh chuyền ra. Thấy lâu quá, Ngọc và Hợp chui vào khoang thì thấy anh Vinh đã không còn ngậm ống thở, đầu ngoẹo qua một bên. Cả hai lập tức buộc Vinh vào dây và cùng đẩy lên. Một bao di cốt cũng được đưa kịp lên cùng mấy người thợ lặn, còn một số di cốt nữa đã được cho vào bao nhưng chưa kịp kéo lên tàu. Con tàu Thành Công 07 nổ máy quay hướng về đảo Cô Lin để cấp cứu cho anh Vinh nhưng không kịp nữa!

Số hài cốt liệt sĩ trên tàu được tìm thấy bước đầu đã được anh em trao cho cán bộ chiến sĩ trên đảo Cô Lin hương khói trước khi đưa về đất liền.

Bi hùng hải chiến Trường Sa 62133110
Vợ anh Phạm Vinh bên bàn thờ chồng - người thợ lặn đã tử nạn khi lặn tìm hài cốt anh em trên tàu HQ-604. Ảnh chụp tại thôn Đông, xã An Vĩnh, đảo Lý Sơn (Ảnh: Lê Đức Dục)

      
Người đưa đò
Người đưa đò Tích cực

Cấp bậc: Tích cực

Bài viết : 415

Danh vọng : 699

Uy tín : 42

Ngày trở về...

Sau khi sự cố xảy ra với Phạm Vinh, tàu Thành Công 07 của ông Võ Văn Chức vội vã đưa người thợ lặn xấu số của tàu mình về Lý Sơn mai táng.

Cùng lúc đó, di vật và di cốt của những người lính hải quân trong con tàu HQ-604 cũng được anh em cán bộ chiến sĩ trên đảo Cô Lin chăm lo nhang khói, chuẩn bị cho chuyến trở về của các liệt sĩ.

Xác thân còn lại chút này...

Đại úy Chu Văn Phượng, đảo trưởng đảo Cô Lin vào năm 2008 (thời điểm tìm thấy các liệt sĩ trên tàu HQ-604), hồi ức về cuộc quy tập thiêng liêng ấy:

“Chiều thứ hai của cuộc tìm kiếm, khi ông Võ Văn Chức từ tàu Thành Công 07 báo đã đưa được hai bao hài cốt lên, tôi quá nôn nóng đi xuồng ra đón ngay. Nhìn thấy những mảnh xương lẫn vào nhau không còn nguyên vẹn, anh em trên đảo không ai kìm được nước mắt. Trong ba mảnh xương hộp sọ được mang lên, chỉ một hộp sọ còn được 1/3 do bị đạn pháo bắn. Chúng tôi lấy sả khô nấu nước thơm để “tắm” cho hài cốt các anh. “Tắm” xong, anh em cán bộ chiến sĩ trên đảo ngồi tỉ mỉ lau sạch từng mảnh xương bằng bông gạc quân y. Tất cả đều im lặng làm trong niềm xúc động thiêng liêng khi cầm trên tay chút hình hài của đồng đội mình” - anh Phượng xúc động kể.

Toàn bộ hài cốt liệt sĩ được đặt vào hai chiếc hòm sắt quân đội, bên trên phủ lá cờ Tổ quốc. Chiến sĩ trên đảo gấp rút chuẩn bị lư hương, đặt bàn thờ. 6g tối hôm đó, ngay trong sóng gió, toàn đảo mặc quân phục tổ chức lễ truy điệu các liệt sĩ ngay dưới cột mốc chủ quyền.

“Trong đời tôi chưa bao giờ dự một lễ truy điệu thiêng liêng, trang trọng và xúc động như thế - anh Phượng chia sẻ - Sau lễ truy điệu, bàn thờ lư hương và hòm đựng hài cốt liệt sĩ được đưa lên phòng họp của đảo, chăm lo nhang khói suốt ngày đêm và luôn có một chiến sĩ đứng gác. Đều đặn mỗi bữa ăn, đảo có món gì đều cúng món đấy cho các liệt sĩ...”.

Cuối tháng 8-2008, khi mùa biển bắt đầu động, hành trình đưa hài cốt các anh về lại đất liền cũng là một hành trình gian nan. (Cũng thật bất ngờ, khi lần theo dấu vết của cuộc tìm kiếm các liệt sĩ trên tàu HQ-604, chúng tôi biết được con tàu làm nhiệm vụ thiêng liêng đưa hài cốt các anh từ đảo Cô Lin về đất liền lại là tàu Trường Sa 21 của Lữ đoàn 125 (Đoàn tàu không số). Bởi tháng 9-2011, chiếc tàu Trường Sa 21 cũng chính là chuyến tàu đầu tiên chở những viên đá đầu tiên trong chương trình “Góp đá xây Trường Sa” của bạn đọc Tuổi Trẻ ra đảo Đá Tây để xây dựng công trình mới).

