Change background image
LOVE quotion

Bắt đầu từ 4.53' thứ Hai ngày 17/10/2011


You are not connected. Please login or register

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Go down  Thông điệp [Trang 1 trong tổng số 1 trang]

KHCN
KHCN Ưu tú

Cấp bậc: Ưu tú

Giới tính : Nam

Bài viết : 796

Danh vọng : 1618

Uy tín : 23

Rượu đế và rượu quốc lủi?

Nguồn gốc các loại rượu Nauruo10

Cảnh nấu rượu thời xưa
Facts - Chuyện kể là trước khi người Pháp tới Việt Nam thì ngành nấu rượu đã có. Tuy nhiên, sau năm 1858 người Pháp tiến hành xâm lược Việt Nam thì họ cũng quyết định thắt chặt việc nấu rượu và thu thuế. Bà con ta tất nhiên là không chịu để bọn thực dân đô hộ bóc lột nên quyết định… nấu rượu lậu. Rượu lậu vừa rẻ lại vừa ngon hơn rượu của nhà nước thực dân, ở miền Nam thì được nấu bằng gạo nếp rồi đem giấu trong những lùm tranh, lùm đế ở xa nhà, hoặc khi thấy Tây đoan, Tàu cáo đến bắt, nghe động thì bê tất cả nồi rượu, bình rượu chạy vội dấu dưới đồng cỏ hoang dại mọc toàn cây đế (một loài cây giống cỏ năn, cỏ lác, cỏ tranh, hay lau sậy mọc cao vút đầu - tên khoa học Saccharum spontaneum). Tên gọi rượu đế trong Nam xuất xứ từ đó.

Saccharum spontaneum:
Tại miền Bắc Việt Nam người dân đã tự đặt tên cho loại rượu mình nấu là rượu ngang vì rượu nấu và tiêu thụ theo kiểu đi ngang về tắt; rượu cuốc lủi vì vừa bán vừa lủi như con chim cuốc; hoặc để so sánh với rượu “quốc gia” khi các cụ nhà nho xưa nhại tiếng ngoại bang nationale spirit gọi rượu quê của người Việt là rượu quốc hồn quốc túy. Tiếng là quốc hồn quốc túy mà phải nấu chui nấu lủi, uống chui uống lủi thì gọi là rượu quốc lủi.

Top 10 đặc sản rượu nổi tiếng VN:

Chính thức công bố 14 Top đặc sản nổi tiếng Việt Nam:

Đọc thêm bài Rượu trắng
      
KHCN
KHCN Ưu tú

Cấp bậc: Ưu tú

Giới tính : Nam

Bài viết : 796

Danh vọng : 1618

Uy tín : 23

Rượu vang có thực sự tốt cho sức khỏe hay không?

Nguồn gốc các loại rượu 47033410
Facts - Có một nghịch lý được đặt tên là nghịch lý của những người Pháp (French Paradox) chỉ ra rằng mặc dù ăn nhiều thức ăn có chứa các chất béo có hại cho cơ thể, người Pháp lại ít bị đau tim hơn người Mỹ. Nghịch lý này được đưa ra trong chương trình “60 Minutes” vào năm 1991 bởi Serge Renaud, một nhà nghiên cứu người Pháp. Trong chương trình đó, Serge Renaud đã chỉ ra rằng chính rượu vang là thành tố giúp người Pháp ít bị đau tim hơn. Kỳ diệu ở chỗ, chỉ sau 1 tháng chương trình này lên sóng thì lượng rượu vang ở Mỹ được bán ra đã tăng tới 44%!!!

Renaud cũng đã công bố nghiên cứu của mình trên một vài tạp chí khoa học (ví dụ ở tại The Lancet.com) và cho rằng việc uống rượu vang có thể làm giảm khả năng bị đau tim, đột quỵ … tới 40% vào năm 1992. Một vài nghiên cứu khác cũng đã chỉ ra kết quả giống với nghiên cứu của Renaud. Tuy vậy, lỗ hổng lớn nhất trong các nghiên cứu này lại là việc lấy mẫu người nghiên cứu. Các nghiên cứu thường chỉ dựa trên việc so sánh vài mẫu người với cường độ uống rượu vang khác nhau (đã loại trừ một số yếu tố bên ngoài như hút thuốc) nhưng lại không đảm bảo tính ngẫu nhiên trong việc lấy mẫu và do vậy trên thực tế chưa đưa ra được sự liên quan giữa bệnh tim và rượu vang.

Một nghiên cứu mới đây vào năm 2010 được đăng trên tờ Nature cho thấy khi các nhà nghiên cứu người Pháp đã thống kê số liệu từ gần 150.000 người cũng cho thấy rằng những người uống rượu vang đều đặn có tỷ lệ cholesterol có hại thấp, huyết áp tốt… Tuy vậy, rượu vang dường như lại không phải là nguyên nhân chính để dẫn tới điều này. Rất dễ dàng có thể thấy được những người có điều kiện uống rượu vang một cách đều đặn là những người có thu nhập tốt, có vị trí xã hội cao, có khả năng mua những đồ ăn tốt… Điều này dẫn tới việc các nhà nghiên cứu có xu hướng kết luận rằng uống rượu vang là điều mà những người khỏe mạnh hay làm chứ không phải uống rượu vang làm người ta khỏe mạnh hơn.

Vì vậy, rượu vang có thực sự tốt cho sức khỏe hay không tới nay vẫn là điều chưa được làm rõ nhưng nếu bạn có lối sống lành mạnh, chế độ ăn uống phù hợp, có nhiều mối quan hệ xã hội tốt và luôn vui vẻ khi cầm cốc rượu vang trên tay để nói chuyện với bạn bè thì đấy mới là những điều sẽ làm bạn khỏe mạnh hơn. Còn nếu ỷ lại vào rượu vang và có lối sống vô tội vạ thì có lẽ khó có thể có loại rượu nào cứu được cho sức khỏe của bạn.
      
KHCN
KHCN Ưu tú

Cấp bậc: Ưu tú

Giới tính : Nam

Bài viết : 796

Danh vọng : 1618

Uy tín : 23

Sự khác biệt giữa Champagne và vang nổ (sparkling wine) là gì?

Nguồn gốc các loại rượu 27091410
Facts - Cực kỳ ngắn gọn thì Champagne là vang nổ làm từ nho trắng và chỉ có vang nổ làm từ nho trắng ở vùng Champagne, đông bắc nước Pháp mới được gọi là Champagne!

Đó không chỉ là quy ước của những người uống rượu với nhau mà nó là luật ở châu Âu. Tất cả những nhà sản xuất rượu ở nơi khác đều không được gọi rượu của họ là Champagne kể từ năm 1891 khi các nhà sản xuất rượu nhóm họp lại với nhau ở Madrid. Cho tới năm 1919, trong Hiệp ước Versailles được ký để kết thúc chiến tranh thế giới lần thứ nhất, sự quan trọng của các chai rượu vang nổ được làm từ nho trắng tại Champagne lại một lần nữa được nhắc tới.

Tuy vậy, Mỹ chưa từng bao giờ ký vào hiệp ước Versailles mà chỉ ký hòa ước với Đức, trong hòa ước này thì chẳng đả động gì tới rượu bia cả. Do vậy ở Mỹ bạn vẫn có thể gọi thoải mái vang nổ là Champagne. Thậm chí, bạn có thể đặt tên cho hàng hóa là Champagne cũng chẳng sao. Sau chiến tranh thế giới thứ nhất, vang nổ đã được quảng bá là Champagne tại Mỹ nhưng giờ đây người Mỹ cũng đã quay trở lại quảng bá là “sparkling wine” chứ không gọi rượu vang trắng được làm từ nho vùng California là Champagne nữa.

Champagne có từ thời La Mã nhưng chỉ thực sự được hoàn thiện vào thế kỷ XVIII bởi Dom Perignon, một giáo sỹ dòng Benedictine. Ngày nay, nho để làm ra Champagne chủ yếu là từ Chardonnay, Pinot noir và Pinot Meunier. Hầu hết các chai Champagne ngày nay đều được dán mác “Non-vintage” có nghĩa là được pha trộn từ nho của nhiều năm khác nhau. Thường thì các loại này sẽ được pha từ 10-15% (cao hơn là 40%) rượu từ nho của các năm trước.
      
KHCN
KHCN Ưu tú

Cấp bậc: Ưu tú

Giới tính : Nam

Bài viết : 796

Danh vọng : 1618

Uy tín : 23

Có phải Bordeaux chỉ nổi tiếng về rượu vang đỏ không?

Nguồn gốc các loại rượu 65724710
Facts - Thường khi nhắc tới rượu Bordeaux, ai cũng nhắc tới rượu vang đỏ với hương vị tuyệt hảo. Thậm chí người ta còn nói "đỏ bordeaux" để chỉ màu đỏ đặc biệt giống loại rượu này. Thế nhưng có một sự thật là vào giai đoạn xa xưa thì Bordeaux nổi tiếng về rượu vang trắng chứ không phải vang đỏ. Hơn 80% diện tích đất ở Bordeaux dùng để sản xuất ra Sauternes, Barsac, Bordeaux Blanc, và Graves. Chỉ tới những năm 70 của thế kỷ XX, khi mà các yếu tố thương mại và chính trị (chia cắt những vùng làm rượu ra) thì rượu vang ở Bordeaux mới đổi mầu từ trắng sang đỏ.

Ngày nay, có tới 85% diện tích đất ở Bordeaux được sử dụng để sản xuất rượu vang đỏ và còn có rất ít người biết tới rượu vang trắng ở Bordeaux.

      
KHCN
KHCN Ưu tú

Cấp bậc: Ưu tú

Giới tính : Nam

Bài viết : 796

Danh vọng : 1618

Uy tín : 23

Tại sao nhà hàng/khách sạn lại cho phép bạn thử rượu vang trước khi uống?

Nguồn gốc các loại rượu 11396610
Facts - Trong các nhà hàng sang trọng, sau khi người bồi bàn đưa chai rượu vang cho người chủ bữa tiệc xem, họ sẽ mở chai và rót một chút rượu ra cốc đưa cho người chủ bữa tiệc uống thử để xem có chắc chắn đó là loại rượu mà mình đã gọi hay không trước khi rót rượu cho khách trên bàn tiệc. Thông thường để thử rượu vang, chủ bữa tiệc sẽ lắc nhẹ cốc rượu, ngửi mùi và nếm thử rượu. Nếu đúng là loại rượu mình mong muốn, rượu sẽ được rót cho khách theo chiều kim đồng hồ, ưu tiên phụ nữ trước và người chủ bữa tiệc cuối cùng.

Vậy nếu như đây không phải là chai rượu người chủ bữa tiệc mong muốn, ông/bà ấy có thể trả lại nó được không? Phép tắc này rất tiếc không được đặt ra để người chủ bữa tiệc có thể đổi loại rượu vang cho bữa tiệc thoải mái theo ý mình, nó chỉ được đặt ra để chắc chắn về chất lượng của chai rượu được mang ra. Lỗi thông thường nhất là chai rượu bị hở và bị ôxy hóa, dẫn tới rượu có vị chua và có mùi như giấm (dấm). Lúc đó, người chủ bữa tiệc có thể yêu cầu trả lại và đổi lấy chai vang khác cùng loại chứ không phải là được đổi loại rượu vang tùy thích theo ý của mình.
      
KHCN
KHCN Ưu tú

Cấp bậc: Ưu tú

Giới tính : Nam

Bài viết : 796

Danh vọng : 1618

Uy tín : 23

Ngày tháng trên chai rượu vang có dùng để chỉ ngày đóng chai hay không?

Nguồn gốc các loại rượu 4030164705_df2023040e
Facts - Khi mua vang, bạn thường thấy trên chai vang có các con số 2000, 2010, 2011… Thường thì mọi người cho rằng con số càng nhỏ (chỉ số năm càng cũ) thì chai rượu càng ngon. Đồng thời, mọi người cũng sẽ dễ nhầm lẫn rằng đây là năm đóng chai vang.

Trên thực tế, “Vintage date” là năm mà nho làm ra vang được thu hoạch chứ không phải là năm chai vang được đóng hay đưa ra thị trường. Đối với các chai vang có đề rõ năm (Vintage date), vang phải được lên men từ ít nhất 95% nho thu hoạch vào năm này. Chuẩn này được áp dụng tại Mỹ, Canada và Pháp. Nếu không ghi rõ Vintage date trên chai vang, người uống sẽ biết rằng nho dùng để sản xuất ra chai rượu vang này được thu hoạch trong nhiều năm khác nhau.

Một số loại vang khác cũng sẽ ghi năm thu hoạch nho, tuy nhiên chuẩn của các loại vang này được nới rộng hơn. Ví dụ với vang Chile chỉ cần 75% nho thu hoạch vào năm được đề trên vỏ chai còn với vang Úc/New Zealand và các nước châu Âu khác thường là 85%. Người uống vang lâu năm sẽ dựa trên thông tin này để tiếp tục tra cứu xem chất lượng nho được thu hoạch năm đó có tốt hay không, vang được sản xuất có ngon hay không và qua đó sẽ quyết định mua rượu hay không.

Vậy sau khi mở bao nhiêu lâu thì chai rượu vang sẽ bị hỏng?

Nguồn gốc các loại rượu 4063320083_46d0f5c25f
Facts - Tết này hầu như nhà ai cũng có một chai rượu vang để uống mừng năm mới cùng họ hàng, bạn bè. Thế nhưng không phải nhà nào cũng mở (khui) chai ra là có thể uống hết được ngay tức thì. Vậy thì liệu rượu vang mở ra rồi sẽ để được bao lâu? Và nếu cứ mở ra thì rượu vang sẽ biến thành gì?

Mỗi một chuyên gia và mỗi một loại rượu sẽ có một câu trả lời khác nhau. Có thể là một ngày, có thể là tính theo đơn vị tháng, năm nhưng đều có chung một câu trả lời: nếu để lâu thì rượu sẽ bị oxy hóa mà biến thành… dấm (acid). Có rất nhiều cách khác nhau để có thể giữ cho rượu không bị mất vị và tệ hơn nữa là bị biến thành giấm nhưng cách tốt nhất và dễ dàng nhất để có thể giữ được rượu là sau khi uống hãy đóng chặt nút chai và giữ nó ở trong tủ lạnh (nhưng không phải là giữ ở ngăn quá lạnh ví dụ như ngăn đá nếu bạn không muốn ăn kem rượu vang).

Với điều kiện đóng chặt nút và giữ trong tủ lạnh, các chuyên gia cho rằng với 95% loại rượu vang trên thị trường, bạn có thể giữ được mùi, vị sau khi mở trong điều kiện đó tới 3 ngày. Cũng có một lời khuyên là đối với rượu vang đỏ, trước khi uống tiếp hãy bỏ chai ra khỏi tủ lạnh trước 30 phút và để trong điều kiện thường (chứ không phải cho vào lò vi sóng rồi đun lên bạn nhé). Đối với rượu vang trắng thì bạn có thể bỏ ra và uống ngay khi cần bởi rượu vang trắng uống lạnh sẽ ngon hơn.
      
KHCN
KHCN Ưu tú

Cấp bậc: Ưu tú

Giới tính : Nam

Bài viết : 796

Danh vọng : 1618

Uy tín : 23

Có phải rượu Gin ban đầu được sử dụng để làm thuốc hay không?

Nguồn gốc các loại rượu 2538691664_507f748373
Facts - Chính xác là như vậy. Rượu Gin được điều chế lần đầu tiên bởi một giáo sư y khoa người Hà Lan có tên là Franciscus Sylvius (đại học Leiden) vào thế kỷ XVII. Từ Gin được lấy từ tiếng Hà Lan với “jeneverbes” có nghĩa là “Juniper” (cây bách xù). Ban đầu, rượu Gin được điều chế ra để làm thuốc chữa bệnh liên quan tới thận nhưng sau đó nhanh chóng được các bệnh nhân và cả bác sỹ “nghiện” và coi nó là một thứ rượu để uống.

