Change background image
LOVE quotion

Bắt đầu từ 4.53' thứ Hai ngày 17/10/2011


You are not connected. Please login or register

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Go down  Thông điệp [Trang 1 trong tổng số 1 trang]

North
North Tích cực

Cấp bậc: Tích cực

Giới tính : Nam

Bài viết : 493

Danh vọng : 974

Uy tín : 3

Trong bối cảnh tranh chấp vùng đảo Hoàng Sa – Trường Sa, Việt Nam và Trung Quốc đều có những lí lẽ và lập luận của riêng mình. Và tất cả lí lẽ của Trung Quốc chỉ là ngụy biện cho sự xâm chiếm trái phép trên chủ quyền không thể tranh cãi của Việt Nam. Sau khi xâm chiếm Hoàng Sa từ năm 1974 và cho đến nay Trung Quốc đã kịp thời xây dựng một sân bay chiến lược ở quần đảo Woody mà chúng ta được biết với tên Phú Lâm. Và tương lai của Woody sẽ được Trung Quốc biến thành như thế này

Bàn về tương quan lực lượng quân sự Việt - Trung nếu xảy ra xung đột trên biển Đông 173310

Đảo Woody trong tương lai theo mô hình của TQ
Mục đích của Trung Quốc muốn biến Hoàng Sa từ khu vực quân sự thành dân sự và dựa vào đó làm cơ sở cho tiến trình khai thác vùng biển Đông lâu dài. Và sau này nếu có sự kiện chiến tranh ở đây thì Trung Quốc vẫn “chính ngôn” chống trả, sử dụng vũ lực tối đa để bảo vệ vùng đất phi quân sự “của mình”. Một cơ sở từ quân sự sang phi quân sự cho thấy Việt Nam muốn đánh cũng rất khó, vì sẽ mang tiếng là “xâm lược” và bị lên án do hành động đánh vào nơi dân sự.

Ngoài việc xây dựng căn cứ tàu ngầm chiến lược ở Hải Nam nhằm mục đích kiểm soát toàn bộ vùng biển Đông thì sân bay ở đảo Woody là một miếng ghép hoàn hảo về quân sự. Dưới đường thủy – trên đường không, tàu ngầm và máy bay thì là tuyệt vời nếu như xảy ra chiến tranh trên biển. Từ đảo Woody đến quần đảo Trường Sa chỉ mất 700km là cự ly vừa tầm máy bay tác chiến và quay về tiếp nhiên liệu. Sâu xa hơn sân bay trên đảo Woody không chỉ xây như thế mà thực sự nó là đối trọng với sân bay quân sự Thành Sơn ở Ninh Thuận. Sân bay Thành Sơn là một trong những sân bay chiến lược của không lực Mỹ ở đây. Nơi đây có thể đáp được những máy bay cỡ lớn như C-130s.

Bàn về tương quan lực lượng quân sự Việt - Trung nếu xảy ra xung đột trên biển Đông 35288510

Một góc nhìn từ sân bay quân sự Thành Sơn
Cơ sở vật chất của sân bay Thành Sơn sau 1975 thì hầu như không bị thiệt hại nhiều và cho đến nay thì Quân Đội Nhân Dân Việt Nam sử dụng nó như là căn cứ không quân chiến lược. Có sự yểm trợ nào nhanh nhất ngoài việc sử dụng máy bay chiến lược? Khoảng cách từ sân bay Woody đến quần đảo Trường Sa là 700 km và từ sân bay Thành Sơn đến Trường Sa là 600 km. Nói đến đây thì bạn cũng hiểu được sự quan trọng của sân bay Woody là như thế nào. Nếu xảy xung đột ở thì từ Woody các tiêm kích của Trung Quốc sẵn sàng từ đây bay ra nghênh chiến với không quân Việt Nam chỉ với khoảng thời gian gần bằng nhau. Và có thể qua bay về đảo để tiếp thêm nhiên liệu mà tiếp tục chiến đấu.

