Change background image
LOVE quotion

Bắt đầu từ 4.53' thứ Hai ngày 17/10/2011


You are not connected. Please login or register

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Go down  Thông điệp [Trang 1 trong tổng số 1 trang]

Cựu học viên
Cựu học viên Xuất sắc

Cấp bậc: Xuất sắc

Giới tính : Nam

Bài viết : 1328

Danh vọng : 2216

Uy tín : 54

Chỉ tính riêng trong quý 4 năm 2012, Trung Quốc đã đưa vào sử dụng gần chục tàu chấp pháp biển tải trọng hàng nghìn tấn, bao gồm cả hải giám và ngư chính, trong đó phần lớn là các tàu hải giám. Ẩn chứa đằng sau chiến lược “Hải quân hóa các tàu chấp pháp biển” là âm mưu gì?

Hiện nay, trên phân mục “Các tàu hải quân chuyển đổi thành hải giám” thuộc chương mục “Bạn có biết” của trang Web tìm kiếm nổi tiếng của Trung Quốc “Baidu” thông báo tổng cộng có 11 tàu hải quân Trung Quốc đã và đang hoán cải thành tàu hải giám. Con số này dự kiến còn có thể tăng lên trong thời gian tới, các tàu chiến trá hình thành tàu hải giám cụ thể như sau:

Tổng đội hải giám Bắc Hải có 03 tàu, bao gồm: Tàu kéo Bắc Đà 710 chuyển loại thành Hải giám 110; tàu phá băng Hải Băng 723 biến tướng thành tàu Hải giám 111, tàu quét/rải lôi 814 Liêu Ninh lớp 918 hoán cải thành Hải giám 112. Tất cả các tàu này đều do Hạm đội Bắc Hải bàn giao cho lực lượng hải giám.

Giật phăng "mặt nạ" các tàu hải giám giả hiệu của Trung Quốc Bd710-10
Tàu Bắc Đà 710 đã lột xác thành tàu Hải giám 110

Tổng đội hải giám Đông Hải gồm 03 tàu: Tàu kéo Đông Đà 830 biến đổi thành Hải giám 137, tàu đo đạc luồng lạch Đông Trắc 226 và tàu khu trục tên lửa 131 Nam Kinh (lớp 051 - Lữ Đại I) hiện chưa hoán cải xong. Các tàu này trước khi chuyển sang lực lượng hải giám đều trực thuộc hạm đội Đông Hải.

Tổng đội hải giám Nam Hải được biên chế nhiều hơn với 05 tàu là: tàu kéo Nam Đà 154 trở thành Hải giám 167, tàu điều tra hải dương Nam Điều 411 (nguyên là Nam Tiêu 411) được “phù phép” trở thành Hải giám 168, tàu trinh sát điện tử Hải Vương Tinh 852 (nguyên là Hải Dương 13 hay còn gọi là Hướng Dương Hồng 21) biến hóa thành Hải giám 169, tàu vận tải đổ bộ Nam Vận 830 và tàu khu trục tên lửa 162 Nam Ninh (lớp 051 – Lữ Đại I) hiện chưa hoán cải xong nên không rõ phiên hiệu.

Khảo sát tất cả các tàu hải giám đã hoàn thành chuyển loại cho thấy, tàu hải quân ở hạm đội nào thì sẽ biên chế về Phân cục hải giám khu vực đó. Số hiệu các tàu hải giám chuyển loại từ tàu hải quân đều được đánh bằng 3 số có quy luật. Tàu thuộc Tổng đội hải giám Bắc Hải bắt đầu là 11x, tàu thuộc hải giám Đông Hải có thể là 13x (mới được 1 tàu nên chưa khẳng định), các tàu thuộc hải giám Nam Hải bắt đầu là 16x.

Giật phăng "mặt nạ" các tàu hải giám giả hiệu của Trung Quốc Nd411-10
Tàu Nam Điều 411 được phù phép biến thành Hải giám 168

Lực lượng ngư chính Trung Quốc cũng có 2 tàu thuộc loại lớn nhất trong khu vực là Ngư chính 311 và Ngư chính 206, dự kiến sắp tới sẽ có thêm 1 tàu được hoán cải từ tàu Nam Bác 952 của hạm đội Nam Hải. Tàu Ngư chính 311 nguyên là tàu cứu hộ Nam Cứu 503 của Hạm đội Nam Hải có lượng giãn nước 4500 tấn.

