Change background image
LOVE quotion

Bắt đầu từ 4.53' thứ Hai ngày 17/10/2011


You are not connected. Please login or register

Chuyển đến trang : Previous  1, 2, 3, 4  Next

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Go down  Thông điệp [Trang 2 trong tổng số 4 trang]

Ruz
Ruz Ưu tú

Cấp bậc: Ưu tú

Bài viết : 540

Danh vọng : 936

Uy tín : 2

First topic message reminder :

Đây là Bộ sưu tâp hình ảnh các loại vũ khí của VN trong 2 cuộc kháng chiến của chiangshan (quansuvn) được Cruise biên tập lại để tiện tra cứu.

Danh mục:

Lưu ý : Để dễ đối chiếu, các bạn cần biết

Mỹ dùng đơn vị inch nên một số loại vũ khí cũng được gọi theo cỡ nòng như M30, M50... Nếu qui đổi 1 inch tương đương 2,54 cm ta thấy:

- Đại liên 30 (M60) = 0,30 inch = 7,62 mm
- Trọng liên M50 = 0,50 inch = 12,7 mm

Nhưng để phân biệt vũ khí của VN, TQ, LX hay Mỹ người ta thường phân biệt bằng cỡ nòng chính xác ra ly (mi-li-mét) có hơi khác nhau

- VN, TQ, LX có cối 60 - Mỹ có cối 61
- VN, TQ, LX có cối 82 - Mỹ có cối 81
- VN, TQ, LX có cối 100, 120 - Mỹ có cối 106,7
- VN, TQ, LX có súng 12ly7 - Mỹ có súng 12ly8

Vũ khí của VN thường dùng chữ K (kiểu), TQ thường dùng chữ 式 (thức), Mỹ thường dùng chữ M (model) và tiếng Anh là T (type).

* Nguồn tự luận
      

Ruz
Ruz Ưu tú

Cấp bậc: Ưu tú

Bài viết : 540

Danh vọng : 936

Uy tín : 2

Quân ta sử dụng M14?

Bộ sưu tập vũ khí của VN trong 2 cuộc kháng chiến - Page 3 66210810

Bộ sưu tập vũ khí của VN trong 2 cuộc kháng chiến - Page 3 M1carb10

Bộ sưu tập vũ khí của VN trong 2 cuộc kháng chiến - Page 3 M14-la10
      
Ruz
Ruz Ưu tú

Cấp bậc: Ưu tú

Bài viết : 540

Danh vọng : 936

Uy tín : 2

Theo Lịch sử bộ đội HQ và PB thì thời kỳ đầu hòa bình sau 1954 trong số các đơn vị phòng thủ bờ biển có 3 Tiểu đoàn pháo 105mm nòng dài.

Bộ sưu tập vũ khí của VN trong 2 cuộc kháng chiến - Page 3 Bundes10

Bonus thêm vài cái ảnh:

Pak (PanzerAbwehrKanone) 40 75mm của Đức

Bộ sưu tập vũ khí của VN trong 2 cuộc kháng chiến - Page 3 800px-13

Flak 30 20mm

Bộ sưu tập vũ khí của VN trong 2 cuộc kháng chiến - Page 3 19031910

Vậy là trong thời kỳ đầu, vũ khí Liên Xô hạng nặng cung cấp cho ta đa số là từ Đức.
      
Sport
Sport Ưu tú

Cấp bậc: Ưu tú

Giới tính : Nam

Bài viết : 527

Danh vọng : 993

Uy tín : 32

Cái này là đặc sản Việt Nam ý

Bộ sưu tập vũ khí của VN trong 2 cuộc kháng chiến - Page 3 07-110
      
Ruz
Ruz Ưu tú

Cấp bậc: Ưu tú

Bài viết : 540

Danh vọng : 936

Uy tín : 2

Cấu hình phòng không 2 nòng của HS.404

Bộ sưu tập vũ khí của VN trong 2 cuộc kháng chiến - Page 3 800px-11

Còn khẩu 75mm kia thì gần như chắc chắn là Skoda M37 (do hình dáng rất đặc trưng, nhìn giống lựu pháo). Còn tại sao nó tới được Việt Nam thì chịu, vì thứ này LX chỉ tịch thu được ít khẩu ở Đức. Số còn lại bị Đồng Minh phương Tây thu giữ ở Bắc Phi và Italy. Tên đầy đủ của nó là 7.5 cm kanon PL vz.37.

Hình của em nó đây

Bộ sưu tập vũ khí của VN trong 2 cuộc kháng chiến - Page 3 800px-10
      
Ruz
Ruz Ưu tú

Cấp bậc: Ưu tú

Bài viết : 540

Danh vọng : 936

Uy tín : 2

Khẩu Canon de 75 Modèle 1897 do Pháp sản xuất. Khẩu này nguyên bản là field gun, trong WW1 mấy anh Phú mang lắp lên bệ xoay, thế là thành cao xạ.

Bộ sưu tập vũ khí của VN trong 2 cuộc kháng chiến - Page 3 MWP_wz_1897_Schneider_75_mm_gun

Bộ sưu tập vũ khí của VN trong 2 cuộc kháng chiến - Page 3 800px-Model1897_75mm_gun_1

Phiên bản cao xạ:

Bộ sưu tập vũ khí của VN trong 2 cuộc kháng chiến - Page 3 I6mcjmyz4

Bộ sưu tập vũ khí của VN trong 2 cuộc kháng chiến - Page 3 A774ww3

Nòng pháo tương tự đang được giữ ở BT cách mạng (HN):

Bộ sưu tập vũ khí của VN trong 2 cuộc kháng chiến - Page 3 IMG_1873

Bộ sưu tập vũ khí của VN trong 2 cuộc kháng chiến - Page 3 IMG_1874
      
Ruz
Ruz Ưu tú

Cấp bậc: Ưu tú

Bài viết : 540

Danh vọng : 936

Uy tín : 2

Khẩu này đoán là trung liên Hotchkiss M1922, có thể là bản dùng dây đạn.

Bộ sưu tập vũ khí của VN trong 2 cuộc kháng chiến - Page 3 IMG_1912

Bộ sưu tập vũ khí của VN trong 2 cuộc kháng chiến - Page 3 IMG_1915

Đại liên Vicker K (VGO), chắc quân ta tháo từ xe hoặc máy bay và cải biên thành trung liên.

