Change background image
LOVE quotion

Bắt đầu từ 4.53' thứ Hai ngày 17/10/2011


You are not connected. Please login or register

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Go down  Thông điệp [Trang 1 trong tổng số 1 trang]

Cựu học viên
Cựu học viên Xuất sắc

Cấp bậc: Xuất sắc

Giới tính : Nam

Bài viết : 1328

Danh vọng : 2216

Uy tín : 54

Khác với một số nước ASEAN khác chỉ yêu sách chủ quyền với một phần Trường Sa, Việt Nam có yêu sách chủ quyền với cả hai quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa, nên lại càng cần thiết, để cho trong các cuộc tranh luận của giới học giả quốc tế, người ta được đọc nhiều hơn, biết nhiều hơn, và nói nhiều hơn về lập trường và chính sách của Việt Nam.

LTS: Tuanvietnam xin tiếp tục chủ đề "nghiên cứu Biển Đông", nhân Hội thảo Quốc tế về Biển Đông lần thứ 4, khai mạc sáng nay (19.11.2012) tại TP HCM, với cuộc trao đổi của phóng viên Huỳnh Phan với Phó Giáo sư Ramses Amer,nghiên cứu viên cao cấp của Trung tâm Nghiên cứu Đông Á thuộc Đại học Stockholm (Thụy Điển).

Ông bắt đầu quan tâm đến Biển Đông từ bao giờ?

Tôi học đại học ở Thụy Điển, về lịch sử chính trị học. Tôi quan tâm đến Việt Nam và Đông Nam Á, bởi mẹ tôi đã từng ở Việt Nam, là Trưởng Đại diện của Swedish Development Cooperation Offfice từ năm từ năm 1986 đến 1999.

Từ năm 2004, tôi bắt đầu nghiên cứu về ASEAN, và nhận thấy rằng cơ chế giải quyết xung đột của ASEAN chủ yếu liên quan đến vấn đề tranh chấp biên giới, trên bộ hoặc trên biển.

Đối với một học giả nước ngoài như ông, có những khó khăn gì khi tìm kiếm nguồn thông tin từ Việt Nam?

Theo kinh nghiệm của tôi, ở Việt Nam rất nhạy cảm trong việc trích dẫn người nói. Điều này là một thách thức thực sự cho các bài báo khoa học, bởi việc trích dẫn nguồn thông tin là một yêu cầu không thể thiếu.

Tuy nhiên, có một số học giả Việt Nam đi học ở phương Tây, và nhiễm "thói quen xấu" này của phương Tây, và trích dẫn tên của những người họ trao đổi, phỏng vấn, và vì thế độc giả biết được ai đã đưa ra những thông tin, hoặc nêu quan điểm nào đó. Nếu có chuyện gì đó nhạy cảm, hoặc không thật chính xác, người phát biểu sẽ bị rắc rối.

Đối với riêng tôi, đó là trường hợp đặc biệt. Mẹ tôi đã gắn bó với Việt Nam hơn 12 năm, tôi quen biết nhiều người ở đây, và họ tin chắc rằng tôi sẽ không bao giờ tiết lộ tên tuổi họ. Hơn nữa, họ cũng biết rằng tôi hiểu lập trường biên giới lãnh thổ của Việt Nam còn hơn nhiều người ngay cả trong Bộ Ngoại giao. Họ cũng đọc những bài viết, công trình nghiên cứu của tôi. Đó là những lợi thế khiến tôi dễ dàng tiếp cận thông tin, còn hơn cả nhiều học giả trong nước.

Đối với các học giả nước ngoài còn một điểm khó khăn nữa là thói quen trả lời phỏng vấn một cách hình thức của các quan chức Việt Nam, hay những bản tham luận chỉ khiến cử tọa buồn ngủ. Ví dụ, cách đây ít năm, tôi có phỏng vấn một quan chức Bộ Ngoại giao về tình hình Căm-pu-chia.

Mất nửa tiếng đầu tiên, ông ta cứ thao thao bất tuyệt về mối quan hệ truyền thống tốt đẹp giữa hai nước, và chỉ khi tôi nói cho ông ta biết rằng mối quan hệ hữu hảo đó chỉ là một phần trong mối quan hệ phức tạp, và ông ta nhận ra rằng tôi nắm tình hình rất rõ. Kể từ đó, chúng tôi mới có thể bắt đầu một cuộc tranh luận thực sự và thú vị.

Việt Nam & Trung Quốc trong cuộc đua thông tin chủ quyền 1a.JPG4
PGS Ramses Amer trao đổi với TS Vương Hàn Lĩnh (Trung Quốc). Ảnh: Huỳnh Phan
Một trải nghiệm thú vị. Là một phóng viên luôn gặp những khó khăn tương tự, tôi rất tò mò về việc ông vượt qua như thế nào?

