Change background image
LOVE quotion

Bắt đầu từ 4.53' thứ Hai ngày 17/10/2011


You are not connected. Please login or register

Chuyển đến trang : Previous  1, 2, 3, 4

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Go down  Thông điệp [Trang 4 trong tổng số 4 trang]

Ruz
Ruz Ưu tú

Cấp bậc: Ưu tú

Bài viết : 540

Danh vọng : 936

Uy tín : 2

First topic message reminder :

Đây là Bộ sưu tâp hình ảnh các loại vũ khí của VN trong 2 cuộc kháng chiến của chiangshan (quansuvn) được Cruise biên tập lại để tiện tra cứu.

Danh mục:

Lưu ý : Để dễ đối chiếu, các bạn cần biết

Mỹ dùng đơn vị inch nên một số loại vũ khí cũng được gọi theo cỡ nòng như M30, M50... Nếu qui đổi 1 inch tương đương 2,54 cm ta thấy:

- Đại liên 30 (M60) = 0,30 inch = 7,62 mm
- Trọng liên M50 = 0,50 inch = 12,7 mm

Nhưng để phân biệt vũ khí của VN, TQ, LX hay Mỹ người ta thường phân biệt bằng cỡ nòng chính xác ra ly (mi-li-mét) có hơi khác nhau

- VN, TQ, LX có cối 60 - Mỹ có cối 61
- VN, TQ, LX có cối 82 - Mỹ có cối 81
- VN, TQ, LX có cối 100, 120 - Mỹ có cối 106,7
- VN, TQ, LX có súng 12ly7 - Mỹ có súng 12ly8

Vũ khí của VN thường dùng chữ K (kiểu), TQ thường dùng chữ 式 (thức), Mỹ thường dùng chữ M (model) và tiếng Anh là T (type).

* Nguồn tự luận
      

North
North Tích cực

Cấp bậc: Tích cực

Giới tính : Nam

Bài viết : 493

Danh vọng : 974

Uy tín : 3

- Về đại liên Maxim (M1910) thì theo suy đóan là vào VN từ đợt viện trợ đầu tiên. Tài liệu hiện có trong tay viết thế này:

Chuyến hàng viện trợ đầu tiên được tiếp nhận vào ngày 13 tháng 4 năm 1950, gồm có: 1990 khẩu súng trường (Mỹ), 27 khẩu trung liên (Mỹ), 43 khẩu trung liên Bren (Anh), 29 khẩu trung liên Bruno 7,9mm, [color=red]24 khẩu đại liên 7,62mm, 8 khẩu cối 82mm (TQ), 4 khẩu sơn pháo 75mm (Nhật), 1982kg thuốc nổ TNT.

Cái chỗ đo đỏ ở trên nghi là Maxim vì cỡ đạn giống, năm 54 khi đánh ĐBP ta đã sử dụng Maxim một cách rộng rãi.

- Về đại liên Gorjunov SG-43 hay gọi theo kiểu TQ là K-53 thì có khả năng là vào VN trong đợt viện trợ đầu tiên sau hòa bình năm 1954, mật danh ZK, đợt 1 hoặc đợt 2 gì đó. Cả 2 đợt này thực hiện trong tháng 6, 7 năm 54. Trong đợt tiếp nhận này ngoài các loại vũ khí, khí tài khác có 400 khẩu đại liên. Từ đây cho đến 1958 không có đợt viện trợ lớn nào nữa, lẻ tẻ thì có mấy đợt "1 đổi 1", thế mà như bài trước đã post đến năm 1958 ta đã thống nhất trang bị đại liên Gorjunov cho 6 sư đoàn thành lập cũ.
      
Ruz
Ruz Ưu tú

Cấp bậc: Ưu tú

Bài viết : 540

Danh vọng : 936

Uy tín : 2

Trước năm 1955? Tháng 6,7 năm 1954 nhận viện trợ đợt đầu thì đến tháng 11 năm 1954 đã trang bị cho 6 đại đoàn: 304, 308, 312, 316, 320, 325 như bài trước anh post rồi đấy thôi? Năm 1958 thì chỉ thống nhất thêm các loại pháo và vũ khí bắn thẳng thôi. Con số cụ thể thì không có đâu, chú thừa biết là hồi đấy công tác thống kê của ta chưa tốt, mà thống kê được tí nào thì cũng thất lạc do lo đánh Mỹ rồi còn đâu.
Năm 1957 khi tổng kiểm tra vũ khí toàn quân thì vũ khí có đến 22 loại do 9 nước sản xuất, riêng súng trường đã có 12 loại.
Trong tài liệu ghi là súng trường 7,9mm Trung Quốc. Đợt ZK ta nhận 400.000 khẩu, chả biết TQ có copy của Mauser không? Thời điểm bắt đầu thay thế súng trường 7,9mm thì có thể là sau năm 1957 vì năm 1957 ta tiếp nhận viện trợ 358 tấn súng bộ binh, chủ yếu là súng trường K-44 và đặc biệt có 5 khẩu RPG-2 (không có phụ tùng, thiết bị kèm theo).
Đợt thống nhất trang bị súng AK, CKC trong chủ lực là năm 1964. Bắt đầu từ đây các loại súng bộ binh dùng chung một cỡ đạn 7,62mm.
      
