Change background image
LOVE quotion

Bắt đầu từ 4.53' thứ Hai ngày 17/10/2011


You are not connected. Please login or register

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Go down  Thông điệp [Trang 1 trong tổng số 1 trang]

OLD
OLD Developer

Cấp bậc: Developer

Giới tính : Nam

Bài viết : 750

Danh vọng : 1243

Uy tín : 16

Nhân kỷ niệm 34 năm ngày chiến thắng của nhân dân Campuchia (7.1.1979 - 7.1.2013), diễn đàn LQ2 xin đăng lại bài viết trên báo Đất Việt về hồi ức của Thủ tướng Hun Sen nhằm tái hiện lại quãng thời gian bi tráng vốn rất ít người được biết.

Cuộc đào thoát lịch sử
Đăng lúc 9:03 AM, 04/01/2012
(Đất Việt) Tại xã Long Giao, huyện Cẩm Mỹ, tỉnh Đồng Nai, ngày 2.1.2012 trong Lễ khánh thành Khu di tích lịch sử địa điểm thành lập đoàn 125, tiền thân của Lực lượng vũ trang cách mạng đoàn kết cứu nước Campuchia, lực lượng nòng cốt trong cuộc chiến đấu tiêu diệt tập đoàn Pol Pot, Thủ tướng Hun Sen đã đọc một bài diễn văn cảm động, như một biên niên sử về cuộc hành trình đầy gian khổ, đưa đất nước Campuchia thoát khỏi họa diệt chủng.

Hồi ức của Thủ tướng Hun Sen Hunsen10
Đoàn 125 được thành lập (Ảnh tư liệu)
“Trước khi nói về ngày vui sau 33 năm đất nước Campuchia thoát khỏi chế độ diệt chủng, cho phép chúng tôi được nhắc lại lịch sử hình thành Lực lượng vũ trang đoàn kết cứu nước Campuchia”. Thủ tướng Hun Sen đã mở đầu phần phát biểu của mình như vậy.Bối cảnh ra đời Lực lượng vũ trang đoàn kết cứu nước Campuchia đồng thời với những ngày đen tối, khi chế độ diệt chủng Pôn Pốt đã được hình thành trên cả nước. Một chế độ không trường học, không chợ búa, không dùng tiền, người dân bị cưỡng bức lao động, chung sống trong các công xã... Chúng dùng rìu búa sát hại từ người già đến trẻ em như thời trung cổ.

Sẵn sàng... chết

Ôn lại những ngày đen tối dưới chế độ diệt chủng, Thủ tướng Hun Sen, nói: “Trước tình hình đất nước và nhân dân Campcuchia lâm vào thảm họa, bản thân tôi không có sự lựa chọn nào khác ngoài 2 sự lựa chọn là: Thứ nhất, đứng lên đấu tranh vũ trang chống lại chế độ Pôl Pốt dưới sự lãnh đạo trực tiếp của tôi, lực lượng vũ trang này khoảng 2.000 người tấn công đánh chiếm huyện Mê Mốt, tỉnh Kampong Cham và huyện Snuôn, tỉnh Croche để làm căn cứ đấu tranh vũ trang, nhưng tôi dự đoán được sự kiện này rất nguy hiểm, nếu có tình huống xảy ra khó có thể cứu vãn được trong một tháng và sẽ bị Pôl Pốt dìm trong biển máu. Thứ hai, tôi phải ly khai chạy sang Việt Nam và đề nghị Việt Nam giúp đỡ tổ chức phong trào kháng chiến giải phóng đất nước vì khi ấy tôi đã nhận được thông tin một số người Campuchia chạy sang tị nạn. Lúc đó tôi nghĩ sự lựa chọn thứ hai này tốt hơn, nhưng...”

Tốt hơn thật, nhưng vẫn nhiều yếu tố rủi ro, vì trước đó, bọn Pôl Pốt đã từng đánh vào một số vùng đất của Việt Nam, giết hại dân lành rất dã man, khiến người dân Việt Nam căm thù... Chính điều này đã khiến ông Hun Sen không khỏi lo lắng: “Tôi luôn tự hỏi liệu mình có bị chết khi qua biên giới Campuchia - Việt Nam do giẫm phải mìn của đơn vị biên phòng Việt Nam hay không? Liệu mình có bị bắt giam do vượt biên trái phép hay không? Liệu Việt Nam có tin mình và đồng ý giúp đỡ mình hay không trong khi Việt Nam vẫn đang quan hệ ngoại giao với Campuchia dân chủ? Và suy nghĩ cuối cùng của tôi là liệu Việt Nam có thể bắt mình giao cho Pôl Pốt hay không?”
Nhiều yếu tố rủi ro, nhưng trong hoàn cảnh ấy, muốn có đủ khả năng chiến đấu và chiến thắng, chống lại họa diệt chủng, ông Hun Sen đã chọn con đường thứ hai. Để ứng phó với các tình huống trên, ông đã chuẩn bị cho mình 12 cây kim và sẵn sàng tự sát nếu bị Việt Nam bắt giao cho Pôl Pốt.