Bộ sưu tập vũ khí của VN trong 2 cuộc kháng chiến - Page 3 IMG_1910

Bộ sưu tập vũ khí của VN trong 2 cuộc kháng chiến - Page 3 IMG_1911
      
Sport
Sport Ưu tú

Cấp bậc: Ưu tú

Giới tính : Nam

Bài viết : 527

Danh vọng : 993

Uy tín : 32

Đây đích thị là khẩu MAC 1931 Reibel.

Bộ sưu tập vũ khí của VN trong 2 cuộc kháng chiến - Page 3 IMG_1907
Băng đạn cong có thể là 1 cải biên của quân giới ta.
      
Ruz
Ruz Ưu tú

Cấp bậc: Ưu tú

Bài viết : 540

Danh vọng : 936

Uy tín : 2

Cà nông 138 ly

Bộ sưu tập vũ khí của VN trong 2 cuộc kháng chiến - Page 3 IMG_0796copy Bộ sưu tập vũ khí của VN trong 2 cuộc kháng chiến - Page 3 IMG_0776-Copy
      
Sport
Sport Ưu tú

Cấp bậc: Ưu tú

Giới tính : Nam

Bài viết : 527

Danh vọng : 993

Uy tín : 32

Bộ sưu tập vũ khí của VN trong 2 cuộc kháng chiến - Page 3 P1010952
Hồi bữa đi bảo tàng em chụp được đống chông này. Không hiểu nổi vì sao lại có loại chông dài đến độ ấy. So với loại chông trên bàn chông thường thấy (dài khoảng 20 - 30 cm mỗi mũi chông) thì mấy cây chông này dài 1 met là ít. Các bác có biết chông dài thế là để làm gì không?
      
Sport
Sport Ưu tú

Cấp bậc: Ưu tú

Giới tính : Nam

Bài viết : 527

Danh vọng : 993

Uy tín : 32

Mìn Xi Măng (vỏ làm bằng xi măng), tuy hiện vật này lấy từ Đồng Khởi Bến Tre 1960 nhưng theo sách lịch sử quân sự VN thì nó có từ đầu thời đánh Pháp. Chắc cái lựu đạn vỏ xi măng mà sách nói cũng hao hao vầy:

Bộ sưu tập vũ khí của VN trong 2 cuộc kháng chiến - Page 3 ResizeofP1020637 Bộ sưu tập vũ khí của VN trong 2 cuộc kháng chiến - Page 3 ResizeofP1020639
Còn ba cái này là lựu đạn thời đánh Pháp ở Bến Tre:

Bộ sưu tập vũ khí của VN trong 2 cuộc kháng chiến - Page 3 ResizeofP1020545 Bộ sưu tập vũ khí của VN trong 2 cuộc kháng chiến - Page 3 ResizeofP1020546
Nòng súng kíp Bến Tre hồi đánh Pháp (hình sao giống súng gì ấy, không rành súng ống nên không nhớ rõ) và mìn loại xịn, dùng thời đánh Pháp:

Bộ sưu tập vũ khí của VN trong 2 cuộc kháng chiến - Page 3 ResizeofP1020533 Bộ sưu tập vũ khí của VN trong 2 cuộc kháng chiến - Page 3 ResizeofP1020550

Bộ sưu tập vũ khí của VN trong 2 cuộc kháng chiến - Page 3 ResizeofP1020549 Bộ sưu tập vũ khí của VN trong 2 cuộc kháng chiến - Page 3 ResizeofP1020548

Luôn tiện, các bác có thể giải thích "súng ngựa trời" là gì ko? Dù cái này dùng thời đánh Mỹ thì phải:

Bộ sưu tập vũ khí của VN trong 2 cuộc kháng chiến - Page 3 P1020631 Bộ sưu tập vũ khí của VN trong 2 cuộc kháng chiến - Page 3 P1020630
      
Ruz
Ruz Ưu tú

Cấp bậc: Ưu tú

Bài viết : 540

Danh vọng : 936

Uy tín : 2

Một số hình ảnh về cao xạ Flak 88mm trong QĐNDVN:

Bộ sưu tập vũ khí của VN trong 2 cuộc kháng chiến - Page 3 IMG_0451

Bộ sưu tập vũ khí của VN trong 2 cuộc kháng chiến - Page 3 IMG_0450

Bộ sưu tập vũ khí của VN trong 2 cuộc kháng chiến - Page 3 IMG_0449
      
Ruz
Ruz Ưu tú

Cấp bậc: Ưu tú

Bài viết : 540

Danh vọng : 936

Uy tín : 2

Hôm trước tình cờ nhìn thấy tấm ảnh này, theo chú thích thì nó được chụp năm 1971 và loại vũ khí trên ảnh thuộc biên chế bộ đội pháo binh. Từ trước đến giờ chưa từng nghe tới chứ đừng nói là nhìn thấy loại vũ khí này. Có ai biết nó là loại gì không vậy?

Bộ sưu tập vũ khí của VN trong 2 cuộc kháng chiến - Page 3 Phaola10 Bộ sưu tập vũ khí của VN trong 2 cuộc kháng chiến - Page 3 Phaola11
      
Sport
Sport Ưu tú

Cấp bậc: Ưu tú

Giới tính : Nam

Bài viết : 527

Danh vọng : 993

Uy tín : 32

Pháo lủi là loại vũ khí cải tiến từ đầu đạn pháo 105 hoặc 155mm không nổ của Mỹ cơ. Hình ảnh của pháo lủi đây:

Bộ sưu tập vũ khí của VN trong 2 cuộc kháng chiến - Page 3 Phaolu10
      
Ruz
Ruz Ưu tú

Cấp bậc: Ưu tú

Bài viết : 540

Danh vọng : 936

Uy tín : 2

Đây là hình ảnh phục chế loại rocket 70mm bắn mục tiêu mặt đất mà có thể Trung tướng Doãn Tuế gọi là "pháo lủi":

Bộ sưu tập vũ khí của VN trong 2 cuộc kháng chiến - Page 3 Rocket10
      
Ruz
Ruz Ưu tú

Cấp bậc: Ưu tú

Bài viết : 540

Danh vọng : 936

Uy tín : 2

ĐKZ 57mm của TQ

Bộ sưu tập vũ khí của VN trong 2 cuộc kháng chiến - Page 3 16210
      
Ruz
Ruz Ưu tú

Cấp bậc: Ưu tú

Bài viết : 540

Danh vọng : 936

Uy tín : 2

Bộ sưu tập vũ khí của VN trong 2 cuộc kháng chiến - Page 3 Rpg10

Khẩu này là RPG-2N bắn đêm. Khẩu này được trang bị từ năm 1957 và còn thiếu bộ kính ngắm hồng ngoại chủ động NSP-2 và khối pin nguồn.