North
North Tích cực

Cấp bậc: Tích cực

Giới tính : Nam

Bài viết : 493

Danh vọng : 974

Uy tín : 3

Tôi cũng chỉ nghe nói tới Radar loại 517K phiên bản Hải quân. Loại 513K là loại trang bị cho các trận địa Hồng Kỳ-1/SAM-2 do TQ sản xuất. 513K/517K là phiên bản P-8/P-10 do TQ sản xuất. Bộ khí tài này có được viện trợ cho VN trong KCCM hay không tôi chưa rõ.

Dưới đây là mô hình trận địa Hồng Kỳ-1/SAM-2 (riêng radar có thừa gồm đài nhìn vòng P-12, máy hỏi NRZ-12, đài 1 513K/P8 gần xe chỉ huy/tính toán, đài 2 SNR-75, v.v):

Bộ sưu tập vũ khí của VN trong 2 cuộc kháng chiến - Page 4 Diagra10
Đài 513K/P-8:

Bộ sưu tập vũ khí của VN trong 2 cuộc kháng chiến - Page 4 China_10
      
Ruz
Ruz Ưu tú

Cấp bậc: Ưu tú

Bài viết : 540

Danh vọng : 936

Uy tín : 2

Mình không biết tiếng Tây, đi hỏi một bác thì bác ấy lại chỉ thạo về ngôn ngữ thôi. Bác ấy nói mút cơ tông Mousqueton là súng trường ngắn, từ này có từ thời hoả mai. Nhưng nó không phải là cạc bin. Theo mình hiểu thì trước đây có nhiều kiểu súng trường ngắn, sau này đều là cạc bin hết, ví dụ, Mosin 1890 có 3 bản, súng trường dài, kỵ binh và long binh là hai loại ngắn.

Như vậy, nghĩa ban đầu, Mousqueton không phải Carabine, nhưng sau này như nhau hết. Trong nhiều sách vở, đặc biệt là mấy ông cọng hành giỏi giang như con nuôi lấy sữa, thường nhầm "mút-cơ-tông" là phiên âm của súng hoả mai. Sang đến đầu Thế Kỷ 20 thì Mousqueton được coi là một loại súng trường thường Fusil . Cũng giống như các phiaan bản nòng dài của Mosin và Mauser đều ngừng sản xuất, mà phiên bản ngắn tiếp tục, ví dụ, Mosin 1890/1930 là phiên bản ngắn.

Sơ qua về lịch sử súng Berthier. Mình đọc trên nét, thằng cha này viết tiếng Anh sai ngữ pháp linh tinh. Mình bốt lên đây để thấy sự phức tạp của các đời như thế nào. Bản thân Mút dùng 3-4 loại đạn, vì bản thân đạn 8mm cũng thay đổi mấy lần, còn với một lần dùng đạn 7,5mm, nhưng lần này ghi chữ MAS nên chắc các cụ gọi là mát.

- đạn nguyên thuỷ (loại đạn cố định trục như M16 bih, chưa có mũi đạn đạo)

- đạn D 1901 (cùng nòng khác thước ngắm)

- đạn N1932 (khác nòng khác thước ngắm)

Chỉ tính riêng phiên bản Anh-Đô-Si-Noa có 3 loại đạn : đạn D 1901, đạn N 1932 và đạn 7,5. Đạn 7,5 ghi chữ
MAS rồi nên coi là MAS, nhưng D và N dùng nòng khác nhau, thước ngắm khác nhau.

Năm 1887, Hội Đồng Thiết Bị và Huấn Luyện L'Artillerie and L'Ecole Normale de Tir (E.N.T.) thiết kế một mẫu súng cạc bin trên cơ sở súng trường Fusil d'Infanterie Modèle 1886 "Lebel" nhưng thử nghiệm không đạt.

Mon. Berthier của Hệ Thông Đường Sắt An-giê trình bầy ý tưởng của mình trình trước hội đồng trên và Ban Kỹ Thuật Vũ Khí Section Technique de L'Armement (S.T.A.).

L'Artillerie không chỉ là pháo binh mà tất cả cả các binh chủng trang bị nặng, xe tăng và công binh chẳng hạn.

1888 ba khẩu mẫu gọi là "Berthier Boitiers" được chế tạo nhờ giúp đỡ của L'Atelier de Puteaux (APX), được thử nghiệm tại Mont Valérien (Mông Va-lê-riên) tháng 12 và được chấp nhận tiếp tục thử nghiệm.

