Change background image
LOVE quotion

Bắt đầu từ 4.53' thứ Hai ngày 17/10/2011


You are not connected. Please login or register

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Go down  Thông điệp [Trang 1 trong tổng số 1 trang]

KHCN
KHCN Ưu tú

Cấp bậc: Ưu tú

Giới tính : Nam

Bài viết : 798

Danh vọng : 1622

Uy tín : 23

Một loại tên lửa vác vai, Liên Xô trước đây đặt tên là 9K32 Strela-2 (có nghĩa là Mũi tên), Mỹ gọi là SA-7, còn Nato đặt tên là Grail (Mài giũa ?). Quân đội Việt Nam ta gọi là A -72.

Loại này dài 1.4m, đường kính 70mm. Nó nặng 9,97kg, khi bắn vác trên vai, tầm bắn A-72 là 500 đến 5500m. Áp dụng nguyên lý đầu dò tầm nhiệt, A-72 bám theo luồng khí xả của động cơ máy bay hoặc sức nóng của động cơ trực thăng mà bám, nổ tung.

Nỗi ám ảnh của phi công Ngụy 1-1610
Tính đến cuối năm 1974, quân đội VNCH ( Ngụy) được Mỹ viện trợ, đã xây dựng được 6 sư đoàn không quân hỗn hợp với tổng số quân lên tới 62.583 tên, trong đó có 6.788 phi công; tổng số máy bay lên tới 1.850 chiếc (tăng 652 chiếc), trong đó có 260 máy bay chiến đấu. Chất lượng máy bay cũng cải tiến (thay F.5A bằng F.5 E). Có thể nói đó là lực lượng không quân đông và mạnh.

Để đánh trả máy bay địch, A-72 xuất hiện năm 1972, trong chiến dịch Quảng Trị. Tiếp những năm sau đó A-72 đã góp phần không nhỏ vào chiến thắng của Quân giải phóng, đặc biệt trong việc chống máy bay cường kích và trực thăng của Mỹ, Ngụy.

Nỗi ám ảnh của phi công Ngụy 2-1610
Một khẩu đội SA-7 của nước ngoài đang bắt mục tiêu
Trong hồi ký của mình, các phi công Ngụy sau 1975 di tản sang Mỹ, Úc, Pháp đều kể chuyện, nhắc tới “tên lửa tầm nhiệt SA-7A” với thái độ lo ngại, đáng nể.

Tác giả Huỳnh Hữu Nghị, một phi đội trưởng không quân Phi đoàn 213 Ngụy, trong bài “Những trận đánh không tên trong quân sử” viết: “ Pháo binh phòng không của địch quân dày đặc như cây rừng, gồm đủ các loại từ trung liên Tiệp Khắc đến RPD , tới 12ly 8, cao xạ 20, 37, 57, 83ly rồi tên lửa cá nhân SA-7, nhằm ngăn chặn không quân VNCH. Phi cơ trực thăng, vận tải, ném bom, bất cứ loại nào, vào vòng lưới lửa không tan thây cũng nát cánh”… Trong vòng tử địa, chúng tôi nghĩ đến vệt khói xanh của SA-7 nhanh như cắt từ rừng núi âm u phóng lên phi cơ…Chúng tôi bay thấp trên giải mù sương, tránh được tầm ngắm của cao xạ, tuy dễ hứng đạn vũ khí nhẹ, nhưng còn hơn bị lãnh hỏa tiễn SA-7A

Trong bài “Vĩnh biệt Nha Trang” tác giả Vĩnh Hiếu, một sĩ quan không quân Ngụy viết: Tháng 3-1975, tại khu vực đèo Ma-đrăk, phi công Huỳnh Râu điện cho (tổ bay): Hãy tác xạ vào đám rừng bên sườn đồi, đừng vào gần. Coi chừng SA-7! Nghe vậy, tất cả các giác quan của tôi bừng dậy như chạm vào luồng điện. Cách đây 2 tuần, một chiếc của Phi đoàn 219 King Bee vừa lãnh một trái SA-7, loại sát thủ của trực thăng.

