*
Lược sử RAKTrong thời gian những năm 1980, dưới sự của lãnh đạo Khmer Rouge, cơ cấu cán bộ đảng viên trong chỉ huy quân đội vẫn luôn gấp đôi cán bộ chỉ huy quân sự. Pol Pot, vẫn giữ một vị trí nổi bật trong Đảng và Quân
đội KR, mặc dù hắn ta đã được Son sen thay thế (trên danh nghĩa) vị trí tổng tư lệnh quân đội NADK, Son Sen cũng như Pol Pot đã từng là sinh viên ở Paris và là người đã thoát li cùng hắn từ năm 1963.
Đã có báo cáo về những rạn nứt của NADK, như là một phe trung thành với Khieu Samphan, Thủ tướng của chế độ K Dân chủ, và Phó Thủ tướng Ieng Sary, và một phe khác xác định là trung thành với Pol Pot và Ta Mok (Tư lệnh khu tây nam, người đã tiến rất nhanh trong địa vị trong đảng từ năm 1977 đến 1978).
Mặc dù được sự lãnh đạo của các cựu chiến binh Đảng và quân đội, nhưng lính NADK vào năm 1987 được xem là "chưa có kinh nghiệm, ít năng động hơn, và trẻ hơn? những người mà Việt Nam đã phải đối mặt trong các cuộc chiến đấu trước đó.
Tuy nhiên, lính mới của Khmer Rouge vẫn từ "tầng lớp bần cố nông", và "khó chơi" hơn đám lính (chống VN) khác không CS. Trong thời gian xâm nhập vào Cam-pu-chia, các đơn vị NADK đã dùng chiến thuật khủng bố dân thường bao gồm cả ám sát lẫn tàn phá các nguồn lực kinh tế.
Những thành công như chúng đã đạt được trong tuyển dụng đã được nhờ vào kêu gọi sự căm thù truyền thống chống Việt Nam xâm lăng, mặc dù đã có báo cáo rằng nhiều nông dân thà sống với sự có mặt của quân đội Việt nam chớ không muốn trở về dưới sự cai trị tàn nhẫn của Khmer Rouge
Khmer Rouge chia đất nước thành bốn khu vực quân sự trong đó tư lệnh mỗi khu phải tiến hành chiến đấu một cách độc lập và tự chủ. Trong bốn khu vực này, ba khu vực là các tỉnh xung quanh hồ Tonle Sap, biên giới phía Tây của Cam-pu-chia, và trừ khu thứ tư là phần còn lại của đất nước - được xem là nơi NADK tiến hành các chiến dịch mang tính chiến lược.
KR đốt phá làng mạc nào không cung cấp người và của cho chúng
*
Lược sử RAKTrong bốn khu vực này, ba khu vực là các tỉnh xung quanh hồ Tonle Sap, biên giới phía Tây của Cam-pu-chia, và trừ khu thứ tư là phần còn lại của đất nước - được xem là nơi NADK tiến hành các chiến dịch mang tính chiến lược.
Đó là khu vực trung tâm của Cam-pu-chia, mà NADK xem như là "gót chân Achilles của người Việt nam", do đó NADK nỗ lực tập trung các hoạt động quân sự ở các khu vực này.
Các đơn vị NADK cố giữ các tuyến đường liên kết chính của Phnom Penh đển vùng phía tây Cam-pu-chia "trong một tình trạng vĩnh viễn mất an ninh" theo như lời một quan sát viên quân sự cấp cao của Việt nam nói và lưu lượng vận chuyển đến và đi từ cảng biển Kampong Saom đã bị buộc phải di chuyển trong những đoàn xe quân sự luôn bị phục kích.
Cả hai đường quốc lộ và đường sắt đến phía tây đều thường xuyên bị đình trệ vì hoạt động của du kích quân KR
Các cán bộ tại Phnom Penh nói với PV phương Tây vào năm 1987 rằng Khmer Rouge hoạt động thành các nhóm nhỏ bên trong Cam-pu-chia thay vì tấn công từ các khu vực biên giới Thái Lan trước khi diễn ra cuộc phản công mùa khô từ 1984 đến 1985 của quân Việt nam.
Khi thực hiện cuộc chiến tranh ở thôn quê, NADK đã chứng tỏ rằng nó đã thiên về phòng thủ chiến lược, có nghĩa là, nó sẽ tuân thủ sách lược chiến tranh du kích cho đến khi lực lượng hai bên cân bằng. Nếu điều
này đạt được, NADK sẽ chuyển sang phản công
Để thực hiện điều này NADK đã nhận được số lượng lớn các trang thiết bị quân sự và tài chính từ Trung Quốc, nước trước đó đã hỗ trợ chế độ Kampuchea Dân chủ
Một trong những nguồn tin thân Bắc Kinh cho biết Trung Quốc viện trợ cho NADK 1 triệu US $ /một tháng.
Nguồn tin khác, mặc dù nó không đưa ra được chi tiết, thì tổng mức hỗ trợ của Trung Quốc là từ 60 triệu US $ đến 100 triệu US $ /một năm.