Tiền thân của Ngư chính 206 là tàu điều tra hải dương kiểu 636 mang số hiệu 871 “Lý Tứ Quang” (trước đây là Hải Dương 18), trực thuộc hạm đội Nam Hải. Đây là tàu điều tra hải dương rất hiện đại với hệ thống quan trắc, đo đạc biển tầng nước sâu 3 chiều và hệ thống thông tin liên lạc tiên tiến, có lượng giãn nước 5872 tấn, dài 129,82m, rộng 17m.

Âm mưu thâm độc...

Hiện các hình ảnh trên các trang mạng Trung Quốc cho thấy, ngoài việc sơn sửa lại phiên hiệu tàu và phù hiệu lực lượng, các tàu hải giám trá hình này không có gì thay đổi về kết cấu để phù hợp với các nhiệm vụ được chuyển đổi. Chúng ta có thể nhận thấy rõ điều này qua các hình ảnh so sánh.

Giật phăng "mặt nạ" các tàu hải giám giả hiệu của Trung Quốc Hvt85210
Tàu trinh sát điện tử Hải Vương Tinh 852 đã biến thành Hải giám 169

Những tàu hải quân chuyển loại đều có tốc độ cao, khả năng chống chịu sóng gió tốt hơn các tàu dân sự, hơn nữa, chúng có lượng giãn nước rất lớn (thấp nhất là tàu rải lôi 814 với tải trọng 1000 tấn) nên chiếm được ưu thế trong tranh chấp trên biển. Đơn cử ví dụ như tàu Hải Băng 723 (Hải giám 111) có lượng giãn nước thuộc dạng lớn nhất của tàu Hải giám Trung Quốc là 4420 tấn, vận tốc 20 hải lý/h, có thể phá vỡ các lớp băng dày tới 80cm, khả năng chịu va đập cực mạnh. Các tàu hải quân còn không va chạm nổi với nó nói gì đến các tàu chấp pháp, tàu cá? Ở khu vực Đông nam Á liệu có mấy tàu hải quân có tải trọng lớn bằng tàu Ngư chính 206 (5872 tấn), tàu Ngư chính 311 (4500 tấn), Hải giám 111 (4420 tấn) hoặc các tàu khu trục tên lửa chuyển loại?

Thế nhưng mục đích chính của Trung Quốc không phải là cần các tàu lớn để chiếm ưu thế trong tranh chấp trên biển, đây không đơn thuần là hành động tận dụng các tàu hải quân cũ để làm tàu chấp pháp mà chúng ta cần tỉnh táo nhận thức rõ vấn đề này, ẩn giấu đằng sau chiến lược “quân sự hóa các hoạt động chấp pháp” của Trung Quốc còn có một mưu đồ nguy hiểm hơn rất nhiều. Các tàu hải giám này được “phù phép” nhằm mục đích tiếp cận những khu vực tàu hải quân Trung Quốc không được phép bén mảng, thực hiện những nhiệm vụ mà tàu hải quân không thể thực hiện được trên lãnh hải của nước khác.

Giật phăng "mặt nạ" các tàu hải giám giả hiệu của Trung Quốc Hg167-10
Nam Đà 154 dưới cái lốt Hải giám 167

Các tàu hải quân hoán chuyển thuộc rất nhiều loại khác nhau, gần như bao hàm đủ cả các loại tàu thuộc một hạm đội hải quân chính quy. Chúng bao gồm: tàu kéo, tàu đo đạc luồng lạch, tàu điều tra hải dương, tàu trinh sát điện tử, vận tải đổ bộ và có cả các loại tàu tác chiến thực thụ như tàu rải lôi, tàu vận tải đổ bộ, tàu khu trục tên lửa và có thể cả tàu hộ vệ tên lửa.

Núp dưới danh nghĩa các tàu chấp pháp dân sự, các tàu điều tra hải dương như Nam Điều 411 có thể tiến hành các hoạt động điều tra đáy biển, thăm dò tài nguyên tại các khu vực mà nếu là tàu thuộc biên chế hải quân nó không thể tiến vào được, phục vụ âm mưu vơ vét tài nguyên khoáng sản trên đại dương của Trung Quốc trong tương lai.

