Change background image
LOVE quotion

Bắt đầu từ 4.53' thứ Hai ngày 17/10/2011


You are not connected. Please login or register

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Go down  Thông điệp [Trang 1 trong tổng số 1 trang]

Người đưa đò
Người đưa đò Tích cực

Cấp bậc: Tích cực

Bài viết : 415

Danh vọng : 699

Uy tín : 42

Một hôm cháu thắc mắc với tôi: “Dì ơi, sao lá cờ trong sách này không giống cờ nước mình?”. Tôi mở ra xem và rất bất ngờ: Đó là cờ Trung Quốc”.

Sao cổng trường cắm cờ Trung Quốc? 62007610
Trang 16 cuốn sách Phát triển toàn diện trí thông minh cho trẻ dành cho các
em nhỏ chuẩn bị vào lớp 1 của Nhà xuất bản Dân Trí đăng cờ của Trung Quốc
“Trước đó, chị gái tôi mua cho cháu tôi bộ sách dành cho học sinh vào lớp 1 có nhan đề Phát triển toàn diện trí thông minh cho trẻ của Nhà xuất bản Dân Trí.

Ðó là phản ảnh của một bạn đọc là học sinh lớp 10 Trường Trung học thực hành, ÐH Sư phạm TP.HCM với Tuổi Trẻ. "Thật không thể hiểu nổi một cuốn sách được quảng cáo ngay từ trang bìa là: "Giáo sư ở các trường danh tiếng giới thiệu bộ sách dành tặng các em nhỏ chuẩn bị bước vào lớp 1" mà lại có sự nhầm lẫn tệ hại như thế", bạn đọc viết.

Xem kỹ, chúng tôi thấy cuốn sách được trình bày khá bắt mắt, trang 4 có ghi "Nhiều tác giả" chứ không công bố cụ thể tác giả nào, và "Chịu trách nhiệm xuất bản: Bùi Thị Hương. Liên kết xuất bản và phát hành tại: Công ty văn hóa Hương Thủy".

Ở trang 5 có phần "Lời giới thiệu": "Nối tiếp giai đoạn mầm non là vấn đề khó khăn đối với cả cha mẹ và con trẻ. Bộ sách Chuẩn bị toàn diện cho trẻ bước vào lớp 1 là bộ sách giới thiệu các kiến thức trên nhiều phương diện cần thiết cho trẻ bước vào giai đoạn tiểu học [...]. Cuốn sách được biên tập dựa trên chương trình giáo dục mầm non của Bộ GD-ÐT cùng với những vấn đề trẻ gặp phải trong cuộc sống hằng ngày [...]".

Trang 16 của cuốn a là trang dành cho bé tập kể chuyện với câu hỏi: "Trong tranh đã xảy ra chuyện gì nhỉ? Bé quan sát kỹ tranh, sau đó căn cứ vào nội dung trong tranh kể cho mọi người nghe một câu chuyện nhé". Phía dưới là bức tranh vẽ một em bé và một người phụ nữ đang đứng trước ngôi trường học. Ðiều đáng nói là trên cổng trường có cắm cờ đỏ nhưng không phải cờ Việt Nam mà lại là cờ Trung Quốc (tranh vẽ rất rõ nét, có lẽ vì vậy nên em bé 5 tuổi cũng phát hiện "không phải cờ nước mình"). Khi chúng tôi đưa bức tranh trong sách cho một em học sinh tiểu học xem, kèm câu hỏi "đã xảy ra chuyện gì nhỉ", em cũng thốt lên: "Sao cổng trường cắm cờ Trung Quốc?".

Trao đổi với Tuổi Trẻ, bà Bùi Thị Hương - giám đốc NXB Dân Trí - khẳng định ngay: "Ðây là sách dịch, mua bản quyền của đối tác nước ngoài". Sau khi làm việc với Công ty văn hóa Hương Thủy chiều 4-3, bà Hương trao đổi lại: "Chúng tôi đã kiểm tra hợp đồng bản quyền thì thấy các điều khoản trong đó rất chặt chẽ, đơn vị phát hành sách phải giữ nguyên xi nội dung gồm phần chữ và hình ảnh như bản gốc, không được phép thay đổi".

Bà Hương cũng cho biết bộ sách trên được biên soạn theo chương trình giáo dục của Trung Quốc. "Hình ảnh trong sách là hình ảnh trường của Trung Quốc thì phải treo cờ Trung Quốc chứ không thể treo cờ Việt Nam được. Tôi thấy nội dung và hình ảnh rất bình thường, không có gì nặng nề" - bà Hương nói.