Hồi ức của Thủ tướng Hun Sen Img_2910
Thủ tướng Campuchia Hunsen tại Lễ khánh thành Khu di tích lịch sử địa điểm thành lập đoàn 125,
tiền thân của Lực lượng vũ trang cách mạng đoàn kết cứu nước Campuchia hôm 2/1/2012.
Việt Nam bầu bạn

Lúc 21g ngày 20.6.1977, ông Hun Sen rời bỏ quê hương trong đau xót và nước mắt, để lại người vợ thân yêu đang mang thai 5 tháng. “Tôi bắt đầu đặt cược tính mạng của mình để tiến hành một cuộc đấu tranh”, Thủ tướng Hun Sen nói. Khoảng 2 giờ ngày 21.6.1977, ông cùng 4 cán bộ khác vượt biên giới sang Việt Nam và đến 14g cùng ngày nhóm của ông đã vào đến ấp Hoa Lư, xã Lộc Hòa, tỉnh Bình Phước. Tại đây ông đã được nhân dân và du kích niềm nở đón tiếp. “Đây là lần đầu tiên sau nhiều năm chúng tôi được ăn cơm, vì ở Campuchia khẩu phần ăn hàng ngày của chúng tôi là cháo”, ông Hun Sen nhớ lại. Và cũng ngay tối hôm đó, nhóm của ông được đưa về huyện Lộc Ninh. Sau đó, chiều 22.6.1977 ông và đồng sự được đưa tiếp về tỉnh Sông Bé.

Nhớ lại giai đoạn này, ký ức trong Thủ tướng Hun Sen vẫn đậm độ: “Thật sự chúng tôi là những người vượt biên trái phép và lúc đó phía Việt Nam cũng chưa biết chúng tôi có ý định tốt hay xấu, nhất là trong bối cảnh Pôn Pôt coi Việt Nam là kẻ thù số 1. Nhưng điều mà chúng tôi không ngờ đến là Việt Nam không coi chúng tôi là kẻ thù, chúng tôi không bị còng tay, không bị khám xét, không bị phân biệt hay có những lời nói đố kỵ đối với chúng tôi mà ngược lại chúng tôi được cung cấp lương thực, quan tư trang, thuốc lá, thuốc chữa bệnh... Mặc dù khác nhau về sắc tộc và bản thân chúng tôi là những người vượt biên trái phép, người dân Việt Nam cũng chưa biết chúng tôi là người tốt hay người xấu nhưng họ đã thể hiện tấm lòng nhân ái, tính nhân văn, tôn trọng nhân quyền. Tôi coi Việt Nam là quốc gia kiểu mẫu, khác hẳn những gì mà bọn Pôl Pốt đã hành động, vượt biên bắt người dân Việt Nam làm ăn ở khu vực biên giới tra tấn, hỏi cung và sát hại”.

Kỳ tới: Kế hoạch hoàn hảo
Đọc thêm bài Hun Sen - nhân vật xuất chúng của Campuchia
Nhà văn An Bình Minh (thực hiện)
http://www.cuuhvlq2.tk
      
OLD
OLD Developer

Cấp bậc: Developer

Giới tính : Nam

Bài viết : 750

Danh vọng : 1243

Uy tín : 16

Gặp 2 vị tướng Việt
Đăng lúc 8:55 AM, 05/01/2012
(Đất Việt) Mọi lo lắng rủi ro tiêu tan. Được sự giúp đỡ của Đảng, Nhà nước và Quân đội nhân dân Việt Nam, ông Hun Sen và đồng sự tập trung bắt tay vào hoạch định kế sách xây dựng lực lượng chiến đấu, cứu nước.

Hồi ức của Thủ tướng Hun Sen Kehoac10
Đại tướng Phùng Quang Thanh, Bộ Trưởng Bộ Quốc Phòng và Đại tướng Phạm Văn Trà,
nguyên Bộ trưởng Bộ Quốc Phòng trò chuyện với các tướng lĩnh Campuchia

Ảnh: Thiên Trường
Trong những ngày đầu đến Việt Nam, khi được hỏi về thông tin tình hình chính trị, quân sự, kinh tế - xã hội Campuchia từ cơ sở đến Trung ương, ông Hunsen đã reo lên sung sướng. Đây cũng chính là nguyên vọng của ông. Ông muốn cho cấp lãnh đạo Việt Nam biết đến những hiểm họa đã và đang diễn ra tại Campuchia, đe dọa tính mạng của từng người dân Campuchia lương thiện và uy hiếp nghiêm trọng đến an ninh, chủ quyền lãnh thổ của Việt Nam.

Giờ phút quý giá

Nhớ lại những ngày này, ông Hunsen như vẫn còn nguyên cảm xúc vui sướng. Ông cho biết, ông rất hứng thú trong việc trả lời các câu hỏi theo cách thảo luận giữa ông và các cấp lãnh đạo Việt Nam, vì nó đúng với dự tính ban đầu của ông, muốn cho cấp lãnh đạo Việt Nam hiểu về tình hình Campuchia, và bởi ông cho rằng chỉ có Việt Nam, chỉ có Việt Nam mới có thể giúp được nhân dân Campuchia.

Qua nhiều lần trao đổi, ông đã thức trắng đêm để viết 2 bản báo cáo và hôm sau, ngày 9.7.1977, ông lại viết tiếp một bức thư nữa gửi cho lãnh đạo cao cấp của Việt Nam. Thủ tướng Hunsen hồi tưởng: “Những nỗ lực của tôi và cộng sự thật không vô ích vì lãnh đạo cấp cao đã đọc báo cáo và thư của tôi, rồi sau đó ngày 27.9.1977, tôi đã gặp trực tiếp Đại tướng Văn Tiến Dũng, Ủy viên Ban chấp hành Trung ương ĐCS Việt Nam, Tổng tham mưu trưởng QĐND Việt Nam ở TP.HCM trong thời gian 2 giờ 40 phút (từ 8g đến 10g40).