Ở bài khác, Vĩnh Hiếu viết: Khoảng 10 giờ sáng (ngày 29-4-1975) Phi đoàn 215 lệnh cất cánh 3 trực thăng võ trang bay vòng quanh phi trường…trước đó 1giờ, một chiếc gunship AC-119 bị hỏa tiễn tầm nhiệt SA-7 bắn rớt, chứng tỏ địch quân đã tiến sát thủ đô, làm chủ chiến trường…

Theo thống kê của Steven Zaloga trên tạp chí JIR số 4-1994 thì ở Việt Nam từ 1972 đến 1975 đã có 528 tên lửa A-72 được phóng đi, bắn rơi 45 máy bay các loại, đạt tỉ lệ diệt mục tiêu: 8,5%; trong đó xác suất diệt máy bay lên thẳng đạt tới 28,8% (15 máy bay/52 tên lửa).

Là vũ khí Liên Xô viện trợ, tên lửa A-72 ( SA-7) trong tay các xạ thủ Việt Nam đã phát huy cao kết quả tác chiến. Phải kể đến tên lửa A-72 của Binh đoàn Hương Giang tham gia chiến dịch cuối cùng, tháng 4-1975, bằng một phát đạn A.72, đồng chí Lê Đại Cương bắn rơi tại chỗ một máy bay phản lực F.5E bổ nhào ném bom, bảo vệ đội hình của Binh đoàn tiếp tục tiến xuống phía Nam.

Xạ thủ Nguyễn Văn Thoa, quê thôn Cao Xá, xã Cao Đại, huyện Vĩnh Tường (Vĩnh Phúc), biên chế vào đại đội 3, tiểu đoàn chủ lực 172 Phòng không - Không quân, với tên lửa vác vai A72 và đôi chân trần, một mình anh đã bắn rơi 13 chiếc máy bay địch, trong đó có chiếc máy bay cuối cùng của Mỹ - Ngụy bị lực lượng ta bắn hạ.

Theo qdnd.vn
      
KHCN
KHCN Ưu tú

Cấp bậc: Ưu tú

Giới tính : Nam

Bài viết : 798

Danh vọng : 1622

Uy tín : 23

QĐND - Họ - những chàng trai thư sinh vác trên đôi vai gầy quả tên lửa A72 lặng lẽ vượt Trường Sơn. Và rồi, một ngày nọ, từ những đôi vai ấy, làn khói xanh thoắt ẩn thoắt hiện giữa rừng đại ngàn trở thành nỗi ám ảnh kinh hoàng đối với phi công Mỹ - ngụy. 3 năm, chỉ với một tiểu đoàn tinh gọn nhưng đã tiêu diệt được tới 157 máy bay địch, trong đó có hàng chục xạ thủ hạ 4 máy bay trở lên, xạ thủ “siêu” nhất hạ tới 16 máy bay, một kỷ lục thế giới. Những người lính ấy bây giờ ở đâu? *

Buổi xuất quân tiểu đoàn năm ấy

Nỗi ám ảnh của phi công Ngụy 82224210
Các xạ thủ A72 trong ngày gặp mặt tại Bảo tàng Phòng không – Không quân ngày 10-5-2012
Đại tá Nguyễn Hữu Đạc, Giám đốc Bảo tàng Phòng không – Không quân, người say mê với việc kiếm tìm và bảo tồn những nhân chứng lịch sử gọi điện cho chúng tôi với lời nhắn nhủ ngắn gọn: “Đừng bỏ lỡ cơ hội gặp gỡ những nhân vật của một đội quân đặc biệt, hiếm có trên thế giới”. Khi chúng tôi đến, một hình ảnh gợi điều gì đó tương phản đập ngay vào mắt. Khuôn viên bảo tàng trưng bày khá nhiều xác máy bay, nhiều chiếc to kềnh càng nhưng gẫy cánh, sứt đầu, có chiếc tan tành chỉ còn các mảnh xác. Và bên cạnh chúng, những cựu chiến binh đang say sưa chuyện trò, chỉ trỏ. Không ai nghĩ những người đàn ông gầy guộc mang bộ quân phục cũ bạc màu, nhiều bộ còn nhăn nhúm thể hiện chủ nhân có cuộc sống cơm áo đời thường vất vả kia lại chính là những dũng sĩ hạ*máy bay “siêu” như… bắn chim sẻ ở đồng quê năm nào.