Về lời giới thiệu "Biên soạn dựa trên chương trình giáo dục mầm non của Bộ GD-ÐT", bà Hương phân trần: "Khi đối tác gửi file mềm nội dung bộ sách cho chúng tôi thì không có lời giới thiệu như thế. Có lẽ công ty phát hành đã đưa thêm lời giới thiệu này để dễ bán sách". Bà Hương cũng thừa nhận cách giới thiệu cùng với việc không chú giải rõ ràng việc mua bản quyền của Trung Quốc trên bìa sách khiến người mua nhầm tưởng là sách Việt Nam.

Nhưng khi trả lời về việc phải giải quyết thế nào với sự lập lờ gây hiểu nhầm này, bà Hương vẫn khẳng định "đó là bộ sách có nội dung tốt, nó chỉ "lằng nhằng" ở lời giới thiệu. Nên nếu có ý kiến yêu cầu sửa thì chúng tôi sẽ đề nghị đối tác sửa. Nhưng chắc sẽ không thể sửa nội dung sách, không thể thay cờ Trung Quốc thành cờ Việt Nam bởi như thế là vi phạm hợp đồng".

Bày tỏ quan điểm về vấn đề này, ông Phạm Tất Dong - phó chủ tịch Hội Khuyến học Việt Nam, cơ quan chủ quản của NXB Dân Trí - cho biết: "Tuy tôi chưa xem cuốn sách đó, nhưng tôi thấy một cuốn sách được ghi rõ là biên soạn cho trẻ em Việt Nam, theo chương trình giáo dục Việt Nam thì nội dung, hình ảnh phải phù hợp với trẻ em Việt Nam, và trong hình ảnh ngôi trường không thể vẽ cờ Trung Quốc".

Sau khi nhận được thông tin và tiếp cận với nội dung cuốn sách trên, bà Ngô Thị Hợp - phụ trách Vụ GD mầm non Bộ GD-ÐT - nói: "Chúng tôi không biết về cuốn sách này vì NXB Dân Trí không trao đổi hay hỏi ý kiến chúng tôi. Vì vậy, NXB Dân Trí phải chịu trách nhiệm hoàn toàn về nội dung, hình thức của cuốn sách".

Sách dịch phải chọn lựa rất kỹ

NXB Giáo dục hằng năm cũng có nhiều đầu sách dịch phải mua bản quyền của nước ngoài. Nhưng chúng tôi phải chọn lựa rất kỹ, sách dịch cung cấp cho bạn đọc Việt Nam nói chung và học sinh Việt Nam nói riêng phải có nội dung, hình ảnh không trái với quy định pháp luật và thuần phong mỹ tục Việt Nam, không nói sai về lịch sử, địa lý Việt Nam...

Trong hợp đồng mua bản quyền với nước ngoài, nếu thấy cần thiết chúng tôi cũng có thể trao đổi thỏa thuận với đối tác để điều chỉnh nội dung, hình ảnh phù hợp với đối tượng bạn đọc Việt Nam. Cụ thể, chúng tôi từng hợp tác với một số đối tác nước ngoài để phát hành sách tiếng Anh cho trẻ em Việt Nam, những hình ảnh phong cảnh, con người, trường học trong sách cũng được điều chỉnh phù hợp với học sinh Việt Nam.

Nếu chúng ta trao đổi kỹ thì đối tác cũng không cứng nhắc trong việc bắt ta phải in nguyên xi như bản gốc. Hơn nữa, nếu là sách dịch nguyên gốc thì bìa sách phải nói rõ nguồn gốc. Còn nếu là sách biên soạn dựa theo chương trình giáo dục Việt Nam thì không thể vẽ trường học treo cờ nước khác.

Ông Nguyễn Minh Khang (Phó Giám đốc NXB Giáo Dục)

Không thể chấp nhận

Việc này xảy ra có lẽ do khâu kiểm duyệt chưa cẩn thận và chặt chẽ. Nhưng dù vì lý do nào thì cũng không thể chấp nhận được. Trong chương trình giáo dục mầm non 5 tuổi, học sinh đã được học về đất nước, về lá cờ Việt Nam, rằng ngôi trường của em thì cắm cờ Tổ quốc Việt Nam. Lứa tuổi này rất nhạy cảm. Về mặt tâm lý, khi đứa trẻ được ăn một món ngon nào đó hồi nhỏ thì bé sẽ nhớ mãi đến khi lớn. Tương tự, những hình ảnh quen thuộc từ thời thơ ấu cũng sẽ in sâu trong trí nhớ.

Cuốn sách trên phải được chỉnh sửa cho đúng, cho trẻ em Việt Nam hiểu rằng: cờ Tổ quốc chỉ có một mà thôi. Những nội dung gì thuộc về đất nước, về Tổ quốc bắt buộc phải chính xác chứ không phải là chuyện cổ tích mà tưởng tượng, hư cấu.