Trong cuộc gặp này ông đã nói với tôi rằng ông đã đọc báo cáo và ý kiến của tôi. Cuộc gặp giữa tôi với ngài Văn Tiến Dũng có ý nghĩa rất quan trọng đối với sự nghiệp của dân tộc Campuchia.

Mặc dù chưa giải quyết được vấn đề cụ thể, nhưng ông ấy đã nói với tôi rằng đồng chí còn rất trẻ, tương lai còn dài. Hãy giữ bí mật, quan tâm theo dõi tình hình, học tập và cuối cùng ông nói là chúc đồng chí mạnh khỏe, hãy tin vào tương lai.

Lời căn dặn và lời chúc của ông Văn Tiến Dũng mang lại cho tôi rất nhiều hy vọng, vấn đề còn lại là thời gian. Cấp lãnh đạo Việt Nam ngày càng hiểu rõ về hành động tàn bạo của bọn Pôl Pốt trước những cuộc tấn công của bọn chúng chống lại nhân dân Việt Nam, đặc biệt là ở tỉnh Tây Ninh, bọn chúng đã tàn sát và làm bị thương rất nhiều người. Các cuộc tấn công của bọn Pôl Pốt vào lãnh thổ Việt Nam ngày càng ác liệt hơn đã buộc Việt Nam phải phản công để tự vệ”.

Cơ hội vàng

Thời gian sau đó, tháng 12.1977, ông Hunsen đã có dịp thâm nhập vào huyện Mê Mốt để tìm vợ và con, nhưng thật không may ông không tìm thấy và cũng không biết tin tức họ còn sống hay đã chết.

Cũng trong dịp này, ông đã gặp nhân dân, biết được tâm tư, tình cảm và lòng căm thù bọn diệt chủng Pôn Pốt và cũng đã đề nghị phía Việt Nam cho phép nhân dân Campuchia đang bị uy hiếp tính mạng sang Việt Nam tị nạn. Phía Việt Nam đã đồng ý đề nghị của ông và số người Campuchia chạy sang Việt Nam sau đó đã lên tới hàng chục ngàn người. Đây cũng chính là nguồn nhân lực để xây dựng lực lượng vũ trang sau này.

Ngay sau đó, từ tháng 12 đến tháng 2.1978 Việt Nam đã tạo điều kiện cho một số cán bộ tị nạn ở Việt Nam được đến gặp gỡ và làm việc với ông Hunsen. Và một lần nữa, tháng 3.1978, ông Hunsen lại được tạo điều kiện bí mật trở về nước nắm tình hình.

“Những gì đã làm cho tôi xúc động đến rơi nước mắt đó là vào tháng 4.1978, tôi và ngài Mia Huôn được gặp Thượng tướng Trần Văn Trà, Tư lệnh kiêm Chính ủy Quân khu 7 Việt Nam tại Bộ Tư lệnh Quân khu 7. Trong cuộc gặp đó, thượng tướng Trần Văn Trà đã nói với tôi và ngài Mia Huôn rằng Việt Nam quyết định sẽ giúp đỡ các đồng chí Campuchia tổ chức xây dựng lực lượng vũ trang để giải phóng đất nước, Việt Nam sẽ giúp đỡ huấn luyện quân sự, cung cấp vũ khí và hậu cần, còn vấn đề chỉ đạo về mặt chính trị là do các đồng chí Campuchia chịu trách nhiệm.

Đây là câu trả lời mà tôi đã chờ đợi từ khi tôi đến Việt Nam bởi nó là đề nghị của tôi, của những người Campuchia đang tị nạn ở Việt Nam, cũng như là nguyện vọng tha thiết của toàn thể nhân dân Campuchia, cho phép nhân dân Campuchia được tịn nạn ở Việt Nam, và tạo điều kiện cho các phong trào đấu tranh của những người đang tị nạn ở Việt Nam xây dựng và củng cố để tiến hành cuộc đấu tranh giải phóng đất nước thoát khỏi chề độ diệt chủng Pôl Pốt”.

Kỳ tới: Sự nghiệp lớn
Đọc thêm bài Hun Sen - nhân vật xuất chúng của Campuchia
Nhà văn An Bình Minh (thực hiện)
http://www.cuuhvlq2.tk
      
OLD
OLD Developer

Cấp bậc: Developer

Giới tính : Nam

Bài viết : 750

Danh vọng : 1243

Uy tín : 16

Cuộc gặp với với Tư lệnh Lê Đức Anh và "chiến lược gia" Lê Đức Thọ
Đăng lúc 9:03 AM, 06/01/2012
(Đất Việt) “Cơ hội vàng đã đến trong quá trình tiến tới giải phóng dân tộc, nhưng gánh nặng đã đè lên vai người thanh niên đã mất một mắt chưa đầy 26 tuổi là tôi, Hun Sen”, nhớ về những ngày tháng 5.1978, Thủ tướng Hun Sen nói.

Hồi ức của Thủ tướng Hun Sen Hunsen11
Thủ tướng Hun Sen vui mừng gặp lại Chủ tịch nước Lê Đức Anh (Ảnh Thiên Trường)
Đây là công việc mới nhưng là thời cơ đối với ông Hun Sen và các đồng chí. Ông tự nhủ, dù bất cứ hoàn cảnh nào, khó khăn nào ông cũng phải làm vì đất nước và nhân dân Campuchia. Công việc đầu tiên là viết tài liệu dùng để giáo dục cho quân đội về chính trị tư tưởng, tổ chức kỷ luật... bên cạnh sự cố gắng, nỗ lực của cán bộ, chiến sĩ Campuchia, ông còn được sự hỗ trợ, giúp đỡ tích cực từ phía bạn Việt Nam.

