Change background image
LOVE quotion

Bắt đầu từ 4.53' thứ Hai ngày 17/10/2011


You are not connected. Please login or register

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Go down  Thông điệp [Trang 1 trong tổng số 1 trang]

thầy giáo làng
thầy giáo làng Mod

Cấp bậc: Mod

Giới tính : Nam

Bài viết : 835

Danh vọng : 1332

Uy tín : 183


Các bác đã từng được phát lọai tem nào?

Tem quân đội những năm 80 00243110 Tem quân đội những năm 80 00262510 Tem quân đội những năm 80 00275610

Tem quân đội những năm 80 09412910 Tem quân đội những năm 80 09425110

Tem quân đội những năm 80 12302410 Tem quân đội những năm 80 23162010

Tem quân đội những năm 80 20423811 Tem quân đội những năm 80 21380310 Tem quân đội những năm 80 23112610
      
Mõ
Tích cực

Cấp bậc: Tích cực

Bài viết : 275

Danh vọng : 450

Uy tín : 15

TGL có nhiều thú chơi quá. Hết chơi hoa giờ lại chơi tem. Một sự chuyển hướng "chiến lược" rất đáng ghi nhận. Chơi hoa thật dù khéo mấy cũng sẽ tàn, hoa giả rồi cũng cũ và mất đẹp. Ngược lại, chơi tem để càng lâu càng có giá trị. Tem "sống" như của giáo trưng ra ở trên còn giá trị hơn nữa... Tem thư càng đặc biệt quí hiếm trong thời đại "a còng".

Tem chết & sống:
Mõ nhớ lại hồi học viên sĩ quan cũng được phát 2 cái tem thư/tháng thì phải. Nhưng ngay lúc đó cũng không còn dùng riêng loại tem quân đội. Bộ tem nói trên khả năng được in trước 1975. TGL có thể chọn nhà đấu giá Sotheby's hoặc Christie’s có lẽ sẽ rất... được giá.

Phán mấy câu để TGL thấy kiến thức về "sưu tầm tem" của Mõ không phải hạng... xoàng đâu nhé. Nói vui thôi, giáo hỏi nhiều câu khó quá. Mõ mới phải "lượm lặt" bên http://temviet.comwww.vietstamp.net để góp vui.
      
LQ2
LQ2 Ưu tú

Cấp bậc: Ưu tú

Giới tính : Nam

Bài viết : 547

Danh vọng : 1176

Uy tín : 51

Con tem quân đội

Anh về từ chiến trường xa
Con tem quân đội làm quà tặng em
Tay em năm ngón dẫu mềm
Vẫn e chưa đủ dịu êm khi cầm

Miền Nam không có mùa đông
Vẫn e se lạnh sắc hồng trong tay
E rằng một thoáng gió lay
Màu tem lẫn giữa màu mây đồng bằng…

Hiểu giùm em phút bâng khuâng
Giấu trong câu nói, nửa chừng lặng im
Nói thương người lính trong tem
Chính là thương lắm người bên cạnh mình…

Chốc rồi anh lại lên đường
Con tem ở lại hậu phương nhớ thầm
Xin cho em được ân cần
Phong thư nhỏ dán tem gần tên anh

Nếu em viết vội thư thăm
Chẳng vì em, chỉ vì tem đó mà!
Mong con tem vượt đường xa
Cho màu hồng mãi không pha chút buồn

Dấu bưu điện sẽ in tròn
Con tem chắp cánh tâm hồn, nó bay.
Thư em quen viết không dài
Mong anh nhớ hiểu những lời… phía sau

Cũng như em đã hiểu sâu
Tình anh, khi nhận quà trao ngập ngừng


Đinh Thị Thu Vân
---------------------

Lời bình:

Với thế hệ @ ngày nay, nhiều người khi xa cách thường trao đổi với nhau qua điện thoại di động, qua thư điện tử…, ít khi gửi thư, nên con tem thường của bưu điện cũng xa lạ, nói chi đến con tem quân đội! Mà thực tế khoảng vài thập kỷ nay, con tem quân đội cũng vắng bóng trong đời sống tinh thần của người lính, nghĩa là nhiều thanh niên từng trải qua những năm làm lính nghĩa vụ quân sự, cũng không biết con tem quân đội là gì. Đó là một điều đáng tiếc!