ThS Nguyễn Thị Kim Thanh (nguyên Trưởng Phòng Giáo dục Mầm non Sở GD-ÐT TP.HCM)

Nguồn: Tuổi trẻ
      
Cựu học viên
Cựu học viên Xuất sắc

Cấp bậc: Xuất sắc

Giới tính : Nam

Bài viết : 1328

Danh vọng : 2216

Uy tín : 54

Sao cổng trường cắm cờ Trung Quốc? 62019410
Tranh xe cứu hỏa dành cho bé tô màu với số cửu hỏa 119 của Trung Quốc - Ảnh: Thành Thơ
      
Phó Thường dân
Phó Thường dân Webmaster

Cấp bậc: Webmaster

Giới tính : Nam

Bài viết : 1706

Danh vọng : 2233

Uy tín : 144

Chiều ngày 06/3/2013, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) đã ban hành Công văn số 1440/BGDĐT-GDMN đề nghị các sở GD&ĐT chỉ đạo các cơ sở giáo dục mầm non không mua và sử dụng bộ sách “Phát triển toàn diện trí thông minh cho trẻ”.

Các bạn có thể tải công văn này về tại đây.

Nguồn: BGD&ĐT
      
Người đưa đò
Người đưa đò Tích cực

Cấp bậc: Tích cực

Bài viết : 415

Danh vọng : 699

Uy tín : 42

Sách học vần tiếng Việt lại vẽ cờ Trung Quốc

Kiểm tra thông tin do bạn đọc cung cấp cho biết sách học vần của trẻ em cũng vẽ cờ Trung Quốc, chúng tôi dễ dàng tìm thấy ở nhà sách Lý Thường Kiệt và nhà sách Tiền Phong (Hà Nội) cuốn Bé làm quen với chữ cái (hành trang cho bé chuẩn bị vào lớp 1) của tác giả Nguyễn Thị Thúy Hà, NXB Đại Học Sư Phạm, được nộp lưu chiểu tháng 1-2012. Ở bài 14 (học chữ C) có in những con vật, đồ vật có chữ cái là “C”, trong đó có lá cờ của Trung Quốc.

Sao cổng trường cắm cờ Trung Quốc? 62040710
Trang sách dạy các em học chữ C (trong cuốn Bé làm quen với chữ cái) có in lá cờ của Trung Quốc - Ảnh: Tuấn Phùng

Trao đổi với Tuổi Trẻ, vị phụ huynh lỡ mua sách này cho con bức xúc: “Tuy không có quy định sách bán tại Việt Nam chỉ được in cờ Việt Nam nhưng những loại sách dạy trẻ em Việt Nam học tiếng Việt mà lại in cờ nước khác là việc khó chấp nhận được. Cờ Tổ quốc là biểu tượng thiêng liêng cần để cho trẻ em làm quen với hình ảnh này, không thể giới thiệu cờ nước khác cho những đứa trẻ lần đầu tiếp cận với tiếng Việt”.

Ông Đinh Văn Vang - tổng biên tập của NXB Đại học Sư Phạm, người chịu trách nhiệm về nội dung các đầu sách của NXB phát hành - cho biết: “Chúng tôi tiếp nhận từ tác giả Nguyễn Thị Thúy Hà nội dung cuốn sách, gồm cả phần chữ và hình ảnh. Chúng tôi phát hiện trong một bài có vẽ cờ Trung Quốc và đã đề nghị sửa vì không phù hợp khi sử dụng cho đối tượng trẻ em Việt Nam. Hiện tại bản sách chúng tôi phát hành đã in cờ Việt Nam”.

Như vậy đúng theo lời ông Vang thì hiện có hai bản sách (cùng một tên sách, tên tác giả và tên NXB) cũng được nộp lưu chiểu vào thời điểm tháng 1-2012, một bản in cờ Việt Nam, một bản in cờ Trung Quốc. Nhưng tại hai nhà sách kể trên chỉ xuất hiện bản “in cờ Trung Quốc” mà không tìm thấy bản “in cờ Việt Nam”. Giải thích về sự khó hiểu này, ông Vang cho biết: “Chúng tôi đang liên lạc với tác giả để làm rõ chuyện này. Nếu cuốn sách được in ra với bản có “cờ Trung Quốc” thì chắc chắn là bản in mạo danh NXB Đại Học Sư Phạm” - ông Vang khẳng định.

Theo tác giả cuốn sách, bà Nguyễn Thị Thúy Hà thì những cuốn sách “vẽ cờ Trung Quốc” chỉ là bản in thử được mang gửi ở một số nhà sách(?).