Thành lập Đoàn 125

Ngày 12.5.1978, “Lực lượng vũ trang đoàn kết cứu nước Campuchia” (LLVTĐKCN) chính thức ra đời do ông Hun Sen là chỉ huy quân sự và chính trị; ngài Hem Samin là chỉ huy phó, phụ vũ trang trách hậu cần, tài chính. Cùng ngày, Tổ chức của ông đã thành lập đoàn 125 với 200 chiến sĩ. Sau 1 tháng huấn luyện, đơn vị này được chia thành 2 bộ phận.

Bộ phận thứ nhất biên chế thành 12 đội, mỗi đội có từ 10 - 15 người xâm nhập và nội địa tiến hành họat động vũ trang. Bộ phận thứ 2 vẫn ở lại Long Giao để chuẩn bị quay về Campuchia thành lập các đơn vị mới khác.

Trong tháng 6 và 7.1978 “Lượng vũ trang đoàn kết cứu nước Campuchia” đã thành lập tiếp tiểu đoàn 246, tiểu đoàn 207, tiểu đoàn 15. Và sau đó, đã thành lập 14 tiểu đoàn (có 1 tiểu đoàn nữ), 100 đội hoạt động vũ trang xung quanh sở chỉ huy, gồm các bộ phận tham mưu, chính trị, hậu cần - tài chính, 1 đại đội đặc nhiệm, đại đội quân y và 1 đội văn nghệ.

Ông Hun Sen nhớ lại: “Việc xây dựng lực lượng gấp rút như vậy gặp rất nhiều khó khăn về mặt nhân sự, như chỉ huy cấp trung đội, cấp đại đội và tiểu đoàn, cách thức giải quyết vấn đề này không ngoài số sĩ quan và hạ sĩ quan của Campuchia đã được bạn Việt Nam đào tạo giúp, bằng cách tập hợp số anh em này từ khắp nơi về, cố gắng tuyển chọn một số thanh niên mà trước đây đã được tuyển chọn, thăng quân hàm sau đó điều về đơn vị mới cho giữ chức tiểu đội trưởng, trung đội trưởng và cử 202 cán bộ sang huấn luyện tại trường hạ sĩ quan Bà Rịa (Việt Nam) để sau này đề bạt họ lên giữ chức đại đội trưởng và tiểu đoàn trưởng. Riêng y bác sĩ chúng tôi cũng đã cho mở trường y ngay tại trại ở Long Giao”.

Xây dựng lực lượng chính trị

Cùng với thời điểm ông Hun Sen và các đồng chí của mình xây dựng lực lượng tại Long Giao, thành lập lực lượng vũ trang tại biên giới Campuchia - Việt Nam, chuẩn bị điều kiện, từng bước chuyển vào trong nội địa thì nhận được tin vui về cuộc nổi dậy của quân đội và nhân dân ở khu Đông do Samdech Hêng Som Rin, Samdech Chia Xim lãnh đạo.

Sự kiện này đã tạo điều kiện cho lực lượng của ông Hun Sen phối hợp đánh chiếm huyện Mê Mốt, huyện Snuôn và một số địa bàn khác thuộc các ấp, xã tiếp giáp biên giới Việt Nam từ tỉnh Kratié, Kampong Cham, đến Prây Veng, Svai Rieng và một số địa bàn thuộc các huyện của tỉnh Kampong Chàm từ giữa năm 1978.

Hồi ức của Thủ tướng Hun Sen Huanlu10
Huấn luyện bắn súng tiểu liên AK (Ảnh Tư liệu)
Tình hình tiến triển nhanh chóng, nhưng LLVTĐKCN chỉ có quân đội, chưa có tổ chức về chính trị để lãnh đạo cuộc kháng chiến. “Chính vì vậy - ông Hun Sen, cho biết - tôi khẩn thiết đề nghị phía bạn Việt Nam giúp đỡ, tạo điều kiện cho tôi được gặp Samdech Hêng Som Rin, Samdech Chia Xim và cấp lãnh đạo của các phong trào đấu tranh khác nhằm thống nhất lực lượng và thành lập một tổ chức chính trị để lãnh đạo cuộc đấu tranh.

Chiều 7.11.1978, ngài Lê Đức Anh, Tư lệnh kiêm Chính ủy Quân khu 7 là nhân vật đóng vai trò quan trọng nhất trong việc xây dựng lực lượng vũ trang do tôi lãnh đạo, đã mời 7 người chúng tôi ăn cơm chiều tại TP.HCM, khi đó ngài Lê Đức Anh có nói với chúng tôi rằng: Sáng mai (8.11.1978) các đồng chí sẽ gặp đồng chí Lê Đức Thọ, Ủy viên Bộ Chính trị Đảng Cộng sản Việt Nam. Đây là một tin rất vui cộng với thức ăn, rượu, thuốc lá rất ngon. Ngay tối hôm đó, tôi đã chuẩn bị điều kiện để thảo luận những việc cần làm trong thời gian tiếp theo”.

Sáng 8.11.1978, theo lịch, cả 7 người trong ban lãnh đạo của ông Hun Sen đã thảo luận, trao đổi ý kiến với đồng chí Lê Đức Thọ. Tại đây, ông Hun Sen với thông tin biết được của mình, đã không khỏi vui mừng, nhận định: “Ông Lê Đức Thọ là một nhà chiến lược của Việt Nam, và thông qua cuộc thảo luận tôi có thể khẳng định được rằng đất nước Campuchia sẽ được giải phóng trong thời gian sắp tới”.

