Change background image
LOVE quotion

Bắt đầu từ 4.53' thứ Hai ngày 17/10/2011


You are not connected. Please login or register

Chuyển đến trang : Previous  1, 2, 3  Next

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Go down  Thông điệp [Trang 2 trong tổng số 3 trang]

Cựu học viên
Cựu học viên Xuất sắc

Cấp bậc: Xuất sắc

Giới tính : Nam

Bài viết : 1328

Danh vọng : 2216

Uy tín : 54

First topic message reminder :

Phát ngôn của Bộ Ngoại giao Việt Nam cập nhật - Page 2 Npn_lt10
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Lương Thanh Nghị

Ngày 31/8/2012, trả lời câu hỏi của phóng viên về phản ứng của Việt Nam trước việc ngày 28/8/2012, Tổng Công ty Dầu khí Hải dương Trung Quốc công bố mời thầu quốc tế 26 lô dầu khí, trong đó có lô dầu khí 65/12 nằm cách đảo Cây thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam khoảng 3 hải lý, Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Lương Thanh Nghị nêu rõ:

“Việc Trung Quốc mời thầu quốc tế tại lô dầu khí nói trên đã xâm phạm nghiêm trọng chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa, trái với nhận thức chung của Lãnh đạo cấp cao hai nước; đi ngược lại Tuyên bố về cách ứng xử của các bên ở Biển Đông ký năm 2002 giữa ASEAN và Trung Quốc (DOC), là hành động phi pháp và không có giá trị.

Việt Nam phản đối hành động nói trên của phía Trung Quốc và yêu cầu phía Trung Quốc hủy bỏ ngay việc mời thầu quốc tế lô dầu khí này.”

      

Cựu học viên
Cựu học viên Xuất sắc

Cấp bậc: Xuất sắc

Giới tính : Nam

Bài viết : 1328

Danh vọng : 2216

Uy tín : 54

Phát ngôn của Bộ Ngoại giao Việt Nam cập nhật - Page 2 20130510
Thanh tàu cá QNg 90917bị vỡ do bị tàu Trung Quốc tông. Nguồn ảnh: Giáo dục Việt Nam
Ngày 20/5/2013, tàu cá số hiệu QNg 90917 TS của tỉnh Quảng Ngãi cùng 15 ngư dân đang hoạt động nghề cá bình thường tại khu vực nằm hoàn toàn trong vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa của Việt Nam, đã bị các tàu của Trung Quốc ngăn cản. Nghiêm trọng hơn, tàu Trung Quốc mang số hiệu 264 đã đâm thẳng vào tàu cá QNg 90917 TS gây hỏng mạn tàu, đe dọa tính mạng của ngư dân trên tàu.

Về phản ứng của Việt Nam trước sự việc này, ngày 27/5/2013, Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lương Thanh Nghị cho biết:

“Ngay sau khi có xác minh của các cơ quan chức năng, ngày 26/5/2013, đại diện Bộ Ngoại giao Việt Nam đã gặp đại diện Đại sứ quán Trung Quốc tại Hà Nội trao công hàm phản đối hành động nói trên của các tàu Trung Quốc.

Hành động của các tàu Trung Quốc đã vi phạm nghiêm trọng chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam ở Biển Đông, đe dọa đến tính mạng và gây thiệt hại về tài sản của ngư dân Việt Nam. Hành động này cũng đi ngược lại Thỏa thuận về các nguyên tắc cơ bản chỉ đạo giải quyết vấn đề trên biển Việt Nam – Trung Quốc, trái với tinh thần Tuyên bố ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC), gây phức tạp thêm tình hình trên biển.

Việt Nam yêu cầu phía Trung Quốc xử lý nghiêm khắc các hành vi của các tàu nói trên, bồi thường thỏa đáng cho ngư dân Việt Nam, và không để tái diễn các vụ việc tương tự.”


      
Cựu học viên
Cựu học viên Xuất sắc

Cấp bậc: Xuất sắc

Giới tính : Nam

Bài viết : 1328

Danh vọng : 2216

Uy tín : 54

Đại diện Bộ Ngoại giao Việt Nam đã gặp đại diện Đại sứ quán Trung Quốc tại Hà Nội trao công hàm phản đối hành động uy hiếp tàu cá Việt Nam và đòi bồi thường cho các ngư dân.

Theo thông tin từ các cơ quan chức năng, sáng 7/7/2013, tàu Trung Quốc số hiệu 306 đã truy đuổi, uy hiếp 2 tàu cá QNg 96787 TS và QNg 90153 TS ở khu vực quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam, cho người lên tàu khống chế, lục soát, đánh đập ngư dân, đập phá và lấy đi một số tài sản khi hai tàu này đang hoạt động nghề cá bình thường.

Ngày 17/7/2013, trả lời câu hỏi của phóng viên về sự việc này, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Lương Thanh Nghị nêu rõ:
"Hành động trên đã vi phạm chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa, quyền chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam ở Biển Đông, trái với tinh thần đối xử nhân đạo với ngư dân, các quy định của luật pháp quốc tế và tinh thần của Thỏa thuận về những nguyên tắc cơ bản chỉ đạo giải quyết vấn đề trên biển giữa Việt Nam và Trung Quốc, cũng như Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC)."

Đại diện Bộ Ngoại giao Việt Nam đã gặp đại diện Đại sứ quán Trung Quốc tại Hà Nội trao công hàm phản đối hành động trên của phía Trung Quốc, yêu cầu phía Trung Quốc nghiêm túc điều tra, xử lý nghiêm khắc việc làm sai trái nói trên, bồi thường thỏa đáng cho ngư dân Việt Nam và không để tái diễn các vụ việc tương tự.


Nguồn: TTXVN
Thích0Báo xấu0

Gửi một tin nhắn lên tường.

Gửi báo cáo lỗi về bài viết này.

      
Cựu học viên
Cựu học viên Xuất sắc

Cấp bậc: Xuất sắc

Giới tính : Nam

Bài viết : 1328

Danh vọng : 2216

Uy tín : 54

Chiều 18/7/2013, Bộ Ngoại giao Việt Nam đã tổ chức cuộc họp báo thường kỳ tháng 7. Tại buổi họp báo, Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Lương Thanh Nghị đã trả lời các câu hỏi như sau:

1. Câu hỏi: Tại sao Việt Nam chưa sử dụng đường dây nóng về nghề cá để giải quyết vụ 2 tàu cá của Việt Nam bị tàu Trung Quốc truy đuổi ở Hoàng Sa?

Trả lời: Hiện các cơ quan liên quan hai nước đang tiếp tục triển khai Thỏa thuận thiết lập đường dây nóng về các vụ việc phát sinh đột xuất của hoạt động nghề cá trên biển. Chúng tôi hy vọng khi đường dây nóng đi vào hoạt động, hai bên sẽ có thể nhanh chóng, kịp thời trao đổi thông tin và biện pháp xử lý các vụ việc phát sinh đột xuất liên quan đến nghề cá.

2. Câu hỏi: Xin cho biết bình luận về việc mới đây phía Trung Quốc tổ chức cấp phát giấy chứng minh nhân dân và giấy cư trú đợt đầu cho người Trung Quốc ở cái gọi là “Thành phố Tam Sa”?

Trả lời: Lập trường của Việt Nam về cái gọi là “Thành phố Tam Sa” đã được nói rõ nhiều lần. Hành động trên của Trung Quốc đã vi phạm chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa và hoàn toàn vô giá trị.

3. Câu hỏi: Phía Mỹ đã từng đề cập nâng cấp quan hệ hai nước, xin cho biết khả năng này trong chuyến thăm Hoa Kỳ sắp tới của Chủ tịch nước Trương Tấn Sang?

Trả lời: Kể từ khi Việt Nam và Hoa Kỳ bình thường hóa quan hệ vào 7/1995, quan hệ hai nước đã phát triển tích cực. Hai bên đã thỏa thuận xây dựng quan hệ “đối tác tích cực, hữu nghị, xây dựng hợp tác nhiều mặt, tôn trọng lẫn nhau và cùng có lợi”. Chuyến thăm lần này của Chủ tịch nước Trương Tấn Sang có ý nghĩa quan trọng trong việc tiếp tục thúc đẩy quan hệ hai nước phát triển sâu rộng trong thời gian tới.

