Change background image
LOVE quotion

Bắt đầu từ 4.53' thứ Hai ngày 17/10/2011


You are not connected. Please login or register

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Go down  Thông điệp [Trang 1 trong tổng số 1 trang]

OLD
OLD Developer

Cấp bậc: Developer

Giới tính : Nam

Bài viết : 750

Danh vọng : 1243

Uy tín : 16

TuanVietnam - Tranh chấp giữa Campuchia và Thái Lan xung quanh ngôi đền cổ Preah Vihear và các đền miếu khác dọc biên giới hai nước có nguồn gốc sâu xa trong lịch sử và giờ đây còn bị chi phối bởi chủ nghĩa dân tộc ở cả hai quốc gia thành viên trong một ASEAN đang hướng tới mục tiêu một Cộng đồng.

Preah Vihear: Lịch sử, lý lẽ hay chủ nghĩa dân tộc? Tvn-pr11
Đền Preah Vihear - điểm tranh chấp căng thẳng giữa Campuchia và Thái Lan, bùng phát khi UNESCO công nhận di sản văn hoá thế giới theo đề nghị của Campuchia.
Điều tồi tệ không mong đợi cuối cùng đã xảy ra giữa hai nước láng giềng Campuchia và Thái Lan. Ngày 15/10, lính Thái Lan và Campuchia đã nã pháo và chạm súng với nhau tại khu vực tranh chấp xung quanh ngôi đền cổ Preah Vihear.

Cuộc đọ súng chớp nhoáng này chỉ kéo dài khoảng 10 phút và đã làm 2 binh lính Campuchia thiệt mạng và ít nhất 7 binh lính khác của cả hai bên bị thương. Nhưng nguồn cơn của cuộc đọ sức giữa binh lính hai bên lại không hề đơn giản và ngắn ngủi như 10 phút đáng tiếc đó.

Preah Vihear: Lịch sử, lý lẽ hay chủ nghĩa dân tộc? Tvn-pr12
Lịch sử và lý lẽ

Ngay sau vụ va chạm, cả hai bên Campuchia và Thái Lan đã đồng loạt lên án lẫn nhau về hành động nổ súng trước của đối phương. Trong khi đó, Bộ trưởng Ngoại giao Campuchia Hor Nam Hong cho biết một cuộc họp đã được sắp xếp giữa hai nước bàn về tranh chấp biên giới đã diễn ra vào ngày 16/10.

Căng thẳng giữa Campuchia và Thái Lan xung quanh ngôi đền Hinduism Preah Vihear đột ngột gia tăng từ tháng 7 năm 2008 khi hàng ngàn binh lính của hai nước đã được triển khai đối diện nhau cách chỉ vài trăm mét. Tuy nhiên, đây là lần đầu tiên binh lính hai bên nổ súng bắn nhau và cũng là lần đầu tiên có thương vong ở cả hai phía.

Thiếu tướng Bun Thean, Tư lệnh quân sự của Campuchia nói: “Quân của chúng tôi ngăn ngừa lính Thái Lan vào lãnh thổ của chúng tôi, nhưng họ nổ súng ngay vào binh lính chúng tôi”. Trong khi đó, các phóng viên truyền hình Thái khẳng định họ đã chứng kiến cả hai bên nổ súng.

Trong khi hai bên vẫn tranh cãi nhau về hành động nổ súng trước thì vấn đề mấu chốt lại là chủ quyền trên vùng đất rộng 4,6km2 bao quanh khu đền Preah Vihear nằm trên dãy núi Dangrek giữa Campuchia và Thái Lan.

Ngôi đền Preah Vihear cũng như nhiều đền đài miếu mạo khác ở khắp trên lãnh thổ Campuchia cũng như Lào và Thái Lan được xây dựng vào thời kỳ hoàng kim của Đế chế Angkor trải dài suốt 6 thế kỷ từ khoảng năm 802 đến 1431. Ngôi đền Preah Vihear được khởi công xây dựng vào thế kỷ thứ IX và hoàn thành vào thế kỷ thứ XI thờ thần Shiva của đạo Hinduism.

Khi Đế chế Angkor lụi tàn vào khoảng đầu thế kỷ thứ XV, cũng như nhiều ngôi đền Hinduism khác trong khu vực, Preah Vihear trở thành nơi thờ phụng và viếng thăm của các sư sãi và tín đồ đạo Phật vốn được phổ biến rộng rãi ở cả Campuchia, Lào và Thái Lan.

Sau sự sụp đổ của Đế chế Angkor, đền Preah Vihear luôn phiên thuộc về sự cai quản của người Thái hoặc người Campuchia cho tới tận thế kỷ thứ XVIII. Năm 1795 người Thái giành quyền kiểm soát Preah Vihear và phải nhờ tới quân đội thực dân Pháp, Campuchia mới giành lại chủ quyền trên Preah Vihear vào đầu thế kỷ XX nhờ vào các Hiệp định ký kết giữa người Pháp và người Thái vào các năm 1904 và 1907.