Kỳ cuối: Trở về quê hương chiến đấu
Đọc thêm bài Hun Sen - nhân vật xuất chúng của Campuchia
Nhà văn An Bình Minh (thực hiện)
http://www.cuuhvlq2.tk
      
OLD
OLD Developer

Cấp bậc: Developer

Giới tính : Nam

Bài viết : 750

Danh vọng : 1243

Uy tín : 16

Chiến thắng
Cập nhật lúc :9:28 AM, 07/01/2012
(Đất Việt) Ngày 22.11.1978, một sự kiện lịch sử đã diễn ra đó là cuộc gặp cấp lãnh đạo của 4 trong số 5 nhóm đấu tranh, nhóm của ngài Sai Phu Thong, Tia Banh không đến được do phải giữ bí mật, vì đang ở nước ngoài. Kể từ đó, các ông Hunsen, Samdech Hêng Som Rin, Samdech Chia Xim cùng các nhà lãnh đạo khác, sát cánh bên nhau xây dựng lực lượng và chiến đấu.

Hồi ức của Thủ tướng Hun Sen Hunsen12

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và Thủ tướng Hun Sen.
Tháng 11.1978, 8 nhà lãnh đạo của 4 phong trào đấu tranh (mỗi phong trào có 2 đại diện) đã cùng nhau họp cả ngày lẫn đêm nhằm soạn thảo một Cương lĩnh chính trị của mặt trận với tên gọi là Mặt trận đoàn kết cứu nước Campuchia.

Thoát khỏi chế độ diệt chủng

Quá trình soạn thảo Cương lĩnh, các nhà lãnh đạo phong trào nhận thấy tên gọi Mặt trận đoàn kết cứu nước Campuchia phù hợp với tên gọi Lực lượng vũ trang đoàn kết cứu nước Campuchia, vì vậy rất thuận lợi, không phải đổi tên quân đội theo tên Mặt trận là tổ chức chính trị sắp được thành lập.

Và Cương lĩnh chính trị Mặt trận đoàn kết cứu nước Campuchia đã được thông qua tại đại hội mặt trận diễn ra trong 4 ngày, từ 27 đến 30.11.1978 để rồi cuối cung đã cùng chính thức ra mắt ngày 2.12.1978 tại vùng giải phóng thuộc huyện Snuôn, tỉnh Croche. Sỹ quan nhận cờ từ Chủ tịch mặt trận Samdech Hêng Som Rin là tướng Kiên Sa Vuth, hiện là Phó tổng tư lệnh Quân đội hoàng gia, khi đó là tiểu đoàn trưởng tiểu đoàn 2.

Trong thời gian tiếp theo, được sự giúp đỡ của quân tình nguyện Việt Nam, ngày 7.1.1979, Campuchia đã được giải phóng thoát khỏi chế độ diệt chủng Pôl Pốt. Trong đó lực lượng quân đội được xây dựng tại đây đã hăng say chiến đấu và phục vụ chiến đấu, xây dựng Nhà nước, chính quyền địa phương, phong trào quần chúng và giải quyết đời sống cho nhân dân.

Trưởng thành trong máu lửa

Trải qua giai đoạn vừa chiến đấu vừa xây dựng lực lượng, lực lượng vũ trang của Mặt trận ta đã trưởng thành lớn mạnh, xây dựng thêm các đơn vị điều đến hầu hết các tỉnh trong cả nước. Thành phố Phnom Penh được tiếp nhận 4 tiểu đoàn, còn lại mỗi tỉnh nhận 1 tiểu đoàn, riêng tỉnh lớn là Kampong Cham được tiếp nhận 2 tiểu đoàn.

Các tiểu đoàn này làm cơ sở xây dựng lực lượng quân sự địa phương và các Trung đoàn chủ lực; đồng thời làm cơ sở xây dựng các quân, binh chủng khác như: Hải quân, Lục quân, Không quân cũng như các đơn vị chuyên ngành khác như xe tăng, pháo binh, phòng không, công binh, hậu cần, tài chính... và một số đơn vị khác phục vụ ở cơ quan dân sự như giáo dục, tài chính, nông nghiệp, công nghiệp, ngoại giao và một số khác trở thành bộ trưởng, thứ trưởng, quốc vụ khanh, phó quốc vụ khanh, đại sứ, hạ nghị sỹ, thượng nghị sỹ, tỉnh trưởng, phó tính trưởng, thị trưởng, phó thị trưởng và một số khác đang phục vụ trong hàng ngũ quân đội, vệ binh, công an quốc gia hiện nay và trong tương lai.

“Tôi nói nhiều về việc thành lập lực lượng vũ trang đoàn kết cứu nước Campuchia là một phần của phong trào chung trong việc giải phóng đất nước khỏi chế độ Pol Pot. Đây là một phần của lịch sử không thể lãng quên để nhắc nhở cho con cháu các thế hệ mai sau hiểu cả về lịch sử Campuchia và Việt Nam.