1889: thử nghiệm được tiến hành đến 28/2 cuối cùng đạt được chứng nhận của hội đồng là súng sẽ được trang bị. Hàng loạt các cải tiến sau đó cho ra đời bản Cạc Bin của Kỵ Mã kiểu 1890 Carabine de Cavalerie Modèle 1890

1890, kiểu trên được chấp nhận trang bị với tên chính thức Modèle 1890 de Cavalerie, súng Kỵ Mã kiểu 1890, nòng dài 453mm, hai phiên bản thường (3 viên) và M16 (5 viên, cải tiến năm 1916). Ngoài ra còn 2 kiểu
Carabine de Cuirassier Modèle 1890 (giáp kỵ, kỵ binh nặng) và Carabine de Gendarmerie Modèle 1890 (Hiến Binh) cùng được chấp nhận trang bị trong năm đó.

1892 Mousqueton d'Artillerie Modèle 1892 Súng trường ngắn kiểu 1892 được chấp nhận trang bị với nòng dài 453mm, cả súng 945mm.

1901: sửa lại thước ngắm cho kiểu đạn mới. Sau thước ngắm có chữ D (Désaleux) còn gọi là kiểu MD

1902 kiểu Fusil de Tirailleur Indochinois Modèle 1902 Anh-đô-si-noa 22/5/

1908 Fusil de Tirailleur Sénégalais "Colonial" Modèle 1907  19/7/1908

1910 22/5, thử nghiệm kiểu Long Binh Carabine de Dragons Modèle 1890 được bắt đầu. 10/1911, trung đoàng 16 Long Binh trang bị thử nghiệm, 26/7/1912 cải tiến, chó đến 1914 trang bị chính thức, nhưng chỉ có 400 khẩu.

1915, hai kiểu Carabine de Cavalerie Modèle 1890 và Cuirassiers Modèle 1890 sửa lại thành Mousqueton d'Artillerie Modèle 1892 (báng và lê)

Fusil de Infanterie Modèle 1907-1915 được chấp nhận trang bị 26/2/1915.

1916: cải tiến 5 viên thành 2 kiểu "Fusil de Infanterie Modèle M.16" và "d'Artillerie Modèle M.16" được chấp nhận trang bị 11/1916. Mousquetons được lắp ốp trên nhưng ít.

1928 hoán cải Carabine de Cuirassiers Modèle 1890 thành 5 viên và cho ra thước ngắm mới gọi là kiểu A.

1927 thành đổi nhỏ, chuyển vị trí thông nòng và hộp chổi thông nòng.

1932, thay đổi thước ngắm, buồng đạn cho đạn mới 32N "Cartouche à Balle Mle.1932 N". chữ N được ký hiệu trên nắp máy súng và nòng

http://www.armeetpassion.com/8%20lebel.html

1934, 50 ngàn khẩu hoán cải sang dùng đạn  7,5x54mm (đạn của mát), gọi là "Fusil d'Infanterie Modèle 1907-1915 M.34".

1937 - Fusil de Tirailleur Indochinois Modèle 1902 hoán cải sang dùng đạn 7,5x54mm, súng được đóng nhãn "S.E. - MAS 1902 M.37". Không hiểu súng này các cụ gọi là mút hay mát, chắc là mát thôi.
      
Ruz
Ruz Ưu tú

Cấp bậc: Ưu tú

Bài viết : 540

Danh vọng : 936

Uy tín : 2

Vào khoảng 1898 ở châu Âu có cuộc cách mạng về đạn. Thật ra thì cuộc cách mạng đã bắt đầu từ 1888, nhưng đến thời điểm này mới hoàn tất. Vào khoảng 1888 Nga và Đức âp dụng các loại thuốc viên rắn cháy chậm và đưa ra vỏ đạn tiêu chuẩn của Mauser và Mosin. Trong khi đó, các nước còn lại vẫn sử dụng thuốc nổ cháy nhanh gốc thuốc nổ dẻo. Mỹ theo Anh-Pháp cũng dùng thuốc nổ cháy nhanh, mặc dù mấu súng của Đức (kiểu M1892). Về vỏ đạn, chỉ Đức và một số nước thân cận như Thuỵ Điển dùng vỏ đạn hạng sang không gờ móc. Nga, Tây Âu và Mỹ do trình độ cơ khí còn còi nên dùng đạn có gờ móc, tuy súng Mỹ là bản sao của Mauser.
Về đầu đạn, phiên bản đạn khoảng 1888-1892 các nước đều dùng loại đạn trụ cố định trục, kiểu như M16 Mỹ bi h, loại đạn này lệch gió và tản mát ở tầm xa rất mạnh. (nhưng mấy thằng mọi yêu M16 thì vẫn tung hô đạn nó đến mây xanh, mặc dù vừa yếu vừa tản mát).

