Change background image
LOVE quotion

Bắt đầu từ 4.53' thứ Hai ngày 17/10/2011


You are not connected. Please login or register

Chuyển đến trang : Previous  1, 2, 3, 4

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Go down  Thông điệp [Trang 4 trong tổng số 4 trang]

Ruz
Ruz Ưu tú

Cấp bậc: Ưu tú

Bài viết : 540

Danh vọng : 936

Uy tín : 2

First topic message reminder :

Đây là tài liệu từ một cuốn sách của Trung tướng Trương Khánh Châu chủ biên. Trong khi đưa lên có đôi phần bạn dongadoan của vnmilitaryhistory đã lược bỏ và chỉnh sửa, tuy nhiên những phần này đều không ảnh hưởng gì đến nguyên tác.

Vũ khí trang bị kỹ thuật của quân đội nào cũng có đặc trưng công nghệ riêng. Đặc trưng đó hình thành và phát triển từ học thuyết quân sự, chiến lược quân sự, chiến lược trang bị của từng nước. Ví dụ : vũ khí trang bị của quân đội Mỹ có đặc trưng nổi bật là nhiều chức năng, nhiều tác dụng, dựa vào ưu thế chất lượng. Đặc trưng đó xuất phát từ quan niệm chiến lược trang bị dùng ưu thế chất lượng công nghệ áp đảo ưu thế số lượng của đối phương.

Đất nước ta có diện tích đất liền khoảng 32 vạn km vuông, nhỏ hơn so với một bang của Mỹ và chỉ xấp xỉ một tỉnh của TQ. Nhưng VN lại có vị trí chiến lược đặc biệt quan trọng cả về mặt kinh tế và quân sự. Vì lẽ đó ngay từ xa xưa, công cuộc dựng nước của dân tộc ta luôn gắn bó với quá trình giữ nước. Trải qua bao thế kỷ chống kẻ thù xâm lược, người VN đã sớm biết chế tạo và sử dụng vũ khí để chống thù trong giặc ngoài và từ đó tạo nên một đặc trưng riêng của vũ khí trang bị VN. Đặc trưng này càng nổi bật trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ vừa qua.


Chương 1 : Ra đời trong bão táp
Ngày 7 tháng 5 năm 1954, khi tiến vào hầm chỉ huy của tướng Đờ Cát ở ĐBP, bộ đội ta thu được một tài liệu quan trọng của Bộ chỉ huy quân đội Pháp. Đó là bộ sưu tập tra cứu về các loại vũ khí quân giới VN chế tạo từ năm 1945 đến 1954 do Pháp biên soạn được viết bằng tiếng Pháp, dày 64 trang, mô tả chi tiết 9 loại súng đạn, mìn, lựu đạn gồm các kiểu khác nhau, được xếp loại như sau :
1, Súng ngắn và tiểu liên : 15 kiểu
2, Súng cối và súng phóng bom : 13 kiểu
3, Súng phóng lựu và lựu đạn phóng
4, Ba-zô-ka hoặc hoả tiễn : 5 kiểu
5, Súng không giật SKZ : 3 kiểu
6, Súng không giật SS : 7 kiểu
7, Lựu đạn : 7 kiểu
8, Mìn : 7 kiểu
9, Thuỷ lôi : 2 kiểu
Trong lời mở đầu của bộ sưu tập có nhận xét rằng Việt Minh đã có " một cố gắng lớn trong lĩnh vực nghiên cứu kỹ thuật, một quyết tâm rõ rệt ..., đã bắt chước hoặc áp dụng có sửa đổi lớn những vũ khí nhẹ cổ điển, hầu như lúc nào cũng có nhiều sãng chế và đạt được một số công trình hoàn thiện".
Có thể nói, đó là một phần sự thú nhận thất bại của quân Pháp trong 9 năm đối đầu quyết liệt với nhân dân ta trong lĩnh vực vũ khí trang bị.
Vũ khí tự tạo ra đời cùng với các lực lượng vũ trang nhân dân, tiếp tục phát triển trong cuộc kháng chiến lần thứ nhất, đã góp phần quan trọng giữ vững chính quyền cách mạng còn non trẻ trong thế bị bao vây cô lập bốn bề và về sau đã góp phần quan trọng hạn chế thế mạnh tăng thiết giáp của Pháp, đánh sập các hệ thống hầm ngầm, lô cốt kiên cố, đánh chìm các đoàn tàu chiến của quân viễn chinh Pháp, làm thất bại chiến lược "đánh nhanh, thắng nhanh", " chiến thuật giao thông ", " chiến thuật bình định " của các tướng tá Pháp, cuối cùng góp phần đưa tới thất bại của họ ở Điện Biên Phủ.
Những ngày cuối tháng 12/1946 Bộ chỉ huy Pháp đã có lý khi đánh giá tương quan của hai phía vào thời điểm sau ngày CM tháng 8, đặc biệt so sánh lực lượng Việt-Pháp trong lĩnh vực công nghệ quân sự lúc bấy giờ quả là " châu chấu đá voi ".
Hãy nhìn lại khả năng công nghệ của chúng ta ngày đó :
- Về khả năng công nghiệp : trước CM người Pháp có xây dựng một số xí nghiệp cơ khí ở vùng mỏ, thành phố lớn và bến cảng như SG, HN, HP, NĐ. Họ cũng xây dựng một số nhà máy nhiệt điện nhỏ. Mạng lưới điện chuyển tải chủ yếu cho các thành phố lớn. Tổng công suất phát không quá 50MW khả dụng. Hầu hết các cơ sở công nghiệp mỏ, cơ khí, điện lực của Pháp đều được trang bị máy móc, thiết bị cơ giới trình độ thấp. Trong ngành cơ khí sửa chữa từ khâu rèn, dập, tiện, nguội, hàn và lắp ráp chỉ sử dụng các máy công cụ và khí cụ thông thường, công suất nhỏ không hợp thành dây chuyền công nghiệp hoàn chỉnh.
- Trong công nghiệp hóa học : người Pháp chỉ tập trung chủ yếu vàp các ngành hóa thực phẩm và xây dựng.
- Về các cơ sở nghiên cứu phát triển : vào thời điểm 1945 chúng ta không có một cơ sở nào có thể huy động vào mục đích chế tạo trang bị vũ khí.
- Riêng các cơ sở công nghiệp quân sự : phục vụ họat động chinh phục thuộc địa của Pháp vốn đã ít ỏi, lạc hậu, lại bị đình đốn kiệt quệ trong thời gian Nhật Bản thế chân ở Đông Dương. Nhà máy sản xuất đạn súng trường của Pháp ở Phú Thọ ngừng sản xuất từ năm 1942, hầu hết máy móc thiết bị đều bị tháo dỡ. Cơ sở lắp bom đạn của Pháp ở Đình Án (Vĩnh Yên) bị quân Nhật chiếm làm kho. Hãng thuốc nổ Đông Dương và cơ sở kỹ nghệ quân khí của Pháp chuyên sản xuất cloratkali, diêm sinh tuy vẫn còn họat động nhưng sản lượng không đáng kể. Xưởng Ba Son (sài Gòn), xưởng Sa-ta-ca (Đà Nẵng) sửa chữa tàu hải quân Pháp chỉ còn họat động cầm hơi. Số quân Pháp đặt trong thành Hà Nội chuyên sửa chữa súng, pháo, thiết bị điện-quang bị đảo lộn họat động từ sau ngày Nhật đảo chính Pháp. Quân đội Nhật cũng có vài cơ sở sửa chữa vũ khí, ô tô, tàu thuyền ở Hà Nội, Sài Gòn nhưng chỉ có hãng A-ta-ca là đáng kể.

Đánh giá về trình độ công nghệ, người Pháp-hơn ai hết-hiểu rõ rằng người Việt Nam ở thời điểm đầu những năm 40 còn ở thời kỳ tiền sử hoá công nghệ, nghĩa là trước năm 1500. Vào thời kỳ này, công nghệ chưa có được cơ sở lý luận vững chắc. Trong khi đó, nước Pháp và nhiều nước tư bản Âu-Mỹ đã trải qua ba giai đoạn tiếp theo trong quá trình tiến hoá công nghệ. Giai đoạn thứ nhất từ năm 1500: tiến bộ công nghệ chủ yếu dựa vào kinh nghiệm tích luỹ được, nền tảng lý luận công nghệ đã phát triển nhưng còn hạn chế. Giai đoạn thứ hai ở vào thế kỷ XIX, công nghệ tiến triển nhanh chóng nhờ dựa vào lý luận khoa học và công nghệ và cơ sở hạ tầng khá phát triển. Giai đoạn thứ ba diễn ra trong thế kỷ XX, trong đó sự tiến hóa công nghệ diễn ra theo một quá trình có tổ chức, có định hướng rõ ràng dựa trên cơ sở lý luận khoa học vững chắc, một hệ thống nghiên cứu phát triển toàn diện, được sự ủng hộ mạnh mẽ của các chính phủ và giới công nghiệp. Trong lĩnh vực quân sự, có ba loại công nghệ sau đây được phát triển ở các nước tư bản:
1.Các công nghệ có quan hệ đặc thù quân sự như công nghệ thuốc phóng, thuốc nổ; công nghệ các hệ thống điều khiển, v.v…
2.Các công nghệ dân dụng như giao thông vận tải, truyền thông, y tế có ý nghĩa quan trọng đối với chiến tranh.
3.Công nghệ hệ thống được dùng để chuẩn bị tiến hành chiến tranh như công nghệ ra quyết định, công nghệ huấn luyện, v.v…
Như vậy, trên bậc thang tiến hóa công nghệ, nước Pháp đã vượt xa Việt Nam gần ba thế kỷ. Biểu hiện cụ thể về ưu thế công nghệ quân sự của Pháp năm 1945 ở Đông Dương qua các con số nói lên sinh động và rõ ràng hơn cả.
Hồi đó, quân đội Pháp có hàng ngàn xe tăng, xe bọc thép, trọng pháo, tàu chiến, v.v… Tất thảy đều là sản phẩm của một nền công nghiệp đại cơ khí, bắt đầu từ cuộc cách mạng công nghiệp vào cuối thế kỷ XVIII và phát triển đến đỉnh cao vào thập kỷ 30-40 của thế kỷ này. Đặc biệt, Pháp đã huy động vào cuộc chiến tranh Đông Dương hàng trăm máy bay vận tải và máy bay ném bom, được lắp bom nổ chậm, bom na-pan, rocket nổ lõm, bom phóng móc câu sát thương sinh lực, v.v…
Máy bay ra đời là một trong những thành tựu vĩ đại của nhân loại trong cuộc cách mạng công nghiệp, được các nước tư bản sử dụng vào mục đích quân sự trong những năm đầu thế kỷ XX. Ngày 10 tháng 12 năm 1910, lần đầu tiên trên vùng trời Việt Nam xuất hiện máy bay của Pháp. Ngày 16 tháng 2 năm 1929, lực lượng không quân thuộc địa gồm bốn phi đoàn được thành lập, đặt dưới quyền chỉ huy của Tổng tư lệnh quân đội Pháp ở Đông Dương. Trong những năm chiến tranh thế giới lần thứ hai (1939-1945), lực lượng này là đạo không quân số 6 của nước Pháp, gồm hơn 100 máy bay các loại, trong đó có 40 chiếc phóng pháo kiểu Faruan 221, 6 chiếc máy bay trinh sát kiểu Poter, 40 máy bay khu trục kiểu Poter 25, một chiếc kiểu Poter 63, 20 chiếc kiểu Morane 406, 10 chiếc thuỷ phi cơ.
Từ khi xuất hiện cho đến khi chính quyền thuộc địa Pháp bị phát xít Nhật lật đổ trong cuộc đảo chính ngày 9 tháng 3 năm 1945, không quân Pháp hoàn toàn làm chủ bầu trời, chưa một chiếc máy bay nào bị bắn rơi.