Nhân dịp này, tôi chân thành cảm ơn trước Đảng, Chính phủ, quân đội và nhân dân Việt Nam nói chung, tôi cũng xin bày tỏ lời cảm ơn riêng đặc biệt tới ngài Lê Đức Anh, ngài Lê Khả Phiêu, ngài Nam Phong, Ba Cung, Ba Hên, Châu Ba... cùng cấp lãnh đạo khác đã chia ngọt sẽ bùi giúp chúng tôi về mọi mặt để chúng tôi có được ngày hôm nay và đây cũng chính là hạt giống vô cùng quý giá đối với đất nước Campuchia trong suốt quãng thời gian 33 năm qua”, Thủ tướng Hun Sen, phát biểu.


“Sự kiện thành lập đoàn 125 đã đáp ứng yêu cầu tất yếu của lịch sử, tạo ra sự chuyển biến mang tính bước ngoặt trong cuộc đấu tranh của nhân dân Campuchia nhằm xóa bỏ chế độ diệt chủng Pôn Pốt... Đoàn 125, một biểu tượng cho tinh thần yêu nước bất khuất của Thủ tướng Hunsen, của cán bộ chiến sĩ Campuchia và cũng là một minh chứng lịch sử, biểu tượng sáng ngời về tinh thần tương thân, tương ái, tình đoàn kết chiến đấu, hoạn nạn có nhau của quân và dân hai nước Việt Nam - Campuchia chúng ta”.
(Phát biểu của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng ngày 2.1.2012
tại Lễ khánh thành Khu di tích lịch sử địa điểm thành lập Đoàn 125)
Đọc thêm bài Hun Sen - nhân vật xuất chúng của Campuchia
Nhà văn An Bình Minh (thực hiện)
Đọc thêm : Thủ tướng Hun Sen cảm ơn Việt Nam
http://www.cuuhvlq2.tk
      
OLD
OLD Developer

Cấp bậc: Developer

Giới tính : Nam

Bài viết : 750

Danh vọng : 1243

Uy tín : 16

Cảm ơn Việt Nam
Đăng lúc 9:08 AM, 03/01/2012
(Đất Việt) "Chúng tôi xin luôn ghi nhớ và xin hứa sẽ xây dựng đất nước ngày càng phồn thịnh hơn, cũng như vun đắp cho tình đoàn kết vĩ đại, sắt son Campuchia - Việt Nam và quyết ngăn chặn bóng tối trong quá khứ một lần nữa quay trở lại đất nước Campuchia”.

Hồi ức của Thủ tướng Hun Sen Hunsen

Thủ tướng Campuchia Hun Sen và Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tại buổi lễ.
“Tôi chân thành cảm ơn Đảng, Chính phủ, quân đội và nhân dân Việt Nam nói chung, tôi cũng xin bày tỏ lời cảm ơn riêng đặc biệt tới ngài Lê Đức Anh, ngài Lê Khả Phiêu, ngài Nam Phong, Ba Cung, Ba Hên, Châu Ba... cùng cấp lãnh đạo khác đã chia ngọt, sẻ bùi, giúp chúng tôi về mọi mặt để có được hôm nay và đây cũng chính là hạt giống vô cùng quý giá đối với đất nước Campuchia trong suốt 33 năm qua. Tôi và phu nhân cùng tất cả những người Campuchia có mặt ở đây xin kính cẩn nghiêng mình trước anh linh 49 chiến sĩ Campuchia đang yên nghỉ tại đây và chiến sỹ vô danh khác đã anh dũng hi sinh tính mạng của mình vì sự nghiệp giải phóng đất nước. Chúng tôi xin luôn ghi nhớ và xin hứa sẽ xây dựng đất nước ngày càng phồn thịnh hơn, cũng như vun đắp cho tình đoàn kết vĩ đại, sắt son Campuchia - Việt Nam và quyết ngăn chặn bóng tối trong quá khứ một lần nữa quay trở lại đất nước Campuchia”.

Đó là phát biểu của Thủ tướng Campuchia Hun Sen sáng 2/1 tại Lễ khánh thành Khu di tích lịch sử địa điểm thành lập Đoàn 125 - tiền thân của Lực lượng vũ trang Cách mạng đoàn kết cứu nước Campuchia, kỷ niệm 33 năm ngày giải phóng Campuchia thoát khỏi chế độ diệt chủng Pôl Pốt (7.1.1979 – 7.1.2012) tại xã Long Giao, huyện Cẩm Mỹ, tỉnh Đồng Nai. Tới dự lễ có Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và phu nhân; nguyên Tổng Bí thư Lê Khả Phiêu, nguyên Chủ tịch nước Lê Đức Anh cùng nhiều thành viên chính phủ, các tướng lĩnh, sĩ quan quân đội...Phát biểu tại buổi lễ, Thủ tướng Hun Sen đã ôn lại những kỷ niệm của một thời không thể nào quên. Tháng 6.1977, trước nạn diệt chủng Pôl Pốt, ông đã cùng 4 cộng sự chạy sang lánh nạn tại Việt Nam. Được sự giúp đỡ nhiệt tình, vô tư của Đảng, Nhà nước, Quân đội Việt Nam và quân dân tỉnh Đồng Nai, ngày 12.5.1978, cán bộ, chiến sĩ Campuchia đã tập hợp thành lập Đoàn 125, dưới sự lãnh đạo của ông Hun Sen - tiền thân của Lực lượng vũ trang đoàn kết cứu nước Campuchia. Lực lượng này đã sát cánh cùng quân tình nguyện Việt Nam, lập những chiến công oanh liệt, góp phần làm nên chiến thắng lịch sử ngày 7.1.1979, đem lại sự hồi sinh cho dân tộc Campuchia. “Tôi nói nhiều về việc thành lập Lực lượng vũ trang đoàn kết cứu nước Campuchia là một phần của phong trào chung trong việc giải phóng đất nước khỏi chế độ Pôl Pốt, đây là một phần của lịch sử không thể lãng quên để nhắc nhở cho con cháu các thế hệ mai sau hiểu cả về lịch sử Campuchia và Việt Nam”, Thủ tướng Hun Sen nói.

