Change background image
LOVE quotion

Bắt đầu từ 4.53' thứ Hai ngày 17/10/2011


You are not connected. Please login or register

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Go down  Thông điệp [Trang 1 trong tổng số 1 trang]

Cựu học viên
Cựu học viên Xuất sắc

Cấp bậc: Xuất sắc

Giới tính : Nam

Bài viết : 1328

Danh vọng : 2216

Uy tín : 54

Vào 22.01.2013 vừa qua, Philippines đã tuyên bố sẽ đưa tranh chấp Biển Đông ra toà án quốc tế theo quy định của Công ước Liên hiệp quốc về luật Biển năm 1982 (UNCLOS) để phản đối yêu sách “đường chín đoạn” của Bắc Kinh. Lý do mà nước này đưa ra là vì Trung Quốc đã trì hoãn, thậm chí là thiếu thiện chí trong việc tìm ra các giải pháp ngoại giao để giải quyết tranh chấp. Theo phía Philippines, họ khẳng định sẽ đơn phương kiện Trung Quốc theo cơ chế trọng tài, yêu cầu thành lập toà trọng tài theo phụ lục VII của UNCLOS, trong điều kiện Trung Quốc không chấp nhận cùng đưa vấn đề tranh chấp ra toà án quốc tế về luật Biển.

Ván bài “toà án quốc tế” và góc nhìn của Việt Nam 7216cf10
Dân Philippines biểu tình đòi Trung Quốc ra khỏi bãi cạn Scarborough. Ảnh: AP

Cơ chế pháp lý nào?

Các quy định về cơ chế giải quyết tranh chấp của UNCLOS nằm trong chương XV, gồm ba phần và 21 điều (từ điều 279 đến 299). Phần 1 nói về các thủ tục và quy định của quá trình giải quyết tranh chấp dựa trên sự thống nhất của hai bên, từ điều 279 – 285, trong đó đáng chú ý là điều 283, yêu cầu các bên phải trao đổi quan điểm về vấn đề tranh chấp trong trường hợp tranh chấp đó nằm trong phạm vi điều chỉnh của UNCLOS mà các quốc gia đã cùng ký kết, để tìm ra biện pháp giải quyết thông qua đàm phán hoặc các hình thức hoà bình khác. Dựa trên cơ sở này, Philippines hoàn toàn có thể yêu cầu Trung Quốc cùng đưa vấn đề tranh chấp Biển Đông ra toà án quốc tế. Tuy nhiên, Trung Quốc sẽ không bao giờ đồng ý, vì nước này không có cơ sở pháp lý vững chắc cho các đòi hỏi chủ quyền của mình.

Dường như nhận thức rõ điều này, nên phía Philippines đã cho rằng Trung Quốc vi phạm UNCLOS và không có thiện ý giải quyết tranh chấp thông qua đàm phán, để từ đó áp dụng phần 2 trong chương XV (từ điều 286 – 297), quy định về các thủ tục pháp lý cần thiết để đưa ra các quyết định ràng buộc. Điều 286 của phần 2 nêu rõ: trong điều kiện không đạt được bất cứ thoả thuận giải quyết tranh chấp nào sau khi đã thực hiện các quy định của phần 1, thì đề nghị của bất cứ quốc gia nào cũng sẽ được gửi tới toà án quy định trong mục này. Theo điều 287, các quốc gia thành viên sau khi ký kết UNCLOS, trong điều kiện cần thiết có thể chọn một trong bốn toà án cụ thể để giải quyết tranh chấp, nhưng nếu quốc gia cùng tranh chấp còn lại không chấp nhận phương án mà bên kia chọn hoặc không chọn phương án, thì tranh chấp vẫn có thể được đưa ra toà trọng tài theo phụ lục VII (mục 5 điều 287).

Hiện nay, Philippines chưa tiết lộ sẽ kiện Trung Quốc trong những vấn đề cụ thể nào và cũng chưa cho biết sẽ chọn toà án nào, tuy nhiên phía Trung Quốc chắc chắn sẽ không bao giờ đồng ý cùng đưa vấn đề tranh chấp ra toà án quốc tế, do đó, toà trọng tài theo phụ lục VII sẽ là phương án được áp dụng. Tuy nhiên, vấn đề cần quan tâm nhất ở đây chính là các quy định trong phần 3 chương XV, quy định về các giới hạn và ngoại lệ cho việc áp dụng phần 2. Đặc biệt là điều 298, mục (a) (i) quy định về các ngoại lệ mà quốc gia tranh chấp có thể áp dụng để loại bỏ thẩm quyền thụ lý của các toà án nêu trong điều 287, cụ thể là các tranh chấp liên quan đến việc giải thích và áp dụng các điều 15, 74 và 83 về phân định ranh giới biển.

Sau khi tham gia UNCLOS, Trung Quốc đã tuyên bố tự tách nước mình ra khỏi các cơ chế giải quyết tranh chấp liên quan đến chủ quyền lãnh thổ. Năm 2006, Trung Quốc đã tuyên bố coi tất cả các loại tranh chấp liệt kê trong điều 298 là ngoại lệ, bao gồm cả tranh chấp liên quan đến việc giải thích và áp dụng các điều 15, 74 và 83 về phân định ranh giới biển. Vì vậy, về lý thuyết, Philippines có thể đơn phương kiện Trung Quốc nếu nước này chứng minh được tranh chấp giữa hai nước thuộc phạm vi điều chỉnh của UNCLOS và không nằm trong các ngoại lệ mà Trung Quốc đã tuyên bố.

Lợi thế cho Việt Nam?

Việc Philippines đưa các tranh chấp với Trung Quốc ở Biển Đông ra toà án quốc tế rất đáng chú ý. Cả Trung Quốc và Philippines đểu phải giải thích một cách rõ ràng trước toà về việc giải thích và áp dụng Công ước về luật Biển 1982. Ngay cả trong trường hợp Trung Quốc phản đối không tham gia, như đã nói ở trên, một khi toà trọng tài chấp nhận giải quyết tranh chấp thì Bắc Kinh vẫn sẽ phải làm rõ quan điểm của họ về đường lưỡi bò chín đoạn. Đây được coi là quan điểm mập mờ nhất của Trung Quốc trong tranh chấp Biển Đông.

Theo lập luận của tác giả Dương Danh Dy trên tờ Asian Sentinel, có tới bốn cách diễn giải về đường chín đoạn này: (1) Trung Quốc chỉ đòi hỏi chủ quyền của các đảo bên trong đường chữ U; theo luật quốc tế, yêu sách đó sẽ bao gồm thêm lãnh hải 12 hải lý, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa, nếu có, của các đảo này, (2) Đài Loan – một chính phủ không được công nhận là đại diện cho quốc gia nào đã tuyên bố rằng khu vực bên trong đường chữ U là vùng nước lịch sử. Quan điểm này được một số học giả đại lục chia sẻ, (3) Trung Quốc có ý định đòi hỏi vùng biển bên trong đường chữ U như là vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa phát sinh từ quần đảo Hoàng Sa, quần đảo Trường Sa và bãi cạn Scarborough và (4) trong thời gian gần đây các học giả Trung Quốc đã đưa ra một cách diễn giải dung hoà giữa ba cách trên. Theo cách diễn giải này, yêu sách của Trung Quốc ở Biển Đông bao gồm ba lớp. Ở lớp đầu tiên, Trung Quốc đòi chủ quyền đối với các đảo đang bị tranh chấp. Ở lớp thứ hai, họ yêu sách vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa phát sinh từ các đảo này. Và ở lớp thứ ba, Trung Quốc đòi “quyền lịch sử” đối với vùng biển bên ngoài 12 hải lý tính từ các đảo, với đường chữ U là phạm vi, hoặc vừa là cơ sở vừa là phạm vi, cho yêu sách này.

Việc xác định được rõ ràng cách diễn giải của Trung Quốc sẽ mang lại lợi thế cho Việt Nam trong cuộc đấu tranh pháp lý chống lại những lý lẽ “nửa vời” từ phía Bắc Kinh khi rõ ràng cả bốn quan điểm nêu trên đều hoàn toàn không phù hợp với luật pháp quốc tế và không có bằng chứng thuyết phục. Quan điểm được làm sáng tỏ của Trung Quốc đối với đường chữ U cũng sẽ ép họ vào thế chống đỡ về lý lẽ giúp cho các chiến lược “học thuật hoá” và “thể chế hoá” diễn ra một cách hiệu quả. Thêm vào đó, ngay cả Philippines cũng sẽ phải làm sáng tỏ quan điểm của mình về cách diễn giải điều 121 khoản 3 về quy chế đảo áp dụng cho các đối tượng tranh chấp ở Trường Sa.

Lợi ích nữa mà Việt Nam chắc chắn sẽ đạt được đó chính là kinh nghiệm cho quá trình tiến hành tố tụng. Vụ kiện này chắc chắn sẽ kéo dài và quá trình tố tụng sẽ phức tạp và tốn kém. Chính vì thế vụ việc lần này sẽ giúp cho Việt Nam chuẩn bị tốt hơn cho hồ sơ kiện tụng sau này, tìm hiểu lý lẽ của các bên tham gia để củng cố các lập luận và chứng cứ của mình, cũng như có thời gian quan sát và tìm hiểu cách đối phó cho thích hợp, đặc biệt về mặt pháp lý tại toà án. Nên nhớ rằng các vụ kiện có liên quan tới chủ quyền như thế này tốn rất nhiều chi phí về mặt chuẩn bị hồ sơ, chọn thẩm phán, và cả về những vận động phía sau hậu trường.

Thích0Báo xấu0

Gửi một tin nhắn lên tường.

Gửi báo cáo lỗi về bài viết này.

      
Puzzle
Puzzle Tích cực

Cấp bậc: Tích cực

Giới tính : Nam

Bài viết : 455

Danh vọng : 748

Uy tín : 83

Không chỉ các nước trong khu vực mà cả thế giới quan tâm đến sự kiện Philippines kiện Trung Quốc ra Tòa án trọng tài Liên hiệp quốc. Các cáo buộc mà Philippines đưa ra sắc như một lưỡi dao xuyên qua “đường lưỡi bò” mà Trung Quốc lăm le trên biển Đông.

Cáo buộc “đường lưỡi bò” của Trung Quốc là phi pháp xét theo luật pháp quốc tế. Điều này rõ rành rành, cả thế giới phẫn nộ và căm ghét cái lưỡi bò tham vọng trên biển Đông. Đưa cáo buộc đầy sức thuyết phục này, cơ hội thắng kiện chắc chắn thuộc về Philippines. Vì âm mưu độc chiếm biển Đông, Trung Quốc tự vẽ ra “đường lưỡi bò” và đây chính là điểm yếu nhất của Trung Quốc mà Philippines tận dụng để khai thác.

Cũng từ cái đường lưỡi bò này, các cáo buộc khác như Trung Quốc đã chiếm giữ và xây dựng cơ sở trên các bãi đá ngầm, bãi cạn, bãi cạn lúc chìm lúc nổi... trên biển Đông mà Philippines cho là bất hợp pháp càng có sức thuyết phục hơn.

Vì sao Philippines đưa vụ kiện ra Tòa án trọng tài Liên hiệp quốc, theo Bộ Ngoại giao nước này, là đã vận dụng mọi giải pháp chính trị và ngoại giao để giải quyết tranh chấp lãnh thổ với Trung Quốc một cách hòa bình nhưng bất thành. Quả đúng như vậy, một nước lớn nhưng không biết nói chuyện tử tế, chỉ cậy sức mạnh và sự ngang ngược, nói một đường làm một ngả như Trung Quốc thì ai cũng biết. Philippines đã bất thành trong đối thoại và không còn cách nào khác hơn là tìm giải pháp ở tòa án quốc tế. Đây là lựa chọn khôn ngoan và phù hợp nhất để đấu tranh với Trung Quốc trong việc bảo vệ chủ quyền quốc gia, lãnh thổ của họ.

Bộ Ngoại giao nước này cũng khẳng định, nếu Philippines không hành động, cộng đồng quốc tế sẽ cho rằng Manila ngầm chấp thuận việc Trung Quốc “thực hiện chủ quyền” trên vùng biển Philippines bằng các tàu hải giám. Một quan điểm rất sắc sảo, rất rõ ràng. Nếu như Trung Quốc cứ xâm lược từng bước, gặm nhấm từng bãi đá ngầm, vùng biển của Philippines mà họ cứ im lặng, thì chỉ có thể làm cho thế giới hiểu rằng đó là sự ngấm ngầm chấp thuận cho Trung Quốc thực hiện chủ quyền của họ trên biển Đông.

Mỗi quốc gia có cách riêng để giải quyết tranh chấp trên biển Đông, phù hợp với điều kiện và thế mạnh của từng nước. Philippines đã biết khai thác thế mạnh của họ. Bước đi đầu của Philippines ra Tòa án trọng tài Liên hịêp quốc sẽ tạo tiền lệ và kinh nghiệm để các nước khác có định hướng thích hợp.