Bi hùng hải chiến Trường Sa 62148510
Trường Sa 21 là con tàu đưa hài cốt các liệt sĩ hi sinh tại vùng biển Gạc Ma trở về đất liền. Đây cũng là con tàu chở chuyến đá đầu tiên trong chương trình “Góp đá xây Trường Sa” ra đảo Đá Tây (Ảnh: Thuận thắng)

Hành trình về với đất liền

Đang làm nhiệm vụ trực ở đảo Song Tử Tây, tàu Trường Sa 21 nhận lệnh xuất phát ngay sang Cô Lin nhận di vật và hài cốt liệt sĩ đưa về bờ. Đại úy Nguyễn Thế Tình (trợ lý chính trị phòng tham mưu Lữ đoàn 125 Hải quân), khi đó là trung úy - chính trị viên tàu Trường Sa 21, kể: “Dù sóng to gió lớn nhưng chúng tôi vẫn quyết định vào đảo, mang theo thịt heo, gạo nếp, đậu xanh, bí lên đảo làm mâm cơm thắp hương cho các anh”.

Đại úy Trần Văn Dũng, chính trị viên đảo Cô Lin, thắp hương xin phép được mở hòm để bàn giao cho tàu Trường Sa 21 đưa các bác, các chú về đất liền. “Khi mở hòm ra ai cũng khóc. Lần đầu tiên trong đời chúng tôi được chứng kiến hình ảnh xúc động, thiêng liêng như thế. Nhìn các di vật rong rêu bám đầy, gỉ sét rồi nhìn chiếc săm xe đạp, quần áo của các chú... chúng tôi không kìm được nước mắt” - đại úy Tình kể.

Đêm đó cả đảo lại một đêm không ngủ. Và các sĩ quan của tàu Trường Sa 21 cũng thức trắng đêm.

3g ngày 24-8, cả đảo và tàu Trường Sa 21 thắp nhang làm lễ xin được đưa các liệt sĩ xuống tàu. Đại úy Nguyễn Thế Tình phụ trách xuồng đưa bốn hòm gỗ chứa hài cốt và di vật lên tàu. “Ở biển mặt trời mọc rất sớm, 5g30 đã nổi lên giữa biển rồi. Nhiệm vụ của chúng tôi là phải đưa hài cốt lên tàu trước khi mặt trời mọc. Nhưng sáng đó không hiểu sao biển rất động, sóng to gió lớn. Tàu Trường Sa 21 phải cơ động chắn sóng, chắn gió cho xuồng. Xuồng chở hài cốt các anh cũng phải chạy tránh sóng, tránh gió và tạo một khoảng cách vừa phải thì cập vào mạn tàu. Không thể dùng cẩu, chúng tôi phải buộc dây vào hòm kéo lên để đảm bảo an toàn”.

Đại úy Tình kể tiếp: “Từng hòm lần lượt đưa lên tàu. Dù đã hết sức cẩn trọng, nhưng tất cả anh em đều vô cùng lo lắng. Với những cột sóng mạnh, tàu lắc như thế này, nhỡ một giây sơ sẩy là ân hận suốt đời! Những anh em đứng dưới xuồng luôn trong tư thế sẵn sàng lao ra ôm lấy hòm nếu đứt dây. Xuồng rời đảo từ 4g đến 5g15, mất hơn 60 phút mới đưa được bốn chiếc hòm đựng di cốt và di vật lên tàu. Vừa đưa hài cốt lên tàu thì trời hừng sáng. Sóng yên lại. Biển dịu hẳn.

Anh em đã kịp trang trí phòng câu lạc bộ sĩ quan trên tàu thành bàn thờ. Trước khi đưa hòm kỷ vật và hài cốt liệt sĩ vào phòng câu lạc bộ, tất cả thủy thủ trên tàu Trường Sa 21 đều mặc quân phục chỉnh tề, từng người một thắp nhang cho các chú, các anh”.

7g sáng, tàu nhổ neo xuất phát về đất liền, mặt biển ắng lặng như tờ. Tàu phân công cứ hai chiến sĩ một ca trực đứng hai bên bàn thờ, cầm súng canh, lo nhang khói 24/24 giờ. Những nén nhang thành kính thiêng liêng ấy tỏa khói thơm suốt từ lúc chiếc hòm gỗ đầu tiên được đưa lên tàu cho đến ngày về tới đất liền.

Sau hành trình hai ngày hai đêm trên biển, gần 7g ngày 26-8-2008, tàu Trường Sa về đến Vũng Tàu. Đúng 7g, lễ truy điệu và bàn giao hài cốt và di vật của các liệt sĩ trong chiếc tàu HQ-604 cho Cục Chính trị quân chủng hải quân được tổ chức rất trang trọng tại quân cảng 129.

Bi hùng hải chiến Trường Sa 62148410
Kỷ vật của cán bộ, chiến sĩ hi sinh tại vùng biển Gạc Ma ngày 14-3-1988 (Ảnh: My Lăng)

Người cha của liệt sĩ Gạc Ma đã không chờ được...

Hôm qua, ông Hoàng Sĩ, quê ở TP Đông Hà (Quảng Trị), bố của liệt sĩ Hoàng Ánh Đông - một trong 64 cán bộ chiến sĩ đã hi sinh ngày 14-3-1988 khi bảo vệ đảo chìm Gạc Ma - đã qua đời, đúng vào lần giỗ thứ 25 của con trai mình.