Phát biểu tại buổi lễ, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nhấn mạnh: “Sau Đại thắng mùa xuân 1975, Đảng, Nhà nước và nhân dân Việt Nam với tình cảm thủy chung, trong sáng luôn mong muốn và làm hết sức mình để tiếp tục phát triển quan hệ hữu nghị truyền thống với Campuchia. Tuy nhiên, chế độ diệt chủng Pôl Pốt đã phá hủy mối quan hệ tốt đẹp, tình hữu nghị truyền thống giữa hai nước và hai dân tộc chúng ta. Đồng thời chế độ Pôl Pốt đã tước đoạt một cách tàn bạo quyền công dân, kể cả quyền sống của hàng triệu người dân Campuchia, đưa đất nước Campuchia đứng trước thảm họa diệt chủng. Hàng trăm nghìn người dân Campuchia đã phải rời quê hương chạy sang Việt Nam để lánh nạn. Trong tình cảnh đầy phức tạp và nguy hiểm đó, nhân dân Campuchia luôn bày tỏ mong muốn nhận được sự ủng hộ và trợ giúp hiệu quả của nhân dân Việt Nam”.

Chia vui trước thành quả 33 năm kiến thiết xây dựng đất nước Campuchia, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng khẳng định: “Chiến thắng ngày 7.1.1979 có ý nghĩa hết sức trọng đại, trước hết là đối với sự tồn vong và phát triển thịnh vượng của dân tộc Campuchia. Đây cũng là thắng lợi chung của hai dân tộc, khép lại một trang lịch sử đau thương, mở ra một thời kỳ mới của sự hợp tác và phát triển giữa hai nước. Sự kiện thành lập Đoàn 125 đã đáp ứng yêu cầu tất yếu của lịch sử, tạo ra sự chuyển biến mang tính bước ngoặt trong cuộc đấu tranh của nhân dân Campuchia nhằm xóa bỏ chế độ diệt chủng Pôl Pốt, đem lại sự hồi sinh cho dân tộc Campuchia và vĩnh viễn ngăn ngừa chế độ diệt chủng quay trở lại”.

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cũng yêu cầu Quân khu 7, Sư đoàn 302 cùng chính quyền, nhân dân địa phương tiếp tục giữ gìn, tôn tạo khu di tích luôn xứng đáng là khu di tích lịch sử cấp quốc gia của Việt Nam và là biểu tượng đặc biệt của tình hữu nghị truyền thống giữa hai dân tộc Việt Nam - Campuchia. Trước đó, Bộ VH-TT-DL đã công bố quyết định xếp hạng khu di tích Đoàn 125 là Khu di tích lịch sử cấp quốc gia.

Đọc thêm bài Hun Sen - nhân vật xuất chúng của Campuchia
An Bình Minh - Thiên Trường
http://www.cuuhvlq2.tk
      
OLD
OLD Developer

Cấp bậc: Developer

Giới tính : Nam

Bài viết : 750

Danh vọng : 1243

Uy tín : 16

Để kết thúc chủ đề "Hồi ức của Hun Sen", chúng ta hãy nghe bài phỏng vấn Trung tướng Lê Nam Phong, nguyên Hiệu trưởng trường SQLQ2, người đã từng tham gia 2 cuộc kháng chiến của dân tộc và sau đó giúp bạn Campuchia.

(SGGP) Ngày 7-1-1979, với sự giúp đỡ của quân tình nguyện Việt Nam, nhân dân Campuchia đã đứng lên lật đổ chế độ diệt chủng Pôn Pốt – Iêng Xary, thành lập nước Cộng hòa Nhân dân Campuchia, sau đó đổi tên thành Vương quốc Campuchia. Nhân sự kiện lịch sử này, phóng viên Báo SGGP đã có cuộc trao đổi với Trung tướng Lê Nam Phong, nguyên Tham mưu phó Mặt trận 479 - người đã chứng kiến những giây phút đầu tiên giải phóng Phnôm Pênh - về sự giúp đỡ nghĩa tình của quân tình nguyện Việt Nam.

Hồi ức của Thủ tướng Hun Sen Images406222_2a
Nhân dân Campuchia lưu luyến tặng quà cho quân tình nguyện Việt Nam (năm 1989). Ảnh: Thái Bằng
- Phóng viên: Là một trong những sĩ quan cao cấp đầu tiên có mặt tại Phnôm Pênh vào thời khắc lịch sử đó, trung tướng có thể khái quát tình hình lúc bấy giờ?

Trung tướng LÊ NAM PHONG: Như có một sự sắp đặt, cơ quan tiền phương của Bộ Quốc phòng lúc bấy giờ có nhiều người họ Lê. Đó là các ông Lê Đức Anh (Tư lệnh quân tình nguyện Việt Nam tại Campuchia), ông Lê Khả Phiêu, ông Lê Hai và tôi - Lê Nam Phong. Phải nói ngay rằng, thời điểm đó chúng tôi dễ dàng nhận ra nét mặt hân hoan của nhân dân Campuchia - những người vừa bước ra khỏi chế độ diệt chủng. Điều đáng ghi nhận là họ đã coi chúng tôi như người nhà. Đi đến đâu chúng tôi cũng được sự hỗ trợ nhiệt tình. Điều đó làm tôi nhớ lại cách đó không lâu, chúng tôi cũng có mặt tại Sài Gòn vào những giây phút đầu tiên. Đau thương, chết chóc của chiến tranh kéo theo nghèo đói và đất nước, con người Campuchia lúc ấy cũng vậy. Campuchia lúc đó thiếu thốn nhiều lắm.

