Change background image
LOVE quotion

Bắt đầu từ 4.53' thứ Hai ngày 17/10/2011


You are not connected. Please login or register

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Go down  Thông điệp [Trang 1 trong tổng số 1 trang]

KHCN
KHCN Ưu tú

Cấp bậc: Ưu tú

Giới tính : Nam

Bài viết : 796

Danh vọng : 1618

Uy tín : 23

Có lẽ trong quan hệ ngoại giao, Việt Nam là một trong những quốc gia đầu tiên công nhận tên gọi mới của Cộng hòa Liên bang Myanma.

Burma (Miến Điện) được đổi tên thành Myanmar từ bao giờ? 110
Facts - Myanma, còn gọi là Miến Điện (tên chính thức: Cộng hòa Liên bang Myanma (tiếng Myanma: ြည်ထောင်စု သမ္မတ မြန်မာနိုင်ငံတော် Pyidaunzu Thanmăda Myăma Nainngandaw) là một quốc gia ở Đông Nam Á, tây bắc bán đảo Trung-Ấn. Có 5.876 km đường biên giới với Trung Quốc (2.185 km), Thái Lan (1.800 km), Ấn Độ (1.463 km), Lào (235 km) và Bangladesh (193 km). Đường bờ biển dài 1.930 km. Diện tích 676.577 km².

Năm 1824, Anh đã xâm chiếm Miến Điện khi nước này định đánh Ấn Độ và gọi tên nước này là Burma (dựa trên chữ Barma) và biến Miến Điện trở thành một tỉnh của Ấn Độ. Trải qua hai cuộc chiến tranh thế giới, Miến Điện luôn có vị trí khá quan trọng đối với quân đội Anh. Ngày 4/1/1948, đất nước này giành được độc lập và được gọi là Union of Burma.

Cho tới năm 1989, chính quyền quân sự tại Miến Điện bất ngờ chuyển đổi tất cả tên gọi do nước Anh đã đặt tên cho Miến Điện, bao gồm cả chính tên đất nước từ Burma chuyển thành Myanmar. Việc đổi tên này đã bị phản đối dữ dội bởi những người thuộc dân tộc thiểu số bởi họ cho rằng cái tên này chỉ đại diện cho một nhóm, một dân tộc nằm trong Miến Điện chứ không đại diện cho toàn bộ đất nước.

Tên gọi này sau đó đã được Liên Hợp Quốc, cộng đồng các nước Đông Nam Á, Ấn Độ… chấp nhận vì cho rằng đấy là quyền riêng tư của bất cứ đất nước nào. Tuy vậy các nước như Anh, Pháp, Mỹ, Canada, Úc vẫn giữ nguyên tên gọi Miến Điện là “Burma” vì không chấp nhận việc thể chế chính trị quân sự đã ép buộc dân chúng đổi tên đất nước. Bản thân người Miến Điện ngày nay vẫn sử dụng từ Burmese để chỉ họ (giống như Vietnamese để chỉ người Việt Nam). Cho tới giờ, người phương Tây thậm chí cũng không biết phải đọc tên Myanmar như thế nào cho đúng. BBC thậm chí đã phải viết cả một bài blog để hướng dẫn các cách đọc khác nhau của Myanmar.

Myanmar/Burma/Miến Điện là đất nước đa dạng về văn hóa (hơn rất nhiều so với tên gọi của mình) và chủ yếu là theo đạo Phật. Ở đây, các di sản văn hóa thế giới có liên quan tới Phật giáo rất nhiều như chùa vàng ở thủ đô, Golden Rock (hòn đá vàng), tượng Phật nằm… Mới đây, Vietnam Airlines đã mở đường bay thẳng tới Yangon từ Hà Nội với tần suất bay 4 chuyến/tuần. Nếu muốn tới Burma/Myanmar, bạn hãy tham khảo kinh nghiệm để hiểu thêm về phong tục địa phương (ví dụ không nên dẫm chân lên bóng của nhà sư…)

Đọc thêm về đất nước Myanma tại đây
      
KHCN
KHCN Ưu tú

Cấp bậc: Ưu tú

Giới tính : Nam

Bài viết : 796

Danh vọng : 1618

Uy tín : 23

Myanmar, những ấn tượng thú vị

Chúng tôi đi du lịch Myanmar với đầy sự e ngại, không biết sẽ xoay xở thế nào ở một đất nước nghe nói còn khá khép kín với thế giới. Tuy nhiên, tất cả đã lầm. Đất nước này đã mang đến cho chúng tôi những ấn tượng bất ngờ

Yangon là thủ đô cũ và là thành phố lớn nhất Myanmar. So với các thành phố lớn ở Đông Nam Á, Yangon tương đối kém phát triển, nhưng so với những gì người nước ngoài hình dung thì Yangon lại sôi động hơn.

Yangon - thành phố không xe máy

Burma (Miến Điện) được đổi tên thành Myanmar từ bao giờ? Bus10

Phương tiện giao thông chủ yếu ở Myanmar
Thành phố có khá nhiều tòa nhà thời thuộc địa Anh, nhưng cũng nhiều cao ốc thương mại và nhà ở mới được xây dựng. Yangon có khoảng 5 triệu dân nhưng gần như không nhìn thấy xe máy. Chỉ có taxi và xe buýt. Công chức và người thu nhập từ trung bình trở lên hay đi taxi, còn dân nghèo đi xe buýt hoặc đi bộ. Anh Zai Myo Thet, một tài xế taxi, nói chính phủ cấm người dân (trừ công chức) sở hữu và đi xe máy trong thành phố. Tuy nhiên, tại nông thôn và các vùng sâu vùng xa người dân vẫn được đi xe máy.