Bốn năm trước, khi tôi về thăm ông trước khi đi Trường Sa, ông có ước nguyện nhờ hỏi giùm xem hài cốt của con trai mình liệu có tìm thấy. Nhất là sau khi Bộ tư lệnh hải quân cho lấy mẫu máu để xét nghiệm ADN từ những hài cốt được ngư dân tàu Thành Công 07 lặn mang lên. Ông Sĩ đã rất buồn khi biết không có di cốt của Đông trong số đó. Chuyến đi ra Trường Sa vào năm sau, tôi đã mang về cho ông một chai nước lấy từ vùng biển Cô Lin - Gạc Ma, nơi Đông hi sinh để đặt lên bàn thờ bái vọng. Tôi đã kể câu chuyện về những hài cốt liệt sĩ đang còn lại trong khoang tàu HQ-604 và nói ông hãy hi vọng...

Nhưng ông Hoàng Sĩ đã không thể chờ được, cũng như hàng chục ông bố bà mẹ của những liệt sĩ Gạc Ma đã không chờ được...

Lê Đức Dục


      
Puzzle
Puzzle Tích cực

Cấp bậc: Tích cực

Giới tính : Nam

Bài viết : 455

Danh vọng : 748

Uy tín : 83

      
Cựu học viên
Cựu học viên Xuất sắc

Cấp bậc: Xuất sắc

Giới tính : Nam

Bài viết : 1328

Danh vọng : 2216

Uy tín : 54

Tại sao Trung Quốc đánh chiếm các đảo của Việt Nam vào tháng 3.1988?

Từ đầu năm 1988, Trung Quốc đã sử dụng một lực lượng lớn hải quân gồm nhiều tàu chiến chiếm đóng một loạt đá ngầm thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam..

Cao trào của hành động xâm lược này diễn ra vào ngày 14.3.1988 khi biên đội gồm 6 tàu chiến, trong đó có 3 tàu hộ vệ có trang bị tên lửa và pháo 100 mm, của Trung Quốc đã bắn chìm và cháy 3 tàu vận tải của Việt Nam tại bãi đá ngầm Gạc Ma trong cụm đảo Sinh Tồn của Việt Nam.

Trong vụ thảm sát này, 64 binh sĩ Việt Nam đã anh dũng hy sinh. Sau đó Trung Quốc còn ngăn chặn không cho tàu mang cờ chữ thập đỏ ra cứu những người bị thương, bị nạn.

Điều phải lưu ý là đây là lần đầu tiên người Trung Quốc (lục địa) đặt chân đến Trường Sa. Trước đó, với tư cách quan phương, Trung Quốc chưa bao giờ có mặt ở vùng biển này.

Bi hùng hải chiến Trường Sa Hq50510
Tàu HQ505 đã lao lên bãi ngầm ở đảo Cô Lin cắm cờ khẳng định chủ quyền Tổ quốc vào ngày 14.3.1988 - Ảnh: tư liệu

Đã một phần tư thế kỷ trôi qua, từ sự kiện 14.3.1988, có những điều cần phải nói rõ như sau:

Đầu tiên, ngay sau ngày 14.3.1988, thông qua hệ thống tuyên truyền khổng lồ của mình, Trung Quốc đã ngang nhiên bịa đặt trắng trợn với dư luận trong nước và quốc tế rằng: Các tàu Trung Quốc đang thả neo để yểm trợ cho tàu chở đoàn các nhà khoa học Liên Hiệp Quốc (LHQ) đi khảo sát khoa học tại Trường Sa thì bị các tàu chiến của Việt Nam tấn công. Vì thế hải quân Trung Quốc bắt buộc phải đánh trả tự vệ!

Sau đó thông qua người phát ngôn của Tổng thư ký, LHQ đã nói rõ: không hề có tàu của LHQ tổ chức khảo sát khoa học ở Trường Sa vào 3.1988!

Rõ là “cháy nhà ra mặt chuột” và chính quyền Trung Quốc đã “lấy thúng úp voi”, đã “lấy thịt đè người” lại còn muốn lấy tay che mặt trời!

Đã không có tàu khảo sát khoa học của LHQ thì chắc chắn không có việc tàu chiến Việt Nam tấn công tàu Trung Quốc. Điều mà nhiều người đều biết đó là chuyện “ngậm máu phun người” là sở trường của các nhà cầm quyền Trung Quốc.

Trước đó, năm 1962 Trung Quốc phát động chiến tranh biên giới với Ấn Độ và chiếm của Ấn Độ hàng nghìn km2 nhưng lại vu cáo Ấn Độ xâm lược Trung Quốc. Năm 1979, Trung Quốc tiếp tục đem 60 vạn quân xâm lược Việt Nam trên toàn tuyến biên giới Bắc. Sự việc rõ ràng như vậy nhưng cũng được họ tuyên truyền là “phản kích tự vệ quân Việt Nam xâm lược”!

Bi hùng hải chiến Trường Sa Truydi10
Lễ tưởng niệm các anh hùng, liệt sĩ đã hy sinh ngày 14.3.1988 tại Cam Ranh (Khánh Hòa) - Ảnh: tư liệu

Thứ hai, có một câu hỏi cần đặt ra là, tại sao Trung Quốc lại tiến hành đánh chiếm các đảo của Việt Nam tại Trường Sa vào tháng 3.1988?

