Change background image
LOVE quotion

Bắt đầu từ 4.53' thứ Hai ngày 17/10/2011


You are not connected. Please login or register

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Go down  Thông điệp [Trang 1 trong tổng số 1 trang]

Sport
Sport Ưu tú

Cấp bậc: Ưu tú

Giới tính : Nam

Bài viết : 527

Danh vọng : 993

Uy tín : 32

Website và Forum cùng ra đời để phục vụ nhu cầu giao tiếp của lớp Cựu Học viên Lục quân 2 trong thời đại Công nghệ Thông tin hiện nay liệu có phù hợp? Câu hỏi đặt ra theo tôi nghĩ có một lời giải cho 2 đối tượng:

- Với BQT: Việc thiết kế cũng như nội dung của Website và Forum phải hướng đến đối tượng đã có tuổi, không dùng từ ngữ của teen, không quá nhiều từ ngữ kỹ thuật, dễ tìm, dễ thấy...

- Với người dùng: Vẫn biết rằng chúng ta, tuổi đã lớn, sức không còn khỏe nên việc tiếp cận Công nghệ Thông tin quả có khó khăn. Nhưng không gì là không thể. Các vị cao niên, đầu bạc răng long vẫn sử dụng máy tính đấy thôi. Hơn nữa, tiếp xúc với máy tính, với Công nghệ Thông tin còn giúp chúng ta hiểu hơn về giới trẻ, về con cháu hầu giảm bớt khoảng cách thế hệ.
      
Nuts
Nuts Tích cực

Cấp bậc: Tích cực

Bài viết : 300

Danh vọng : 648

Uy tín : 23

Tiếp thu ý kiến của Sport, BQT sẽ lưu ý trong thiết kế cũng như nội dung của diễn đàn. Ngay từ bây giờ, Forum sẽ được điều chỉnh ngay khâu đăng ký: forum sẽ tự động kích hoạt thay vì gửi link đến mail của cá nhân để kích hoạt nữa.

Phương án này không bảo mật lắm nhưng lại phù hợp với số đông. BQT chịu phần vất vả hơn vậy.

Một lần nữa, BQT rất, rất cám ơn Sport.
      
KHCN
KHCN Ưu tú

Cấp bậc: Ưu tú

Giới tính : Nam

Bài viết : 796

Danh vọng : 1618

Uy tín : 23

Sport đã viết:Các vị cao niên, đầu bạc răng long vẫn sử dụng máy tính đấy thôi.

Tiếp theo ý kiến của Sport, mình dẫn chứng trường hợp vị cao niên này không những răng long, đầu bạc mà còn bị bệnh phải nằm một chỗ nhưng vẫn không ngừng làm việc. Đồ nghề của ông không thể thiếu chiếc máy tính.

"Cây đũa thần" của ông già tàn tật
14/02/2011

Ông già bị liệt nửa người, phải nằm bất động trên giường suốt 30 năm. Bằng "cái đầu còn biết suy nghĩ", ông đã tìm ra cách tự phục vụ nhu cầu bản thân, trang bị kiến thức chuyên môn, tìm hiểu thế giới xung quanh, viết giáo án và dạy nghề cho nhiều người...

Ông thầy kỳ lạ

11 giờ trưa. Trời Hà Nội ngày đầu hè oi bức. Bước vào căn nhà nhỏ nằm trong ngõ nhỏ trên đường Giải Phóng (Q. Hoàng Mai, Hà Nội), trước mắt tôi là một người đàn ông ngoài 60 tuổi, tóc bạc trắng đang nằm bất động trên chiếc giường sắt đơn, đắp chăn kín từ thắt lưng xuống chân. Trên chiếc bàn kê ngang giường, phía trên đùi ông là một một dàn máy vi tính cũ kỹ. Cạnh màn hình máy tính là một chiếc gương nhỏ, một điện thoại cố định. Một tivi 14 inch treo trước mặt ông, được cố định nhờ chiếc giá bắt chặt với trần nhà. Bên tay phải của ông có 8 cái công tắc điện, chằng chịt dây điện màu vàng, đen, trắng. Phía tay trái của ông kê một chiếc bàn. Quanh chiếc bàn, 3 thanh niên đang chụm đầu vào chiếc tivi cũ vặn ốc vít, đo điện trở... Tất cả các thao tác của họ đều nằm trong "tầm kiểm soát" của ông. Tuy nằm ngửa trên giường, không thể quay sang phải, trở mình sang trái, nhưng qua chiếc gương nhỏ cạnh máy tính, ông già quan sát rất rõ. Khi thấy thao tác của các thanh niên không đạt yêu cầu, ông giảng giải và yêu cầu họ làm lại.