Thời kháng chiến chống Mỹ cũng như trước đó khá lâu, người lính được phát tem thư để viết thư, hình như mỗi quý sáu tem, đủ để viết mỗi tháng hai thư. Tem đó gọi là TEM QUÂN ĐỘI hoặc TEM CHIẾN SĨ. Những con tem quân đội thường in hình ảnh của người lính, phổ biến nhất là vẽ người lính ở dạng bán thân giống như bức ảnh chân dung, để dù con tem nhỏ nhưng hình người lính vẫn rõ, đủ cả quân hàm, quân hiệu, với khuôn mặt tươi trẻ, tự tin. Với những con tem được cấp, người lính dùng để gửi thư hoặc có thể cho người thân gửi thư thay cho việc phải mua tem ở bưu điện. Về giá trị vật chất, tem quân đội chỉ bằng một con tem bưu điện, mà trong một thời gian dài chỉ có giá một hào hai xu, vậy nên mới có câu ca dao: “Xa xôi tình cảm dạt dào/ Xin anh đừng tiếc một hào hai xu”! Nhưng với người lính, con tem quân đội chứa đời sống tinh thần không nhỏ, thể hiện sự quan tâm của quân đội đến tình cảm cá nhân của từng người lính, điều ấy không thể quy ra bằng tiền.

Bài thơ “Con tem quân đội”, nhà thơ nữ Đinh Thị Thu Vân viết khi chị vừa tốt nghiệp Trường Cao đẳng Sư phạm Long An, đang yêu một anh bộ đội. Chị kể lại mẩu chuyện nhỏ là trong một đợt nghỉ phép, anh bộ đội đã tặng chị con tem quân đội. Chúng ta ai cũng nhớ câu thành ngữ: “Của cho không bằng cách cho”, nhưng đó là nói ở góc độ người nhận quà, còn đối với người tặng quà, nếu giá trị vật chất quá nhỏ, khi tặng quà cũng ngượng ngùng.

Anh bộ đôi “quà trao ngập ngừng” chính là vì thế. Và anh rất muốn biết được thái độ của người yêu khi nhận món quà này. Bài thơ giãi bày tình cảm của cô gái trong hoàn cảnh đó. Hai câu đầu chỉ đóng vài trò mở đầu câu chuyện, làm cho người đọc biết được cô gái đã nhận được món quà là những con tem khi người yêu từ mặt trận nghỉ phép về thăm:

Anh về từ chiến trường xa
Con tem quân đội làm quà tặng em

Nói về nghệ thuật thơ, hai câu này chưa có gì đặc biệt, chỉ cung cấp cho bạn đọc một lượng thông tin, thế nhưng ba cặp lục bát tiếp theo thì khác hẳn:

Tay em năm ngón dẫu mềm
Vẫn e chưa đủ dịu êm khi cầm

Em là con gái, năm ngón tay vốn mềm mại, thế nhưng so với tấm lòng trân trọng của em khi nhận món quà của anh, em chỉ lo tay em chưa đủ mềm, em chỉ sợ con tem bị đau vì ngón tay em thô cứng. Với ý nghĩ của cô gái, con tem lúc này không còn là vật vô tri vô giác, mà là một cơ thể sống, có hồn mà cô được nâng niu.

Miền Nam không có mùa đông
Vẫn e se lạnh sắc hồng trong tay

Khi con tem nằm trên tay em, em chỉ lo nó bị lạnh, dù “miền Nam không có mùa đông”. Chi tiết không chỉ cho ta biết được lòng yêu mến con tem quân đội, mà còn cung cấp thêm một thực tế: Người yêu của cô gái quê ở miền Bắc, chứ nếu anh ta cùng quê Long An thì hai chữ “miền Nam” ít có cơ hội xuất hiện ở đây.

E rằng một thoáng gió lay
Màu tem lẫn giữa màu mây đồng bằng

Em chỉ lo bất chợt có một cơn gió, dù gió nhẹ thôi, nó cướp mất con tem bé bỏng, món quà anh mới tặng em. Ở ba cặp lục bát này, tác giả dùng hình tượng thơ để nói lòng yêu quý, trân trọng, nâng niu… của mình đối với món quà người yêu tặng. Nhưng đâu chỉ là tình cảm của cô đơn thuần đối với món quà. Ở chỗ này ta cần chú ý đến sự tế nhị của cô gái: Anh mượn con tem để nói tình cảm của mình đối với người lính, vì khi con tem ở tay người lính vừa trao cho cô, thì con tem đại diện cho người lính, tình cảm của cô đối với con tem chính là tình cảm đối với người lính:

Nói thương người lính trong tem
Chính là thương lắm người bên cạnh mình!