*“Mới đó mà đã tròn 40 năm…” - Trung tá Đặng Văn Cầu, nguyên chính trị viên Tiểu đoàn 172 bồi hồi kể lại “buổi xuất quân tiểu đoàn năm ấy”. “Năm 1972, tình hình trên các chiến trường rất ác liệt. Máy bay địch bắn phá, ném bom thẳng vào đội hình chiến đấu của các đơn vị bộ binh của ta, gây ra nhiều tổn thất. Đòi hỏi phải tiêu diệt các loại máy bay tầm thấp như trực thăng, máy bay trinh sát, máy bay chiến đấu… đặt ra cấp thiết. Lúc này, Liên Xô có viện trợ cho ta loại tên lửa vác vai tên là 9K32 Strela -2 (có nghĩa là “mũi tên”), Mỹ gọi là SA -7, khi về Việt Nam mang tên A72. Tiểu đoàn tên lửa 172 chúng tôi ra đời. *Gọi tên là A72 theo tôi có hai lý do. Một là, tiểu đoàn thành lập năm 1972, hai là đường kính ống phóng của tên lửa cũng đúng 72mm” – ông Cầu nói.

Nỗi ám ảnh của phi công Ngụy 42391710
Trên ngực lấp lánh những huân, huy chương ghi dấu chiến công
Vào thời điểm ấy, tên lửa A72 mới “ra lò” trên thế giới được vài năm nên việc sử dụng nó trên chiến trường cực kỳ mới mẻ. Lính tiểu đoàn phần lớn là sinh viên các trường đại học Thủy lợi, Bách khoa, Ngoại giao, Sư phạm thuộc Trung đoàn 263 được điều về lập khung Tiểu đoàn 172, được huấn luyện cấp tốc theo chế độ cực kỳ bảo mật: Lớp học có vệ binh gác, tài liệu, vở ghi, khí tài đều không được mang về. Sau đó, cả tiểu đoàn vượt Trường Sơn tới căn cứ Cà Chay tham gia chiến dịch Nguyễn Huệ đúng vào dịp kỷ niệm sinh nhật Bác Hồ. Lính sinh viên tưởng như trói gà không chặt, vậy mà hành quân vượt Trường Sơn giữ quân số khỏe 98%, dọc đường lại còn nhặt được 10 lựu đạn, 4 xẻng, một máy thông tin…

Dáng người chắc nịch và nước da đen bóng như một lão nông thứ thiệt, không ai nghĩ ông Nghiêm Xuân Đán, Chủ tịch Hội Người cao tuổi xã Tri Chỉ, Phú Xuyên, Hà Nội lại là người giữ một kỷ lục quân sự độc đáo: Là người Việt Nam đầu tiên bắn rơi máy bay bằng tên lửa A72. “Năm đó tôi 23 tuổi, là sĩ quan trẻ mới tốt nghiệp *“bằng đỏ” từ Trường Sĩ quan Phòng không khóa 14 về đơn vị và quả tên lửa hạ máy bay thực hiện trong một tình huống khá bất ngờ” – ông Đán kể. ông Bùi Quang Mão, lúc đó là tham mưu trưởng tiểu đoàn và cùng kíp chiến đấu với ông Đán cho hay: “Ngày 11-5-1972, chúng tôi chiếm lĩnh trận địa tại Núi Gió, gần thị xã Bình Long và phải ngồi dưới làn mưa đạn pháo, bom B52 của địch. Lúc 8 giờ, có một chiếc OV10 bay thị sát chiến trường ở độ cao 1500m, theo phương án đồng chí xạ thủ bắn quả đạn đầu vác đạn, mở nguồn pin. Nhưng thấy đồng chí này thiếu bình tĩnh nên tôi hạ lệnh ngừng bắn. Ba mươi phút sau, một chiếc OV10 khác xuất hiện, tôi hội ý chớp nhoáng với anh Đán, vốn là một sĩ quan đã có kinh nghiệm đánh máy bay Mỹ khi còn ở Trung đoàn 214 Vĩnh Linh. Anh Đán xung phong bắn quả đạn đầu. Anh thao tác bình tĩnh, tự tin và bóp cò. Trong giây lát, quả đạn lao thẳng vào chiếc OV10, một cột lửa bùng lên, nó rơi lả tả thành nhiều mảnh. ít phút sau, lại một chiếc OV10 xuất hiện, anh Đán lại thao tác nhanh chóng và diệt ngay chiếc thứ hai. Tình huống diễn ra nhanh đến mức xạ thủ cùng kíp chiến đấu còn bị lửa A72 phụt cháy sém cả mặt và quần áo, nhìn như… mặt Bao Công, thật vui”. Với chiến công đầu, ông Đán đã mang về cho tiểu đoàn phần thưởng là hai chiếc đài National mà Đoàn Pháo binh 77 miền Đông Nam Bộ treo thưởng suốt 10 năm liền chưa đơn vị nào giành được.

