Change background image
LOVE quotion

Bắt đầu từ 4.53' thứ Hai ngày 17/10/2011


You are not connected. Please login or register

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Go down  Thông điệp [Trang 1 trong tổng số 1 trang]

Cựu học viên
Cựu học viên Xuất sắc

Cấp bậc: Xuất sắc

Giới tính : Nam

Bài viết : 1328

Danh vọng : 2216

Uy tín : 54

Những tưởng vụ Scarborogh, biển Đông mà Trung Quốc làm cho dậy sóng tạm lắng xuống thì tranh chấp biển đảo ở Hoa Nam nổi lên quyết liệt giữa Nhật Bản-Hàn Quốc, Nhật Bản-Đài Loan là 3 đồng minh của Mỹ và nóng nhất là Nhật Bản-Trung Quốc. Điều gì đang xảy ra?

Nhiều người cho rằng với Trung Quốc, Mỹ giống như kẻ “thả gà ra để đuổi bắt”. Nghĩa là dung dưỡng cho Trung Quốc phát triển hơn 30 năm nay, giờ thấy Trung Quốc lớn mạnh mới hốt hoảng kiềm chế, đối phó…, rằng, đã quá muộn cho Mỹ khi phát hiện ra Trung Quốc có ý đồ truất ngôi bá chủ…Nhầm to đấy, chê Mỹ như vậy chẳng khác nào chê “gái... không biết vén váy”.

Mỹ được mệnh danh là thực dụng, điều này nói lên tính khoa học và tính thực tiễn của Mỹ. Mỹ làm điều gì cũng phải có lợi, đúng lúc, đúng nơi.
Mỹ trở lại châu Á-TBD là do Trung Quốc và các nước trong khu vực này “mời” Mỹ đến đấy chứ! Ai bảo tàu Cheonan bị chìm làm chi (té ra bị chìm là do chính mìn của Hàn Quốc); ai bảo Trung Quốc vào tháng 10/2011 định ăn tươi nuốt sống Nhật Bản trong vụ Nhật bắt gã thuyền trưởng vô danh tiểu tốt xâm phạm Senkaku làm chi…

Mỹ trở lại châu Á-TBD mới chỉ bằng tuyên bố, trong đó hùng hồn nhất là sẽ điều 60% lực lượng hải quân sang châu Á-TBD, đồng thời tiến hành một vài hoạt động cài thế, nhưng khu vực châu Á-TBD này đã nổi sóng.

Trung Quốc bị mắc mưu chiến lược tại châu Á-TBD? Images21
Rốt cuộc, tình hình tranh chấp Senkaku/Điếu Ngư nóng lên ai được lợi, Trung Quốc hay Nhật Bản?

“Tội” nhất là Nhật Bản. Bỗng dưng, Nhật Bản phải lao vào vòng tranh chấp chủ quyền biển đảo gay gắt, quyết liệt với Nga, Trung Quốc và ngay cả 2 đồng minh là Hàn Quốc và Đài Loan, đặc biệt là Trung Quốc.

Tại sao Trung Quốc lại quyết liệt như vậy?

Ngay sau khi Chính phủ Nhật Bản công bố mua lại 3 hòn đảo từ các chủ sở hữu tư nhân, mà vốn trước đây là cho thuê. Việc quốc hữu hóa mấy hòn đảo bị Bắc Kinh gọi là phi pháp và không có hiệu lực, đồng thời đe dọa thi hành biện pháp tùy thuộc theo sự phát triển tình hình.

Về phần mình, Chính phủ Nhật Bản cũng quan tâm khai thác chủ đề yêu nước, bởi rất cần phải xả van, hóa giải những dồn nén của công luận xã hội bắt nguồn từ những vấn đề chính trị trong nước.

Đồng thời quan trọng nhất là đã đến lúc Nhật Bản được “cởi trói”, được tự mình tái vũ trang để chống lại “kẻ bắt nạt” (tất nhiên không phải là Hàn Quốc và Đài Loan) một cách “danh chính ngôn thuận”.

Nhật Bản tái vũ trang, không phải là chuyện đùa cho bất cứ quốc gia nào ở châu Á, nhất là Trung Quốc. Không phải ngẫu nhiên mà vị Bộ trưởng quốc phòng Nhật Bản tuyên bố: “Cần giữ nhà máy điện hạt nhân để răn đe…”.

Điều này ai cũng hiểu và không có một chút nghi ngờ về khả năng, công nghệ chế tạo vũ khí hạt nhân trong tầm tay của Nhật Bản. Nhật Bản muốn là có.