Quốc tế hóa tranh chấp biển Đông, trên cơ sở hòa bình, tôn trọng luật pháp quốc tế chính là hành động cụ thể và quyết liệt này đây, không phải là lời phát ngôn đăng trên các trang báo.

      
Người đưa đò
Người đưa đò Tích cực

Cấp bậc: Tích cực

Bài viết : 415

Danh vọng : 699

Uy tín : 42

Phóng viên báo điện tử Giáo dục Việt Nam: Vừa qua, Philippin đã kiện Trung Quốc về “đường lưỡi bò” ra Toà án Trọng tài Quốc tế. Thượng tướng đánh giá thế nào về việc này và liệu Việt Nam có nên có những biện pháp tương tự để giải quyết tranh chấp tại Biển Đông?

Thượng tướng Nguyễn Văn Rinh – Nguyên Thứ trưởng Bộ Quốc phòng: Việc kiện của Philippin là quyền của họ. Nhưng đối với Việt Nam, theo tôi, chúng ta có nhiều phương pháp để mình bảo vệ chủ quyền của mình. Và để giữ vững tình cảm bạn bè giữa hai nước, chúng ta có nhiều biện pháp khác chứ không chỉ có biện pháp kiện. Việc giải quyết tranh chấp dựa trên tinh thần của lãnh đạo cấp cao hai nước và cả nhân dân hai nước là hữu nghị, hoà bình.

Nguồn: Giaoduc.net.vn
      
Cựu học viên
Cựu học viên Xuất sắc

Cấp bậc: Xuất sắc

Giới tính : Nam

Bài viết : 1328

Danh vọng : 2216

Uy tín : 54

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hồng Lỗi cho biết: “Ngày 19/02/2013, Đại sứ Trung Quốc tại Philippines Mã Khắc Khanh đã gặp quan chức Bộ Ngoại giao Philippines, cho biết Trung Quốc không chấp nhận và trả lại bức công hàm và thông báo kèm theo của Philippines”.

Ngày 20/02/2013, Bộ trưởng Nội các Philippines Rene Almendras cho biết: “Chúng tôi sẽ theo đúng quy trình dù họ đồng ý hay không”, “Cá nhân tôi không ngạc nhiên, tôi dự đoán chuyện này. Ngay cả khi chúng tôi thảo luận chuyện này, họ đã nói họ sẽ không hợp tác ngay từ đầu”. Tuy nhiên, ông Almendras nói chính phủ Philippines sẽ sử dụng mọi nỗ lực nhằm cố gắng đạt được sự công nhận của cộng đồng quốc tế.
      
Phó Thường dân
Phó Thường dân Webmaster

Cấp bậc: Webmaster

Giới tính : Nam

Bài viết : 1706

Danh vọng : 2233

Uy tín : 144

Ván bài “toà án quốc tế” và góc nhìn của Việt Nam Itlos-10

Rappler dẫn lời một quan chức cao cấp của Philippines cho biết: Thẩm phán người Ba Lan Stanislaw Pawlak sẽ đại diện cho Trung Quốc trong vụ kiện “đường lưỡi bò” ở biển Đông do Philippines đứng đơn. Ông Stanislaw Pawlak được Chánh án Tòa án Quốc tế về luật Biển (ITLOS) Shunji Yanai chỉ định vào tuần trước sau khi Trung Quốc không chỉ định đại diện trong thời hạn 60 ngày, theo Công ước Liên Hiệp Quốc về luật Biển (UNCLOS).
      
Cựu học viên
Cựu học viên Xuất sắc

Cấp bậc: Xuất sắc

Giới tính : Nam

Bài viết : 1328

Danh vọng : 2216

Uy tín : 54

Ván bài “toà án quốc tế” và góc nhìn của Việt Nam Pcand10
Trụ sở Tòa Trọng tài Thường trực ở The Hague - Ảnh: pca-cpa.org
Bất chấp sự chống đối của Bắc Kinh, phiên tòa xử vụ Philippines kiện Trung Quốc về tranh chấp lãnh thổ biển Đông đã chính thức bắt đầu tại Hà Lan, theo Bộ Ngoại giao Philippines vào hôm nay, 16.7.2013.

Bộ Ngoại giao Philippines và Văn phòng Tổng biện lý nước này đã đưa ra một thông báo chung vào hôm nay cho biết Ban trọng tài do Tòa án Quốc tế về luật Biển (ITLOS) thành lập đã có buổi họp đầu tiên vào ngày 11.7 tại thành phố The Hague ở Hà Lan, theo trang tin Rappler.

Chương trình nghị sự chính của buổi họp đầu tiên là thông qua bộ quy định về trình tự xét xử. Trung Quốc và Philippines có thời hạn từ nay đến trước ngày 5.8 để đưa ra phản ứng với bộ quy định về trình tự.

Philippines vốn khởi kiện yêu sách đường chín đoạn (đường lưỡi bò) của Trung Quốc tại biển Đông ra ITLOS vào tháng 1 năm nay, bất chấp sự phản đối của Bắc Kinh.

Trong đơn kiện, Manila đề nghị tòa án tuyên bố yêu sách chủ quyền bao trùm gần trọn biển Đông của Trung Quốc là vô giá trị và vi phạm Công ước Liên Hiệp Quốc về luật Biển 1982 (UNCLOS) vốn vạch ra giới hạn lãnh hải cho các quốc gia ven biển.

Theo thông báo của phía Philippines, Tòa Trọng tài Thường trực ở The Hague đã được chọn là nơi diễn ra phiên tòa.

“Chúng tôi đưa vụ việc ra tòa bởi chúng tôi cảm thấy có lợi thế lớn, dựa vào các điều khoản của luật pháp quốc tế, đặc biệt là UNCLOS, và lập trường của chúng tôi luôn là yêu sách đường chín đoạn của Trung Quốc mang tính bành trướng, quá đáng và phi pháp theo luật pháp quốc tế”, ông Hernandez phát biểu trong cuộc họp báo.

Thông báo về phiên tòa được đưa ra sau những ngày đấu khẩu gay gắt giữa các quan chức ngoại giao Trung Quốc và Philippines về vụ kiện.

Hôm 15.7, ông Hernandez đã liệt kê 8 sự việc để phản bác tuyên bố của người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hoa Xuân Oánh.

Trong cuộc họp báo hôm 12.7, bà Hoa Xuân Oánh tố giác Ngoại trưởng Philippines Albert del Rosario “nói dối” khi khẳng định Manila đã tận dụng hết các biện pháp chính trị và ngoại giao để giải quyết tranh chấp với Trung Quốc và không còn lựa chọn nào khác ngoài việc đưa tranh chấp ra tòa án quốc tế.

Nguồn: Thanh niên
      
Souvenir
Souvenir Ưu tú

Cấp bậc: Ưu tú

Bài viết : 556

Danh vọng : 646

Uy tín : 42

Tòa án LHQ “tiến thoái lưỡng nan” trong vụ kiện của Philippines

Ván bài “toà án quốc tế” và góc nhìn của Việt Nam 27289610
Người dân Philippines biểu tình phản đối Trung Quốc về cuộc đối đầu hải quân giữa hai nước tại bãi cạn Scarborough hồi tháng 4/2012
Theo tác giả Mark Valencia trên trang Japan Times, hội đồng trọng tài phân xử vụ kiện của Philippines về tranh chấp trên Biển Đông với Trung Quốc đang rơi vào thế khó xử về việc ra phán quyết. Vậy thế khó xử đó ra sao và Tòa án có thể sẽ ra phán quyết thế nào cho vụ kiện này?

Trong vài năm trở lại đây, Philippines và Trung Quốc trải qua một loạt cuộc đối đầu ngày càng nguy hiểm do tranh chấp chủ quyền giữa hai nước này trên Biển Đông. Ngày 22/01/2013, ngày có thể coi là bước ngoặt về mặt chính trị của tranh chấp Biển Đông, Philippines cùng với sự ủng hộ ngầm của Mỹ, đã đệ đơn kiện Trung Quốc lên Tòa án Liên Hợp Quốc. Mặc dù Trung Quốc từ chối tham gia vụ kiện, quá trình pháp lý vẫn tiếp tục, một ủy ban trọng tài đã được chỉ định và triệu tập.

Tuy nhiên, có thể tòa án sẽ phải mất hàng năm để đưa ra phán quyết và phán xét đó có thể chẳng giúp ích gì hoặc có thể là vô ích trong việc giải quyết tranh chấp.

Trong thế giới lí tưởng, phán xét của trọng tài sẽ chỉ dựa trên luật pháp và thực tế. Cả hai bên sẽ phải chấp nhận phán quyết đó và tiếp tục mối quan hệ song phương. Thế nhưng thế giới này không phải là lí tưởng. Trên thực tế, phán xét của Trọng tài sẽ có tác động chính trị quan trọng tới cơ chế giải quyết tranh chấp của Luật biển, đối với bản thân Luật biển và cả việc thực thi phán xét, mối quan hệ giữa các nước về Biển Đông cũng như quan hệ quốc tế.

Đây là một trong những vụ việc “khó xử” và dư luận cảm thấy thông cảm với các trọng tài bởi lẽ dù họ có thích hay không thì chính trị quốc tế sẽ có ảnh hưởng tới vụ việc này. Trên thực tế, các trọng tài đang ở giữa “dòng nước xoáy” chính trị. Cho tới nay, một trọng tài – nhân vật rất có kinh nghiệm và năng lực trên trường quốc tế đồng thời là một chuyên gia về luật biển – đã rút lui với lí do “vợ ông là người Philippines”.

Một trong những lí do Trung Quốc từ chối tham gia vào vụ kiện là vào năm 1996 khi các nhà lãnh đạo nước này phê chuẩn Công ước Liên Hợp Quốc về Luật biển (UNCLOS), họ đã mặc định – và rõ ràng là sự mặc định không đúng – rằng để tránh phải giải quyết tranh chấp của Luật biển nước này có thể sử dụng các cuộc thương lượng song phương và trong các cuộc thương lượng nó Trung Quốc có thể dùng biện pháp “ỷ mạnh hiếp yếu” giành lợi thế về mình. Vì thế, có lẽ Trung Quốc “bị giội gáo nước lạnh” và giận dữ khi Philippines đệ đơn kiện lên Tòa án quốc tế.

Tuy nhiên, có vẻ như dù cho trọng tài ra phán quyết ra sao, Trung Quốc sẽ không tuân thủ và phớt lờ bất kì hậu quả nào về mặt chính trị của hành động đó. Đây không phải lần đầu tiên một cường quốc từ chối tham gia vào tiến trình pháp lý của một vụ kiện quốc tế. Một ví dụ là vào năm 1984, Nicaragua đã kiện Mỹ lên Tòa án Công lý quốc tế (ICJ). Mỹ đã từ chối tham gia vào quá trình xét xử sau khi ICJ bác bỏ tuyên bố của Mỹ rằng tòa án này thiếu thẩm quyền xét xử vụ việc. Sau đó thông qua Hội đồng Bảo an, Mỹ phong tỏa việc thực thi phán xét của tòa và Nicaragua không nhận được khoản đền bù nào từ Mỹ.

Trong vụ kiện của Philippines, việc Trung Quốc từ chối tham gia và tuân thủ phán xét của tòa án có thể sẽ tổn hại tới uy tín và quyền lực của tòa án và luật pháp quốc tế nói chung. Hành động này của Trung Quốc cũng cho thấy nước này sẽ không để tâm tới các nước châu Á nhỏ.

Có một số phương án về phán xét của trọng tài và mỗi phương án đều có những hậu quả riêng. Trước tiên, hội đồng trọng tài phải ra quyết định xem họ có thẩm quyền phân xử vụ việc hay không. Những tiếng nói ủng hộ Trung Quốc cho rằng hội đồng trọng tài không có thẩm quyền và nội dung đơn kiện đưa ra những luận cứ sai và những vấn đề không thuộc tầm hiểu biết của hội đồng như vấn đề phân định ranh giới trên bỉển, vấn đề chủ quyền, những tuyên bố chủ quyền dựa trên yếu tố lịch sử và các hoạt động thi hành pháp luật.

Cũng theo những quan điểm ủng hộ Trung Quốc, Philippines đã không thực hiện nghĩa vụ của mình bằng con đường đàm phán song phương giống như yêu cầu của Tuyên bố ứng xử trên biển (DOC) mà cả hai bên đều nhất trí.

Những nhà phân tích ủng hộ Trung Quốc lập luận rằng nước này chưa bao giờ tuyên bố chủ quyền với toàn bộ diện tích Biển Đông cũng như các khu vực nằm trong “bản đồ 9 đoạn” như cáo buộc của Philippines. Ngoài ra những người này cũng cho rằng “bản đồ 9 đoạn” là bản đồ được xây dựng dựa theo lịch sử và không chịu ảnh hưởng của Luật biển hiện nay.