Cuối 1987 đầu 1988 là thời kỳ Việt Nam rơi xuống điểm thấp nhất của cuộc khủng hoảng kinh tế - xã hội. Tình hình trong nước chồng chất khó khăn: kinh tế đình đốn, đời sống của đại đa số người dân cực kỳ vất vả.

Cũng trong thời điểm đó, Liên Xô cũng bắt đầu lâm vào khủng hoảng chính trị - xã hội. Bắc Kinh cúi mình trước Washington, tự nhận là “NATO phương Đông” để nhận được nguồn tài chính và công nghệ, kỹ thuật từ Mỹ và phương Tây để phục vụ cho mục tiêu hiện đại hóa. Trong bối cảnh ấy, Trung Quốc cũng đã câu kết với Mỹ và hầu hết các nước trong khu vực (trừ Lào và Campuchia) siết chặt vòng bao vây, cấm vận đối với Việt Nam.

Lợi dụng tình thế khó khăn đó của Việt Nam, Trung Quốc đánh chiếm một số đảo của Việt Nam tại Trường Sa phục vụ cho ý đồ lâu dài.

Trung Quốc cũng là bậc thầy trong việc lợi dụng thời điểm. Mặc dù đã đưa lực lượng ra Trường Sa và có những hoạt động đe dọa từ đầu năm 1988, nhưng thời điểm được Trung Quốc lựa chọn nổ súng rơi đúng vào 14.3.1988 cũng là thời điểm lễ tang Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng Phạm Hùng được tổ chức tại Hà Nội! Một khi họ đã có dã tâm thì chuyện “tang gia bối rối” lại trở thành điều có thể lợi dụng được!

Bi hùng hải chiến Trường Sa Lendao10
Độc lập chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc là tài sản lớn nhất, quý giá và quan trọng nhất của cả dân tộc - Ảnh: Chiến sĩ canh gác trên đảo Len Đao (quần đảo Trường Sa) - Ảnh: D.Đ.Minh
Câu chuyện xảy ra ngày 14.3.1988 tại Trường Sa đến nay vẫn còn nguyên ý nghĩa thời sự. Sự hy sinh của những người lính Việt Nam 25 năm trước là một lời nhắc nhở tới 90 triệu người đồng bào hôm nay, trước hết là những người có trọng trách với dân tộc, không bao giờ được quên 3 điều:

Một là, lòng tin phải được đặt đúng chỗ. Đối với Trung Quốc, điều quan trọng không phải là lời nói mà là hành động. Các đấng quân vương Trung Hoa từ xưa đến nay và từ nay về sau đều là những bậc thầy về nghệ thuật “nói một đàng làm một nẻo”. Tin vào những điều mà giới lãnh đạo cấp cao ở Bắc Kinh nói không khác gì chuyện “gửi trứng cho ác”!

Hai là, cần phải hiểu về con đường mà Trung Quốc lựa chọn. Những toan tính và hành động của Trung Quốc liệu có phải là một quốc gia cộng sản đồng chí như họ từng miêu tả hay thực tế là chính sách dân tộc nước lớn vị kỷ?

Việc vô cớ đem quân đánh chiếm các đảo của một quốc gia láng giềng, bất kể quốc gia đó phát triển theo đường lối nào cũng là đi ngược lại những nguyên tắc sơ đẳng trong quan hệ quốc tế và phản bội đối với chủ nghĩa Marx - Lênin mà Trung Quốc từng sử dụng như một chiêu bài.

Láng giềng là vĩnh viễn và không bao giờ thay đổi, trừ phi có một trận siêu động đất đẩy hai quốc gia ra xa nhau!

Việt Nam cần và mong muốn có một mối quan hệ hữu nghị, ổn định, lâu dài với Trung Quốc. Tuy nhiên quan hệ ấy cần được đặt trong sự tôn trọng lẫn nhau về nhiều mặt, đặc biệt là vấn đề “bất biến” là chủ quyền quốc gia, lợi ích dân tộc. Không tỉnh táo nhận thức được điều này, lệ thuộc vào những yếu tố “ứng vạn biến” như “mười sáu chữ”, “bốn tốt” có thể dẫn đến những bước đi sai lầm mang lại hậu quả lớn cho quốc gia, dân tộc!

Chúng ta đã có được bài học đắt giá khi rơi vào cảnh bị cô lập trên trường quốc tế từ 1979-1990. Bài học ấy cùng với sự kiện 14.3.1988 mách bảo chúng ta rằng bị cô lập không đồng nghĩa với có độc lập, mà ngược lại, bị cô lập sẽ dẫn đến thảm họa, thậm chí mất cả độc lập và chủ quyền quốc gia.

Các nhà sử học Việt Nam chân chính và những người Việt có lương tâm trong sáng sẽ còn mất nhiều thời gian và công sức nghiên cứu, mổ xẻ, soi xét sự kiện 14.3.1988 một cách khách quan để rút ra bài học bổ ích cho những người Việt hiện nay và các thế hệ mai sau.

Độc lập chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc không thuộc sở hữu riêng của riêng ai. Nó là tài sản lớn nhất, quý giá và quan trọng nhất của cả dân tộc.