      
Cựu học viên
Cựu học viên Xuất sắc

Cấp bậc: Xuất sắc

Giới tính : Nam

Bài viết : 1328

Danh vọng : 2216

Uy tín : 54

Ngày 3/8/2013, trả lời câu hỏi của phóng viên về việc Hạ viện Mỹ thông qua Dự luật Nhân quyền Việt Nam 2013 (H.R.1897) ngày 1/8/2013, Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lương Thanh Nghị nêu rõ:

“Chính sách nhất quán của Nhà nước Việt Nam là bảo đảm quyền con người và nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân. Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu trong việc bảo đảm quyền con người trên tất cả các lĩnh vực dân sự, chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội và đã được cộng đồng quốc tế ghi nhận, đánh giá cao. Quyền con người được phát huy là yếu tố quan trọng góp phần vào thành công của công cuộc đổi mới ở Việt Nam những năm qua.

Việt Nam và Hoa Kỳ vẫn duy trì cơ chế đối thoại thường xuyên về quyền con người. Đối thoại trên tinh thần thẳng thắn, xây dựng và tôn trọng lẫn nhau có ý nghĩa quan trọng trong việc tăng cường hiểu biết lẫn nhau và thúc đẩy quan hệ hai nước phát triển vì lợi ích chung của hai nước.

Những thông tin sai lệch, thiếu khách quan về tình hình thực thi quyền con người và tự do tôn giáo tại Việt Nam nêu trong Dự luật H.R.1897 không phản ánh đúng tình hình thực tế tại Việt Nam và không phù hợp với sự phát triển của quan hệ Việt Nam – Hoa Kỳ.”


      
Cựu học viên
Cựu học viên Xuất sắc

Cấp bậc: Xuất sắc

Giới tính : Nam

Bài viết : 1328

Danh vọng : 2216

Uy tín : 54

Ngày 29/8/2013, trả lời câu hỏi của phóng viên vđề nghị cho biết phản ứng của Việt Nam trước thông tin vũ khí hóa học đã được sử dụng tại Syria và tình hình Syria hiện nay, Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lương Thanh Nghị nêu rõ:

“Việt Nam quan ngại sâu sắc trước thông tin vũ khí hóa học đã được sử dụng tại Syria và lên án mạnh mẽ hành động sử dụng vũ khí hóa học tấn công giết hại người dân. Chúng tôi nhấn mạnh sự cần thiết phải tuân thủ Công ước Quốc tế về cấm sử dụng vũ khí hóa học và kêu gọi các bên liên quan kiềm chế, giải quyết vụ việc một cách khách quan, thận trọng, thông qua các biện pháp hòa bình, trên cơ sở tôn trọng luật pháp quốc tế và Hiến chương Liên hợp quốc.”

Nguồn: TTXVN
      
Cựu học viên
Cựu học viên Xuất sắc

Cấp bậc: Xuất sắc

Giới tính : Nam

Bài viết : 1328

Danh vọng : 2216

Uy tín : 54

Ngày 07/11/2013, trả lời câu hỏi của phóng viên về thông tin cơ quan tình báo Mỹ và đại sứ quán Úc tại các nước nghe lén điện thoại ở một số nước trong khu vực châu Á – Thái Bình Dương, Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lương Thanh Nghị nêu rõ:

“Việt Nam rất quan ngại về những thông tin trên và đã đề nghị các bên liên quan xác minh, xử lý vấn đề, bảo đảm quan hệ giữa Việt Nam với các nước tiếp tục phát triển tốt đẹp.”

      
Cựu học viên
Cựu học viên Xuất sắc

Cấp bậc: Xuất sắc

Giới tính : Nam

Bài viết : 1328

Danh vọng : 2216

Uy tín : 54

Ngày 5/12/2013, tại buổi họp báo thường kỳ của Bộ Ngoại giao, ông Lê Hải Bình, Phó phát ngôn của Bộ Ngoại giao đã trả lời một số câu hỏi có liên quan đến việc Trung Quốc tuyên bố thiết lập Vùng nhận diện phòng không (ADIZ) ở biển Hoa Đông:

Phát ngôn của Bộ Ngoại giao Việt Nam cập nhật - Page 2 Images26
Ông Lê Hải Bình, Phó phát ngôn của Bộ Ngoại giao
Câu hỏi: Xin cho biết phản ứng của Việt Nam trước việc Trung Quốc tuyên bố thiết lập Vùng nhận diện phòng không (ADIZ) ở Biển Hoa Đông?

Trả lời: Việt Nam theo dõi với sự quan tâm sâu sắc các diễn biến tại khu vực Biển Hoa Đông cũng như quan ngại của các bên liên quan. Việt Nam mong muốn các bên liên quan kiềm chế, giải quyết ổn thỏa bất đồng thông qua đối thoại và các biện pháp hòa bình, trên cơ sở luật pháp quốc tế, đảm bảo an ninh, an toàn cho các đường bay quốc tế, góp phần duy trì hòa bình, ổn định, hợp tác và phát triển ở khu vực.

Câu hỏi: Xin cho biết ADIZ của Trung Quốc ở Biển Hoa Đông ảnh hưởng thế nào tới các chuyến bay quốc tế của Việt Nam?

Trả lời: Các cơ quan chức năng Việt Nam cho biết các chuyến bay quốc tế đi và đến Việt Nam bay qua khu vực Biển Hoa Đông hiện vẫn diễn ra bình thường. Thông tin về các chuyến bay đều được thông báo cho nhà chức trách của các quốc gia liên quan theo đúng quy định và thông lệ quốc tế.

Câu hỏi: Xin cho biết bình luận của Việt Nam về việc Trung Quốc cử tàu sân bay Liêu Ninh ra Biển Đông và khả năng Trung Quốc sẽ thiết lập ADIZ ở Biển Đông?

Trả lời: Mọi hoạt động của các bên ở Biển Đông cần tôn trọng chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán của các quốc gia liên quan, tuân thủ luật pháp quốc tế, phù hợp với tinh thần Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC), đóng góp cho hòa bình, ổn định ở khu vực, không gây căng thẳng và làm phức tạp thêm tình hình.

Phát ngôn của Bộ Ngoại giao Việt Nam cập nhật - Page 2 01121310
ADIZ mà Trung Quốc tuyên bố thiết lập tại biển Hoa Đông. Ảnh: Kyodo
      
Cựu học viên
Cựu học viên Xuất sắc

Cấp bậc: Xuất sắc

Giới tính : Nam

Bài viết : 1328

Danh vọng : 2216

Uy tín : 54

Gần đây, Ủy ban Thường vụ Nhân dân tỉnh Hải Nam, Trung Quốc đã thông qua “Dự thảo sửa đổi Biện pháp thực hiện Luật Ngư nghiệp nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa của tỉnh Hải Nam” và có hiệu lực từ 1/1/2014. Theo đó, người nước ngoài và tàu cá nước ngoài tự ý đi vào vùng nước tỉnh Hải Nam quản lý để thực hiện sản xuất ngư nghiệp và các hoạt động điều tra tài nguyên nghề cá sẽ bị xua đuổi, có thể bị tịch thu tài sản, xử phạt hành chính…

Ngày 24/12/2013, Bộ Nông nghiệp Trung Quốc đã ra thông báo về thời gian nghỉ đánh bắt cá bằng lưới tại một số khu vực thuộc chủ quyền, quyền chủ quyền của Việt Nam ở Biển Đông. Phía Trung Quốc mới đây cũng đã cho ra mắt trang mạng và tờ báo giấy đầu tiên của cái gọi là “Thành phố Tam Sa”; nâng cấp cải tạo trạm khí tượng tự động ở một số bãi đá thuộc quần đảo Trường Sa…

Ngày 10/01/2014, trả lời câu hỏi của nhiều phóng viên về phản ứng của Việt Nam trước những hoạt động trên của phía Trung Quốc, Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Lương Thanh Nghị nêu rõ:

“Những hoạt động nêu trên của phía Trung Quốc là bất hợp pháp và vô giá trị, xâm phạm nghiêm trọng chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, quyền chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam ở Biển Đông theo Công ước của Liên Hợp quốc về Luật Biển 1982 (UNCLOS 1982), không phù hợp với Thỏa thuận về những nguyên tắc cơ bản chỉ đạo giải quyết vấn đề trên biển giữa Việt Nam và Trung Quốc, trái với tinh thần Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC) giữa ASEAN và Trung Quốc, làm phức tạp thêm tình hình Biển Đông.