Nhật Bản tái vũ trang, Trung Quốc phải cẩn thận, phải “suy nghĩ 2 lần”. Khu vực châu Á-TBD, Trung Quốc không thể muốn gì được nấy.

Rốt cuộc, tình hình tranh chấp Senkaku/Điếu Ngư nóng lên ai được lợi, Trung Quốc hay Nhật Bản?

Trung Quốc đã lợi dụng chủ nghĩa dân tộc để trục lợi, nhưng quá đà. Nếu không có những kẻ quá khích nhảy xổ lên quần đảo Senkaku/Điếu Ngư khiêu khích. Nếu như không có hàng loạt cuộc biểu tình chống Nhật trên khắp Trung Quốc, xé cờ Nhật, chặn xe đại sứ quán… kích hoạt, hun nóng máu dân tộc Nhật thì Nhật Bản chưa có cơ hội để quốc hữu hóa.

Đến đây, dư luận có một câu hỏi mà không đặt ra thì không hiểu được bản chất của một vấn đề, rằng, Mỹ ở đâu và có vai trò gì?

Còn nhớ sự kiện ngày 16/3/2012 khi Triều Tiên tuyên bố sẽ phóng vệ tinh vào ngày 12-16/4. Ngay lập tức Nhật Bản, Hàn Quốc và cả Đài Loan cũng tuyên bố sẽ đánh chặn nếu nó bay sang không phận.

Không như các lần trước, lần này họ không chỉ nói suông. Nhật Bản từ ngày 6/4 đã triển khai xong hệ thống đánh chặn ở phía đông gồm rất nhiều bệ phóng.

Hàn Quốc cũng thế, triển khai xong các hệ thống đánh chặn phía tây với một tinh thần “nếu tên lửa Triều Tiên xâm phạm không phận của họ dù chỉ 1cm sẽ tiêu diệt”.

Còn Mỹ thì đem thi thố sử dụng trang bị cực kỳ hiện đại trong dò tìm phát hiện tên lửa như radar X-Band và chia sẻ thông tin cho Nhật, Hàn…Sự chuẩn bị của 3 nước này có vẻ rất chi là “hồ hởi”.

Vệ tinh thì phóng không thành công, nhưng cái “của nợ” mà Mỹ, Nhật, Hàn và Đài Loan đã triển khai thì còn tồn tại hay không và nếu tồn tại thì để làm gì, với ai… chỉ có Trung Quốc mới trả lời được.

Thế trận ở châu Á-TBD, Mỹ và đồng minh đã cài xong.

Còn bây giờ? Đương nhiên Mỹ và đồng minh phải tăng cường lực. Nếu Trung Quốc cho rằng, Mỹ cắt giảm ngân sách quốc phòng thì sẽ yếu đi, lúc đó Trung Quốc có quyền mơ ước. Có thể đúng, nhưng, Mỹ cũng có nhiều nước cờ hay để chơi với Trung Quốc.

“Cởi trói” cho Nhật Bản để chia sẻ trách nhiệm cũng đủ kiềm chế Trung Quốc. Nhật Bản tái vũ trang chỉ là vấn đề thời gian.

Té ra thế giới cũng lắm người tài. Trung Quốc rất giỏi lợi dụng thời cơ thì Mỹ, Nhật, Hàn cũng thế, nhưng họ trên Trung Quốc một bậc bởi họ không chỉ thụ động lợi dụng mà còn giỏi tạo ra thời cơ để lợi dụng.

Trung Quốc sẽ làm gì khi về thế, Mỹ và đồng minh đã cài xong, về lực cũng đã được tăng cường, và, trong khi chính cái thế trận này Trung Quốc đang bị bao vây là chắc chắn?

Xem ra ý tưởng dùng thuốc nổ cài vào tàu cá để tấn công hải quân Mỹ của ông tướng Hải quân Trung Quốc nào đó; dùng sức mạnh hải quân bắt nạt, đe dọa, lấn lướt các nước nhỏ để tranh dành vài hòn đảo không người trên biển… của các nhà chiến lược, học giả uyên thâm, những “đại trượng phu” của Trung Quốc sao quá tầm thường so với ý tưởng chiến lược của Mỹ và đồng minh trên khu vực châu Á-TBD.

Chẳng lẽ có được mấy hòn đảo giữa biển, Trung Quốc mới trở thành cường quốc biển hay sao?