Ông Vang cho biết chiều 6-3 đã đề nghị tác giả đi thu hồi toàn bộ cuốn sách “in thử” có vẽ cờ Trung Quốc.

Nguồn: Tuổi trẻ
      
Phó Thường dân
Phó Thường dân Webmaster

Cấp bậc: Webmaster

Giới tính : Nam

Bài viết : 1706

Danh vọng : 2233

Uy tín : 144

Hình lá cờ Trung Quốc trong cuốn "Bồi dưỡng tình cảm" thuộc tập 2 bộ sách “10 phút cho bé trước giờ đi ngủ” (do NXB Mỹ Thuật liên kết với Công ty TNHH Thương Mại và Dịch vụ Văn hóa Đinh Tị phát hành tháng 6 năm 2012, được nộp lưu chiểu năm 2012):

Sao cổng trường cắm cờ Trung Quốc? Co-t1-10

Trang sách in hình con giáp thỏ của Trung Quốc trong cuốn “Cầu vồng”, số Tết Quý Tỵ (Kỳ 9, tháng 2/2013) dành cho trẻ mẫu giáo của nhà xuất bản Dân Trí (ấn phẩm này do bà Bùi Thị Hương chịu trách nhiệm xuất bản, Nguyên Phan Hách – Lê Như Long chịu trách nhiệm bản thảo):

Sao cổng trường cắm cờ Trung Quốc? Cauvon10
      
Người đưa đò
Người đưa đò Tích cực

Cấp bậc: Tích cực

Bài viết : 415

Danh vọng : 699

Uy tín : 42

Vở luyện chữ sai kiến thức lịch sử

“Sách ghi nhầm rồi ba ơi, không phải Lý Thường Kiệt đánh quân Nam Hán, mà phải là Ngô Quyền chứ!”.

Một phụ huynh có con học lớp 3 tại một trường tiểu học quận Tân Bình (TP.HCM) ngỡ ngàng khi thấy con phát hiện kiến thức lịch sử sai trong Vở luyện từ và câu lớp 3, tập 2.

Đây là cuốn vở in chữ sẵn cho học sinh nhìn để luyện chính tả theo. Trang 5 có đoạn viết: “Quân Nam Hán đưa một đạo quân rất đông sang đánh nước ta. Lý Thường Kiệt dùng kế chôn cọc gỗ đầu bịt sắt nhọn dưới sông Bạch Đằng. Quân Nam Hán đến cửa sông vào lúc thủy triều lên che lấp các cọc nhọn. Lý Thường Kiệt cho thuyền nhẹ bơi ra khiêu chiến, vừa đánh vừa rút lui nhử cho giặc vào nơi quân ta mai phục. Vừa lúc ấy, thủy triều xuống, quân mai phục hai bên bờ sông đổ ra đánh rất mạnh. Giặc hốt hoảng quay thuyền chạy thì bị va vào cọc, thuyền bị thủng đâm hàng loạt. Cuộc xâm lược của địch hoàn toàn thất bại. Mùa xuân năm 939, Lý Thường Kiệt lên ngôi vua….”.

Sao cổng trường cắm cờ Trung Quốc? 9-sach10
Bìa tập vở có nội dung lịch sử sai

Sao cổng trường cắm cờ Trung Quốc? 9-giay10
Trang 5 của cuốn vở in sai nội dung cuộc chiến chống quân Nam Hán

Phụ huynh này cho biết cuốn vở này được nhà trường mua rồi phát cho học sinh để tham khảo và luyện chính tả tại lớp. “Tôi nghĩ dù là vở luyện chữ nhưng kiến thức trong đó cũng phải chính xác vì con trẻ rất dễ bị ảnh hưởng. Những sự kiện lớn của nước nhà mà để sai sót như vậy thì đừng trách con trẻ hiểu sai về lịch sử!” - phụ huynh này bức xúc.

Theo thông tin trên bìa, cuốn vở này do Nhà xuất bản Hà Nội phát hành, in tại Công ty Cổ phần In và Vật tư Hải Dương, in xong và nộp lưu chiểu tháng 5-2012. Nhóm tác giả biên soạn gồm: Lê Ngọc Điệp (chủ biên), Lê Hữu Tỉnh, Xuân Thị Nguyệt Hà, Nguyễn Trí Dũng và Mai Nhị Hà.