Đến khoảng 1898, Đức và Nga sử dụng loại đạn có "chóp đường đạn", chóp này như đinh quay, tương tác với không khí để trục đạn ngoáy quanh đường đạn trung bình, bù lệch gió và uốn trục đạn chúi xuống ở tầm xa. Việc tính toán đạn này rất khó, nhưng học theo mẫu đã tính sẵn thì dễ, cần tốc độ xoáy, sơ tốc và hình dáng đâù đạn. Mỹ học theo năm 1906 cho ra đạn 03-06, đạn 03 Mỹ (Mauser Mỹ, M1903) vẫn là đạn cố định trục. Một số nước Tây Âu đi sớm hơn Mỹ, 1902. Nga có cải tiến vài lần đạn cho Mosin, đi song song với Mauser, mặc dù Nga cơ khí tồi, nhưng toán lại tốt.

Cho đến sau Thế Chiến II Mỹ mới có phiên bản thuốc nổ viên rắn như một bản cordicte mới. Pháp là đạn "32 N".

Đạn có chóp đường đạn của "mút" là 1902, đạn có thuốc nổ viên rắn là 32N. Tuy nhiên, các phiên bản mút đều rất yếu nếu so với các loại súng trường ngắn của Mauser và Mosin như Mosin 1890/30 (rất giống K44 là Mosin 1892/30/44). Hay Mauser 193x (Tầu Tưởng sao lại thành Trung Chính 1937, Trung Chính là hiệu của Giới Thạch. Mosin 1890/30 và Trung Chính đều là các phiên bản súng trường ngắn. Súng trường ngắn ban đầu được hiểu là loại súng ngắn hơn model dài nhất, dùng cho các binh chủng kỹ thuật, pháo xe, Long Binh, Kỵ Binh. Ở Nga, Pháo binh của Bộ binh được sát nhập từ Lân binh dùng bản súng trường của Long binh. Ở Pháp, "Mút" được dùng cho kỵ binh nặng (giáp kỵ), kỹ thuật, pháo binh, hiến binh...

Các phiên bản súng trường ngắn này sau đều được gọi chung là cạc bin, súng kỵ mã, kỵ thương, bộ kỵ thương. Do tiến bộ chậm về đạn của mẫu quốc nên đạn của "mút" hơi bị phong phú, các cụ nhà ta lúc đó bí quá phải dùng.

M91, Russian 9 1/2 lbs.
4.3kg.
súng dài 51 1/2" 130.8 cm. (Lân Long binh ngắn hơn 5 phân)
nòng dài 31 1/2" 80.0 cm.

M24 9 1/2 lbs.
4.3kg. 51
1/2" 130.8 cm.
31 1/2" 80.0 cm.

M91/30, Soviet (4) 8 3/4 lbs.
4 kg. 48
1/2" 123.2 cm.
28 3/4"73 cm.

M38 7 1/2 lbs.
3.4 kg.
40"101.6 cm. (chung với 44)
20 1/4"51.4 cm.


Đạn Mosin, trên cùng là kiểu nguyên thuỷ 1890, dưới là các cải tiến 1898-1902. 210 grain (13,7 g) . Hai viên bên dưới là loại đạn có "Mũi đường đạn" tương đương các kiểu đạn 1902 của mút hay 03-06 Mỹ, viên bên trên là đạn trụ cố định trục, tương đương kiểu win 1903 Mỹ-đời trước của 03-06. Đến 1908, loại đạn 148-grain (9,7 g) được chấp nhận trang bị với mã tên M1908, sơ tốc trên 900 m/s với kiểu nòng dài, 800-900 m/s với các kiểu nòng ngắn và rất ngắn từ 800-900m/s, tường đương với đợt cải tiến "32 N" của mút. Kiểu 7N1, 7N14 là cải tiến kiểu 1908 cho SVD đường đạn như nhau nhưng thêm mũi mềm tăng xuyên, thuốc nổ viên mới, phương Tây không có (đây tính Đức là Đông, vì kỹ thuật súng đạn Nga Đức rất song song). Đưa ảnh này ra để so tiến bộ đạn của Nga trội hơn thế nào. Phương Tây hầu như rất ít làm kiểu đạn phức tạo có mũi đường đạn rỗng nhẹ và đệm mềm bám.
      
North
North Tích cực

Cấp bậc: Tích cực

Giới tính : Nam

Bài viết : 493

Danh vọng : 974

Uy tín : 3

Một điểm đáng chú ý là nhà ta chỉ phân biệt "mút giáp 3", "mút giáp 5" mà không thấy nói đến phân biệt 4 đời nòng và thước ngắm của mút cơ tông. Hoặc có thể nhà ta có phân biệt mà tớ chưa được bít, vậy ai bít thì cho xem cùng nhé.

Nếu như các cụ không phân biệt đạn thật thì chuối nhỉ. Thế là, trừ đời "mút" hoán cải sáng đạn 7,5mm, có 3 đời bắn đạn 8mm, khác nhau cả nòng và thước ngắm. Các cụ nhà ta chả nhẽ bắn chung đạn tuốt. Mút đã là loại súng yếu so với Mosin hay Mauser, trong khi kích thước na ná, nếu bắn chung đạn thì tầm tụt xuống, yếu xìu đến xỉu luôn.