Việt Nam yêu cầu Trung Quốc hủy bỏ những việc làm sai trái nói trên, đóng góp thiết thực vào việc duy trì hòa bình, ổn định tại khu vực”.


      
Cựu học viên
Cựu học viên Xuất sắc

Cấp bậc: Xuất sắc

Giới tính : Nam

Bài viết : 1328

Danh vọng : 2216

Uy tín : 54

Ngày 8/2, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Phạm Bình Minh đã ký quyết định bổ nhiệm ông Lê Hải Bình, Phó Vụ trưởng Vụ Thông tin báo chí, Phó Phát ngôn Bộ Ngoại giao, giữ chức Quyền Vụ trưởng Vụ Thông tin báo chí, Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao.

Phát ngôn của Bộ Ngoại giao Việt Nam cập nhật - Page 2 2-8-1410
Thứ trưởng Hồ Xuân Sơn trao Quyết định bổ nhiệm Quyền Vụ trưởng Vụ Thông tin Báo chí, Người phát ngôn Bộ Ngoại giao cho ông Lê Hải Bình
Trước đó, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang đã trao quyết định bổ nhiệm ông Lương Thanh Nghị, Vụ trưởng Vụ Thông tin báo chí, Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao làm Đại sứ đặc mệnh toàn quyền nước CHXHCN Việt Nam tại Australia, kiêm nhiệm Cộng hòa Vanuatu, Cộng hòa Quần đảo Marshall, Liên bang Micronesia, Quần đảo Solomon.

Ông Lê Hải Bình sinh năm 1977, tốt nghiệp Học viện Quan hệ quốc tế (nay là Học viện Ngoại giao) năm 1999.

Ông Lê Hải Bình bắt đầu công tác tại Bộ Ngoại giao từ năm 2000 tại Vụ Châu Á 2 (nay là Vụ Đông Nam Á, Nam Á, Nam Thái Bình Dương).

Từ 10/2000 đến 12/2003, ông Lê Hải Bình làm tùy viên Đại sứ quán Việt Nam tại Brunei. Sau đó, ông Lê Hải Bình lần lượt làm chuyên viên tại Vụ Châu Á 2, Văn phòng Bộ, Thư ký Lãnh đạo Bộ, Thư ký Bộ trưởng.

Từ 12/2008, ông Lê Hải Bình được bổ nhiệm làm Phó Vụ trưởng Vụ Chính sách đối ngoại kiêm Thư ký Phó Thủ tướng-Bộ trưởng Ngoại giao.

Trước khi chuyển sang Vụ Thông tin Báo chí vào tháng 6/2013, ông Lê Hải Bình giữ chức Phó Vụ trưởng Vụ Chính sách đối ngoại kiêm Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu Chiến lược. Ông Lê Hải Bình là Tiến sỹ chuyên ngành quan hệ quốc tế.
      
Cựu học viên
Cựu học viên Xuất sắc

Cấp bậc: Xuất sắc

Giới tính : Nam

Bài viết : 1328

Danh vọng : 2216

Uy tín : 54

Ngày 28/2/2014, trả lời câu hỏi phóng viên về phản ứng của Việt Nam trước Báo cáo nhân quyền của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ năm 2013 trong đó có phần đánh giá về Việt Nam, Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Hải Bình nêu rõ:

"Đảm bảo quyền con người là trọng tâm trong các chính sách phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam. Những nỗ lực của Việt Nam đã được cộng đồng quốc tế ghi nhận tại Phiên rà soát định kỳ phổ quát chu kỳ II (tháng 02/2014).

Một số nhận định về Việt Nam nêu trong Báo cáo nhân quyền của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ năm 2013 đã dựa trên những thông tin thiếu chính xác, không phản ánh thực tế khách quan về tình hình quyền con người ở Việt Nam.

Trên tinh thần thẳng thắn và xây dựng, Việt Nam luôn sẵn sàng đối thoại với các nước còn có những quan điểm khác biệt với Việt Nam trong lĩnh vực quyền con người, trong đó có Hoa Kỳ nhằm tăng cường hiểu biết, thu hẹp sự khác biệt, qua đó nâng cao tính xác thực và khách quan trong những đánh giá về tình hình quyền con người ở Việt Nam".


      
Cựu học viên
Cựu học viên Xuất sắc

Cấp bậc: Xuất sắc

Giới tính : Nam

Bài viết : 1328

Danh vọng : 2216

Uy tín : 54

Trả lời câu hỏi của phóng viên về thông báo hàng hải ngày 3/5/2014 của Cục Hải sự Trung Quốc nói rằng giàn khoan HD-981 tiến hành khoan và tác nghiệp tại vị trí có tọa độ 15o29’58” vĩ Bắc – 111o12’06” kinh Đông từ ngày 2/5 đến 15/8/2014, Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Hải Bình nêu rõ:

"Vị trí tọa độ hoạt động của giàn khoan HD-981 nêu trong thông báo hàng hải của Cục Hải sự Trung Quốc nằm hoàn toàn trong vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa của Việt Nam, cách bờ biển Việt Nam khoảng 120 hải lý.

Việt Nam có đầy đủ bằng chứng lịch sử và cơ sở pháp lý khẳng định chủ quyền của mình đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, cũng như quyền chủ quyền và quyền tài phán đối với vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của mình được xác định phù hợp với Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển 1982.

Mọi hoạt động của nước ngoài trên các vùng biển của Việt Nam khi chưa được phép của Việt Nam đều là bất hợp pháp và vô giá trị, Việt Nam kiên quyết phản đối".

      
Cựu học viên
Cựu học viên Xuất sắc

Cấp bậc: Xuất sắc

Giới tính : Nam

Bài viết : 1328

Danh vọng : 2216

Uy tín : 54

Chiều 15-5: Bộ Ngoại giao họp báo vụ Trung Quốc đặt giàn khoan trái phép HD 981
Xung quanh sự kiện Trung Quốc hạ đặt giàn khoan trái phép vào vùng đặc quyền kinh tế của VN từ đầu tháng 5-2014, người phát ngôn Bộ Ngoại giao VN Lê Hải Bình một lần nữa khẳng định giàn khoan này đã nằm sâu 80 hải lý trong vùng đặc quyền kinh tế của VN Công ước quốc tế về Luật biển 1982.

Những ngày qua, theo ông Bình, Việt Nam liên tục đối thoại, cũng như phản đối TQ bằng nhiều hình thức song phía Trung Quốc vẫn tiếp tục hành vi sai trái, tiếp tục điều thêm tàu đến vùng đặc quyền kinh tế của VN.

Các cơ quan chức năng của VN cho biết Trung Quốc vẫn duy trì nhiều tàu quân sự, tàu dịch vụ, cùng hỗ trợ của máy bay quân sự tại vùng biển VN.

Trong khi các tàu cảnh sát biển, tàu dân sự của VN hết sức kiềm chế, thì các tàu, máy bay của Trung Quốc có động thái hung hăng, đâm va, phun vòi rồng gây hư hại cho nhiều tàu và bị thương nhiều thuyền viên VN.

Tại Hội nghị cấp cao ASEAN tại Myama vừa qua, Thủ tướng VN Nguyễn Tấn Dũng đã nhấn mạnh sự việc Trung Quốc hạ đặt giàn khoan trái phép vào vùng đặc quyền kinh tế của VN là đe dọa sự hòa bình, ổn định tại Biển Đông. Các văn kiện chính thức tại hội nghị cấp cao lần này cũng đã nêu bật vấn đề an ninh biển Đông. Lần đầu tiên các Bộ trưởng ASEAN đã ra tuyên bố riêng về tình hình biển Đông. Điều này thể hiện sự quan ngại sâu sắc của ASEAN về tình hình Biển Đông hiện nay.

Ông Lê Hải Bình tiếp tục tuyên bố: "Việt Nam cực lực phản đối Trung Quốc đặt giàn khoan nằm sâu trong vùng đặc quyền kinh tế của VN, điều này vi phạm nghiêm trọng công ước luật biển cũng như Tuyên bố ứng xử ở Biển Đông (DOC). VN kiên quyết yêu cầu TQ rút toàn bộ giàn khoan Hải Dương 981 cũng như tàu, máy bay ra khỏi vùng đặc quyền kinh tế của VN và không để tái diễn hành động tương tự".