Vũ khí TQ viện trợ cho NADK bao gồm AK-47, súng máy nhẹ RPD, RPG, recoilless rifles, và mìn chống bộ binh
Du kích quân NADK mặc quân phục màu xanh lá cây đậm và đội mũ Mao, không có quân hàm quân hiệu
*
Lược sử RAKĐể đưa quân và nguồn cung cấp di chuyển vào các khu vực chiến đấu, NADK, theo các nguồn tin Việt Nam, có hai tuyến đường thâm nhập .
Một đường từ phía nam Thái Lan qua rặng núi Dangrek vào Cam-pu-chia.
Đường thứ hai, từ phía Bắc cảng Tràt, một cảng biển nhỏ của Thái Lan là nơi dỡ hàng Trung Quốc cung cấp cho Khmer Rouge.
Mặc dù có sự hỗ trợ đáng kể của Trung Quốc, nhưng NADK đã không thể duy trì các đường dây cung cấp hậu cần thiết để quân đội tiến hành một chiến dịch lớn
Đồng thời, khi Khmer Rouge rút lui về phía Tây, chúng liên tục kiểm soát một khu vực gần biên giới Thái Lan và tự tìm kiếm chiến phí bằng cách bán đá quý ở Pailin và buôn lậu gỗ sang Thái lan.
Khmer Rouge vẫn giữ được ghế của chúng ở LHQ dưới tên "Kampuchea Dân chủ" cho đến 1982, và sau đó "Chính phủ liên hiệp Dân chủ Cam pu chia" cho đến 1993.
Trung Quốc, Hoa Kỳ và các nước ASEAN đã tài trợ cho các hoạt động quân sự của chính phủ liên hiệp Campuchia bao gồm 3 phe: Khmer Rouge, KPNLF (khmer xanh) và ANS (khmer vàng).
Khmer Rouge, vẫn còn do Pol Pot lãnh đạo, đã được sự hỗ trợ của hai phe còn lại trong chính phủ, và đã nhận được viện trợ quân sự lớn từ Trung Quốc và từ quân đội Thái Lan.
Phía Đông và trung tâm Cam-pu-chia đã được Việt Nam và đồng minh Campuchia kiểm soát vững chắc từ năm 1980, trong khi phần phía tây của đất nước tiếp tục là một mặt trận khốc liệt trong suốt những năm 1980.
*
Lược sử RAKMặc dù Pol Pot trao quyền lãnh đạo Khmer Rouge (trên danh nghĩa) cho Khieu Samphan từ năm 1985, hắn vẫn tiếp tục là người lãnh đạo tối cao của lực lượng phiến quân Khmer Đỏ
Khi Việt Nam đề nghị rút quân kèm theo điều kiện loại trừ sự hiện diện của Khmer Rouge trong tiến trình hòa giải dân tộc, chính phủ liên hiệp ba phái cũng như các nước ASEAN, Trung Quốc và Mỹ cương quyết cho rằng đó là một điều kiện không thể chấp nhận được.
Đến năm 1985 Việt Nam tuyên bố sẽ hoàn tất việc rút các lực lượng từ Cam-pu-chia về nước trước năm 1990 và năm 1989 Việt Nam đã làm đúng như vậy, vì Việt nam đã thành công trong việc giúp chính phủ Hun xen củng
cố chính quyền và có được đầy đủ sức mạnh quân sự để tự chiến đấu.
Sau một thập niên xung đột, đại diện của chính phủ Campuchia - Việt Nam và liên minh quân phiến loạn đã ký một hiệp ước vào năm 1991 và chuẩn bị cho các cuộc bầu cử và giải trừ quân bị.
Tuy nhiên, trong năm 1992, Khmer Đỏ đã tẩy chay bầu cử, chuyển sang đối đầu với liên minh chính phủ bao gồm phe thân Việt Nam (của Hun Sen), phe Khmer xanh (cộng hòa) và phe bảo hoàng (đứng đầu là hoàng thân
Rannaridh).
Có một loạt đơn vị quân KR do IengSary cầm đầu đảo ngũ năm 1996, chiếm khoảng một nửa số quân (khoảng 4000) còn lại của KR đến thời điểm đó.
Trong năm 1997, một cuộc xung đột giữa hai thủ tướng trong liên minh gây ra vụ đảo chính 1997 khiến Rannaridh phài lưu vong. Ông này cố gắng tìm kiếm hỗ trợ từ một số lãnh đạo Khmer Đỏ, trong khi từ chối bất kỳ giao dịch nào với Pol Pot.
Điều này dẫn đến việc phân rã trong hàng ngũ lãnh đạo Khmer Rouge, Pol Pot nghi ngờ và giết SonSan để rồi bị Ta mok hạ bệ và cầm tù. Pol Pot đã chết vào tháng tư năm 1998. Khieu Samphan đầu hàng vào tháng Mười
Hai.
Năm 1999, hầu hết các thành viên KR đã đầu hàng hoặc bị bắt. Vào tháng mười hai năm 1999, Ta Mok và các nhân vật lãnh đạo còn lại của KR ra hàng chính phủ.
Khmer Đỏ cùng quân đội của nó đã diệt vong ./.
++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++
Lính KR những năm 80. Lưu ý không thấy sử dụng khăn cà ma quấn cổ nữa. Có thể chúng muốn thay đổi bề ngoài để cho người dân Cam pu chia bớt ác cảm với chúng hoặc có thể khó mua được khăn này ở Thái lan