Khi mà vua William of Orange (người Hà Lan) nắm ngôi vua nước Anh, rượu Gin đã được mang theo mà được dân Anh ưa chuộng. Người ta nói rằng chi phí sản xuất rượu Gin còn rẻ hơn cả beer và uống thì lại an toàn hơn nước lã. Nước Anh lúc đó đã tràn ngập các quán rượu Gin. Tất nhiên không thể kể công lao của William of Orange khi ông này không chỉ mang rượu Gin sang nước Anh mà còn ra lệnh cấm bán rượu Brandy của Pháp. Năm 1690, dân Anh đã tiêu thụ nửa triệu gallon (1 gallon = 3.78 lít) và tới năm 1750 là 11 triệu gallon. Tới giữa thế kỷ XVIII, Gin đã được người châu Âu mang sang Thế giới mới (châu Mỹ) và tiếp tục được ưa chuộng tại đây.

Cho tới ngày nay, Gin đã phổ biến trên khắp thế giới. Nói đến Gin là không thể không nhắc tới các nhãn hiệu nổi tiếng như Bombay Sapphire, Gordon, Seagram và Tanqueray.
      
KHCN
KHCN Ưu tú

Cấp bậc: Ưu tú

Giới tính : Nam

Bài viết : 796

Danh vọng : 1618

Uy tín : 23

Rượu Vodka có thể đông lại thành đá nếu bạn cho vào tủ lạnh hay không?

Nguồn gốc các loại rượu 30739710
Facts - Rượu để uống thông thường bao gồm có các thành phần chủ yếu là nước, chất tạo mùi, chất tạo màu tự nhiên, ethanol và một số chất hóa học khác. Ethanol có công thức là C2H5OH (hay còn được viết là CH3-CH2-OH) có nhiệt độ đông đặc ở -114.1 độ C và nhiệt độ sôi là 78.5 độ C. Trong khi đó, nước có nhiệt độ đông đặc là 0 độ C. Rượu là dung dịch được pha lẫn giữa Ethanol và nước nên nhiệt độ đông đặc của dung dịch này phải nằm giữa 0 độ C và -114.1 độ C. Càng nhiều Ethanol trong rượu thì nhiệt độ đông đặc càng thấp hơn 0 độ C.

Tủ lạnh dân dụng có nhiệt độ hoạt động bình thường vào khoảng từ 1 độ C tới 5 độ C. Ngăn làm đá của tủ lạnh cũng chỉ có nhiệt độ hoạt động (lạnh) tối đa là vào khoảng 0 độ F (tương đương với -18 độ C). Với các loại rượu mạnh (có độ cồn trên dưới 40%) như Vodka thì nhiệt độ đông đặc của dung dịch rượu chắc chắn là nằm dưới -18 độ. Do vậy, rượu Vodka và các loại rượu mạnh khác rất khó có thể đông đặc lại thành đá khi để ở tủ lạnh bình thường (ngay cả khi để trong ngăn đá). Nếu chai rượu mạnh bình thường của bạn để trong tủ lạnh dân dụng mà bị đông thành đá thì chắc chắn bạn có quyền nghi ngờ chất lượng của chai rượu đó.

Ngoài ra, để giữ các loại rượu khác nhau thì cũng cần môi trường khác nhau chứ không nhất thiết rượu nào cũng phải cho vào tủ lạnh. Rượu vang giữ được tốt nhất ở khoảng 13 độ C, vang trắng có thể để lạnh hơn còn các loại vang đỏ đậm màu nên để ở nhiệt độ từ 15-19 độ C. Đối với các loại rượu mạnh hơn, bạn không nhất thiết phải để ở trong tủ lạnh mà chỉ cần để ở tại phòng tối có nhiệt độ xấp xỉ 20-25 độ C là được.
      
KHCN
KHCN Ưu tú

Cấp bậc: Ưu tú

Giới tính : Nam

Bài viết : 796

Danh vọng : 1618

Uy tín : 23

Rượu có gắn mác Napoleon, V.O, V.S, V.S.O.P và X.O khác nhau như thế nào?

Nguồn gốc các loại rượu 46090010
Facts - Nói đến V.S.O.P hay X.O là nói tới rượu Brandy, rượu Cognac. Để tránh nhầm lẫn thì xin nói luôn là Brandy là rượu mạnh được chưng cất từ rượu vang làm từ nho hoặc hoa quả ở khắp nơi trên thế giới. Brandy ở Pháp được sản xuất tại hai vùng nổi tiếng là Cognac và Armagnac và ngày nay thì hầu hết các loại rượu brandy nổi tiếng thế giới đều được sản xuất từ hai vùng này. Cũng giống như vang nổ ở vùng Champagne sẽ được gọi là Champagne thì rượu Brandy được sản xuất ở vùng Cognac sẽ được gọi là rượu Cognac. Ở Việt Nam một số nhãn rượu Cognac nổi tiếng hay được sử dụng là Hennessy, Rémy Martin, Martell và Camus.

Cả hai loại rượu Cognac và Armagnac đều được sản xuất từ nho của địa phương, được chưng cất trong các thùng gỗ sồi và sau đó được pha trộn với các thùng rượu đã được để lâu để tạo ra hương vị của riêng mình. Trong khi Cognac đã được đưa sang các nước Bắc Âu từ thế kỷ XIV thì Armagnac lại chủ yếu được sản xuất để dùng tại gia. Do vậy khó có thể nói là rượu vùng nào ngon hơn vùng nào nhưng chắc chắn là Cognac nổi tiếng trên thế giới hơn là Armagnac.

Nguồn gốc các loại rượu Cognac10
Nói về các nhãn hiện V.O, V.S, V.S.O.P và X.O là nói tới các nhãn hiệu chỉ tuổi của rượu Cognac. Các nhãn này thường chỉ áp dụng cho rượu Cognac bởi rượu Armagnac có cùng tuổi sẽ được pha trộn với các rượu có độ tuổi nhiều hơn. Do vậy, một chai V.S.O.P Armagnac thường sẽ có giá trị/đắt hơn một chai V.S.O.P Cognac.

Dưới đây là bảng phân loại các mác rượu của Cognac :

  • V.O – Very Old : đã được ngâm trong thùng ít nhất là 4 năm
  • V.S – Very Special : đã được ngâm trong thùng 3 năm trước khi đóng chai. Thường V.S còn hay được gọi là Three Star (3 sao) để chỉ 3 năm tuổi này.
  • V.S.O.P – Very Superior Old Pale : được tạo bởi hỗn hợp rượu từ các thùng khác nhau, trong đó thùng ít tuổi nhất cũng phải được trên 8 năm tuổi và thường là từ 10-15 năm tuổi. V.S.O.P còn hay được đánh dấu là Five Star (5 sa0).
  • X.O – eXtra Old : thường được gọi là Luxury, cũng có độ tuổi tối thiểu là 8 năm tuổi, thường bao gồm cả mác Napoleon. Trung bình các chai X.O quý hiếm đều được sản xuất từ các thùng rượu có độ tuổi trên 20 năm.
  • Napoleon : ông vua nước Pháp này chẳng liên quan tới việc sản xuất rượu, nhưng đã từng thích thú khi thưởng thức loại rượu này. Napoleon có độ tuổi ít nhất từ 4 năm tuổi.

Ngoài ra, nếu bạn được cầm trên tay một chai rượu có gắn mác Hors d’Age thì có nghĩa là bạn đang thực sự được chiêm ngưỡng một vật quý báu bởi mác đó có nghĩa rằng chai rượu này không thể xác định được tuổi vì được pha chế từ các thùng rượu với thời gian ủ cực kỳ lâu.
      
Mõ
Tích cực

Cấp bậc: Tích cực

Bài viết : 275

Danh vọng : 450

Uy tín : 15

Các loại rượu dưới đây không hẳn phải được Guiness công nhận nhưng vẫn hết sức nổi tiếng. Bài viết dưới đây do chính anh "ba xị đế" thẩm định...

Các loại rượu nổi tiếng ở Việt Nam

1. Rượu Phú Lễ

Bến Tre có rượu Phú Lễ, độ cồn rất cao, nồng, gắt uống rất sốt nhưng không gây đau đầu, thường được ngâm với chuối hột.

Cái ngon của rượu Phú lễ nằm trong bài hồ men (có thời gian tưởng như thất truyền, nhưng ngày nay đã phục chế lại được, nhưng theo các cụ nó không ngon bằng khi xưa), gạo lức xay thành bột, phối trộn với nhiều vị thuốc như trần bì, quế khâu, đinh hương, đại hồi, quế chi... cộng thêm các loại lá rau răm, nhãn lồng, tai vị, tiêu sọ, muồng, trầu lương... theo liều lượng thích hợp. Các vị thuốc trên được xay nhuyễn, trộn bột gạo lức, nhồi chung với cám, vo thành viên hồ men.

Công đoạn ủ men cũng được chuẩn hóa trong 3 ngày, phủ trấu lên bề mặt nguyên liệu, đậy chiếu cói rồi phơi khô trong bóng râm. Từ bài hồ men người ta trộn theo tỷ lệ với 18 lít nếp mùa Ba Tri chánh hiệu, khi đưa vào lò kháp sẽ cho ra đúng 9 lít đế nếp nguyên chất từ 40 độ đến 62 độ. Rượu này khá nặng, uống có phần sốt thích hợp dân miền Tây Nam bộ lai rai cả ngày chỉ hết 1 xị.


>>> Rượu Phú Lễ

2. Rượu Kim Long

Rượu Kim Long là tên gọi một loại rượu có nguồn gốc từ huyện Hải Lăng tỉnh Quảng Trị. Là loại rượu đế nổi tiếng từ lâu. Trong Đại Nam Nhất Thống Chí đã viết rượu Kim Long ở Hải Lăng, Quảng Trị là ngon hơn hết. Sau khi thành phẩm và đóng chai được ngâm trong nước lạnh với thời gian nhất định khoảng 10 ngày. Đây là loại rượu được dùng tiến vua và ngày xưa Thực dân Pháp đã nhập khẩu loại rượu này.


>>> Rượu Kim Long

3. Rượu Kim Sơn

Rượu Kim Sơn là tên gọi một loại rượu có thương hiệu được sản xuất từ huyện miền biển Kim Sơn thuộc tỉnh Ninh Bình.

Rượu Kim Sơn thường có nồng độ cao, trong suốt, bọt tăm rượu càng to thì độ rượu càng cao. Ngày trước rượu được đựng trong các vò đất và nút lá chuối khô, rượu Kim Sơn khi uống vào cảm thấy rất thơm và êm dịu. Một đặc trưng của rượu là càng để lâu càng ngon. Đặc biệt rượu Kim Sơn có tác dụng rất tốt cho sức khỏe khi được ngâm với rắn, tắc kè, sao biển, bìm bịp .v.v... Cùng với những người Kim Sơn di cư, rượu Kim Sơn đã đi đến nhiều vùng của Việt Nam. Ngày nay rượu Kim Sơn đã được đóng chai và bán trên thị trường.


4. Rượu Xuân Thạnh

Trà Vinh nổi tiếng vời rượu Xuân Thạnh với 2 loại trắng và đỏ, loại đỏ độ cồn nhẹ hơn được làm từ nếp thường pha lẫn nếp than tạo màu tím. Loại này độ cồn ngang Phú Lễ và Bàu đá.

Rượu Xuân Thạnh là loại rượu nổi tiếng nặng độ mà "có hậu" này được một người Hoa kiều cách nay trên 60 năm công phu chế biến và truyền nghề lại cho bà con Trà Vinh. Nguyên liệu cất rượu chọn lọc từ các giống nếp dẻo nước ngọt ở Cần Thơ, Đông Nam bộ... như: nếp mỡ, nếp ruồi, nếp mường, nếp sáp, nếp thơm, nếp bông chát... Thường kháp rượu với 15 lít nếp cất được 6 lít rượu là trúng, trung bình là 5 lít với nồng độ từ... 58 đến 60 độ. Bây giờ theo yêu cầu của khách hàng, các lò có thể cất nhẹ độ hơn. bài men để kháp rượu rất phức tạp gồm nhiều loại men Nam, men Bắc... Cái này mà nhắm với thịt trâu nhúng mẻ thì còn gì bằng, hay tôm đất luộc cuốn bánh tráng (đặc sản Trà Vinh) thì tuyệt.


5. Rượu Bàu Đá

Loại rượu này nổi tiếng nhất ở huyện Tây Sơn với truyền thống võ học lâu đời cũng chính vì vậy đây là loại rượu rất nặng, được nấu từ nước của suối ở huyện Tây Sơn. Rượu này được nấu từ gạo, nếp, ngô, hoặc khoai mì. Nhưng nặng nhất là loại rượu được kháp từ khoai mì.

Để có một lít rượu Bàu Đá ngon, công đoạn nấu rất công phu: rượu được nấu bằng gạo lứt, nấu một mẻ 5 kg gạo (lấy được 2,5 - 3 lít rượu) phải mất 6 tiếng đồng hồ. Dụng cụ dùng để nấu đều làm bằng sành, thủy tinh và tre nên có hương vị đặc trưng. Khi chưng cất không được vội vàng, phải dùng lửa liu riu mới vắt cạn được tinh chất gạo. Người nấu rượu lâu năm không cần nếm cũng có thể thẩm định được chất lượng của rượu bằng cách lắng nghe tiếng rơi của rượu trong vại sành lúc chưng cất và hương rượu thoáng qua. Rượu này rất nặng, nước trong như nước suối, uống vào là thấy phừng phừng như võ sĩ, tợp ngụm rượu cắn miếng gà luộc chấm muối tiêu chanh là hết ý.


6. Rượu Bó Nặm

Rượu Bó Nặm là một loại rượu trắng nổi tiếng của Bắc Kạn, được lên men từ ngô và thảo dược, sau đó chưng cất theo phương pháp truyền thống của các dân tộc thiểu số địa phương. Rượu Bó Nặm có đặc trưng là hương thơm, vị hơi ngọt. Rượu Bó Nặm có nhiều loại với các độ cồn và dùng men khác nhau và được sử dụng tùy theo từng dịp. Những loại có độ cồn cao thường được chưng cất hơn một lần. Rượu Bó Nặm nấu theo phương pháp thủ công truyền thống có màu hơi đục do quá trình chưng cất thủ công không loại trừ hết được các hạt tinh bột siêu nhẹ và các chất đường.


7. Rượu cần

Rượu cần là cách gọi của người Việt đối với loại rượu đặc sản được một số dân tộc thiểu số Việt Nam ủ men trong hũ/bình/ché/chóe/ghè, không qua chưng cất, khi đem ra uống phải dùng các cần làm bằng tre/trúc đục thông lỗ để hút rượu. Rượu cần là thứ đồ uống quý thường chỉ dùng trong các dịp lễ tế thần linh, những ngày hội làng và dành đãi khách.


8. Rượu thuốc

Rượu thuốc hay rượu dân tộc là tên gọi chỉ các loại rượu ngâm rất phổ biến trong hệ thống đồ uống của ẩm thực Việt Nam truyền thống, thường được quảng cáo là các loại rượu cường dương hay bổ âm. Rượu thường làm bằng rượu trắng nồng độ cao ngâm các nguyên liệu thảo dược hoặc động vật có dược tính theo các phương pháp cổ truyền, với ý nghĩa không chỉ để cho thực khách thưởng thức hương vị của rượu mà hầu hết sử dụng như một loại thuốc. Hầu như gia đình nào ở Việt Nam cũng đều có một vài bình rượu thuốc trong nhà và có những bình được để rất lâu.