Bộ sưu tập vũ khí của VN trong 2 cuộc kháng chiến - Page 3 Rpg00110

Bộ sưu tập vũ khí của VN trong 2 cuộc kháng chiến - Page 3 Rpg00510

Bộ sưu tập vũ khí của VN trong 2 cuộc kháng chiến - Page 3 Rpg2yr10

Bộ sưu tập vũ khí của VN trong 2 cuộc kháng chiến - Page 3 Rpg00310

Bộ sưu tập vũ khí của VN trong 2 cuộc kháng chiến - Page 3 Rpg00610

Bộ sưu tập vũ khí của VN trong 2 cuộc kháng chiến - Page 3 Rpg00710

Bộ sưu tập vũ khí của VN trong 2 cuộc kháng chiến - Page 3 1-310

Tham khảo : http://russianguns.ru/?p=403
      
OLD
OLD Developer

Cấp bậc: Developer

Giới tính : Nam

Bài viết : 750

Danh vọng : 1243

Uy tín : 16

Trong bảo tàng, súng dưới đây được chú thích là súng K56.

Bộ sưu tập vũ khí của VN trong 2 cuộc kháng chiến - Page 3 PB060081
Nghe tên cứ tưởng hàng hiếm của Tàu, hoá ra là khẩu Vz.61 của Tiệp. Chả hiểu thế nào mà lại thành K56.

http://world.guns.ru/smg/smg26-e.htm

Bộ sưu tập vũ khí của VN trong 2 cuộc kháng chiến - Page 3 Sa61-1
Cỡ đạn : 7.65x17mm (.32ACP)
Trọng lượng rỗng : 1.28 kg
Dài (báng gập/mở): 270 / 517 mm
Nòng dài : 115 mm
Tốc độ bắn : 850 viên/phút
Băng đạn :10 hoặc 20 viên
Tầm bắn hiệu quả : 25m.

Thứ này chắc là dùng cho đặc công hoặc trinh sát.
http://www.cuuhvlq2.tk
      
OLD
OLD Developer

Cấp bậc: Developer

Giới tính : Nam

Bài viết : 750

Danh vọng : 1243

Uy tín : 16

Đặc công VN trong Kháng chiến chống Mỹ còn được trang bị loại loại tiểu liên P-63

Chắc hẳn là khẩu này : http://world.guns.ru/smg/smg41-e.htm

Bộ sưu tập vũ khí của VN trong 2 cuộc kháng chiến - Page 3 Pm63_110

Bộ sưu tập vũ khí của VN trong 2 cuộc kháng chiến - Page 3 Pm63_210
http://www.cuuhvlq2.tk
      
OLD
OLD Developer

Cấp bậc: Developer

Giới tính : Nam

Bài viết : 750

Danh vọng : 1243

Uy tín : 16

Trích dẫn nguyên văn từ Từ điển Bách khoa quân sự Việt Nam, xuất bản năm 2004:

K-44: Súng trường không tự động của Liên Xô do N.X.Xêmin thiết kế cải tiến từ mẫu ban đầu 1891/30 của X.I.Môxin và mẫu gần hơn (1938), đưa vào trang bị của QĐLX (2/1944). Cỡ nòng 7,62mm, súng dài 1.033mm (cả lưỡi lê), khối lượng 3,9kg, hộp đạn 5 viên, tốc độ bắn 10 phát/ph, sơ tốc đạn 820m/s, tầm bắn (trên thước ngắm) 1.000m, tầm bắn hiệu quả 400m, tầm bắn máy bay bay thấp 300m. Dùng đạn cỡ 7,62mm kiểu 1908 hoặc 1930 (chung với đại liên K-53, thượng liên RP-46). Được sản xuất ở TQ với tên gọi K-53. Đưa vào VN giữa những năm 50 tk 20 và sử dụng rộng rãi trong KCCM (nhân dân miền Nam thường gọi là bá đỏ).

Bộ sưu tập vũ khí của VN trong 2 cuộc kháng chiến - Page 3 M4410

Theo từ điển wikipedia

Súng trường chiến đấu Mosin Nagant (được gọi là súng K44 ở Việt Nam) là loại súng trường lên đạn từng viên, không tự động từng được sử dụng bởi quân đội Đế quốc Nga từ năm 1891, quân đội Liên Xô và các nước Đông Âu cho đến tận những năm 1960 và hiện vẫn được Quân đội Nhân dân Việt Nam sử dụng. Súng dùng đạn súng trường chiến đấu tiêu chuẩn 7,62 x 54mmR.

Theo quyển Sử dụng vũ khí bộ binh của tác giả Lương Bắc và Thu Mai Nhà xuất bản Quân đội nhân dân năm 1979:

Súng trường k44 là loại súng bắn phát một lên đạn bằng tay
Súng có lắp lưỡi lê(Lưỡi lê 4 khía gập ở bên phải nòng)
Bộ phận khóa an toàn gắn liền với đuôi khoá nòng
Cỡ nòng : 7,62mm
Tầm bắn hiệu quả: 400-600m
Hộp tiếp đạn: 5 viên
Trọng lượng súng : 5kg
Chiều dài súng : 1,24m (không kể lưỡi lê)
http://www.cuuhvlq2.tk
      
OLD
OLD Developer

Cấp bậc: Developer

Giới tính : Nam

Bài viết : 750

Danh vọng : 1243

Uy tín : 16

AVS-36 bắn khiếp quá.
http://es.youtube.com/watch?v=zRMiCEmHHm4

Link http://world.guns.ru/rifle/rfl16-e.htm

Bộ sưu tập vũ khí của VN trong 2 cuộc kháng chiến - Page 3 Avs36-13
Bộ sưu tập vũ khí của VN trong 2 cuộc kháng chiến - Page 3 Avs36-11
Bộ sưu tập vũ khí của VN trong 2 cuộc kháng chiến - Page 3 Avs36-12
Nguyên lý trình bầy máy súng AVS-36, khóa nòng là khối xanh. Khóa nòng khóa và móc viên tiếp theo.
Cỡ đạn: 7.62x54 mm R
Dài cả súng: 1260 mm
Nòng: 627 mm
Nặng: 4,2kg rỗng, không lê
Hộp đạn: 15 viên
Tốc độ bắn: 800phát/phút