Tuy nhiên, năm 1941, người Thái đã giành lại quyền kiểm soát đối với Preah Vihear sau một cuộc chiến tranh với người Pháp khi đó đang suy kiệt bởi cuộc chiến tranh thế giới thứ hai ở chính quốc. Năm 1946, Pháp quay trở lại giúp người Campuchia lấy lại Preah Vihear nhưng sau năm 1954, người Thái lại một lần nữa giành quyền kiểm soát khu đền này.

Tranh chấp giữa Campuchia và Thái Lan bị đẩy cao và cuối cùng năm 1962, Toà án quốc tế La Hay đã công nhận Campuchia là chủ nhân của đề Preah Vihear trong sự ấm ức của người Thái.

Cuộc tranh chấp lâu dài giữa Campuchia và Thái Lan xung quanh đề Preah Vihear, theo cách nói của Sử gia Charnvit Kassetsiri tại Đại học Thammasat, là “một phần của lịch sử vốn bị tổn thương giữa Thái Lan và Campuchia”. Người Campuchia luôn coi các đền đài, miếu mạo thời kỳ Angkor là biểu trưng của dân tộc Campuchia, của nền văn hoá Angkor đã lụi sau cuộc chinh phạt của Đế chế Siam.

Hơn thế nữa, việc Toà án La Hay công nhận chủ quyền của Campuchia đối với Preah Vihear được người Campuchia xem như là sự báo thù của họ đối với người Thái khi các sử gia Campuchia thường nhắc lại câu chuyện Quốc vương Siam Naresuan đã “rửa chân bằng máu của Satha”, Quốc vương Angkor sau thất bại vào thế kỷ thứu XVI.

Chủ nghĩa dân tộc và chính trị

Nhưng câu chuyện Preah Vihear nếu chỉ có vậy thì cũng sẽ giống như bao câu chuyện tranh chấp khá phổ biến giữa nhiều quốc gia láng giềng bởi lịch sử biến động đã làm thay đổi mọi phân định rạch ròi về lãnh thổ và cả về ký ức.

Preah Vihear: Lịch sử, lý lẽ hay chủ nghĩa dân tộc? Tvn-pr13
Ảnh AP
Câu chuyện tranh chấp xung quanh ngôi đền Preah Vihear bùng phát lần này cũng không phải vì UNESCO đã chính thức công nhận Preah Vihear là di sản văn hoá thế giới theo đề nghị của Campuchia mà bởi hai yếu tố khác là chủ nghĩa dân tộc và chính trị nội bộ của cả hai phía.

Vấn đề chủ quyền trên ngôi đền Preah Vihear đã được Toà án quốc tế La Hay phân định năm 1962. Nhưng phán quyến của Toà La Hay lại không hề tính đến thực tế địa lý của khu vực dãi núi Dangrek mà Preah Vihear ngự trị.

Nằm trên dãy núi Dangrek phân chia lãnh thổ Campuchia và Thái Lan, đền Preah Vihear không chỉ có giá trị như một di sản văn hoá của nhân loại mà còn là một pháo đài chế ngự vùng bình nguyên của Campuchia tiếp giáp với Thái Lan. Trong suốt những năm nội chiến ở Campuchia và cho đến tận năm 1998, năm đánh dấu sự lụi tàn của Khmer Đỏ, lực lượng này (với sự trợ giúp của Thái Lan) vẫn chiếm đóng Preah Vihear làm điểm tựa trong cuộc đối đầu với chính phủ Phnompenh. Lâu nay việc tiếp cận đền Preah Vihear từ phía Campuchia rất khó khăn đến mức chính quyền địa phương phải vòng sang phía Thái Lan để đến được ngôi đền.

Còn từ phía Thái Lan đường ôtô cho phép khách du lịch có thế tiếp cận Preah Vihear khá dễ dàng và nhiều năm qua Thái Lan vẫn khai thác nguồn lợi du lịch từ khu đền này. Chính điều này đặt ra câu chuyện tranh chấp vùng đất rộng 4.6km2 xung quanh ngôi đền mà phía Thái Lan cho rằng thuộc chủ quyền của người Thái còn Toà La Hay năm 1962 lại không hề đả động đến điều này bởi mục tiêu của Toà chỉ là khu đền Preah Vihear.

Preah Vihear: Lịch sử, lý lẽ hay chủ nghĩa dân tộc? Tvn-pr14

Quân đội Campuchia. Ảnh Reuters
Và khi cả lịch sử và lý lẽ không đủ thuyết phục, các tranh chấp về lãnh thổ, chủ quyền lại là mảnh đất mầu mỡ cho sự nuôi dưỡng chủ nghĩa dân tộc ở cả hai phía.

Người Thái Lan cho rằng họ đã bị xử một cách bất công vào năm 1962 bởi Toà La Hay dựa trên các bản đồ do người Pháp vẽ trong những năm đầu thế kỷ XX. Trong khi đó, người Thái với trình độ phát triển khi đó khó có thể xác định được độ chính xác của các bản đồ do phía Pháp đưa ra có lợi cho Campuchia.