Thảo dược (thuốc Nam, thuốc Bắc) được sơ chế và ngâm trong rượu. Có rất nhiều loại rượu ngâm với các loại thảo dược, thường theo hai phương thức: hoặc ngâm rượu riêng từng loại hoặc ngâm hỗn hợp theo các bài thuốc cổ truyền. Trong thực tế, tùy địa phương, vùng miền có nhiều bí quyết ngâm rượu riêng, tuy nhiên người ta thường thấy rượu được ngâm với dâm dương hoắc, sâm các loại, kỷ tử, táo tàu, cùi nhãn, cùi vải, củ và rễ đinh lăng, cây mật gấu, thục, ba kích, chuối hột, mơ, tầm gửi (đặc biệt tầm gửi gỗ nghiến), quế chi, xuyên khung, nhục thung dung, hà thủ ô v.v.

Các loại động vật hoặc một phần của động vật được ngâm rượu, ngoại trừ những loại đã được kiểm nghiệm là có dược tính cao độ (rắn, tắc kè, bìm bịp, hổ cốt, cá ngựa...), nhiều loại chỉ được ngâm theo kinh nghiệm với nguyên tắc y học cổ truyền "đồng tạng trị liệu" (phương thức chữa bệnh dựa trên cơ sở dùng phần nào của cơ thể động vật làm thuốc hay thức ăn sẽ bổ cho phần cơ thể đó của con người), chẳng hạn dương vật hổ, tinh hoàn dê) được ngâm rượu với ý nghĩa dùng để bổ dương.


9. Rượu sim

Rượu sim là một loại rượu đặc sản của Phú Quốc, Việt Nam. Mặc dù cây sim có ở nhiều nơi, nhưng sim ở Phú Quốc có những đặc điểm riêng. Ví dụ, sim ở Phú Quốc chín rộ vào dịp tháng giêng âm lịch, còn sim ở miền Bắc Việt Nam thì chín vào dịp tháng bảy. Cây sim có 2 loại, đó là Hồng sim và tiểu sim, đều có lá mặt dưới màu trắng có lông, trái khi chín có màu tím đen. Trái sim dùng làm rượu ở Phú Quốc chủ yếu là Hồng sim.


10. Rượu Gò Đen

Rượu Gò Đen là tên một loại rượu trắng, nấu từ gạo theo phương pháp cổ truyền, có nồng độ rất cao, có thể lên đến 50 độ cồn. Loại rượu dân tộc nổi tiếng Việt Nam này được nấu ở địa danh Gò Đen, Bến Lức, tỉnh Long An. Đây là một đặc sản của Long An nói riêng và các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long nói chung. Được nấu bằng nếp mỡ, nếp than hoặc gạo.

Rượu Gò đen có tên gọi chính xác là đế gò đen, đế đây không phải hiểu là vua, mà là ngày xưa Thực dân pháp cấm dân ta nấu rượu, nên người dân Gò Đen xứ Long An đành phải nấu rượu lậu, các lò rượu lậu được xây dựng trong các đám đế (một loại cỏ thân cao), nên mới ra đời từ Đế Gò Đen. Người Gò Đen cẩn thận trong các bước nấu rượu. Nếp được ngâm đến ngày thứ bảy thì mới bắt đầu cất rượu. Nếu rượu để thưởng thức sẽ được cho vào hũ sành, bịt kín lại rồi ngâm xuống ao khoảng 100 ngày mới mang lên uống. Rượu đế Gò Đen dễ nhận biết bằng cách lắc chai để nhận biết rượu ngon hay dở. Rượu ngon khi lắc chai sẽ nổi bọt và phân thành 3 tầng rõ rệt, chậm tan.Rượu trong như nước mưa. Mỗi khi rót rượu vào ly, tiếng rượu chảy, vị cay nồng đã đủ làm say, làm khao khát lòng người uống. Ngày nay về miền Tây ngang Gò Đen mua vài lít đế Gò Đen mang về Sài Gòn lai rai có ngày nhiễm độc mêthanol


>>> Rượu đế Gò Đen

11. Rượu làng Vân (còn gọi là Vân hương mĩ tửu)

Rượu làng Vân trước kia thường dùng sắn tươi, sắn khô, nay chủ yếu dùng gạo, là loại rượu nổi danh miền Bắc.

Rượu làng Vân từ xưa đã nổi tiếng là thơm ngon nhờ hương liệu của nếp cái hoa vàng - thứ nếp đặc biệt thơm ngon hòa cùng men rượu bí truyền của làng Vân sau 72 giờ ngâm ủ mới cho ra rượu nếp như một thứ tinh túy nhất của trời đất ban tặng cho con người. Rượu này mùi thơm dìu dịu, sâu sắc, vị hơi ngọt, nhấp 1 ngụm nuốt vào bụng, hít 1 hơi thấy ngọt ngọt, tê tê nơi đầu lưỡi mới đúng rượu ngon.


Rượu Làng vân, Bàu Đá, Phú lễ đều có nét đặc trưng riêng. Nếu rượu Làng Vân đầm, sâu theo cánh văn thì Bàu Đá mạnh, rộng theo cánh võ, trong khi đó Phú Lễ vừa đậm đà lại thoáng, phóng khoáng. Đặt một chai Làng Vân lên bữa tiệc đón tiếp một chính khách, một nhà văn hóa; một chai Bàu Đá cho một tướng lĩnh, một nhân vật có khí chất mạnh; và những chai Phú Lễ trong những dạ tiệc phóng khoáng đông người.

12. Rượu San Lùng: Ở một số vùng núi phía Bắc như Lào Cai, Hà Giang thường dùng gạo nương và một số loại lá thuốc để nấu rượu. Có hai loại màu trắng trong hoặc màu nâu đen nhạt.

13. Rượu ngô Bắc Hà: nấu bằng ngô, màu trắng hơi ngả vàng.

14. Rượu Thanh Kim: thuộc xã Thanh Kim, Sapa, dùng mầm thóc nếp.

15. Rượu Mẫu Sơn: rượu nấu bằng nguồn nước suối của vùng núi Mẫu Sơn, Lạng Sơn v.v.

16. Rượu Đá Bạc: ở Phú Lộc (Thừa Thiên - Huế)

17. Rượu Hồng Đào:

Theo truyền thuyết dân gian: vùng quê đất Quảng, ngày xưa, tại Gò Nổi, Điện Bàn, Quảng Nam, trong một gia đình nọ chỉ có hai cha con. Người cha luống tuổi rất thạo trồng dâu, trồng lúa và nấu rượu. Người con gái tuổi độ mười tám, đôi mươi theo cha trồng dâu, chăn tằm, dệt lụa. Cô con gái họ Nguyễn, tên Hồng Đào. Cô không chỉ được bà con cô bác thương yêu về tính tình hiền thục, đoan trang mà còn nổi tiếng xinh đẹp nhất vùng. Nhờ người cha cần cù chịu khó, vừa làm ruộng, trồng dâu vừa nấu rượu để bán cho bà con hàng xóm, nên hai cha con tuy không giàu có nhưng cuộc sống no đủ, hạnh phúc. Ngày ngày, vào mỗi chiều khi xong việc đồng áng, Hồng Đào vẫn chăn tằm, dệt lụa và phụ giúp cha bán rượu cho dân lành. Rượu của người cha được nấu từ gạo mới, ướp hương từ những quả đào chín mọng và được ủ trong chum sành chôn dưới đất nên rất thơm ngon. Túp lều tranh dựa vào khóm tre bên cạnh hồ nước chiều nào cũng có khách uống rượu, đặc biệt là đám trai làng. Cánh trai làng, kể cả các làng bên đến đây vì cô Hồng Đào, một thôn nữ xinh đẹp nhất vùng... Và cứ như vậy quán nhỏ được gọi tên là Hồng Đào, và rượu Hồng Đào cũng có từ đó.

Rượu Hồng Đào có thật hay không xin thưa có thật. Rượu được nấu từ nếp hồng Bà Rén (1 loại đặc sản địa phương) mới gặt chưa quá 100 ngày, được xay trong các cối xay bằng tre để bóc vỏ trấu, hạt gạo còn màu trắng đục ngà xanh của vỏ cám. Hạt cơm nấu từ gạo này để làm rượu phải đảm bảo không được nở to, bề mặt hạt cơm trơn bóng. Sau khi để nguội, trộn với một ít men lá - người vùng cao hiện nay vẫn dùng sản xuất rượu cần - và ủ trong những chum sành khoảng một tuần sau mới đem chưng cất. Men rượu tự nhiên trong lá sẽ chuyển cơm thành rượu có mùi thơm nồng đượm, đặc trưng của mùi gạo lúa mới còn nguyên cám.Sau đó ủ tiếp rượu mới cất (có khi với quả đào chín thái mỏng) trong các chum sành và chôn cả chum rượu dưới đất. Sau hơn 100 ngày mới đào lên, rượu Hồng Đào lúc này có màu hồng đỏ óng ánh và mùi thơm rất quyến rũ. Thông thường, hũ rượu này chỉ dùng trong các dịp lễ lạt, đình đám". Hiện nay có 4 loại Hồng Đào Tằm Công Tử, Hồng Đào Tứ Quý, Hồng Đào Linh Chi.


(Sưu tầm)
      
Ruz
Ruz Ưu tú

Cấp bậc: Ưu tú

Bài viết : 540

Danh vọng : 936

Uy tín : 2

Cùng balonguoc khám phá...

Rượu Việt dọc đất nước

Nguồn gốc các loại rượu 1348470308
Có người nhận định: rượu là phát minh thứ hai của loài người sau lửa, bất kỳ nền văn minh nào tồn tại cũng gắn liền với rượu. Rượu xuất hiện hầu hết trong các hoạt động xã hội của con người, rượu là phương tiện quan trọng phục vụ cho việc giao tiếp giữa người với người, giữa người với các lực lượng siêu nhiên. Rượu mang lại cảm hứng cho sự sáng tạo, vơi đi lo lắng cho những kẻ hay buồn phiền, cho đàn ông thêm chút nam tính để làm hài lòng phái đẹp, cho kẻ nhút nhát chút khí chất quân tử, cho lời xin lỗi được mạnh dạn cất lên, cho lời tỏ tình thêm phần bay bổng, cho buổi hợp cẩn thêm nồng nàn, cho tình bạn keo sơn vững bền …. Và nếu loại trừ hình ảnh của một Chí Phèo nát rượu, liên tưởng đến hình ảnh ông tiên râu tóc bạc phơ, khuôn mặt hồng hào, tay cầm quả đào, tay nâng bầu rượu, thì rượu lại là biểu trưng của Phúc, Lộc, Thọ, Khang, Ninh.

Trên thế giới, mỗi dân tộc, tùy theo sự ưu đãi của thiên nhiên và trình độ phát triển xã hội, đều có những loại rượu cho mình, trong đó, có những loại rượu được xem là quốc tửu của đất nước họ và nổi tiếng khắp thế giới.

Yêu mến rượu Việt, trên suốt hành trình của mình, tôi luôn tranh thủ khám phá chất men truyền thống từng vùng, và nhận ra rằng, rượu Việt phong phú và không thua gì rượu ngoại!

Tôi đã nếm, sưu tập rượu, tìm hiểu văn hóa rượu. Xin chia sẻ cùng quý bạn cảm nhận của tôi về chất men say này, biết đâu đó, chúng ta có chung cảm nhận.

Dọc theo chiều dài đất Việt, từ đồng bằng đến trung du, miền núi, hải đảo, ngoài các sản vật phong phú, người Việt còn sáng tạo ra những loại rượu đặc trưng, gắn liền với tên đất, tên làng, đặc trưng thổ nhưỡng và sự huyền bí về cách thức tạo men, chưng cất, ủ, tạo nên những hương vị độc đáo. Do vậy, rượu Việt mỗi nơi mỗi khác nhau, từ hương thơm đến vị ngọt cay, chất men say, cùng cảm giác khi uống một hớp rượu đều không trùng lặp tạo nên hứng thú riêng đối với từng loại rượu của từng vùng miền, rất quyến rũ, hấp dẫn. Gần như miền đất nào cũng có một loại rượu của riêng mình, để mình uống, mình say và đãi khách phương xa.

Khách ngất ngây với rượu Mẫu Sơn trên ngọn núi thiêng cùng tên ở xứ địa đầu Tổ quốc, cảm nhận chất gió, sương, khí núi thấm đẫm trong từng hạt gạo nấu rượu, hòa quyện trong hương núi và huyền thoại về từng loại lá làm nên chất men bí ẩn.

Rồi khách đắm say trong cái ngút ngàn núi mây, với các điệu khèn, sáo, kèn lá, sắc thổ cẩm như thêu hoa cho các đỉnh núi xám phủ sương, và màu trắng như dệt thảm của hoa ban, hoa mận mùa xuân, chen vào mùi thơm của thảo quả, hương hồi của người H’Mông, Dao, Mường vùng Tây Bắc. Khách lâng lâng với rượu Ngô Bản Phố, Bắc Hà, hừng hực cháy bỏng cuồng nhiệt, rượu nếp Sán Lùng - “rượu của Trời” của người Dao Bản Xèo, Bát Xát – Lào Cai vần vũ mây mưa, vị the nóng ấm của rượu sắn Mai Hạ xứ Mường, Mai Châu, Hòa Bình, ngọt ngào với rượu Táo Mèo…

Về châu thổ sông Hồng, khách lại cảm nhận vị đầm, sâu của rượu Làng Vân giữa vùng đất nghìn năm văn vật, rồi xuôi về Nam, thưởng thức rượu Kim Sơn – Ninh Bình, rượu Lạc Đạo – Hưng Yên, rượu Phú Lộc – Hải Dương, rượu Tám Thơm – Nam Định, rượu Làng Vọc – Hà Nam, rượu Chi Nê – Thanh Hóa, rượu Đức Thọ - Hà Tĩnh, rượu Vạn Trạch – Quảng Bình, rượu Kim Long – Quảng Trị, rượu Làng Chuồn, rượu Đá Bạc đất cố đô, rượu Hồng Đào xứ Quảng Nam, nghe hào sảng khí thế đất võ Bình Định và cảm nhận cái phong thái lính thú hay chí ít cũng phải là giang hồ hảo hán với rượu Bàu Đá.

Đến đất Phương Nam, khách lãng du bồng bềnh trên sông nước, tận hưởng cảm giác tiêu diêu tự tại giữa tiếng nhạc đàn ca tài tử và dĩ nhiên không thiếu “nước mắt quê hương”, hay “đế” của vùng đất mến khách này. Uống để hiểu đất và người nơi đây, hào phóng, chí tình thân thiết. Đó là rượu Phú Lễ, rượu Bình Khương Thôn, rượu dừa – Bến Tre, “đế” Gò Đen – Long An, rượu Xuân Thạnh – Trà Vinh, hay Hồng Sen – Đồng Tháp, hoặc chút gì đó dân dã như rượu sim Phú Quốc, rượu bưởi Biên Hòa …

Ngược lên Tây Nguyên, khách hòa mình trong nghi lễ độc đáo, huyền bí của người Êđê, Bana, Giarai, S tiêng …, và không quên tan chảy trong từng hơi rượu cần giữa tiếng cồng chiêng giữa đại ngàn âm vang.

Trong hành trình của mình, các bạn nhớ đặt vào ba lô ngược chút hương vị độc đáo từng vùng miền để cảm nhận đất, nước và con người nơi bạn đi qua nhé.

Lê Văn Vũ
      
LQ2
LQ2 Ưu tú

Cấp bậc: Ưu tú

Giới tính : Nam

Bài viết : 547

Danh vọng : 1176

Uy tín : 51

Rượu Việt Nam trong sự so sánh với rượu “Tây”

amthuc365 - So sánh rượu ta và rượu "tây" ở đây không phải ở phương diện khoa học, thành phần, nồng độ cồn... mà so sánh cảm tính theo cảm nhận của một độc giả yêu rượu Việt và có dòng rượu Việt chảy trong máu nhiều hơn rượu "Tây".