Hồng Quân đã thử nghiệm một số mẫu súng trường từ những năm 1930, nhưng những mẫu súng tự động nạp đạn sớm nhất hoặc vẫn còn thiếu thực tế chỉ hoạt động từ năm 1936. Súng trường được phát triển từ năm 1931 đến năm 1936 bởi Sergey Simonov, được gọi bởi tên (Simonov automatic rifle model of 1936, súng trường tự động Simônôv 1936 7,62mm) hoặc là AVS-36. Thời của súng quá ngắn ngủi, nó phức tạp và đắt đỏ để chế tạo và bảo dưỡng, những lại không thật sự tin cậy trong những điều kiện khắc nhiệt. Đâu có khoảng 35 ngàn đến 65 ngàn khẩu đã được cấp cho Hồng Quân từ 1936 đến 1940. Sau đó vai trò của súng được thay bởi Tokarev SVT-40. Súng ít tham chiến, đã tham chiến ở chiến tranh Mùa Đồng Liên Xô-Phần Lan và giai đoạn đầu Chiến tranh Giữ nước Vĩ Đại. Thiết kế cơ bản của súng tiến xa hơn ý tưởng, ông dùng hệ thống khóa trượt đúng, trượt qua nhóm khối nghiêng, kiểu thiết kế này sau dùng co nhóm trọng liên 14,5mm PTRS-41 và CKC.

AVS-36 là một súng trích khí, chọn chế độ bắn. Piston hành trình ngắn đặt trên nòng (một trong những khẩu súng đầu tiên có thiết kế như vậy), một khối đẩy về. Súng được khóa bằng một khối truợt đứng, nó nằm giữa đáy nòng súng và băng, định vị bởi thành vỏ súng. Thiết kế này làm vỏ máy và khóa nòng dài và nặng. Đạn di chuyển từ băng đến buồng đốt quan đoạn dài và chia đoạn nên gây ra nhiều ngắt. Khối khóa nòng quá phức tạp, có khóa chống kẹt. Súng có chọn chế độ bắn ở sườn vỏ máy súng, chọn bắn phát một tự động hay liên thanh (nhưng đúng hơn liên thanh bị hạn chế tác dụng bởi yêu cầu súng nhẹ, hạn chế đạn). Đầu nòng to lắp lê. Lê có thể lắp vào súng theo chiều dọc và ngang thành giá một chân để bắn từ trong ổ bắn. Thước ngắm 1500 mét. Thông nòng mang trong một khe sườn phải báng, dọc theo nòng. Một số AVS-36 được chế tạo như súng bắn tỉa, được lắp kính ngắm xa. Do vướng nóc súng, kính ngắm lệch trái và lắp vào sườn trái vỏ máy súng.
http://www.cuuhvlq2.tk
      
OLD
OLD Developer

Cấp bậc: Developer

Giới tính : Nam

Bài viết : 750

Danh vọng : 1243

Uy tín : 16

Самозарядный карабин Симонова (СКС-45) hay gọi là CKC (xê-ka-xê), đúng ra phải là SKS. Tầu gọi là 56式半自動步槍 (56 thức bán tự động bộ thương, súng trường bán tự động kiểu 56). Nam Tư là M59 hay M59/66, Anbania là súng 10/7. Chính ra tên tầu là 56 thức bộ kỵ thương (56式步騎槍, súng cạc bin kiểu 56) mới giống tên Nga. Tầu còn có tên半自動卡賓槍 bán tự động tạp tân thương, súng trường bán tự động tầm xa.

Thật ra không phải SKS là cạc bin như tên Nga của nó. Nó là súng trường nhỏ so với các súng trường khác dùng đạn cỡ lớn hơn, nên có tên cạc bin (như các súng dùng đạn chung với Mosin). Nhưng so với các súng cùng cỡ đạn (như AK), SKS có nòng dài, sơ tốc lớn, thuộc nhóm súng trường chiến đấu.

Cỡ đạn: 7,62x39 mm
Cơ cấu: trích khí khó nòng nghiêng
dài: 1022 mm
dài nòng: 520 mm
nặng rỗng: 3,86kg
Sơ tốc: 735m/s

Thật ra, khẩu súng trường đầu tiên sản xuất lớn sử dụng đạn nhỏ phải là khẩu này.

Trên góc nhìn khác, Simônôv đi trước với khẩu AVS-36, nhưng khẩu này nhiều nhược điểm, nhường nhanh chỗ nho SVT, nhưng rồi SVT cũng thọ chả lâu, Simônôv giành thắng lợi hoàn toàn với CKC.

Nhưng cũng chả thọ được lâu, AK nhanh chóng cho cả thế giới biết súng trường phải thế nào.

CKC và AK cùng một đạn, đây là một cuộc cách mạng về súng trường, một cuộc cách mạng dũng cảm. CKC vẫn còn nhiều hơi hướng súng trường cổ-súng trường chiến đấu, sau được dùng như súng trường chiến đấu ở thời đại mới, ví như bắn tỉa.

Súng dùng rất rộng rãi trên đất ta, nơi mà chiến tranh cổ vẫn còn nhiều đất sống, ví như du kích rất hiếm đạn. Nhưng công bằng mà nói, thời của súng không lâu.

Nói một cách khác, súng CKC là súng trường chiến đấu cuối cùng, khẩu súng trường trung gian, súng trường chiến đấu dùng đạn súng trường tấn công.

Cuộc cách mạng về súng trường đã bắt đầu từ trong Thế chiến. CHo đến lúc đó, vũ khí chính của bộ binh vẫn là súng trường chiến đấu. Đây là loại súng trường hạng nặng, dùng đạn cỡ lớn như Mosin hay Mauser. Tầm sát thương tối đa tới 2000 mét. Cả bắn tự động và thủ công đền gặp vấn đề với tốc độ bắn.