Đôi khi, để giúp người trả lời tránh khỏi sự khó khăn, tôi thường đưa ra những giả định khác nhau của mình, và chỉ yêu cầu người đối thoại gật, hay lắc.

Có một học giả nước ngoài gặp tôi, và hỏi rằng tại sao ông ta cũng gặp người nọ người kia, như tôi, mà câu trả lời rất chung chung, trong khi tôi có thể nêu bật điểm nọ điểm kia. Tôi nói rằng ông ta hãy sang Việt Nam thêm 1-2 lần nữa, và tốt nhất là hãy cho phía Việt Nam xem ông viết gì. Nếu họ thấy ông là người đáng tin, họ sẽ cởi mở hơn.

Còn không, ông ta cũng đỡ mất thời gian vô ích?

Đúng vậy. (Cười)

Theo kinh nghiệm của mình, ông thấy giới học giả của Việt Nam gặp những khó khăn, hay hạn chế gì, đối với việc có thể thực hiện được những công trình nghiên cứu thực sự có giá trị?

Ở Việt Nam, khá nhiều người, kể cả giảng viên các trường đại học và hoặc thành viên viện nghiên cứu, không muốn làm các báo cáo khoa học, mà chỉ là những văn bản thể hiện chính sách. Tức là trước khi đưa ra các khuyến nghị về chính sách, họ không có sự chuẩn bị nhiều về mặt khoa học.

Một vấn đề nữa là việc chỉ rõ nguồn tham khảo, nếu đọc một bản báo cáo, hay bài báo mà không thấy trích dẫn nguồn tham khảo, độc giả sẽ hiểu rằng đó chỉ là quan điểm, chứ không phải là thực tế.

Điều này khác với ở Trung Quốc, khi nhiều học giả Trung Quốc làm việc ở các trường đại học nước ngoài đã làm công việc này tốt hơn, và kết quả là quan điểm của Trung Quốc được trình bày tốt hơn nhiều. Trong khi đó, quan điểm của Việt Nam được thế giới biết ít hơn nhiều, do có quá ít những người Việt Nam làm việc này.

Rất may là trong số ít ỏi đó có Tiến sĩ Nguyễn Hồng Thao, người đã viết cùng với tôi nhiều bài đăng trên các tạp chí quốc tế có uy tín, như Ocean Development and International Law, cũng như các tạp chí chuyên ngành của Việt Nam. Nguyễn Hồng Thao mạnh về tính pháp lý trong vấn đề biên giới, và tôi là cơ chế giải quyết xung đột. Cách viết của chúng tôi làm sao đáp ứng được yêu cầu của cả quốc tế, lẫn Việt Nam.

Đặc biệt, Nguyễn Hồng Thao giỏi ở chỗ, khi viết, ông đã tư duy như một nhà nghiên cứu, chứ không phải là một nhà hoạch định, hay tham mưu chính sách, như cương vị của ông.

Việt Nam & Trung Quốc trong cuộc đua thông tin chủ quyền ResizedImage246366-17214-1b.JPG3
PGS Ramses Amer. Ảnh: Huỳnh Phan
Ông có nhận xét gì về các nghiên cứu của các học giả Việt Nam khác?

Thứ nhất, nói chung, các học giả Việt Nam thường viết về những vấn đề đã giải quyết, nhưng ít khi chấp nhận thách thức là viết về những vấn đề chưa giải quyết, nhất là việc mạnh dạn đưa ra những quan điểm, bình luận của các nước khác.

Thứ hai, ở Việt nam tôi thấy có một điều rất rõ ràng là rất ít người phân tích về hậu chính sách (post-policy), tức là ít khi họ nhìn lại đằng sau, hay cố gắng tìm hiểu quá khứ. May ra chỉ có những người đã về hưu là có thể nói đôi điều gì đó về quá khứ.

Chẳng hạn, sự đổ vỡ trong quan hệ Việt - Trung ra sao, tại sao lại phải bình thường hóa lại, và điều kiện của bình thường hóa..., thì người ta lảng tránh. Hay quan hệ Việt Nam - Căm-pu-chia trước đây, cuộc chiến tranh biên giới, chủ yếu do bên ngoài nghiên cứu và đăng tải.

Tôi nghĩ, thậm chí, việc có nhiều ý kiến tranh cãi, tức là nhiều điều chưa thống nhất trong quan điểm của giới học giả Việt Nam liên quan đến Biển Đông, được đăng tải bằng tiếng Anh, tôi nghĩ sẽ có mặt tích cực là Việt Nam sẽ được chú ý hơn.