Súng và Đạn của Mút có tiến trình phát triển tương đương với súng đạn các nước Anh-Mỹ-Pháp-Ý, đây là nhóm các nước có kinh tế, kỹ thuật tiên tiến nhưng kể từ cuối thế kỷ 19 tụt hậu trước Nga-Đức trong phát triển súng đạn. Có lẽ việc tụt hậu của họ vẫn kéo dài cho đến nay.

Vào khoảng những năm 188x, hàng loạt những phát triển thuốc nổ mới thay thế cho "Thuốc nổ đen" truyền thống. Ban đầu, yêu cầu đặt ra chỉ là thuốc nổ có năng lượng mạnh hơn và không có khói. Bông thuốc súng, nitro-cellulose và glycerine của Nobel được dùng. Ngày nay thấy lấy thuốc nổ dẻo làm thuốc đẩy đạn từ nòng thì buồn cười, nhưng ngày đó như vậy, nười ta chỉ cần mạnh và không khói. Thực chất, thuật phóng vẫn cháy tức thời như của thuốc nổ đen. Thuạt phóng trong dùng viên rắn chỉ được Đức tính toán và áp dụng hoàn hảo vào pháo 1902-1903, cùng lúc với súng trường. Thuốc viên rắn dựa vào keo nitrocellulose ép đúc khuôn và TNT đúc. Sau đó, Nga áp dụng.

"Poudre N", Poudre Noire là thuốc nổ đen.

Poudre B (Tiếng Tây: Poudre Blanche), "thuốc nổ trắng", "Thuốc nổ Vieille" là những tên đặt cho loại thuốc nổ được nhà hóa học Pháp Paul Vieille phát triển từ 1884 và đăng ký 1886. Đây là những tiến bộ lớn trong việc sử dụng nitrocellulose, người ta dùng kiềm và rượt hòa tan chất này rồi ép thành loại nhựa trong, nhờ đó, thuốc nổ có dạng viên rắn và nhiệt độ cháy ổn định. Dạng viên rắn vì thuốc được hóa nhựa và đúc thành viên có độ bền cao. Cháy ổn định vì tẩy sạch các axit, nguyên nhân làm bay hơi NH3, nguyên nhân làm kích nổ ngoài mong muốn. Tuy có viên rắn, nhưng Poudre B không nắm được lý thuyết thuật phóng trong và hoàn toàn không muốn điều khiển sự cháy, Poudre B chỉ dùng phần tránh bay hơi NH3, thuốc là hỗn hợp của collodion và guncotton, với rượu ethanol và ether. Collodion chính là nitrocellulose được hòa tan vào kiềm hay rượu alcohol kèm dung môi ether hoặc acetone, rồi ép thành phim mỏng, sấy khô. Trong Poudre B, collodion được cắt thành miếng nhỏ mỏng, rất giống viên đạn Mosin hay AK, ngoại trừ hình dáng khá tự nhiên vì chưa biết tính. Guncotton, bông thuốc súng, là dạng nguyên thủy của nitrocellulose, được tạo thành bởi bông tự nhiên nitrat hóa, giữ nguyên hình dáng bông. Rượu ethanol và ether là dung môi gắn collodion vào guncotton, tiết kiệm collodion.

"Poudre B" là loại thuốc nổ dùng cho "mút" cho đến "32 N". Đây cũng là loại thuốc đã làm cho đức giáo chủ Ri-sơ-li-ơ rụng nòng ngay trong trận đánh đầu tiên. Bản thân Nobel cho ra "Ballistite". nó có 10% long não, còn lại là đều, 45% nitroglycerine và 45% collodion (nitrocellulose). Đây là thuốc súng được đáng kỹ năm 1887 và được dùng ở Ý (M1890 Vetterli), Anh, Thụy Điển, đối địch với Poudre B. Ballistite được sản xuất lớn ngay từ lúc mới ra đời ở Ý. (% là khối lượng).

Anh và sau đó là Mỹ cải tiến Ballistite thành cordite, bởi James Dewar, 1889 chứa 58% nitroglycerine, 37% guncotton và 5% vaseline (mỡ bò, mỡ nguồn gốc dầu mỏ). Dùng acetone hóa tan rồi ép hỗn hợp thành sợi như mỳ, sấy khô. Người ANh đã lập một "hội đồng thuốc súng" để tìm cách đối địch với Ballistite, Poudre B, liền nghiệm thu Cordite. Thuốc cũng có đặc tính viên nhưng không rắn và hình dáng viên không phù hợp, người ta làm ra viên với vaseline để bền hơn là bột có diện tích mặt ngoài lớn, chứ không phải để điều khiển tốc độ cháy. Cordite là thuốc nổ cơ bản của Anh-Mỹ cho đến hết Thế chiến II với một số bản cải tiến đối chút, tiếp thu kỹ thuật "thuật phóng trong", internal ballistic của Đức, mới làm tính chất này cho cordite, nhưng thời điểm đó đã thừa.