Ván bài “toà án quốc tế” và góc nhìn của Việt Nam Scarbo10
Trung Quốc đã giành quyền kiểm soát bãi cạn Scarborough sau khi tàu hải quân Philippines rút khỏi bãi cạn này năm ngoái
Nếu hội đồng trọng tài quyết định họ không có thẩm quyền thì những người theo chủ nghĩa thực tế sẽ reo mừng kết luận rằng “luật pháp quốc tế chính là công cụ của chính trị” và rằng luật pháp quốc tế được hình thành và thực hiện theo hướng có lợi cho các nước lớn. Quan trọng hơn là sau đó, các quốc gia tham gia nhỏ tranh chấp trên Biển Đông sẽ phải đối mặt với một Trung Quốc ngày càng mạnh và hung hăng hơn. Và giống như Philippines, các nước này sẽ có các biện pháp chính trị và thậm chí cả quân sự để tự vệ - ví dụ như tăng cường mối quan hệ với Hoa Kỳ.

Còn nếu hội đồng trọng tài khẳng định có thẩm quyền và đưa ra phán xét chống lại “đường 9 đoạn” của Trung Quốc thì đây có thể như “sự tự vẫn về thể chế”. Trung Quốc sẽ không tuân thủ theo phán xét của hội đồng trọng tài và bất ổn chính trị và luật pháp trên Biển Đông sẽ gia tăng đồng thời tăng nguy cơ xảy ra biến cố. Uy quyền và tính thực thi của cơ chế phân xử tranh chấp qua con đường trọng tài và thậm chí là bản thân Luật biển cũng sẽ bị ảnh hưởng.

Vì thế hội đồng trọng tài sẽ rơi vào thế “tiến thoái lưỡng nan”. Trong trường hợp này, rất có khả năng kết quả sẽ nằm giữa hai thái cực trên. Có thể hội đồng trọng tài sẽ quyết định họ có thẩm quyền và nhượng bộ, theo đó hội đồng sẽ công nhận rằng Trung Quốc có “quyền do lịch sử để lại” với một phần tài nguyên trên Biển Đông và Trung Quốc phải chia sẻ các nguồn tài nguyên này với Philippines (và bao hàm cả các quốc gia tranh chấp khác).

Dư luận dự đoán hội đồng trọng tài sẽ phân xử theo hướng trên mặc dù lẽ dĩ nhiên tất cả tùy thuộc vào các trọng tài. Nếu họ nhất định đi theo con đường “pháp lý thuần túy” giống như “được ăn cả ngã về không” thì có thể họ sẽ chọn một trong 2 phương án cực đoan như trên.

Khi đó, người giành chiến thắng duy nhất trong vụ kiện này sẽ là công ty luật của Mỹ mà Philippines đã thuê làm đại diện cho mình trước tòa.

      
Người đưa đò
Người đưa đò Tích cực

Cấp bậc: Tích cực

Bài viết : 415

Danh vọng : 699

Uy tín : 42

TQ không dễ áp đặt chính trị cường quyền vụ kiện của Philippines
Ván bài “toà án quốc tế” và góc nhìn của Việt Nam Tranco10
Tiến sĩ Trần Công Trục
(GDVN) - Bắc Kinh vẫn không dám manh động, muốn làm gì thì làm mà luôn phải tính toán và thăm dò phản ứng các bên, tất nhiên tham vọng của họ muốn độc chiếm Biển Đông không có gì thay đổi, nhưng điều đó không có nghĩa họ muốn là được. Điều đó chứng tỏ không phải dễ dàng để TQ áp đặt chính trị cường quyền.

Tòa án Quốc tế về Luật Biển đã thành lập Hội đồng Trọng tài 5 thành viên, khởi động tiến trình tố tụng vụ Philippines kiện Trung Quốc áp dụng và giải thích sai Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển 1982 (UNCLOS) phiên đầu tiên hôm 11/7 để xem xét vụ kiện tại  The Hague (Hà Lan), thông qua thủ tục xét xử. Tuy nhiên trong giới học giả, nghiên cứu vẫn còn nhiều ý kiến lăn tăn xung quanh vụ kiện này.

Mark Valencia, một học giả về chính trị - hàng hải tại Hawaii, đồng thời là giáo sư thỉnh giảng tại viện Nghiên cứu Nam Hải (Biển Đông) - Trung Quốc (TQ) hôm 15/8 có bài phân tích về “cái khó” của Tòa án Quốc tế về Luật Biển trong việc thụ lý vụ kiện trên. Để tránh dẫn đến những hiểu lầm, lo ngại không cần thiết trong dư luận, Tiến sĩ Trần Công Trục, nguyên Trưởng ban Biên giới Chính phủ đã trao đổi một số nhận định với báo điện tử Giáo dục Việt Nam xung quanh vấn đề này.

- PV: Hiện nay là thời điểm khá nhạy cảm khi dư luận tập trung theo dõi cơ quan tài phán quốc tế sẽ thụ lý và xử lý như thế nào vụ Philippines kiện TQ giải thích và áp dụng sai UNCLOS ở Biển Đông. Hôm 15/8, học giả Mỹ Mark Valencia đã đưa ra một số bình luận, tình huống giả định xung quanh vụ kiện này, trong đó có những lăn tăn, lo ngại về khả năng bảo vệ công lý, luật pháp quốc tế trước áp lực chính trị, cường quyền cũng như tính hợp pháp của vụ kiện và tiến trình tố tụng.

Để giúp dư luận có cách tiếp cận và tránh những hoang mang không cần thiết về tiến trình pháp lý của Philippines, xin Tiến sĩ vui lòng chia sẻ, phân tích sâu hơn những băn khoăn của ông Mark Valencia về tính hợp pháp của vụ kiện và phiên tòa?


- Ts: Trần Công Trục: Theo dõi diễn biến vụ kiện của Philippines và đánh giá, nhận định của các học giả quốc tế, tôi có thể hiểu được những băn khoăn của Tiến sĩ Mark Valencia, cũng thấy rằng cần nói thêm cho rõ một vài băn khoăn của ông trong vụ kiện này, đồng thời chia sẻ cùng công luận một số khía cạnh pháp lý đã quá rõ ràng, hiển nhiên của vụ kiện, đó là thẩm quyền của Hội đồng Trọng tài 5 thành viên (HĐTT) do Tòa án Quốc tế về Luật Biển (TAQT) thiết lập để xem xét vụ kiện cũng như tính hợp pháp trong vụ kiện của Philippines mà một số người vẫn còn nghi ngờ, hoang mang.

Thứ nhất, chúng ta không nên đặt ra câu hỏi HĐTT có thẩm quyền hay không có thẩm quyền thụ lý vụ việc này, bởi nếu không có thẩm quyền TAQT đã không thành lập HĐTT và khởi động tiến trình tố tụng với phiên làm việc đầu tiên ngày 11/7 vừa qua. Đó là một sự thật hiển nhiên và quá rõ ràng.

Thứ hai, người ta băn khoăn về nội dung, chủ đề Philippines kiện TQ và thông tin do phía TQ nêu ra trong bình luận của ông Mark Valencia. Cần phải nhắc lại và nhấn mạnh rằng, Philippines kiện TQ giải thích và áp dụng sai UNCLOS ở Biển Đông chứ không phải kiện về tranh chấp lãnh thổ hay hoạch định các vùng biển chồng lấn.

TQ đưa ra yêu sách đường lưỡi bò phi pháp không căn cứ vào điều khoản nào của UNCLOS và ảnh hưởng, vi phạm trực tiếp tới quyền lợi, chủ quyền của các nước ven Biển Đông, trong đó có Philippines.

Các lý do TQ đưa ra phản đối vụ kiện hoàn toàn không phù hợp với nội dung Philippines khởi kiện theo lối ông nói gà, bà nói vịt. Vì vậy không có bất cứ lý do nào để lo ngại rằng TAQT có đủ thẩm quyền thụ lý vụ kiện hay không, băn khoăn nội dung vụ kiện có phù hợp với UNCLOS hay không.

Hiện nay HĐTT đã được thiết lập và bắt đầu khởi động tiến trình tố tụng với tất cả trách nhiệm và quyền hạn theo đúng luật định trong UNCLOS.

Việc trong HĐTT có 1 thẩm phán xin rút vì có vợ là người Philippines là một việc hết sức bình thường, chỉ nhằm đảm bảo cho phiên tòa, vụ kiện được thụ lý đúng luật và hạn chế tối đa những tác động, ảnh hưởng từ bên ngoài tới tiến trình thụ lý, điều đó hoàn toàn không có nghĩa là HĐTT có vấn đề nào đó hoặc không đủ thẩm quyền thụ lý vụ kiện như một số người lo ngại hoặc cố tình lài léo dư luận một cách khiên cưỡng.

Ván bài “toà án quốc tế” và góc nhìn của Việt Nam Tien-s10
Tiến sĩ Mark Valencia, một học giả về chính trị - hàng hải tại Hawaii, đồng thời là giáo sư thỉnh giảng tại viện Nghiên cứu Nam Hải (Biển Đông) - Trung Quốc
- PV: Trong phân tích của mình Tiến sĩ Mark Valencia bày tỏ lo ngại rằng phiên tòa và tiến trình tố tụng, thụ lý vụ kiện này sẽ bị tác động bởi yếu tố chính trị, trong đó đã từng có thực tế các thế lực chính trị cường quyền sử dụng sức ép để bẻ cong luật pháp, làm ảnh hưởng và thậm chí là thay đổi phán quyết của cơ quan tài phán quốc tế.

Ông Valencia lo ngại điều này có thể lặp lại trong vụ kiện của Philippines khi ngay từ đầu TQ đã tìm mọi cách phản đối và tẩy chay vụ kiện với sự “cảm thông” dành cho HĐTT. Ông có nhận định và chia sẻ gì xung quanh sự lo ngại này của Tiến sĩ Mark Valencia?


- Ts Trần Công Trục: Xuất phát từ thực tiễn quá trình giải quyết các tranh chấp được đưa ra trước các cơ quan tài phán quốc tế trong lịch sử, rõ ràng các phán quyết hay ý kiến của các tổ chức tài phán này thường bị tác động bởi các nước lớn, các thế lực chính trị cường quyền là điều có thật, tôi thừa nhận rằng trước đây có những hiện tượng đó, và thậm chí bây giờ nó vẫn tồn tại dưới hình thức này hoặc hình thức khác.

Ông Mark Valencia đưa ra ví dụ vụ kiện giữa Mỹ và Nicaragua, tôi nghĩ đó là một thực tế và còn có những trường hợp khác tương tự. Nhưng đó là quá khứ, những thế kỷ trước, việc áp đặt của chính trị cường quyền, nước lớn có ảnh hưởng rất lớn đối với các tổ chức quốc tế.

Hiện nay, hiện tượng ảnh hưởng chính trị đến các cơ quan tài phán quốc tế vẫn còn, tuy nhiên hoàn cảnh quốc tế hiện nay đã có nhiều thay đổi. Ngày nay không có chuyện một quốc gia chính trị cường quyền nào đó có thể bắt cộng đồng quốc tế phải tuân thủ ý chí, mong muốn chủ quan của họ một cách vô điều kiện.

Lấy ví dụ ngay về UNCLOS: Mỹ là nước đóng góp tài chính lớn nhất cho Liên Hợp Quốc cũng như các tổ chức quốc tế và ỷ vào điều này họ có những can thiệp rất mạnh vào các tổ chức quốc tế. Ngay như UNCLOS 1982 Mỹ phản đối, không ký, không tham gia nhưng Công ước vẫn được đàm phán và thông qua ngay trên đất Mỹ. UNCLOS từng bị Mỹ nhiều lần phản đối nhưng vẫn có hiệu lực thi hành, hiện nay gần như cả thế giới đang tuân thủ và áp dụng.

Hiện nay các thế lực chính trị ở Mỹ đang gây sức ép với Nhà Trắng phải tham gia UNCLOS nếu Mỹ muốn bảo vệ quyền lợi hàng hải to lớn của mình trên biển và đại dương. Đó là một xu thế khó có thể cưỡng lại.

Ví dụ thứ 2, TQ trong và sau khi Philippines khởi kiện đã dùng nhiều biện pháp ngăn cản vụ kiện này, trong đó sử dụng tổng lực các thủ đoạn về chính trị - kinh tế - ngoại giao để gây sức ép lên Manila, thậm chí theo tôi chắc chắn TQ đã tìm cách vận động hành lang rất nhiều để ngăn cản phiên tòa diễn ra, nhưng TAQT vẫn thành lập HĐTT và thụ lý vụ kiện của Philippines theo đúng quy định của UNCLOS.

Điều này rõ ràng là một minh chứng hùng hồn rằng trong thế giới ngày một văn minh như hiện nay, các thế lực cường quyền khó có thể bẻ cong luật pháp theo ý muốn chủ quan của họ.

Mặt khác, thế giới ngày nay là một thế giới đa cực, không phải là một thế giới đơn cực để ai đó muốn làm gì thì làm. Một số quốc gia chính trị cường quyền muốn áp đặt ý chí, mong muốn chủ quan của họ đối với cộng đồng quốc tế trong bối cảnh hiện nay là một điều khó có thể xảy ra.