Phần lớn ôtô ở Myanmar là xe cũ của Nhật đời 1980, 1990, thậm chí còn cả đời 1950. Gần như toàn bộ taxi trên đường không đóng hoặc không có cửa kính. Xe không có máy điều hòa, nội thất sờn rách, máy móc kêu lục cục, nhiều ổ máy cạnh vôlăng bị móc trơ ổ. Thời tiết nóng gần 40 độ C, tài xế nào cũng có một chai nước uống, quạt cói và khăn lau mồ hôi.

Đầu tiên chúng tôi rất sốc vì không biết liệu lúc nào khung cửa xe bật ra, nhưng đi nhiều cũng quen. Xe rung bần bật, lọc xọc nhưng nhiều bác tài lái rất “tít”. Hành khách kêu oai oái vì sợ nhưng tài xế luôn miệng trấn an không sao. Các xe buýt thì luôn chật cứng người vì người dân chẳng còn lựa chọn nào khác. Khách nước ngoài đi phượt rất tiếc tiền cũng chịu không dám chen lên xe buýt.

Do không có xe máy nên dù nhiều ôtô nhưng đường phố Yangon hầu như không tắc đường. Anh bạn cùng đi cứ chép miệng: “Ước gì Hà Nội cũng cấm được xe máy như Yangon”.

Nhân viên chạy vòng quanh báo giờ bay

Sân bay quốc tế của Yangon gồm hai khu (quốc tế và nội địa). Ga quốc tế tuy khá nhỏ và ít tấp nập so với sân bay quốc tế các nước trong khu vực nhưng hiện đại, sạch bóng, đèn sáng trưng. Các thủ tục kiểm tra hành khách nhập cảnh không khắt khe lắm. Cả sân bay quốc tế chỉ có ba quầy đổi tiền nhỏ của AD Bank, KBZ Bank, chỉ khoảng 7g tối là các quầy hết kyat (tiền Myanmar) đổi cho khách du lịch. Khi xuất cảnh, nếu ai đi chuyến bay sau 3g chiều thứ bảy hoặc chủ nhật cũng không có quầy đổi tiền nào còn mở cửa để đổi kyat lấy USD mang về nước.

Sân bay nội địa của Yangon nhỏ, thiếu tiện nghi. Làm thủ tục rất nhanh vì không có dây chuyền, nhân viên sân bay đứng sẵn bên cạnh quầy làm thủ tục chất hành lý của hành khách lên xe đẩy. Điều lạ nhất ở đây là gần như không có loa phóng thanh báo chuyến bay cho khách. Cứ khoảng 30-60 phút lại thấy nhân viên của một hãng hàng không nào đó cầm biển đề tên hãng và số chuyến bay rảo bước quanh những hàng ghế chờ rao gọi hành khách ra sân bay. Nếu ai không để ý nghe hoặc nhìn biển báo dễ bị lỡ chuyến bay như chơi. Đây là điều khiến khách nước ngoài lần đầu bay nội địa cứ nhấp nhổm, nháo nhác.

Máy phát điện san sát vỉa hè

Cứ ngỡ đến Yangon không có điện thoại, không Internet, thiếu điện, nhưng tình cảnh cũng chẳng đến nỗi. Mạng điện thoại của Myanmar cũng tàm tạm. Dưới sảnh các khách sạn từ 3 sao trở lên có wifi, nhưng tốc độ truy cập chậm đến nản lòng.

Nhu cầu điện thoại của người dân Myanmar rất cao. Cứ khoảng vài chục mét trên đường phố Yangon lại có những bàn điện thoại của tư nhân đặt 3-5 máy quay số cũ kỹ phục vụ khách hàng. Vào đúng tầm, người người xếp hàng chờ gọi. Cước điện thoại nội địa không đắt lắm. Gọi thoải mái trong khu vực Yangon chỉ mất 1.000 kyat (tương đương 28.000 đồng). Chỉ những người khá giả và người làm trong ngành du lịch mới có điện thoại di động.

Trên đường phố Yangon nhan nhản các máy phát điện to nhỏ đặt trong các lồng hoặc ngôi nhà bằng sắt gắn chặt ngoài vỉa hè. Hỏi ra mới biết do Myanmar rất thiếu điện, nguồn điện từ mạng lưới điện của chính phủ yếu, hay bị mất nên nhiều hộ gia đình, cửa hàng, tòa nhà phải có sẵn máy phát điện. May mắn trong mấy ngày chúng tôi ở Yangon điện lưới quốc gia không bị mất lần nào.

Ngoài những điều thú vị trong cuộc sống thường ngày trên, đất nước Myanmar còn níu chân du khách bởi những ngôi chùa, ngôi đền tráng lệ mà cổ kính.

Burma (Miến Điện) được đổi tên thành Myanmar từ bao giờ? Myanma10

Một buổi cầu nguyện của người dân Myanmar

Burma (Miến Điện) được đổi tên thành Myanmar từ bao giờ? Shweda10

Shwedago, ngôi chùa lớn và tráng lệ bậc nhất Myanmar

Burma (Miến Điện) được đổi tên thành Myanmar từ bao giờ? Myanma11

Những dãy tượng Phật uy nghi

Theo tuoitre

      

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Về Đầu Trang  Thông điệp [Trang 1 trong tổng số 1 trang]

Quyền hạn của bạn

Bạn không có quyền trả lời bài viết
free counters



  • Đoàn Ngọc Khánh

    mobile phone 098 376 5575


    Đỗ Quang Thảo

    mobile phone 090 301 9666


    Nguyễn Văn Của

    mobile phone 090 372 1401


    IP address signature
    Free forum | ©phpBB | Free forum support | Báo cáo lạm dụng | Thảo luận mới nhất