Liệu có khi nào người Nhật nghĩ đến việc các tàu hải giám Trung Quốc sẽ tiến hành đo đạc, tìm kiếm, vẽ bản đồ luồng lạch các đảo ở Senkaku, trinh sát tìm luồng đường thuận lợi để phục vụ hoạt động đổ bộ đánh chiếm đảo trong tương lai? Các tàu Hải giám sẽ tiến hành hoàn hảo công việc mà các tàu như Đông Trắc 226 khi còn trong biên chế hải quân không thể làm được.

Giật phăng "mặt nạ" các tàu hải giám giả hiệu của Trung Quốc 81410
Liệu có ai ngờ rằng Hải Giám 137 (tàu rải lôi 814) có thể mang theo 300 quả thủy lôi trong khoang ngầm?

Khi các tàu điều tra và đo đạc hoàn thành nhiệm vụ thì sẽ đến lượt các tàu tác chiến, lúc đó chúng sẽ bất ngờ tiến hành các nhiệm vụ theo chức trách hải quân dưới cái lốt tàu chấp pháp.

Khi xảy ra xung đột trên biển, các tàu đổ bộ như Nam Vận 830 sẽ bí mật vận chuyển quân tiếp cận khu vực tác chiến, tàu Hải giám 112 (rải lôi 814) với 300 quả thủy lôi trong khoang ngầm tiến hành phong tỏa các con đường tiếp ứng của đối phương, tàu trinh sát điện tử tiến hành trinh sát và tác chiến điện tử, còn các tàu khu trục và hộ vệ tên lửa đảm nhận nhiệm vụ ngăn chặn máy bay và tàu chiến đối phương.

Với ưu thế bí mật, bất ngờ, nhiệm vụ tác chiến của một biên đội tàu hải quân sẽ được thực hiện hoàn hảo bằng một cụm tàu hải giám (Trung Quốc thường triển khai một biên đội từ 4-5 tàu hải giám và ngư chính trên khu vực tranh chấp), điều mà nằm mơ cũng không ai có thể nghĩ đến.

Giật phăng "mặt nạ" các tàu hải giám giả hiệu của Trung Quốc 131-na10
Tàu khu trục tên lửa 131 Nam Kinh (lớp 051 - Lữ Đại I) hiện đang “lột xác”

Đây không phải là một viễn cảnh mà là điều hoàn toàn có thể xảy ra, với các hành động và thủ đoạn trắng trợn đã từng thực hiện trong quá khứ, chúng ta cần cảnh giác đề phòng âm mưu thâm độc này.

Nguồn ANTĐ
Thích0Báo xấu0

Gửi một tin nhắn lên tường.

Gửi báo cáo lỗi về bài viết này.

      
longduc2
longduc2 Năng nổ

Cấp bậc: Năng nổ

Giới tính : Nam

Bài viết : 176

Danh vọng : 295

Uy tín : 57

Giật phăng "mặt nạ" các tàu hải giám giả hiệu của Trung Quốc 59710
Thích0Báo xấu0

Gửi một tin nhắn lên tường.

Gửi báo cáo lỗi về bài viết này.

      
Puzzle
Puzzle Tích cực

Cấp bậc: Tích cực

Giới tính : Nam

Bài viết : 455

Danh vọng : 748

Uy tín : 83

Nhật “phản đòn”: Chuyển 4 tàu chiến thành tàu tuần duyên đối phó Trung Quốc

Trước những hành động ngày càng leo thang của Trung Quốc ở khu vực Senkaku/Điếu Ngư, Nhật đã có những động thái quyết liệt mới theo kiểu “gậy ông đập lưng ông” đối với Trung Quốc.

Tờ Sankei Shimbun của Nhật Bản cho biết, ngày 24/03 vừa qua, lại xuất hiện những tàu hải giám Trung Quốc ở khu vực Senkaku, đây là ngày thứ 3 liên tiếp tàu hải giám Trung Quốc hiện diện ở khu vực này.

Trước những hành động ngày càng leo thang của các tàu hải giám Trung Quốc tại khu vực quần đảo đang tranh chấp và những động thái tăng cường thực lực của các lực lượng chấp pháp biển, đồng thời trao thêm quyền hạn cho các cơ cấu quản lý những lực lượng này, Chính phủ Nhật Bản đã quyết định chuyển 4 tàu hộ vệ tên lửa cũ của lực lượng hải quân thành tàu tuần tiễu.

Tuy nhiên, do những hạn chế của “Luật an ninh tàu thuyền”, các tàu hải quân chuyên dụng sẽ phải trải qua quá trình cải tạo lại. Ngoài ra, Nhật cũng phải huấn luyện để các nhân viên chấp pháp nắm vững được kỹ thuật liên quan đến trực thăng hạm trên tàu hộ vệ.