Thực tế TQ có sức mạnh kinh tế, quân sự, ngoại giao mạnh áp đảo so với các nước Đông Nam Á, nhưng không phải dễ dàng để có thể độc chiếm Biển Đông mặc dù có rất nhiều thế lực cực đoan, chủ nghĩa dân tộc hẹp hòi kêu gọi.

Bắc Kinh vẫn không dám manh động, muốn làm gì thì làm mà luôn phải tính toán và thăm dò phản ứng các bên, tất nhiên tham vọng của họ muốn độc chiếm Biển Đông không có gì thay đổi, nhưng điều đó không có nghĩa họ muốn là được. Điều đó chứng tỏ không phải dễ dàng để TQ áp đặt chính trị cường quyền.

Do đó, việc các học giả băn khoăn và đưa ra các dự doán các thế lực chính trị cường quyền áp đặt, bẻ cong luật pháp quốc tế trong vụ kiện của Philippines là điều dễ hiểu và có thể chia sẻ, nhưng nó sẽ không dễ xảy ra (thậm chí không thể xảy ra trong trường hợp này) và không phải xu thế chủ đạo.

Ván bài “toà án quốc tế” và góc nhìn của Việt Nam Bac-tr10
Bắc Triều Tiên thử tên lửa, hạt nhân bất chấp mọi nỗ lực ngăn cản của Mỹ và các cường quốc khác
Ngoài ra, trên thực tế hiện nay còn có nhiều hiện tượng chứng minh điều này, điển hình như CHDCND Triều Tiên vẫn tiến hành thử tên lửa, hạt nhân bất chấp việc áp đặt các biện pháp trừng phạt của các nước lớn, thậm chí với danh nghĩa Liên Hợp Quốc.

Ta không bàn tới hành động của Triều Tiên đúng hay sai, ta cũng không nói chuyện ủng hộ hay phản đối Triều Tiên trong khuôn khổ vấn đề này, nhưng thực tế hiện tượng trên cho thấy không phải các cường quốc muốn áp đặt điều gì lên quốc gia khác là có thể áp đặt. Chỉ riêng hiện tượng này thôi cũng cho thấy không phải Mỹ, TQ, Nga hay bất kỳ các cường quốc nào đó cứ muốn áp đặt ý chí của họ lên nước khác là được, ngược lại họ phải ngồi vào bàn đàm phán bình đẳng và đối thoại.

- PV: Dự đoán về diễn biến của phiên tòa, Mark Valencia đưa ra 3 khả năng: Một là HĐTT phán quyết có lợi cho TQ nếu không thụ lý vì “không đủ thẩm quyền”; Hai là HĐTT ra phán quyết bác bỏ yêu sách “lưỡi bò” của TQ theo đúng đơn kiện của Philippines và 3 là, HĐTT đưa ra một phương án dung hòa lợi ích cho cả TQ và các bên liên quan trên Biển Đông, trong đó bao gồm Philippines. Tiến sĩ đánh giá như thế nào về các dự đoán này?

- Ts: Trần Công Trục: Với một sự việc được đông đảo dư luận khu vực và quốc tế quan tâm như vụ kiện của Philippines, ai cũng có quyền đưa ra những dự đoán về diễn biến và kết quả của vụ kiện, đương nhiên mỗi người có suy nghĩ khác nhau, tôi có thể hiểu được những dự đoán ông Mark Valencia đưa ra, và tất nhiên kết quả của phiên tòa còn phụ thuộc nhiều yếu tố khác nữa, chúng ta chỉ có thể chờ đợi và theo dõi.

Về khả năng thứ nhất, nếu HĐTQ vì áp lực và can thiệp quá lớn của TQ mà đưa ra phán quyết rằng HĐTT thuộc TAQT không đủ thẩm quyền xem xét vụ kiện này, điều đó sẽ chứng minh sự thất bại thảm hại của luật pháp và công lý quốc tế trước sức mạnh chính trị cường quyền. Về điều này tôi đã phân tích ở phần trên, tôi cho rằng nó khó, thậm chí không thể xảy ra trong thời buổi hiện nay.

Thứ hai, HĐTT ra phán quyết theo đơn kiện của Philippines, bác bỏ yêu sách đường lưỡi bò phi lý và vi phạm UNCLOS, đó thực sự là thắng lợi của hành động bảo vệ luật pháp quốc tế, bảo vệ lẽ phải, bảo vệ chân lý của nhân loại đã dầy công gây dựng.

Ván bài “toà án quốc tế” và góc nhìn của Việt Nam Ngoai-10
Trong phiên họp hẹp hôm 14/8 tại Thái Lan, Ngoại trưởng 9 nước ASEAN đã bày tỏ thống nhất cao độ cùng thúc đẩy Trung Quốc đàm phán, ký kết COC thay vì chỉ "tham vấn" như Bắc Kinh đặt ra
Đó là cơ sở pháp lý để các quốc gia trên thế giới có niềm tin, tinh thần xây dựng cho sự tồn tại và phát triển của cộng đồng. Tôi tin chắc rằng các cơ quan tài phán này khi xác định được trách nhiệm, thẩm quyền của mình, họ sẽ làm một cách công bằng, chính trực để bảo vệ công lý, thiết chế pháp lý được xây dựng và duy trì. Tôi hy vọng nhiều vào khả năng này, quá trình thụ lý cụ thể như thế nào, chúng ta còn phải chờ đợi.

Thứ ba, khả năng HĐTT vì cân bằng nguyện vọng các bên có thể sẽ công nhận rằng Trung Quốc có “quyền do lịch sử để lại” với một phần tài nguyên trên Biển Đông và Trung Quốc phải chia sẻ các nguồn tài nguyên này với Philippines (và các quốc gia tranh chấp khác). Tôi cho rằng khả năng này không thể xảy ra.

Như đã nói rất rõ ở trên, Philippines không kiện về tranh chấp chủ quyền lãnh thổ nên không có chuyện HĐTT đưa ra phán quyết về cái gọi là vùng nước lịch sử hay chủ quyền lịch sử. Không có căn cứ pháp lý nào hay tiền lệ lịch sử nào để đối chiếu và vận dụng trong trường hợp TQ đưa ra đường lưỡi bò biến Biển Đông thành vùng nước lịch sử.

Đó là sự thật không thể có được, không thể dựa vào cái gọi là bằng chứng lịch sử để đòi hỏi chủ quyền toàn bộ Biển Đông. Philippines chỉ yêu cầu HHTT thuộc TAQT đưa ra phán quyết rằng TQ giải thích và áp dụng UNCLOS hoàn toàn sai ở Biển Đông. Sự việc chỉ có như vậy.

Nếu chúng ta muốn đồng lòng cùng nhau phát huy tinh thần đoàn kết, xây dựng lòng tin chiến lược trên cơ sở pháp lý quốc tế, duy trì hòa bình ổn định, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của chúng ta ở Biển Đông, chúng ta phải tin tưởng và ủng hộ hoạt động cũng như phán quyết của Tòa án Quốc tế về Luật Biển trong vụ việc này.

Niềm tin của chúng ta là có cơ sở pháp lý và thực tiễn chắc chắn. Ngoài những điều đã phân tích, từ khi Philippines khởi kiện đã nhận được sự đồng tình ủng hộ của các nước lớn như Mỹ, EU, Ấn Độ, Nhật Bản, chỉ trừ Trung Quốc bác bỏ với những lý lẽ không thuyết phục và cũng chẳng ăn nhập gì với nội dung vụ kiện. Một số ít nước khác ủng hộ TQ vì động cơ chính trị và lợi ích kinh tế của riêng họ, điều này chúng ta đã quá rõ.

Trước kia TQ chia rẽ rất mạnh khối ASEAN, đặc biệt là năm ngoái khi Campuchia làm Chủ tịch luân phiên ASEAN. Nhưng trong năm nay, đặc biệt là thời gian gần đây TQ đã không làm được điều này. Sự thống nhất cao độ của ASEAN về thúc đẩy đàm phán, kí kết COC đã chứng minh điều đó. Rõ ràng là chân lý, lẽ phải, luật pháp phù hợp với thực tế cuộc sống và lòng người vẫn được tôn trọng cho dù nó vẫn bị cản trở, nhưng cuối cùng nó vẫn chiến thắng. Nếu chúng ta quyết tâm có cùng tiếng nói vì công lý, vì lợi ích chung của khu vực, tôi nghĩ rằng chúng ta hoàn toàn có thể đi đến thành công.

- PV: Xin chân thành cảm ơn Tiến sĩ!
      
Cựu học viên
Cựu học viên Xuất sắc

Cấp bậc: Xuất sắc

Giới tính : Nam

Bài viết : 1328

Danh vọng : 2216

Uy tín : 54

Vụ kiện Trung Quốc trên Biển Đông: Ngã rẽ hay ngõ cụt?

Ván bài “toà án quốc tế” và góc nhìn của Việt Nam Anh10Liệu có một bình minh mới trên Biển Đông. Ảnh minh họa: Diplomat
Nhìn xa hơn câu chuyện, khi giả sử phán quyết của tòa án sẽ có lợi cho Philippines, thì liệu khi đó, Trung Quốc sẽ tôn trọng luật pháp trên Biển Đông?

Theo bình luận của luật sư Benjamin Carlson trên tờ The Star, nếu ITLOS ra phán quyết bất lợi cho Trung Quốc, “rất khó mà tưởng tượng họ sẽ tuân thủ”. Ông đánh giá rằng đây sẽ có thể là một tương lai không tươi sáng đối với các quốc gia thuộc ASEAN.

Chia sẻ quan điểm này, trên trang web của Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS) tại Washington, tác giả Gregory Poling đặt câu hỏi: “Những quy định ràng buộc liệu có đủ sức mạnh để trói chân Trung Quốc?” Theo phân tích của ông, việc can thiệp từ bên ngoài để buộc Bắc Kinh phải tuân thủ quyết định của tòa án gần như là điều không thể hình dung được.

Hơn nữa, nước này từng không ít lần dọa dẫm một bên thứ ba can dự vào các vấn đề tranh chấp tại Biển Đông. Điển hình như phát ngôn của chính Ngoại trưởng Vương Nghị tại Diễn đàn Hòa bình Thế giới tổ chức ở Đại học Thanh Hoa (Trung Quốc) tháng 6 vừa qua. Theo đó, ông Vương cho rằng sẽ là vô ích nếu các nước tuyên bố chủ quyền trên Biển Đông tìm tới sự giúp đỡ của một bên thứ ba và cuộc đối đấu này sẽ dẫn tới sự “diệt vong”.

Thậm chí, Chương trình An ninh Châu Á – Thái Bình Dương (CNAS) còn đưa ra một giả thuyết rằng: Trung Quốc có thể còn có một lựa chọn: đảo ngược tiến trình và tự mình đứng ra kiện ngược.

Trung Quốc hiện là đối tác thương mại lớn thứ 3 của Philippines. Hai nước đã thỏa thuận mở rộng hoạt động thương mại lên tới 60 tỷ USD vào năm 2016 so với 30 tỷ USD của năm 2011, khiến Trung Quốc trở thành thị trường xuất khẩu lớn nhất của Philippines. Theo Nhân dân Nhật báo, Bắc Kinh từng từ chối nhận 150 container chuối xuất khẩu từ Philippines với lí do là các quả chuối trong đó “lúc nhúc côn trùng”, khiến các nhà xuất khẩu nước này bị thiệt hại 760.000 USD.
Tuy nhiên, điều này không ngăn cản Manila vẫn quyết tâm theo đuổi vụ kiện cho dù Bắc Kinh liên tục bác bỏ khả năng giải quyết các tranh chấp trên Biển Đông và muốn tiến hành đàm phán song phương. Nhìn theo góc độ kinh tế, nhà phân tích Peter Dutton của CNAS cho rằng giới chức Trung Quốc có thể đang tìm cách dùng các biện pháp trừng phạt để dồn ép Philippines lùi bước. Bằng cách này, Trung Quốc đang ám thị vào những quan điểm yếm thế ngoại giao, rằng kiện tụng sẽ là vô ích trước kẻ mạnh.

Dù kịch bản trên Biển Đông sẽ diễn ra theo chiều hướng nào, thì ít nhất vụ kiện của Philippines đã, đang và tiếp tục “quốc tế hóa” vấn đề Biển Đông, đưa những luận điệu mờ ám về “đường lưỡi bò” ra ánh sáng công lý. Cũng nhờ đó, cả thế giới sẽ có thêm bằng chứng đối chiếu giữa tham vọng bá quyền của Bắc Kinh với các tuyên ngôn ngoại giao hòa nhã có giá trị đến đâu. Đặc biệt là, Trung Quốc, với tư cách là một Ủy viên thường trực của Hội đồng Bảo an LHQ, hành động từ chối bước ra tòa án quốc tế - một trong những biện pháp giải quyết tranh chấp bằng hòa bình - đã cho thấy thái độ bất tuân luật pháp của nước này. Quan trọng hơn, sự dũng cảm của Philippines có thể sẽ tạo ra một tiền lệ cho những nước khác đoàn kết lại, tạo sức ép công luận cho thấy, các thủ thuật chính trị, ngoại giao của lãnh đạo Bắc Kinh không thể che kín được Biển Đông.