Rượu "Ta"

Việt Nam nằm trong khu vực Đông Nam Á, khí hậu nhiệt đới gió mùa nóng, ẩm tạo mưa nhiều, địa hình có nhiều sông ngòi dày đặc là điều kiện thích hợp phát triển nghề nông nghiệp trồng lúa nước, người Việt đã biết thuần dưỡng cây lúa nước cách đây 3000 đến 4000 năm, nên rượu Việt truyền thống gần như đều được làm ra từ ngũ cốc: lúa, ngô, sắn... Trong thực tế có nhiều loại rượu khác nhau như rượu mùi được ướp hương thơm của hoa sen, hoa chanh… hay rượu thuốc là loại rượu được ngâm với các loài thảo dược hoặc động vật, nhưng quan trọng nhất vẫn là rượu trắng hay còn gọi rượu đế được chưng cất từ gạo hoặc nếp. Dù gia đình có giàu có đến đâu nhưng đến ngày giỗ ông bà nhất thiết phải dùng rượu trắng.

Nguồn gốc các loại rượu Ruou-v10
Làng quê Việt mỗi nơi cho ra một loại rượu khác nhau, từ hương thơm đến vị ngọt cay, chất men say, cùng cảm giác khi uống một hớp rượu đều không trùng lặp tạo nên hứng thú riêng đối với từng loại rượu của từng vùng miền, rất quyến rũ, hấp dẫn. Thổ nhưỡng, thời tiết cho nhiều lọai ngũ cốc không giống nhau, nước mỗi vùng mỗi khác, rồi công thức làm men ủ, các loại lá cây tạo mùi hương, nhiệt độ khi chưng cất và cả những kinh nghiệm truyền đời của dòng tộc, hàng họ, làng bản. Tất cả tạo nên những danh tửu có hương vị khác nhau, danh bất hư truyền - quốc tửu Việt Nam.

Theo chiều dài đất nước, ngoài các sản vật trên rừng dưới biển, ngang dọc các vùng châu thổ, duyên hải…, người ta thấy không thể thiếu được chất men say gắn liền với tên miền đất. Đó chính là một yếu tố giữ chân bao khách phương xa tìm đến một lần rồi nhớ, rồi không thể quên để lại tìm về. Rượu Mẫu Sơn – Lạng Sơn, rượu bản Phố - Bắc Hà, rượu San Lùng – Bát Xát – Lào Cai, rượu Đao – Yên Bái, rượu Bó Nặm – Bắc Cạn, rượu Làng Vân – Bắc Giang, Sơn, rượu Kim Long, rượu Làng Chuồn, rượu Đá Bạc, rượu Bồng Sơn, rượu Phú Lễ - Bến Tre, rượu Xuân Thạch, rượu Tân Lộc,… Các loại rượu cần Tây Bắc, Tây Nguyên... Gần như miền đất nào cũng có một loại rượu của riêng mình, để mình uống, mình say và đãi khách phương xa.

Rượu "Tây"

Ở các nước Phương Tây, được xem là kinh đô văn minh của nhân loại , với điều kiện vật chất tốt và đầy đủ, giới quí tộc Phương Tây bắt đầu có thời gian và điều kiện quan tâm, chau chuốc cuộc sống của mình hơn. Chính vì thế, rượu Tây cũng đa dạng về hình thức, chủng loại và rất cầu kỳ trong cách uống. Họ có rượu khai vị, rượu mùi, rượu cho phụ nữ, rượu để pha… Với mỗi loại rượu thì lại phải dùng một loại ly khác nhau thì mới phát huy hết vẻ đẹp và hương vị của nó.

Nguồn gốc các loại rượu Ruou-v11
Đối với những loại rượu được chưng cất từ ngũ cốc khi thưởng rượu họ dùng ly nhỏ vì nồng độ loại rượu này khá cao. Những cư dân xứ lạnh (vùng Sêbêri, Alaxca..) và tầng lớp bình dân thường dùng loại này vì đơn giản và kinh tế, có tác dụng chống rét rất tốt. Đối với những loại được chưng cất từ trái cây, người ta phải dùng ly to, cạn khi uống cho vài viên đá nhỏ lắc đều để hơi nước bốc lên mang theo mùi vị đặc trưng của rượu.
Nhưng cầu kỳ nhất phải kể đến rượu vang, trong đó Champagne được mệnh danh là nữ hoàng. Rượu vang có nhiều loại nhưng phổ biến nhất là loại dùng trong bàn tiệc với hai tên gọi theo cảm quan về màu sắc là vang trắng và vang đỏ. Tùy theo tỉ lệ của quả nho, cuống, cành mà rượu vang có vị ngọt hay chát khác nhau. Nếu không có vỏ và cành mà chỉ có quả thì là vang ngọt, hay chỉ làm từ vỏ, hạt và cành thì ta có vang rất chát. Rượu vang quí phải là loại lâu năm được chế biến rất công phu từ khâu lựa chọn nguyên liệu, phải là những quả nho ngon nhất, chín mọng được bàn chân của các cô gái đồng trinh dẫm đều ép ra nước, được lên men trong thùng gỗ sồi, đóng chai và bảo quản với nhiệt độ thích hợp.
      
Office
Office Ưu tú

Cấp bậc: Ưu tú

Giới tính : Nam

Bài viết : 824

Danh vọng : 1684

Uy tín : 10

Bàn về thương hiệu rượu Việt Nam nổi tiếng

idibrand - Ngành công nghiệp rượu Việt Nam đang bước đầu hình thành nhữnng thương hiệu nổi bật với khá nhiều chủng loai sản phẩm khác nhau. Tuy nhiên chưa có một Thương hiệu quốc tế thực thụ bảo đảm sức hấp dẫn không chỉ đối với người sành điệu Việt Nam mà đủ sức chinh phục những thị trường rượu quốc tế cao cấp và khó tính.

Rượu Sơn Tinh của "High Way 4"

Nguồn gốc các loại rượu Ruu-so10
Thương hiệu rượu Sơn Tinh là một sản phẩm độc đáo của chuỗi nhà hàng “Xa Lộ 4" (HIGHWAY 4) do những người bạn Châu Âu sống lâu năm ở Việt Nam tạo dựng. Cách đây chừng 8 năm, chúng tôi đến nhà hàng Xa Lộ 4 đầu tiên khai trương ở phố Hàng Tre thật sự ngạc nhiên với nhũng dòng rượu vốn rất dân dã của các vùng dân tộc vùng Tây Bắc như Sán Lùng, Táo Mèo… được chủ nhân chọn lọc, tinh chế và gắn nhãn hiệu “Sơn Tinh”. Giờ đây cùng với sự phát triển của chuỗi nhà hàng High Way 4 là sự khẳng định thương hiệu “Sơn Tinh” với logo hình quả núi rất ấn tượng với chất rượu vàng tươi trong vắt bên trong lớp chai thủy tinh trong vắt được thiết kế độc quyền với hình dáng khỏe khoắn đầy nam tính, thật xứng đáng với đẳng cấp quốc tế. Các dòng rượu dân tộc của Sơn Tinh được chọn lọc kỹ, tinh chế và ủ tại xưởng rượu do chính chủ nhân Xa Lộ 4 đặt ngay tại Hà Nội giờ đây được khoát lên mình chiếc áo mới đã tự tin hơn rất nhiều trong việc định giá và chinh phục hoàn toàn mọi thực khách của chuỗi nhà hàng High Way 4 mà hơn 1/3 là khách Châu Âu, cùng với dân cổ cồn trắng sành điệu của đất Hà thành.

Chúng tôi xem đây là một trong những điển hình tốt trong việc ứng dụng marketing vào việc khai thác tiềm năng sản phẩm, nhất là đối với các dòng sản phẩm truyền thống và đặc sản của Việt Nam. Những người có cái nhìn mang tầm quốc tế am hiểu nhu cầu sự sành điêu về sản phẩm đồ uống, cả về khẩu vị lẫn hình thức và đồng thời hiểu được cái thần toát lên từ tên gọi và giá trị văn hóa tích tụ bên trong sản phẩm, như trong trường hợp anh chàng người Thụy Sỹ có cái tên rất Việt Nam là anh Sơn chủ nhân hiệu Sơn Tinh trong trường hợp này, là một ví dụ điển hình về vai trò marketing như là cầu nối hữu hiệu trong việc nâng tầm một sản phẩm truyền thống lên vị trí quốc tế.

Halico Vodka

Nguồn gốc các loại rượu Halico10
Được kế thừa truyền thống của nhà máy rượu của Pháp để lại, Halico là một hiện tượng trong những năm gần đây về một dòng Vodka Việt thực thụ nhưng vẫn phảng phất phong cách của Vodka Nga truyền thống và được “hạ độ” theo trào lưu uống soju của Hàn Quốc cho phù hợp với kiểu uống đại trà. Halico thỏa mãn những nhu cầu rất cơ bản của một thương hiệu vodka, đó là tính đơn giản, tính đại chúng và sự an toàn không thể thiếu đối với sức khỏe cảm nhận được vào các buổi sáng của ngày hôm sau.

Cũng là điều không ngạc nhiên khi mà hiện nay Halico đang chinh phục các nhà hàng bình dân của Sài Gòn thay cho các loại “rượu thuốc” được pha loãng đến bao nhiêu lần và có bao nhiều loại “thảo dược” không có gì bảo đảm. Chúng tôi thực sự hy vọng một ngày nào đó, Halico sẽ có mặt cùng với nhãn hiệu Jinro lừng danh của Hàn Quốc ngay tại tại các nhà hàng quán ăn của xứ sở Kim Chi.

Halico Vodka có hình thức trình bày sản phẩm khá chuẩn đối với một dòng rượu vodka phổ cập, phù hợp với thị trường dòng giữa (main-stream segment) nơi khách hàng vừa có yêu cầu bắt buộc về chất lượng cơ bản, sự an toàn và đồng thời cũng có một tiêu chuẩn kỳ vọng nhất định đối với vẻ thẩm mỹ và phong cách thương hiệu. Việc xác định đúng kích cỡ sản phẩm và tửu độ (% Alcohol) vừa phải cũng là giải pháp đúng về mặt “định vị sản phẩm”.

Bằng thành công ban đầu này, kỳ vọng kế tiếp đối với Halico là một (hay những) thương hiệu định vị vào phân khúc cao cấp thỏa mãn đầy đủ các yếu tố và nội dung của một thương hiệu quốc tế, chính xác hơn là theo chuẩn văn hóa (norms) về mặt hình thức và nội dung thương hiệu của thị trường các nước Âu Mỹ. Đó cũng chính là sự chia sẻ của cá nhân tôi đối với một số cán bộ kinh doanh của Halico trong một chương trình đào tạo marketing 3 năm trước đây.

Những hạn chế của Thương hiệu Rượu Việt Nam

(1) Rượu ngon không thương hiệu

Có lẽ đó là cách gọi chính xác nhất để nói về tình trạng phổ biến hiện nay của ngành rượu Việt Nam. Trong thực tế quan sát của cá nhân tôi (có thâm niên nhất định trong lĩnh vực đồ uống), các đồng nghiệp và những “chuyên gia” khác như những chuyến khảo sát về rượu của nhà thơ Nguyễn Duy chẳng hạn, có thể tạm kết luận rằng Việt Nam đang giữ kỷ lục về số lượng và tính đa dạng về sản phẩm rượu. Dựa vào đó tôi những nhận xét cơ bản như sau:

(a) Rượu Việt Nam chủ yếu từ các loại ngũ cốc trắng: gạo, khoai, sắn, mật đường và hoa quả… tạo ra các dòng tương đương với vodka và rượu vang.

(b) Riêng trường hợp rượu ngô (rượu Shan Lùng, rượu ngô Bắc Hà) sản phẩm độc đáo của nguời Mông miền Bắc nuớc ta là một trường hợp rât đáng lưu ý. Bởi vì đây là một dòng “rượu gốc” với nguyên liệu, men và quy trình chưng cât đặc trưng như một bí quyết công nghệ. Điểm cần bổ sung là thời gian ủ và quy trình ủ lâu để tạo ra rượu mềm (softness) hơn, êm hơn (smoothness) và hương vị và màu sắc tinh tế hơn (như được nhuốm màu thời gian?!) cộng thêm công nghệ thương hiệu cho hình dáng, thiết kế và vẻ đẹp hài hòa với một văn hóa đặc trưng. Hơn thế mỗi một loại rượu nổi tiếng (hoặc để được nổi tiếng) đều có một câu chuyện (legend); và rượu ngô sán lùng cũng có nhiều những câu chuyện để kể về chính mình.

(c) Với sản lượng đường mía từ hàng triệu hecta, đường mía cũng là một cơ hội sản phẩm rượu rum theo phong cách Cuba (Havana Club; Barcadi).

(d) Vùng Nam Trung bộ có một diện tích đáng kể thích hợp với cây dứa dại và Lô Hội, có thể làm nguyên liệu cho một dòng rượu tương với Tequila giống như La Tordena của tập đoàn San Miguel hay các thương hiệu Tequila nổi tiếng chính gốc Mexico.

(e) Đối với các loại rượu ngâm (herbal vodka) với dược thảo vốn rất đa dạng tại Việt Nam, chúng ta cũng phải xây dựng những concept (ý tưởng sản phẩm) bằng ngôn ngữ quốc tế sao cho người tiêu dùng nước ngoài cũng hiểu được lợi ích thiết thực của sản phẩm, cùng với một triết lý phương đông sâu sắc (âm dương, ngũ hành, phong thủy) đã được ông cha ta ứng dụng vào việc xây dựng sản phẩm tạo ra cả một nền công nghiệp “dược tửu” mang đầy tính triết học, y học rất tốt cho sức khỏe cho người dùng. Song song đó là rượu ngâm với động thực vật hiếm, đây là một nhóm sản phẩm khá “nhạy cảm” trên tinh thần bảo tồn động thực vật hoang dã, do đó chúng ta phải chọn lọc các dòng “dược tửu” sử dụng các động thực vật nằm trong nhóm không quý hiếm có thể nuôi trồng được, như tắc kè, hải mã, nhâm sâm, linh chi, ong đất, dâm dương hoắc…

(f) Đối với dòng whisky, tức dòng rượu từ malt lên men và chưng cất. Thực ra chúng ta đang có một ngành công nghiệp bia đang phát triển, quy trình sản xuất chưng cất whisky có thể là công đoạn bổ sung của một nhà máy bia.

(2) Chỉ có chưng cất mà không có quy trình ủ rượu

Một chai Glenffidich “32 năm” có giá là 8.500.000Đồng, còn một chai Glenffidich “12 năm” chỉ có giá là 850.000Đồng. Bằng những con số này chúng tôi muốn nhấn mạnh giá trị của việc phân cấp (grading, classifying) theo tiêu chuẩn thời gian ủ rượu là quan trọng thế nào trong việc tạo ra giá trị cộng thêm cho sản phẩm rượu. Quy trình ủ rượu hầu như là bắt buộc đối với whisky, brandy (cognac) và rượu vang. Đối với vodka thì “giá trị” của rượu còn được tạo ra do số lần chưng cất, mà theo đó các dòng vodka nổi tiếng phải qua 3 lần chưng cất, và như vậy để chúng ta so sánh với những quy trình sản xuất đại trà của rượu Việt Nam, để thấy rằng các dòng rượu hiện nay ở xứ ta còn thua họ một đẳng cấp.

Trong cách quy trình sản xuất rượu của Việt Nam, hầu như công đoạn ủ trong thùng gỗ (aging) vẫn còn rất xa lạ, mặc dù nó không phải đòi hỏi công nghệ phức tạp như quy trình lên men và chưng cất trước đó.

(3) Phân loại và Tên Sản phẩm

Nguồn gốc các loại rượu Ruu-ta10
Táo Mèo mộc ở vùng núi miền Bắc. Nguyên liệu tạo ra Hương hoa hồng dại nồng nàn, vị chát và ngọt dịu lắng đọng núi rừng Mù Cang Chải.