Vũ khí Việt Nam trong 2 cuộc kháng chiến - Page 4 MS406
Máy bay Morane 406
      

Ruz
Ruz Ưu tú

Cấp bậc: Ưu tú

Bài viết : 540

Danh vọng : 936

Uy tín : 2

Thiết kế chế tạo mìn định hướng trên cơ sở tham khảo tài liệu khảo sát kỹ thuật về mìn định hướng của Liên Xô và mìn định hướng Claymor của Mỹ. Kiểu mìn định hướng của ta đã được các lực lượng vũ trang giải phóng miền Nam sử dụng sáng tạo, phổ cập, trong nhiều tình huống chiến thuật phong phú trên chiến trường miền Nam.
Thiết kế chế tạo lựu đạn hình cầu dựa theo mẫu một loại lựu đạn của Liên Xô viện trợ cho ta. Lựu đạn hình cầu được chế tạo từ vật liệu dễ kiếm, vỏ bằng tôn, phía trong có khía được bộ đội đặc công sử dụng hiệu quả lớn trong nhiều trận tập kích vào các căn cứ Mỹ-nguỵ.

Vũ khí Việt Nam trong 2 cuộc kháng chiến - Page 4 SanxuatminDH10
Sản xuất mìn định hướng ĐH10.
Thiết kế chế tạo súng cối 60mm nhằm đáp ứng yêu cầu sử dụng với hiệu quả chiến đấu cao trên chiến trường miền Nam. Hồi đó, các nước bạn của ta đã ngừng sản xuất loại súng này nên ta không thể trông chờ vào viện trợ. Cuối năm 1965, Bộ Quốc phòng đặt vấn đề nghiên cứu thiết kế sản xuất súng cối 60mm nhằm tạo ra một kiểu súng cối phù hợp với điều kiện Việt Nam. Cán bộ quân giới của ta vừa tham khảo mẫu súng cối của nước ngoài, vừa sáng tạo cải tiến một số chi tiết. Kết quả, súng cối do ta sản xuất đạt yêu cầu về độ bền, chắc và độ chính xác. Trọng lượng toàn bộ 13kg, giảm 35% so với súng cối 60mm tương tự của Pháp và Mỹ.
Thiết kế chế tạo súng cối 160mm dựa theo mẫu súng cối M160 của Liên Xô là một công trình được tiến hành vào thời điểm đầu những năm 70 khi cuộc chiến tranh giải phóng của nhân dân đứng trước những khó khăn lớn về bảo đảm trang bị. Ngành quân giới đã phải vượt qua nhiều khó khăn tự lực giải quyết nhiều vấn đề phức tạp. Không có máy tiện dài, cán bộ ta đã có sáng kiến ghép nối hai máy tiện để tạo ra băng máy đủ kích thước cần thiết, tự thiết kế chế tạo các bộ gá lắp, dụng cụ cắt gọt, dụng cụ gia công lỗ sâu để gia công nòng súng. Công việc gia công bệ cối đã được giải quyết thành công bằng phương pháp dập nòng. Để chế tạo nòng súng cối 160mm, cán bộ quân giới tận dụng nòng pháo cũ để gia công. Ngày 20 tháng 12 năm 1974, súng cối 160mm do ta sản xuất được bắn thử thành công tại trường thử quốc gia.
      
Ruz
Ruz Ưu tú

Cấp bậc: Ưu tú

Bài viết : 540

Danh vọng : 936

Uy tín : 2

Trong lĩnh vực tự thiết kế chế tạo, không thể không tính đến hoạt động tự tạo vũ khí đánh giặc trên chiến trường miền Nam. Kế thừa và phát huy truyền thống quân giới thời kỳ kháng chiến chống Pháp, được sự chi viện lớn từ hậu phương miền Bắc, công nghệ vũ khí tự tạo (hồi chiến tranh ta gọi là vũ khí địa phương) ở miền Nam có bước phát triển vượt bậc về mọi mặt. Vũ khí trang bị kỹ thuật tự tạo được sử dụng phổ biến không chỉ để trang bị cho lực lượng vũ trang địa phương (nhất là dân quân du kích), mà cả các lực lượng chủ lực (nhất là các lực lượng đặc công). Cũng như trong cuộc kháng chiến chống Pháp, vũ khí tựt ạo trong kháng chiến chống Mỹ đa dạng và phong phú về kiểu loại, phương tiện, phương pháp chế tạo cũng như đối tượng và môi trường sử dụng. Tuy nhiên, khác với những vũ khí trang bị kỹ thuật sản xuất công nghiệp, trong cũng như ngoài nước, vũ khí tự tạo thường là những vũ khí không tiêu chuẩn hóa, phần lớn được chế tạo theo kiểu thủ công, trong nhiều trường hợp được chế tạo đơn chiếc.
Trong kháng chiến chống Mỹ, vũ khí trang bị kỹ thuật tự tạo có sự phát triển vược bậc so với thời kỳ kháng chiến chống Pháp vì nhiều lẽ.
Thứ nhất, trước đối tượng tác chiến mới được trang bị vừa nhiều, vừa hiện đại, tất yếu phải có những vũ khí mới đa dạng để chống lại các mục tiêu mới. Thí dụ, hố phóng lựu đạn cho nổ trên cao vừa để chống máy bay lên thẳng, vừa để tiêu diệt quân đổ bộ đường không. Đây là loai vũ khí chưa từng có thời chống Pháp.
Thứ hai, các phương tiện chiến tranh hiện đại của Mỹ do ta thu được trên chiến trường và từ các máy bay Mỹ bị bắn rơi là một nguồn cung cấp dồi dào các vật liệu linh kiện mà ta có thể khai thác tận dụng để chế tạo vũ khí đánh lại Mỹ.
Thứ ba, nhờ có hậu phương lớn miền Bắc xã hội chủ nghĩa, nơi cung cấp từ các vật tư cơ bản, chủ yếu là thuốc nổ, tới các bộ phận thiết yếu (kíp nổ, dây cháy chậm); từ những giải pháp kỹ thuật, bản thiết kế tới nhân lực kỹ thuật và công nghệ được đào tạo cơ bản, có trình độ khoa học và kỹ thuật cao.
Về đại thể, vũ khí trang bị kỹ thuật tự tạo được hai làm hai loại chính:
-Không có chất nổ, hay vũ khí lạnh.
-Có chất nổ, hay vũ khí nóng.
Vũ khí lạnh thời đánh Mỹ có các vũ khí cổ truyền (và những dụng cụ được dùng làm vũ khí) như các loại bẫy đá, cung, nỏ và các loại chông. Về mặt động lực, vũ khí lạnh chủ yếu dùng năng lượng cơ bắp để tác động trực tiếp, hoặc gián tiếp (qua một hệ thống năng lượng đơn giản) tới mục tiêu. Công nghệ chế tạo vũ khí lạnh chủ yếu dựa trên kinh nghiệm truyền thống cũng như kinh nghiệm sống hàng ngày. Vật liệu kết cấu thường rất đơn giản, dễ kiếm. Vũ khí lạnh có phạm vi sát thương không lớn, thường dùng để tự vệ và tạo vật cản.

Vũ khí Việt Nam trong 2 cuộc kháng chiến - Page 4 Bayda
Vũ khí tự tạo có chất nổ có mấy dạng chủ yếu là bẫy đạn (ống đạp đạn, dàn bắn đạn), lượng nổ (mìn, lựu đạn, thủ pháo, các lượng nổ phóng) và các phương tiện phóng (phóng đạn, phóng lượng nổ và vật sát thương). Ngoài ra, trong thời kỳ đầu, khi chưa bảo đảm được sự chi viện vũ khí từ miền Bắc các cơ sở quân giới địa phương còn tự chế được một số loại súng thô sơ (như tiểu liên) theo mẫu nước ngoài. Trong vũ khí nóng, năng lượng hóa học của thuốc nổ được dùng để sát thương hoặc phá hoại theo kiểu trực tiếp, để đưa đầu đạn hoặc các phương tiện sát thương tới mục tiêu. Công nghệ chế tạo loại vũ khí nóng đòi hỏi những kiến thức kỹ thuật và tay nghề nhất định, vật liệu và các cấu kiện tiêu chuẩn công nghiệp ở mức độ nhất định. Với phạm vi tác dụng rất rộng, từ sát thương sinh lực cá nhân tới phá hoại cơ sở vật chất kỹ thuật trên quy mô lớn, vũ khí nóng tự tạo đã được sử dụng cả trong phòng thủ và tấn công, cả ở cấp chiến thuật tới cấp chiến dịch, chiến lược.
      
Ruz
Ruz Ưu tú

Cấp bậc: Ưu tú

Bài viết : 540

Danh vọng : 936

Uy tín : 2

Về nhân lực, ngoài nhân lực kỹ thuật của ngành quân giới tăng cường, phần lớn nhân lực trong chế tạo vũ khí tự tạo là nhân lực không chuyên và bán chuyên, nhưng có được những hiểu biết cơ bản về kỹ thuật chế tạo vũ khí. Do đó, trình độ công nghệ của vũ khí tự tạo có nhiều cấp độ khác nhau.
Nhin chung, vũ khí tự tạo là sản phẩm sáng tạo độc đáo của chiến tranh nhân dân. Xét về mặt công nghệ, trình độ của loai vũ khí này thấp hơn nhiều so với vũ khí chính quy của địch cũng như của ta. Tuy nhiên, do tính thô sơ, dễ chế tạo, thích ứng với từng cách đánh sáng tạo trong từng trận cụ thể, nên vũ khí tự tạo trên chiến trường miền Nam cho phép thực hiện những đòn tiến công bất ngờ, hiệu quả vào những mục tiêu mang ý nghĩa chiến thuật, chiến dịch và cả chiến lược. Ngoài ra, trong chiến tranh, không phải bao giờ và ở đâu các vũ khí sản xuất hàng loạt cũng đáp ứng được mọi nhu cầu tác chiến. Chính khoảng trống đó là đất dụng võ cho vũ khí tự tạo. Trong trường hợp này, chỉ bằng cách tự tạo mới có được thứ vũ khí đáp ứng nhu cầu chiến đấu cụ thể. Vì thế, không thể coi vũ khí tự tạo là một vũ khí loại hai, mà là sự bổ sung cần thiết và hợp lý cho những vũ khí sản xuất hàng loạt. Hơn nữa, chính những cải biên, cải tiến và những sáng tạo lẻ tẻ ban đầu trong lĩnh vực vũ khí tự tạo là một trong những nguồn dẫn đến những thay đổi trong vũ khí sản xuất hàng loạt, có thể dẫn đến vũ khí hoàn toàn mới. Thí dụ, các “sensor” nhậy cảm sức gió phát ra từ cánh quạt của máy bay lên thẳng đã từng được lắp cho các quả mìn bẫy trên chiến trường miền Nam thời chống Mỹ có thể là ý tưởng “trí năng hóa” các vũ khí truyền thống trong phòng chống chiến tranh công nghệ cao.
Mặc dù được coi là thô sơ, song trong vũ khí tự tạo vẫn có những bộ phận, những chi tiết được xếp vào loại có trình độ công nghệ hiện đại, khai thác từ các sản phẩm sản xuất hàng loạt, quân dụng cũng như dân dụng. Đặc biệt, trong chiến tranh, một trong những nguồn đáng kể cung cấp những chi tiết công nghệ cao ấy chính là vũ khí trang bị của địch do ta đánh chiếm được. Vì vậy, nghiên cứu tìm hiểu vũ khí đối phương là một hoạt động quan trọng, không chỉ nhằm đối phó mà còn khai thác để tạo ra vũ khí đánh lại địch. Chính năng lực nghiên cứu khai thác vũ khí địch (cũng như nghiên cứu khai thác nói chung) là yếu tố quan trọng góp phần đáng kể tạo ra trình độ công nghệ của vũ khí tự tạo.