Nguồn: PLTPHCM
      
Người đưa đò
Người đưa đò Tích cực

Cấp bậc: Tích cực

Bài viết : 415

Danh vọng : 699

Uy tín : 42

Phát hiện sách dành cho trẻ em in “đường lưỡi bò”

Trưa ngày 12/3/2013, Phòng Văn hóa - Thông tin Q.10 (TP.HCM) tiến hành kiểm tra và phát hiện tại Nhà sách Nhân văn (875 Cách Mạng Tháng 8, P.15, Q.10) bộ sách Tiếng Hoa dành cho trẻ em có in bản đồ Trung Quốc kèm hình “đường lưỡi bò” 9 khúc vi phạm nghiêm trọng chủ quyền biển đảo của Việt Nam.

Bộ sách này gồm 3 tập, phần nội dung sai phạm nằm ở bài số 14, trang 35, tập 1.

Theo hồ sơ từ phía Nhà sách Nhân văn cung cấp, tập 1 của bộ sách được in tái bản theo quyết định số 1049 của Nhà xuất bản Tổng hợp TP.HCM (thuộc Thành ủy TP.HCM) do Giám đốc - Tổng biên tập Nguyễn Thị Thanh Hương ký ngày 25.7.2011. Số đăng ký kế hoạch xuất bản: 646-11/CXB/65-58/THTPHCM. Số lượng in 2.000 cuốn, đối tác liên kết xuất bản là Công ty cổ phần giáo dục và công nghệ thế giới thông minh.

Sao cổng trường cắm cờ Trung Quốc? Sachtr10
Hình bản đồ in “đường lưỡi bò” trong sách Tiếng Hoa dành cho trẻ em - Ảnh: Độc Lập

Sao cổng trường cắm cờ Trung Quốc? Sachtr11
Đoàn kiểm tra tiến hành niêm phong số sách vi phạm - Ảnh: Độc Lập

Sao cổng trường cắm cờ Trung Quốc? Sachtr12
Bộ sách có in “đường lưỡi bò” - Ảnh: Độc Lập

Phía Nhà sách Nhân văn còn cung cấp 1 bản hợp đồng ủy quyền bản quyền tác phẩm: “Tiếng Hoa dành cho thiếu nhi 1”, “Tiếng Hoa dành cho thiếu nhi 2”, “Tiếng Hoa dành cho thiếu nhi 3”. Bên ủy quyền là Công ty TNHH Truyền thông Á Đông (Bên A, địa chỉ: 592/26 Lạc Long Quân, P.5, Q.11, TP.HCM), bên được ủy quyền là Công ty cổ phần văn hóa Nhân Văn (Bên B, địa chỉ: số 1 Trường Chinh, P.11, Q.Tân Bình, TP.HCM).

Nội dung hợp đồng có đoạn: “Bên A đồng ý ủy quyền cho bên B được phép độc quyền phát hành, xuất bản và phân phối những tác phẩm nêu trên tại Việt Nam”.

Phần lời nói đầu của bộ sách có đoạn viết: “Tiếng Hoa dành cho trẻ em là một bộ sách giáo khoa (…), được biên soạn dành riêng cho việc giảng dạy tiếng Hoa cho lứa tuổi thiếu nhi trong và ngoài nước trước tuổi cắp sách đến trường. Sau khi hoàn tất bộ sách này, trẻ sẽ có kiến thức cơ bản về tiếng Hoa, tạo ra một nền tảng vững chắc cho việc học tiếng Hoa của trẻ trong tương lai”.

Trao đổi với PV Thanh Niên Online qua điện thoại vào chiều 12.3, đại diện Công ty cổ phần văn hóa Nhân Văn cho biết: Bộ sách Tiếng Hoa dành cho trẻ em xuất bản lần đầu vào năm 2008. Trong lần xuất bản này, vì do không nhận biết nên tập sách có in “đường lưỡi bò” phi pháp. Đến năm 2010, khi dư luận lên án về “đường lưỡi bò” phi pháp, thì công ty cho thu hồi và đã tiêu hủy hết. Khi tái bản bộ sách đã biên tập loại bỏ hình ảnh này khỏi cuốn sách.

Tuy nhiên, ông Phạm Tấn Dũng, Phó trưởng phòng Văn hóa - Thông tin Q.10 nói: “Chúng tôi tiến hành kiểm tra, ghi nhận thực tế là bộ sách tái bản vẫn còn in “đường lưỡi bò” phi pháp. Đoàn kiểm tra đã phối hợp với Công an P.15 lập biên bản vi phạm hành chính, niêm phong 132 cuốn sách là tang vật của vụ việc”.

Theo ông Phạm Tấn Dũng, Phòng Văn hóa - Thông tin Q.10 sẽ báo cáo vụ việc nghiêm trọng này lên UBND quận và UBND thành phố để có hướng xử lý cụ thể.