Kinh nghiệm Thế chiến 2 cho thấy những chiến lược thiết kế súng trường cũ nay không phù hợp. Một là súng quá dài, quá nặng, giật quá mạnh. Khả năng sát thương 2000 mét không cần thiết vì rất ít có điều kiện thể hiện, những tầm bắn cần thiết xa nhất là 600-800mét. Đó là chưa kể, đạn quá mạnh đưa đến nhiều vấn đề về tốc độ bắn, cân nặng vũ khí bộ binh phải đem, dẫn đến suy giảm hỏa lực bộ binh. Từ những điểm đó, người ta muốn chế tạo khẩu súng trường bắn cỡ đạn trung bình thôi, chỉ cần tầm bắn hiệu quả đạt 500-800 mét. Đạn nhẹ cho phép mang được nhiều đạn, bắn nhanh.

Ý tưởng đó đến cả hai bên Liên Xô và Đức. Ở Đức, ý tưởng đó thể hiện ở những xu hướng phát triển súng cạc bin liên thanh (MaschinenKarabiner). Sau này, người Đức chế tạo một loại đạn mới, dùng cho súng ngắn bắn nhanh, mạnh hơn đạn súng ngắn thường, như là súng bão (STG-44, STG-45), các ý tưởng đó thu bé súng trường hay phóng to súng ngắn bắn nhanh để đạt đến súng trường tấn công. Nhưng Đức không kịp thực hiện điều đó.

Đối lập với Đức, Liên Xô phát triển đạn M43 (trước khi Đức có STG-44) và phát triển nhiều vũ khí bộ binh xung quanh đạn đó. Bao gồm 4 loại chính: súng trường bắn thủ công (không có mẫu thử), súng trường tự động (Simonov SKS), súng chọn chế độ bắn (sau trở thành súng trường tấn công như Kalashnikov AK-47), súng đa năng súng trường chiến đấu-trung liên-súng trường tấn công sau này thành Degtyarov RPD.

SKS Simonov Self-loading Carbine được thiết kế bởi nhà chế súng đã thiết kế súng trường chống tăng PTRS và AVS-36. Một số súng đã được thử nghiệm thực tế ngoài chiến trường 1945. Sau đó, súng và đạn tiếp tục được thay đổi, năm 1949, súng được chấp nhận trang bị. SÚng được dùng rất nhiều hồi đầu chiến tranh lạnh, sau đó, AK rồi AKM phổ biến nên súng ít đi. SÚng vẫn còn được dùng ở một số đơn vị Nga đến 199x, sau đó chủ yếu được bán ra nước ngoài hay cho quân đội bán chuyên nghiệp như vệ sỹ.

License được cấp cho nhièu nước, như Tầu, Đức, Nam Tư, ANbania...Có một số thay đổi, như SKS tầu dùng lê ba cạnh. Nam Tư hay có mũ phóng lựu, kính ngắm phóng lựu và giảm áp khí.

Súng rẻ "kinh người", thậm chí còn rẻ nữa khi cắt giá đi, như bỏ lê. Vì vậy nên chợ đen vũ khí "nổi loạn" đầy ắp súng này. Chợ súng chơi dân sự (săn, hộ thân, chơi...) cũng không kém nhộm nhịp, đạn và súng đều rẻ, cũng như AK, rất nhiều hãng làm rất nhiều phụ tùng như báng, ngắm, đèn, băng đạn lớn...

SKS là súng trích khí, dùng kẹp đạn trong 10 viên (cổ lỗ), tự động nạp đạn. Piston quãng đường ngắn và lò xo đẩy về. Khóa nòng nghiêng, sau này có băng đạn rời.

Nhìn chung, SKS (CKC) là khẩu súng trường quá tốt, có điều thời của nó quá ngắn. Súng AK-47 nhanh chóng trở thành vũ khí chính. CÒn để bắn tỉa thì không lại với SVT.

SKS kiểu Nga
Bộ sưu tập vũ khí của VN trong 2 cuộc kháng chiến - Page 3 Sks

Bộ sưu tập vũ khí của VN trong 2 cuộc kháng chiến - Page 3 Sks_1

Kiểu Tầu
Bộ sưu tập vũ khí của VN trong 2 cuộc kháng chiến - Page 3 Sks_chin

Kiểu Nam Tư, ống phóng lựu và kính ngắm phóng lựu.
Bộ sưu tập vũ khí của VN trong 2 cuộc kháng chiến - Page 3 Sks_yugo

Nạp đạn
Bộ sưu tập vũ khí của VN trong 2 cuộc kháng chiến - Page 3 Sks_load

http://yooperj.com/SKS.htm
http://www.murraysguns.com/download/batfe.pdf
http://www.hk94.com/sks-rifle.php
http://www.cuuhvlq2.tk
      
OLD
OLD Developer

Cấp bậc: Developer

Giới tính : Nam

Bài viết : 750

Danh vọng : 1243

Uy tín : 16

Trước khi có Mosin, Nga sùng súng của hãng Colt Mỹ do Hiram Berdan thiết kế, còn gọi là súng trường Berdan, dùng đạn 10,75mmx58mm vỏ giấy đầu chì. Có lẽ, người Nga có vẻ tụt hậu về súng ống so với Thổ, kẻ thù lớn của Nga trước khi vị trí đó chuyển cho Áo-Hung, Đức rồi Mỹ. Lúc này, trên thế gới đã có nhiều súng trường phục vụ vỏ đồng tiên tiến.

Đạn, đạn súng đã qua nhiều cải tiến. Lần cải tiến còn lưu hình dáng đạn này là 1898, cùng với đạn Mauser. Lúc đó, đạn mang đầu 210 grain (13,7g), đầu đạn cầu có vỏ mềm. Sau chiến tranh Nga Nhật, đầu 148 grain (9,7g) được thay thế có sơ tốc tốt hơn.

http://www.mosinnagant.net/i3tro4.asp
http://7.62x54r.net/MosinID/MosinCartridges.htm
http://www.conjay.com/Ammunition%20for%20Armor%20Testing%20East%207.62mm%20x%2054R.htm
http://www.stevespages.com/jpg/cd762x54rrussian.jpg
http://www.intermin.fi/intermin/images.nsf/files/B0E765375DA00143C2256FBE0032DD2A/$file/TABIIcal.pdf

Lúc đó, chế tạo khẩu súng mới phải thiết kế cả đạn và súng.