Vũ khí Việt Nam trong 2 cuộc kháng chiến - Page 4 Cuabom
Cưa bom địch lấy thuốc nổ.
      
Ruz
Ruz Ưu tú

Cấp bậc: Ưu tú

Bài viết : 540

Danh vọng : 936

Uy tín : 2

Như vậy, trong 30 năm (năm 1945 đến năm 1975) dưới sự lãnh đạo sáng suốt, tài tình của Đảng ta và của Chủ tịch Hồ Chí Minh, nhân dân ta đã hoàn thành sự nghiệp giải phóng đất nước giàhn lại độc lập tự do và toàn vẹn lãnh thổ cho Tổ quốc. Trong ba thập kỷ đó, ta đã chiến thắng hai đế quốc to là Pháp và Mỹ. Chiến thắng thực dân Pháp, nhân dân, các lực lượng vũ trang nhân dân ta từ những năm tháng bão táp sau Cách mạng tháng Tám bị bao vây cô lập bốn bề (năm 1945 đến năm 1950) đã tự lực tự cường, kết hợp với sự giúp đỡ của các nước anh em (năm 1950 đến năm 1954) đã giải quyết thành công vấn đề sử dụng vũ khí trang bị kỹ thuật lạc hậu, kém xa đối phương từ hàng thập kỷ đến hàng thế kỷ văn minh công nghệ để chiến thắng. Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, được sự viện trợ to lớn, hiệu quả và rất quan trọng của Liên Xô, Trung Quốc, các nước xã hội chủ nghĩa anh em khác, chúng ta lại phải đương đầu với một cuộc “chiến tranh công nghiệp” quy mô lớn chưa từng có của đế quốc Mỹ, một cuộc thể nghiệm quân sự thế kỷ và đã chiến thắng bằng sức mạnh tổng hợp của chiến tranh nhân dân Việt Nam. Trong cuộc đụng đầu lịch sử lần này, trình độ công nghệ giữa ta và địch không còn cách xa như trong kháng chiến chống Pháp, được rút ngắn lại ở con số thập kỷ, thậm chí một số mặt có trình độ ngang nhau, nhưng lại diễn ra trên nhiều lĩnh vực mới, phức tạp, hoàn toàn xa lạ với văn minh công nghệ nước ta.
Nhưng hoà bình chưa được bao lâu, các lực lượng vũ trang nhân dân ta lại phải bước vào hai cuộc chiến tranh bảo vệ Tổ quốc. Đó là chiến tranh giữ nước trên bộ đội Tây Nam, giúp đỡ nhân dân Campuchia chống lại tai họa diệt chủng do Pol Pot-Ieng Sary gây ra và chiến tranh biên giới phía Bắc. Đặc điểm chung của hai cuộc chiến tranh bảo vệ Tổ quốc đó trong lĩnh vực vũ khí trang bị kỹ thuật là trong một thời gian ngắn, chúng ta đã nhanh chóng làm chủ và khai thác kỹ thuật hiện đại của Mỹ do ta thu được sau ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng. Trong số vũ khí trang bị kỹ thuật đó có hàng trăm máy bay, tàu chiến, xe tăng, pháo, hàng ngàn tấn bom, đạn có trình độ công nghệ khác nhau thuộc hệ 2. Để hoàn thành nhiệm vụ đó, các lực lượng vũ trang nhân dân ta đã thực hiện khối lượng rất lớn công tác thu gom, phân loại, phục hồi, cải biên, cải tiến, thích nghi, hoà nhập công nghệ các hệ thống vũ khí trang bị hệ 1 và hệ 2 để phục vụ trực tiếp cho nhu cầu chiến đấu. Ngoài ra, chúng ta còn tiếp nhận viện trợ từ phía Liên Xô những vũ khí trang bị kỹ thuật mới hiện đại cho các quân binh chủng lục quân, không quân, phòng không, hải quân, trong đó có cả những vũ khí trang bị kỹ thuật công nghệ cao, tạo cơ sở quan trọng cho chúng ta hình thành nền tảng vật chất-kỹ thuật của quân đội ta sau này.

Vũ khí Việt Nam trong 2 cuộc kháng chiến - Page 4 HQ-501
Tàu HQ-501 (Mỹ sản xuất) chở BTR-50PK (Liên Xô sản xuất) của HQVN đổ bộ lên cảng Công-pông-chư-năng.
      
Ruz
Ruz Ưu tú

Cấp bậc: Ưu tú

Bài viết : 540

Danh vọng : 936

Uy tín : 2

Bàn về đặc trưng công nghệ vũ khí trang bị kỹ thuật trong cuộc kháng chiến chống Mỹ trước hết cần nhận thấy rằng do đặc điểm của cuộc đụng đầu lịch sử lần thứ hai này quyết liệt hơn, cường độc cao hơn, trên biển, trên đất liền, nên công nghệ vũ khí trang bị kỹ thuật của các lực lượng vũ trang nhân dân ta cũng có những đặc trưng mới. Những đặc trưng đó vừa mang đặc điểm của cuộc chiến tranh nhân dân Việt Nam thời kỳ đó, vừa mang tính quy luật chung. Ngoài ra, cuộc chiến tranh xâm lược do Mỹ tiến hành chống nước ta là hình thái chiến tranh từ “thời đại công nghiệp” chuyển tiếp qua “thời đại thông tin”, thời đại chiến tranh công nghệ cao, nên việc nghiên cứu tổng kết những đặc trưng này vừa có ý nghĩa thực tiễn, vừa mang tính lý luận, thời sự cần thiết và quan trọng trong xây dựng các lực lượng vũ trang nhân dân ta nói chung, trong việc xây dựng một chiến lược công nghệ quân sự nói riêng. Ở đây, chỉ xin giới thiệu một vài ý kiến nhận xét có tính chất tổng kết bước đầu. Để có được những kết luận tổng quát hơn, sâu sắc hơn, cần tổ chức và hình thành các công trình nghiên cứu chuyên đề toàn diện về vấn đề này.

Đặc trưng thứ nhất: tính đan xen về công nghệ.

Theo các nhà lý luận quân sự nước ngoài, xét theo quan điểm tiến hóa công nghệ quân sự trong tiến trình lịch sử loài người, chiến tranh đã qua bốn thế hệ: thế hệ thứ nhất là chiến tranh bằng vũ khí lạnh, thế hệ thứ hai là chiến tranh bằng vũ khí nóng (hoả khí), thế hệ thứ ba là chiến tranh hạt nhân, thế hệ thứ tư là chiến tranh bằng vũ khí trang bị kỹ thuật công nghệ cao.

Ba thế hệ chiến tranh thể hiện sự tiến hóa về công nghệ quân sự nhằm tăng cường sức mạnh thể lực của con người nhờ sử dụng hiệu lực phản ứng chất nổ thông thường và nhiên liệu hạt nhân.
Trong những năm 50 của thế kỷ XX, công nghệ điện tử và máy tính ra đời, tiếp đến là công nghệ vi điện tử và vi xử lý những năm 60 đụng chạm đến một lĩnh vực hoàn toàn mới mẻ mà trong suốt hàng ngàn năm tiến hóa văn minh chưa có một cuộc cách mạng công nghệ nào đề cập đến. Đó là khả năng tư duy (hoặc trí năng) của con người. Công nghệ vi điện tử, vi xử lý góp phần rất quan trọng tăng cường khả năng tư duy, khắc phục các trở ngại của bộ não con người trong việc xử lý thông tin. Trở ngại đó thể hiện ở hai khía cạnh có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong quân sự.

Thứ nhất: cần xử lý thông tin nhanh hơn, nhiều hơn, đa dạng hơn trong một thời gian ngắn hơn, được đo bằng giây, phần triệu giây và ngày nay là phần tỷ giây. Trở lại ngại này nằm ngoài khả năng tự nhiên của trí năng con người.

Thứ hai: cần phát hiện, thu thập những thông tin “vô hình” nằm ngoài khả năng các giác quan của con người. Trong khoa học, người ta gọi đó là “các sensor nhậy cảm”. Hệ thống sensor nhậy cảm của con người không thể nhận biết và xử lý được tín hiệu hồng ngoại cường độ thấp, tín hiệu siêu âm, hạ âm, tín hiệu rada, v.v…


Vũ khí Việt Nam trong 2 cuộc kháng chiến - Page 4 RadarHQ
Radar đối hải cơ động CHAP-4 của HQVN trong KCCM.
Công nghệ vi điện tử, vi xử lý giúp con người khắc phục được hai trở ngại đó và tạo ra một cuộc cách mạng tự động hóa vĩ đại trong công nghiệp. Ngay từ khi mới ra đời, công nghệ vi điện tử và vi xử lý được ứng dụng ngay trong công nghệ quân sự, mở đầu quá trình “trí năng hóa” hoặc “thông tin hóa” các khí tài quân sự. Đương nhiên, trong thập kỷ 60 và đầu thập kỷ 70, công nghệ vi điện tử và vi xử lý chưa thể tạo ra được các phương tiện chiến tranh “thay thế con người” như báo chí thời đó bình luận về cuộc chiến tranh do Mỹ tiến hành ở Việt Nam.
      
Ruz
Ruz Ưu tú

Cấp bậc: Ưu tú

Bài viết : 540

Danh vọng : 936

Uy tín : 2

Nhưng công nghệ vi điện tử và vi xử lý là một trong những yếu tố chủ yếu quyết định nội dung khái niệm “các phương tiện chiến tranh công nghệ cao”. Với quan niệm đó, cuộc chiến tranh do Mỹ tiến hành ở Việt Nam là giai đoạn chuyển tiếp sang một loại hình chiến tranh mới-chiến tranh thế hệ thứ tư hoặc chiến tranh công nghệ cao. Quá trình điều khiển tên lửa chống rada Shrike và sử dụng các hệ thống chiến tranh điện tử của Mỹ cũng như quá trình điều khiển tên lửa phòng không SAM-2, v.v… thực chất là quá trình xử lý thông tin tín hiệu tốc độ nhanh, vượt quá khả năng trí tuệ của con người.

Đối phó thắng lợi chiến tranh xâm lược của Mỹ, các lực lượng vũ trang nhân dân ta tích luỹ được kinh nghiệm vô giá trong việc tổ chức và xây dựng lực lượng, trong đó có vấn đề vũ khí trang bị.