Ông Dương Thanh Chi, cửa hàng trưởng Nhà sách Nhân văn (875 Cách Mạng Tháng 8, P.15, Q.10) cho rằng, sách cũng là một sản phẩm hàng hóa, khi đơn vị phát hành đưa sách đến nhà sách với đầy đủ giấy tờ hợp lệ thì nhà sách chỉ biết bán chứ không có thời gian đọc, kiểm tra lại.

Ông Chi cho biết trước đó chưa có ai phát hiện ra lỗi vi phạm này.

PV Thanh Niên Online đã liên hệ với Nhà xuất bản Tổng hợp TP.HCM. Đại diện Nhà xuất bản này cho biết sẽ tiến hành kiểm tra lại quy trình xuất bản và sẽ sớm có thông tin phản hồi.

Nguồn: Thanh niên
      
Cựu học viên
Cựu học viên Xuất sắc

Cấp bậc: Xuất sắc

Giới tính : Nam

Bài viết : 1328

Danh vọng : 2216

Uy tín : 54

Sách Tiếng Việt lớp 1 'quên' quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa?

Trong cuốn sách Tiếng Việt lớp 1 tập Hai của NXB Giáo dục (tái bản lần thứ 11) có bức ảnh bản đồ Việt Nam không thể hiện rõ quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa thuộc chủ quyền nước ta.

Sách Tiếng Việt tập Hai do bà Đặng Thị Lan Anh chủ biên, Chịu trách nhiệm xuất bản: Tổng Giám đốc NXB Giáo dục ông Ngô Trần Ái, Tổng Biên tập Nguyễn Quý Thao.

Tại trang 78 có bài tập 2: “Điền vần iêt hay uyêt?”. Dưới đề bài là bức ảnh minh họa bản đồ Việt Nam, trong đó hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa không được thể hiện rõ.

Sao cổng trường cắm cờ Trung Quốc? Ban-do10
Bản đồ Việt Nam không thể hiện rõ quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa tại trang 78 sách tiếng Việt lớp 1, tập 2

Trả lời phóng viên Giaoduc.net.vn về vấn đề này, TS. Lê Hữu Tỉnh, Phó TBT NXB Giáo dục cho biết: Diên tích của Bản đồ Việt Nam in trong SGK rất nhỏ (3cm x 5cm). Người vẽ bản đồ có ý thức thể hiện quần đảo Hoàng Sa (cụm chấm đen bên tay phải dưới đảo Hải Nam Trung Quốc tương ứng với Đà Nẵng đi ra) và Trường Sa (màu vàng) rất rõ ràng. Vì diện tích của bản đồ quá nhỏ nên không thể hiện, chú thích rõ hơn được.

Tuy nhiên, đối chiếu lời ông Lê Hữu Tỉnh với bản đồ in tại trang 78 thấy rằng: Có hình minh họa điểm vàng cho Trường Sa, tuy nhiên nếu xét theo tỷ lệ thì hình minh họa này được đặt tại vị trí chưa chính xác. Bên cạnh đó, không hề có điểm minh họa (cụm chấm đen) cho Hoàng Sa như lời ông Lê Hữu Tỉnh nói.

Sao cổng trường cắm cờ Trung Quốc? Ban-do11
Vị trí chính xác của quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa thuộc chủ quyền Việt Nam

Cũng theo ông Lê Hữu Tỉnh: Đây chỉ là hình minh họa cho ngữ liệu cho học sinh điền vần về khái niệm Bản đồ Việt Nam, chứ không phải là một bản đồ hành chính thật tường minh để dạy môn địa lý. Vì vậy, với diện tích 3cm x 5cm người vẽ không có “đất” để chú thích rõ ràng cho quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa.

Khi được hỏi, tại sao trong bản đồ, các vùng miền Việt Nam được tô màu, có chú thích, góc bên trái của bản đồ cũng có bảng chú giải thì tại sao quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa lại không được thể hiện như vậy, ông Lê Hữu Tỉnh cho biết, phần chú giải góc bên trái của bản đồ cũng chỉ là tượng trưng bằng... những hình chấm chấm chứ không phải chữ. Đây là hình vẽ minh họa chứ không phải là một bản đồ thu nhỏ.

Ông Lê Hữu Tỉnh khẳng định, sự thể hiện bản đồ như thế là có thể chấp nhận được.

Nói như ông Tỉnh thì có thể hiểu rằng: Vậy một hình minh họa nhỏ thì được phép có sai xót lớn?!