Nếu chúng ta sản xuất theo những thể loại giống như các dòng rượu hiện có, thì cách tốt nhất là sử dụng tên quốc tế thông dụng của dòng rượu đó. Chẳng hạn như rượu lên men từ nho và một số loại trái cây (rượu vang mận Mộc Châu, Bắc Hà), dâu tây… thì gọi chung là “vang” cho Tiếng Việt và wine, vin, vino cho các ngôn ngữ quốc tế; rượu lên men từ nho (và trái cây) sau đó chưng cất thì chắc chắn sẽ tạo ra “brandy” chứ không thể là cách gọi nào khác (nhất là đừng mạo muội gắn chữ Cognac vì đây là Thương hiệu địa danh rồi), và tùy theo xuất xứ có thể gắn tên riêng như “Canadian Brandy” và theo đó có thể là Vietnamese Brandy, Dalat Brandy chẳng hạn (và lưu ý đây là các nhãn hiệu tập thể). Như vậy thì “brandy” chính là rượu nho có thêm quy trình chưng cất và sau đó là hàng chục năm ủ (aging) trong thùng gỗ thông hay gỗ sồi ở dưới hầm ở nhiệt độ nhất định, trong một thời gian đủ lâu hàng chục năm thì mới có được giá bán hàng triệu Đồng mội chai. Sản phẩm rượu Whisky định nghĩa cho rượu lên men từ malt (tức lúa mạch ủ cho nẩy mần và sấy hoặc rang nhẹ) sau đó phải qua chưng cất; hay nói cách khác whisky chính là bia được mang đi chưng cất và ủ. Nếu dùng Ngô (Bắp) để thay cho malt thì theo cách gọi của Mỹ đó là whiskey (corn whiskey), đây là tên gọi sản phẩm, chỉ có Borbon là danh từ riêng là thương hiệu địa danh (Borbon Whiskey, vd. nhãn hiệu Jack Daniel).

Nhằm quốc tế hóa, hội nhập các dòng rượu Việt Nam ra thị trường quốc tế, điều đầu tiên là chúng ta phải sử dụng đúng tên gọi sản phẩm, cách thức phân cấp và tiêu chí phân cấp đối với dòng rượu đồng nhất với những dòng đã có địa vị trên thương trường như vang (wine), vodka, brandy (cognac), whisky, whiskey, gin và rum; dựa vào đó sẽ tiếp tục gắn nhãn và theo thứ tự ghép tên mà người tiêu dùng quốc tế có thể hình dung được từng dòng cụ thể. Đơn cử khi nói đến rượu vang (wine) người ta xem xét các dòng dựa trên giống nho như merlot, savignon… và thương hiệu địa danh, tạo ra những công thức tên gọi như rượu vang merlot hay cabetnet sauvignon của xứ Bordeaux hay của Chile, sau đó là tên nhà làm rượu và năm sản xuất (theo vụ nho).

(4) Tên Thương hiệu cho rượu

Như vậy việc định danh và sáng tạo tên thương hiệu cho thế giới rượu là cả một “ngành học” khá phức tạp chứ không phải là “chuyện nhỏ” như không ít người vẫn nghĩ. Vì theo đó người tiêu dùng quốc tế vốn đã quen những tiêu chuẩn tên gọi của các nước có nền công nghiệp sản xuất rượu ở quy mô công nghiệp với truyền thống hang trăm năm, thì việc chấp nhận một “loại rượu mới” trên thị trường quốc tế không phải là điều dễ dàng mà trong nhiều trường hợp phải có cả một chính sách, chiến lược tầm quốc gia như trường hợp xây dựng và bảo vệ thương hiệu sản phẩm Tequila của đất nước Mexico (tác giả đã trình bày trong bài viết phần một). Ngay cả tên gọi Champagne (Sâm Banh, danh từ riêng) tưởng chừng như là một tên gọi thông dụng, vậy mà cũng đang có sự tranh chấp giữa Pháp và Thụy Sỹ và căng thẳng đến mức Thụy Sỹ sẽ không được dùng tên gọi địa danh Champagne cho rượu sâm banh được sản xuất tại vùng Champagne của Thụy Sỹ (trùng tên với vùng địa danh Champagne của Pháp đã được bảo hộ); và cũng theo đó tất cả “rượu sâm banh” phải được gọi đúng tên sản phẩm ban đầu của nó là sparkling wine (tức rượu vang sủi tăm) mà không ai trong chúng ta thích gọi vì nó dài dòng và xấu xí.

Trong các bài viết (và giáo trình) theo chủ đề sáng tạo tên thương hiệu (brand naming), chúng tôi có đề cập những phương pháp đặt tên thương hiệu đạt đẳng cấp quốc tế và theo những xu hướng văn hóa chính của thế giới có thể áp dụng trong việc sáng tạo tên thương hiệu cho sản phẩm rượu. Mặc khác đối với các dòng rượu đặc trưng Việt Nam, việc nghiên cứu sáng tạo tên gọi sản phẩm và thương hiệu vừa mang tính truyền thống vừa có cá tính để hấp dẫn khách hàng là một yêu cầu rất lý thú và đòi hỏi kiến thức sâu sắc cũng như khả năng sáng tạo của người làm thương hiệu. Vd. Liệu rằng thương hiệu “gò đen” có thể được gọi một cách sang trọng và quốc tế hóa như “black-hill” hay không?!
      
Office
Office Ưu tú

Cấp bậc: Ưu tú

Giới tính : Nam

Bài viết : 824

Danh vọng : 1684

Uy tín : 10

Xây dựng thương hiệu rượu Việt mang tầm quốc tế

idibrand - Việt Nam là một trong những nước có nhiều tiềm năng sản xuất rượu. Có rất nhiều bí quyết sản xuất rượu truyền thống đang được lưu giữ nhưng có nguy cơ bị thất truyền. Cái mà chúng ta còn thiếu đó là tính chuyên nghiệp, quy trình sản xuất cơng nghiệp v yếu tố marketing để nâng sản phẩm và thương hiệu rượu Việt Nam lên tầm quốc tế.

Rượu là một trong những sản phẩm đồ uống chiếm tỷ trọng thị phần cao nhất trong lĩnh vực công nghiệp sản xuất đồ uống trên toàn cầu.

Nguồn gốc các loại rượu Ruou-v12
Để bàn về rượu nói riêng và đồ uống nói chung là cả một đề tài vô tận. Trong phạm vi bài viết này xin tập trung phân tích hiện trạng thị trường rượu toàn cầu và so sánh cơ hội cho sự hình thành các thương hiệu Rượu Việt mang tầm quốc tế.

Những dòng rượu danh tiếng và phổ biến

Ngoài rượu vang ra, các dòng rượu nổi bật và phổ biến nhất trên thế giới gồm có: (1) dòng Scotch Whisky truyền thống từ nguyên liệu chủ yếu Malt (Luá Mạch) là xuất xứ từ Scotland, song song với Irish Whiskey, sau đó là các dòng phụ như Canadian Whisky, Indian Whisky và Japanese Whisky; (2) dòng Bourbon Whiskey là đặc sản của Mỹ, rất khác với Whisky truyền thống là từ nguyên liệu Ngô, Bắp (51% trở lên); (3) dòng Cognac, Armagnac là thương hiệu đặc sản của Pháp là rượu mạnh từ nho (tức Brandy, khác với rượu vang nho ở quá trình chưng cất) cùng với Brandy nói chung có xuất xứ từ Hy Lạp và Babilon cổ đại; (4) dòng Rum là rượu mạnh từ đường mía xuất xứ từ Cuba và các nước Mỹ La Tinh kể từ thời thuộc địa Tây Ban Nha. Riêng Châu Á cũng có hai dòng rum nổi tiếng, một là La Tondena (của tập đoàn San Miguel) và dòng rum của Thailand với thương hiệu điển hình là Ruang Khao (của Thai Spirit Co. Ltd.); (5) Vodka là dòng rượu mạnh từ ngũ cốc, xuất xứ từ Nga, sau này có rất nhiều các dòng vodka sản xuất bên ngoài nước nga có thể kể như Absolut (Sweden), Sky (USA); (6) Soju và Sochu là hai dòng rượu mạnh từ ngũ cốc của Hàn Quốc và Nhật Bản, sản xuất theo phong cách gần giống vodka;

Thuật ngữ, tên gọi và thương hiệu

Vấn đề thuật ngữ, tên gọi sản phẩm và thương hiệu của thế giới rượu, vốn rất phức tạp và cần được hiểu thấu đáo để so sánh với cách gọi sản phẩm, thương hiệu cho các dòng rượu của Việt Nam, từ đó có thể xác lập những thuật ngữ, tên gọi và thương hiệu chuẩn xác cho các dòng sản phẩm của Việt Nam.

(1) Thuật ngữ Rượu Vang, Wine, Vine, Vino (danh từ chung) dùng để chỉ rượu sản xuất từ nho và các loại nước ép hoa quả (trái cây) khác nhau. Như vậy các loại rượu vang từ quả nho (Vang Đà Lạt, Vang Thăng Long) và quả mận (Rượu Vang Mận Mộc Châu) là những thương hiệu Vang đầu tiên của Việt Nam. Ngoài ra rượu vang từ hoa Hồi (Anis) cũng là một dòng đáng kể, với thương hiệu Bernob Ricard. Điều đáng lưu ý là rượu Hồi Bernob Ricard lừng danh từng được sản xuất từ nguyên liệu hoa Hồi của xứ Đông Dương. Thương hiệu Địa danh độc quyền của rượu Vang là Bordeaux (của Pháp) là một dạng “thương hiệu tập thể” hay “chỉ dẫn địa lý” nổi tiếng khắp toàn cầu. Các dòng rượu vang nổi tiếng khác hiện nay gồm có rượu vang Italia, rượu vang Úc, rượu vang California, Chile. Trung Quốc hiện cũng đang trở thành một trong nước sản xuất rượu Vang hàng đầu thế giới.

(2) Rượu whisky, whiskey (Uýt-ki, danh từ chung),mà điển hình là Scotch Whisky (Scoth là thương hiệu) và Bourbon Whiskey (Bourbon là thương hiệu) có ba nhóm chính: (a) scotch là whisky xuất xứ Scotland, nên dịch là whisky từ lúa mạch, hay chính xác hơn là whisky từ malt; (b) Irish Whiskey cũng là rượu từ lúa mạch, nhưng sản xuất tại Ai-Len; (c) Bourbon Whiskey lại là rượu Uýt-ki sản xuất từ ngô (bắp) là tên gọi độc quyền của Mỹ. Nghĩa là rượu Sán Lùng của Việt Nam cũng có thể gọi xác nghĩa nhất là Whiskey (ám chỉ rượu ngô), nhưng không được gắn nhãn Bourbon Whiskey.

(3) Vodka là danh từ chung chưa có quốc gia nào sở hữu, vodka được hiểu là rượu chưng cất từ các loại ngũ cốc trắng (white grain spirit) như gạo, khoai, sắn. Vokda là một trong những thức uống lâu đời của khu vực văn hóa Slaver và Scandinavia. Dưới thời Sa Hoàng nươc Nga đã có ý thức bảo vệ danh tiếng của rượu vodka. Gần đây CHLB Nga đã có ý thức hơn trong việc bảo vệ một trong những tài sản vô giá của nước Nga đó là thương hiệu rượu Vodka vốn xuất xứ từ Nga. Điển hình trong trường hợp này là tình huống tranh chấp nhãn hiệu Stolichnaya với tập đoàn Diageo dẫn đến việc phân định sở hữu thương hiệu bên trong lãnh thổ nước Nga thuộc về chính phủ Nga, và bên ngoài lãnh thổ Nga vẫn thuộc quyền sở hữu của Diageo.

(4) Soju là thương hiệu quốc gia về rượu truyền thống của Hàn Quốc. Danh từ Soju, hay Sochu (Nhật Bản) cũng giống như thuật ngữ “rượu” của Việt Nam nhưng đã được quốc tế hóa và pháp lý hóa một phần. Thương hiệu Jinro Soju hiện nay xếp vào vị trí số một thế giới về sản lượng đối với một thương hiệu sản phẩm đơn lẻ (single brand), vượt qua cả Johnnie Walker lừng danh.

(5) Rượu Gin là một dòng rượu chưng cất từ các loại ngũ cốc trắng (white grain spirit) và có tẩm hương liệu, chủ yếu là cây Bách Xù (Juniper), Hồi, Bạch Chì (Angelica) và một số loại thảo mộc khác. Rượu Gin xuất xứ từ Hà Lan, Bỉ sau đó lan sang Anh và được phổ biến khắp thế giới. Thuật ngữ London Dry Gin là một chuẩn thương hiệu do sự chuẩn hóa việc sản xuất rượu Gin của Hoàng gia Anh.

(6) Rượu Rum có xuất xứ từ vùng Caribê và các nước Trung- Nam Mỹ. Tại Braxin nó được gọi là Cachaca. Đây là dòng rượu ít được chuẩn hóa hơn so với Scotch, Bourbon và Cognac. Rượu Rum được sản xuất chủ yếu từ Đường Mía lên men và chưng cất, sau đó ủ và phối trộn giống như quá trình sản xuất bourbon. Rươu rum thường chia làm 3 nhóm chính, rượu rum trắng, rum vàng và rum đen. Rum màu nâu sẫm được ủ rất lâu năm và được chuẩn hóa trong việc ghi nhãn tạo ra những sản phẩm cao cấp sánh ngang với các dòng đắt tiền như theo chuẩn XO của Cognac.

(7) Tequila, một sản phẩm thương hiệu độc đáo xuất xứ từ Mexico, lại được sản xuất từ nguyên liệu cây dứa dại (agave) qua quá trình lên men và chưng cất. Danh từ Tequila hiện nay do chính phủ Mexico sở hữu như một thương hiệu quốc gia, trước đây quy định tất cả sản phẩm Tequila phải được đóng chai tại Mexico và bắt buộc ghi nhãn xuất xứ Mexico. Năm 2006 chính phủ Mỹ dành được một cam kết nhập khẩu tequila bán thành phẩm để đóng chai tại Mỹ nhưng cũng phải ghi rõ nguồn gốc xuất xứ Mexico và chỉ được nhập loại Tequila có chứa thành phần Agave cao nhất là 51%.

( 8 ) Cognac và Armanac là rượu mạnh làm từ nho, khác với whisky là làm từ malt (luá mạch ủ). Danh từ cognac (tên địa danh thuộc Pháp) là thương hiệu do Pháp sở hữu, cũng giống như tình huống Bordeaux đối với rượu vang. Cognac chủ yếu làm từ giống nho Ugni Blanc của vùng Cognac tạo ra vang trắng, sau đó được chưng cất và ủ theo quy trình truyền thống chuẩn mực và được phân cấp rất rõ ràng. Vì vậy các dòng “rượu mạnh từ nho” khác sẽ không được gọi là Cognac (Martell chẳng hạn) mà được gọi là Brandy, kèm theo xuất xứ của nó (Canadian Brandy, Japanese Brandy).

(9) Phân biệt rượu mùi (aperitifs) và rượu ngâm của Việt Nam. Có điều lý thú là rượu mùi theo từ gốc Aperitif của Phương Tây là rượu chủ yếu dùng để pha chế Cocktail, còn các loại rượu ngâm của Việt Nam thì chủ yếu mang ý nghĩa và công dụng về “dượu tửu”. Có thể nói Việt Nam chiến kỷ lục thế giới về các loại “dược tửu” và rượu ngâm từ vô số loại thảo dược, động vật khác nhau. Tuy nhiên vấn đề chuẩn hóa chất lượng là cả một vấn đề vô cùng phức tạp.

Khái quát một Chiến lược

Trong chiến lược nâng tầm thương hiệu sản phẩm nông sản, rượu là một trong những dòng sản phẩm chủ lực vì giá trị cộng thêm của nó rất cao, đồng thời khả năng thâm nhập của “dòng Ẩm” tức đồ uống bao giờ cũng dễ hơn là “dòng Thực” tức là các món ăn.