Cũng chính vì vậy mà năm 1941, trái ngược với truyền thống “ngoại giao cây tre” người Thái đã phát động cuộc chiến chống lại người Pháp ở Campuchia và giành lại quyền soát Preah Vihear và sau chiến thắng người Thái đã cho xây dựng một tượng đài kỷ niệm ở giữa thủ đô Bangkok.

Còn đối với người Campuchia, cùng với Angkor Wat, Preah Vihear là biểu trưng của niềm tự hào dân tộc, của truyền thống văn hoá Angkor ngàn năm, của quá khứ sự vĩ đại dưới thời Đế chế Angkor xa xưa vốn bị lụi tàn sau sự xâm lăng của người Thái trong các thế kỷ XV và XVI.

Sử gia Thái Lan Charnvit Kassetsiri đã rất đúng khi cho rằng lịch sử tổn thương giữa người Thái và Campuchia vẫ chưa thể bị đẩy xa vào quá khứ. Không những thế, lịch sử đó giờ đây đã hoá thân thành chủ nghĩa dân tộc ở cả hai phía Campuchia và Thái Lan.

Và theo như sử gia Thongchai Winichakul của Thái Lan thì giờ đây chính “cái phía đen tối của chủ nghĩa dân tộc là nguy hiểm hơn bao giờ hết”.

Nói đến sự nguy hiểm của chủ nghĩa dân tộc trong quan hệ giữa Campuchia và Thái Lan hẳn nhiều người còn nhớ đến những ngày căng thẳng cách đây 5 năm khi nhiều ngàn người Campuchia ở Phnompenh đã bao vây, đốt phá Đại sứ quán Thái Lan khi có tin đồn một nữ diễn viên ngôi sao của nước này đã nhận Angkor Wat là của Thái Lan.

Cũng trong các năm 2002-2003 tranh cãi xung quanh ngôi đền Preah Vihear đã trở thành một chủ đề căng thẳng trong cuộc bầu cử ở Campuchia khi các đảng phái đối lập chỉ trích chính phủ do CCP nắm quyền đã nhượng bộ Thái Lan trên các vấn đề biên giới, lãnh thổ.

Cuộc “khủng hoảng đền miếu” giữa Campuchia và Thái Lan lần này (không chỉ đền Preah Vihear mà còn 2 ngôi đền khác) cũng không nằm ngoài khung cảnh chính trị đó.

Preah Vihear: Lịch sử, lý lẽ hay chủ nghĩa dân tộc? Tvn-pr15

Thái Lan chuẩn bị pháo trong khu vực đền Preah Vihear.
Ảnh AFP
Căng thẳng quân sự leo thang xung quanh đền Preah Vihear bắt đầu từ tháng 7/2008, hai tuần sau khi UNESCO công nhận Preah Vihear là di sản văn hoá nhân loại nhưng cũng là 2 tuần trước cuộc bầu cử tại Campuchia nơi các đảng phái đối lập thường xuyên dùng các vấn đề biên giới, lãnh thổ là chủ đề thu hút lá phiếu cử tri.

Khủng hoảng lần này leo thang còn bởi khung cảnh chính trị ngày càng trở nên rối loạn ở Thái Lan khi các đảng phái đối lập liên tục cáo buộc chính phủ của cựu Thủ tướng Samak đã phản bội lợi ích của Thái Lan, “bán nước” khi đồng ý cùng với Campuchia đệ đơn xin UNESCO công nhận Preah Vihear là di sản văn hoá nhân loại.

Sự ra đi của cựu Bộ trưởng Ngoại giao Noppodol Pattama và sau đó là của cựu Thủ tướng Thái Lan Samak dường như chỉ làm củng cố thêm chiến thuật “chính trị hoá chủ nghĩa dân tộc” xung quanh ngôi đền Preah Vihear của phe đối lập PAD.

Nhận xét về cuộc khủng hoảng mang tên Preah Vihear, chuyên gia về Thái Lan Chris Baker cho rằng “phe dân chủ đã sử dụng điều này một cách bất lương đối với chính phủ… và tất nhiên đây là một ván bài hết sức nguy hiểm”. Chẳng nguy hiểm sao được khi mà lịch sử, lý lẽ, chủ nghĩa dân tộc và cả chiến thuật (hay thủ đoạn) chính trị đang dồn nén lên chỉ 4.6km2 xung quanh ngôi đền Preah Vihear cổ kính.

Hồng Hà
http://www.cuuhvlq2.tk
      

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Về Đầu Trang  Thông điệp [Trang 1 trong tổng số 1 trang]

Quyền hạn của bạn

Bạn không có quyền trả lời bài viết
free counters



  • Đoàn Ngọc Khánh

    mobile phone 098 376 5575


    Đỗ Quang Thảo

    mobile phone 090 301 9666


    Nguyễn Văn Của

    mobile phone 090 372 1401


    IP address signature
    Free forum | ©phpBB | Free forum support | Báo cáo lạm dụng | Thảo luận mới nhất