Nhưng khi người lính trở lại đơn vị sau mấy ngày phép ngắn ngủi, con tem ở lại với cô, thì khi ấy con tem lại đại diện cho cô, cô dùng con tem để bộc bạch tình cảm của mình:

Chốc rồi anh lại lên đường
Con tem ở lại hậu phương nhớ thầm

Và cũng vì con tem nó nhớ anh, nên anh vừa trở lại đơn vị là em viết thư ngay, để cho con tem được ra thăm anh:

Nếu em viết vội thư thăm
Chẳng vì em, chỉ vì tem đó mà!

Chắc khi đọc hai câu thơ này chàng trai phải nở một nụ cười, gật đầu khen người yêu của mình vui tính và “ngụy biện một cách đáng yêu”, và cũng hiểu được tình cảm của cô đối với anh như thế nào rồi. Thế nhưng cô gái tế nhị, giàu nữ tính và có nét thích đùa này lại lo chàng trai không hiểu hết tình cảm thật của mình, khi chỉ nghe mình nói tình cảm đối với con tem mà không nói đối với anh. Nên cô nhắc anh khi đọc thư, “mong anh nhớ hiểu những lời... phía sau”, có nghĩa là có khi ý nằm ngoài lời, anh suy ra mà hiểu được tình cảm thật của người yêu.

Nhiều bạn trẻ ngày nay coi việc gửi thư qua bưu điện là một việc làm phiền phức, phải lo giấy bút mực, lại phải dán tem vào phong bì… mà không biết được rằng, những việc bạn cho là phiền phức đó lại chính là niềm hạnh phúc của người gửi thư. Bàn tay mình được dán con tem bé nhỏ bên cạnh tên của người mình yêu là niềm vinh hạnh của cô gái:

Xin cho em được ân cần
Phong thư nhỏ, dán tem gần tên anh

Nghe dịu dàng và dễ thương làm sao! Một cô gái nếu thiếu dịu dàng, nữ tính thì thật khó nói được lời như thế.

“Con tem quân đội” là một bài thơ hay viết về tình yêu người lính ra đời cách đây hơn 30 năm. Lần đầu tiên bài thơ này xuất hiện trong chùm thơ ba bài của tác giả, đăng ở Tạp chí Văn nghệ quân đội năm 1981.
Một trong những lý do thôi thúc tôi bình bài thơ này là để có dịp nói nguyện vọng của bản thân cùng nhiều cựu chiến binh: Muốn được Quân Bưu KHÔI PHỤC LẠI CON TEM QUÂN ĐỘI, vì đây không phải với mục đích trợ cấp kinh phí cho người lính, mà về mặt tinh thần, thể hiện sự quan tâm của quân đội về mặt tình cảm của người lính, làm cho họ thêm gắn bó với Quân đội, đó là điều bất cứ cán bộ chính trị nào của quân đội cũng quan tâm.

Vương Trọng

      
1984
1984 Tích cực

Cấp bậc: Tích cực

Bài viết : 201

Danh vọng : 357

Uy tín : 48

Tem quân đội những năm 80 21380310

Mõ nhầm rồi, con tem này được phát hành năm 1984 nhân kỷ niệm 30 năm chiến thắng Điện Biên Phủ và chắc chắn là "bè lũ" khóa VII 1984-1987 đã từng được phát lọai tem này.
      
Mõ
Tích cực

Cấp bậc: Tích cực

Bài viết : 275

Danh vọng : 450

Uy tín : 15

Mắt mũi kèm nhèm nên không thấy hàng chữ "kỷ niệm 30 năm chiến thắng Điện Biên Phủ" thật. Nhưng không hiểu sao Mõ không còn ấn tượng với bộ tem thư này nhỉ? Đúng như TGL và 1984 nói, con tem thư này đã được phát hành ngày 5/5/1984. Đa phần "bè lũ" khóa VII tới tháng 9/1984 mới nhập ngũ liệu còn được cấp loại tem thư này không?