Bàn về tương quan lực lượng quân sự Việt - Trung nếu xảy ra xung đột trên biển Đông Vntqva10

Sân bay Thành Sơn và Woody cự ly đến Trường Sa
Trong số 150 Mig-21, 53 Su-22, 12 Su-27, 4 Su-30MK2VS, hầu như những máy bay chiến lược của không quân Việt Nam phần lớn tập trung ở sân bay Thành Sơn . Những chiếc Su 22 cải tiến này có khả năng mang được tên lửa chống hạm hiện đại nhất, sẽ là “con bài chiến lược” của ta trong tác chiến bảo vệ Trường Sa.

Bàn về tương quan lực lượng quân sự Việt - Trung nếu xảy ra xung đột trên biển Đông Su30bi10

SU-30MK2 niềm tự hào của không quân Việt Nam. Chụp từ Biên Hòa Airbase
Thêm vào đó lực lượng phòng không cũng được trang bị thêm các dàn hỏa tiễn địa đối không S-300 PMU1 và hiện đại thêm hải quân. Đọc thêm về lực lượng hải quân Việt Nam Chi tiêu quốc phòng của Trung Quốc đã khiến Mỹ và các cường quốc phương Tây phải e dè thì nói chi Việt Nam mỗi năm từ 1 đến 2 tỷ dollars (số liệu theo sách trắng quốc phòng) thì khó có khả năng đương đầu được với Trung Quốc trong một cuộc hải chiến. Sở dĩ Việt Nam mua vũ khí Nga mà không mua vũ khí của Mỹ bởi vì bạn hàng vũ khí lớn nhất của Trung Quốc là Nga (Mỹ cấm vận vũ khí với Trung Quốc). Qua đó chúng ta biết được ít nhiều về những “tính năng bí mật” của những vũ khí đó để tìm ra điểm yếu. Việt Nam và Nga luôn có mối quan hệ ngoại giao tốt đẹp từ thời Liên Bang Xô Viết và cho đến nay thì Việt – Nga vẫn còn duy trì tình đồng chí hữu hảo. Nếu không may xảy ra chiến tranh thì Nga sẽ cung cấp cho Việt Nam những tính năng của vũ khí Trung Quốc. Chính vì vậy mối quan hệ Nga – Việt là mang tầm chiến lược lâu dài. Trong những chuyến thăm Mỹ của Bộ trưởng quốc phòng Việt Nam vào những năm 2002 – 2003, đây không đơn thuần chỉ là cuộc thăm viếng xã giao mà là là sự hội đàm mua những thiết bị mới để thay thế cho số vũ khí mà Mỹ đã trang bị cho quân đội Sài Gòn sau chiến tranh còn để lại. Ví dụ như những chiếc trực thăng UH-1 cho đến nay vẫn được không quân Việt Nam sử dụng tốt hay những chiếc C-130 được mệnh danh là những con ma bóng đêm… Việt Nam – Trung Quốc hơn thua nhau không chỉ là vũ khí hay sức mạnh quân sự, mà còn là chiến lược ngoại giao.

Tương quan lực lượng hải quân Mỹ - Trung Quốc - Việt Nam trên biển Đông

Theo news.hnce Việt Nam năm 2010 chỉ có 7 khu trục hạm nhỏ ,cùng 41 tàu phóng tên lửa và tàu tuần tra và hai tàu ngầm mini của Triều tiên . Hải quân Việt Nam “yếu thậm tệ “.Họ đã bắt đầu mua một số lượng lớn các vũ khí cao cấp của Nga , đã mua sáu tàu ngầm Kilo-class . Việt Nam dự kiến đến năm 2020, sẽ có tàu ngầm 20 Kilo-class, 5-7 tàu chiến tên lửa và 18-20 tàu tuần tra .v.v., để tạo thành một đội ngũ của 12 khu trục hạm nhỏ, 20 tàu ngầm Kilo-class , 60 tàu tên lửa tuần tra để hình thành một lực lượng “cá mập ở Biển Đông”.