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao VN cũng nói: "Nhân dịp này VN gửi lời cảm ơn tới các quốc gia, cá nhân, tổ chức đã lên tiếng phản đối, lên án hành vi của Trung Quốc và cảm ơn các cơ quan báo chí trong nước và quốc tế đã đưa tin khách quan làm rõ hành vì sai trái của Trung Quốc".

Gần 100 đại diện các hãng thông tấn, báo chí trong và ngoài nước đến dự và đưa tin cuộc họp báo thường kỳ của Bộ Ngoại giao VN tại Hà Nội từ lúc 15g chiều 15-5. Dưới đây là phần trả lời các câu hỏi của giới truyền thông.

VN vẫn kiên trì biện pháp ngoại giao

Trước câu hỏi "VN đang hết sức kiềm chế, vậy VN có đặt ra các cấp độ không và VN đang kiềm chế ở cấp độ nào", ông Lê Hải Bình đáp: “Như chúng tôi đã nhiều lần khẳng định, VN sẽ sử dụng mọi biện pháp cần thiết phù hợp luật pháp quốc tế để bảo vệ quyền lợi của mình. Tùy vào các diễn biến thực tế, VN sẽ có phản ứng phù hợp”.

* VN sẽ thể hiện quan điểm về biển Đông như thế nào trong chuyến thăm tới đây của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng ở Philippines và Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Doan tại Thượng Hải?

Ông Lê Hải Bình: Cho đến lúc này, VN vẫn kiên trì biện pháp ngoại giao để giải quyết vấn đề. Việc thể hiện quan điểm của thủ tướng (tại Hội nghị ASEAN vừa qua) đã giúp thế giới hiểu hơn tình hình này. Nên tại các diễn đàn khác, tùy thời điểm, lãnh đạo VN sẽ có phát biểu về vấn đề này.

* Theo thông tin của chúng tôi, Trung Quốc đang gia tăng quân ở biên giới phía Bắc ở VN. VN có biện pháp gì gia tăng an ninh, như tăng quân ở phía Bắc?

- Tôi không có thông tin như phóng viên hỏi. Theo tôi biết, mọi hoạt động giao thương vẫn diễn ra bình thường.

* Kể từ sau cuộc điện đàm giữa phó thủ tướng Phạm Bình Minh và ông Dương Khiết Trì, hai nước VN và TQ đã có thêm cuộc tiếp xúc nào chưa? Các hoạt động hợp tác giữa VN và Trung Quốc có bị ảnh hưởng?

- VN đã và tiếp tục kiên trì giao thiệp với Trung Quốc với nhiều hình thức khác nhau và sẽ tiếp tục nỗ lực giải quyết bất đồng giữa hai bên. Thông qua các hoạt động hợp tác giữa hai bên, VN luôn coi trọng hợp tác chiến lược toàn diện với Trung Quốc nhưng chúng tôi cũng cho rằng quan hệ hai bên chỉ có thể tốt đẹp nếu thiện chí xử lý các bất đồng và tôn trọng lẫn nhau. Rõ ràng các hành động sai trái của Trung Quốc đã ảnh hưởng tiêu cực đến lòng tin cũng như tình cảm của người dân VN. Mặc dù vậy, VN vẫn cố gắng duy trì các hợp tác bình thường vì lợi ích của nhân dân hai nước.

* VN đã thông báo sự việc Trung Quốc đưa giàn khoan vào vùng đặc quyền kinh tế của mình ra Liên Hiệp Quốc chưa? Nếu Trung Quốc tiếp tục không rút giàn khoan, VN có đưa vấn đề ra cuộc họp Hội đồng Bảo an LHQ không? VN có ủng hộ các nước đưa sự việc ra Hội đồng bảo an không?

- Trong bối cảnh các nước trong và ngoài khu vực đang nỗ lực các giải pháp hòa bình, như thúc đẩy bộ quy tắc ứng xử ở Biển Đông, rõ ràng hành động của Trung Quốc đã ảnh hưởng đến hòa bình, ổn định. Cùng lúc đó, xin khẳng định VN sẽ sử dụng mọi biện pháp phù hợp theo luật pháp quốc tế, theo luật pháp quốc tế. Và ngày 7-5, VN đã cho lưu hành tại Liên Hiệp Quốc công hàm phản đối Trung Quốc xâm phạm trái phép vùng đặc quyền kinh tế của VN. Tôi cũng đã khẳng định, tùy diễn biến tình hình, VN sẽ tính tới các biện pháp phù hợp. Các giải pháp bạn hỏi cũng đã được tính đến và sẽ được sử dụng vào thời điểm thích hợp.

VN nhanh chóng trấn áp, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm pháp luật

* Nhiều cuộc tuần hành đã diễn ra ở nước ngoài của bà con VN, kể cả người đồng hoặc không đồng chính kiến với chính quyền VN. Quan điểm của VN về chuyện này?

Nhân dân VN có lòng nồng nàn yêu nước. Dù trong hay ngoài nước, đồng bào luôn trăn trở với độc lập, chủ quyền của đất nước. Những ngày qua đồng bào ta ở nhiều nước đã thể hiện lòng yêu nước và phản đối hành động của Trung Quốc. Đảng và nhà nước VN luôn trân trọng lòng yêu nước của đồng bào VN ở nước ngoài.

* Vụ bạo loạn ở công nhân ở Bình Dương, theo thông tin của tôi, hai công dân Đài Loan đã chết, ông có thể xác nhận không?

- Chúng tôi không có thông tin như phóng viên hỏi nhưng sẽ yêu cầu các cơ quan chức năng xác minh.

* Vụ việc vừa xảy ra ở Hà Tĩnh, có một người Trung Quốc đã chết, ông có xác nhận không?

- Theo cơ quan chức năng Hà Tĩnh, do mâu thuẫn xô xát giữa hai nhóm công nhân, có một người chết. Cơ quan chức năng đang tiếp tục xác minh và đưa người bị thương vào bệnh viện.

* Quan điểm của Bộ ngoại giao về hành vi quá khích của người biểu tình gần đây như tại Bình Dương? Tại sao người VN biểu tình chống Trung Quốc nhưng lại phá của cả doanh nghiệp Đài Loan. VN có tính đến bồi thường cho tổn thất này không?

Việc thể hiện lòng yêu nước, quyết tâm bảo vệ chủ quyền là chính đáng và tự nhiên. Tuy nhiên, việc thể hiện này phải đúng luật pháp. Xin khẳng định một số đối tượng đã lợi dụng việc tuần hành ôn hòa để kích động, gây mất an ninh, ổn định như tại Bình Dương. Ngay khi vụ việc xảy ra, các cơ quan VN đã nhanh chóng trấn áp, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm pháp luật. Chúng tôi khẳng định sẽ áp dụng mọi biện pháp cần thiết để đảm bảo quyền lợi chính đáng của các doanh nghiệp, trong đó có doanh nghiệp Đài Loan trên toàn lãnh thổ VN.

Phát ngôn của Bộ Ngoại giao Việt Nam cập nhật - Page 2 70703410
Các phóng viên trong và ngoài nước tham dự họp báo chiều 15-5. Ảnh: CẦM VĂN KÌNH
Chưa có thông tin công dân VN bị "trả đũa" tại TQ

* Xin ông khẳng định có hay không hàng trăm người Trung Quốc phải bỏ trốn sang Campuchia để tránh ảnh hưởng?

Chúng tôi không có thông tin như phóng viên hỏi. Cần khẳng định rằng tình hình ở các địa bàn có phức tạp thì đến nay đã ổn định. Chúng tôi sẽ làm hết sức mình để bảo vệ quyền lợi, tài sản của các doanh nghiệp đang hoạt động tại VN. Một số hành động phá hoại doanh nghiệp Trung Quốc cũng như doanh nghiệp khác là của những đối tượng xấu, bị tuyệt đại đa số nhân dân VN và nhà nước VN lên án. VN vẫn đang kiên trì đối thoại với Trung Quốc để giải quyết vấn đề liên quan giàn khoan Hải Dương 981.