      
Cựu học viên
Cựu học viên Xuất sắc

Cấp bậc: Xuất sắc

Giới tính : Nam

Bài viết : 1328

Danh vọng : 2216

Uy tín : 54

Chúng ta đã đề phòng Trung Quốc chiếm Gạc Ma

"Sau chiến tranh biên giới năm 1979, khi xuất quân ra Gạc Ma quân ta đã có đề phòng. Quân chủng Hải quân đã lường đến tình huống có xung đột vũ trang và quán triệt phải chiến đấu để giữ đảo", thượng tá Hoàng Hoan kể lại.

Thượng tá Hoàng Hoan từng giữ chức Phó chỉ huy chính trị Trung đoàn 83 (Quân chủng Hải quân) giai đoạn 1988 - 1997 và là người trực tiếp chỉ huy Trung đoàn khi lính Trung Quốc đổ bộ đánh chiếm trái phép đảo Gạc Ma ngày 14/3/1988 trao đổi với VnExpress.net xung quanh trận đụng độ này.

Bi hùng hải chiến Trường Sa Onghoa10
Thượng tá Hoàng Hoan mô tả lại thời khắc xảy ra trận đụng độ 14/3/1988 trên tấm bản đồ. Ảnh: Nguyễn Đông

- Bối cảnh tình hình tại quần đảo Trường Sa như thế nào vào giai đoạn xảy ra trận đụng độ Gạc Ma năm 1988 thưa ông?

- Năm 1976, Quân chủng Hải quân chỉ đạo chiến sĩ đi kiểm tra các đảo chìm, cắm mốc chủ quyền. Tháng 10/1987 tình hình trên quần đảo Trường Sa rất phức tạp, Trung Quốc đơn phương đưa tàu chiến hoạt động ở vùng biển thuộc chủ quyền của Việt Nam.

Cuối năm 1987, Bộ Quốc phòng chỉ đạo Bộ Tư lệnh Hải quân tăng cường khả năng bảo vệ quần đảo Trường Sa, trong đó gồm cả việc củng cố, xây dựng thêm các hạng mục công trình chiến đấu, sinh hoạt cho bộ đội. Nhiệm vụ cấp bách nên sau Tết Mậu Thìn, các chiến sĩ vào cảng Cam Ranh (Khánh Hòa) sẵn sàng nhận nhiệm vụ.

20h ngày 11/3/1988, tàu HQ 604 (Lữ đoàn 125) của thuyền trưởng Vũ Phi Trừ nhận lệnh xuất phát từ Cam Ranh chở theo 70 bộ đội công binh của Trung đoàn 83 và 22 bộ đội của Lữ đoàn 146 ra xây dựng cụm đảo Gạc Ma. Khi bộ đội đang chuyển vật liệu lên đảo thì ba tàu chiến Trung Quốc áp sát, giật cờ, nã súng xâm chiếm đảo Gạc Ma trái phép. Sau đó, tàu Trung Quốc tiếp tục tấn công tàu HQ 605 đang bảo vệ và xây dựng đảo Len Đao và tàu HQ 505 canh giữ Cô Lin.

Trước khi xảy ra xung đột vũ trang tại Gạc Ma, giữa Việt Nam và Trung Quốc đã có tranh chấp ở đảo Châu Viên (thuộc quần đảo Trường Sa). Hai tàu của Hải quân Việt Nam chuẩn bị vào đảo thì phía Trung Quốc đã kéo nhiều tàu đến, buộc quân ta phải rút về Đá Đông.

- Trong tình hình đó Việt Nam đã có những chuẩn bị gì trước thời điểm Trung Quốc dùng vũ lực đánh chiếm đảo Gạc Ma?

- Do có kinh nghiệm từ chiến tranh biên giới năm 1979 nên khi xuất quân ra Gạc Ma quân ta đã có đề phòng. Quân chủng Hải quân đã lường đến tình huống có xung đột vũ trang. Lãnh đạo Quân chủng quán triệt nhiệm vụ với chiến sĩ tham gia nhiệm vụ là nếu có biến cố thì bằng mọi giá phải chiến đấu để giữ đảo.

Lúc này, lực lượng công binh ra Trường Sa có nhiệm vụ xây dựng nhà chòi cho bộ đội ở, tạo thành thế trận vững chắc trên biển. Tâm thế của hải quân Việt Nam lúc đó là làm nhiệm vụ xây dựng trên đảo thuộc chủ quyền của mình. Tàu HQ 604 và HQ 605 là những tàu vận tải, vũ khí trang bị chỉ có AK và súng trường. Chủ trương của trung ương khi đó là không để chiến sự xảy ra ở Trường Sa.

Bi hùng hải chiến Trường Sa Anh710
Chiến sĩ ở đảo chìm Len Đao làm nhiệm vụ canh giữ chủ quyền. Ảnh: Nguyễn Đông

- Khi xảy ra chiến sự ở Gạc Ma, Bộ Quốc phòng và Quân chủng Hải quân đã có những động thái như thế nào thưa ông?