Người Nga làm theo cách truyền thống, họ tổ chức một hội đồng rồi cấp xiền cho những người có uy tín và có ý kiến đánh giá. Mosin là một đại úy trong quân Nga, Leon Nagant là một nhà chế súng Bỉ. Hai người đã cùng nhau thiết kế phiên bản giành thắng lợi, cấu tạo cơ bản của Mosin, nhưng một số chi tiết móc đạn của Nagant, tiền bản quyền cái móc đạn trả cho Leon Nagant còn Mosin giành thắng (hai mẫu súng 7,6 Mosin và 8mm Nagant đi vào chung kết, ban giám khảo đã chọn phương án này). Súng có thiết kế hết sức ưu việt. Mosin cùng với quân xưởng Sestroretsk thực hiện số súng đầu tiên. Tuy vậy, đạn có nhược điểm là dùng gờ móc chứ không phải rãnh móc như của Mauser, tuy rằng cỡ đạn gần giống nhau. Kiểu đạn này có ưu điểm lớn nhất là dễ làm, công nghiệp Nga đang tồi, điều này giảm giá thành do không phải nhập máy móc mới. Kiểu đạn này cũng cho phép làm nhỏ buồng đạn mà vẫn mạnh, một ưu thế của súng sau này. Nhưng việc tụt hậu đạn súng cơ bản làm cho đến nay các súng như đại liên PK không thể chau chuốt hoàn hảo được do vẫn phải dùng kiểu đạn này (gờ móc thể hiện nhược điểm khi bắn tốc độ cao). Tuy vậy, đạn này cũng khá công để thuận tiện di chuyển. Kiểu súng được chấp nhận là súng trường phục vụ của Nga từ đó có tên Mosin, hay còn gọi là M1891, phương Tây hay cho thêm Mosin-Nagant để nhấn mạnh công thiết kế cái tay móc đạn của họ.

Trong cái link này thì nhiều đoạn quên cả Mosin, còn mỗi Nagant. !!!!

http://www.globalsecurity.org/military/world/russia/mosin-nagant.htm

3 Phiên bản đầu tiên na ná như nhau, đó là các phiên bản bộ bịnh, Cô-dắc và Long Bộ Binh. Phiên bản bộ binh dài nhất, phiên bản Cossack và Long Bộ Binh giống nhau, chỉ khác Cossack không lê. Năm 1894 có thêm ốp lót, rồi không thay đổi đến năm 1908, khi kiểu đạn mới được chấp nhận. Phải thay đổi một số đặc điểm cho hợp với đạn mới. Kiểu này được gọi là 1891/1910 ổn định đến 1923.

Về cơ bản, đây là các súng trường chiến đấu hạng nặng. Súng bắn đạn khoảng 10g sơ tốc trên 900m/s hoặc đầu đạn 12g sơ tốc 785m/s. Động năng đầu đạn thuộc loại lớn nhất ngày đó. Đường đạn của súng tốt hơn Mauser do động năng của đầu đạn và đạn sớm cải tiến. Đường đạn và sức mạnh đầu đạn hơn đứt súng Mỹ đương thời Winchester M1895 hay M1903 Springfield. Sau này, các phiên bản nòng ngắn hay súng SVD bắn 850m/s loại đạn này. Động năng đầu đạn của các phiên bản cạc bin sau này hạ xuống, sơ tốc ngang Mauser.

Súng trường hạng nặng khác với các súng trường tấn công sau này ở cách chiến đấu. Cuộc chiến ưu thế của nó là ở tầm xa, tầm sát thương đến 2000 mét, tầm thước ngắm đến hơn 1000 mét. Tầm bắn hiệu quả thì quan điểm ngày đó còn khác, ở 800 mét chẳng hạn, súng có thể tiêu diệt mục tiêu nhưng ngắm bắn rất khó-và không thể ngắm bắn nếu mục tiêu chuyển động, nhưng tiêu diệt được mục tiêu đứng yên hồi đó được coi là đạt hiệu quả Bộ sưu tập vũ khí của VN trong 2 cuộc kháng chiến - Page 3 Huh??. Cuộc chiến giống như của hai xạ thủ đơn độc, ngắm bắn kỹ rồi bóp cò, chứ không phải một đội hình xung phong hay bắn áp chế sau này.

Mosin được chế tạo nhiều ban đầu ở nhà máy Chatelleraut Arms bên Pháp, tổng đơn đặt hàng khoảng 500 ngàn khẩu đến trước Thế chiến 1, nguyên nhân do công nghiệp Nga còn lạc hậu. Một lượng lớn súng cũng được đặt hàng tại các hãng Remington và Westinghouse tại Mỹ, năm 1916 và 1917. Sau cách mạng tháng 10, súng không được trả về mà được sử dụng để huấn luyện và sau đó để bán cho dấn sự. Nhóm súng này chủ yếu là M1891/10. Một nguồn súng ngoài Liên Xô nữa là Phần Lan, tách ra khỏi đế chế Nga sau Cách mạng tháng 10, ở đây súng có nhiều phiên bản cải tiến.

Sau Thế chiến 2, súng lại được chuyển giao công nghệ đến nhiều nước. Đồng thời, Mỹ cũng sản xuất khá nhiều súng và phụ tùng để bán cho dấn sự.

Súng nội điạ thay nhập khẩu khoàng 1894/1895, sản lượng súng ở các quân xưởng Izhevsk và Tula đã cao, ngoài ra còn một số quân xưởng khác tham gia làm súng.

http://7.62x54r.net/MosinID/MosinMarks.htm

Hồng Quân dừng bản Cossack và bộ binh, chỉ còn chế bản Long Bộ Binh. Đến năm 1930 thì Hồng Quân đưa vào thiết kế mới, M1891/1930. Kiểu 1930 đổi thước ngắm từ Ác-Sin (arshins) Nga cổ sang mét. Thêm lê ba cạnh, đổi ốp lót. Năm 1938 thì có bản cạc bin M1938 không có lê nhưng dùng thuận tiện. Đến năm 1944 có M1944, giống hệt M1938 nhưng có lê ba cạnh.

Mosin và Mauser là hai loại súng tốt nhất thế giới hồi đó. Chúng tốt về mọi mặt, cả độ tin cậy, giá thành và đường đạn. Mauser hoàn hảo trở thành hình mẫu súng trường hàng trăm năm sau, ưu thế ở thiết kế vỏ đạn. Nhưng Mosin lại thích hợp với người Nga, khỏe hơn, rẻ hơn, dễ sản xuất lớn. Một trong những điểm chứng minh về khả năng dễ sản xuất của Mosin, cho đến thời điểm chiến tranh Nga Nhật bắt đầu trong năm 1904, các số liệu thống kê cho thấy quân đội đã nhập kho 3,8 triệu khẩu. Hay ước tính 17 triệu khẩu kiểu M1891/30 đã được sản xuất trước khi nó được thay thế trong Thế chiến 2.