* Có thông tin công dân VN đang bị trả đũa tại Trung Quốc, Bộ Ngoại giao có thông tin gì về vấn đề này? VN có biện pháp gì để bảo vệ công dân của mình?

Chúng tôi chưa có thông tin như phóng viên hỏi. Nhưng chúng tôi sẽ có thông báo tới các cơ quan của VN ở Trung Quốc để phối hợp với các cơ quan của Trung Quốc bảo đảm tài sản, tính mạng của công dân VN. Chúng tôi cũng sẽ có biện pháp bảo hộ cần thiết để bảo vệ công dân VN.

* VN luôn tuyên bố sử dụng mọi biện pháp cần thiết, VN có tính đến kiện Trung Quốc không? Nếu Trung Quốc vẫn không rút, liệu VN có sử dụng biện pháp quân sự không? Sáng nay tôi được biết có 21 người chết vụ bạo loạn ở Hà Tĩnh tối qua? Ông có thể xác nhận?

Tôi không nhắc lại câu VN sẽ sử dụng mọi biện pháp cần thiết vì bản thân phóng viên cũng nói đã nghe rất nhiều. Nhưng tôi sẽ nói rằng việc sử dụng biện pháp pháp lý là biện pháp hòa bình được quy định trong công ước quốc tế về luật biển 1982. Vì vậy, VN sẽ tính đến sử dụng biện pháp này nếu cần thiết.

Thông tin thứ hai, tôi khẳng định đó là thông tin không có cơ sở.

Đại sứ mới của Trung Quốc đã có mặt tại Hà Nội

* Có tin Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Hồ Xuân Sơn đã đi Bắc Kinh. Ông Sơn đi với nhiệm vụ gì? Đại sứ Trung Quốc tại VN đã hết nhiệm kỳ cách đây hơn một tháng, Trung Quốc đã bổ nhiệm đại sứ mới chưa?

- Thứ trưởng Hồ Xuân Sơn đã đi thăm Trung Quốc từ 13 đến 15-5. Trong chuyến thăm này, hai bên sẽ trao đổi thẳng thắn các vấn đề. Hiện giờ Thứ trưởng Sơn chưa về đến VN. Khi có thông tin chúng tôi sẽ thông báo sớm đến báo chí.

Đại sứ mới của Trung Quốc tại VN đã có mặt ở Hà Nội từ ngày 11-5. Các cơ quan chức năng VN đang thu xếp thủ tục để đại sứ mới trình quốc thư sớm nhất để có thể bắt đầu nhiệm vụ của mình.

VN phản đối việc sử dụng vũ lực

* Qua báo chí, thấy xảy ra sự va chạm như bắn vòi rồng, húc tàu (tại khu vực giàn khoan TQ đặt trái phép - PV) nhưng không hiểu chiến thuật của VN ở vùng đó như thế nào? Phải chăng chỉ làm gây khó chịu để Trung Quốc rút? Thương vong cũng như tổn hại hai bên? Với tình trạng này phải đợi bao lâu để VN có giải pháp khác hơn, ví dụ như quân sự?

- Cho dù sử dụng chiến thuật gì, VN cũng dựa trên nguyên tắc kiên trì, quyết tâm bảo vệ chủ quyền, kiên quyết để Trung Quốc phải rút giàn khoan, tàu, máy bay ra khỏi VN. Nhưng VN sẽ kiềm chế bởi VN phản đối việc sử dụng vũ lực.
Nguồn: TTO
      
Cựu học viên
Cựu học viên Xuất sắc

Cấp bậc: Xuất sắc

Giới tính : Nam

Bài viết : 1328

Danh vọng : 2216

Uy tín : 54

Theo thông tin từ các cơ quan chức năng Việt Nam, từ đầu tháng 5/2014, nhiều tàu cá của Việt Nam đã bị các tàu của Trung Quốc liên tục khống chế, xua đuổi, gây thiệt hại về tài sản. Nghiêm trọng hơn, lực lượng chức năng Trung Quốc đã có những hành vi đánh đập, gây thương tích, đe dọa tính mạng ngư dân Việt Nam.

Cụ thể như sau:

Ngày 7/5/2014, tại khu vực có tọa độ 16o50‘N-112o49‘E (cách Bắc Tây Bắc đảo Linh Côn, quần đảo Hoàng Sa khoảng 10 hải lý), tàu cá của Quảng Ngãi số hiệu QNg 96416 TS cùng 16 ngư dân, đã bị tàu Trung Quốc số hiệu 1241 bắn đạn lửa; dùng vòi rồng phun nước; dùng búa, chai lọ, bu lông ném sang tàu; dùng câu liêm cắt đứt dây và hệ thống liên lạc, định vị. Sau đó, thêm 1 tàu ngư chính Trung Quốc chưa rõ số hiệu, đã khống chế, đâm thẳng vào tàu gây vỡ mạn phải và toàn bộ kính ca bin, hỏng nhiều thiết bị và tài sản trên tàu. Thiệt hại ước tính khoảng 890 triệu đồng.

- Vào lúc 23h00 ngày 16/5/2014, tàu cá của Quảng Ngãi mang số hiệu QNg 90205 TS trong khi đang hoạt động nghề cá bình thường tại khu vực có tọa độ 16o55‘N-112o21‘E, gần đảo Phú Lâm thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam, đã bị tàu ngư chính Trung Quốc số hiệu 306 chạy đến khống chế. Nghiêm trọng hơn, lực lượng chức năng của Trung Quốc đã lên tàu cá đập phá hầu hết tài sản trên tàu, đánh và gây thương tích nặng đối với hai ngư dân Việt Nam tên là Nguyễn Huyền Lê Anh và Nguyễn Tấn Hải của tàu cá nói trên.

- Ngày 17/5/2014, tàu cá của tỉnh Quảng Ngãi mang số hiệu QNg 96011 TS cùng 13 ngư dân khi đang hoạt động tại khu vực có tọa độ 15o16‘N-111o18‘E, cách đảo Tri Tôn, quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam khoảng 31 hải lý, đã bị tàu Trung Quốc số hiệu 21102, khống chế, lấy đi một số tài sản và ngư lưới cụ. Thiệt hại ước tính khoảng 50 triệu đồng.

- Gần đây nhất, vào lúc 16h00 ngày 26/5/2014, tại khu vực có tọa độ 15o16’42”N-111o01’30”E, ngư trường truyền thống thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam, tàu cá Đà Nẵng mang số hiệu ĐNa 90152 TS cùng 10 ngư dân trên tàu đã bị tàu Trung Quốc mang số hiệu 11209 đã đâm chìm. Hiện 10 ngư dân đã được lực lượng kiểm ngư, Cảnh sát biển cứu vớt và đưa lên tàu an toàn.

Ngày 27/5/2014, trả lời câu hỏi của nhiều phóng viên Việt Nam và quốc tế về phản ứng của Việt Nam trước các vụ việc này, Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Hải Bình nêu rõ:  

“Những hành động nói trên của phía Trung Quốc đã vi phạm chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam ở Biển Đông, trái với tinh thần Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC), tiếp tục làm phức tạp tình hình trên Biển Đông.

Một lần nữa, Việt Nam yêu cầu phía Trung Quốc chấm dứt những hành động vô nhân đạo, xâm hại nghiêm trọng đến tính mạng, tài sản và lợi ích hợp pháp của ngư dân Việt Nam, tôn trọng luật pháp quốc tế, đồng thời xử lý nghiêm những người có liên quan, không để tái diễn những hành động tương tự và bồi thường thỏa đáng cho các ngư dân Việt Nam".


Ngày 27/5/2014, đại diện Cục Lãnh sự, Bộ Ngoại giao Việt Nam đã triệu đại diện Đại sứ quán Trung Quốc tại Hà Nội trao công hàm phản đối.
      
Cựu học viên
Cựu học viên Xuất sắc

Cấp bậc: Xuất sắc

Giới tính : Nam

Bài viết : 1328

Danh vọng : 2216

Uy tín : 54

Ngày 10/7, trả lời câu hỏi của phóng viên về vụ việc tàu cá QNg 94912 TS bị phía Trung Quốc bắt giữ, Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Hải Bình cho biết:

“Ngay sau khi có thông tin về vụ việc, Bộ Ngoại giao đã chỉ đạo Đại sứ quán Việt Nam tại Trung Quốc cũng như các cơ quan đại diện ngoại giao Việt Nam tại Trung Quốc tiến hành các biện pháp bảo hộ công dân, đồng thời xác minh các vấn đề liên quan đến vụ việc.