Nhìn chung, đó là 3 loại thuốc cơ bản của phương Tây, được dùng chung cho tất cả các loại súng pháo, súng pháo của phương Tây có thuật phóng trong tồi tệ cho đến hết Thế chiến II. Các loại thuốc trên có thể có dạng rắn bền chắc, nhưng người ta chưa biết tính hình dáng kích thước cho chúng. Trong khi ở Nga và Đức, các loại thuốc súng được thiết kế riêng cho mỗi loại đạn và do đó, thuốc súng là một dãy ký hiệu xấu xí. Đến 193x, đạn "32 N" của mút cũng dùng thuốc viên cầu, một sự bắt chước thiếu hiểu biết Mauser và Mosin.

Kẹp đạn 3 và 5

Bộ sưu tập vũ khí của VN trong 2 cuộc kháng chiến - Page 4 Lamebe10

Đạn nguyên thủy, đầu đạn xoáy có trục cố định, chưa có mũi đường đạn và chưa có cả vỏ mềm, 1886. Đạn ký hiệu "M".

Bộ sưu tập vũ khí của VN trong 2 cuộc kháng chiến - Page 4 8lebel13

Đạn vẫn chưa có mũi đường đạn nhưng đã có vỏ mềm, 1897.  Đạn ký hiệu "M".

Bộ sưu tập vũ khí của VN trong 2 cuộc kháng chiến - Page 4 8mmleb11

Đạn D có mũi đường đạn, 1902, vỏ đạn dài 39,20 mm đầu đạn nặng 12,80 g. sơ tốc 701 m/s. Năm 1905 (bài trên viết nhầm là 1901). Tương đương đạn 03-06 của Mỹ về lớp kỹ thuật đầu đạn (nhưng vẫn là gờ móc).

Bộ sưu tập vũ khí của VN trong 2 cuộc kháng chiến - Page 4 8mmleb10

32 N, đạn có thuốc nổ viên. 690 m/s. 15 g.

Bộ sưu tập vũ khí của VN trong 2 cuộc kháng chiến - Page 4 8lebel10 Bộ sưu tập vũ khí của VN trong 2 cuộc kháng chiến - Page 4 C8lebe10

Hộp đựng đạn

Bộ sưu tập vũ khí của VN trong 2 cuộc kháng chiến - Page 4 8lebel11 Bộ sưu tập vũ khí của VN trong 2 cuộc kháng chiến - Page 4 8lebel12

Bản vẽ tiêu chuẩn đạn
      
North
North Tích cực

Cấp bậc: Tích cực

Giới tính : Nam

Bài viết : 493

Danh vọng : 974

Uy tín : 3

Nhìn ốp lót tay trên thì súng dưới đây có lẽ là đồ Rumani, nhưng là bản AIM PM-63 dựa trên bản AKM dùng cho bộ binh cơ giới.

Bộ sưu tập vũ khí của VN trong 2 cuộc kháng chiến - Page 4 234
Bản AIMS có tay cầm ốp lót dưới hơi vát về sau dùng cho lính dù.

Bộ sưu tập vũ khí của VN trong 2 cuộc kháng chiến - Page 4 235-1
      
North
North Tích cực

Cấp bậc: Tích cực

Giới tính : Nam

Bài viết : 493

Danh vọng : 974

Uy tín : 3

Theo LS bộ đội hóa học thì trong KCCM ta sử dụng 2 loại súng phun lửa nặng và nhẹ, không rõ loại gì. Nhưng có lẽ đây là khẩu LPO-50.

Bộ sưu tập vũ khí của VN trong 2 cuộc kháng chiến - Page 4 30-2-110
      
Ruz
Ruz Ưu tú

Cấp bậc: Ưu tú

Bài viết : 540

Danh vọng : 936

Uy tín : 2

Để đối phó với Linebacker II, quân và dân thủ đô Hà Nội đã thiết lập lưới lửa phòng không để bảo vệ Thủ đô cùng các thành phố lớn ở miền Bắc.

Các loại pháo phòng không ta sử dụng trong chiến dịch Điện Biên Phủ trên không:

Súng máy phòng không tầm thấp (cỡ 12,7mm và 14,5mm)

Ngay từ cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, Quân đội Nhân dân Việt Nam đã được Liên Xô viện trợ cho súng máy phòng không tầm thấp DShK 12,7mm và đã lập chiến công bắn hạ nhiều máy bay quân Pháp ở chiến dịch Điện Biên Phủ 1954. Song, trong chiến dịch Điện Biên Phủ trên không 1972, DShK 12,7mm lần nữa tham gia bảo vệ bầu trời Hà Nội chống lại không quân Mỹ.