Đặc trưng đan xen công nghệ thể hiện ở chỗ vũ khí trang bị của các lực lượng vũ trang nhân dân gồm nhiều thế hệ (từ giáo mác, cung tên, mìn bẫy, đến pháo, xe tăng, tên lửa, máy bay, tàu chiến, v.v…), nhiều trình độ, trong đó có cả trình độ công nghệ cao (tên lửa phòng không điều khiển bằng rada, tên lửa điều khiển bằng hồng ngoại lắp trên máy bay, tên lửa chống tăng có điều khiển, ngư lôi tự dẫn, v.v…) có thể điều khiển bằng tay, bằng mắt, theo nguyên lý cơ khí, thuỷ lực, điện tử, hồng ngoại, v.v…


Vũ khí Việt Nam trong 2 cuộc kháng chiến - Page 4 Tauphongloi
Tàu phóng lôi project 183 (Komar) của HQVN trong KCCM.
Đặc trưng đan xen công nghệ không chỉ thể hiện trên quy mô tổng thể vũ khí trang bị của các lực lượng vũ trang ta mà còn thể hiện rất rõ ngay cả trong mảng vũ khí tự tạo trên chiến trường miền Nam. Vũ khí tự tạo của các lực lượng vũ trang giải phóng miền Nam vừa được chi viện về công nghệ từ hậu phương lớn miền Bắc, vừa khai thác công nghệ từ phương tiện chiến tranh hiện đại của Mỹ do ta thu được sau từng trận đánh hoặc chiến dịch thắng lợi. Nhờ thế, trình độ công nghệ của vũ khí trang bị tự tạo của bộ đội chủ lực và bộ đội địa phương có nhiều cấp độ khác nhau-từ thô sơ đơn giản như quả đạp lôi, một khối nổ không vỏ, đến tinh vi, có trình độ công nghệ cao hơn như những quả mìn bẫy chứa thuốc nổ cực mạnh có ngòi nổ hẹn giờ điện tử, từ những dàn phóng lựu đạn bố trí dưới mặt đất đến những quả mìn định hướng vừa dùng để diệt sinh lực, vừa sát thương máy bay lên thẳng. Tính chất đan xen công nghệ muôn màu muôn vẻ đó trong vũ khí tự tạo cũng như trong vũ khí trang bị viện trợ được phát huy bằng đường lối chỉ đạo chiến tranh tài tình và sáng suốt của Đảng, với tài thao lược trong sử dụng sáng tạo vũ khí trang bị của các lực lượng vũ trang ta đã góp phần khắc phục các khoảng trống chiến lược, chiến dịch và chiến thuật trong tổ chức lực lượng và hoả lực, và tạo ra cuộc chiến tranh đặc biệt mà báo chí phương Tây gọi là “cuộc chiến tranh bằng ong vò vẽ” khiến cho cả lính Mỹ lẫn lính nguỵ đều lo sợ mỗi lần nghĩ đến cái chết đang chờ đợi họ trên mỗi bước bước chân hoặc trước mỗi phi vụ ở Việt Nam.
      
Ruz
Ruz Ưu tú

Cấp bậc: Ưu tú

Bài viết : 540

Danh vọng : 936

Uy tín : 2

Tính chất đan xem công nghệ đó đã tạo ra hệ thống hoả lực sát thương đan xen (đan xen về tầm cao trong chiến đấu phòng không, đan xen về tình huống chiến thuật, đan xen về cách bố trí và tổ chức lực lượng). Nhờ khai thác tận dụng tính chất đan xen đó chúng ta đã tạo ra hệ thống hoả lực phù hợp với thế trận chiến tranh nhân dân của ta, tạo ra một loại hình chiến tranh du kích mới độc đáo, rất Việt Nam-không chỉ chiến tranh du kích trên đồng lầy Nam Bộ, mà cả chiến tranh du kích trên không, trên biển, đưa nghệ thuật chiến tranh du kích Việt Nam phát triển đến đỉnh cao mới. Tờ “Thời báo” (Mỹ) số ra ngày 28 tháng 11 năm 1966 đã phải thú nhận: “Du kích Việt Nam trở thành những chuyên viên vĩ đại nhất, tài tình nhất trong lịch sử loài người”. Còn X.Pi-rốt, một nhà báo quân sự Pháp trong bài viết đăng trên tạp chí “Các lực lượng vũ trang” (Pháp) số ra ngày 30 tháng 4 năm 1975-đúng vào ngày ta hoàn toàn giải phóng miền Nam-cũng nhận xét: “Ở Bắc Việt Nam, trong hệ thống phòng không đan xen giữa pháo 23mm, 30mm, 37mm, 57mm,85mm và 100mm là tên lửa SAM-2, về sau là SAM-3. Trong hệ thống đó, SAM-2 đóng vai trò xua đuổi máy bay Mỹ từ độ cao lớn xuống độ cao thấp, ngang tầm với hoả lực phòng không tầm thấp rất nguy hiểm. Chỉnh thể hoả lực đó giáng cho không quân Mỹ đòn thiệt hại với tỷ lệ 30 máy bay bị bắn rơi trong số 10.000 lượt chiếc trong năm 1966 và năm 1967”.


Vũ khí Việt Nam trong 2 cuộc kháng chiến - Page 4 Phuongan
Lên phương án chiến đấu.
Bức tranh công nghệ vũ khí trang bị của các lực lượng vũ trang ta trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước là một bức tranh hoành tráng lớn phản ánh nền văn minh công nghệ của nhiều thế kỷ từ công nghệ-kỹ xảo trước thế kỷ XV, đến công nghệ-khoa học trình độ cao nửa cuối thế kỷ XX. Khi nói rằng chúng ta thắng Mỹ bằng sức mạnh truyền thống của hàng ngàn năm dựng nước và giữ nước kết hợp với sức mạnh của độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội thời đại mới cũng bao hàm trong đó nền văn minh công nghệ đầy tài hoa của dân tộc kết hợp với các thành tựu khoa học và công nghệ hiện đại của thời đại, góp phần quan trọng tạo nên sức mạnh vô địch của chiến tranh nhân dân.

Gần đây, khi bàn về xu hướng phát triển vũ khí trang bị kỹ thuật công nghệ cao, trong giới khoa học quân sự nước ngoài có ý kiến nhận định có thể chúng ta phải trở lại với chiến thuật chiến tranh du kích, vì thực chất của chiến tranh du kích là giấu kỹ mình, nhìn rõ người, tạo thế bất ngờ. Còn trong chiến tranh công nghệ cao, để đối phương trinh sát phát hiện ra mình gần như chắc chắn bị tiến công ngay tức khắc (Theo K.B.Smith. Trở lại với cuộc chiến tranh hầm hào. Tạp chí Tin quân sự Mỹ” số 8 năm 1990). Có ý kiến còn khẳng định, trong chiến tranh công nghệ cao, chiến tranh du kích không những không mất hiệu lực mà còn có điều kiện phát triển mạnh mẽ hơn, hiệu quả hơn, toàn diện hơn. Đó là phương thức chiến tranh du kích hiện đại cả trên không, trên biển, trên bộ. Vì thế, chiến tranh du kích của chiến tranh nhân dân Việt Nam dựa trên cơ sở đan xen công nghệ trong cuộc kháng chiến chống Mỹ là bài học có ý nghĩa quan trọng không chỉ trong quá khứ mà cả trong hiện tại và tương lai.
      
Ruz
Ruz Ưu tú

Cấp bậc: Ưu tú

Bài viết : 540

Danh vọng : 936

Uy tín : 2

Đặc trưng thứ hai: làm chủ vũ khí trang bị kỹ thuật hiện đại vượt xa khả năng chế tạo trong nước, công nghệ sử dụng của các lực lượng vũ trang nhân dân ta đạt tới trình độ vược bậc trong chiến tranh nhân dân Việt Nam thời đại mới.

Theo quan niệm của khoa học và công nghệ hiện đại, vũ khí trang bị được Liên Xô, Trung Quốc và các nước xã hội chủ nghĩa khác viện trợ cho ta có thể được coi là một dạng chuyển giao công nghệ đặc biệt. Đó là công nghệ-sản phẩm.

Khi bàn về vấn đề chuyển giao công nghệ, yếu tố con người thường được đặt vào vị trí trung tâm và được hiểu là đội ngũ nhân lực được tổ chức tốt, có được thông tin và kỹ năng đầy đủ để khai thác có hiệu quả công nghệ-sản phẩm nhập.

Khi bước vào cuộc chiến tranh nhân dân chống lại cuộc chiến tranh phá hoại của Mỹ (năm 1964), chúng ta đã đạt được một số thành tựu quan trọng trong sự nghiệp xây dựng hoà bình ở miền Bắc nói chung, trong xây dựng tiềm lực khoa học kỹ thuật nói riêng. Tuy tiềm lực đó chưa đủ để ta có thể tự sản xuất đủ được vũ khí trang bị cần thiết cho chiến tranh nhưng đã nâng cao một mức cơ bản trình độ dân trí, tạo tiền đề rất quan trọng cho chúng ta quản lý, khai thác nguồn vũ khí trang bị hiện đại nhập từ bên ngoài và tiến tới cải tiến, cải biên các phương tiện đó thích hợp với điều kiện và môi trường chiến tranh nhân dân Việt Nam. Ngoài ra, tiềm lực đó còn góp phần quyết định trong việc nghiên cứu các ưu, nhược điểm trong vũ khí trang bị hiện đại của địch, hạn chế chỗ mạnh, khoét sâu chỗ yếu nhằm giảm một phần đáng kể hiệu lực của các phương tiện đó.

Khai thác các phương tiện kỹ thuật nói chung, vũ khí trang bị nói riêng là một đề tài khoa học và công nghệ được đề cập đến với nhiều quan điểm khác nhau. Có loại ý kiến cho rằng khai thác cái của người khác là vấn đề khoa học và công nghệ “loại hai”, không giá trị bằng thiết kế chế tạo cái mới. Loại ý kiến này vừa thiếy tính khóa học, vừa phí kinh tế. Thực tế, ngay ở Liên Xô trước đây và các nước công nghiệp tiên tiến, vấn đề khai thác công nghệ được đánh giá rất cao. Ở các nước đó, nhiều nhà khoa học đã trưởng thành và lập công xuất sắc từ hoạt động này. Nhiều ý tưởng mới về khoa học và công nghệ nảy sinh từ quá trình khai thác công nghệ. Thêm nữa, để khai thác tốt, vừa cần có kiến thức khoa học đầy đủ, phải luôn luôn chủ động sáng tạo và vừa có kỹ năng nhất định. Máy bay MiG-21 của không quân ta rõ ràng tiên tiến hơn nhiều máy bay MiG-17 về công nghệ nhưng thời gian đầu MiG-21 nhiều lần xuất kích chưa bắn rơi máy bay Mỹ. Chỉ sau một thời gian cán bộ kỹ thuật và phi công ta thực sự làm chủ, khai thác tốt, MiG-21 mới thể hiện được ưu thế công nghệ cao hơn thế hệ trước đó. Trong khi đó, không quân ta đã biết khai thác một số ưu điểm kỹ-chiến thuật của máy bay MiG-17 như bán kính lượn vòng nhỏ, biến nó trở thành vũ khí bắn rơi nhiều máy bay nhất trong các trận không chiến với các máy bay siêu âm hiện đại của Mỹ.

