Change background image
LOVE quotion

Bắt đầu từ 4.53' thứ Hai ngày 17/10/2011


You are not connected. Please login or register

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Go down  Thông điệp [Trang 1 trong tổng số 1 trang]

Cựu học viên
Cựu học viên Xuất sắc

Cấp bậc: Xuất sắc

Giới tính : Nam

Bài viết : 1328

Danh vọng : 2216

Uy tín : 54

Trung Quốc có lẽ là một trong số ít quốc gia có nhiều cuộc tranh chấp lãnh hải nhất với các nước láng giềng xung quanh nhất hiện nay.

Hiện Trung Quốc đang có tranh chấp lãnh hải ở khu vực Biển Đông với một loạt nước gồm Philippines, Việt Nam, Brunei, Malaysia và Vùng lãnh thổ Đài Loan. Trên biển Hoa Đông, Trung Quốc có tranh chấp với nước láng giềng Nhật Bản.

Theo giới quan sát, có nhiều nguyên nhân dẫn đến hành động này của Trung Quốc.

Tranh chấp của Trung Quốc trên biển Đông: Vốn là khu vực giàu dầu mỏ, khí đốt và là nơi có nhiều tuyến đường hàng hải chiến lược quan trọng. Vì tầm quan trọng của Biển Đông, Trung Quốc có tham vọng độc chiếm khu vực biển này. Điều đó đã được thể hiện rõ qua lập trường, chính sách và những hành động của Trung Quốc trong thời gian gần đây.

Trung Quốc thể hiện tham vọng độc chiếm biển Đông làm tài sản riêng của mình qua việc bằng việc nước này đơn phương đưa ra tấm bản đồ phi pháp hình “lưỡi bò” bao trùm 80% diện tích biển Đông.

Mục tiêu tranh chấp lãnh hải của Trung Quốc Images19
Tấm bản đồ phi pháp Trung Quốc đơn phương đưa ra nhằm biến biển Đông thành sân nhà của mình

Sau đó là hàng loạt hành động gây hấn với các nước láng giềng để thể hiện cái gọi là “bảo vệ chủ quyền” của mình.

Ngoài tranh chấp trên biển Đông thì trên biển Hoa Đông, tranh chấp giữa Trung Quốc với Nhật Bản liên quan đến quần đảo Senkaku/Điếu Ngư đang ở đỉnh điểm và có nguy cơ bùng phát xung đột vũ trang.

Chùm đảo này nằm giữa Nhật Bản và Đài Loan. Cuộc tranh chấp xung quanh quần đảo Senkaku là nguyên nhân chính dẫn đến mối quan hệ căng thẳng giữa Trung Quốc và Nhật Bản trong nhiều thập kỷ nay. Senkaku là quần đảo có nguồn cá dồi dào và có thể có cả dầu mỏ. Quần đảo này gần với các tuyến đường biển quan trọng.

Những căng thẳng liên quan đến tranh chấp lãnh hải giữa Trung Quốc với các nước láng giềng đã buộc các nước trong khu vực phải tăng cường mua sắm quốc phòng nhằm nâng cao khả năng phòng thủ của mình.

Song song với các hành động gây hấn trên biển với nhiều nước, Trung Quốc liên tục giới thiệu với thế giới những loại vũ khí mới do nước này nghiên cứu và chế tạo.

Mục tiêu tranh chấp lãnh hải của Trung Quốc Images22
Mô hình của tàu ngầm S20 của Trung Quốc

Mới đây trong khuôn khổ hội chợ quân sự IDEX-2013 tại Các tiểu vương quốc Ả rập thống nhất (UAE), Tập đoàn đóng tàu Trung Quốc CSOC đã giới thiệu và công bố một số tính năng của dòng tàu ngầm chạy diesel-điện S20 (phát triển dựa trên tàu ngầm thông thường Type 041 – tên NATO là Yuan) ra thị trường vũ khí thế giới.

Căn cứ vào số liệu của CSOC tiết lộ, S20 có chiều dài 66 m, chiều rộng 8 m, chiều cao 8,2 m, lượng giãn nước khi nổi 1.850 tấn, lượng giãn nước khi lặn 2.300 tấn, tốc độ đến 18 hải lý/h, cự ly hành trình với tốc độ 16 hải lý/h là 8.000 hải lý. Thủy thủ đoàn S20 là 38 người, thời gian hoạt động độc lập 60 ngày đêm. Tàu ngầm hai vỏ này có thể lặn sâu đến 300 m.

S20 được trang bị hệ thống các trạm thủy âm với tần số dò thay đổi, 1 sonar chặn thu và hệ thống đo tiếng ồn của bản thân tàu. Ngoài ra, tàu có khả năng thả một trạm thủy âm kéo. S20 được trang bị các ngư lôi, các hệ thống rải lôi và tên lửa chống hạm.