- Sở chỉ huy Quân chủng lúc đó ở Vùng 4 Hải quân (Cam Ranh, Khánh Hòa), trực tiếp chỉ huy các lực lượng. Còn Trung đoàn 83 đóng quân cách Sở chỉ huy gần 1 km. Khoảng 8 - 9h sáng 14/3, đất liền nghe đài phát thanh (lấy lại tin của Bộ Quốc phòng) thông báo xảy ra chiến sự ở Gạc Ma.

Bộ Quốc phòng chỉ đạo bằng mọi giá phải kiên quyết giữ được chủ quyền tại 3 cụm đảo này. Thượng tướng Giáp Văn Cương (chỉ huy trực tiếp Vùng 4 Hải quân và là Đô đốc đầu tiên của Hải quân Việt Nam) điều các tàu đang làm nhiệm vụ tại Trường Sa có trách nhiệm cấp cứu thương binh đưa về đảo Sinh Tồn. Ông điện cho Bộ Quốc phòng yêu cầu điều thêm tàu cứu hộ cấp cứu chiến sĩ.

Bộ Ngoại giao Việt Nam đã gửi công hàm tới Bộ Ngoại giao Trung Quốc phản đối việc nước này xâm phạm chủ quyền ở quần đảo Trường Sa, đặc biệt là gây xung đột vũ trang tại đảo Gạc Ma.

- Khi đó các lực lượng trên quần đảo Trường Sa đã hiệp đồng ra sao thưa ông?

- Trận xung đột đã gây cho quân ta thiệt hại rất lớn, hai tàu chìm, một tàu hư hỏng, 64 chiến sĩ hy sinh, 9 người bị phía Trung Quốc bắt làm tù binh. Lúc đó, phía ta cũng có nhiều ý kiến khác nhau về quyết định đánh hay không đánh.

Bản thân chỉ huy trưởng Giáp Văn Cương muốn đánh, nhưng cuối cùng chúng ta đã quyết định đấu tranh bằng pháp lý để bảo vệ chủ quyền.

Bi hùng hải chiến Trường Sa Img_0110
Chiến sĩ hải quân của Trung đoàn công binh 83 làm nhiệm vụ xây dựng các đảo ở Trường Sa sau sự kiện Gạc Ma. Ảnh: Tư liệu Trung đoàn 83

- Sau khi Trung Quốc chiếm giữ Gạc Ma, Hải quân đã có những hành động gì để giữ chủ quyền tại các đảo khác?

- Dù gây tổn thất lớn cho binh đoàn nhưng tình hình lúc này phải bình tĩnh để xây dựng quyết tâm cho các chiến sĩ. Đêm 16/4/1988, Trung đoàn công binh 83 lại đưa bộ đội ra xây dựng đảo và riêng năm đó Trung đoàn lập kỷ lục với 20 khung đi đảo, có chiến sĩ đi đảo tới 5 lần.

Ở hai đảo chìm Cô Lin và Len Đao được xây dựng hai nhà sắt (sà lan), mỗi nhà 25 tấn thép chuyển vượt gần 500 km từ đất liền ra vô cùng vất vả và chỉ kịp sơn chống gỉ. Việc xây dựng này theo chỉ đạo của Quân chủng Hải quân để xem động thái của Trung Quốc. Các lực lượng bảo vệ đảo được tăng cường giữ chủ quyền.

Chính phủ cũng tổ chức phát động phong trào Hướng về Trường Sa với khẩu hiệu "Vì Trường Sa thân yêu" về cả tinh thần lẫn vật chất. Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng Phạm Hùng quyết định giao nhiệm vụ cho 6 tỉnh Hải Phòng, Quảng Nam - Đà Nẵng, Nghĩa Bình (Bình Định và Quảng Ngãi), Vũng Tàu - Côn Đảo, TP HCM, Phú Khánh (Khánh Hòa và Phú Yên), mỗi địa phương phải có trách nhiệm làm một nhà cấp một lâu bền cho một đảo bằng kinh phí và cả lực lượng tàu vận tải. Tỉnh Nghĩa Bình huy động đến 5 tàu chở vật liệu và 100 công nhân ra đảo Đá Lớn.

      
Puzzle
Puzzle Tích cực

Cấp bậc: Tích cực

Giới tính : Nam

Bài viết : 455

Danh vọng : 748

Uy tín : 83

Giải mật tài liệu CIA về trận hải chiến Trường Sa

Một tài liệu của Cục Tình báo Trung ương Mỹ (CIA) vừa được giải mật cho biết thêm chi tiết và quan điểm của Mỹ trong trận hải chiến Trường Sa 1988.

Bi hùng hải chiến Trường Sa Truong11

Về toan tính của Trung Quốc

Tài liệu CIA đề ngày 8/8/1988 cho hay Việt Nam và Trung Quốc có xung đột tại Trường Sa vào tháng 3/1988 và bất đồng giữa hai bên có thể dẫn tới các đụng độ khác trong tương lai: “Việc Trung Quốc chiếm các đảo đá gần nơi Việt Nam đóng quân cho thấy khả năng lâu dài là Trung Quốc sẽ chọn giải pháp quân sự. Khi cả hai bên đều có hiện diện quân đội ở trên các đảo, khả năng xảy ra đụng độ vũ trang là khá cao”.