Tuyên truyền, giáo dục về chủ quyền của đất nước, trong đó có hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, không chỉ là vấn đề thời sự cấp bách hiện nay mà còn là vấn đề lâu dài, không chỉ cho thế hệ hôm nay mà là cho mãi mai sau, đặc biệt là với thế hệ tương lai. Với các em nhỏ, hình thức quảng bá, giáo dục bằng hình ảnh trực quan là hiệu quả nhất. Thế nhưng, những hình ảnh trực quan ban đầu ấy còn không rõ ràng, tường minh thì làm sao có thể cho các em một nhận thức đúng đắn?

      
Puzzle
Puzzle Tích cực

Cấp bậc: Tích cực

Giới tính : Nam

Bài viết : 455

Danh vọng : 748

Uy tín : 83

Theo nhận định của Đại biểu Quốc hội Dương Trung Quốc, cuốn sách Tiếng Việt lớp 1 tập 2 của NXB Giáo dục (Tái bản lần thứ 11) có thể được biên soạn từ thời kỳ chúng ta ít chú ý đến vấn đề chủ quyền dân tộc. Còn trong tình hình như hiện nay, khi vấn đề này đang ngày càng "nóng" và mang tính thời sự mới phát hiện ra thiếu sót này.

Tuy nhiên, theo nhà sử học Dương Trung Quốc, sách giáo khoa là để giáo dục lâu dài, đề nghị Bộ GDĐT phải trao đổi kỹ để sách cần phải được bổ sung, điều chỉnh, cập nhật thường xuyên.

Cách lý giải của Phó TBT NXB Giáo dục Lê Hữu Tỉnh, theo ông Quốc, chắc chắn sẽ gặp phải những phản ứng của xã hội.

Ông Quốc khẳng định, về nguyên tắc bản đồ quốc gia phải có 2 quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa. Và đã là bản đồ quốc gia thì bất cứ ai khi sử dụng cũng phải tuân thủ điều này. Không thể lấy lý do vì diện tích bản đồ quá nhỏ hay chỉ là hình minh họa như thế được. Nếu là sự bó hẹp về diện tích khi in cũng phải có giải pháp kỹ thuật để khắc phục chứ không thể để thiếu sót.

Ông Quốc cho rằng, nội dung giảng dạy trong sách giáo khoa là theo quy định của ngành giáo dục. Tuy nhiên, nhất là đối với những nhà sư phạm, nên làm cho trẻ ngay từ đầu phải có ý thức rằng đã nói đến bản đồ là phải nói đến 2 quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa.

Theo ông Quốc, trẻ em sẽ ý thức được Phú Quốc hay Côn Lôn nếu không thể hiện trên bản đồ thì cũng không cần quan tâm nhưng tại sao Hoàng Sa, Trường Sa phải thể hiện trên bản đồ? Dần dần lớn lên các em sẽ hiểu hơn, ý thức hơn về chủ quyền dân tộc.

Nguồn: InfoNET
      
Người đưa đò
Người đưa đò Tích cực

Cấp bậc: Tích cực

Bài viết : 415

Danh vọng : 699

Uy tín : 42

Ngày 21/3/2013, NXB Giáo dục VN đã có công văn gửi Ban Tuyên giáo Trung ương, Cục Xuất bản - Bộ Thông tin và truyền thông về việc bản đồ Việt Nam trong sách giáo khoa (SGK) Tiếng Việt 1 chưa thể hiện rõ hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.

Theo đó, diện tích của bản đồ Việt Nam in trong SGK rất nhỏ (3cm x 5cm). Người vẽ bản đồ đã có ý thức thể hiện quần đảo Hoàng Sa (cụm chấm đen bên phải, tương ứng với TP. Đà Nẵng đi ra) và quần đảo Trường Sa (cụm chấm đen trên nền phớt vàng ở góc dưới). Vì diện tích của bản đồ quá nhỏ nên không thể hiện, chú thích được. Đây là hình minh họa cho bài tập điền vần trong SGK Tiếng Việt lớp 1, không phải bản đồ hành chính được dạy trong môn Địa lý.

Tuy nhiên, ông Ngô Trần Ái, Tổng giám đốc NXB Giáo dục Việt Nam, nhấn mạnh: “Chúng tôi nhận thấy sự thể hiện hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa trong bản đồ Việt Nam ở cuốn sách nêu trên chưa được tường minh và rõ ràng. Lãnh đạo NXB Giáo dục VN đã yêu cầu ban biên tập chỉnh sửa hình bản đồ Việt Nam trong sách bằng cách nới rộng diện tích chiều ngang đủ để thể hiện chính xác và tường minh hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa”.