Vũ khí Việt Nam trong 2 cuộc kháng chiến - Page 4 MiG-noibai
      
Ruz
Ruz Ưu tú

Cấp bậc: Ưu tú

Bài viết : 540

Danh vọng : 936

Uy tín : 2

Nhận xét về khía cạnh này, giáo sư Shingo Shibata, chuyên viên nghiên cứu về khoa học xã hội và nhân văn của Trường đại học tổng hợp Tokyo (Nhật Bản) cho rằng: “Không phải vũ khí mà con người là nhân tố quyết định kết quả chiến đấu. Như thế không có nghĩa xem nhẹ vũ khí. Người Việt Nam rất coi trọng vũ khí. Họ đã đưa vào sử dụng những vũ khí mới như máy bay chiến đấu phản lực, tên lửa, rada, súng phòng không… Đó là những vũ khí được viện trợ nhưng chúng ta phải nhớ rằng việc sử dụng những vũ khí đó do nhân dân Việt Nam đảm nhiệm. Khi đưa các thứ vũ khí này vào Việt Nam, trước hết người Việt Nam phải xây dựng hệ thống thuật ngữ chuyên môn kỹ thuật như điện tử, thuỷ khí động học, đạn đạo học, toán học cao cấp bằng ngôn ngữ Việt Nam. Sau đó, khắc phục những khó khăn khác, họ mới bắt đầu học những vấn đề cơ bản. Họ cương quyết duy trì đường lối tự lực cánh sinh. Họ đã độc lập sử dụng những vũ khí mới nhất. Kết quả cố gắng của họ thấy rõ trong việc bắn rơi máy bay hiện đại nhất, trong đó có máy bay B-52 và F-111. Người Việt Nam vẫn cương quyết tiến hành cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật, trong đó yếu tố quan trọng nhất là giáo dục. Người Việt Nam đã đạt được thành tựu phi thường. Họ coi giáo dục lý thuyết cơ bản là bộ phận quan trọng của chương trình giáo dục. Cuộc chiến tranh phá hoại bằng không quân của Mỹ ở miền Bắc Việt Nam buộc họ phải sử dụng tên lửa, rada, v.v… và nghiên cứu toán học, điện tử học. Chương trình giáo dục ở các trường đại học được mở rộng, công tác giáo dục ở các trường sơ cấp, trung cấp được sửa đổi theo hướng hiện đại hơn. Hội phổ biến khoa học và kỹ thuật Việt Nam là một tổ chức lớn gồm 130.000 thành viên trong khi dân số miền Bắc chỉ có 17 triệu người. Như vậy rõ ràng tỷ lệ thành viên của Hội trong dân số là rất cao. Trình độ hiểu biết khoa học-kỹ thuật ở Việt Nam cũng cao bằng ở Nhật Bản và các nước tư bản khác”.
(Shingo Shibata, Chiến tranh Việt Nam và cách mạng khoa học kỹ thuật. Bản dịch của Viện khoa học quân sự (nay là Cục quản lý khoa học và công nghệ-Bộ Quốc phòng).

Rõ ràng, việc Mỹ sử dụng trên chiến trường Việt Nam các phương tiện chiến tranh hiện đại nhất với số lượng rất lớn và mức độ tập trung cao đã tạo cho họ sức mạnh hơn về hoả lực không quân và pháo binh; sức cơ động cao bằng đường không, đường bộ và đường thuỷ, khả năng vận chuyển lớn trong bảo đảm vật chất-kỹ thuật, v.v… Những mặt mạnh đó tạo ra tính chất ác liệt của chiến tranh, tình huống chiến đấu phát triển khẩn trương, sự chuyển hóa mau lẹ trong so sánh lực lượng, trong chiến dịch và chiến đấu. Với ưu thế về trang bị, vũ khí như vậy, nếu đối phương được tư do hành động theo cách đánh sở trường của họ thì chắc chắn vũ khí trang bị hiện đại sẽ phát huy tác dụng lớn và có thể tạo ra hiệu quả cao.

Vũ khí Việt Nam trong 2 cuộc kháng chiến - Page 4 Napalm
Mỹ dội bom napalm xuống thôn xóm Việt Nam.
      
Ruz
Ruz Ưu tú

Cấp bậc: Ưu tú

Bài viết : 540

Danh vọng : 936

Uy tín : 2

Trên cơ sở làm chủ khai thác tốt các vũ khí trang bị hiện đại có trong trang bị, nắm vững các chỗ mạnh và điểm yếu trong vũ khí trang bị của địch, chúng ta đã vận dụng kết hợp tất cả các loại vũ khí và trang bị từ thô sơ đến hiện đại, khéo dùng đúng lúc, đúng chỗ, tập trung đúng mức các phương tiện chiến đấu trong các tình huống chiến lược, chiến dịch và chiến thuật với phương châm dùng vũ khí hiện đại làm nòng cốt để phát huy tác dụng của các loại vũ khí khác.

Có trường hợp ta dùng vũ khí trang bị hiện đại là chính kết hợp với loại kém hiện đại và thô sơ. Trường hợp khác ta lại lấy loại kém hiện đại là chính kết hợp với loại hiện đại và thô sơ. Ví dụ, pháo phòng không các loại là phương tiện chiến đấu chủ yếu kết hợp với các phương tiện khác để đánh lực lượng không quân hiện đại ở tầm thấp và vừa. Khi đánh máy bay địch ở độ cao lớn, ta lại coi máy bay và tên lửa là phương tiện chiến đấu chủ yếu kết hợp với các phương tiện khác.


Vũ khí Việt Nam trong 2 cuộc kháng chiến - Page 4 KQNDVN20MiG-17a2
Không quân VN trú quân trong nhà lá - một biểu hiện của kết hợp giữa thô sơ với hiện đại.
Ta dùng cả súng bộ binh, mìn bẫy bố trí trên ngọn cây để bắn rơi máy bay và máy bay lên thẳng hiện đại của địch; dùng vật chướng ngại, mìn chống tăng để đối phó với xe tăng hiện đại của địch, v.v… Các phương tiện chiến đấu có tính năng tác dụng khác nhau đặt trên mặt đất, trên không và trên biển, có uy lực cũng như uy lực vừa và nhỏ, có tầm hoạt động xa cũng như gần, có điều khiển cũng như không điều khiển, tự động và nửa tự động, chuyên chở bằng những phương tiện cơ giới, tự hành hoặc thô sơ, v.v… đều được sử dụng phù hợp với tính năng tác dụng của chúng, kết hợp chặt chẽ với nhau. Sức đột kích, sức cơ động và sức mạnh hoả lực cần thiết của lực lượng vũ trang ta được tạo nên bởi tất cả các loại vũ khí có trình độ kỹ thuật và tính năng, tác dụng khác nhau.

Có lẽ trong công nghệ sử dụng các phương tiện vật chất nói chung, vũ khí trang bị nói riêng, không có cụm từ nào diễn đạt giản dị hơn, hay hơn, chính xác hơn từ “khéo dùng” mà chúng ta thường gặp trong các bài viết và nói của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Bác thường viết và nói “khéo vận động quần chúng”, “khéo tổ chức”, “khéo kết hợp”, v.v… Khéo sử dụng các phương tiện vật chất đã trở thành một đặc trưng văn hóa độc đáo của người Việt Nam. Các chiến sĩ trắc thủ rada của ta khéo sử dụng đến mức có thể phát hiện ra dấu vết của máy bay Mỹ, đặc biệt là máy bay B-52, trên màn hình có vô vàn tín hiệu nhiễu dày đặc để bám theo chúng và điều khiển hoả lực phòng không điêu luyện, mang đậm cốt cách văn hóa của người Việt Nam. Các nghệ sỹ của chúng ta thường kể lại câu chuyện cảm động về một nhạc sỹ Việt Nam trong buổi biểu diễn tốt nghiệp khóa học chỉ huy trước một dàn nhạc giao hưởng lớn ở nước ngoài. Trong buổi biểu diễn đó, một nhạc công đã được giáo sư nhạc viện trong ban giám khảo giao hẹn trước là phải chơi sai một vài nốt trong bản nhạc. Vị giáo sư nọ đã phải sửng sốt trước sự thính nhậy của nhạc sỹ trẻ Việt Nam khi anh dùng thước chỉ huy ra hiệu cho cả dàn nhạc ngừng biểu diễn đúng lúc phát ra các nốt nhạc “gây nhiễu”. Sự “khéo dùng” ở trong hai trường hợp chỉ là một, chỉ khác nhau ở chỗ nhạc sỹ trẻ Việt Nam trong buổi biểu diễn khả năng chỉ huy đã phát hiện ra “mục tiêu giả” (nốt nhạc sai) trong hàng ngàn “mục tiêu thật” (nốt nhạc đúng) bằng nhậy cảm đặc biệt của đôi tai.
      
Ruz
Ruz Ưu tú

Cấp bậc: Ưu tú

Bài viết : 540

Danh vọng : 936

Uy tín : 2

Khéo sử dụng mọi khả năng tiềm tàng để đánh địch, ta không chỉ hạn chế chỗ mạnh, khoét sâu điểm yếu của địch, mà còn biết khai thác ngay những yếu tố công nghệ mạnh nhất của địch để đánh lại chúng. Trường hợp đánh máy bay B-52 là một thí dụ minh chứng. Gây nhiễu là một thủ đoạn của địch, nhưng bộ đội phòng không-không quân ta biết dùng nhiễu đặc trưng của B-52 để bám sát và bắn rơi chúng, từ đó sáng tạo ra một cách độc đáo, rất Việt Nam, trong cuộc đấu trí và đấu lực quyết liệt với tiềm lực không quân mạnh và hiện đại nhất của Mỹ. Đó là cách đánh trong môi trường bị gây nhiễu.
Một trong những bí quyết của công nghệ sử dụng vũ khí trang bị của các lực lượng vũ trang ta trong kháng chiến chống Mỹ là sự kết hợp tài tình, khôn khéo giữa kiến thức khoa học kỹ thuật cao với nghệ thuật quân sự độc đáo của chiến tranh nhân dân Việt Nam.

Đặc trưng thứ ba: tính khả thi và hiệu quả lớn.
Trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước, nhân dân và các lực lượng vũ trang ta phải đương đầu với một cuộc chiến tranh xâm lược với quy mô, mức độ sử dụng lực lượng và phương tiện của cả hai bên vượt xa thời kỳ chống Pháp, do đó tính khả thi và hiệu quả của công nghệ vũ khí trang bị kỹ thuật được thể hiện trên nhiều mặt, nhiều lĩnh vực.

Trước hết, đặc trưng công nghệ này thể hiện nổi bật trong mảng vũ khí trang bị kỹ thuật tự tạo trên chiến trường miền Nam-nơi đối đầu trực tiếp với hàng triệu quân Mỹ và đồng minh của họ. Với khả năng sáng tạo vô tận của nhân dân, kế tục truyền thống công nghệ vũ khí tự tạo trong kháng chiến chống Pháp, trước nhu cầu bức thiết và đa dạng của cuộc chiến tranh nhân dân chống Mỹ cứu nước, ta đã sáng tạo ra hàng trăm, hàng ngàn kiểu loại vũ khí từ thô sơ nhất như bẫy chông tre đến hiện đại như mìn bẫy có cơ cấu điều khiển bằng điện tử. Hiện đại ở đây được hiểu theo nghĩa hàm lượng khoa học, nguyên lý khoa học, còn thiết kế lại đơn giản, dễ chế tạo, có thể sử dụng nguyên vật liệu tại chỗ hoặc khai thác từ các phương tiện của địch.