Một phương tiện giao tiếp mới cho lớp cựu, cựu học viên? Ong%20gia%20tan%20tat
Ông Văn trên chiếc giường tiện ích của mình
Nguồn: Thanh Niên
Thấy khách đã hẹn từ trước đến, ông Vũ Đăng Văn - tên của ông - vừa bảo mấy cậu thanh niên thu dọn đồ nghề, vừa giới thiệu: "Đây là những học trò của tôi. Mấy đứa đang theo học nghề điện tử. Dù phải học theo sự hướng dẫn của một người tàn tật, nằm một chỗ như tôi nhưng mấy em tiếp thu rất tốt, mới học 5 tháng đã nắm hết các kỹ thuật cơ bản, có thể đọc đúng "bệnh" và "bốc đúng thuốc", chữa được những trục trặc đơn giản của đồ điện tử thông dụng".

Thấy tôi chăm chú nhìn vào dãy công tắc điện, ông Văn khẽ cười: "Đó là những "người giúp việc" đắc lực của tôi đấy. Tôi gõ vào một công tắc điện, một "phép mầu" sẽ diễn ra". "Phép mầu"? - tôi ngạc nhiên hỏi. Ông Văn không trả lời mà dùng mấy ngón tay còn cử động được quắp lấy một chiếc que sắt, từ từ giơ lên và gõ nhẹ vào một công tắc điện. Sau tiếng "tách", tôi nghe tiếng nhạc, rồi trên màn hình tivi xuất hiện những hình ảnh về sông nước đồng bằng sông Cửu Long. Chiếc que sắt lại gõ vào công tắc bên cạnh. "Tách". Đèn điện được bật sáng. "Tách". Quạt điện quay vù vù... Cứ thế, chiếc que sắt cứ như một "cây đũa thần" và sau mỗi lần ông Văn gõ vào một chiếc công tắc, khi thì máy sấy (dùng để sưởi ấm vào những ngày lạnh giá), máy vi tính, tăng âm (để giảng bài cho học trò) lại hoạt động. Thậm chí cả một máy bơm nước chạy ro ro cùng với tiếng nước xối xuống nền nhà dưới gầm giường. "Tôi bị liệt, mất trên 90% sức khỏe. Vết thương vẫn còn rỉ máu, mủ. Dịch và chất thải qua các "ống xông" đều tuồn hết xuống gầm giường. Nếu không dùng nước để rửa sạch thì sẽ rất hôi thối. May là nhờ có "đũa thần", tôi tự bơm nước, xả nước, rửa sạch gầm giường" - ông Văn giải thích thêm.

Chuông điện thoại reo. Ông Văn nhấc máy nói chuyện. Qua câu chuyện, tôi đoán được từ đầu dây bên kia, ai đó đang muốn ông tiếp nhận người thân vào lớp học.

Xong cuộc điện đàm, ông Văn hỏi xin "nick chat" của tôi rồi "add" vào "friends list" của mình. Trong khi nói chuyện với tôi về tác dụng internet, ông với tay "mổ cò" vào bàn phím lướt "net". Tôi biết, ông đọc rất nhiều trang web, tìm kiếm một cách thuần thục với Google...

"Cái đầu còn biết suy nghĩ"

Hơn 30 năm về trước, một tai nạn giao thông đã khiến cậu thanh niên 28 tuổi Vũ Đăng Văn bị liệt nửa người. Tuy phải nằm một chỗ nhưng 2 tay vẫn còn khỏe, lại có vốn kiến thức về điện tử học được từ trước, Văn mở tiệm sửa chữa đài, tivi để kiếm sống. "Mất cái này, được thứ khác. Ông trời lấy đi của tôi sức khỏe, bắt tôi phải tàn tật đến hết đời nhưng lại cho tôi cái tài vặt, nhìn thấy thứ đồ điện nào hư hỏng, dù chưa biết tí gì về nó, mày mò một chút rồi cũng sửa được. Vì thế, khách hàng tự tìm đến, tôi kiếm tiền cũng dư để sống" - ông Văn nhớ lại. Cùng thời gian đó, ông Văn thu nạp một số thanh thiếu niên, trong đó có cả những trẻ em gặp hoàn cảnh khó khăn để truyền nghề. Tự tay ông đã viết 7 tập giáo án dạy nghề điện tử rất dễ đọc, dễ học theo.