Bàn về tương quan lực lượng quân sự Việt - Trung nếu xảy ra xung đột trên biển Đông 10032710

Chiến hạm lớp Gepard của Việt Nam

Bàn về tương quan lực lượng quân sự Việt - Trung nếu xảy ra xung đột trên biển Đông Taunga10

Việt Nam sẽ có 6 tàu ngầm lớp Kilo
Việt Nam đang hình thành lực lượng “những cá mập ở Biển Đông”, sẵn sàng chiến tranh với Trung Quốc trên Biển Đông. Việt Nam dự kiến đến năm 2020 Trung Quốc sẽ không thể can thiệp vào Biển Đông Việt Nam. Vì vậy, Việt Nam phải giữ được “hòa bình” thời gian này để xây dựng “các cá mập ở Biển Đông.” Việt Nam khi lực lượng “cá mập ” được xây dựng xong Trung Quốc sẽ bị giáng trả những đòn đáu đớn.

Bàn về tương quan lực lượng quân sự Việt - Trung nếu xảy ra xung đột trên biển Đông 11063010

Mỹ có 12 tàu sân bay

Bàn về tương quan lực lượng quân sự Việt - Trung nếu xảy ra xung đột trên biển Đông Navy-p10

Hạm đội 7 của Hoa Kì
Theo như phía Việt Nam tư duy hiện nay họ sẽ duy trì sự có mặt của Hàng không mẫu hạm của Mỹ trên Biển Đông cùng với lực lượng của Philippine và Malaysia, Trung Quốc sẽ phải chi phối lực lượng cho một cuộc chiến lớn với nhiều nước, lúc đó Việt Nam sẽ giáng cho lực lượng hải quân Trung Quốc những đòn thích đáng.

Tỷ lệ tàu chiến của Hoa Kỳ, Trung Quốc, Việt Nam năm 2009 : 205:139:50

Hiện nay, lực lượng tàu chiến chủ lực của Mỹ trên Biển Đông là 205 chiếc, Trung quốc lực lượng tàu chiến là 139, Hải quân Việt Nam có 50 tàu chiến chính.

Tuy nhiên, tỷ lệ chất lượng các tàu là hoàn toàn khác nhau.

- Hoa Kỳ đã có 12 Hàng không mẫu hạm chạy bằng hạt nhân, Trung Quốc không;
- Hoa Kỳ 11 trực thăng vận tải, Trung Quốc không; Hoa Kỳ có 22 tàu tuần dương tên lửa, Trung Quốc không;
- Hoa Kỳ có 60 tàu khu trục tên lửa, Trung Quốc 27;
- Hoa Kỳ có 30 tàu khu trục nhỏ, Trung Quốc có đến 48;
- Hoa Kỳ có đến 14 tàu ngầm mang tên lửa đạn đạo, Trung Quốc chỉ có 3.

Bàn về tương quan lực lượng quân sự Việt - Trung nếu xảy ra xung đột trên biển Đông U2142p10

Hạm đội Nam Hải, lực lượngg hải quân của Trung Quốc tại biển đông
Tỷ lệ tham chiến của lực lượng Trung Quốc và Việt Nam trên Biển Đông là 150:50. Sức mạnh của Hải quân Việt Nam và sau đó để tăng gấp đôi trong cuộc chiến trên Biển Đông với Trung Quốc. Vì vậy, Việt Nam đã được xác định để xây dựng “các cá mập trên Biển Đông”, sẽ nâng cao khả năng chiến đấu của Hải quân Việt Nam lên nhiều hơn gấp đôi, một đối trọng với hải quân Trung Quốc ở Biển Đông.
      
North
North Tích cực

Cấp bậc: Tích cực

Giới tính : Nam

Bài viết : 493

Danh vọng : 974

Uy tín : 3

Báo chính thức của Trung Quốc điểm lại thực lực hải quân và không quân các nước xung quanh Biển Đông.