Ván bài “toà án quốc tế” và góc nhìn của Việt Nam A110

Cuộc tranh chấp chủ quyền trên Biển Đông giữa Philippines với Trung Quốc đã tác động không nhỏ tới nền kinh tế nước này

Một số dấu mốc quan trọng trong tiến trình của vụ kiện Trung Quốc trên Biển Đông:

- Ngày 22/1/2013: Philippines chính thức khởi kiện Trung Quốc ra ITLOS.
- Ngày 23/1/2013: Liên Hợp Quốc đề cập tới tranh chấp trên Biển Đông, nhưng theo một cách thận trọng.
- Ngày 19/2/2013: Trung Quốc phản đối hành động của Philippines về vụ kiện trên Biển Đông.
- Tháng 4/2013: Thành lập Hội đồng trọng tài xét xử “đường lưỡi bò”.
- Ngày 6/5/2013: Thẩm phán Chris Pinto (người Sri Lanka) xin rút khỏi Hội đồng do quan ngại về tính khách quan (vợ ông là người Philippines).
- Ngày 21/6/2013: Đã thành lập đủ Hội đồng trọng tài với việc bổ nhiệm thẩm phán Thomas Mensah (người Ghana) để thay thế ông Pinto.
- Ngày 11/7/2013: Phiên họp đầu tiên bàn luận về tiến trình xét xử được tổ chức ở Hà Lan.
- Ngày 15/7/2013: Philippines vạch ra 8 điểm vô lý về những tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc trên Biển Đông.
- Ngày 5/8/2013: Hạn chót mà Philippines và Trung Quốc đưa ra ý kiến về tiến trình xét xử đã được thông qua ngày 11/7.
-Ngày 9/8/2013: Truyền thông Philippines đưa tin Ngoại trưởng Albert del Rosario khẳng định ITLOS sẽ phán quyết tính pháp lý của hồ sơ vụ kiện trong 1-2 tuần tới.
      
Người đưa đò
Người đưa đò Tích cực

Cấp bậc: Tích cực

Bài viết : 415

Danh vọng : 699

Uy tín : 42

Tòa quốc tế yêu cầu Philippines nộp lập luận tranh tụng
(PLTPHCM) - Đài truyền hình TV5 (Philippines) ngày 28-8 đưa tin hôm trước đó, tòa án trọng tài quốc tế tại Hà Lan đã ra thời hạn đến ngày 30-3-2014, Philippines phải nộp lập luận tranh tụng về vụ kiện đường chín đoạn của Trung Quốc ở biển Đông[/b].

Tòa cũng yêu cầu Philippines phản hồi các vấn đề về quyền tài phán của tòa và bản chất của tranh chấp.

Ngày 31-7, Philippines đã nộp nhận xét về dự thảo các quy tắc tố tụng của tòa án trọng tài quốc tế. Ngày 1-8, Trung Quốc gửi thông báo đến tòa khẳng định không chấp nhận quy trình phân xử trọng tài và không tham gia vào quy trình tố tụng.

Trong khi đó ngày 28-8, ông Emmanuel Bautista, Tổng Tham mưu trưởng quân đội Philippines, tuyên bố Trung Quốc vẫn duy trì từ hai tới năm tàu tại bãi cạn Scarborough và bãi cạn Ayungin (Thomas II) thuộc chủ quyền Philippines.

Theo Đài truyền hình ABS-CBN (Philippines), ông Emmanuel Bautista nói quân đội Philippines đã di chuyển đến các đảo để giám sát hoạt động của tàu Trung Quốc và tránh chạm trán. Ông cho biết trong ba năm tới, quân đội sẽ tập trung bảo vệ chủ quyền quốc gia, hiện đại hóa thiết bị quân sự, củng cố hải quân và tăng cường sự hiện diện của quân đội Mỹ.

Ông ghi nhận: “So với Trung Quốc chúng tôi chỉ là một nước nhỏ và nghèo. Đó là lý do chúng tôi phải cố gắng liên minh với các quốc gia đồng minh để tạo môi trường an ninh tốt chống lại bất cứ hành vi gây hấn nào”. Theo hãng tin Kyodo News (Nhật), Philippines ghi nhận Trung Quốc đã gây ra 24 vụ rắc rối từ năm 2010 đến 2012 ở biển Đông so với bảy vụ từ năm 1995 đến 2009.
      
Người đưa đò
Người đưa đò Tích cực

Cấp bậc: Tích cực

Bài viết : 415

Danh vọng : 699

Uy tín : 42

Diễn biến mới trong vụ kiện "đường lưỡi bò" Trung Quốc
Ván bài “toà án quốc tế” và góc nhìn của Việt Nam 9_9_1310
Chánh án ITLOS Shunji Yanai. Ảnh: UN.org
(SM) - Trong khi Trung Quốc vẫn cố chấp chối bỏ vụ kiện xét xử “đường lưỡi bò” phi pháp mà họ tự vạch ra trên Biển Đông thì những thông tin mới nhất về phiên tòa này đã được cập nhật trên trang web chính thức của Tòa án quốc tế về luật Biển (ITLOS).

Theo đó, trang web chính thức của ITLOS vừa mới cập nhật đầy đủ các thông tin về vụ kiện Trung Quốc do Philippines khởi xướng.

Các thông tin này được liệt kê từ quyết định của chính quyền Manila khi kiện Bắc Kinh ra tòa án quốc tế ngày 22.1.2013 về những tuyên bố chủ quyền phi lý trên Biển Đông cho tới các sự kiện gần đây nhất.

Cùng với đó, ITLOS cũng đăng tải lại danh sách chính thức Hội đồng trọng tài xét xử vụ kiện này bao gồm: Thẩm phán Ghana Thomas Mensah (Chủ tịch) cùng các thành viên hội đồng: Thẩm phán Đức Rüdiger Wolfrum (đại diện cho Philippines), Thẩm phán Ba Lan Stanislaw Pawlak (đại diện cho Trung Quốc), Thẩm phán Pháp Jean-Pierre Cot và Thẩm phán Hà Lan Alfred Soons.

Ngoài ra, website của ITLOS còn đính kèm phụ lục VII và các thông cáo báo chí về một số nội dung tại phiên họp đầu tiên thảo luận về tiến trình xét xử.

Cũng trong phiên họp này, Hội đồng trọng tài đã gửi tiến trình này tới cho cả Manila và Bắc Kinh để lấy ý kiến. Trong khi Philippines tuyên bố ủng hộ thì Trung Quốc tiếp tục duy trì quan điểm phản đối tính pháp lý của vụ kiện mà Philippines khởi xướng.

Mới nhất, ngày 9.7, Nhân dân Nhật báo còn cho đăng tải một bài viết chụp mũ Philippines và quy kết nước này đã có một bước đi “lạc lối, quấy phá” – giọng điệu quen thuộc mà phía truyền thông Trung Quốc thường đổ vấy cho Philippines về vấn đề Biển Đông.

Tuy nhiên, Giáo sư Julian Ku thuộc Đại học Yale (Mỹ) nhận định: dù một bất kỳ một bên nào phản đối thì phiên tòa vẫn sẽ được tiến hành theo đúng luật pháp quốc tế.

Đó cũng là quyết tâm và quan điểm mà các quan chức Philippines vẫn thường tuyên bố bởi họ đánh giá “đường lưỡi bò” đã đi quá xa so với luật pháp quốc tế, nhất là khi những vạch khi đứt, khi liền này ít có những luận cứ lịch sử chắc chắn.
      
Cựu học viên
Cựu học viên Xuất sắc

Cấp bậc: Xuất sắc

Giới tính : Nam

Bài viết : 1328

Danh vọng : 2216

Uy tín : 54

Philippines kiện TQ: Thời gian phân xử 6 -12 tháng
Ván bài “toà án quốc tế” và góc nhìn của Việt Nam D0182010Philippines và Mỹ tập trận đổ bộ (PHIBLEX 14) trong ba tuần từ ngày 18.9 cách bãi cạn Scarborough 220 km. Ảnh: Hải quân Mỹ
Các đặc quyền về biển của Trung Quốc ngoài 200 hải lý tính từ bờ biển của nước này ở biển Đông rất hạn chế.

Ngày 15.10, luật sư (LS) Paul Reichler thuộc công ty Luật Foley Hoag (Mỹ) đã trả lời báo Mỹ Wall Street Journal về vấn đề Philippines kiện đường chín đoạn (đường lưỡi bò) của Trung Quốc (TQ) ra tòa án trọng tài quốc tế tại Hà Lan. Ông là trưởng đoàn luật sư bảo vệ quyền lợi cho Philippines trong vụ kiện này.

Thưa ông, tố tụng vụ Philippines kiện đã đến giai đoạn nào rồi ạ?

Tòa đã thông qua các quy tắc tố tụng. Tòa đã yêu cầu Philippines nộp biên bản biện hộ vào ngày 30.4.2014. Thông thường, nước phản hồi (TQ) sẽ được tòa cho thời gian tương đương (tám tháng) để nộp biên bản kháng biện. Lúc đó, theo tiến trình bình thường, hai bên sẽ tiếp tục nộp biên bản biện hộ vòng hai. Philippines sẽ có 4-5 tháng để nộp biên bản kháng biện và TQ sẽ có chừng đó thời gian để nộp biên bản phản kháng. Dù vậy, vì TQ thông báo không tham gia vụ kiện nên tòa chỉ ấn định ngày để Philippines nộp biên bản biện hộ.

Bao lâu mới có kết quả vụ kiện?

Theo Công ước LHQ về Luật biển (UNCLOS) 1982, phân xử trọng tài tính từ lúc mở đầu đến khi kết thúc thường mất 3-5 năm. Thường có hai bên đấu lý trong các vụ phân xử trọng tài quốc tế. Tiến trình phân xử lần này sẽ nhanh hơn nhiều nếu TQ không tham gia vụ kiện. Vì tòa án vẫn chưa quyết định quy trình tố tụng cho đến khi Philippines nộp biên bản biện hộ, rất khó dự đoán thời gian để hoàn tất phân xử trọng tài tính từ ngày 30.4.2014.

Theo tôi, sau khi đọc biên bản biện hộ của Philippines, các thẩm phán sẽ tự đặt mình vào vị thế của TQ và cố gắng tìm các lập luận kháng biện TQ có thể đưa ra… Tôi nghĩ tiến trình phân xử để hoàn tất vụ kiện sau khi Philippines nộp biên bản biện hộ có thể mất 6-12 tháng.

Chính xác thì lập luận pháp lý của Philippines trong vụ kiện này là gì?

Các lập luận cốt lõi của Philippines như sau:

- Đường chín đoạn trái với luật pháp quốc tế như trong UNCLOS và không thể hiện các đặc quyền biển của TQ giới hạn trong lãnh hải 12 hải lý và vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa 200 hải lý tính từ đường cơ sở.

- Philippines cũng như TQ và các quốc gia ven biển khác ở biển Đông có các đặc quyền ở vùng lãnh hải 12 hải lý, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa 200 hải lý.

- Bãi cạn Scarborough chỉ là đá. Như định nghĩa trong mục 121 của UNCLOS, thực thể địa lý ở biển là đá chỉ được hưởng đặc quyền về lãnh hải chứ không được hưởng đặc quyền về vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa. Vì vậy vùng nước ngoài 12 hải lý tính từ bãi cạn (trong phạm vi 200 hải lý tính từ bờ biển đảo Luzon của Philippines) đều thuộc đặc quyền của Philippines chứ không phải của TQ.

- Trong tám thực thể địa lý ở biển Đông TQ đang chiếm giữ có năm thực thể địa lý là bãi đá ngầm hoặc chỉ là phần nổi khi thủy triều xuống không được hưởng đặc quyền biển nào. Ba thực thể còn lại là đá chỉ được hưởng quyền lãnh hải 12 hải lý. Tóm lại, các đặc quyền về biển của TQ ngoài 200 hải lý tính từ bờ biển của nước này ở biển Đông rất hạn chế.

Ai sẽ đại diện cho TQ tại tòa án trọng tài quốc tế?

Các trọng tài quốc tế họ sẽ xem xét các bản đồ, hải đồ và các nghiên cứu học thuật về các thực thể đảo mà Philippines đưa ra. Họ có thể thuê các chuyên gia để tư vấn. Họ cũng sẽ xem xét các luật, nghị định, tuyên bố và giải thích của TQ về đường chín đoạn cũng như các tuyên bố về chủ quyền biển của TQ ở biển Đông.

Nếu TQ phớt lờ phán quyết bất lợi cho họ thì sao?