Những "kỷ lục thế giới"

Thượng tá Trần Văn Xuân, Anh hùng LLVT nhân dân lúc đó là tiểu đội trưởng kiêm xạ thủ cho biết: Nếu chỉ suy nghĩ cứng nhắc, tuân theo lý thuyết, sẽ không có những chiến công vang dội. Ngay từ lúc huấn luyện, chúng tôi thắc mắc thì giáo viên chỉ nói: “Nhà sản xuất hướng dẫn thao tác thế. Không sai đâu. Phải chấp hành!”. Để rồi khi vào trận, chúng tôi đã phải trả giá bằng tính mạng, riêng tiểu đội tôi hy sinh gần một nửa. Tôi nhớ trước trận đầu ra quân, cậu Cấy chiến sĩ cứ xin tôi: “Thế nào anh cũng phải cho em bắn một quả nhé”. Thế nhưng quả đạn tôi bắn lên không trúng, lại bị địch bắn lại làm 2 đồng đội hy sinh, trong đó có Cấy, cậu ta không còn kịp thực hiện ước nguyện của mình” – ông Xuân mắt nhòe lệ nhớ lại. Cái chết của đồng đội ám ảnh Xuân. Vốn giỏi toán học, ông hiểu nguyên nhân do cách bắn nâng rê trước khi phóng đạn một giây, chỉ theo ước lượng của xạ thủ chứ không có tham số mục tiêu cụ thể. ông lặng lẽ nghiên cứu máy ngắm của súng 12,7mm, rồi tự chế tạo ra khung điểm đón cho A72. Nhưng mọi việc không đơn giản, sáng kiến của Xuân bị chỉ huy phản bác, cho rằng “trứng khôn hơn vịt”. Một lần khác, do cố tình lắp khung điểm đón tại chiến dịch Bù Đông, ông bị đại đội trưởng cách chức tiểu đội trưởng, cho về làm… “Lê Anh Nuôi”! Vậy mà vẫn không nản chí, ông vẫn mày mò nghiên cứu, hoàn thiện “khí tài” của mình. Rồi vận may cũng đến khi liên tiếp hai trận đánh, nhân đại đội trưởng đi vắng, ông xin trung đội trưởng cho lắp khí tài tự chế, diệt 1 chiếc UH1, 2 chiếc A37, trong đó A37 là loại máy bay có nhiều thủ đoạn đối phó với A72, rất khó đánh. “Cuối năm 1972, đồng chí Tuy, trợ lý A72 của Quân chủng vào chiến trường tiếp nhận cải tiến của tôi mang ra Bắc, được chuyên gia Liên Xô chấp nhận, cho cải tiến khí tài ở tàu hải quân” – ông Xuân kể.