Theo thông tin mới nhất từ Tổng Lãnh sự quán Việt Nam tại Quảng Châu, vào lúc 9 giờ sáng ngày 10/7/2014, đại diện Tổng Lãnh sự quán Việt Nam tại Quảng Châu đã tiến hành thăm lãnh sự và có các biện pháp bảo hộ công dân cần thiết đối với sáu ngư dân của tàu cá Quảng Ngãi mang số hiệu QNg 94912 TS bị Trung Quốc bắt giữ. Sức khỏe các ngư dân hoàn toàn ổn định. Hiện các ngư dân đang bị lưu giữ tại cảng Tam Á, thành phố Tam Á, tỉnh Hải Nam. Tổng Lãnh sự quán Việt Nam tại Quảng Châu đang tiếp tục làm việc chặt chẽ với các cơ quan chức năng tỉnh Hải Nam làm rõ các vấn đề liên quan đến vụ việc.”


Ngày 11/7, trả lời câu hỏi của phóng viên liên quan tới việc ngày 10/7/2014, Thượng viện Hoa Kỳ thông qua Nghị quyết 412 khẳng định Hoa Kỳ ủng hộ quyền tự do hàng hải, sử dụng các vùng biển, vùng trời ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương theo quy định của luật pháp quốc tế, giải quyết các yêu sách và tranh chấp lãnh thổ bằng biện pháp ngoại giao hòa bình, Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Hải Bình nêu rõ:

"Việt Nam hoan nghênh việc Nghị quyết 412 của Thượng viện Hoa Kỳ yêu cầu Trung Quốc rút giàn khoan Hải Dương-981 và các lực lượng hộ tống khỏi vị trí hiện tại, không có các hoạt động trái với Quy tắc quốc tế về phòng ngừa đâm va trên biển (COLREGs); lên án các hành động cưỡng bức, đe dọa hoặc sử dụng vũ lực, thay đổi hiện trạng hay gây bất ổn ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương.

Việt Nam mong muốn các quốc gia trong và ngoài khu vực, trong đó có Hoa Kỳ tiếp tục có đóng góp mạnh mẽ, thiết thực, hiệu quả và có tính xây dựng cho hoà bình, ổn định, an ninh, an toàn và tự do hàng hải, hàng không ở khu vực".

      
Cựu học viên
Cựu học viên Xuất sắc

Cấp bậc: Xuất sắc

Giới tính : Nam

Bài viết : 1328

Danh vọng : 2216

Uy tín : 54

Tại cuộc họp báo thường kỳ của Bộ Ngoại giao ngày 24/7, Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Hải Bình đã thông báo về một số hoạt động đối ngoại của Việt Nam trong thời gian tới, trả lời các câu hỏi của phóng viên Việt Nam và nước ngoài về các vấn đề báo chí quan tâm.

1. Trả lời câu hỏi của phóng viên về vụ việc ngày 23/7/2014 tại Quảng Tây, Trung Quốc làm 3 phụ nữ Việt Nam thiệt mạng và 02 người khác bị thương, Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Hải Bình cho biết:

Ngay sau khi có thông tin về việc này, Bộ Ngoại giao Việt Nam đã chỉ đạo các cơ quan đại diện Việt Nam tại Trung Quốc khẩn trương làm việc với các cơ quan chức năng Trung Quốc và tỉnh Quảng Tây để xác minh thông tin vụ việc, chi tiết nhân thân những nạn nhân, cứu chữa kịp thời những người bị thương cũng như giải quyết hậu sự cho những người thiệt mạng.

Trong ngày 23/7/2014, Tổng Lãnh sự quán Việt Nam tại Nam Ninh đã nhanh chóng liên hệ với các cơ quan chức năng tỉnh Quảng Tây yêu cầu cứu chữa ngay lập tức bằng mọi giá cho hai người bị thương và sớm điều tra vụ việc.

Sáng ngày 24/7/2014, Cục trưởng Cục Lãnh sự, Bộ Ngoại giao Việt Nam đã gặp Phó Đại sứ Trung Quốc tại Hà Nội để trao đổi về vấn đề này.”


2. Trả lời câu hỏi của phóng viên đề nghị khẳng định thông tin Phần Lan bắt giữ lô hàng thiết bị quân sự từ Việt Nam đến U-crai-na, Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Hải Bình phát biểu:

“Các cơ quan chức năng Việt Nam cho biết đây là lô hàng thiết bị quân sự được mang đi sửa chữa, bảo dưỡng trong khuôn khổ hợp tác quốc phòng truyền thống giữa Việt Nam và U-crai-na. Việc làm này là hoàn toàn bình thường theo đúng luật pháp và thông lệ quốc tế.
Hiện các cơ quan chức năng của Việt Nam đang làm việc với các bên liên quan giải quyết các vấn đề nảy sinh về thủ tục hải quan trong khi quá cảnh tại Phần Lan”.


3. Trả lời câu hỏi của phóng viên về phản ứng của Việt Nam trước việc Trung Quốc tiến hành khai thông luồng lạch ở đảo Duy Mộng thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam, Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Hải Bình khẳng định:

“Việt Nam đã nhiều lần khẳng định chủ quyền không tranh cãi đối với quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Mọi hoạt động của Trung Quốc ở hai quần đảo này đều là bất hợp pháp và vô giá trị”

      
Cựu học viên
Cựu học viên Xuất sắc

Cấp bậc: Xuất sắc

Giới tính : Nam

Bài viết : 1328

Danh vọng : 2216

Uy tín : 54

Ngày 13/8/2014, trước việc một số phần tử cực đoan Khmer  Kampuchea Krom tổ chức biểu tình và đốt quốc kỳ của Việt Nam tại Phnom Penh, Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Hải Bình nêu rõ:

"Việt Nam kịch liệt phản đối việc những phần tử cực đoan Khmer Kampuchea Krom tổ chức biểu tình bất hợp pháp và đốt quốc kỳ của Việt Nam tại Phnom Penh ngày 12/8/2014. Đây là những hành động ngang ngược, cố tình xúc phạm nghiêm trọng tình cảm của nhân dân Việt Nam, không phù hợp với quan hệ láng giềng hữu nghị truyền thống tốt đẹp giữa hai nước Việt Nam và Cam-pu-chia. Chúng tôi yêu cầu Cam-pu-chia xét xử nghiêm minh theo pháp luật và có các biện pháp ngăn chặn hữu hiệu, không để tình trạng trên tái diễn.”
      
Cựu học viên
Cựu học viên Xuất sắc

Cấp bậc: Xuất sắc

Giới tính : Nam

Bài viết : 1328

Danh vọng : 2216

Uy tín : 54

Ngày 14/8/2014, trả lời câu hỏi đề nghị cho biết phản ứng của Việt Nam trước việc mới đây Trung Quốc đã cho xuất bản cuốn sách “lý giải” về đường 9 đoạn phi lý trên Biển Đông, ông Lê Hải Bình nói:

"Việt Nam khẳng định chủ quyền không tranh cãi đối với 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Chính vì vậy hành động của Trung Quốc mà phóng viên vừa nêu là bất hợp pháp và vô giá trị, không thể thay đổi thực tế về chủ quyền của Việt Nam đối với 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.”
Nguồn: VOV
      
Cựu học viên
Cựu học viên Xuất sắc

Cấp bậc: Xuất sắc

Giới tính : Nam

Bài viết : 1328

Danh vọng : 2216

Uy tín : 54

Ngày 21/8/2014, trả lời câu hỏi liên quan vụ việc tàu cá từ vùng biển quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam trở về cập cảng Lý Sơn trong tình trạng hư hỏng nặng do bị tàu nước ngoài tấn công, Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Hải Bình nhấn mạnh:

"Các cơ quan chức năng của Việt Nam vẫn đang khẩn trương xác minh thông tin về vụ việc trên. Tuy nhiên, chúng tôi lên án mạnh mẽ những hành động vô nhân đạo nhằm vào tàu cá và ngư dân Việt Nam đang hoạt động hợp pháp trong vùng biển của Việt Nam.”
Nguồn: VOV
      
Cựu học viên
Cựu học viên Xuất sắc

Cấp bậc: Xuất sắc

Giới tính : Nam

Bài viết : 1328

Danh vọng : 2216

Uy tín : 54

Phát ngôn của Bộ Ngoại giao Việt Nam cập nhật - Page 2 35-npn10
Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Hải Bình
Ngày 28/8/2014, trả lời câu hỏi của phóng viên báo Tuổi Trẻ liên quan đến kết quả chuyến thăm của Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư Lê Hồng Anh tới Trung Quốc, Người Phát ngôn nhấn mạnh rằng trong khuôn khổ chuyến thăm hai bên đã nhất trí về 03 nội dung quan trọng, cụ thể:

Một là, lãnh đạo hai Đảng, hai nước Việt Nam – Trung Quốc tăng cường hơn nữa việc chỉ đạo trực tiếp đối với quan hệ hai Đảng, hai nước, thúc đẩy quan hệ Việt – Trung không ngừng phát triển lành mạnh, ổn định.