DShK 12,7mm được Liên Xô phát triển từ cuối những năm 1930, với mục đích tạo ra loại súng có khả năng chống thiết giáp hạng nhẹ và máy bay tầm thấp. Súng máy phòng không 12,7mm hoạt động theo cơ chế trích khí, được làm mát bằng không khí; nặng khoảng 137kg (tính cả giá đỡ ba chân), được điều khiển bởi một tổ ba người và cả ba người này sẽ phụ trách tháo lắp di chuyển từng phần súng khi cần; được lắp một hộp tiếp đạn cỡ 50 viên.

Tầm bắn tối đa 2000m tuy nhiên tầm bắn hiệu quả chỉ là 1.000m. Sơ tốc đầu đạn 850 viên/phút, tốc độ bắn 600 viên/phút.

Bộ sưu tập vũ khí của VN trong 2 cuộc kháng chiến - Page 4 Khcn_l10

Súng máy phòng không DShK 12,7mm đặt trên giá ba chân.
Kết hợp với các đơn vị trang bị DShK 12,7mm lực lượng phòng không tầm thấp của ta còn được viện trợ loại súng máy phòng không ZPU-1/2/4 sử dụng cỡ nòng 14,5mm.

Tất cả seri ZPU đều được Liên Xô phát triển trong khoảng thời gian 1945-1947, đến đầu năm 1950 chúng được đưa vào biên chế của Hồng Quân. Mặc dù ra đời từ cách đây nửa thế kỉ, nhưng tới tận ngày nay, chúng vẫn nằm trong thành phần trang bị của hàng chục quốc gia trên thế giới, trong đó có Việt Nam.

Các seri của ZPU bao gồm:

- ZPU-1 được lắp một nòng cỡ 14,5mm
- ZPU-2 được lắp hai nòng cỡ 14,5mm
- ZPU-4 lắp bốn nòng cỡ 14,5mm

Bộ sưu tập vũ khí của VN trong 2 cuộc kháng chiến - Page 4 Khcn_l11

Pháo phòng không ZPU-1 14,5mm. Ảnh: Lê Nam

Bộ sưu tập vũ khí của VN trong 2 cuộc kháng chiến - Page 4 Khcn_l12

Pháo phòng không ZPU-2 14,5mm (hai nòng). Ảnh: Lê Nam

Bộ sưu tập vũ khí của VN trong 2 cuộc kháng chiến - Page 4 Khcn_l13

Pháo phòng không ZPU-4 14,5mm (bốn nòng). Ảnh: Lê Nam
Tất cả các series ZPU trên đều bắn loại đạn API (BS41) trọng lượng 64,4gram. Sơ tốc đầu đạn 1000m/s, tầm bắn tối đa chống máy bay 5000m, tuy nhiên thật sự hiệu quả ở cự ly 1400m. Tốc độ bắn trên lý thuyết 600 viên/phút còn thực tế chỉ là 150 viên/phút.

Trong chiến dịch Điện Biên Phủ trên không, DShK 12,7mm kết hợp với các khẩu đội ZPU-1/2/4 với nhiệm vụ chống máy bay địch bay thấp đã phát huy tác dụng bắn rơi nhiều máy bay quân địch, đặc biệt là chiến công bắn hạ 5 máy bay cánh cụp cánh xòe F-111 “con lợn đất”.

Pháo phòng không 37mm M1939 (61-K)

M1939 (61-K) là pháo phòng không cỡ nòng 37mm được Liên Xô phát triển từ cuối những năm 1930 và sử dụng trong suốt cuộc chiến tranh thế giới thứ hai.

Pháo 37mm được thiết kế chủ yếu để chống lại máy bay ném bom bổ nhào, các mục tiêu tầm thấp, tầm trung hoặc chống lại các loại xe thiết giáp hạng nhẹ. Đây là loại pháo nòng dài rãnh xoắn, được đặt trên xe kéo bốn bánh ZU-7l; có tầm bắn chống máy bay 2500m, tốc độ bắn khoảng 180 viên/phút. Khẩu đội bao gồm 8 người. Pháo được ngắm bắn bằng kính ngắm quang học.

Bộ sưu tập vũ khí của VN trong 2 cuộc kháng chiến - Page 4 Khcn_l14

Pháo phòng không 37mm M1939. Ảnh: Lê Nam
Ngay từ trong chiến dịch Điện Biên Phủ 1954, quân đội ta đã được viện trợ loại vũ khí này để chống máy bay quân Pháp ở Điện Biên Phủ.

Năm 1972, pháo 37mm tiếp tục tham gia vào chiến dịch Điện Biên Phủ trên không với vai trò phòng không bảo vệ cầu cống, kho tàng, bến bãi,… và các trận địa tên lửa chống máy bay địch bay tầm thấp.

Pháo phòng không 57mm AZP S-60

57mm AZP S-60 là loại pháo phòng không tầm thấp, tầm trung do Liên Xô phát triển từ những năm 1950.

Cũng giống như pháo 37mm, S-60 được sử dụng để chống lại các loại xe thiết giáp hạng nhẹ và bắn máy bay tầm thấp. Thông thường, 57mm S-60 được kéo bởi một xe Ural-375.