Báo cáo của CIA nhận định: “Bắc Kinh có thể đã quyết định tấn công vào mùa xuân năm nay (1988) vì nhận thấy rằng sự chú ý của quốc tế đang hướng về tìm kiếm giải pháp cho vấn đề Campuchia, đồng thời Trung Quốc muốn tìm cách khẳng định chủ quyền trước khi ASEAN giảm căng thẳng với Việt Nam. Báo chí Trung Quốc luôn chỉ trích Hà Nội gây căng thẳng bằng việc chiếm các đảo tại Trường Sa và đại diện ngoại giao Trung Quốc tại Liên Hợp Quốc luôn tìm cách củng cố quan điểm này”.

CIA nói tính toán của Bắc Kinh có lẽ là cô lập hóa Việt Nam và phòng ngừa phản ứng từ các nước trong khu vực. Bên cạnh đó, Trung Quốc cũng tìm cách thuyết phục Philippines, Malaysia và Đài Loan rằng Trung Quốc chỉ nhắm vào một mình Việt Nam, chứ không phải bất kỳ quốc gia nào khác.

Theo CIA, các hoạt động hải quân của Trung Quốc tại Biển Đông cũng như việc xây dựng căn cứ tại các đảo ở Trường Sa nằm trong chiến lược lâu dài là khẳng định chủ quyền và buộc các nước khác từ bỏ tuyên bố chủ quyền của mình. Báo cáo nói quá trình triển khai “chưa từng thấy” của Trung Quốc tại Trường Sa cho thấy sự chuyển mình của hải quân nước này, với khả năng và sức mạnh đã vượt ra khỏi bờ cõi. Chiến dịch 6 tháng năm 1988 của Trung Quốc ở Trường Sa được cho là quy mô lớn nhất của Giải phóng quân Trung Quốc trên biển.

Về phản ứng của Việt Nam

Báo cáo của CIA nhận xét rằng trận hải chiến 1988 đã không làm cho Việt Nam sợ hãi: “Việt Nam đã đối phó với thách thức của Trung Quốc trên hai lĩnh vực ngoại giao và quân sự bằng cách mô tả mình như nạn nhân của sự xâm lược của Trung Quốc, trong khi củng cố các tiền đồn ở Trường Sa…”. Hà Nội một mặt mô tả Bắc Kinh như kẻ xâm lược và hiếu chiến, mặt khác muốn vận động Trung Quốc quay lại bàn đàm phán để giải quyết tranh chấp một cách hòa bình. Việt Nam cũng đồng thời thúc đẩy thảo luận với các nước khác trong khu vực như Malaysia và Philippines.

Theo CIA, Việt Nam tích cực chuẩn bị cho khả năng chiến sự tiếp tục nổ ra với việc nâng cấp khả năng phòng thủ, đặt chỉ huy sở ở Vịnh Cam Ranh, điều chiến đấu cơ tới Phan Rang và sử dụng máy bay tuần ra biển...Việc chuẩn bị sẵn sàng chiến đấu phát tín hiệu rằng Việt Nam sẽ bảo vệ chủ quyền ở Trường Sa bằng bất kỳ giá nào. Báo cáo CIA cho rằng hai bên khó có thể đạt được thỏa thuận, Việt Nam sẽ tiếp tục tăng cường khả năng phòng thủ biển và có thể sẽ tìm cách dựng thêm một số cơ sở ngoài khơi để chặn bước tiến của hải quân Trung Quốc, đồng thời gia tăng áp lực ngoại giao.

Báo cáo của CIA cho rằng sau sự kiện 14/3/1988, Bắc Kinh có lẽ tính toán rằng xung đột hải quân với Việt Nam sẽ không diễn ra tiếp nữa và phản ứng của Việt Nam ngay sau sự kiện Gạc Ma có thể đã làm Bắc Kinh ngạc nhiên.

Về thái độ của Liên Xô

Báo cáo nói trên của CIA cũng nhận xét rằng Bắc Kinh có lẽ đã hài lòng khi thấy Moscow tỏ ra trung lập trong vấn đề Trường Sa. Khi đó Liên Xô đã lâm vào tình thế khó xử: vừa muốn giữ quan hệ với Việt Nam, vừa muốn cải thiện quan hệ với Trung Quốc. Báo cáo viết: “Liên Xô ủng hộ Việt Nam kêu gọi tìm giải pháp cho xung đột, nhưng Thứ trưởng Ngoại giao Liên Xô Rogachev đã bác yêu cầu của Việt Nam muốn Liên Xô cùng lên án hành động của Trung Quốc ở Trường Sa”.

Báo cáo CIA nhận định xung đột vũ trang khó có khả năng xảy ra tiếp trong năm 1988: “Cùng với việc Trung Quốc hoàn thành công việc xây dựng căn cứ trên đảo Chữ thập và 5 đảo đá khác, hoạt động hải quân của Trung Quốc đã lắng xuống”.

      
Phó Thường dân
Phó Thường dân Webmaster

Cấp bậc: Webmaster

Giới tính : Nam

Bài viết : 1706

Danh vọng : 2233

Uy tín : 144

Việt Nam chúng ta cần phải nâng cao cảnh giác hơn nữa vì Trung Quốc là bậc thầy về nghi binh và chớp thời cơ.