Hai là, hai bên tăng cường giao lưu giữa hai Đảng, hai nước; khôi phục và tăng cường hợp tác giữa hai bên trên mọi lĩnh vực như chính trị ngoại giao, quốc phòng, an ninh, kinh tế, thương mại, thực thi pháp luật, nhân văn...

Ba là, hai bên tuân thủ các nhận thức chung quan trọng của lãnh đạo cấp cao hai Đảng, hai nước, nghiêm túc thực hiện “Thoả thuận về những nguyên tắc cơ bản chỉ đạo giải quyết vấn đề trên biển Việt Nam - Trung Quốc”, sử dụng tốt cơ chế đàm phán cấp Chính phủ về biên giới lãnh thổ Việt Nam – Trung Quốc; tìm kiếm giải pháp cơ bản và lâu dài mà hai bên đều có thể chấp nhận được, đồng thời tích cực nghiên cứu và bàn bạc các giải pháp mang tính quá độ không ảnh hưởng đến lập trường và chủ trương của mỗi bên, kể cả vấn đề hợp tác cùng phát triển; kiểm soát tốt những bất đồng trên biển, không có hành động làm phức tạp, mở rộng tranh chấp; duy trì quan hệ Việt – Trung và hoà bình, ổn định trên Biển Đông.


Về việc ngư dân của tàu cá QNg 95997 TS bị Philippines bắt giữ 12/4/2012 sắp được về nước. Ông Lê Hải Bình cho biết: “Theo thông tin từ Đại sứ quán Việt Nam tại Philippines, sau thời gian làm việc tích cực với các cơ quan chức năng sở tại, ngày 27/8/2014, Đại sứ quán Việt Nam tại Philippines đã hoàn tất thủ tục và sẽ đưa 12 ngư dân tàu cá QNg 95997 TS do anh Tiêu Minh Sơn làm thuyền trưởng về nước. Dự kiến các ngư dân sẽ về đến Việt Nam vào ngày 30/8/2014”.

Trả lời câu hỏi của phóng viên liên quan đến những hoạt động bạo lực leo thang của Tổ chức Nhà nước Hồi giáo như chặt đầu nhà báo Hoa Kỳ, đe dọa tấn công Hoa Kỳ… Người Phát ngôn nói rằng Việt Nam hết sức quan ngại trước tình trạng bạo lực leo thang tại Iraq, đồng thời lên án những hành động dã man, vô nhân đạo nhằm vào những thường dân vô tội. Việt Nam ủng hộ các nỗ lực của cộng đồng quốc tế và của Chính quyền Iraq nhằm sớm khôi phục ổn định, đảm bảo chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Iraq vì hòa bình và ổn định ở khu vực.

Liên quan đến cộng đồng người Việt Nam tại một số quốc gia có dịch Ebola như Nigeria, Sierra Leone, Liberia… Ông Lê Hải Bình cho biết: “Cho đến nay, công dân Việt Nam tại một số quốc gia có dịch Ebola như Nigeria, Sierra Leone, Liberia… vẫn được bảo đảm an toàn trước dịch bệnh Ebola. Các cơ quan đại diện Việt Nam tại các quốc gia này đang tiếp tục giữ liên lạc chặt chẽ với cộng đồng người Việt đồng thời khuyến cáo các công dân Việt Nam tránh xa các khu vực đang có dịch bệnh, liên lạc trực tiếp với các cơ quan đại diện Việt Nam tại các quốc gia này để được hỗ trợ, giúp đỡ trong trường hợp khẩn cấp”.

Trả lời câu hỏi của phóng viên về Tuyên bố của Đại sứ quán Hoa Kỳ và các tổ chức nhân quyền về kết quả phiên tòa xét xử vụ án hình sự đối với Bùi Thị Minh Hằng, Nguyễn Thị Thúy Quỳnh và Nguyễn Văn Minh. Người phát ngôn khẳng định ở Việt Nam, các quyền tự do của người dân, trong đó có quyền tự do bày tỏ chính kiến, luôn được tôn trọng; và người dân được thực thi đầy đủ các quyền của mình trong khuôn khổ của pháp luật. Phiên tòa xét ba người trên về tội danh “gây rối trật tự công cộng” đã diễn ra theo đúng các quy định và trình tự của pháp luật Việt Nam. Việc đưa ra xét xử các đối tượng vi phạm pháp luật là việc làm cần thiết nhằm bảo đảm an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội và cuộc sống yên bình của người dân.

Liên quan đến lệnh tổng động viên đợt 2 ở Ukraine trong đó có huy động công dân gốc Việt Nam. Ông Lê Hải Bình cho biết: “ Đại sứ quán Việt Nam tại Ukraine cho biết vừa qua, Ukraine đã thông qua lệnh tổng động viên đợt 2, huy động các công dân nam có độ tuổi từ 18 đến 60 thực hiện nghĩa vụ quân sự. Theo thống kê của Đại sứ quán Việt Nam tại Ukraine, có khoảng 270 người gốc Việt Nam nằm trong độ tuổi tổng động viên. Tuy nhiên, hầu hết những thanh niên quốc tịch Ukraine gốc Việt Nam được miễn trừ do đang là học sinh, sinh viên theo học tại các cơ sở đào tạo trong và ngoài nước. Những trường hợp có giấy báo nhập ngũ sau khi đến trình diện và chứng minh đang là sinh viên cũng như có vấn đề về sức khỏe đều được miễn trừ”.

Đối với vấn đề hợp tác dầu khí Việt Nam - Ấn Độ. Người phát ngôn nói rằng Việt Nam hoan nghênh và cam kết tạo mọi điều kiện thuận lợi cho các hoạt động hợp tác kinh tế bình thường giữa các công ty dầu khí Việt Nam và các đối tác nước ngoài nằm trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam.

Trả lời câu hỏi của phóng viên liên quan đến Thỏa thuận ngừng bắn ngày 26/8/2014 giữa Israel và Palestine. Ông Lê Hải Bình nhấn mạnh rằng Việt Nam hoan nghênh thỏa thuận ngừng bắn ngày 26/8/2014 giữa Israel và Palestine. Việt Nam kêu gọi các bên liên quan tôn trọng thỏa thuận ngừng bắn vừa đạt được, tiếp tục thúc đẩy các cuộc đàm phán nhằm đi đến một thỏa thuận hòa bình toàn diện và bền vững vì hòa bình và ổn định ở khu vực.

      
Cựu học viên
Cựu học viên Xuất sắc

Cấp bậc: Xuất sắc

Giới tính : Nam

Bài viết : 1328

Danh vọng : 2216

Uy tín : 54

Phát ngôn của Bộ Ngoại giao Việt Nam cập nhật - Page 2 35-npn10
Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Hải Bình

Ngày 4/9/2014, trả lời câu hỏi của phóng viên đề nghị cho biết phản ứng của Việt Nam trước việc Trung Quốc khai trương tuyến du lịch biển khởi hành từ thành phố Tam Á (thuộc tỉnh Hải Nam) đến quần đảo Hoàng Sa, Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Hải Bình nêu rõ:

“Việt Nam có chủ quyền không tranh cãi đối với quần đảo Hoàng Sa. Việc Trung Quốc khai thác du lịch ở khu vực này là vi phạm nghiêm trọng chủ quyền của Việt Nam, không phù hợp với Thoả thuận về những nguyên tắc cơ bản chỉ đạo giải quyết vấn đề trên biển Việt Nam - Trung Quốc cũng như tinh thần Tuyên bố về Ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC), làm phức tạp thêm tình hình ở Biển Đông và khu vực.

