Change background image
LOVE quotion

Bắt đầu từ 4.53' thứ Hai ngày 17/10/2011


You are not connected. Please login or register

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Go down  Thông điệp [Trang 1 trong tổng số 1 trang]

Sport
Sport Ưu tú

Cấp bậc: Ưu tú

Giới tính : Nam

Bài viết : 527

Danh vọng : 993

Uy tín : 32

Một đơn vị có hơn nửa là quân nhân nữ. Họ luôn hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ và được Ban Phụ nữ quân đội chọn là điển hình về công tác hội Phụ nữ toàn quân. Nhưng hãy lắng nghe tâm sự của người lính nữ về một “mặt trận” sau giờ trực chiến…

Thuê nhà và … hai mẹ con cùng trực chiến!

“Vất lắm nhà báo ạ, mỗi lần đi trực lại phải gửi 5000đ cho bà đồng nát trông con” - Thượng uý Bùi Thị Mỹ kể. Trực đêm, chị mang con vào đơn vị, hai mẹ con cùng trực chiến thâu đêm - Một góc về gia cảnh chị Mỹ chỉ là chuyện thường thấy về bao gia đình nữ quân nhân khác ở Đoàn H6 Quân chủng PK - KQ.

Hà Thị Hiền, người lính nữ đã có 5 năm liền là Chiến sỹ thi đua của đơn vị, vì nghỉ sinh con mà bị gián đoạn một năm, thiếu chút nữa thì trở thành Chiến sỹ thi đua toàn quân.

Học xong lớp 12, cô giáo và bạn bè khuyên là cố thi đại học vì đi bộ đội sẽ vất vả thân gái, Hiền vẫn tình nguyện nhập ngũ vì… yêu anh bộ đội. Làm quân nhân phục vụ, vẫn cái chảo to, bếp than, xoong quân dụng, hàng ngày Hiền phục vụ 9 bữa ăn cho anh em, công việc bận bịu tối mặt.

Hai vợ chồng may mắn được phân nhà ở ven sông, nhưng cách khá xa đơn vị. Nhà Hiền nghèo nhất phố, căn nhà cấp 4 không điện thoại, không tiền thuê người giúp việc.

Những lần cả hai đi trực thì con gửi ông bảo vệ phường với giá…1000đ/buổi. Họ dành dụm mua được chiếc xe máy cũ, chồng đột xuất đi xa thì vợ lóc cóc đạp xe đi làm, vợ bận công tác thì chồng gắng nốt chút thời gian ít ỏi trông con. Họ thay nhau như thế mà hoàn thành nhiệm vụ ở cả hai trận tuyến.

Đơn vị nằm giữa lòng Thủ đô người đông đất chật, nhiều gia đình lính phải đi thuê nhà ở. Lương tháng của hai vợ chồng lính tuy ổn định nhưng thật ít ỏi, chi ra 400-500 ngàn đồng thuê nhà thì còn mấy tiền mà tích luỹ, mua sắm? Chị em gắng tranh thủ đan mũ lúc ngoài giờ nhưng thu nhập đáng là bao, làm thêm cũng khó, người lính làm gì ra tiền giữa Hà thành?

Lương vừa lĩnh về là phải nghĩ ngay thứ phải mua cho gia đình: tiền đong gạo, thuê nhà (nặng nhất), mua sữa cho con…- tất thảy lương hết veo trong buổi sáng.

Như chị Đỗ Thị Thuý, người cùng nhập ngũ một ngày với chị Hiền có bao éo le. Chồng làm xe ôm, 2 con bị bệnh bẩm sinh. Mấy lần đưa con đi mổ ở bệnh viện đã khiến gia cảnh của chị ngàn lần khốn khó.

Vẫn phải gắng thuê nhà, gắng hoàn thành mọi nhiệm vụ. Thời nay, cảnh bà già nhà quê cõng bị gạo ra thăm con ở Hà Nội có lẽ ai cũng nghe lạ, vậy mà đó là chuyện “thường ngày ở đơn vị H6” - các chị nói vui “vẫn phải nhờ hậu phương viện trợ”.