CSOC không tiết lộ chủng loại vũ khí, nhưng thông báo rằng, khách hàng có thể được cung cấp thêm các ngư lôi, tên lửa-ngư lôi và “ngư lôi chống ngư lôi”.

Các tàu ngầm lớp Type 041 được Trung Quốc phát triển vào nửa đầu những năm 2000. Theo các thông tin khác nhau, đến nay, đã có 7-8 tàu ngầm lớp này được đóng cho hải quân Trung Quốc. Họ dự định đưa vào trang bị ít nhất 15 tàu lớp Type 041.

Tàu ngầm Type 041 có chiều dài 75 m, lượng giãn nước 4.000 tấn, tốc độ đến 20 hải lý/h, được trang bị 2 cụm x 3 ống phóng lôi 533 mm và các tên lửa chống hạm YJ-8X.

Mục tiêu tranh chấp lãnh hải của Trung Quốc Images21
Mô hình tổ hợp pháo - tên lửa phòng không FK-1000 tại triển lãm Chu Hải 2012

Trước đó, Trung Quốc đã chào bán mẫu hệ thống phòng không giá rẻ FK-1000 cho thị trường vũ khí xuất khẩu. Hệ thống FK-1000 bao gồm một xe tải lớn có chứa radar, pháo phòng không 25mm và tên lửa tầm gần.

Hệ thống FK-1000 từng được trưng bày lần đầu tiên dưới dạng mô hình ở triển lãm hàng không Chu Hải diễn ra vào khoảng giữa tháng 11/2012 ở Trung Quốc. Đây được xem là biến thể sao chép trực tiếp hệ thống phòng không tự hành 2K22 của Nga (vốn được trang bị radar, 8 tên lửa phòng không có tầm bắn 10km và 2 pháo phòng không tự động 30mm tầm bắn 4km với khoảng 1.900 viên đạn).

Điểm khác biệt ở chỗ, FK-1000 được trang bị xe vận tải 8x8 bánh và radar trang bị cho hệ thống thuộc loại AESA hiện đại.

Nằm trong khuôn khổ cuộc triển lãm Chu Hải năm 2012, Tổng công ty chế tạo máy bay AVIC (Trung Quốc) chào bán loại máy bay tàng hình mới. Bề ngoài, máy bay này giống với tiêm kích J-31 của hãng Thẩm Dương vốn bắt đầu được thử nghiệm vào đầu tháng 9/2012.

Mô hình của AVIC được trưng bày tại triển lãm với tên gọi AFC (Advanced Fighter Concept – Khái niệm tiêm kích tiên tiến). Căn cứ vào mô hình, AFC có 2 cánh đứng đuôi nghiêng theo phương đứng và các khoang vũ khí bên trong thân. Máy bay được trang bị 2 động cơ, nhưng loa phụt động cơ không thể xoay hướng. Hiện chưa rõ Trung Quốc sẽ chào bán tiêm kích mới này trước hết cho những nước nào.

Mục tiêu tranh chấp lãnh hải của Trung Quốc Images20
Trực thăng đa năng Zhi-9 của Trung Quốc

Gần đây nhất, ngày 31/1, Trung Quốc đã chào bán thành công lô trực thăng quân sự cho Campuchia. Bộ trưởng Quốc phòng Campuchia Tea Bank cho biết, nước này đã quyết định mua 12 máy bay trực thăng quân sự của Trung Quốc để tăng cường cho lực lượng trực thăng lạc hậu và ít ỏi hiện có của mình.

Đây là thỏa thuận mới nhất trong quan hệ liên minh chặt chẽ giữa Bắc Kinh và Phnom Penh. Phát biểu tại buổi lễ chứng kiến Phó Tổng tham mưu trưởng quân đội Trung Quốc, tướng Thích Kiến Quốc, ký một thỏa thuận giúp huấn luyện lực lượng vũ trang Campuchia, Bộ trưởng Tea Banh cho hay 12 chiếc trực thăng đa năng Zhi-9 (Trực-9) do Trung Quốc sản xuất này sẽ được sử dụng chủ yếu các sứ mệnh nhân đạo, song không tiết lộ giá mua các máy bay.

Nguồn: Đất Việt
      

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Về Đầu Trang  Thông điệp [Trang 1 trong tổng số 1 trang]

Quyền hạn của bạn

Bạn không có quyền trả lời bài viết
free counters



  • Đoàn Ngọc Khánh

    mobile phone 098 376 5575


    Đỗ Quang Thảo

    mobile phone 090 301 9666


    Nguyễn Văn Của

    mobile phone 090 372 1401


    IP address signature
    Free forum | ©phpBB | Free forum support | Báo cáo lạm dụng | Thảo luận mới nhất