Thứ ba, là ở Việt Nam người ta thiên về đưa ra lập trường, quan điểm, chứ không phải những bằng chứng. Họ có xu hướng tin vào những gì người khác nói hơn là tự mình nghiên cứu trên cơ sở những bằng chứng tự mình tìm hiểu.

Thứ tư, trong báo cáo, hay tham luận, nhiều nhà nghiên cứu Việt Nam thường có xu hướng đưa nhiều vấn đề ra một lúc, thay vì tập trung mổ xẻ một khía cạnh nhỏ mà ông ta thực sự chuyên sâu.

Thứ năm, theo tôi nghĩ, muốn hình thành một đối sách với nước nào đó, trước tiên phải biết người ta thực sự nghĩ gì, muốn gì. Như tôi đã từng gợi ý với các đồng nghiệp ở Học viện Ngoại giao, rằng cơ quan này phải ưu tiên thúc đẩy hợp tác với Viện Nghiên cứu Trung Quốc, bởi các nhà nghiên cứu Trung Quốc đọc được chữ Hán, và họ sẽ có nhiều thông tin hơn về những gì người Hoa viết.

Chứ còn bên Học viện Ngoại giao, đa số các nhà nghiên cứu đều học ở phương Tây, và họ ít hiểu biết về Trung Quốc, đặc biệt là lĩnh vực văn hóa. Và quan trong hơn, nhiều điều mà phương Tây viết chưa chắc đã phản ánh đúng tư duy, tham vọng thực sự của Trung Quốc.

Cuối cùng, nhưng không kém phần quan trọng, là phải để thế giới biết được lập trường về Biển Đông của Việt Nam, nhưng các bạn dường như tỏ ra quá cao thượng, hoặc quá tự tin, ít nhất là so với Trung Quốc. (Cười lớn)

Ông hài hước quá đấy. Cái đó ở Việt Nam, trong cá độ bóng đá người ta gọi là "chấp" vài trái?

Chẳng hạn, hàng năm có ít nhất 10 bài báo khoa học nói về chính sách, chiến lược biển của Trung Quốc, trong khi đó Việt Nam chỉ có nhiều nhất 1-2 bài báo khoa học thể hiện lập trường của Việt nam. Điều này nguy hiểm ở chỗ trong giới chuyên môn trên thế giới người ta sẽ trở nên quen thuộc với những gì của Trung Quốc hơn, và điều này có thể khiến yêu sách của họ dường như dễ thuyết phục hơn.

Tôi nghĩ, không chỉ Việt nam, mà cả Malaysia, hay Philippines, đều cần phải nỗ lực hơn.

Vả lại, khác với một số nước ASEAN khác chỉ yêu sách chủ quyền với một phần Trường Sa, Việt Nam có yêu sách chủ quyền với cả hai quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa, nên điều này lại càng cần thiết, để cho trong các cuộc tranh luận của giới học giả quốc tế, người ta được đọc nhiều hơn, biết nhiều hơn, và nói nhiều hơn về chính sách của Việt Nam. Trong những năm gần đây, tôi không thể tìm bất cứ một cuốn sách nào về chính sách biển của Việt Nam, trong khi đó tôi có thể tìm thấy hàng loạt cuốn sách về Trung Quốc.

Hơn nữa, Việt nam cần chuẩn bị để có một đội ngũ học giả sẵn sàng tham dự ngày càng nhiều các diễn đàn, hội thảo quốc tế, ở nhiều nước khác nhau, để nói lên tiếng nói của mình. Chẳng hạn, cuộc hội thảo quốc tế hàng năm tổ chức ở Hải Nam không thấy có đại biểu Việt Nam nào tham dự.

Việt Nam & Trung Quốc trong cuộc đua thông tin chủ quyền 1c.JPG
PGS Ramses Amer trao đổi với TS Trần Trường Thủy, Học viện Ngoại giao (Việt Nam). Ảnh: Huỳnh Phan
Tức là Việt Nam yếu trong tuyên truyền đối ngoại, như những người hoạch định chính sách đối ngoại hay nói?

Đây hoàn toàn không phải vấn đề tuyên truyền, bởi tuyên truyền chỉ dành cho trong nước các bạn. Đối với nước ngoài, phải là cung cấp những chứng lý, những phân tích về tính hợp pháp trong yêu sách chủ quyền của Việt Nam.

Ông đã góp ý với những người đồng nghiệp Việt Nam của ông chưa?

Trước đây, tôi có nói với họ. Nhưng, rất tiếc, họ cho là không quan trọng.

Có một đồng nghiệp của tôi đã từng viết rằng cuộc chiến giữa giới học giả của Việt Nam và Trung Quốc liên quan tới Biển Đông là cuộc chiến không cân sức. Ông có cho là cô ta cực đoan không?