Chị Hội trưởng hội PN gặp nhà báo “chốt” lại: “Nữ quân nhân còn khổ lắm. Đêm trước trực đến 4giờ sáng, hôm sau chỉ được nghỉ bù đến 9giờ, nhưng là vợ, là mẹ trong gia đình, chị em nào nằm lỳ trên giường đến 9giờ? Phải gắng xếp việc nhà, việc đơn vị hợp lý từng ngày. Con ốm đau hay chuyện đột xuất gia đình, chuyện riêng tư cứ phải báo cáo đơn vị rất dài dòng. Nhưng biết làm sao”!

Em ơi, khi tuổi 30 đến…

Chị em trên dưới tuổi 30 ở Đoàn H6 chưa lập gia đình còn một “tiểu đội”. Họ ít có dịp tiếp xúc nam giới bên ngoài doanh trại. Một ngày của chị Lê Thu Hiền và đồng nghiệp kín mít trực ban, lỏng ra vài giờ thì… ăn thua chi!

Lính thông tin nữ so với nam giới, các chị tỷ mỷ, kiên trì hơn – cái thế mạnh ấy lại vô tình trói họ với nghề, thế là cái duyên cứ xa hoài. Thăm nơi ở các chị, ai không mủi lòng nhìn cảnh giường chiếu khô khan, tủi tủi. Có chị nén lại: “Tối thứ bảy rảnh chân một chút, 9giờ30 là phải về doanh trại, thấy trai gái Hà thành đu trên xe máy mà thầm buồn. Thân này ví là trai thì đỡ tội. Nhưng là người lính, kỷ luật là trên hết chứ!”.

Đoàn TN, Hội PN và đơn vị tổ chức sinh hoạt thường xuyên nhưng vẫn…khô! Những chị em tuổi “băm” sinh hoạt trong doanh trại đành ngậm ngùi tăng gia những bí, những bầu, đan áo, nuôi chó. Đơn vị cũng đã có ý xếp nơi ăn ở của nam giới gần khu nhà chị em nhưng… vẫn rứa! Chị L nói, mấy năm gần đây lính không được cấp đất, hai vợ chồng là lính thì khổ.

Cánh nam giới trong đơn vị dại gì ngó đám chị em già… Cô gái xinh đẹp Trần Thị Phương tuổi đời khá trẻ (sinh 1983) vào quân ngũ hơn 2 năm. Ngày đầu, Phương sợ báo động, sợ bị kiểm tra nội vụ, sợ ra tập trung ở sân có lắm con trai, sợ xếp hàng khi kẻng cơm, và bây giờ em sợ nhất là… phải rời quân ngũ khi hết nghĩa vụ!

Vừa đi trực về, gặp PV Tiền Phong, em góp chuyện: “Có chị đi chơi tối thứ bảy về muộn bị mắng, nên chúng em ngại lắm! Tụi trẻ như em không được dùng ĐTDĐ, mấy lần bạn trai đến đơn vị tìm gặp không được lại phải quay đi. Hôm 8/3 vừa rồi, anh ấy ôm hoa đợi em mãi để rồi… ra về. Bạn trai kêu chán, em chịu!”.

Phương tâm sự thêm về tương lai khi cái tuổi “băm” đâu có trừ ai: “Biết làm gì sau khi xuất ngũ, tuổi xanh tươi đẹp đã dành cho những ngày cây súng, ba lô. Dấn thân vào lính, em muốn phục vụ lâu dài trong quân đội, mấy bạn của em cũng muốn thế…”.

Tùng Duy

Nguồn : tienphong.vn
      

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Về Đầu Trang  Thông điệp [Trang 1 trong tổng số 1 trang]

Quyền hạn của bạn

Bạn không có quyền trả lời bài viết
free counters



  • Đoàn Ngọc Khánh

    mobile phone 098 376 5575


    Đỗ Quang Thảo

    mobile phone 090 301 9666


    Nguyễn Văn Của

    mobile phone 090 372 1401


    IP address signature
    Create a forum on Forumotion | ©phpBB | Free forum support | Báo cáo lạm dụng | Thảo luận mới nhất