Đi sâu hơn một chút về rượu, theo chuyên môn về công nghệ chế biến thực phẩm thì rượu là sản phẩm của qúa trình lên men (fermentation) chuyển hoá từ các loại tinh bột và đường sang rượu (ethylene glycol); sau đó chưng cất (distillation), ủ trong thùng (aging) và phối trộn (blending). Quy trình này về mặt công nghệ không còn xa lạ đối với các kỹ sư chế biến thực phẩm Việt Nam. Vấn đề chính là ở khâu hình thành ý tưởng sản phẩm tổng thể phù hợp về nguyên liệu, sự hài hòa giữa yếu tố lý tính và cảm tính, sự hấp dẫn về mặt gía trị văn hóa, tên thương hiệu và chiến lược marketing quốc tế.

Chúng ta không nhất thiết phải quảng bá rượu tại Việt Nam. Trong chiến lược marketing toàn cầu, thị trường mục tiêu của Rượu Việt là phạm vi toàn cầu phải là những nước như Nga, Mỹ, Hàn Quốc... nơi phát xuất của Vodka, Whiskey và rượu Soju. Trong chiến này rất cần tham khảo một loại rượu nổi tiếng là Tequila của Mexico vốn chỉ được làm từ dịch ép của thân cây dứa dại (agave) với ý thức bảo vệ thương hiệu trên quy mô toàn cầu.

Nguồn gốc các loại rượu Ruou-v13
Mỗi thương hiệu, sản phẩm rượu nổi tiếng thế giới đều có một phong cách rất riêng biệt, các sản phẩm rượu rum chế biến từ đường mía của Cuba (nhãn hiệu Barcadi và Havana Club) mang hình ảnh văn hoá thuộc địa (Tây Ban Nha); rượu hồi (anis pastis) của hãng Pernod Ricard thì mang âm hưởng thuộc địa Nam Trung hoa và Đông dương; rượu vang và cognac thì mang ấn tượng của những cánh đồng nho trĩu quả miền nam nước Pháp; còn Whiskey ngô (tức bourbon) như Jim Beam thì vẫn còn lưu giữa ấn tượng hình ảnh của những chàng cao bồi khai phá miền Viễn Tây; Johnnie Walker thì mang ấn tượng của các nhà quý tộc truyền thống của xứ sở Ê-Cốt (Scotland).

Thông qua sự phân tích triệt để sự hình thành các dòng rượu nổi tiếng thế giới, chúng ta sẽ có một các nhìn bao quát hơn để hoạch định các chiến lược sản phẩm, thương hiệu cho Việt Nam. Các doanh nghiệp cũng có thêm một kiến thức sâu rộng hơn từ các chuyên gia am hiểu thương hiệu trong ngành rượu và đồ uống (nói chung) có thể giúp doanh nghiệp xây dựng những ý tưởng sản phẩm hấp dẫn và sâu sắc về mặt chiến lược. Trong việc này vai trò của Hiệp hội cũng rất quan trọng, nhất là việc những người phụ trách hiệp hội cần bắt tay với các chuyên gia trong lĩnh vực marketing là điều hết sức cần thiết để đưa ra những kế hoạch khả thi không chỉ trong nước mà có thể thành công trên phạm vi toàn cầu trong một tương lai không xa.

Nét thăng hoa tích cực từ rượu…

Như vậy chúng ta có thể thấy rằng tất cả các loại Hoa quả và Ngũ cốc đều có thể chuyển hoá thành rượu, một sản phẩm hay trải nghiệm tiêu dùng mà xét theo khía cạnh tích cực, mang lại cảm hứng cho sự sáng tạo, vơi đi lo lắng cho những kẻ hay buồn phiền, cho đàn ông thêm chút nam tính để làm hài lòng phái đẹp, cho kẻ nhút nhát chút khí chất quân tử, cho lời xin lỗi được mạnh dạn cất lên, cho lời tỏ tình thêm phần bay bổng, cho tình bạn keo sơn vững bền…

Vào cuối năm 1998, chúng tôi tình cờ được đọc một lá thư của nguyên thủ tướng nước ta gửi cho Bộ Văn hoá, nêu đại ý về việc xem xét khả năng cho phép quảng bá các loại rượu nhẹ. Chúng tôi hiểu rằng mục đích của việc cho phép quảng bá rượu nhẹ là nhằm khuyến khích các doanh nghiệp trong nước đẩy mạnh công nghiệp chế biến nông sản để làm phong phú các chủng loại, tăng sản lượng và chất lượng nông sản chế biến của Việt Nam.

Xét về khía cạnh văn hoá thương hiệu, xem ra các giá trị truyền thống và cảm hứng văn hoá Đông Phương, các truyền thuyết lịch sử cũng như cảm hứng từ truyền thống hào hùng của đất nước và con người Việt Nam, hay cảm hứng từ các danh nhân văn hoá thế giới.. là nguồn cảm hứng vô tận cho việc đặt tên, xây dựng hình ảnh và tạo phong cách cho các thương hiệu rựơu của Việt nam. Đó chính là việc nâng tầm rượu từ sản phẩm thông thường lên tầm sản phẩm tinh thần, sản phẩm văn hóa mà trong đó hàm lượng giá trị cảm tính và giá trị thẩm mỹ sẽ cao hơn bản thân sản phẩm gốc.
      
Office
Office Ưu tú

Cấp bậc: Ưu tú

Giới tính : Nam

Bài viết : 824

Danh vọng : 1684

Uy tín : 10

Và những khó khăn khi làm marketing cho Rượu

idibrand - Rượu là hàng hóa xa xỉ phẩm, tuy bị đánh thuế cao nhưng lợi nhuận lại rất lớn. Vì thế, dù bị nhà nước hạn chế quảng cáo dưới mọi hình thức, các nhà sản xuất vẫn tìm mọi cách lách luật để tiếp cận với người tiêu dùng Việt Nam - vốn là những khách hàng có "tâm hồn say sưa" bậc nhất thế giới. Do không được quảng bá trên truyền thông đại chúng nên rượu mạnh có những hình thức quảng cáo và PR rất đặc thù. Các nhãn hàng đều tập trung vào các hoạt động below the line như quảng cáo tại điểm bán (bar, vũ trường, showroom), trưng bày sản phẩm, nhân viên tiếp thị PG…

Nguồn gốc các loại rượu Keep_w10
Đặc thù của quảng cáo rượu

Thông tư 43/2003/TT-BVHTT quy định chỉ cho phép quảng cáo với các loại rượu có nồng độ cồn dưới 15°. Còn các loại rượu từ 15° trở lên chỉ được quảng cáo trong phạm vi địa giới doanh nghiệp sản xuất rượu, bên trong các cửa hàng, đại lý tiêu thụ rượu nhưng phải đảm bảo người ở bên ngoài địa giới doanh nghiệp cửa hàng, đại lý không đọc được, không nghe được, không thấy được Theo khuynh hưởng bảo vệ sức khỏe người tiêu dùng, đa số các quốc gia, trong đó có Việt Nam, đều siết chặt hoạt động quảng cáo rượu, đặc biệt là với rượu mạnh. Một vài nước như Thái Lan, Italia dự kiến cấm quảng cáo với các sản phẩm có cồn, hoặc hạ thấp nồng độ cồn với sản phẩm cho phép quảng cáo (dưới 12°).

Do không được quảng bá trên truyền thông đại chúng nên rượu mạnh có những hình thức quảng cáo và PR rất đặc thù. Các nhãn hàng đều tập trung vào các hoạt động below the line như quảng cáo tại điểm bán (bar, vũ trường, showroom), trưng bày sản phẩm, nhân viên tiếp thị PG… Trong siêu thị, rượu cũng là gian hàng được o bế nhiều nhất, được trưng bày sao cho đẹp mắt, sang trọng đế thu hút người tiêu dùng. Đây là những chiến lược cơ bản và chủ chốt để quảng bá sản phẩm của tất cả các nhãn rượu tại Việt Nam.

Không phải quảng cáo mà vẫn là quảng cáo

Tuy bị cấm quảng cáo công khai trên các phương tiện truyền thông đại chúng, các nhãn hiệu rượu vẫn luôn có cách xuất hiện trên các kênh truyền thông mà không hề vi phạm luật. Tại trận chung kết AFF Cúp 2008, trong niềm vui vỡ òa của cả khán giả và cầu thủ trên sân, ai cũng dán mắt vào màn hình để theo dõi phút giây đăng quang của tuyển Việt Nam. Và trong khoảnh khắc quý báu đó, nghi lễ khui rượu là không thể thiếu.

Một cơ hội quảng bá hiếm có cho sản phẩm rượu khi được xuất hiện trong một chương trình truyền hình trực tiếp. Cách làm này được khơi mào bởi nhãn hiệu rượu nổi tiếng bậc nhất thế giới H. khi thâm nhập thị trường Hoa Kỳ vào đầu những năm 50 của thế kỷ 20. Vào đúng sinh nhật lần thứ 67 của Tổng thống Mỹ Dwight D. Eisenhower, hãng rượu H. đã tặng ông chai rượu brandy ủ 67 năm, được chuyên cơ chở thẳng từ Pháp sang Nhà Trắng. Hình ảnh ngài tổng thống và chai rượu brandy là những thước phim quảng cáo đắt giá vé nhãn rượu H. Ngày nay, trong hầu hết các sự kiện khai trương, khánh thành lễ kỷ niệm, trình diễn thời trang, giải đấu thể thao… rượu đều xuất hiện với tư cách là một thức đồng chủ đạo nhằm tăng tính trang trọng và khẳng định đẳng cấp của chủ nhân và sự kiện. Vì luật không đề cập đến các hoạt động này, nên chỉ cần nhiếp ảnh gia có kỹ xảo là có thể chụp được những hình ảnh hiệu quả có tiền cảnh là chai rượu, ly rượu hoặc nhãn hiệu nằm ở góc bức hình để gây ấn tượng mạnh với người đọc...

Tổ chức sự kiện và tài trợ mạnh tay

Nghị định số 40/2008/NĐ-CP quy định: “Các công ty sản xuất, phân phối rượu không được tài trợ cho các hoạt động xã hội khác có gắn với việc quảng cáo các sản phẩm rượu”. Trên thực tế, các nhãn hiệu rượu luôn tìm cách tố chức hoặc tài trợ các sự kiện trong khả năng có thể. AV. từng tạo hiệu ứng mạnh mẽ trong giải nghệ thuật khi tổ chức cuộc thi về sáng tạo cách đây vài năm, M. xây dựng giải thưởng danh giá dành cho các nhà hoạt động nghệ thuật tại Trung Quốc hay RS. gắn liền với cuộc thi Hoa hậu Hoàn Vũ thế giới 2008 tại Việt Nam. Ngoài ra còn có những chương trình ca nhạc, nghệ thuật thường niên do chính hãng rượu tổ chức và mời rất đông những nhân vật nổi tiếng có sức ảnh hưởng cộng đồng lớn. Quy mô và đẳng cấp của những sự kiện như thế này không dừng ở phạm vi trong nước mà còn mang quy mô khu vực và thế giới. H. là nhãn rượu luôn có những sự kiện nghệ thuật đình đám trong năm như: sinh nhật giám đốc điều hành tại Hồng Kông hay H. Artistry thưởng niên tại các nước châu Á, H. Artistry MTV… có sự góp mặt của nhiều ngôi sao thế giới.

Ngoài ra, rượu hoàn toàn có thể trở thành nhà tài trợ chính cho nhiều sự kiện văn hóa nghệ thuật có ý nghĩa khác mà không hề bị nhà chức trách “sờ gáy” như: hòa nhạc cổ điển, trình diễn thời trang… Tiêu biểu nhất là giải golf nơi tập trung rất nhiều khách hàng thân thiết và tiềm năng của các nhãn rượu. Không một giải golf nào mà không có một nhãn rượu, bên cạnh đó, các nhãn rượu cũng không quên điều phối lực lượng nhân viên tiếp thị rất hấp dẫn, nhằm gây an tượng mạnh nhất với khách hàng, phần lớn là các quý ông.

Một sự kiện nữa mà rượu có thể đường đường chính chính xuất hiện được công chúng, đó là tổ chức các giải thưởng về rượu. Tất nhiên, không nhà nước nào cấp phép cho các cuộc thi uống rượu nhưng nếm rượu thì hoàn toàn có thể. Nhân sự kiện những chuyên gia pha chế nổi tiếng thế giới ghé thăm, các nhãn rượu có thể vô tư khuyếch trương thành những cuộc thi nếm rượu và pha chế rượu nghiệp dư. Phần thưởng chỉ là cái cớ, quan trọng nhất vẫn là thu hút thêm nhiều khách hàng và quảng cáo tự nguyện đến những đối tượng thích uống rượu và cả những đối tượng thích thể hiện đẳng cấp bằng rượu.

PR... lắt léo

Vì hình ảnh chỉ được xuất hiện rất ít trên truyền thông, bị hạn chế tối đa các banner, biển hiệu nên PR trên báo giấy vẫn là cách xuất hiện hiệu quả nhất. Tuy báo chí hiểu rất rõ những điều luật liên quan đến quảng cáo nhưng cũng thật khó để từ chối một khách hàng “tha thiết” bậc nhất như các nhãn hiệu rượu. Vì thế, thời gian qua, một số tạp chí đã bị Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch phạt rất nặng, thậm chí đình bản vì đăng bài PR cho các nhãn hiệu rượu. Nhưng nếu khéo léo, bài PR vẫn có thể được đăng nếu tuân thủ đúng “công thức” sau:

Không viết trực tiếp nhãn hiệu rượu mà chỉ đưa tên gốc rượu thay cho nhãn hiệu như: cognac, whisky, brandy, vodka…

Trong trường hợp sử dụng tiếng Việt và tiếng Anh trong cùng một bài viết, khổ chữ tiếng Anh nên nhỏ bằng 3/2 khổ chữ tiếng Việt. Đối với quảng cáo, quy định này là bắt buộc chứ không được uyển chuyển như trong bài PR.

Không quảng cáo lợi ích của sản phẩm rượu, chỉ được quảng cáo về nguồn gốc, xuất xứ, thành phần, hướng dẫn sử dụng và những lưu ý về sản phẩm.

Không đề cập trực tiếp về rượu mà nên hướng tới những vấn đè có liên quan đến rượu như: cách chọn rượu, cách thưởng thức rượu, cách kết hợp rượu với món ăn, cách pha chế, bảo quản rượu…

Đầu tư cho đại sứ thương hiệu

Paris Hilton quảng cáo rượu R.P hay nữ ca sĩ Lee Hyori khoe thân hình gợi cảm quảng cáo cho rượu C.C của Hàn Quốc chứng tỏ việc sử dụng các đại sứ sắc đẹp để quảng bá rượu là cách rất phổ biến.

Tại Việt Nam, sử dụng người nổi tiếng để bảo chứng cho thương hiệu rượu không được công khai như những ngành hàng khác. Tuy không xuất hiện trên các phương tiện truyền thông chính thống nhưng bằng các mạng xã hội, diễn đàn, fan club và những sự kiện quan trọng, thương hiệu rượu vẫn được quảng bá rộng rãi bên cạnh tên tuổi của người nổi tiếng.

Xuất hiện trong các bộ phim là một cách quảng cáo rượu không sợ bị nhà chức trách bắt bẻ. Hợp đồng tài trợ cho phim ngoài những cảnh quay có thời gian xuất hiện sản phẩm nhất định, nhãn hiệu rượu còn có thể xuất hiện đường hoàng ở phần kết thúc cám ơn nhà tài trợ.

Với sự lên ngôi của các hoạt động marketing trực tuyến, trong tương lai việc quảng bá rượu sẽ còn có nhiều thay đổi. Tận dụng sức mạnh của online để triển khai các hoạt động truyền miệng, chính thức sử dụng người nổi tiếng trên các trang báo trực tuyến… sẽ là hình thức phố biến tới đây.
      
Mõ
Tích cực

Cấp bậc: Tích cực

Bài viết : 275

Danh vọng : 450

Uy tín : 15

“Văn hóa uống rượu” của người Việt Nam xưa và nay

Chén vui nhớ buổi hôm nay
Chén mừng xin đợi ngày rày năm sau.

(Nguyễn Du, Truyện Kiều)

Thức uống của người Việt mình chỉ có rượu và trà.