Trong hơn 95% các vụ kiện trước các tòa án quốc tế, các nước đều tuân thủ phán quyết dù không hài lòng. Có ít nhất hai lý do để các nước phải tuân thủ. Thứ nhất là uy tín và ảnh hưởng kèm theo. Thứ hai là các nước hiểu rằng tồn tại trong một hệ thống dựa trên các quy tắc sẽ có lợi cho họ. Trong trường hợp TQ, chúng tôi nhận thấy đây là một cường quốc đang mong muốn mở rộng ảnh hưởng ra quốc tế… Hãy nghĩ đến lợi ích kinh tế mang lại cho các nước giàu và quyền lực trong khu vực nếu tranh chấp này được giải quyết và việc đầu tư khai khác tài nguyên ở biển Đông được tiến hành.

Ván bài “toà án quốc tế” và góc nhìn của Việt Nam F11b4010
Luật sư Paul Reichler (ảnh) chuyên về công pháp quốc tế. Ông đã dành nhiều thời gian bảo vệ các nước nhỏ trong các vụ kiện chống lại các nước lớn như đại diện cho Nicaragua, Grudia, Mauritius, Bangladesh kiện Mỹ, Nga, Anh và Ấn Độ.

Trong thập niên 1980, ông có chiến thắng vang dội đầu tiên khi Tòa án Công lý Quốc tế ở Hà Lan phán quyết Mỹ đã vi phạm luật pháp quốc tế khi hỗ trợ cho quân nổi dậy lật đổ chính phủ cánh tả ở Nicaragua.
Nguồn: SGTT
      
Cựu học viên
Cựu học viên Xuất sắc

Cấp bậc: Xuất sắc

Giới tính : Nam

Bài viết : 1328

Danh vọng : 2216

Uy tín : 54

Philippines hoàn tất hồ sơ kiện Trung Quốc
TNO - Philippines tuyên bố đã chuẩn bị đầy đủ chứng cứ trong vụ kiện chống yêu sách chủ quyền phi lý của Trung Quốc ở biển Đông.

Ván bài “toà án quốc tế” và góc nhìn của Việt Nam Bieuti11
Dân Philippines biểu tình phản đối Trung Quốc về tranh chấp lãnh thổ - Ảnh: Reuters
Trang tin Rappler.com mới đây dẫn lời Ngoại trưởng Philippines Albert del Rosario cho biết nước này đã chuẩn bị xong một bộ hồ sơ dày hơn 100 trang với những “chứng cứ thuyết phục” chống lại yêu sách “đường lưỡi bò” ngang ngược của Trung Quốc ở biển Đông. Manila năm ngoái đã chính thức khởi kiện Trung Quốc ra Tòa án quốc tế về luật Biển (ITLOS) và ông Rosario khẳng định nước ông hiện đã sẵn sàng nộp hồ sơ đúng hạn để trình bày chứng cứ vào ngày 30.3.

Theo trang Rappler.com, hồ sơ của Philippines sẽ bao gồm “tất cả những tài liệu, phát biểu của nhân chứng, chuyên gia và những bằng chứng khác” mà Manila lấy làm cơ sở trong tiến trình xét xử. Ngoài ra, còn có những phần đính kèm mà phía Philippines viện dẫn trong hồ sơ trình nộp, chẳng hạn như các hiệp ước, luật, sắc lệnh và quyết định của tòa án. Ông Paul Reichler, luật sư biện hộ cho Manila trong vụ kiện cho biết toàn bộ nhóm tư vấn pháp lý làm việc cho Philippines đều tin nước này có một “vụ kiện vững chắc” trước Trung Quốc.

Đài ABS-CBN ngày 27.3 dẫn lời phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Philippines Charles Jose khẳng định nước ông đang vận động cho việc sử dụng nguyên tắc thượng tôn pháp luật trong vụ kiện chống Trung Quốc. Ông Jose nói Philippines theo đuổi một chính sách đối ngoại dựa trên luật pháp quốc tế và đang hy vọng về một giải pháp hòa bình cho cuộc tranh chấp. Theo quan chức này, trong nỗ lực giải quyết tranh chấp với Trung Quốc, Philippines “đang đi theo 3 con đường”. Thứ nhất là đường ngoại giao, Philippines đã có khoảng 50 cuộc họp với Trung Quốc kể từ sau vụ đối đầu ở bãi cạn Scarborough vào tháng 4.2012, nhưng không đạt được kết quả. Trong đường thứ hai, về chính trị, Philippines đang làm việc chặt chẽ với các đối tác trong ASEAN nhằm thực thi Tuyên bố về ứng xử của các bên ở biển Đông (DOC). Đường thứ ba, về pháp lý, chính là đưa vụ kiện về tuyên bố chủ quyền phi lý của Bắc Kinh ra ITLOS.

Phản ứng trước thông tin Philippines chuẩn bị trình bằng chứng về vụ kiện, Tân Hoa xã ngày 26.3 dẫn lời phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hồng Lỗi kêu gọi Philippines ngừng “hành động sai trái”. Phát biểu tại một cuộc họp báo thường kỳ, ông Hồng khẳng định Bắc Kinh sẽ không bao giờ chấp nhận hành động đơn phương của Manila và cũng sẽ không tham dự phiên tòa sẽ được mở để phân xử vụ kiện.
      
Cựu học viên
Cựu học viên Xuất sắc

Cấp bậc: Xuất sắc

Giới tính : Nam

Bài viết : 1328

Danh vọng : 2216

Uy tín : 54

Hồ sơ Philippines kiện Trung Quốc về yêu sách“đường lưỡi bò"
Hồ sơ của Philippines với nội dung chính là yêu sách của Trung Quốc về “đường lưỡi bò” không phù hợp luật pháp quốc tế.

Hãng tin AP chiều 30/3 cho biết, Philippines đã nộp lên Tòa án quốc tế bằng chứng chống lại yêu sách của Trung Quốc ở Biển Đông bất chấp cảnh báo của Bắc Kinh rằng hành động này sẽ phá hỏng mối quan hệ giữa 2 nước.

AP dẫn lời Ngoại trưởng Philippines Albert del Rosario cho biết hôm Chủ nhật (30/3) rằng hồ sơ đệ trình lên Tòa án ở Hague bao gồm gần 4.000 trang tài liệu giải thích và lập luận của Philippines.

Các quan chức Philippines đã quyết định đệ đơn kiện Trung Quốc lên Tòa án quốc tế trong tháng 1/2013, sau khi các tàu Trung Quốc nắm quyền kiểm soát quần đảo nằm trong vùng tranh chấp ngoài khơi phía tây bắc Philippines.

Philippines yêu cầu Tòa án quốc tế lên tiếng về các yêu sách của Trung Quốc về “đường lưỡi bò”, chiếm khoảng 80% vùng biển chiến lược. Hồ sơ của Philippines với nội dung tuyên bố cốt lõi là yêu sách “đường lưỡi bò” không phù hợp luật pháp quốc tế theo Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển.

Trung Quốc cho rằng khu vực tranh chấp thuộc yếu tố lịch sử, và cho biết sẽ không tham gia vụ kiện.
Nguồn: VOV
      
Cựu học viên
Cựu học viên Xuất sắc

Cấp bậc: Xuất sắc

Giới tính : Nam

Bài viết : 1328

Danh vọng : 2216

Uy tín : 54

Trung Quốc không chấp nhận việc Philippines 'đơn phương' kiện
Ván bài “toà án quốc tế” và góc nhìn của Việt Nam Honglo10Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hồng Lỗi - Ảnh: AFP
TNO - Trung Quốc ngày 30.3 cho rằng nước này sẽ không chấp nhận việc Philippines 'đơn phương' kiện Trung Quốc ra tòa án quốc tế về vấn đề chủ quyền biển đảo ở biển Đông.

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hồng Lỗi ngày 30.3 đề nghị Philippines thực hiện Tuyên bố về cách ứng xử của các bên ở biển Đông (DOC) mà Trung Quốc và Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) đã ký kết, giải quyết tranh chấp thông qua thương lượng song phương, theo tờ Thời báo Hoàn cầu (Trung Quốc) ngày 31.3.

Ông Hồng Lỗi đưa ra phát ngôn này sau khi chính quyền Philippines ngày 30.3 chính thức đệ trình một biên bản ghi nhớ dài 4.000 trang nêu rõ các luận chứng cáo buộc những tuyên bố chủ quyền phi lý của Trung Quốc ở biển Đông lên Tòa án Liên Hiệp Quốc về luật Biển (ITLOS) theo đúng hạn chót là hôm 30.3.

Philippines đã làm đơn kiện Trung Quốc vào năm 2013. Theo đơn kiện này, Philippines cáo buộc các tuyên bố chủ quyền phi lý của Trung Quốc (đường lưỡi bò) trên biển Đông.

Ngoại trưởng Philippines, ông Albert del Rosario, ngày 30.3 cho biết Manila không kỳ vọng ITLOS đưa ra quyết định gì trước năm 2015.

Ông Hồng Lỗi cho rằng Trung Quốc có nền tảng pháp lý vững chắc để bác bỏ phiên phân xử giữa Trung Quốc và Philippines, nhấn mạnh Bắc kinh từng tuyên bố trước Liên Hiệp Quốc hồi năm 2006 rằng quy trình phân xử không áp dụng đối với vấn đề tranh chấp lãnh thổ.

Theo điều 298 trong Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật biển (UNCLOS), các nước ký kết UNCLOS có quyền không tham gia phiên phân xử liên quan đến tranh chấp lãnh thổ, ông Hồng Lỗi cho hay.

Trong bài phát biểu nhân chuyến thăm Đức ngày 28.3, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình cho biết Trung Quốc sẽ không gây ra rắc rối liên quan đến tranh chấp lãnh thổ ở biển Đông, nhấn mạnh Bắc Kinh kiên quyết bảo vệ lợi ích quốc gia để đảm bảo chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ, theo Tân Hoa xã.

Các nhà quan sát Trung Quốc nhận định rằng chính quyền Philippines định “quốc tế hóa” vấn đề tranh chấp biển đảo Philippines -Trung Quốc bằng cách kiện Trung Quốc ra ITLOS.

“Tuy nhiên, theo UNCLOS thì ITLOS không có quyền quyết định và can thiệp vào vấn đề chủ quyền hoặc giải quyết tranh chấp lãnh thổ”, Zhou Hongjun, Trưởng khoa Luật Quốc tế thuộc Đại học Đông Hoa (Trung Quốc), cho biết.

Còn ông Hồng Lỗi cho rằng Trung Quốc đã vẽ ra và công nhận đường lưỡi bò vào năm 1958, nhưng UNCLOS lại được áp dụng vào năm 1983. Cho nên về mặt nguyên tắc, đường lưỡi bò không nằm trong UNCLOS, ông Hồng Lỗi nhấn mạnh.

Abigail Valte, nữ phát ngôn viên cho Tổng thống Philippines Benigno Aquino, ngày 30.3 cho rằng ITLOS, được thành lập theo UNCLOS, có thể không đưa ra phán quyết gì nhưng ít nhất phiên phân xử Trung Quốc - Philippines giúp tăng cường vị thế của Philippines trong vấn đề tranh chấp lãnh thổ với Trung Quốc trên biển Đông.

Ông Wang Xiaopeng, một chuyên gia về biên giới trên biển thuộc Học viện Khoa học xã hội Trung Quốc, cho biết nếu ITLOS đưa ra phán xét ủng hộ Philippines, thì Trung Quốc nên tăng cường khả năng tham chiến trên biển và tăng cường tuần tra biển cũng như ký kết các thỏa thuận với các nước láng giềng càng sớm càng tốt nhằm cô lập Philippines.

Trong khi đó, các chuyên gia Philippines cho rằng Philippines có thể phải chuẩn bị đối mặt với các biện pháp trừng phạt mà Trung Quốc áp đặt nhằm trả đũa Manila kiện Bắc Kinh, theo trang tin Manila Bulletin (Philippines).
      
Phó Thường dân
Phó Thường dân Webmaster

Cấp bậc: Webmaster

Giới tính : Nam

Bài viết : 1706

Danh vọng : 2233

Uy tín : 144

Theo Reuters: Ngày 31/3/2014, Trung Quốc đã triệu tập Đại sứ Philippines tại nước này đến để phản đối việc Manila tìm kiếm một phán quyết quốc tế cho vấn đề tranh chấp trên Biển Đông; đồng thời cảnh báo “phía Philippines chắc chắn sẽ phải đối mặt với hậu quả vì hành động khiêu khích này”.

Bình luận về việc đưa tranh chấp ta tòa án trọng tài quốc tế, Tổng thống Philippines Benigno Aquino cho biết ông không tìm kiếm sự đối đầu trong trường hợp này.

Trong khi đó, Bộ Ngoại giao Mỹ tuyên bố các nước nên tôn trọng việc một nước khác sử dụng cơ chế là Công ước về Luật biển để giải quyết tranh chấp và kêu gọi các bên kiềm chế. Ngay lập tức, Trung Quốc phản bác lại bằng cách tuyên bố Mỹ không phải là một bên trong tranh chấp ở Biển Đông và không liên quan đến tranh chấp.
      