Tôi nghĩ, về một mức độ nào đó, cô ta có lý. Ngoài những điều tôi đã nói ở trên, đội ngũ nghiên cứu của Việt Nam vốn đã mỏng, lại còn chưa được sử dụng hiệu quả.

Đối với những học giả Việt Nam, hiện đang sống ở nước ngoài, hình như chưa có sự phối hợp chặt chẽ với giới nghiên cứu trong nước. Trong khi đó, giới học giả Trung Quốc ở bên ngoài lãnh thổ Trung Hoa lục địa rất mạnh.

Chẳng hạn, học giả Zou Key Yuan, hiện đang dạy về quan hệ quốc tế ở London, ông ta viết rất hay về quan điểm của Trung Quốc. Hay các học giả Đài Loan lại không hề tuyên truyền, hay lặp lại những yêu sách của Trung Quốc, mà chỉ củng cố cho những lập luận này.

Tôi không hiểu tại sao có những nhà nghiên cứu, có bằng tiến sĩ ở nước ngoài, khi về nước lại không tiếp tục nghiên cứu. Chẳng hạn, ở Học viện Ngoại giao, chỉ có khoảng trên chục người được đào tạo sau đại học ở nước ngoài, thì phân nửa trong số đó đi các sứ quán để làm những công việc khác. Lẽ ra, họ đã có thể tạo thành một nhóm nghiên cứu rất hiệu quả.

Còn ở các trường đại học khác, bộ môn quan hệ quốc tế tương đối yếu, và thường bị lép về trước bộ môn lịch sử. Hay, gần đây, tôi cũng nghe nói rằng ở Việt Nam có một số các nhà nghiên cứu độc lập, nhưng dường như họ chưa có sự phối hợp cần thiết với các viện nghiên cứu của nhà nước.

Tóm lại, tôi nghĩ vẫn còn có tiềm năng rất lớn ngay bên trong Việt Nam, nhưng chưa được sử dụng. Ngay cả với một website về nghiên cứu Biển Đông, họ vẫn không dịch những thông tin tiếng Việt ra tiếng Anh, để cho tất cả những người trên thế giới quan tâm đến Biển Đông có thể vào để tìm kiếm, thậm chí tranh luận với nhau.

Thế ông đánh giá thế nào về hội thảo quốc tế về Biển Đông, trong mối tương quan giữa Việt Nam và Trung Quốc?

Đây là một phần cuộc cạnh tranh giữa Việt Nam và Trung Quốc trong việc thúc đẩy hiểu biết, kiến thức và nghiên cứu của giới học giả về Biển Đông - một hình thức cạnh tranh mới. Việt Nam có thể tự hào là họ đã đi trước Trung Quốc một bước, và có lẽ đây là cái duy nhất Việt Nam đi trước Trung Quốc.

Liệu hội thảo quốc tế có phải là hình thức quốc tế hóa Biển Đông, như một số báo chí, đặc biệt là ở Trung Quốc, đưa tin không?

Những hình thức quốc tế hóa có thể là đưa nhau ra tòa án quốc tế, hay tìm sự hòa giải ở một bên thứ ba, chứ không phải hội thảo quốc tế. Bởi hội thảo khoa học, với sự tham gia của giới học giả, chỉ là một kênh giúp tìm ra giải pháp, chứ tự thân không phải là giải pháp, như giải pháp đưa ra tòa, hay giải pháp trung gian hòa giải.

Xin cám ơn ông.


Thích0Báo xấu0

Gửi một tin nhắn lên tường.

Gửi báo cáo lỗi về bài viết này.

      
KHCN
KHCN Ưu tú

Cấp bậc: Ưu tú

Giới tính : Nam

Bài viết : 796

Danh vọng : 1618

Uy tín : 23

Rất buồn khi học giả nước ngoài lại hiểu Việt Nam hơn các học giả trong nước. Nhưng buồn hơn nữa là Việt Nam luôn chậm chân hơn Trung Quốc trong các cuộc đua...


Việt Nam & Trung Quốc trong cuộc đua thông tin chủ quyền 22136410
Thích0Báo xấu0

Gửi một tin nhắn lên tường.

Gửi báo cáo lỗi về bài viết này.

      

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Về Đầu Trang  Thông điệp [Trang 1 trong tổng số 1 trang]

Quyền hạn của bạn

Bạn không có quyền trả lời bài viết
free counters



  • Đoàn Ngọc Khánh

    mobile phone 098 376 5575


    Đỗ Quang Thảo

    mobile phone 090 301 9666


    Nguyễn Văn Của

    mobile phone 090 372 1401


    IP address signature
    Free forum | Văn hóa | Childhood, Gia đình | ©phpBB | Free forum support | Báo cáo lạm dụng | Thảo luận mới nhất