Theo ông trung tướng Lưu Á Châu, tại Đại học Quốc phòng Trung Quốc, khi thảo luận vấn đề Đài Loan có một quan điểm được nhiều người tán đồng như sau: “Đài Loan như một cái ổ khoá. Nếu không giải quyết được vấn đề Đài Loan thì ổ khoá ấy sẽ khoá chặt cánh cổng lớn của Trung Quốc, Trung Quốc sẽ không có lối ra biển cả”.

Và ông Lưu Á Châu phản bác: Vậy, Tây Ban Nha sau khi trở thành cường quốc biển, đâu có thể ngăn cản anh hàng xóm Bồ Đào Nha cũng trở thành cường quốc biển. Eo biển Dover của Pháp cách nước Anh có 28 hải lý, Anh Quốc có thể ngăn cản Pháp trở thành cường quốc biển không?”

Chưa dừng ở đó, ngày nay nhiều học giả Trung Quốc còn cho rằng Biển Đông là “sinh mạng của Trung Quốc” nữa cơ…thì quả là một sự ngụy biện cực đoan nguy hiểm.

Nhìn diễn biến thời sự, nhiều người lo ngại cuộc chiến Trung – Nhật sẽ xảy ra. Xin đừng tốn giấy mực để bàn luận chuyện này. Không đời nào xảy ra.

      
Cựu học viên
Cựu học viên Xuất sắc

Cấp bậc: Xuất sắc

Giới tính : Nam

Bài viết : 1328

Danh vọng : 2216

Uy tín : 54

Sau khi Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ vừa ra sức trấn an Trung Quốc bằng tuyên bố không đứng về bên nào trong các cuộc tranh chấp lãnh thổ ở Châu Á hiện nay thì một quan chức cấp cao Mỹ mới đây lại tuyên bố, nước này sẽ bảo vệ Nhật Bản trong cuộc tranh chấp ở Senkaku/Điếu Ngư. “Cú đấm” bất ngờ này của Mỹ chắc chắn sẽ khiến Bắc Kinh nổi giận.

Xoa dịu...

Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Leon Panetta tuần này đã thực hiện một chuyến công du Châu Á kéo dài một tuần với các chặng dừng chân gồm Nhật Bản, Trung Quốc và New Zealand.

Tại thủ đô Bắc Kinh, trong bài phát biểu trực tiếp với các sĩ quan trẻ Trung Quốc hôm 19/9, Bộ trưởng Panetta đã tìm cách trấn an Bắc Kinh về nỗi quan ngại của nước này trước sự can thiệp của Mỹ vào cuộc tranh chấp ở Senkaku/Điếu Ngư cũng như kế hoạch quân sự của Mỹ trong khu vực.

Trung Quốc gần đây luôn cảm thấy bất an và không thoải mái khi Mỹ thường xuyên can thiệp vào một loạt các cuộc tranh chấp lãnh thổ ở Biển Đông và Hoa Đông của họ với các nước láng giềng. Nói về vấn đề này, ông chủ Lầu Năm Góc hôm 19/9 đã tái khẳng định, Washington sẽ giữ lập trường trung lập, không đứng về bên nào trong các cuộc tranh chấp lãnh thổ hiện nay ở khu vực Châu Á. Ông Panetta đã kêu gọi cả Nhật Bản và Trung Quốc đều cần phải bình tĩnh, kiềm chế để tránh một cuộc xung đột có thể gây hậu quả nghiêm trọng.

Ngoài nói đến sự lo lắng của Trung Quốc về việc Mỹ can thiệp vào các cuộc tranh chấp lãnh thổ, Bộ trưởng Quốc phòng Panetta cũng không quên đề cập đến nỗi quan ngại lớn của Bắc Kinh trước kế hoạch đưa thêm lực lượng, tàu chiến và triển khai hệ thống lá chắn tên lửa mới của Mỹ ở Châu Á.

Kể từ khi Lầu Năm Góc thông báo về kế hoạch tăng cường sự hiện diện quân sự của Mỹ ở Châu Á - Thái Bình Dương hồi đầu năm nay, giới lãnh đạo ở Bắc Kinh dường như “mất ăn mất ngủ”.

Tuy nhiên, tại một trường học của quân đội Trung Quốc giữa thủ đô Bắc Kinh, Bộ trưởng Panetta đã khẳng định: "Kế hoạch sắp xếp lại lực lượng ở Châu Á - Thái Bình Dương của chúng tôi không phải là một nỗ lực nhằm kiềm chế Trung Quốc. Đó là một nỗ lực nhằm tăng cường hợp tác với Trung Quốc và mở rộng vai trò của mối quan hệ hợp tác này trong khu vực Thái Bình Dương. Kế hoạch của chúng tôi là tạo ra một mô hình mới trong quan hệ giữa hai cường quốc Thái Bình Dương".