Trên cùng là vỏ đạn đồng thanh thủa sơ khai, dưới là các đạn có đầu đạn cầu có vỏ mềm, giữa là vỏ đạn sắt. Dưới là vỏ đạn đồng thau. Vỏ đạn và vỏ đầu đạn mềm làm nòng bền.

Bộ sưu tập vũ khí của VN trong 2 cuộc kháng chiến - Page 3 Mosin_ammo

Bộ sưu tập vũ khí của VN trong 2 cuộc kháng chiến - Page 3 800px-762_x_54_R
Bộ sưu tập vũ khí của VN trong 2 cuộc kháng chiến - Page 3 Cart762x54r

Khóa nòng

Bộ sưu tập vũ khí của VN trong 2 cuộc kháng chiến - Page 3 Mosin-nagant-1
http://www.cuuhvlq2.tk
      
OLD
OLD Developer

Cấp bậc: Developer

Giới tính : Nam

Bài viết : 750

Danh vọng : 1243

Uy tín : 16

Có Mosin thì phải có Mauser. Không hiểu Mauser có mặt ở Việt Nam không? Theo tớ nghĩ thì là có, thời điểm đánh Pháp, không lý gì khẩu súng tốt như thế này lại không có? Cái này lại phải đi hỏi cụ Đoành.

Mauser là tên hãng súng danh tiếng. Đầu thế kỷ 20, háng này tách ra làm 2, Rheinmetall và Mauser. Phần vũ khí bộ binh của Rheinmetall sau lại được sát nhập trở lại với Mauser. Mauser giành quyền làm súng trường trang bị từ 1871 (kiểu 1871). Gewehr 71, hay là Infanterie-Gewehr 71 (I.G.Mod.71).

Model 1888 Commission Rifle là kiểu súng trường hiện đại đầu tiên của Đức, đạn và đầu đạn có bọc. Sau này được sửa là M1998. Súng cỡ 4kg, nòng dài 740mm. Sau này các phiên bản cạc bin dùng nòng 600mm. Commission để chỉ súng được một hội đồng nhà nước tổ chức ra yêu cầu, thiết kế, chọn phương án. Cách làm này giống như Mosin và các vũ khí Nga-Đức sau này, tạo ra ưu thế về kỹ thuật vũ khí của họ. Vào thời điểm cuối thế kỷ 19, cách làm này là tiến triển cao nhất của khái niệm "súng trường phục vụ".

Khóa an toàn đặt ngay trên kim hỏa rất nhỏ gọn. Súng mạnh mẽ và có độ tin cậy cao nhất trong các súng hồi đó. Phiên bản cạc bin sau này mạnh hơn của Mosin, mặc dù phiên bản nòng dài ban đầu yếu hơn. Nhìn chung, hai loại Mosin và Mauser tính năng bắn như nhau, Mauser tin cậy trơn tru hơn bời đạn khe móc.

Bộ sưu tập vũ khí của VN trong 2 cuộc kháng chiến - Page 3 400px-8_x_57_IS

Ảnh dưới là kim hỏa có tai khóa an toàn.

Bộ sưu tập vũ khí của VN trong 2 cuộc kháng chiến - Page 3 Mauser_k98_fpin
Bộ sưu tập vũ khí của VN trong 2 cuộc kháng chiến - Page 3 Mauser_g98_ammo
Bộ sưu tập vũ khí của VN trong 2 cuộc kháng chiến - Page 3 Mauser_k98_bolt_top
Bộ sưu tập vũ khí của VN trong 2 cuộc kháng chiến - Page 3 Mauser_k98_bolt_open
Bộ sưu tập vũ khí của VN trong 2 cuộc kháng chiến - Page 3 Mauser_k98_bolt

Vị trí khóa nòng: khóa an toàn và khóa nòng, khóa an toàn và mở khóa nòng, sắn sàng bắn (mở khóa an toàn và đóng khóa nòng).

Bộ sưu tập vũ khí của VN trong 2 cuộc kháng chiến - Page 3 Mauser_k98_saft
http://www.cuuhvlq2.tk
      
OLD
OLD Developer

Cấp bậc: Developer

Giới tính : Nam

Bài viết : 750

Danh vọng : 1243

Uy tín : 16

Thật ra, trung liên dùng phổ biến nhất trong đánh Mỹ là RPD. RPK mãi sau đánh Mỹ mới có.

Ручной пулемет Дегтярева (РПД) là trung liên năm 1944 .
Cỡ đạn 7,62x39 mm
nặng rỗng 7,4 kg
dài 1037 mm
dài nòng 520 mm
Tốc độ bắn 650 phát/phút
Tốc độ đầu nòng 735m/s

http://world.guns.ru/machine/mg14-e.htm
http://world.guns.ru/machine/mg34-e.htm
http://baike.baidu.com/view/416784.html

Đây là loại súng đầu tiên được thiết kế dùng đạn mới, 7,62x39mm Nga, đạn sẽ được dùng cho CKC và AK. Súng được thiết kế thay thế vai trò của trung liên, hỏa lực của tiểu đội bộ binh. Súng được trang bị rộng cùng và sau chút thời của CKC-từ những năm thập niên 1950 dang 1960, rồi được thay thế bởi RPK. Việc thay RPD bởi RPK có nhiều dư luận đánh giá là không tốt. RPK mạnh hơn, nhưng không thật sự đủ năng lực làm một súng trung liên. Súng được Trung Quốc sản xuất lớn với tên Type 56 LMG, súng trung liên kiểu 56, 56式轻机枪, 56 thức khinh cơ thương. Vì Trung Quốc không được chuyển giao RPK cho đến khi họ tự phát triển được kiểu gần giống năm 1981 nên RPD là trung liên chủ lực của họ trong 30 năm đó.
RPD có cấu tạo giống như trung liên Degtyarov, một bước tiến tiếp theo của DP-1927 LMG. Súng có piston hánh trình dài đi qua lỗi điều tiết khí nằm dudới nòng. Kiểu khóa nòng bằng ngạnh xòe ra hai bên, chống vào hai thành vỏ máy súng để khóa nòng. Súng chạy bằng băng, nhưng băng có thể cuốn trong cối băng kiểu trống, có chỗ lắp cối dưới súng. Không như các súng máy khác của Degtyarov , đẩy về lắp trong. Nòng rất nặng không thay dễ dàng ngoài dã chiến nhưng súng vấn bắn tốt ở tầm 800 mét.. Súng có hai càng dưới nòng và dây đeo, dây đeo để bắn khi đeo vai.