Một phương tiện giao tiếp mới cho lớp cựu, cựu học viên? Ong%20gia%20tan%20tat2
Phạm Văn Quyết và thầy
Nguồn: Thanh Niên
Nhưng rồi, sức khỏe ngày càng suy sụp, hai tay co quắp chỉ còn vài ngón cử động được, ông Văn "chỉ còn cái đầu là còn biết suy nghĩ". Trước đó, vợ ông đã chủ động đề nghị chồng "trả tự do". Sau cái gật đầu, ông Văn sống một mình. Anh em họ hàng cũng thăm nom, chăm sóc nhưng không phải bất cứ lúc nào ông cần họ cũng có mặt để giúp. Ông Văn biết mình cần phải tự lực cánh sinh để sống những tháng ngày có ích, không để bản thân trở thành gánh nặng cho bà con và xã hội. Vì thế, ông tự mày mò thiết kế được một chiếc giường tiện ích có hệ thống quay giúp thay đổi sức nén ở hông và lưng để máu lưu thông, thịt da không bị hoại tử vì phải nằm nhiều. Thiết kế xong ông nhờ học trò làm giúp.

Sau đó, muốn xem tivi, muốn bật điện, quạt... mà lại không có ai ở bên để nhờ vả, làm sao đáp ứng những nhu cầu thiết yếu này? "Cái đầu còn biết suy nghĩ" của ông lại nảy ra việc lắp đặt hệ thống công tắc điện và dùng "đũa thần" để tự chăm sóc bản thân. Một lần nữa, các học trò đã biến bản thiết kế trong đầu ông thành hiện thực như đã giới thiệu ở phần trên của bài viết.

Với ông Văn, sống mà chỉ nằm một chỗ, không suy nghĩ, không học tập, không lao động thì vô nghĩa. Bởi suy nghĩ ấy, mặc dù tuổi đã cao, sức cũng đã cạn, lại bị liệt nhưng ngày ngày ông Văn vẫn miệt mài "mổ cò" từng con chữ trên bàn phím, viết tiếp các giáo án dạy nghề điện tử; vẫn "giảng bài từ xa" (quan sát qua gương, giảng giải bằng loa) cho các học trò. Nghị lực sống, kiến thức chuyên môn sâu rộng, cách chỉ dẫn tỉ mỉ, tận tình của ông Văn đã khiến nhiều thế hệ học trò cảm phục.

Anh Phạm Văn Quyết (Thái Thụy, Thái Bình) - năm nay 22 tuổi nhưng chỉ cao bằng đứa trẻ lên 10, đang học nghề tại "lò" của ông Văn - cho biết: "Thầy Văn dạy rất dễ hiểu. Em mới học thầy 5 tháng nhưng đã biết sửa đầu đĩa, tivi, đài rồi. Em là người bị tật bẩm sinh nhưng may mắn hơn thầy là vẫn được mạnh khỏe, vẫn lành lặn. Em sẽ cố học thành nghề để mở một cửa hàng nhỏ, tự kiếm tiền nuôi sống bản thân. Theo gương thầy Văn, em sẽ mở lớp dạy nghề cho các trẻ nhỏ cùng cảnh ngộ như mình".

Mấy mươi năm gắn chặt với chiếc giường sắt trong căn nhà nhỏ, ông Văn giao lưu với thế giới bên ngoài qua radio, tivi và internet. Ông nắm rõ tình hình thời sự trong nước và quốc tế, từ chuyện ông Putin thôi làm tổng thống Nga, cuộc khủng hoảng an ninh lương thực trên thế giới, Quốc hội thông qua nghị quyết mở rộng địa giới hành chính Hà Nội... Càng đọc, càng nghe, càng xem, ông Văn càng khao khát được một lần ra khỏi cánh cửa nhà mình, ngước nhìn bầu trời, giơ tay hứng những giọt nước mưa rơi. "Cái đầu còn biết suy nghĩ" của ông đang ấp ủ bản thiết kế cải tiến chiếc giường tiện ích, để biến giấc mơ này thành hiện thực...

Theo Thanh niên
      
      

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Về Đầu Trang  Thông điệp [Trang 1 trong tổng số 1 trang]

Quyền hạn của bạn

Bạn không có quyền trả lời bài viết
free counters



  • Đoàn Ngọc Khánh

    mobile phone 098 376 5575


    Đỗ Quang Thảo

    mobile phone 090 301 9666


    Nguyễn Văn Của

    mobile phone 090 372 1401


    IP address signature
    Free forum | Văn hóa | Childhood, Gia đình | ©phpBB | Free forum support | Báo cáo lạm dụng | Thảo luận mới nhất