Nói về tem thư làm Mõ nhớ tới một kỷ niệm khác nữa. Hồi đó không đủ tem gửi thư, đôi khi phải sử dụng những con tem đã đóng dấu bưu chính rồi cho quay lại người gửi. Mõ nghĩ, tất cả những lá thư dùng tem "quay vòng" đó chẳng qua mắt được bác Bưu điện... nhưng có lẽ vì chẳng ai nỡ ngăn chặn "tình cảm" của người lính với hậu phương.
      
Mõ
Tích cực

Cấp bậc: Tích cực

Bài viết : 275

Danh vọng : 450

Uy tín : 15

Ồ... nhầm tập 2. Để sửa sai, Mõ xin bổ sung thêm một số tem quân đội phát hành sau 1975 và chú giải những tem đã có trong bộ sưu tập của TGL (sắp theo thời gian):

Tem quân đội những năm 80 01463610
Tem "Bộ binh" (phát hành ngày 21/10/1976)

Tem quân đội những năm 80 Flag_r10
thầy giáo làng đã viết:

Tem quân đội những năm 80 00243110 Tem quân đội những năm 80 00262510 Tem quân đội những năm 80 00275610
Bộ 3 tem "Không quân", "Bộ đội Xe tăng", "Hải quân" (phát hành ngày 3/6/1978)

Tem quân đội những năm 80 16552710
4 con tem Việt Nam nhỏ nhất phát hành ngày 5/8/1981. TGL đã có 2 con trong bộ này.

Tem quân đội những năm 80 Flag_r10
thầy giáo làng đã viết:
Tem quân đội những năm 80 23112610 Tem quân đội những năm 80 23162010
Tem "Củng cố quốc phòng" và "Vũ trang toàn dân" phát hành ngày 30/4/1983

Tem quân đội những năm 80 Flag_r10
thầy giáo làng đã viết:
Tem quân đội những năm 80 21380310
Tem "Kỷ niệm 30 năm chiến thắng Điện Biên Phủ" (phát hành ngày 5/5/1984).

[i]Tem quân đội những năm 80 13444810
Tem "Kỷ niệm 25 năm ngày truyền thống Bộ đội Biên phòng" (phát hành ngày 30/8/1984)

Tem quân đội những năm 80 16121210
và cả Tem cho thương binh (phát hành ngày 10/11/1984)

Tem quân đội những năm 80 18073010
Tem "Kỷ niệm 40 năm ngày thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam" (phát hành ngày 22/12/1984)

Tem quân đội những năm 80 Flag_r10
thầy giáo làng đã viết:
Tem quân đội những năm 80 12302410
Tem "Bảo vệ Tổ quốc Việt Nam" có giá 1đ (phát hành ngày 1/10/1986). Tem thư quân đội không còn "vô giá" nữa sau khi xóa bỏ bao cấp.

Tem quân đội những năm 80 Flag_r10
thầy giáo làng đã viết:
Tem quân đội những năm 80 20423811
Tem "Các lực lượng vũ trang" giá 5đ được gọi chung là tem binh sĩ (phát hành ngày 23/9/1987). Tem thư quân đội cũng phản ánh hơi thở thị trường: chỉ sau 1 năm, giá cả lạm phát 500%?
      
thầy giáo làng
thầy giáo làng Mod

Cấp bậc: Mod

Giới tính : Nam

Bài viết : 835

Danh vọng : 1332

Uy tín : 183

Lúc sang K mình mình thấy nhiều lính ta khi viết thư về nhà mà chẳng có tem để dán, thế là lấy bút vẽ luôn 1 cái khung ở góc bì thư rồi ghi vô đó là "tem quân đội". Vậy mà nghe nói là thư cũng về đến nhà và sau đó có hồi âm đàng hòang.
      
      

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Về Đầu Trang  Thông điệp [Trang 1 trong tổng số 1 trang]

Quyền hạn của bạn

Bạn không có quyền trả lời bài viết
free counters



  • Đoàn Ngọc Khánh

    mobile phone 098 376 5575


    Đỗ Quang Thảo

    mobile phone 090 301 9666


    Nguyễn Văn Của

    mobile phone 090 372 1401


    IP address signature
    Free forum | ©phpBB | Free forum support | Báo cáo lạm dụng | Thảo luận mới nhất