Ngày xưa các nhà Nho mời rượu nhau gọi là “Chén tạc, chén thù”. Chủ rót rượu mời khách gọi là “tạc”, khách đáp lễ gọi là “thù”. Trong các cuộc vui có uống rượu, người xưa thường đọc thơ, bình thơ, nên có chữ “bầu rượu, túi thơ”.

Ðua chi chén rượu câu thơ
Thuốc lào ngon nhạt, nước cờ thấp cao

(Nguyễn Trãi, Gia Huấn ca)

Ngày xưa rượu trước tiên dùng trong lễ nghi: vô tửu bất thành lễ. Trong đời thường, rượu trong tiệc tùng, ăn uống, bạn bè gọi là nhậu. Người đàn ông Việt Nam xưa nay tự cho rằng Nam vô tửu như kỳ vô phong, và lắm người tự hào mình là đệ tử của Lưu Linh, một nhân vật văn học nổi tiếng về tửu lượng.

[Lưu Linh: Người đời Tấn (210-270), quê đất Bái (nay thuộc Từ Châu, Giang Tô). Là một trong “Trúc Lâm thất hiền”: Kê Khang , Nguyễn Tịch, Sơn Ðào , Hướng Tú, Lưu Linh, Nguyễn Hàm, Vương Nhung.]
Cho nên nói không sợ quá lời là rượu thuộc phạm trù văn hóa Việt Nam!

Việt Nam là dân tộc có truyền thống uống rượu. Người Việt Nam uống rượu khi ăn, mang ý nghĩa tương sinh hài hòa, thuận theo nguyên lý “âm dương phối triển” của Phương Ðông.

Rượu Ta rượu Tây

Rượu ta - quốc tửu, là rượu trắng, nấu bằng gạo/nếp thơm, đựng trong chai, đậy nút bằng lá chuối, bằng nút “cặt bần”, không nhãn hiệu, không ghi nơi sản xuất. Rượu trắng được chưng cất theo phương cách thủ công trong dân gian có từ lâu đời rồi. Nên sách Lãnh Nam trích Quái mới viết: “Dân ta lấy gạo làm rượu”; còn sứ thần nhà Tống đi sứ qua nước ta về có nói rằng: “Lê Hoàn vừa hát vừa uống rượu...” (Lê Hoàn là người đánh thắng giặc Tống, lên làm vua tức Lê Ðại Hành 980-1005).

Theo dòng lịch sử, rượu ngon nổi tiếng của ta là rượu làng Vân (Bắc Ninh), Nguyên Xá (Thái Bình), Trương Xá (Hưng Yên), Nga Mi (Hà Tây), Quảng Xá (Thanh Hóa), Bắc Hà (Lào Kai), Kẻ Diên (Quảng Trị), Phụng Hiệp (Cần Thơ), Gò Ðen (Long An), Củ Chi Hóc Môn (Sài Gòn-Gia Ðịnh), vân vân. Theo Ðại Nam Nhất Thống Chí, rượu Kim Long ở Hải Lăng, Quảng Trị ngon hơn hết.

Hiện nay Việt Nam có bốn loại rượu trắng ngon nổi tiếng là rượu làng Vân xứ Bắc, Kim Long ở Quảng Trị, Bàu Ðá ở Bình Ðịnh và đế Gò Ðen ở Long An.

[Tên gọi rượu đế trong Nam xuất xứ từ chuyện người dân giấu rượu lậu dưới cây đế, sợ Tàu Cáo phạt. Cây đế là một loài cây giống cỏ năn, cỏ lác, cỏ tranh, lau sậy... mọc cao khỏi đầu. Cây đế tên khoa học Saccharum spontaneum, có thân cứng nhỏ, lá dày cứng cắt rất đau, mọc thành bụi hoang có tốc độ mọc rất nhanh, có nhiều ở đồng bằng sông Cửu Long.]

Rượu đế Gò Ðen, Củ Chi còn gọi là nước mắt quê hương, nấu bằng nếp, có nồng độ cao. Rượu đế được đánh giá là ngon nhứt phải trong vắt, rót sủi tăm bọt nhỏ lăn tăn, uống có mùi vị thơm, ngọt, cay, có độ cồn tương đối cao từ 39 đến hơn 45 độ, uống vô thấy êm dịu và không gây nhứt đầu chóng mặt. Theo dân gian ngày xưa rượu cho vào chai hạ thổ, chôn xuống đất 100 ngày có màu cánh kiến, uống ngon hơn rượu thường.

Rượu đế trong miền Nam thường uống trực tiếp, hay dùng ngâm với các loại thuốc Bắc thuốc Nam, theo các bài thuốc gia truyền nổi tiếng như Minh Mạng thang.

Rượu đế ngâm động vật hoặc một phần của động vật được ưa chuộng như rắn, tắc kè, bìm bịp, hổ cốt, cá ngựa... Các loại động vật hầu hết được ngâm sống, sơ chế hay nấu chín. Rượu rắn Phụng Hiệp Cần Thơ có tiếng là ngon từ năm 1960 tới nay vẫn còn.

Khi người Pháp mới đến Việt Nam, họ cấp phép cho dân nấu rượu cổ truyền, khuyến khích người Việt uống rượu để thâu thuế. Ðến khi các nhà máy sản xuất rượu ra đời, Pháp ra lịnh cấm dân nấu rượu, ngừng cấp giấy phép nấu rượu gia đình, thành lập tổ chức gọi là “Tàu cáo”, một loại thanh tra thuế, chuyên đi bắt phạt dân nấu rượu.

Nhà có môn bài bán rượu của công ty rượu Ðông Dương (Société franậaises des Distilleries de l'Indochine) treo bản trước cửa có hai chữ “RA” (Régie d'Acool - Sở rượu). Rượu của công ty rượu Ðông Dương, dân mình gọi là rượu Phông-tên, bởi công ty do A. Fontaine thành lập năm 1901, rượu nầy nấu bằng gạo bắp lạt hơn rượu ta, nhưng giá cao 16 xu mỗi chai so với rượu ta chỉ có 14 xu.

Người Pháp mang vào Việt Nam ngoài súng đạn, còn có rượu chát

Nhiều người mình bắt chước cách uống rượu Tây. Như rót rượu vào ly phải ở mức 1/2-2/3 ly để giữ được hương thơm của rượu, như khi uống rượu khai vị và rượu tráng miệng chỉ nên dùng với lượng vừa phải, vân vân.
Người Việt cũng học nguyên tắc dùng rượu Tây là “rượu nào thức ăn nấy”. Như:

- Rượu chát đỏ: uống buổi tối thường là rượu nguyên chất không pha, đôi khi hơi chát, được dùng cho những bữa tiệc thịnh soạn hoặc với những thức ăn như thịt bò, thịt heo, thịt rừng, vịt, ngỗng và mì xào.
- Rượu chát trắng: nhẹ hơn và có vị thơm, có thể dùng nguyên chất, vị chát hoặc ngọt và rất thơm. Nên dùng rượu chát màu trắng với các loại thức ăn như: gà ta, gà tây, cá, tôm cua sò, thịt jambon và thịt bê.
- Rượu hồng: nhạt hơn rượu đỏ, có thể dùng nguyên chất hoặc được pha ngọt. Những rượu này dùng với jambon, gà nướng, tôm sò cua, thức ăn nhanh và những món ăn buffet.
- Rượu khai vị: dùng như rượu cocktail hoặc dùng trước bữa ăn để làm tăng thêm sự ngon miệng. Rượu cocktail nhẹ thường được làm từ trái cây.
- Rượu tráng miệng: dùng sau bữa ăn là mạnh hơn và ngọt hơn rượu dùng trong bữa chánh. Có thể chỉ dùng rượu này không hoặc dùng thêm với trái cây, bánh nướng, phô-mai tráng miệng, bánh cake hoặc bánh quy.

Lời chúc rượu

Việt Nam mình là dân tộc có truyền thống uống rượu nhưng lại có rất ít “lời những lời chúc rượu” như các nước Tây Phương!

Lời chúc rượu theo tiếng Anh là toast, là những lời nói trước khi chạm ly và uống rượu trong những dịp lễ, những cuộc gặp gỡ chánh thức cũng như trong những cuộc vui trong đời sống thường.

Trong các buổi tiếp đón, chiêu đãi chánh thức, lời chúc thường được nói sau khi đã dùng món tráng miệng, thường là khoảng 10-15 phút sau khi buổi tiệc bắt đầu. Thường thì chỉ nâng ly chớ không chạm. Nếu chạm ly thì đàn ông luôn để ly của mình thấp hơn ly của phụ nữ. Trong khi nghe lời chúc thì không nên nói chuyện, không rót rượu. Người nói lời chúc thường là đứng, tất cả mọi người giữ ly rượu trong tay và cũng thường là đứng.

Phụ nữ, nếu không phải là cô dâu, thì thường là tiếp nhận lời chúc bằng cách mỉm cười, ngồi và đôi mắt nhìn xuống trong khi tất cả đều đứng. Phụ nữ giữ ly rượu trong tay mình và chưa uống, nếu tất cả chưa uống hết. Làm ngược lại sẽ được coi là người không khiêm tốn, không biết cách uống rượu!

Những lời chúc rượu quan trọng phải hướng về những nhân vật quan trọng. Thông thường là uống hết 100 phần trăm. Trong những buổi tiệc long trọng, đôi khi người ta uống xong, ném ly vào đá hoặc ném xuống sàn nhà.
Nói chung, từ chối uống rượu để chúc cho ai đấy, được hiểu là thiếu tôn trọng đối với người đó. Nếu một người không thể uống được thì cũng nên làm ra vẻ như mình đang uống. Nếu nâng ly nước lã thì không được nói lời chúc.

Chúc rượu tiếng Anh: Cheers!
Tiếng Pháp: Santé!

Nếu nói tiếng Việt thì thường người ta nói: Chúc sức khỏe! Bình dân thì nói trăm phần trăm. Vô! Vô!...

Từ đâu mà có lời chúc rượu?

Lời chúc rượu có từ thời Hy Lạp cổ đại. Thuở đó người ta quan niệm rằng ăn uống - ẩm thực bao gồm cả ngũ quan là thị giác, xúc giác, vị giác, khứu giác và thính giác. Thông thường khi ta uống rượu thì MÀU rượu mắt đã nhìn, MÙI rượu mũi đã ngửi, Vị rượu lưỡi đã nếm, bàn tay RỜ ly rượu... nhưng THANH rượu tai chưa nghe.

Thế là cần phải chạm ly/cốc để rượu phát ra âm thanh của nó. Người ta còn nói rằng cùng một cái ly, nhưng với những loại rượu khác nhau, khi chạm ly ta sẽ nghe ra những “tiếng rượu nói” khác nhau! Không biết đúng vậy không?

Ngày nay, những lời chúc rượu không quá ư lịch thiệp, cao kỳ như người xưa nữa, mà thường là ngắn gọn hơn, hoặc là vui nhộn nhiều hơn. Trong những cuộc vui, người nói lời chúc rượu có thể là đọc một câu thơ, một câu danh ngôn hoặc là kể một câu chuyện vui, một tình huống vui nhộn nào đấy để làm cái cớ bắt vào lời chúc. Nói chung, tính chất nghiêm túc hay vui nhộn của lời chúc phụ thuộc vào tình huống của cuộc vui và đối tượng mà lời chúc hướng đến.

***
Việt Nam là dân tộc có truyền thống uống rượu lâu đời. Nhưng chúng ta không phải là dân tộc có truyền thống nói lời chúc rượu như Tây Phương. Dầu vậy từ xa xưa người Việt đã có câu “Chén tạc, chén thù”. Chủ chúc khách gọi là “tạc”, khách chúc đáp lễ gọi là “thù”.

Ngày nay hầu như tiệc tùng nào người Việt mình cũng đều có dùng rượu. Khi chúc nhau người mình nói: Chúc sức khỏe!

Người miền Nam thì thường nói “Trăm phần trăm”. Hoặc vừa nâng ly vừa nói: Vô! Vô!... Cung cách uống rượu kiểu nầy được cả nước hưởng ứng làm theo.

Sưu tầm
      
LQ2
LQ2 Ưu tú

Cấp bậc: Ưu tú

Giới tính : Nam

Bài viết : 547

Danh vọng : 1176

Uy tín : 51

Tản mạn về rượu Việt Nam

amthuc365 - Rượu Việt Nam không quá cầu kỳ, đắt đỏ. Tản mạn qua các địa danh nổi tiếng về Rượu của Việt Nam thấy tràn trề một nét dân tộc thắm đượm

Việt Nam có nhiều vùng cất rượu ngon nổi tiếng như là làng Vân (Bắc Ninh), Nguyên Xá (Thái Bình), Trương Xá (Hưng Yên), Nga Mi (Hà Tây), Quảng Xá (Thanh Hóa), Bắc Hà (Lào Kai) Kẻ Diên (Quảng Trị), Phụng Hiệp (Cần Thơ), Gò Đen, Long Thành, Củ Chi…Các dân tộc thiểu số vùng núi có rượu cần độc đáo.

Tất cả các loại trên đều được chưng cất theo phương pháp gia truyền. Nhiều loại rượu đặc chế bằng gạo, dừa, nếp, đậu nành, đào, táo, lê…Rượu đế còn gọi là nước mắt quê hương, nấu bằng nếp. Rượu Quế chỉ dùng làm thuốc trị tì vì vị quế có nồng độ rất gắt và bán với giá đắt. Rượu dừa chế biến bằng các cây men vào gốc dừa khi buồng dừa mới trổ và phải mất từ 6 – 8 tháng mới thành rượu dừa, sủi bọt nhưng ngon hơn bia.

Nguồn gốc các loại rượu Tan-ma10
Bình Định trước đây là đất vua ở, nơi có thành Đồ Bàn từng là đế kinh của vương quốc Chiêm Thành, kéo dài từ thế kỷ 10 – 15. Thành này lại được Thái Đức Hoàng đế Nguyễn Nhạc cho mở rộng, sửa sang xây thêm cung vàng điện ngọc rất nguy nga tráng lệ vào năm 1776. Đặc biệt tại ngoại ô có một chợ rượu rất vui vẻ tấp nập, nhờ nằm trên một địa thế thuận lợi cả đường bộ lẫn đường sông, nên mọi người có thể tới đây bằng ngựa xe hay ghe thuyền. Theo các tài liệu còn lưu trữ cho biết chợ rượu thời đó thuộc tổng Háo Đức Thượng, nay là xã Nhơn An, huyện An Nhơn, được xem như là chốn phồn hoa đô hội chỉ thua có kinh thành Đông Bàn và Phú Xuân mà thôi.

Đây cũng là nơi tụ tập ăn chơi hưởng thụ của giới quan quyền và thượng lưu giàu sang khắp vùng. Vì vậy đã tụ tập trung gần như tất cả các giai nhân tài tử tứ phương cùng với nhiều loại danh tửu trong thiên hạ, từ rượu nếp hương, nếu lưu niên, cơm nếp Phú Đa, Háo Lễ tới rượu gạo tăm Cảnh Hàng, An Tây, Chánh Mẫn, rượu nho tươi Kim Châu và đệ nhất rượu đế Bầu Đá ngon và nổi tiếng khắp Bình Định. Vì xóm Bầu Đá xưa có một cái bầu nước ngọt xanh và trong vắt được đem về nấu rượu bằng nồi đất và ống dẫn được làm bằng tre. Rượu chẳng những dùng để uống mà còn được ngâm với thuốc dùng để các nam nữ võ sĩ thoa bóp hay uống trong lúc luyện võ. Ai đã từng uống được thứ rượu ngon này mới cảm nhận hết cái mùi vị vừa thơm vừa nhẹ nên chỉ vài chén đã thấy tâm hồn sảng khoái, nồng nàn thú vị, dẫu có say cũng không lâu và không bị nhức đầu.