Cựu học viên
Cựu học viên Xuất sắc

Cấp bậc: Xuất sắc

Giới tính : Nam

Bài viết : 1328

Danh vọng : 2216

Uy tín : 54

Toà trọng tài yêu cầu Bắc Kinh trả lời vụ kiện
Ván bài “toà án quốc tế” và góc nhìn của Việt Nam 71138010Lính Philippines tại một bãi đá ngầm trên biển Đông mà Trung Quốc cũng đòi chủ quyền - Ảnh: Guardian
TTO - Toà trọng tài thường trực (PCA) ở the Hague (Hà Lan), nơi đang xử lý vụ kiện đường 9 đoạn của Philippines với Trung Quốc, vừa ra thông báo số 2, trong đó yêu cầu Trung Quốc phải trả lời hồ sơ do phía Philippines đệ trình trước ngày 15-12-2014.

Thông báo trong ngày 3-6 của toà PCA nói toà có trách nhiệm theo Công ước “đảm bảo mỗi bên có cơ hội đầy đủ được trình bày và lắng nghe” lập luận trong vụ kiện của mình. Trước khi ra thông báo số 2, toà cho biết đã lắng nghe phản hồi của cả hai phía. Phía Philippines ngày 29-5 đã nộp phần ý kiến của mình, còn phía Trung Quốc cũng gửi giác thư phản đối vụ kiện.

Hôm 29-3, Philippines đã đệ trình bộ hồ sơ kiện gồm gần 4.000 trang để kiện đường 9 đoạn của Trung Quốc. Việc toà ra lệnh cho Bắc Kinh phải trả lời là trình tự tiếp theo của toà trọng tài. Các chuyên gia nói việc Trung Quốc từ chối không tranh luận có thể đẩy nhanh vụ kiện và trong trường hợp này, một phán quyết có thể có vào giữa năm sau.

Toà trọng tài là cơ quan liên chính phủ được thành lập theo Công ước Hague 1899 về xử lý hoà bình các tranh chấp quốc tế. Toà là nơi thực hiện việc trọng tài, hoà giải, tìm kiếm sự thật nhằm dàn xếp các bất đồng giữa các nước, các tổ chức và cá nhân.

Philippines đã bày tỏ mong muốn là các nước có tranh chấp ở biển Đông, đặc biệt là VN và Malaysia, có thể “tham gia cùng chúng tôi hoặc tiến hành vụ kiện riêng”.
      
Cựu học viên
Cựu học viên Xuất sắc

Cấp bậc: Xuất sắc

Giới tính : Nam

Bài viết : 1328

Danh vọng : 2216

Uy tín : 54

Sẽ sớm có kết quả vụ Philippines kiện Trung Quốc

Ván bài “toà án quốc tế” và góc nhìn của Việt Nam Vu-kie10Cần cảnh giác với các loại bản đồ phi pháp do Trung Quốc phát hành
VTC - Ngoại trưởng Philippines Albert del Rosario ngày 30/10 cho biết Tòa án trọng tài Liên hợp quốc, trụ sở tại Hague (Hà Lan), sẽ sớm ra phán quyết về vụ Manila kiện Bắc Kinh liên quan đến tranh chấp lãnh thổ ở Biển Đông.

Trả lời phỏng vấn đài truyền hình ANC, Ngoại trưởng Rosario cho biết Philippines hy vọng Tòa án trọng tài Liên hợp quốc sẽ ra phán quyết vào quý 1/2016 và “phán quyết này sẽ làm rõ các quyền hàng hải của Philippines ở Biển Đông qua đó có thể mở đường cho việc giải quyết các tranh chấp."

Vào tháng 1/2013, Philippines đã nộp đơn kiện lên Tòa án trọng tài Liên hợp quốc yêu cầu bác bỏ bản đồ “đường chín đoạn” do Trung Quốc đưa ra để tuyên bố chủ quyền và lãnh thổ đối với khoảng 80% diện tích của Biển Đông.

Tháng Ba năm nay, Philippines đã nộp lên tòa án hồ sơ pháp lý 4.000 trang, bao gồm nhiều bằng chứng, bản đồ, chứng minh cho yêu cầu của mình và thuyết phục tòa phán quyết bản đồ đòi hỏi chủ quyền của Trung Quốc ở Biển Đông là vô giá trị.

Trung Quốc đã nhiều lần tuyên bố không tham gia vụ kiện nói trên và cho rằng các bên liên quan cần đàm phán trực tiếp với nhau. Tuy nhiên, Tòa án trọng tài Liên hợp quốc vẫn đề nghị Trung Quốc cung cấp tài liệu phản bác các lập luận của Philippines trước ngày 15/12/2014.

Theo Ngoại trưởng Rosario, ngay cả khi Trung Quốc không đáp ứng yêu cầu trên, tòa án vẫn có thể ra phán quyết về vụ kiện.
      
Cựu học viên
Cựu học viên Xuất sắc

Cấp bậc: Xuất sắc

Giới tính : Nam

Bài viết : 1328

Danh vọng : 2216

Uy tín : 54

Trung Quốc tuyên bố bác phiên toà xử tranh chấp Biển Đông với Philippines

Ván bài “toà án quốc tế” và góc nhìn của Việt Nam Gacma-23Tàu Vạn Hoa của Việt Nam kiên cường bám trụ tại đá Gạc Ma, nơi Trung Quốc chiếm đóng trái phép của Việt Nam từ năm 1988, và đang cấp tập xây đảo nhân tạo và công trình kiên cố, tháng 12.2014
TN - Sáng 7.12, Bộ Ngoại giao Trung Quốc công bố văn bản 6 điểm, bác bỏ việc tham gia phiên tranh tụng tại toà trọng tài quốc tế ở The Hague (Hà Lan) phân xử vụ tranh chấp Biển Đông với Philippines khi thời hạn chót 15.12 gần kề.

Theo Bloomberg, văn bản của Trung Quốc nói toà trọng tài thường trực ở The Hague không có thẩm quyền cũng như quyền hạn để xét xử vụ này, và khẳng định Trung Quốc sẽ không bao giờ chấp nhận cũng như không tham gia vào việc phân xử.

Hồi tháng 1.2013, Philippines đã nộp đơn kiện lên Toà trọng tài thường trực ở The Hague yêu cầu xem xét tính hợp pháp của việc Trung Quốc tuyên bố chủ quyền gần trọn Biển Đông qua đường 9 đoạn (đường lưỡi bò), lý do là các bãi đá trên Biển Đông mà Trung Quốc ngang nhiên tuyên bố là của họ không thể gọi là đảo nên không được tuyên bố lãnh hải 12 hải lý rồi cộng thêm vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý (theo như UNCLOS) để kết nối lại thành cái gọi là “đường 9 đoạn”.

Văn bản của Bộ Ngoại giao Trung Quốc còn ngang nhiên nói Công ước LHQ về Luật Biển (UNCLOS, mà Trung Quốc có ký kết tham gia) không có thẩm quyền về giải quyết chủ quyền lãnh thổ. Trung Quốc nói nước này có chủ quyền không thể tranh cãi với các đảo trên Biển Đông và vùng biển xung quanh. Văn bản này còn ngạo ngược nói “Thực tế trong vùng Đông Nam Á, không phải Trung Quốc trở nên ngày càng quyết đoán mà là Philippines đang trở nên ngày càng khiêu khích"(?)

Nhiều tháng gần đây, Trung Quốc đã cải tạo đất và xây mới đảo nhân tạo trên các bãi đá ở quần đảo Trường Sa mà nước này chiếm đóng trái phép của Việt Nam, xây dựng đường băng sân bay phục vụ mục đích quân sự.

Trung Quốc còn xây đường băng ở đảo Phú Lâm trong quần đảo Hoàng Sa nước này xâm chiếm trái phép của Việt Nam từ năm 1974.
      
Cựu học viên
Cựu học viên Xuất sắc

Cấp bậc: Xuất sắc

Giới tính : Nam

Bài viết : 1328

Danh vọng : 2216

Uy tín : 54

Vụ kiện của Philippines: Tuyên bố lập trường của Trung Quốc và "đòn đánh chặn" từ Washington

Ván bài “toà án quốc tế” và góc nhìn của Việt Nam Ph-chi10Ảnh: Rappler
Một tuần trước hạn chót 15/12/2014 phải đệ trình lên Tòa Trọng tài Liên Hợp Quốc bản phản biện liên quan vụ kiện do Philippines khởi xướng, Trung Quốc (07/12) ra tuyên bố tái khước từ vụ kiện và khẳng định Tòa không có thẩm quyền thụ lý. Bối cảnh động thái này càng đáng chú ý hơn khi Bộ Ngoại giao Mỹ ngày 05/12/2014 công bố một báo cáo nghiên cứu được đánh giá là hậu thuẫn đắc lực cho các kiến nghị pháp lý của đồng minh Philippines.

Đánh lạc hướng dư luận, Trung Quốc mưu toan thay đổi luật pháp quốc tế

Mặc dù mang nội dung phản biện nhưng hình thức đưa ra quan điểm của Trung Quốc là một tuyên bố lập trường (position's paper) chứ không phải là bản phản biện (counter memorial) theo yêu cầu trong phán quyết số 2 vào tháng 6/2014 của Tòa.

Như thế, Bắc Kinh trước hết muốn phủ nhận đang tồn tại một thủ tục tố tụng liên quan đến mình, và quan trọng hơn, muốn tạo ra "kênh riêng" để tự do diễn giải một số chủ đề pháp lý theo ý mình.

Tuyên bố phiên bản tiếng Anh của Trung Quốc gồm 6 phần, 93 điểm, dài tương đương hơn 27 trang A4 [1] với những diễn giải khá lạ lẫm, nhưng tựu trung gồm các lập luận chính:

Một, các kiến nghị pháp lý của Philippnes có mối quan hệ bản chất với và nhất thiết dẫn đến việc xác định chủ quyền đối với các thực thể địa chất biển và việc phân định biển, nên Tòa không có thẩm quyền xem xét theo quy định của Công ước Liên Hợp Quốc về Luật biển năm 1982 (UNCLOS).

Hai, vì Philippnes và Trung Quốc chưa hề đàm phán, thương lượng (negotiation) về tranh chấp trên biển, nên việc Manila khởi kiện đã vi phạm quy định của UNCLOS về việc chỉ được khởi kiện khi thương lượng thất bại và vi phạm cam kết trong Tuyên bố về ứng xử giữa các bên trên Biển Đông (DOC) về việc giải quyết tranh chấp qua thương lượng.

Theo tinh thần của UNCLOS, một quốc gia không được sử dụng cơ chế trọng tài bắt buộc (compulsory arbitral) khi chưa sử dụng các cơ chế trọng tài khác, nên vụ kiện của Philippines càng thiếu cơ sở.

Ba, theo quy định của UNCLOS, Trung Quốc được miễn ràng buộc với vụ kiện do có Tuyên bố bảo lưu năm 2006.

Lập luận "Một,... " ở trên là xương sống cho toàn bộ tuyên bố lập trường của Trung Quốc. Nước này sẽ có lý nếu kiến nghị của Philippines ít nhiều dẫn đến việc Tòa cần phải xác định một trong hai hoặc cả hai yêu tố là chủ quyền đối với các thực thể địa chất và đường ranh giới giữa các quốc gia trên biển.

Việc Philippines khởi kiện cũng sẽ là sai luật nếu trên thực tế đàm phán Trung Quốc - Philippnes về tranh chấp trên biển chưa được xúc tiến hoặc đang diễn ra mà không gặp bế tắc.

Chính vì thế trong tuyên bố lập trường, Trung Quốc bằng nhiều lý lẽ đã cố gắng phân tích, diễn giải rồi kết luận bản chất những kiến nghị của Philippines là vấn đề chủ quyền; đồng thời "chứng minh" những giao thiệp ngoại giao về tranh chấp biển giữa hai nước trong 20 năm qua không phải là "đàm phán", "thương lượng".

Nhưng chủ quyền cũng chính là khía cạnh mà Philippines rất lưu ý trong hồ sơ khởi kiện.

Ngay trong phần đầu của Tuyên bố khởi kiện, Manila khẳng định không chút mập mờ về việc kiến nghị Tòa đưa ra phán quyết cho 3 nội dung: (1) "Đường chín đoạn" của Trung Quốc không phù hợp với UNCLOS; (2) Quy chế pháp lý của các thực thể địa chất biển; (3) Philppines được hưởng quyền chủ quyền, quyền tài phán đối với vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa theo quy định của UNCLOS. [Điểm I.6.].[2]

Cẩn thận hơn, Manila khẳng định thêm rằng nước này không kiến nghị Tòa xác định chủ quyền đối với các đảo và các đường biên giới biển [Điển I.7].[3]

Bên cạnh đó, Tuyên bố khởi kiện của Philppines dành dung lượng từ Đoạn 25 đến Đoạn 30][4] để liệt kê và chứng minh các hoạt động đàm phán, thương lượng (thất bại) với Trung Quốc ít nhất từ năm 1995.