RPG Liên Xô
Bộ sưu tập vũ khí của VN trong 2 cuộc kháng chiến - Page 3 Rpd

Đồ tầu
Bộ sưu tập vũ khí của VN trong 2 cuộc kháng chiến - Page 3 Rpd2

Băng
Bộ sưu tập vũ khí của VN trong 2 cuộc kháng chiến - Page 3 Rpd1
http://www.cuuhvlq2.tk
      
OLD
OLD Developer

Cấp bậc: Developer

Giới tính : Nam

Bài viết : 750

Danh vọng : 1243

Uy tín : 16

DP (Ручной пулемет, súng máy cầm tay) là trung liên.

DP được Degtyarev thiết kế sau cách mạng tháng 10, đây là một trong những súng đầu tiên Hồng Quân tự thiết kế. Súng DP được chấp nhận năm 1927. Trước khi Thế chiến 2 kết thúc, đã có 795 ngàn khẩu được chế tạo, một con số khổng lồ với súng máy. Sau Thế chiến 2, súng được hoàn thiện với tên RP-46, được dùng như đại liên và trung liên ở các đơn vị tiền tiêu đến khi được thay thế bởi đại liên PK vào những năm 1960. Súng được xuất khẩu sang nhiều nước, tên tầu là kiểu 58, 58式7.62毫米连用机枪, 58 thức 7,62 hào mễ liên dụng cơ thương, súng máy 7,62mm dùng lẫn lộn kiểu 56.

Với học thuyết quân sự mới sau đó, Liên Xô tách ra súng máy cộng đồng và súng máy cá nhân, sản xuất nhiều đại liên PK đưa xuống các trung đội, song song với đó là sản xuất các súng máy tiểu đội như RPD và RPK. Sau này, RPK thay thế RPD, nhưng việc này gây nhiều dư luận phản đối. RPK giống nhiều súng trường tầm xa hơn là một súng máy, nó không thể bắn nhịp độ cao lâu được như RPD.

Tên súng DP và DPM, RP-46
cỡ đạn: 7.62x54mm R 7.62x54mm R
nặng: 8,4 kg rỗng; 11,3 kg có đạn 46 viên; 13rỗng; 21,3 kg đạn trong băng
dài: 1266 mm 1272 mm
chiều dài nòng: 605mm 605 mm
Băng đạn băng đĩa hướng tâm 46 viên; băng đạn 200-250 viên-cũng dùng được đĩa.
Tốc độ bắn 600 phát/phút
sơ tốc 840 m/s

Một số súng được dùng như súng máy phòng không hoặc trên xe, tên như DT, DTM hay DA. Chúng thường có nòng nặng hơn, khác biệt về báng hay giá, băng đạn nhưng không khác nhiều với anh em "bộ binh".

DP là súng được thiết kế mang đặc phong cách Degtyarev. Súng dùng trích khí, ống piston dài dưới nòng có điều chỉnh lưu lượng khí qua đó điều chỉnh tốc độ bắn khi bảo dưỡng.

Súng có khóa nòng đặc trựng như RPD, khi lò xo đẩy về đẩy kim hỏa lên đến vị trí đóng khóa nòng, chiều dầy cả kim hỏa đẩu hai ngạnh khóa nòng chống ra hai bêb, vào thành vỏ súng, thực hiện khóa nòng và tiếp theo là nổ đạn. Sau đó, kim hỏa lại lùi về, kéo hai ngạnh khóa nòng về bệ khóa nòng rồi khóa nòng lùi lại. Súng dễ tháo nòng và thay thế nòng. Lò xo đẩy về nằm dưới nòng, dọc theo cán piston.

Một trở ngại khi thiết kế là quá nhiệt lò so này. Một trở ngại nữa là đĩa. Đạn có gờ móc không thuận tiện để kéo, nên Degtyarev dùng băng đĩa mỏng. Nhưng băng này vừa nặng vừa không an toàn, cũng không hiểu sao ông không chọn phương án băng trên cao như trung liên Anh đã dùng.

Kinh nghiệm chiến đấu được áp dụng để thiết kế lại DPM. Cải tiến quan trọng là thay đổi phần sau khóa nòng, đẩy về để chưa phần đệm. Băng đạn thay cho băng cổ nhưng không hiểu vì sao mãi đến năm 1946 mới được áp dụng. Bản 1946 (RP-46) được trang bị rộng rãi sau đó. Một số cải tiến quan trọng của RP-46 là nòng to và dễ thay thế, dễ điều chỉnh gas tăng tốc độ bắn, đệm lùi... để dễ dàng tăng tốc độ bắn thực tế nhưng lại dùng lại được phần lớn thiết kế cũ. Súng được thiết kế trong cuộc đua với các súng máy khác xuất hiện trên chiến trường, RP-46 đảm nhiệm vai trò súng của tiểu và trung đội, giữa trung và đại liên ngày nay.

DP-27
Bộ sưu tập vũ khí của VN trong 2 cuộc kháng chiến - Page 3 Dp

DPM
Bộ sưu tập vũ khí của VN trong 2 cuộc kháng chiến - Page 3 Dpm

RP-46
Bộ sưu tập vũ khí của VN trong 2 cuộc kháng chiến - Page 3 Rp46

Khóa nòng
Bộ sưu tập vũ khí của VN trong 2 cuộc kháng chiến - Page 3 Dp_bolt
http://www.cuuhvlq2.tk
      
      

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Về Đầu Trang  Thông điệp [Trang 2 trong tổng số 4 trang]

Chuyển đến trang : Previous  1, 2, 3, 4  Next

Quyền hạn của bạn

Bạn không có quyền trả lời bài viết
free counters



  • Đoàn Ngọc Khánh

    mobile phone 098 376 5575


    Đỗ Quang Thảo

    mobile phone 090 301 9666


    Nguyễn Văn Của

    mobile phone 090 372 1401


    IP address signature
    Free forum | ©phpBB | Free forum support | Báo cáo lạm dụng | Thảo luận mới nhất