Nguồn: Phụ nữ
      
Phó Thường dân
Phó Thường dân Webmaster

Cấp bậc: Webmaster

Giới tính : Nam

Bài viết : 1706

Danh vọng : 2233

Uy tín : 144

Ngày 22/3/2013, NXB Giáo dục Việt Nam đã hoàn thành việc in lại cuốn sách Tiếng Việt lớp 1 tập Hai có hình ảnh rõ nét kèm theo chú thích rõ ràng về 2 quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa.

Thích0Báo xấu0

Gửi một tin nhắn lên tường.

Gửi báo cáo lỗi về bài viết này.

      
Người đưa đò
Người đưa đò Tích cực

Cấp bậc: Tích cực

Bài viết : 415

Danh vọng : 699

Uy tín : 42

Sao cổng trường cắm cờ Trung Quốc? Nho-bi10
Nho Việt Nam nhưng lại dán cờ Trung Quốc bán tại siêu thị Big C the Garden (Mỹ Đình, quận Cầu Giấy - Hà Nội)
      
Cựu học viên
Cựu học viên Xuất sắc

Cấp bậc: Xuất sắc

Giới tính : Nam

Bài viết : 1328

Danh vọng : 2216

Uy tín : 54

Sao cổng trường cắm cờ Trung Quốc? Cm10

Ban Giám hiệu Trường tiểu học Tân Thạch A, huyện Châu Thành (Bến Tre) vừa thu giữ hàng trăm thẻ nhựa có mã số riêng biệt mà học sinh trường này đang săn tìm để chơi có in hình quốc huy Trung Quốc.

Thẻ này làm bằng nhựa dẻo, giống như một thẻ ATM hay thẻ nhân viên của các cơ quan, doanh nghiệp. Nội dung trên thẻ toàn chữ Trung Quốc. Mặt trước của thẻ có in ẩn biểu tượng Vạn lý trường thành. Góc trái phía trên của thẻ là hình quốc huy của Trung Quốc được in rất to (ảnh). Một góc mặt sau của thẻ có in hình một con robot mà các em học sinh ở đây cho biết đó là biểu tượng “robot trái cây” - một nhân vật trong phim hoạt hình. Đặc biệt trên thẻ có dãy số mà học sinh gọi là “số chứng minh nhân dân”. Học sinh tìm mua đồ chơi có thẻ này để khẳng định mình cũng có một mã số chứng minh như người lớn(?).

Theo nhiều học sinh thẻ nhựa này được mua ở căngtin trường và các tiệm tạp hóa bên ngoài với giá 2.000-2.500 đồng/thẻ. Ông Nguyễn Xuân Đạm, Hiệu trưởng Trường tiểu học Tân Thạch A, cho biết sau khi nghe một số giáo viên thông báo về tình trạng trên, nhà trường ra thông báo nghiêm cấm tất cả học sinh của trường chơi loại thẻ này và yêu cầu giáo viên mỗi lớp thu giữ tất cả các thẻ trên giao nộp cho nhà trường. Nhà trường cũng đã thông báo cho cơ quan công an và lãnh đạo phòng giáo dục để kịp thời ngăn chặn tình trạng này đối với các trường khác trong địa bàn.

Nguồn: Tuổi trẻ
      
Người đưa đò
Người đưa đò Tích cực

Cấp bậc: Tích cực

Bài viết : 415

Danh vọng : 699

Uy tín : 42

Thêm một cuốn sách in cờ Trung Quốc

Sao cổng trường cắm cờ Trung Quốc? 62206810

Ðó là cuốn Phát triển khả năng quan sát tưởng tượng (nằm trong bộ Phát triển trí não cho trẻ từ 1 đến 6 tuổi) do Nguyễn Thanh An biên soạn, NXB Phụ Nữ ấn hành. Sách được in và nộp lưu chiểu quý 4-2009.

Ở trang 26 "Cùng tìm nào (1)", sách in hai bức tranh với yêu cầu các bé quan sát và tìm hình tròn, hình chữ nhật, hình tam giác, hình ngôi sao... trong tranh. Bức tranh số một là cảnh hoa lá, mặt trời và lá cờ... Trung Quốc! Ðiều đáng nói đây là sách do người Việt biên soạn chứ không phải mua bản quyền từ nước ngoài.

Nguồn: Tuổi trẻ
      
      

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Về Đầu Trang  Thông điệp [Trang 1 trong tổng số 1 trang]

Quyền hạn của bạn

Bạn không có quyền trả lời bài viết
free counters



  • Đoàn Ngọc Khánh

    mobile phone 098 376 5575


    Đỗ Quang Thảo

    mobile phone 090 301 9666


    Nguyễn Văn Của

    mobile phone 090 372 1401


    IP address signature
    Free forum | ©phpBB | Free forum support | Báo cáo lạm dụng | Thảo luận mới nhất