Thứ hai, tính khả thi và hiệu quả thể hiện ở chỗ chúng ta biết khai thác tối đa tính đan xen công nghệ trong bố trí lực lượng và phương tiện chiến đấu, tạo ra thế trận chiến tranh nhân dân rộng khắp. Con số máy bay Mỹ bị bắn rơi và phá huỷ trên cả hai miền Nam-Bắc bằng các phương tiện hoả lực khác nhau đã chứng tỏ điều đó. Tính từ năm 1965-1975, không quân ta bắn rơi 320 máy bay Mỹ các loại (trong đó có 2 chiếc B-52); tên lửa phòng không bắn rơi 800 máy bay (từ 1965-1972), riêng trong chiến dịch “Điện Biên Phủ trên không” đã bắn rơi 37 chiếc, trong đó có 32 chiếc B-52. Hải quân nhân dân Việt Nam bắn rơi 118 máy bay, bộ đội đặc công phá huỷ 6.000 máy bay các loại. Các lực lượng dân quân tự vệ và bộ đội địa phương bắn rơi hàng trăm chiếc khác, trong đó máy bay “cánh cụp cánh xoè” F-111 hiện đại nhất của Mỹ.

Vũ khí Việt Nam trong 2 cuộc kháng chiến - Page 4 Phongkhongnhandan
Thế trận phòng không nhân dân.
      
Ruz
Ruz Ưu tú

Cấp bậc: Ưu tú

Bài viết : 540

Danh vọng : 936

Uy tín : 2

Thứ ba, thể hiện ở hiệu quả công nghệ cải tiến, cải biên vũ khí trang bị. Trong nhiều trường hợp, chỉ một cải tiến nhỏ cũng mang lại hiệu quả lớn. Đây là bài học quan trọng trong khai thác vũ khí trang bị kỹ thuật cũ và mới.

Sau kháng chiến chống Pháp, đến kháng chiến chống Mỹ, trong số vũ khí trang bị của các lực lượng vũ trang ta có nhiều chủng loại phương tiện hoả lực xuất xứ từ nhiều nguồn khác nhau, (từ Liên Xô, Trung Quốc, Pháp, Mỹ, Nhật, v.v…), không đồng bộ về chất lượng, về phương tiện mang và đạn dược. Chúng ta đã khéo cải biên và cải tiến các vũ khí trang bị đó để phục vụ yêu cầu bức thiết của chiến trường. Các hoạt động đó đã đạt được khả năng lắp lẫn, thay đổi chức năng và mục đích sử dụng, góp phần quan trọng tạo ra các phương tiện chiến đấu thuận tiện phù hợp với nhiều tình huống khác nhau, đáp ứng các yêu cầu chiến đấu đa dạng. Hoạt động cải biên và cải tiến đó góp phần gây cho địch nhiều thiệt hại về vật chất và tinh thần vì chúng khó tìm được hướng và cách đối phó.

Trong số các công trình khai thác vũ khí trang bị tích luỹ đựoc từ cuộc kháng chiến chống Pháp, có thể kể đến công trình cải tiến pháo phòng không 90mm do Mỹ sản xuất viện trợ cho Liên Xô theo hiệp ước đồng minh chống phát xít và Liên Xô lại viện trợ cho quân đội ta. Công trình này được tiến hành trong bối cảnh xúc tiến chuẩn bị đương đầu với thách thức chiến tranh xâm lược mới của Mỹ. Cán bộ và chiến sĩ pháo phòng không đã tìm tòi nghiên cứu khai thác các nguồn tư liệu thu thập được về loại pháo này, cải tiến thành công kính ngắm, lắp thêm bộ phận bắn đón máy bay bay thấp, bay bằng và bổ nhào. Đồng thời, rút ngắn thời gian thao tác bắn loại pháo này từ 17 phút theo lý thuyết thiết kế xuống còn 6 phút và sau đó là 4 phút. Về sau, trong trận chiến đấu ngày 5 tháng 8 năm 1964, đại đội 183 (trung đoàn 280) bộ đội phòng không bảo vệ thành phố Vinh đã bắn rơi tại chỗ máy bay phản lực Mỹ bằng chính pháo phòng không 90mm do cán bộ chiến sĩ pháo phòng không ta cải tiến. Đây là công trình cải tiến rất quan trọng trong những năm đầu xây dựng tiến lên chính quy hiện đại, thể hiện tinh thần chủ động sáng tạo dám nghĩ, dám làm trong khai thác vũ khí trang bị. Tinh thần đó về sau được phát huy với cường độ và hiệu quả cao hơn trong hoạt động làm chủ khai thác các vũ khí trang bị phòng không hiện đại như tên lửa có điều khiển, pháo phòng không điều khiển bằng rada, v.v…

Vũ khí Việt Nam trong 2 cuộc kháng chiến - Page 4 Phaopk90mm
Pháo phòng không 90mm bảo vệ HN.
      
Ruz
Ruz Ưu tú

Cấp bậc: Ưu tú

Bài viết : 540

Danh vọng : 936

Uy tín : 2

Không thể không kể đến một thí dụ điển hình về mặt này là công trình cải tiến pháo phản lực mang vác A-12 trên cơ sở đó đề nghị Liên Xô sản xuất hàng loạt rocket ĐKB mang vác đã nhiều lần dội bão lửa xuống nhiều căn cứ quân sự, kho tàng, đơn vị đóng quân của địch. Trong đó có các căn cứ lớn, quan trọng tầm chiến lược nằm ngay cạnh cơ quan đầu não của địch. Hoảng sợ trước sự xuất hiện pháo “Cachiusa” mang vác của ta, địch rải truyền đơn kêu gọi ta thôi dùng loại vũ khí này để đổi lấy phương án chúng thôi dùng pháo đài bay B-52.


Vũ khí Việt Nam trong 2 cuộc kháng chiến - Page 4 A-12
Bác Hồ xem bắn thử A-12.
Thứ tư, tính khả thi và hiệu quả lớn thể hiện nổi bật ở các biện pháp đối phó với vũ khí trang bị hiện đại của đối phương, chứng tỏ sự tiến bộ vượt bậc trong công nghệ quân sự của các lực lượng vũ trang ta. Để có được biện pháp đối phó hiệu quả cao, chúng ta đã phải tìm hiểu nghiên cứu, nắm chắc những chỗ mạnh và điểm yếu trong vũ khí trang bị của địch. Từ đó, đề ra các giải pháp kỹ thuật kết hợp với chiến thuật, có tính khả thi cao và hiệu quả lớn. Các biện pháp đó vừa có quy mô lớn, tầm chiến lược, trình độ công nghệ từ thấp đến cao như biện pháp đối phó thành công với các máy bay chiến đấu hiện đại của Mỹ trong đó có máy bay ném bom chiến lược B-52 trong chiến dịch ném bom cuối năm 1972 vừa có quy mô lớn gồm nhiều trình độ công nghệ khác nhau như rà phá bom từ trường. Có biện pháp rà phá đơn giản như dùng khung dây dẫn phá bom từ trường nhưng có hiệu quả cao. Chỉ cần một cuộn dây điện với 2 quả pin nhỏ, bất kỳ tổ thanh niên xung phong nào cũng có thể phá được bom từ trường của Mỹ ở các địa điểm khác nhau. Nhưng cũng có những biện pháp phức tạp hơn như dùng cả một chiếc ô tô làm “lõi”, xung quanh được quấn các khung dây để làm phương tiện rà phá cơ động, v.v…


Vũ khí Việt Nam trong 2 cuộc kháng chiến - Page 4 Tauphongtu
Lắp đặt tàu phóng từ rà phá thủy lôi.
Thứ năm, giải quyết đúng đắn mối quan hệ giữa chiến thuật và kỹ thuật, giữa kỹ thuật và kinh tế, liên kết tất cả các khâu từ nghiên cứu thiết kế đến sản xuất, huấn luyện và đưa công nghệ mới vào chiến đấu nhằm đạt hiệu quả cao và kịp thời. Đó là một trong những phương châm hành động góp phần tạo nên thành công trong công tác nghiên cứu khoa học và công nghệ của ta trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước.
      
Ruz
Ruz Ưu tú

Cấp bậc: Ưu tú

Bài viết : 540

Danh vọng : 936

Uy tín : 2

Công tác khoa học và kỹ thuật quân sự phải luôn luôn nhằm giải quyết những nhiệm vụ chiến đấu cấp bách nhất của chiến trường và bảo đảm các yêu cầu của chiến thuật. Căn cứ vào đặc điểm chiến trường của ta và mối tương quan giữa ta và địch, yêu cầu chiến thuật nổi bật nhất lúc bấy giờ đối với vũ khí trang bị là bảo đảm hoàn thành nhiệm vụ chiến đấu nhưng phải gọn nhẹ, dễ mang vác, dễ sử dụng, bí mật bất ngờ. Các cơ quan nghiên cứu của ta nói chung nắm vững các yêu cầu đó trong quá trình chọn đề tài, xác định chỉ tiêu chiến-lương thực của đề tài, lập phương án nghiên cứu và chọn lựa các giải pháp kỹ thuật. Nhờ nắm vững nhiệm vụ chiến đấu và các yêu cầu của chiến thuật, chúng ta đã khai thác và thích ứng được các vũ khí hiện đại nhập từ bên ngoài vào điều kiện chiến trường của ta để phát huy tác dụng của chúng trong thực tế chiến đấu như MiG-17 cải tiến, A-12, ĐKB nối tầng, mìn, thuỷ lôi ứng dụng thuốc nổ dẻo và bánh ép TNT, v.v… Những yêu cầu chiến thuật đó cũng được thể hiện trong các chỉ tiêu kỹ thuật của các vũ khí do ta nghiên cứu thiết kế và chế tạo như thuỷ lôi áp suất APS, thủ pháo mảnh, mìn đánh máy bay MĐK, tên lửa phá rào FRA, v.v…


Vũ khí Việt Nam trong 2 cuộc kháng chiến - Page 4 DKBnoitang
DKB nối tầng - DKF-20.
Nhờ thế, mặc dù chưa hoàn chỉnh, vẫn được các đơn vị đưa vào chiến đấu đạt hiệu quả cao. Trong lĩnh vực nghiên cứu đối phó với địch, sự kết hợp giữa chiến thuật và kỹ thuật còn mật thiết hơn nữa. Các kết quả nghiên cứu trong lĩnh vực này có khi được thể hiện bằng các phương tiện kỹ thuật như các phương tiện phá bom từ trường, nhưng nhiều trường hợp khác lại được thể hiện bằng sự phát triển của chiến thuật, lợi dụng các mặt hạn chế trong kỹ thuật hiện đại của địch để đối phó với chúng sao cho có hiệu quả. Ngay trong lĩnh vực nghiên cứu về bảo quản cũng chú ý đến các yêu cầu của chiến thuật để đề xuất các biện pháp lương thực thích hợp như mỡ chịu nhiệt cho pháo phòng không, dung dịch tẩy rửa nòng pháo, v.v…

Đương nhiên, quan hệ giữa kỹ thuật và chiến thuật phải là quan hệ hai chiều: nói chung kỹ thuật phải phục vụ cho chiến thuật, trong không ít trường hợp, yêu cầu chiến thuật thúc đẩy kỹ thuật phát triển. Khi đã có các phương tiện kỹ thuật, chiến thuật lại phải căn cứ vào đặc trưng kỹ thuật hoặc công nghệ mới, vào đặc điểm của công tác kỹ thuật. Mối quan hệ này được thể hiện khá sinh động trong các hoàn cảnh và điều kiện chiến đấu khác nhau.
      