Giật phăng "mặt nạ" các tàu hải giám giả hiệu của Trung Quốc Hai-qu10
Biên đội tàu chiến hùng hậu của hải quân Nhật Bản

Hiện nay Nhật đang “Tổng động viên” toàn bộ các tàu tuần duyên trong cả nước để đối phó với Trung Quốc nhưng vẫn chưa đủ. Tuy Cục an ninh trên biển đã có quyết định thành lập “Lực lượng đặc biệt Senkaku” và “Bộ đội biên phòng Senkaku”, nhưng phải nhanh nhất đến năm 2015 mới thực sự hoàn thiện cơ cấu tổ chức.

Về vấn đề này, lực lượng bảo vệ trên biển của Nhật có vừa mừng vừa lo. Mừng vì đã nhận được sự quan tâm đầu tư lớn của Chính phủ nhưng cũng lo lắng bởi rất nhiều sức ép trước yêu cầu nhiệm vụ ngày càng cao. Tuy quyết định chuyển các tàu hải quân thành tàu tuần duyên có phần hơi muộn, nhưng đã chứng tỏ quyết tâm đối chọi đến cùng với Bắc Kinh của Tokyo.

Về vần đề chuyển tàu hải quân thành lực lượng chấp pháp biển, Trung Quốc đã đi trước Nhật Bản một bước. Thời gian trước đây nó chỉ là một xu hướng đơn lẻ nhưng trong năm 2012, các tàu hải quân “nghỉ hưu” của Trung Quốc đã ồ ạt chuyển thành tàu Hải giám và ngư chính.

Chính báo chí Trung Quốc đã tiết lộ hiện có khoảng hơn 10 tàu chiến có lượng giãn nước từ 1000 tấn (cá biệt có những tàu gần 5000 tấn) đã chuyển đổi từ lực lượng hải quân sang lực lượng hải giám và ngư chính, trong thời chiến khi cần các tàu này hoàn toàn có thể âm thầm tái trang bị vũ khí để bất ngờ tham chiến.

Giật phăng "mặt nạ" các tàu hải giám giả hiệu của Trung Quốc 8df76910
Số lượng tàu chiến của Nhật không nhiều nhưng rất hiện đại

Sự chuyển đổi này cùng với việc gia tăng đóng các tàu chấp pháp cỡ lớn, đã khiến lực lượng tàu chấp pháp biển Trung Quốc còn mạnh hơn hải quân chính quy của một số nước, nó còn được một số học giả Trung Quốc mệnh danh là lực lượng “Hải quân 2” hoặc “Đội tiên phong trên biển”.

Trở lại với Nhật Bản, quyết định sẽ chuyển đổi các tàu hải quân sang làm tàu tuần duyên thực sự là sáng suốt, các tàu hải quân có lượng giãn nước lớn, khả năng chống chịu sóng gió và va đập tốt hơn các tàu dân sự mới có thể giúp Nhật cân bằng lực lượng với Trung Quốc.

Tháng 2 năm nay, Chính phủ Nhật Bản đã ra quyết định đóng mới 12 tàu tuần duyên trên 1000 tấn trang bị cho “Lực lượng chuyên trách Senkaku” (2 tàu trang bị trực thăng). Trong dự toán ngân sách năm 2013 còn cho biết, tương lai “Lực lượng chuyên trách Senkaku” còn có thể được tăng cường tới 20 tàu tuần duyên và 13 máy bay trực thăng.

Với những hành động quyết liệt trên cùng với kế hoạch triển khai 10 tàu ngầm AIP lớp Soryu để bảo vệ Senkaku (hiện đã có 5 tàu), có thể nói trong tương lai Nhật sẽ biến Senkaku thành “Pháo đài bất khả xâm phạm”.

      
      

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Về Đầu Trang  Thông điệp [Trang 1 trong tổng số 1 trang]

Quyền hạn của bạn

Bạn không có quyền trả lời bài viết
free counters



  • Đoàn Ngọc Khánh

    mobile phone 098 376 5575


    Đỗ Quang Thảo

    mobile phone 090 301 9666


    Nguyễn Văn Của

    mobile phone 090 372 1401


    IP address signature
    Free forum | ©phpBB | Free forum support | Báo cáo lạm dụng | Thảo luận mới nhất