Một sự khác biệt lớn với 37mm M1939 (61-K) trong hệ thống ngắm bắn, 57mm S-60 được triển khai cùng với hệ thống điều khiển với máy chỉ huy PUAZO-6/60 và radar SON-9/9A, hoặc tương tự pháo 57mm cũng sử dụng máy chỉ huy PUAZO-5 và radar SON-4.

Trong tác chiến phòng không, pháo 57mm có tầm bắn 4.000m nếu dùng kính ngắm quang học và 6.000m nếu có radar dẫn đường. Trong một trung đoàn trang bị 57mm thường được bố trí thành bốn khẩu đội. Mỗi khẩu đội gồm 6 pháo, radar điều khiển hỏa lực, máy chỉ huy.

Bộ sưu tập vũ khí của VN trong 2 cuộc kháng chiến - Page 4 Khcn_l15

Pháo phòng không 57mm AZP S-60. Ảnh: Lê Nam
Sau này, các chuyên gia còn cải tiến lắp pháo 57mm lên thân xe tăng T-54 để tăng khả năng cơ động. Mẫu cải tiến này được đặt tên là ZSU-57-2 (pháo 57mm hai nòng). Loại này cũng được trang bị cho quân đội nhân dân Việt Nam trong kháng chiến chống Mỹ.

Pháo 57mm AZP S-60 nằm trong thành phần lực lượng phòng không tham gia chiến dịch Điện Biên Phủ trên không.

Pháo phòng không 100mm KS-19

100mm KS-19 là loại pháo phòng không tầm trung, tầm cao của Liên Xô viện trợ cho Việt Nam trong kháng chiến chống Mỹ.

Bộ sưu tập vũ khí của VN trong 2 cuộc kháng chiến - Page 4 Khcn_l16

Pháo phòng không tầm cao 100mm KS-19. Ảnh: Lê Nam
Pháo 100mm được điều khiển bởi một tổ 15 người, khi cần thiết chúng được di chuyển bởi xe kéo bánh xích hạng trung AT-S và hạng nặng AT-T.

Trong tác chiến chống máy bay, 100mm KS-19 có khả năng tiêu diệt mục tiêu ở độ cao 10000m. Các loại đạn sử dụng cho KS-19 bao gồm: đạn HE (thuốc nổ mạnh), đạn HE-nổ mảnh, đạn nổ mảnh.

KS-19 sử dụng kính ngắm quang học hoặc dùng hệ thống điều khiển bảo gồm radar SON-9A và máy chỉ huy PUAZO-6/19 tăng thêm độ chính xác. Tuy nhiên, tốc độ bắn của KS-19 khá chậm (15 viên/phút).

Bộ sưu tập vũ khí của VN trong 2 cuộc kháng chiến - Page 4 Khcn_l17

Máy chỉ huy PUAZO-6. Ảnh: Lê Nam

Bộ sưu tập vũ khí của VN trong 2 cuộc kháng chiến - Page 4 Khcn_l18

Radar điều khiển SON-9 có thể dùng chung pháo 57mm và 100mm. Ảnh: Lê Nam
Tương tự pháo 37, 57mm, KS-19 cũng được dùng để chống lại xe thiết giáp hạng nhẹ. Chúng có thể xuyên giáp dày 185mm ở khoảng cách 1000m.

Trong chiến dịch Điện Biên Phủ trên không, pháo 100mm KS-19 trang bị hạn chế trong các đơn vị pháo cao xạ.

Trong chiến dịch 12 ngày đêm lịch sử cuối năm 1972, lực lượng phòng không quân ta với trang bị từ súng máy phòng không 12,7mm, ZPU-1/2/4 14,5mm tới pháo 37mm, 57mm, 100mm đã tạo thành lưới lửa tầm thấp, tầm trung,
tầm cao phủ khắp miền bắc. Tập trung đánh địch từ mọi hướng, bảo vệ an toàn cho các kho tàng, bến bãi, sân bay, trận địa tên lửa (át chủ bài của nhân dân ta chống “ngáo ộp” B-52)…

Tính riêng từ ngày 18 đến 30 tháng 12, bộ đội phòng không đã bắn rơi hàng chục chiếc máy bay hiện đại của quân Mỹ, trong đó có cả loại mới nhất F-111.

Lê Nam (tổng hợp)

Nguồn : vnmilitaryhistory
      
      

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Về Đầu Trang  Thông điệp [Trang 4 trong tổng số 4 trang]

Chuyển đến trang : Previous  1, 2, 3, 4

Quyền hạn của bạn

Bạn không có quyền trả lời bài viết
free counters



  • Đoàn Ngọc Khánh

    mobile phone 098 376 5575


    Đỗ Quang Thảo

    mobile phone 090 301 9666


    Nguyễn Văn Của

    mobile phone 090 372 1401


    IP address signature
    Free forum | ©phpBB | Free forum support | Liên hệ | Báo cáo lạm dụng | Thảo luận mới nhất