Phillipinnes trang bị yếu kém

Quân số lực lượng Hải quân Phillipines hiện nay vào khoảng 24 nghìn lính, quy mô không nhỏ nhưng trang thiết bị khá yếu kém với 30 tàu chiến chủ đạo đều là tàu đã “về hưu” của Mỹ, chiếc non nhất cũng ở tuổi tứ tuần. Chiến hạm đồ sộ nhất, chiếc Humabon, nguyên là tàu khu trục của Hoa Kỳ từng tham gia Chiến tranh thế giới lần thứ hai, nay đã không còn linh kiện thay thế và chỉ có thể đỗ yên một chỗ. Ba chiếc mới nhất thuộc lớp Jacinto được Anh bán tống bán tháo cho Phillipinnes hồi năm 1997 với bình quân tuổi đời là 27.

Lực lượng Không quân cũng chẳng khả quan hơn chút nào với 17.000 lính. Chủ lực là máy bay chiến đấu F-5 do Mỹ sản xuất, nhưng do thời gian sử dụng quá lâu, hiện chỉ còn 5 chiếc F-5 có thể cất cánh được. Ngoài ra, Phillipines còn có 24 chiếc máy bay do thám động có cánh quạt OV-10 được Mỹ tặng cách đây hơn chục năm.

Việt Nam “nói ít, làm nhiều”

Với 58 tàu chiến, năng lực tác chiến chủ yếu chỉ bằng thời kỳ chống Mỹ nhưng Việt Nam đang từng bước đưa tàu chiến xuống các cảng từ Vĩ tuyến 17 trở về phía Nam. Hiện đại hơn một chút có tàu tên lửa lớp “Nhện độc” và sắp tới sẽ mua thêm tàu hộ vệ lớp “Báo săn” trang bị tên lửa “Hồng Ngọc” của Nga, tuy nhiên kế hoạch này đang bị khủng hoảng tài chính làm ảnh hưởng.

Bàn về tương quan lực lượng quân sự Việt - Trung nếu xảy ra xung đột trên biển Đông T87sk8

Khả năng của không quân Việt nam vươn qua Hoàng Sa và Trường Sa
Về lực lượng không quân, từ cuối những năm 1990, Việt Nam đã liên tục sắm mới 11 chiếc Su-27 và 4 chiếc Su-30MK2V. Các máy bay này đóng tại Phan Rang, cái bụng nhô ra ngoài biển của ViệtNam.

Ngoài ra Việt Nam còn mua thêm loại chiến đấu cơ Su-22M3 và Su-22M4 có khả năng diệt hạm với số lượng khoảng hơn 32 chiếc và đều đóng ở sân bay Thành Sơn đảm bảo trực chiến cho Trường Sa nói riêng và biển Đông nói chung .

Malaysia thực lực khá mạnh

Malaysia là một trong những quốc gia có năng lực chiến đấu tốt nhất khu vực Đông Nam Á. Hải quân trang bị khá hiện đại với 2 tàu ngầm, 2 tàu hộ vệ và 54 tàu các cỡ, về mặt cơ bản đã tự động hóa và điện tử hóa. 6 chiếc tàu tuần tra thường xuyên ra vào hoạt động là loại MEKO-100 do Đức chế tạo.

Về không quân, nước này mới mua của Nga vài chiếc Su-30 MKM. Tuy nhiên do các trang thiết bị quân sự có quá nhiều nguồn gốc xuất xứ (Nga, Đức, Ý…) nên ảnh hưởng không nhỏ đến khả năng hiệp đồng tác chiến./.

      

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Về Đầu Trang  Thông điệp [Trang 1 trong tổng số 1 trang]

Quyền hạn của bạn

Bạn không có quyền trả lời bài viết
free counters



  • Đoàn Ngọc Khánh

    mobile phone 098 376 5575


    Đỗ Quang Thảo

    mobile phone 090 301 9666


    Nguyễn Văn Của

    mobile phone 090 372 1401


    IP address signature
    Free forum | ©phpBB | Free forum support | Báo cáo lạm dụng | Thảo luận mới nhất