Nguồn gốc các loại rượu Tan-ma11
Ngoài rượu của miền xuôi,tại đây còn bày bán các thứ rượu cần của các dân tộc thiểu số ở vùng Tây Sơn thượng đạo (Bình Khê, An Túc ngày nay), được chở tới bằng các thuyền buôn xuôi ngược trên sông Côn. Rượu bày bán khắp các hàng quán có dâng đèn kết hoa rực rỡ và được chứa trong các chai lọ, bình ché độc đáo. Tất cả để là loại đồ quý lâu đời, làm bằng sứ men xanh hay đồng, thau, bạc, thủy tinh, đất nung cho tới da lươn,bỏ bầu nậm, bong bóng lợn…Bên cạnh đó còn có những cốc, chén, ly hay tô lớn đủ màu, đủ kiểu có chân hay đế bằng được đặt trên những đài, kỷ và khay làm bằng gỗ được chạm trổ khéo léo, để các người hầu rượu hay đào nương kỹ nữ dâng rượu ngang mày cho khách.

Thường chợ rượu họp vào năm ngày 1 tuần nhưng đông vui nhất vẫn là phiên cuối tháng với khách kinh thành đổ về mua vui trong các quán rượu do người đẹp làm chủ. Nhưng đến khi Nguyễn Nhạc qua đời vào nằm 1793 đã mang theo sự sụp đổ của Đế Thành. Một đô thị phồn hoa hội cũng dần tàn nụi từ đây.

Sử xưa có ghi lại rằng rượu Kim Long ở Hải Lăng, Quảng Trị ngon hơn hết. Thời Pháp thuộc, thực dân chiếm hết các lò nấu rượu trong tỉnh và lập công ty rượu Xi –Ca. Khi rượu ra lò đóng vào chai, thì được đem ngâm trong hồ nước lạnh một thời gian nhất định, rồi dùng thuyền nhỏ chở rượu theo sông Vĩnh Định về Huế, lên tàu lớn chở về Pháp và từ đó xuất cảng ra khắp thế giới.

Rượu rắn Phụng Hiệp được chế tạo tại thị trấn Phụng Hiệp còn gọi là Ngã Bảy, cách thành phố Cần Thơ chừng 30 km, từ xưa đã nổi tiếng về các đặc sản đồng ruộng như cá, tôm, ốc, ếch, cua, bìm bịp và nhiều nhất là rắn bày bán dọc theo quốc lộ 4 và các ngôi chợ nổi trên sông rạch. Rượu rắn Phụng Hiệp là thổ sản địa phương, phát triển từ nằm 1960 tới nay vẫn còn hưng vượng. Rắn dùng để làm rượu, phải là rắn sống, đem về mổ bụng từ ức tới hạ môn,bỏ hết chỉ giữ lại mỡ và mật vì đây là 2 vị thuốc quý . Làm theo 3 cách như ngâm rắn tươi, rắn khô và bột rắn. Hiện Phụng Hiệp sản xuất 3 loại rượu rắn là Tam Xà (hổ mang, hổ lửa hay rắn ráo, mai gầm hay cạp nong), ngũ xà (gồm 5 loại rắn trên cộng thêm rắn lục, rắn, ri voi,và bông súng). Rượu rắn có công dụng trị các trứng tê liệt, đau nhức, phong thấp, bồi bổ sức khỏe, ăn uống chậm tiêu.

Ngày nay du khách có thể dừng chân ở các làng vùng sống nước Hậu Giang thưởng thức mùi lúa mới, các món ngon vật lạ của ruộng đồng, vừa nhấm nháp ly rượu vừa nghe đờn ca tài tử quả là một mỹ tục hiếm có. Ở đây nổi tiếng nhất bởi thứ rượu đế trong veo và cháy nồng như một ngọn lửa bốc cao, hòa điệu cùng với lời ca, tay đờn ngẫu hứng đôi lúc cuồng nhiệt khi hơi men chếch choáng, cứ thế cỗ bàn rộng ràng theo những bản vọng cổ, xàng xê, nam xuân, văn thiên tường, phượng cầu, bản lớn bản nhỏ xen lẫn cả những bản tân cổ giao duyên….lời ca da diết khiến cho du khách cũng trầm ngâm theo những cung bậc nỉ non hờn oán của tiếng lục huyền cầm, vì đêm xuân nơi đất khách quê người.

Vùng Tây Bắc có các loại rượu đặc sắc của người Thái, Mèo như rượu Lầu Xá tại Sơn La chế bằng nếp, trấu và men, uống say như bia, lại có mùi thơm nếp, làm mát ruột và tiêu hóa nhanh. Tại Lai Châu có rượu Lầu Sơ, loại rượu trắng nấu bằng khoai mì, theo phương pháp cất khô như rượu bắp của người Mèo ở Bắc Hà (Lào Cai). Ngoài ra còn có rượu Lầu Vang của người Nùng ở Mường Tè nấu bằng nếp và dùng chén để uống chứ không hút bằng cần.

Nguồn gốc các loại rượu Tan-ma12
Người Mèo Hoa ở Bản Phố trồng nhiều bắp hơn lúa vì bắp dùng để nấu rượu ngô vừa để uống và mang ra chợ Bắc Hà, cách bản chừng 3km, bán cho người Kinh. Nhờ vậy mà người dân trong bản trở lên khấm khá, nhiều nhà đã sắm được xe ngựa để chở rượu ra chợ bán. Rượu ngô của người Mèo chế đặc biệt hơn, khác với vị đằm của rượu Sán Lùng người Mán, vị ngọt của rượu Cần Thái, vì nó nồng lên khó uống. Cách làm rượu như sau: đem bắp về (loại bắp vàng) luộc nhưng không được để lửa to quá làm rượu không ngon.Còn men thì làm từ hạt Hồng Mị (giống như hạt kê) đem trộn với bắp đã luộc, bỏ vào thùng gang ủ một tuần. Thời gian này phải đốt lửa để hơi rượu bốc hơi qua một cái chọt gỗ, chảy ra ngoài. Cứ 10 kg bắp làm được 3 lít rượu, khi uống thì để nguyên nếu pha thêm nước lạnh thì rượu sẽ không mùi vị nữa. Ngoải ra rượu ngon cũng còn tùy thuộc vào nguồn nước để nấu. Nên người Kinh tại vùng xuôi dù đã học đúng cách nấu rượu của người Mèo Hoa rượu cũng không ngon vì tại không đâu có nước suối để mà trưng cất rượu.

Xứ Thái (Lai Châu) ở vùng Tây Bắc giáp Lào có loại rượu đặc biệt làm từ các loại côn trùng như sâu chít, nhộng dùng làm rượu bổ, được bày bán tại chợ Điện Biên. Chít là con sâu non sống trong ngọn cây chít, một loại cây giống như lau sậy ở miền nam nhưng sâu chít chỉ có ở vùng Tây Bắc mà thôi. Vào mùa xuân khi hoa ban nở trắng núi đồi thì người Thái kéo nhau vào rường để bắt sâu chít đem về ngâm với rượu uống bồi bổ cơ thể. Thời Pháp thuộc, khi đất Thái còn tự trị thì sâu chít là món hàng mà người dân ở đây bắt buộc phải cống nạp cho hoàng gia hàng năm.

Cũng trên đất bắc, tại Bãi Cháy thuộc Hạ Long (Quảng Yên), người địa phương cũng có một thứ rượu bổ đặc biệt gọi là rượu ngán. Đây là một loại nhuyễn thể cùng họ hàng với nghêu, sò, ốc, hến nhưng ngán thì chỉ có trong vùng biển Quảng Yên mà thôi. Cách pha chế rất đơn giản, đem ruột ngán đánh nhuyễn trong ly, rồi rót rượu vào, hai thứ hòa hợp thành một loại rượu màu hồng rất thơm và màu sắc đẹp, có tác dụng bổ thận tráng dương.

Nghique
      
Mõ
Tích cực

Cấp bậc: Tích cực

Bài viết : 275

Danh vọng : 450

Uy tín : 15

Tôi hồi nhỏ hay sang chơi với một ông cụ hàng xóm mê rượu. Cả ngày khề khà bên chiếu, rồi lắm lúc tôi sang ông lại rủ cả tôi ngồi trò chuyện, đọc thơ. Một lần tôi nghe lời mọi người lựa lời "xui" ông bỏ rượu thử, ông lắc đầu cười rồi đọc tôi nghe bài này.

Nguyễn Khuyến nổi tiếng mê uống rượu. Cuốn thơ văn Nguyễn Khuyến có in ảnh của ông trang đầu, đầu khăn xếp, mặt xương xương, hai mắt sáng và tay thì đang cầm chén rượu. Rồi có đôi khi đọc thơ Nguyễn Khuyến thì quả thực lắm khi cũng thấy phảng phất... mùi rượu, tỷ như bài "Tạ người cho hoa trà" thì nghe ra còn cả tiếng khề khà hơi thở của người say. "Chừa rượu" là bài thơ vui vẻ viết lối liên hoàn khá thú vị:

Những lúc say sưa cũng muốn chừa,
Muốn chừa nhưng tính lại hay ưa,
Hay ưa nên nỗi không chừa được,
Chừa được nhưng ta... cũng chẳng chừa.


Bài thơ đơn giản nhưng đúng lối hóm hỉnh của Nguyễn Khuyến. Bài thơ tên là "Chừa rượu" mà chẳng có ý chừa tí nào. Mà hay là nếu ai có mê rượu thì mới thấy nó tả đúng cái tâm sự của mình, thật tiện lợi mà đem ra chống chế.
      
KHCN
KHCN Ưu tú

Cấp bậc: Ưu tú

Giới tính : Nam

Bài viết : 796

Danh vọng : 1618

Uy tín : 23

10 nhãn hiệu rượu hàng đầu thế giới

Sang trọng, tinh tế và có lịch sử lâu đời là điểm chung của 10 nhãn hiệu rượu nổi tiếng và bán chạy nhất thế giới.

1. Absolut Vodka

Nguồn gốc các loại rượu Ruou(1)


ABSOLUT là một thương hiệu rượu nổi tiếng toàn cầu của Thụy Điển. Hương thơm thanh nhã của lúa mì và mạch nha quyện với mùi trái cây khô thật hấp dẫn. Có thể thưởng thức Absolut Vodka với nhiều vị khác nhau, đi từ chỗ ngọt ngào, dịu nhẹ với orangina đến chỗ mạnh mẽ, nồng nàn với tonic, sprite

2. Hennessy

Nguồn gốc các loại rượu Henessy

Sáng tạo vào năm 1765 bởi Richard Hennessy, là nhãn hiệu rượu hàng đầu của Pháp, sau hơn 200 năm tồn tại và phát triển, thương hiệu Hennessy đã làm nức lòng cả thế giới sành rượu cũng như người tiêu dùng trên khắp các châu lục.

Richard Hennessy là sự pha trộn của hơn 100 loại rượu tâm (eau-de-vie) ngoại hạng, một số loại được lấy trong. Các loại eau-de-vie hầu hết từ những vườn nho tốt nhất của vùng Grande Champagne. Richard Hennessy Cognac là một phức hợp với mùi hương đậm đà, hương thơm hoàn hảo biểu lộ sự đa dạng, chiều sâu, cân bằng và tinh tế.

3. Johnnie Walker Gold label (Scotland)

Nguồn gốc các loại rượu Johnnie-walker-gold-label-johnnie-walker-gold-label-small-49276

Êm dịu và thanh nhã với vị kem, Gold Label tạo nên một niềm vui thích bất tận, một hỗn hợp đầy cảm hứng từ mạch nha Clynelish, hòa quyện cùng nước suối chảy qua vàng nguyên chất.

Nguồn gốc các loại rượu Dsc_0110
Rượu được pha trộn khéo léo giữa nhiều loại whisly lâu năm quý hiếm được lấy cảm hứng từ những hương vị lâu đời được lưu giữ bởi Alexander Walker, được sản xuất tại một sốt ít những xưởng chưng cất rượu nổi tiếng nhất xứ Scốtlen với thời gian ủ từ 18 năm trở lên.

4. Chivas (Scotland)

Nguồn gốc các loại rượu Chivas

Chivas Regal 12 Year Old là một loại rượu whisky mà bạn có thể thưởng thức ở bất cứ nơi đâu, vào bất cứ thời gian nào bởi vì nó dễ dàng để thưởng thức và chia sẻ. Chivas Regal 12 Year Old nổi tiếng với hương vị ngọt lịm và hương trái cây tươi mát.

5. Moet Chandon

Nguồn gốc các loại rượu Moet-chandon

Moët Impérial chính là sự hiện thân của phong cách nhà Moët&Chandon. Đó là loại champagne có đặc tính hòan hảo, thịnh soạn và trẻ trung. Rượu được ủ trong hầm rượu nhiều năm cho đến lúc có thể sử dụng, được xác nhận bởi các bậc thầy pha chế rượu. Loại rượu này là một tổng thể của mùi trái cây tươi, hương thơm của hoa và bánh mì ngọt.

6. Remy Martin

Nguồn gốc các loại rượu Remy-martin

Sáng lập 1724. Rémy Martin VSOP được lưu giữ trong những chai màu xanh lá đặc trưng, là một trong những ngọn cờ đầu của các loại rượu Cognac cùng dòng. Màu rượu màu vàng cũ, vị rượu nhẹ nhàng, “đầm”. Mức độ nổi tiếng của rượu này trên thế giới được hiểu: cứ 3 chai rượu VSOP bán trên toàn thế giới thì một trong số đó mang nhãn Remy Martin.

7. Martell

Nguồn gốc các loại rượu Marten

Martell L’Or kết quả của sự kết hợp từ nhiều thành phần, chủ yếu từ vùng Grande Champagne, đây là một loại cognac mạnh hiếm có. Một trong số những thành phần đó được lấy từ hầm rượu “Le Paradis”, và được ủ trong những thùng gổ sồi trong hơn 60 năm. Cao cấp, hương thơm nổi trội mang phong cách cổ điển, một chút vị champagnes, vị gỗ già xứ Phần Lan, Martell L’Or thích hợp cho những dịp thực sự đặc biệt.

8. Cardhu

Nguồn gốc các loại rượu Cardhu

Nhà máy chưng cất Cardhu được Johnnie Walker mua lại vào năm 1893. Whisky mạch nha Cardhu trở thành sản phẩm chủ lực trong dòng whisky pha Red Label mang hương mạch nha, ngọt ngào, dễ uống.

9. Bacardi (Cuba)

Nguồn gốc các loại rượu Bacardi

Bacardi là thương hiệu rượu mạnh bán chạy nhất trên thế giới. Bacardi có thể dễ dàng thích ứng với nhiều khẩu vị khác nhau, người ta có thể uống rượu này với nước soda hay pha theo kiểu rượu cocktail (tạo thành một loại rượu cocktail nối tiếng nhất thế giới, rượu pina colada). Thương hiệu này cũng có thích ứng với xu hướng của các quán rượu hiện đại ngày nay với chai Bacardi Breczer nhỏ nhắn.

10. Swing

Nguồn gốc các loại rượu Swing

Được sáng tạo vào năm 1932 với hương vị nồng nàn, sâu lắng và phức cảm, Johnnie Walker Swing mang đến cho ngưởi thưởng thức cảm giác như sức mạnh của những đợt sóng với hương thơm ngọt ngào, tươi mát của hoa quả. Được chứa đựng trong một thiết kế tinh xảo, lôi cuốn và ấn tượng, kể cả bên trong và bên ngoài, Johnnie Walker Swing thực sự là một sản phẩm đáng được chú ý.

Theo Xinhua - (BSTH)
      
      

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Về Đầu Trang  Thông điệp [Trang 1 trong tổng số 1 trang]

Quyền hạn của bạn

Bạn không có quyền trả lời bài viết
free counters



  • Đoàn Ngọc Khánh

    mobile phone 098 376 5575


    Đỗ Quang Thảo

    mobile phone 090 301 9666


    Nguyễn Văn Của

    mobile phone 090 372 1401


    IP address signature
    Free forum | ©phpBB | Free forum support | Báo cáo lạm dụng | Thảo luận mới nhất