... và sau đó là thêm một “cú đấm” bất ngờ

Khi Trung Quốc còn chưa kịp thở phào nhẹ nhõm trước những lời trấn an, xoa chịu chắc nịch của Mỹ thì ngay ngày hôm qua (20/9), một quan chức cấp cao của Mỹ đã lên tiếng tuyên bố, nước này có trách nhiệm phải bảo vệ Nhật Bản trong cuộc tranh chấp lãnh thổ với Trung Quốc.

Trung Quốc bị mắc mưu chiến lược tại châu Á-TBD? Vnm_2010
Quần đảo Senkaku/Điếu Ngư - trung tâm của cuộc tranh giành quyết liệt hiện nay giữa Trung Quốc và Nhật Bản

Ông Kurt Campbell, Thứ trưởng Ngoại giao phụ trách các vấn đề Đông Á và Thái Bình Dương, mới đây đã phát biểu trước Tiểu ban Đối ngoại của Thượng viện Mỹ rằng, quần đảo Senakaku/Điếu Ngư - nhóm đảo nhỏ chưa có người sinh sống ở biển Hoa Đông, “rõ ràng” nằm trong hiệp ước phòng thủ chung mà Mỹ và Nhật Bản đã ký kết năm 1960. Cụ thể, theo hiệp ước này, Mỹ có trách nhiệm phải bảo vệ Nhật Bản nếu cường quốc Châu Á này bị tấn công. Phạm vi bảo vệ của Mỹ đối với Nhật Bản bao gồm cả quần đảo Senkaku/Điếu Ngư.

"Chúng tôi không đứng về bên nào trong vấn đề chủ quyền đối với những hòn đảo nhỏ đó. Tuy nhiên, chúng tôi phải thừa nhận rõ ràng rằng, Nhật Bản đang nắm quyền kiểm soát quần đảo Senkaku và vì vậy, quần đảo này chắc chắn vẫn nằm trong phạm vi Điều khoản 5 của Hiệp ước An ninh", ông Campbell đã phát biểu như vậy tại một phiên điều trần trước Ủy ban Đối ngoại Thượng viện Mỹ về các cuộc tranh chấp lãnh thổ hiện nay ở Châu Á.

Điều khoản 5 tuyên bố, “mỗi bên phải thừa nhận rằng, một cuộc tấn công vũ trang vào bất kỳ bên nào trong vùng lãnh thổ dưới sự kiểm soát của Nhật Bản đều là hành động nguy hiểm đối với hòa bình và an ninh chung của hai bên. Vì thế, hai bên sẽ phải hành động để đối phó với mối nguy hiểm chung. Hành động đó phải phù hợp với các tiến trình và quy định của hiến pháp".

Nhật Bản đã kiểm soát những hòn đảo nhỏ chưa có người sinh sống ở biển Hoa Đông từ năm 1895 đến nay và đặt tên cho nhóm đảo nhỏ này là quần đảo Senkaku. Trước đó, từ 1945-1972, Mỹ quản lý quần đảo Senkaku.

Rõ ràng, Mỹ đang bị đặt vào tình thế tiến thoái lưỡng nan trong cuộc tranh chấp giữa Trung Quốc với Nhật Bản. Nếu một cuộc xung đột Trung-Nhật nổ ra, Mỹ chắc chắn sẽ phải can thiệp vào bởi nước này có ràng buộc với Nhật Bản bởi một Hiệp ước phòng thủ chung. Tuy nhiên, Mỹ hoàn toàn không muốn gây căng thẳng quá mức với Trung Quốc bởi điều đó sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến lợi ích của họ. Đây là lý do giải thích tại sao, trong thời gian qua Mỹ đã tăng cường các nỗ lực ngoại giao nhằm làm dịu căng thẳng giữa Trung Quốc và Nhật Bản.

      

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Về Đầu Trang  Thông điệp [Trang 1 trong tổng số 1 trang]

Quyền hạn của bạn

Bạn không có quyền trả lời bài viết
free counters



  • Đoàn Ngọc Khánh

    mobile phone 098 376 5575


    Đỗ Quang Thảo

    mobile phone 090 301 9666


    Nguyễn Văn Của

    mobile phone 090 372 1401


    IP address signature
    Free forum | Văn hóa | Childhood, Gia đình | ©phpBB | Free forum support | Báo cáo lạm dụng | Thảo luận mới nhất