Nỗi ám ảnh của phi công Ngụy 30667410
Các cựu chiến binh tiểu đoàn 172 ôn lại kỉ niệm xưa
Cựu chiến binh Nguyễn Ngọc Chiến, nguyên là cán bộ Học viện Tài chính cho biết: “Lúc huấn luyện ở ngoài Bắc, tôi luôn bắn giỏi, là niềm hy vọng của tiểu đoàn. Hôm thực hành bắn đạn thật với mục tiêu giả là một quả Ca -chiu-sa phóng lên, tôi bóp cò và quả Ca -chiu-sa nổ tan tành. Thế mà vào chiến trường, cả 6 lần đầu, 6 quả A72 tôi bắn đều không trúng khiến tôi mất ăn mất ngủ. Chúng tôi đã cùng nhau rút kinh nghiệm, tìm hiểu quy luật của từng máy bay và từ năm 1974-1975, với 5 quả đạn A72, tôi đã diệt 6 máy bay, đủ loại C47, C123, CH54, HU1A... Riêng lần bắn tại Mộc Hóa, Kiến Tường, với một quả A72, ông Chiến đã diệt 2 máy bay, trong đó chiếc CH46 trúng đạn văng thành nhiều mảnh lửa khiến chiếc HU1A bay bên cạnh cũng bốc cháy theo. Với chiến công này, ông Chiến đã trở thành một trong hai người lập nên kỳ tích một quả đạn A72 diệt hai máy bay địch. Trước ông, còn có xạ thủ, Anh hùng LLVT nhân dân Hoàng Anh Tuấn cũng lập kỳ tích này, nhưng sau đó anh Quyết đã hy sinh. Trở về với đời thường, còn lưu giữ đủ cả 6 bằng dũng sĩ diệt máy bay nhưng ông Chiến chưa hề được hưởng các chế độ chính sách liên quan. Ngay cả ở học viện nơi ông công tác hay khu phố nơi ông đang sống, hầu như không ai biết ông từng là một xạ thủ lừng danh, một người đang giữ kỷ lục bắn máy bay độc đáo tầm cỡ thế giới.

Tên lửa A72 khi Liên Xô sản xuất đã đưa ra hiệu suất chiến đấu là 0,3 (tức 1000 quả đạn diệt 300 máy bay) thế nhưng ở Việt Nam, Tiểu đoàn 172 đánh 408 trận đã diệt 157 máy bay, đạt hiệu suất cao hơn 0, 375. Nhìn bảng danh sách xạ thủ A72 Việt Nam, chúng tôi không khỏi kinh ngạc và khâm phục: Hoàng Văn Quyết (bắn rơi 16 máy bay), Nguyễn Văn Thoa (bắn rơi 13 máy bay), Nguyễn Đắc Luận (bắn rơi 9 máy bay), Trần Văn Xuân (bắn rơi 8 máy bay). Riêng kỳ tích mà liệt sĩ, Anh hùng Hoàng Văn Quyết đạt được, bắn rơi 16 máy bay hiện đang giữ kỷ lục của Quân chủng Phòng không – Không quân và có lẽ cũng là một kỷ lục thế giới… Trung tướng Nguyễn Văn Phiệt, nguyên Phó tư lệnh về chính trị*Quân chủng Phòng không – Không quân, hiện là Trưởng ban liên lạc Bạn chiến đấu Bộ đội tên lửa Việt Nam cho biết: Bộ đội tên lửa A72 là một bộ phận độc đáo của bộ đội tên lửa Việt Nam, chỉ hoạt động trong một thời gian ngắn nhưng hiệu quả chiến đấu rất cao, lập nên những kỷ lục mang tầm cỡ thế giới mà hiếm có quân đội nào sử dụng loại tên lửa này đạt được hiệu suất cao như vậy. “So với nhiều đơn vị khác phải đầu tư phục vụ chiến đấu hàng nghìn người, thương vong tổn thất rất lớn mới hạ được máy bay thì một đơn vị A72 với vài trăm quân, một chiến sĩ có thể tiêu diệt 16 máy bay có thể nói là hiệu suất chiến đấu cực kỳ cao. Những kinh nghiệm, cách đánh, bài học về bộ đội tên lửa A72 cần sớm được nghiên cứu, tổng kết, ghi thành sử sách và tôn vinh xứng đáng những chiến sĩ A72” – Trung tướng Nguyễn Văn Phiệt nói.

Bài và ảnh: Nguyên Minh - Nguyễn Hòa
      

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Về Đầu Trang  Thông điệp [Trang 1 trong tổng số 1 trang]

Quyền hạn của bạn

Bạn không có quyền trả lời bài viết
free counters



  • Đoàn Ngọc Khánh

    mobile phone 098 376 5575


    Đỗ Quang Thảo

    mobile phone 090 301 9666


    Nguyễn Văn Của

    mobile phone 090 372 1401


    IP address signature
    Create a forum on Forumotion | ©phpBB | Free forum support | Liên hệ | Báo cáo lạm dụng | Thảo luận mới nhất