Ruz
Ruz Ưu tú

Cấp bậc: Ưu tú

Bài viết : 540

Danh vọng : 936

Uy tín : 2

Mối quan hệ giữa kỹ thuật và kinh tế cũng được xử lý đúng trong quá trình tìm kiếm và lựa chọn các giải pháp công nghệ. Giải pháp đó phải vừa phù hợp với yêu cầu của chiến thuật, vừa có khả năng đưa vào sản xuất với một khối lượng sản phẩm nhất định để có tác dụng chiến thuật đáng kể. Vì trình độ công nghệ và khả năng công nghiệp của nước ta còn rất hạn chế nên tư tưởng chỉ đạo lúc bấy giờ trong công tác khoa học và công nghệ là ra sức vận dụng các lý luận khoa học đơn giản, dễ làm, dễ sử dụng trong điều kiện nước ta.

Đó là tư tưởng chỉ đạo cơ bản cho sự tìm tòi sáng tạo khoa học và công nghệ, không phải chỉ thích hợp với giai đoạn khó khăn thiếu thốn trong chiến tranh mà còn là một tư tưởng chỉ đạo cơ bản lâu dài cho các hoạt động khoa học và công nghệ. Chỉ có như vậy công nghệ quân sự mới có thể góp phần phát huy đến mức cao nhất sức mạnh tổng hợp vô địch của chiến tranh nhân dân.

Theo hướng đó, chúng ta đã tạo ra được các loai trang bị kỹ thuật đơn giản nhưng có cơ sở khoa học và có hiệu quả chiến đấu khá cao. Đương nhiên, không phải mọi yêu cầu của chiến thuật trong chiến tranh hiện đại đều có thể giải quyết bằng kỹ thuật đơn giản. Trong trường hợp cần có những giải pháp công nghệ tương đối phức tạp, đương nhiên phải chấp nhận tính phức tạp của giải pháp công nghệ và tận dụng mọi khả năng công nghiệp trong nước để giải quyết.

Vấn đề kết hợp công nghệ với chiến thuật trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ cứu nước có thể gợi mở cho chúng ta những suy nghĩ cần được nghiên cứu tham khảo trong tổ chức và xây dựng lực lượng vũ trang về sau này.

Đặc trưng thứ tư: tiềm năng cải tiến, cải biên sáng tạo phát triển vượt bậc, đạt tới tầm cao mới.
Tiềm năng cải tiến, cải biên vũ khí trang bị của các lực lượng vũ trang ta trong cuộc kháng chiến chống Mỹ đạt được tầm cao mới và được thể hiện rất rõ trên nhiều mặt.

Thứ nhất, thể hiện ở số lượng các công trình cải tiến, cải biên vũ khí trang bị. Trong điều kiện chiến tranh diễn ra ác liệt, dồn dập, khẩn trương, quyết liệt, mỗi công trình đó có thể được ghi nhận như một chiến công thầm lặng.

Thứ hai, thể hiện ở trình độ và chất lượng công nghệ cải tiến, cải biên vũ khí trang bị không chỉ cải tiến các chi tiết nhỏ mà còn cải tiến cả hệ thống vũ khí trang bị lớn để phù hợp với điều kiện chiến tranh trong môi trường Việt Nam; không chỉ cải tiến các vũ khí trang bị có tính chất cơ khí là chủ yếu như súng cối mà còn cải tiến cả những vũ khí trang bị có trình độ công nghệ cao như tên lửa phòng không, máy bay chiến đấu, vũ khí trang bị hải quân, pháo binh, công binh, hóa học, thông tin liên lạc, v.v…


Vũ khí Việt Nam trong 2 cuộc kháng chiến - Page 4 DKB
Bác Hồ nghe giới thiệu về DKB - loại pháo được LX chế tạo theo đề xuất của VN.
Ở đây cần đặc biệt lưu ý đến hai loại cải tiến. Loại thứ nhất do chúng ta tự xây dựng phương án thiết kế và thi công trong nước trọn vẹn, trong một số trường hợp có sự giúp đỡ của các chuyên gia quân sự nước bạn. Loại thứ hai chỉ là các ý tưởng thiết kế cải tiến nảy sinh trong quá trình sử dụng vũ khí trang bị kỹ thuật nhập từ bên ngoài nhưng ta không có đủ điều kiện vật chất kỹ thuật và kinh tế để thực thi trong thực tế.
      
Ruz
Ruz Ưu tú

Cấp bậc: Ưu tú

Bài viết : 540

Danh vọng : 936

Uy tín : 2

Thông qua các hoạt động nghiên cứu cải tiến, cải biên sáng tạo đó cán bộ khoa học và kỹ thuật quân sự của ta tiếp thu được những kiến thức và kinh nghiệm khoa học kỹ thuật hiếm có mà không được giảng dạy hoặc truyền thụ ở bất kỳ một học viên quân sự nào. Đó là một dạng bí quyết công nghệ, trong một số trường hợp có ý nghĩa quan trọng đối với quá trình đổi mới và cải tiến vũ khí trang bị. Nhưng trong điều kiện chiến tranh, chúng ta không có khả năng thiết lập quy trình công nghệ, thiết bị công nghệ để thực thi những ý tưởng đó. Ngày nay, xét theo quan điểm khoa học và công nghệ, những ý đó là nguồn thông tin công nghệ có ý nghĩa đặc biệt. Gần đây, sau chiến tranh Vùng Vịnh, các công ty công nghệ quân sự trên thế giới ra sức săn lùng thông tin về nguyên nhân bất lực và sự thất bại của các phương tiện chiến tranh của Iraq trong cuộc đối đầu với Mỹ và liên quân. Nhưng phía Iraq dường như không đưa một tin nào về quá trình sử dụng vũ khí trang bị của họ. Lý do thật dễ hiểu vì đó là những bí mật công nghệ rất có giá trị để họ cải tiến vũ khí trang bị hiện có và chế tạo các vũ khí trang bị mới.

Thực tiễn trên đây chứng tỏ năng lực đổi mới, cải tiến công nghệ tiềm ẩn trong đặc trưng văn hóa của người Việt Nam một khi được tiếp nhận tri thức khoa học đã phát triển và thể hiện mạnh mẽ. Nhưng trong điều kiện chiến tranh, chúng ta không có khả năng nận và xây dựng quy trình công nghệ nên về sau phải chịu một hậu quả lâu dài là mất cân đối giữa khoa học và công nghệ. Thực tế là chúng ta thừa đội ngũ cán bộ và nhân viên khoa học, thiếu đội ngũ cán bộ và nhânviên công nghệ. Thực tế này có thể được xem như một sự “khủng hoảng thừa cán bộ khoa học kỹ thuật”. Đó cũng là một hiện tượng đã từng gặp tại một số nước đang phát triển, ở các nước bạn của chúng ta ở Đông Âu và đặc biệt là Liên Xô trước đây. Những năm 50-60, ở Nam Triều Tiên cũng xảy ra một cuộc khủng hoảng “thừa khoa học, thiếu công nghệ”. Sự khủng hoảng đó có thể vừa là kết quả, vừa là hậu quả của truyền thống Nho giáo, hiếu học của các dân tộc Á Đông tương tự. Nhưng trong những năm sau đó chiến lược chuyển giao và nhập khẩu công nghệ đã nhanh chóng thu hút đội ngũ những người lao động có chất xám đó và góp phần quan trọng đưa Nam Triều Tiên thành một cường quốc công nghệ có trình độ công nghệ thế giới đang thách thức cạnh tranh cả với Mỹ và Nhật Bản.

Đặc trưng thứ năm: Quá trình phát triển từ công nghệ-kinh nghiệm đến công nghệ-khoa học bắt đầu trong kháng chiến chống Pháp đã tiến một bước dài trong kháng chiến chống Mỹ và đạt đến trình độ cao hơn nữa.
Như đã giới thiệu ở chương hai, ở các nước phát triển, giai đoạn một trong tiến hoá công nghệ diễn ra trước thế kỷ XV là giai đoạn công nghệ kinh nghiệm, giai đoạn thứ hai trong tiến hoá công nghệ quân sự diễn ra ở thế kỷ XIX dựa trên một số cơ sở lý luận khoa học và cơ sở hạ tầng khá phát triển. Sang giai đoạn thứ ba trong thế kỷ XX, tiến hoá công nghệ quân sự là một quá trình có tổ chức, có định hướng, dựa trên cơ sở lý luận khoa học vững chắc và một hệ thống nghiên cứu phát triển toàn diện, được sự ủng hộ mạnh mẽ của các chính phủ và giới công nghiệp. Căn cứ vào cái “thang điểm” đó để đánh giá thì công nghệ quân sự của ta vừa có các yếu tố tiến hoá giai đoạn một, là giai đoạn đoạn công nghệ-kinh nghiệm, công nghệ-kỹ xảo, vừa có yếu tố của giai đoạn hai và ba. Đặc trưng đó có ý nghĩa quyết định tạo ra tính đan xen công nghệ trong vũ khí trang bị của các lực lượng vũ trang ta. Nhưng so với thời kỳ kháng chiến chống Pháp, công nghệ vũ khí trang bị của các lực lượng vũ trang ta có bước phát triển mới, cao hơn trong đó hàm lượng khoa học nhiều hơn trong công nghệ sử dụng, công nghệ chế tạo, thậm chí yếu tố khoa học trong công nghệ còn mạnh hơn yếu tố quy trình, dẫn đến sự mất cân đối trong hai vế đó. Còn công nghệ-tính năng của vũ khí trang bị nhập từ bên ngoài đã đạt tới trình độ vược bậc so với trước, trong đó một số vũ khí có tính năng đạt tới trình độ công nghệ cao.

Vũ khí Việt Nam trong 2 cuộc kháng chiến - Page 4 Nghiencuuthuyloi
Mổ xẻ thủy lôi Mỹ để tìm cách rà phá.
      
Ruz
Ruz Ưu tú

Cấp bậc: Ưu tú

Bài viết : 540

Danh vọng : 936

Uy tín : 2

Sự phát triển vừa vượt bậc, vừa không cân đối đó một mặt là do công nghệ vũ khí trang bị của ta hình thành theo quy luật không bình thường. Phần lớn số vũ trang hiện đại và tương đối hiện đại không do ta tự chế tạo ra mà thông qua quá trình chuyển giao công nghệ dặc biệt, đó là sự viện trợ to lớn của Liên Xô, Trung Quốc và các nước xã hội chủ nghĩa khác.

Mặt khác, sự nghiệp giáo dục và đào tạo trong những năm xây dựng hoà bình ở miền Bắc (năm 1954 đến 1964) và tiếp tục sau đó trong những năm cả nước có chiến tranh đã tạo ra đội ngũ nhân lực khoa học kỹ thuật hùng hậu (Năm 1970, miền Bắc có 4 triệu học sinh phổ thông, 8 vạn 7 ngàn học sinh đại học, 14 vạn 3 ngàn học sinh trung cấp và hơn 1 vạn lưu học sinh ở nước ngoài. Hàng chục vạn cán bộ kỹ thuật và hàng chục ngàn người chuyên nghiên cứu khoa học). Đội ngũ đó là cơ sở mạnh và vững chắc để ta làm chủ, khai thác các phương tiện chiến đấu có trong tay, đồng thời nắm chắc những thành tựu khoa học kỹ thuật quân sự hiện đại nhất của Mỹ để kịp thời phát hiện các thủ đoạn chiến tranh tinh vi của họ.