Điểm mấu chốt trong chiến thuật của Trung Quốc là quy kết "động cơ" của Philippines, đánh lạc hướng dư luận quốc tế, mà nếu được hưởng ứng, nó không chỉ mang lại lợi thế tuyên truyền cho Bắc Kinh mà còn có ý nghĩa là các quy định pháp lý được thừa nhận rộng rãi hiện nay đã bị hướng lái sang nội dung khác.

"Đòn đánh chặn" bất ngờ từ Washington

Khi Mỹ nhiều luần tuyên bố ủng hộ Philippines kiện Trung Quốc, ít ai nghi ngờ Washington sẽ tư vấn pháp lý, chia sẻ kinh nghiệm, cung cấp thông tin tình báo... một cách kín kẽ cho đồng minh, nhưng cũng ít người có thể hình dung ra việc Bộ Ngoại giao Mỹ sẽ công bố báo cáo " Ranh giới trên biển/Số 143/Trung Quốc: Các yêu sách biển trên Biển Đông" [5] hai ngày trước khi Trung Quốc ra tuyên bố lập trường.

Đây là món quà tuyệt vời của Washington dành cho Manila, bởi trong đó lần đầu tiên Chính quyền Mỹ nêu quan điểm chính thức về sự thiếu thuyết phục của "đường chín đoạn".

Không xác định chủ quyền và phân định biển, báo cáo phân tích cặn kẽ rồi kết luận "đường chín đoạn" thiếu cơ sở khoa học dù Trung Quốc sẽ diễn giải nó là đường tuyên bố về chủ quyền đối với các đảo trên Biển Đông và các vùng nước chúng được hưởng, đường biên giới quốc gia hay ranh giới vùng nước lịch sử.

Kết luận trên như một "đòn đánh chặn" nhằm vào Trung Quốc, bởi nó hiển hiện một thông điệp không chỉ với dư luận, với Bắc Kinh mà với cả các thẩm phán của Tòa: Báo cáo bác bỏ lập luận "Một,... " của Trung Quốc nêu trên bởi nó chứng minh được "đường chín đoạn" trái với UNCLOS trong khi vẫn giữ trung lập về vấn đề chủ quyền và ranh giới biển.

Bên cạnh đó, nhiều cách diễn giải trong báo cáo đã ngầm trả lời cho các kiến nghị số (2) và (3) của Philippines ở trên: Quốc gia ven Biển Đông có quyền thụ hưởng hầu như trọn vẹn vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý và thềm lục địa bởi hầu hết các cấu tạo địa chất trên biển ít có cơ sở được hưởng quy chế "đảo" theo Điều 121 UNCLOS.

Dư luận sẽ không ngạc nhiên khi báo cáo của Washington dự tính tương đối chuẩn xác các lập luận của Bắc Kinh và đưa ra được những phản bác có tính thuyết phục cao. Bởi đây không chỉ vì Philippines - đồng minh số một của Mỹ trong ASEAN, mà còn vì lợi ích quốc gia của Mỹ trên các vùng biển Châu Á.

Đã từ lâu Mỹ và Trung Quốc bất đồng về cách diễn giải và áp dụng luật pháp quốc tế về biển, trong đó có UNCLOS, dẫn đến những đối đầu đáng tiếc trên Biển Đông, như vụ va chạm giữa máy bay EP3 của Mỹ và J - 811 của Trung Quốc năm 2001, vụ đối đầu giữa tàu Impeccable của Mỹ và đội tàu Trung Quốc năm 2009 và mới đây là vụ máy bay Su - 27 bám quá sát máy bay P - 8 của Mỹ tháng 8/2014.

Giúp Philippines thắng kiện cũng là tự giúp Mỹ trong việc kiềm chế tham vọng diễn giải luật pháp quốc tế theo ý mình của Trung Quốc.

Tác động lớn nhất

Trong ít ngày tới, các thẩm phán của Tòa Trọng tài sẽ tìm hiểu các lập luận pháp lý liên quan vấn đề Biển Đông của Trung Quốc từ nhiều nguồn, mà Tuyên bố lập trường ở trên là một căn cứ quan trọng, để từ đó làm cơ sở chất vấn ngược lại Manila.

Thời gian để Philippines chuẩn bị và trả lời Tòa có thể kéo dài vài tháng. Sau đó, Tòa sẽ xem xét thẩm quyền của mình đối với vụ kiện. Nếu Tòa có thầm quyền, thời điểm Tòa đưa ra phán quyết cuối cùng về vụ kiện sớm hay muộn tùy thuộc vào tình hình thực tế, nhưng có thể muộn nhất vào cuối năm 2015 hoặc đầu năm 2016.

Theo đánh giá của Gregory B. Poling trong một bài viết trên CSIS.org ngày 09/12/2014 [6], phán quyết cuối cùng của Tòa, nếu có, khả năng sẽ là phán quyết có tác động lớn nhất kể từ khi một Tòa được thành lập theo UNCLOS. Bởi dù nội dung ra sao, nó sẽ ảnh hưởng đến lợi ích quốc gia của Trung Quốc, Mỹ, Philippines, Việt Nam, các quốc gia ASEAN khác có tranh chấp và nhiều nước liên quan trong khu vực.

Nếu phán quyết có lợi cho Philippines, bối cảnh sau vụ kiện sẽ mở ra nhiều cơ hội cho các quốc gia ASEAN khác, nhất là Việt Nam, trong việc bảo vệ chủ quyền biển đảo thông qua một cơ chế tài phán quốc tế.

Nếu diễn biến tố tụng của vụ kiện hoặc phán quyết cuối cùng của Tòa có lợi cho Trung Quốc, đây nhất định là một chỉ dấu nổi bật cho thấy sự thay đổi trong "luật chơi" quốc tế, ít nhiều bắt nguồn từ sự nổi lên của một cường quốc vừa thay thế Mỹ trở thành nền kinh tế lớn nhất thế giới.

Nguồn: BDN




[1] Xem thêm tại http://www.chinadaily.com.cn/china/2014-12/07/content_19037946.htm.

[2] Xem tài liệu tại địa chỉ: [size=11]https://www.google.com.vn/url?sa=t&rct=j&q=&esrc=s&source=web&cd=1&cad=rja&uact=8&ved=0CBsQFjAA&url=http%3A%2F%2Fwww.dfa.gov.ph%2Findex.php%2Fcomponent%2Fdocman%2Fdoc_download%2F56-notification-and-statement-of-claim-on-west-philippine-sea%3FItemid%3D546&ei=-XuIVPbMK-PTmgWAyoKYBA&usg=AFQjCNHII04H6rZcxRQcXNdbxoaA2SYQXQ&sig2=AegxTJckEpf-lX9a31fG4A

[3] Như 2.

[4] Như 2.

[5] Xem tại http://www.state.gov/documents/organization/234936.pdf.

[6] http://csis.org/publication/beijings-and-washingtons-dueling-south-china-sea-papers.
      
Cựu học viên
Cựu học viên Xuất sắc

Cấp bậc: Xuất sắc

Giới tính : Nam

Bài viết : 1328

Danh vọng : 2216

Uy tín : 54

Trung Quốc ráo riết vận động hành lang vụ kiện "đường lưỡi bò"

Ván bài “toà án quốc tế” và góc nhìn của Việt Nam Fieryr10Tàu Trung Quốc hồi tháng 4 hoạt động tại bãi Chữ Thập thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam. Ảnh: CSIS
VnExpress - Dù tuyên bố không chấp nhận phán quyết của Tòa trọng tài thường trực Liên Hợp Quốc và không tham gia vụ kiện của Philippines nhưng Trung Quốc vẫn đẩy mạnh "vận động hành lang" để giành giật lợi thế, chuyên gia nhận định.

Từ ngày 7/7, Tòa trọng tài thường trực Liên Hợp Quốc (PCA) tại The Hague, Hà Lan, bắt đầu mở phiên tranh tụng đầu tiên về vấn đề thẩm quyền của tòa và xem xét vụ kiện của Philippines đối với yêu sách "đường 9 đoạn" hay "đường lưỡi bò" của Trung Quốc ở Biển Đông. Bắc Kinh ngang nhiên tuyên bố có chủ quyền với khoảng 90% diện tích Biển Đông dựa trên "đường 9 đoạn" nước này tự đưa ra, đi vào sát bờ của các nước như Philippines, Việt Nam, Brunei và Malaysia.

Dù Trung Quốc liên tục tuyên bố không tham gia vụ kiện cũng như không chấp nhận phán quyết của PCA nhưng theo giới phân tích, Bắc Kinh vẫn tích cực "vận động hành lang" hòng giành về cho mình thật nhiều lợi thế. Đại sứ quán Trung Quốc tại The Hague còn thành lập hẳn một đường dây liên lạc chính thức với tòa án.

Sau khi kiểm tra lại các tuyên bố và quy định của PCA, hãng thông tấn Reuters xác định Trung Quốc có thể liên lạc với tòa án thông qua đại sứ quán ở The Hague. Tòa án này cũng thường cập nhật cho phía Trung Quốc các diễn biến mới nhất của quá trình xét xử cũng như những cơ hội để nộp tờ trình.

Chuyên gia pháp lý quốc tế và học giả nghiên cứu về Biển Đông cho biết, từ tháng 1/2013, khi Philippines đệ đơn lên PCA, đến nay, Trung Quốc vẫn theo dõi chặt chẽ mọi diễn biến của vụ kiện, đồng thời triển khai một cách hiệu quả những động thái không chính thức để xử lý tình hình.

"Có những dấu hiệu cho thấy hội đồng xét xử đang nghiêng sang hướng cân nhắc các lợi ích của Trung Quốc và dường như sẽ đưa ra một phán quyết ngang ngửa" cho cả đôi bên, ông Ian Storey, chuyên gia về Biển Đông tại Viện nghiên cứu Đông Nam Á, Singapore, nhận định.

Philippines cách đây hơn hai năm nộp đơn lên PCA đề nghị xác nhận "đường 9 đoạn" của Trung Quốc vi phạm Công ước Liên Hợp Quốc về Luật biển năm 1982 (UNCLOS). Nhưng Trung Quốc lại lập luận rằng bản chất của vụ kiện là về chủ quyền vì thế vấn đề trên không thuộc thẩm quyền của PCA. Do đó, phiên tranh tụng lần này trước hết nhằm giải quyết khúc mắc quanh việc PCA có quyền hạn xét xử đơn kiện của Manila hay không.

Theo ông Storey, quá trình tranh tụng về thẩm quyền của PCA nhiều khả năng sẽ khiến phán quyết cuối cùng của tòa án bị trì hoãn từ 6 tới 12 tháng, thậm chí là đến khi nhiệm kỳ của Tổng thống Phillipines Benigno Aquino kết thúc vào tháng 6 năm sau.

Điều này mang tới một bất lợi khác cho Philippines bởi ông Aquino là người ủng hộ mạnh mẽ và có vai trò rất quan trọng trong vụ kiện của Manila đối với Bắc Kinh. Ông từng khiến giới lãnh đạo Trung Quốc vô cùng tức giận khi so sánh hành vi bành trướng của nước này ở Biển Đông giống với hành động của phát xít Đức trong Thế chiến II. Tuy nhiên người được dự đoán sẽ kế nhiệm ông Aquino dường như có thái độ mềm mỏng hơn về ván đề này.

Trung Quốc được cho là sẽ bác bỏ đến tận cùng mọi phán quyết có lợi cho Philippines. Theo ông Zha Daojiong, nhà khoa học chính trị tại Đại học Bắc Kinh, chiến lược không theo vụ kiện sau đó phủ nhận mọi quyết định của tòa đã được Bắc Kinh lên kế hoạch từ trước. "Nếu không có sự tham gia của Trung Quốc, mọi phán quyết cũng chỉ như một ý kiến mà thôi", ông Zha bình luận.

Tuy nhiên, giới quan sát cho rằng việc "vận động hành lang" của Trung Quốc không thể khiến các thẩm phán ủng hộ Bắc Kinh hoàn toàn. "Họ sẽ công bằng hết mức có thể. Có lẽ họ đều hiểu rằng Trung Quốc sẽ soi mói từng câu chữ trong bản phán quyết cuối cùng", Reuters dẫn lời một chuyên gia pháp lý am hiểu vụ kiện, nhận xét.
      
      

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Về Đầu Trang  Thông điệp [Trang 1 trong tổng số 1 trang]

Quyền hạn của bạn

Bạn không có quyền trả lời bài viết
free counters



  • Đoàn Ngọc Khánh

    mobile phone 098 376 5575


    Đỗ Quang Thảo

    mobile phone 090 301 9666


    Nguyễn Văn Của

    mobile phone 090 372 1401


    IP address signature
    Free forum | ©phpBB | Free forum support | Báo cáo lạm dụng | Thảo luận mới nhất