Công việc đầu tiên của quân tình nguyện Việt Nam là giải quyết hàng loạt vấn đề cấp bách cho nhân dân Campuchia. Chúng tôi phân phối cho nhân dân Campuchia tất cả các vật dụng thiết yếu, như bát, đũa, mùng mền, lương thực… Quân tình nguyện làm tất cả các công việc và được người dân tin tưởng lắm, thậm chí ốm đau họ cũng nhờ quân tình nguyện đưa đi bệnh viện. Nghèo đói vậy đó, nhưng họ lại không hề tiếc của cải, vật chất và thậm chí còn cho chúng tôi những gì quý giá nhất, như gạo, dừa, gà, vịt, heo, bò…

- Trong thời gian công tác trên đất bạn Campuchia, trung tướng có những kỷ niệm sâu sắc nào?

Tôi có nhiều kỷ niệm tốt đẹp ở Campuchia. Đó là các buổi làm việc với các ông Heng Xom-rin, ông Hun Sen… Đặc biệt, ngay từ lần đầu tiên gặp ông Hun Sen, tôi đã nhận xét ông có khả năng lãnh đạo. Tài hùng biện, nói năng lưu loát, học thức cao, thông minh và chân thật đã giúp ông Hun Sen giải quyết nhiều vấn đề khó khăn lúc bấy giờ.

Lúc ấy, có rất nhiều trẻ mồ côi ở Campuchia và quân tình nguyện phải có trách nhiệm với vấn đề này. Chính vì vậy, tôi đã có một đứa con nuôi trên đất bạn. Tôi gặp cháu trên đường đi công tác. Sau đó tôi đặt tên Việt Nam là Lê Phương. Tôi đã giới thiệu cho Phương học ở Học viện Hậu cần và bây giờ đang là sĩ quan cao cấp của Vương quốc Campuchia. Mới đây, khi được thăng quân hàm Phương còn gọi điện thoại cho bố biết.

Tôi còn có nhiều kỷ niệm với người dân Campuchia. Như trên đã nói, nhân dân Campuchia rất chân thành và thật thà. Một buổi trưa, tôi đi công tác đến một làng ở Xiêm Riệp. Anh em tôi khát nước, tính múc nước giếng uống. Một bà má thấy vậy vội chạy đến can ngăn và cho biết nước giếng không sạch vì có nhiều xác người mà bọn Pôn Pốt giết rồi thả xuống đó. Sau đó, bà tự leo lên cây hái dừa cho chúng tôi. Những chuyện nhỏ nhặt nhưng đầy nghĩa tình đó tôi không thể nào quên.

- Mới đây, tại tỉnh Đồng Nai, Bộ Tư lệnh Quân khu 7 phối hợp với UBND tỉnh Đồng Nai tổ chức lễ khánh thành Khu di tích lịch sử địa điểm thành lập Đoàn 125 - tiền thân Lực lượng vũ trang đoàn kết cứu nước Campuchia. Trung tướng có suy nghĩ gì về sự kiện này?

Trong 2 cuộc kháng chiến chống giặc ngoại xâm, nước bạn Campuchia đã giúp đỡ Việt Nam rất nhiều. Có nhiều giai đoạn, nếu không có sự giúp đỡ của Campuchia, chúng ta rất khó trong hoạt động. Bạn đã giúp mình rất nhiều thì khi bạn cần, bạn có việc thì mình phải giúp lại. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã dạy: “Giúp bạn là tự giúp mình”. Tôi rất không hài lòng khi biết tin các thế lực thù địch đang dùng nhiều thủ đoạn âm mưu chia rẽ tình đoàn kết giữa 3 nước Đông Dương hay xuyên tạc quân tình nguyện Việt Nam tại Campuchia. Chúng tôi - những người đã đi qua cuộc chiến - đủ cơ sở thực tế, lý luận thực tiễn để chống đối lại luận điệu đó. Các bạn trẻ cần hết sức cảnh giác. Mà muốn vậy thì phải đọc sử sách nhiều hơn, tìm hiểu nhiều hơn để suy nghĩ thật chín chắn về tình hữu nghị, đoàn kết đời đời bền vững giữa 2 nước Việt Nam – Campuchia. Đất nước Campuchia tươi đẹp lắm, con người Campuchia nghĩa tình lắm! Trong thời gian tới, tôi sẽ về thăm lại xứ sở nghĩa tình này.

- Xin cảm ơn trung tướng!

Đọc thêm bài Hun Sen - nhân vật xuất chúng của Campuchia

Đoàn Hiệp (thực hiện)
http://www.cuuhvlq2.tk
      
      

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Về Đầu Trang  Thông điệp [Trang 1 trong tổng số 1 trang]

Quyền hạn của bạn

Bạn không có quyền trả lời bài viết
free counters



  • Đoàn Ngọc Khánh

    mobile phone 098 376 5575


    Đỗ Quang Thảo

    mobile phone 090 301 9666


    Nguyễn Văn Của

    mobile phone 090 372 1401


    IP address signature
    Create a forum on Forumotion | ©phpBB | Free forum support | Báo cáo lạm dụng | Thảo luận mới nhất