Cuộc đấu trí thắng lợi của ta trong việc đương đầu với nhiều loại hình chiến tranh quy mô lớn của Mỹ chứng tỏ kiến thức khoa học kỹ thuật và khoa học quân sự cơ bản trình độ cao kết hợp khôn khéo với các phương tiện kỹ thuật có phần lạc hậu hơn địch về công nghệ vẫn tạo ra được cách đánh giá có hiệu quả lớn. Một số tri thức khoa học kỹ thuật quý báu thu thập được của cán bộ nghiên cứu khoa học kỹ thuật quân sự trong quá trình khai thác vũ khí trang bị của ta cũng như trong hoạt động tìm hiểu vũ khí trang bị của địch đã không có cơ sở công nghệ để áp dụng. Những tri thức đó được chuyển giao cho bạn để cải tiến vũ khí mới, vừa có lợi cho cả hai bên.


Vũ khí Việt Nam trong 2 cuộc kháng chiến - Page 4 Huongdanthaothuyloi
Hướng dẫn tháo thủy lôi.
Sự phát triển vược bậc về mặt khoa học đã đưa công nghệ quân sự của các lực lượng vũ trang ta tiến hoá đến trình độ khoa học ứng dụng (Applied Science). Có một số ý kiến gọi đó là “khoa học thực tiễn”. Thực chất của trình độ đó là đưa các ý tưởng khoa học trực tiếp phục vụ các yêu cầu của chiến tranh. Hoạt động chiến đấu và sản xuất vừa là đối tuợng phục vụ, vừa là nơi kiểm nghiệm tính chân lý của khoa học.

Có được trình độ công nghệ-khoa học,cán bộ, chiến sĩ ta đã đề xuất, tính toán và thực thi thành công nhiều đề tài khoa học thực tiễn đạt kết quả tốt.
      
Ruz
Ruz Ưu tú

Cấp bậc: Ưu tú

Bài viết : 540

Danh vọng : 936

Uy tín : 2

Đặc trưng thứ sáu: Kết hợp tính khoa học và tính cách mạng.
Vào những năm 60, khi Mỹ đưa quân vào xâm lược miền Nam nước ta và sau đó phát động cuộc leo thang chiến tranh phá hoại miền Bắc Việt Nam, cả thế giới tiến bộ lo ấu và thông cảm với nhân dân ta trước sức mạnh kỹ thuật quân sự khủng khiếp của Mỹ, đặc biệt là trước chiến dịch ném bom chiến lược quy mô lớn bằng pháo đài bay vào thủ đô Hà Nội và Hải Phòng. Trong cuộc đối đầu không cân sức đó, thiếu một trong hai yếu tố “cách mạng” và “khoa học”, chúng ta không thể giành được thắng lợi. Đó là một thực tế đã được lịch sử ghi nhận. Trong lĩnh vực công nghệ, yếu tố con người là trung tâm. Trong công nghệ quân sự của ta, đó là những con người vừa có tinh thần tự giác hy sinh cách mạng rất cao, vừa có trình độ khoa học kỹ thuật đủ sức nắm vững, làm chủ từ vũ khí trang bị thô sơ đến vũ khí trang bị công nghệ cao.

Trước hết, xuất phát từ quyết tâm dám đánh Mỹ và thắng Mỹ chúng ta mới phát hiện ra ưu thế công nghệ của Mỹ không đồng nhất với ưu thế quân sự của họ, rằng vũ khí trang bị của Mỹ dù hiện đại đến mấy cũng có những hạn chế và nhược điểm nhất định. Chính các nhà lý luận quân sự Mỹ cũng đưa ra ý kiến tổng kết rằng ưu thế công nghệ chỉ có thể tạo ra ưu thế quân sự trong hai điều kiện.

1.Ưu thế công nghệ, đặc biệt là công nghệ cao được áp dụng để chế tạo các vũ khí trang bị thích hợp với chiến trường nhất định, nhằm vào đối tượng nhất định. Một quả bom, tên lửa thông minh ”sinh ra” để đánh một đối phương ở châu Âu, ở sa mạc Trung Đông có thể “tỏ ra” rất “ngớ ngẩn” trươớ một đối phương trên chiến trường nhiệt đới, rừng rậm như ở Đông Dương, thậm chí không hữu hiệu bằng những vũ khí “ngu si”.

2.Ưu thế công nghệ phải kết hợp với các yếu tố khác như học thuyết quân sự, tinh thần, tâm lý và các yếu tố nhân văn khác mới trở thành ưu thế quân sự.

Bị thua trận ở Việt Nam và mang nặng “hội chứng Việt Nam” suốt hàng thập kỷ, đến chiến tranh Vùng Vịnh, Mỹ đã phải tính đến rất kỹ và khai thác tối đa yếu tố tinh thần và tâm lý trong cuộc đối đầu với Iraq. Thậm chí, trong các chương trình đào tạo sĩ quan trong học viện quân sự Mỹ, các tướng lĩnh Hoa Kỳ đã phải đưa nội dụng nghiên cứu tác phẩm của các nhà quân sự Việt Nam viết về đề tài chiến tranh nhân dân vào chương trình nghiên cứu của họ.


Vũ khí Việt Nam trong 2 cuộc kháng chiến - Page 4 War14t
Chiến thắng 30/4/1975 - Chiến thắng của tinh thần và trí tuệ Việt Nam.
Ngoài ra, trong thập kỷ 80, khi nghiên cứu về chiến tranh công nghệ cao, các chuyên gia quân sự phương Tây cũng phải thừa nhận rằng “vũ khí thông minh” vẫn có những giới hạn nhất định. Một đối phương có tài thao lược trong công nghệ sử dụng vẫn có khả năng hạn chế các vũ khí đó bằng các biện pháp phòng thủ thích hợp.

Trong những năm tháng cách mạng sôi nổi, hào hùng những năm 60 và 70 sự nghiệp chống Mỹ cứu nước đã trở thành lý tưởng, thành lẽ sống của cán bộ, chiến sĩ nhân dân ta nói chung, của cán bộ khoa học kỹ thuật chúng ta nói riêng. Chiến lược chiến tranh nhân dân vừa là kim chỉ nam cho các hoạt động khoa học kỹ thuật vừa là nguồn lực vô tận để hỗ trựo cho công tác nghiên cứu, để biến kết quả nghiên cứu nhanh chóng thành sức mạnh chiến đấu to lớn trên các chiến trường.

Mọi cán bộ chiến sĩ ta đều khao khát thể hiện lý tưởng và ý chí chiến đấu của mình bằng hành động thực tế. Kết quả nghiên cứu phục vụ chiến đấu từ những ngày đầu dù chưa nhiều, cũng giúp cho mỗi cán bộ khoa học kỹ thuật tự khẳng định mình, tăng thêm lòng tự tin và lòng tin vào đồng đội, vào sự lãnh đạo của Đảng và chỉ đạo của chỉ huy các cấp trong một môi trường chính trị, tâm lý và khoa học lành mạnh, đồng cam cộng khổ, thực sự dân chủ và tin cậy trong khoa học và trong đời sống hàng ngày. Không có lý tưởng cao đẹp đó, không có lòng tự tin và lòng tin vào tập thể, vào lãnh đạo thì không thể có tinh thần hăng say nghiên cứu, không thể có sáng tạo cá nhân và sáng tạo tập thể. Các chuyến đi thực tế vào chiến trường để áp dụng kết quả nghiên cứu đồng thời cũng là một dịp bồi dưỡng về chủ nghĩa anh hùng cách mạng, nâng cao tinh thần trách nhiệm chính trị và ý chí chiến đấu cho cán bộ ta, tiếp thêm xung lực mới cho sáng tạo khoa học. Đúng như F.Ăng-ghen nhận xét, thực tế cuộc sống đẩy nạnh sự phát triển khoa học kỹ thuật bằng hàng chục trường đại học.

Sự kết hợp giữa tính cách mạng và tính khoa học đã góp phần quyết định vào việc bồi dưỡng đội ngũ cán bộ khoa học kỹ thuật có ý chí chiến đấu cao, năng động sáng tạo, toàn tâm toàn ý cho sự nghiệp chống Mỹ cứu nước với nhiều khó khăn gian khổ. Một số cán bộ khoa học kỹ thuật đã hy sinh anh dũng trong quá trình công tác nghiên cứu cũng như trong quá trình tham gia chiến đấu trên các chiến trường. Chính nhờ sự hy sinh quên mình của các chiến sĩ công binh, đặc công, chúng ta mới có được các mẫu bom từ trường và các mẫu bom đạn khí cụ khác để cán bộ khoa học kỹ thuật ta nghiên cứu chúng nhằm tìm ra bí quyết đối phó.

Công tác nghiên cứu khoa học kỹ thuật phục vụ chiến đấu bao gồm nhiều khâu nghiên cứu, thiết kế, chế thử sản xuất loại nhỏ, huấn luyện bộ đội, đưa kỹ thuật mới vào chiến đấu, khâu nào cũng đầy gian lao thử thách. Nội dung nghiên cứu và hoạt động của các khâu lại không thể hình dung được hết ngay từ đầu, nhiều khâu lại được tiến hành xa đơn vị, cơ quan nghiên cứu, giải pháp cho các vấn đề nảy sinh phụ thuộc vào đặc điểm tình hình cụ thể của từng khu vực chiến trường, từng tình huống và thường phải được quyết định tại chỗ. Trong hoàn cảnh đó, không có ý chí chiến đầu cao và tính năng động sáng tạo của mỗi cán bộ nghiên cứu và của tập thể thì dù kiến thức khoa học kỹ thuật có phong phú đến đâu, phương tiện nghiên cứu thí nghiệm hiện đại đến đâu cũng không dễ gì đạt được kết quả trong công tác nghiên cứu, càng không thể tạo ra được hiệu quả chiến đấu trên các chiến trường. Đó chính là một trong những điều kiện tiên quyết cho mọi thắng lợi của chúng ta từ khâu quản lý, khai thác đến khâu thiết kế chế tạo vũ khí trang bị mới.
      
Ruz
Ruz Ưu tú

Cấp bậc: Ưu tú

Bài viết : 540

Danh vọng : 936

Uy tín : 2

Cuốn sách viết về đặc trưng vũ khí Việt Nam trong 2 cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ do Trung tướng, tiến sĩ khoa học Trương Khánh Châu chủ biên đến đây là hết.

Topic này đúng ra nên đóng lại, nhưng tôi có tham vọng liệt kê hình ảnh, tính năng, tác dụng các loại vũ khí, khí tài của QĐNDVN đã sử dụng trong 2 cuộc kháng chiến thần thánh. Việc này, có lẽ sẽ quá sức với 1 người nhưng sẽ không khó với nhiều người. Hy vọng được các bạn ủng hộ để chúng ta có một bộ sưu tầm đầy đủ!
      
      

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Về Đầu Trang  Thông điệp [Trang 4 trong tổng số 4 trang]

Chuyển đến trang : Previous  1, 2, 3, 4

Quyền hạn của bạn

Bạn không có quyền trả lời bài viết
free counters



  • Đoàn Ngọc Khánh

    mobile phone 098 376 5575


    Đỗ Quang Thảo

    mobile phone 090 301 9666


    Nguyễn Văn Của

    mobile phone 090 372 1401


    IP address signature
    Create a forum on Forumotion | ©phpBB | Free forum support | Báo cáo lạm dụng | Thảo luận mới nhất