Bi hùng hải chiến Trường Sa H110
Chiến sĩ hải quân trên vọng gác đảo Phan Vinh thuộc quần đảo Trường Sa. Ảnh: Nguyễn Hưng

Theo tờ Manila Standard Today xuất bản tại Philippines ngày 20/3/2013 dẫn một nguồn tin quân sự nước này cho biết: Trong khi Hải quân Philippines đang tập trung triển khai ở Nam Mindanao nhằm ngăn chặn sự xâm nhập trở lại của các chiến binh Hồi giáo thì tàu Trung Quốc đã lợi dụng thời tiết đêm tối để đột nhập và đổ vật liệu xây dựng trái phép lên 1 trong số 10 điểm (7 đảo và 3 bãi san hô do phía Philippines kiểm soát) thuộc nhóm đảo Thị Tứ (Philippines gọi là Kalayaan, trong khi Trung Quốc tự đặt tên là đảo Trung Nghiệp) nằm trong quần đảo Trường Sa (thuộc chủ quyền Việt Nam-PTD). Vụ việc cũng được tiến hành trong thời điểm Tư lệnh Bộ chỉ huy Tây Philippines (quản lý biển Tây Philippines gồm quần đảo Kalayaan) Trung tướng Juancho Sabban chuẩn bị về hưu vào ngày 01/4 tới.
      
Souvenir
Souvenir Ưu tú

Cấp bậc: Ưu tú

Bài viết : 556

Danh vọng : 646

Uy tín : 42

Chuyện chưa kể năm 1988
Điều mà có lẽ ít người biết được là sau khi xảy ra sự kiện 14/3/1988, Đại tướng Võ Nguyên Giáp cũng đã có những ý kiến chỉ đạo chiến lược hết sức sáng suốt, quan trọng giúp cho việc giữ gìn và bảo vệ chủ quyền biển đảo.

Trong sự kiện ấy, Trung Quốc đã nổ súng xâm lược chiếm đóng khu vực bãi đá Gạc Ma (thuộc quần đảo Trường Sa) khiến 64 cán bộ, chiến sĩ hải quân của Việt Nam hy sinh.

Lực lượng của ta lúc đó rất mỏng và chấp hành không nổ súng trước để không mắc mưu khiêu khích của đối phương.

Thời điểm đó mặc dù Đại tướng không còn giữ vị trí Tổng tư lệnh nhưng tình cảm của Đại tướng với toàn quân không gì đo đếm được.

Tư lệnh Hải quân Giáp Văn Cương lúc đó một mặt báo cáo cơ quan cấp trên nhưng đồng thời, với sự tôn trọng cũng như tình cảm gắn bó đã điện xin ý kiến của Đại tướng Võ Nguyên Giáp. Đại tướng đã gợi ý một mặt nên tổ chức nghi binh hút lực lượng đối phương quanh khu vực đá Gạc Ma, một mặt huy động tất cả lực lượng ở các vùng Hải quân tức tốc ra chiếm giữ các đảo nổi, đảo chìm thuộc chủ quyền Việt Nam chưa có quân đồn trú.

Từ gợi ý ấy của Đại tướng, được sự chỉ đạo của Bộ Chính trị, Quân ủy T.Ư, cùng với nỗ lực quyết tâm rất lớn của Tư lệnh Giáp Văn Cương cũng như Quân chủng Hải quân, ta đã một mặt nghi binh để đối phương cho rằng ta chuẩn bị đánh chiếm lại Gạc Ma, mặt khác thực hiện theo ý kiến của Đại tướng. Việc chúng ta bảo vệ thành công các đảo, đá sau sự kiện 14/3/1988 thực sự có thể coi là một kỳ công chiến lược của Hải quân Việt Nam.

Đại tá, TS Vũ Tang Bồng, cho biết sau này có điều kiện được tiếp xúc và làm việc với Đại tướng, ông đã nhận thấy Đại tướng hết sức quan tâm đến việc bảo vệ chủ quyền biển đảo.

Đại tá, TS Vũ Tang Bồng nhớ lại, vào năm 1995 trong một dịp chuyện trò, Đại tướng đã nói: “Theo mình, Bộ Chính trị nên sớm có một nghị quyết chuyên đề về xây dựng Hải quân”. Những ý kiến của Đại tướng về vấn đề biển đảo sau này cũng đã đưa đến các cấp có thẩm quyền. Đến 2007, Hội nghị lần thứ 4 Ban Chấp hành T.Ư Đảng (khoá X) đã thông qua Nghị quyết số 09-NQ/TW “Về chiến lược biển Việt Nam đến năm 2020”.

Nguồn: Thanh niên
      
      

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Về Đầu Trang  Thông điệp [Trang 1 trong tổng số 1 trang]

Quyền hạn của bạn

Bạn không có quyền trả lời bài viết
free counters



  • Đoàn Ngọc Khánh

    mobile phone 098 376 5575


    Đỗ Quang Thảo

    mobile phone 090 301 9666


    Nguyễn Văn Của

    mobile phone 090 372 1401


    IP address signature
    Free forum | Văn hóa | Childhood, Gia đình | ©phpBB | Free forum support | Báo cáo lạm dụng | Thảo luận mới nhất