Việt Nam yêu cầu Trung Quốc chấm dứt ngay các hoạt động sai trái này”.


      
Cựu học viên
Cựu học viên Xuất sắc

Cấp bậc: Xuất sắc

Giới tính : Nam

Bài viết : 1328

Danh vọng : 2216

Uy tín : 54

Phát ngôn của Bộ Ngoại giao Việt Nam cập nhật - Page 2 35-npn10
Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Hải Bình

Theo thông tin xác minh từ các cơ quan chức năng của Việt Nam, trong các ngày 01 và 14/8/2014, các tàu cá Quảng Ngãi mang số hiệu QNg 96416 TS và QNg 96674 TS trong khi đang hoạt động nghề cá bình thường tại khu vực quần đảo Hoàng Sa đã bị một số tàu Trung Quốc khống chế, ngăn cản và lấy đi một số tài sản.

Nghiêm trọng hơn, ngày 15/8/2014, trong khi đang hoạt động bình thường tại khu vực quần đảo Hoàng Sa, tàu cá Quảng Ngãi mang số hiệu QNg 96697 TS đã bị hai ca nô cao su cùng số hiệu 207 của Trung Quốc khống chế, lên tàu đập phá, tịch thu trái phép một số tài sản và đánh đập các ngư dân.

Ngày 09/09/2014, trả lời câu hỏi của phóng viên về phản ứng của Việt Nam trước những hành động nói trên của Trung Quốc, Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Hải Bình nêu rõ:

“Ngày 09/09/2014, Bộ Ngoại giao Việt Nam đã gặp đại diện Đại sứ quán Trung Quốc tại Hà Nội để trao công hàm phản đối.

Đây là những hành động xâm phạm chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam ở Biển Đông, trái với luật pháp quốc tế và tinh thần Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC), Thỏa thuận về những nguyên tắc cơ bản chỉ đạo giải quyết các vấn đề trên biển Việt Nam – Trung Quốc và đi ngược lại nhận thức chung của Lãnh đạo Cấp cao hai nước về việc đối xử nhân đạo với ngư dân.

Việt Nam yêu cầu phía Trung Quốc điều tra và xử lý nghiêm các hành vi của lực lượng chức năng Trung Quốc đồng thời không để tái diễn những hành động trên và bồi thường thỏa đáng cho các ngư dân Việt Nam”.


      
Puzzle
Puzzle Tích cực

Cấp bậc: Tích cực

Giới tính : Nam

Bài viết : 455

Danh vọng : 748

Uy tín : 83

Sẽ có phản ứng phù hợp với hành động đơn phương của Trung Quốc ở biển Đông

ANTĐ - Chiều 11-9, tại cuộc họp báo thường kỳ, ông Lê Hải Bình, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam thông tin, Tổng thống Ấn Độ Pranab Mukherjee sẽ có chuyến thăm cấp nhà nước tới Việt Nam từ ngày 14 đến 17-9. Đây là một bước đi quan trọng trong việc thúc đẩy quan hệ hữu nghị truyền thống và quan hệ đối tác chiến lược giữa Việt Nam và Ấn Độ.

Phát ngôn của Bộ Ngoại giao Việt Nam cập nhật - Page 2 Dtu310
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam, ông Lê Hải Bình tại buổi họp báo ngày 11-9

Ấn Độ là một đối tác truyền thống lâu đời của Việt Nam. Trong khuôn khổ chuyến thăm này, hai bên sẽ rà soát việc triển khai các thỏa thuận đã đạt được trong các chuyến thăm của lãnh đạo cấp cao hai nước, đặc biệt là chuyến thăm Ấn Độ của Chủ tịch nước Trương Tấn Sang vào tháng 10-2011 và của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng vào tháng 11-2013, đề ra các phương hướng tăng cường và làm sâu sắc hơn nữa quan hệ đối tác chiến lược giữa Việt Nam và Ấn Độ cũng như sẽ bàn thảo các vấn đề quốc tế và khu vực mà hai bên cùng quan tâm.

Bước đi quan trọng của quan hệ Việt Nam - Ấn Độ

An ninh Thủ đô: Liên quan đến chuyến thăm của Tổng thống Ấn Độ đến Việt Nam, xin cho biết về triển vọng quan hệ hợp tác của 2 nước trong lĩnh vực quốc phòng? Nhiều người cũng quan tâm về học bổng Chính phủ Ấn Độ dành cho Việt Nam trong lĩnh vực công nghệ thông tin, xin ông cho biết thêm?

Ông Lê Hải Bình: Chuyến thăm cấp nhà nước lần này của Tổng thống Ấn Độ đến Việt Nam là một bước đi quan trọng trong việc thúc đẩy quan hệ hữu nghị truyền thống và quan hệ đối tác chiến lược giữa Việt Nam và Ấn Độ. Hai bên sẽ cùng nhau rà soát lại những công việc đã được triển khai để thực hiện các thỏa thuận trong các chuyến thăm cấp cao trước đó. Trong những năm qua, quan hệ đối tác chiến lược giữa Việt Nam và Ấn Độ đã phát triển trên nhiều lĩnh vực, trong đó có lĩnh vực giáo dục. Thông tin cụ thể mà phóng viên nêu, trong thời gian diễn ra chuyến thăm, chúng tôi sẽ cung cấp đầy đủ thông tin đến phóng viên.

Tiền phong: Trong chuyến thăm của Tổng thống Ấn Độ tới Việt Nam, báo chí Ấn Độ có đưa tin, Việt Nam mua tên lửa hành trình Brahmos từ Ấn Độ. Xin Bộ ngoại giao xác minh thông tin này?

Ông Lê Hải Bình: Chúng tôi sẽ kiểm tra và xác minh thông tin mà phóng viên nêu.

Ngăn chặn mọi việc làm sai trái

Tuổi Trẻ: Về thông tin Trung Quốc có một số hoạt động trái phép trên đảo Gạc Ma của Việt Nam, xin hỏi quan điểm của Người phát ngôn Bộ Ngoại giao về vấn đề này?

Ông Lê Hải Bình: Việt Nam có đầy đủ cơ sở pháp lý và bằng chứng lịch sử khẳng định chủ quyền của mình đối với quần đảo Trường Sa. Mọi hoạt động đơn phương của nước ngoài nhằm làm thay đổi hiện trạng của khu vực này đều là hoạt động xâm phạm nghiêm trọng chủ quyền của Việt Nam, vi phạm nghiêm trọng Tuyên bố của các bên trên Biển Đông (DOC), làm phức tạp tình hình ở Biển Đông và khu vực.

Báo Kinh tế đầu tư: Phản ứng của Việt Nam như thế nào khi Trung Quốc vẫn tuyên bố giữ tàu cá của Việt Nam do các tàu này sử dụng chất nổ trong đánh bắt? Sáng 11-9 Công ty dầu khí Hải Dương (Trung Quốc) đã mở thầu hơn 33 lô dầu khí, xin hỏi trong số đó có lô nào nằm trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam không?

Ông Lê Hải Bình: Về việc tàu cá của Việt Nam bị Trung Quốc bắt giữ, quan điểm của Việt Nam đã được nêu rõ trong tuyên bố hôm 9-9. Việt Nam yêu cầu phía Trung Quốc điều tra và xử lý nghiêm các hành vi của lực lượng chức năng Trung Quốc, đồng thời không để tái diễn những hành động trên và bồi thường thỏa đáng cho các ngư dân Việt Nam. Về việc Công ty Dầu khí Hải Dương đã mở thầu hơn 33 lô dầu khí, Việt Nam sẽ xác minh và có phản ứng phù hợp.

VnExpress: Mới đây, Chủ tịch cộng đồng Khơ-me ở Campuchia có nói tháng 10 tới sẽ tổ chức biểu tình phản đối một số phát ngôn của phía Việt Nam và xin đề nghị tạm cắt đứt quan hệ Campuchia với Việt Nam. Đến nay, phía Việt Nam đã có trao đổi gì với phía Campuchia để ngăn chặn các trường hợp tương tự?

Ông Lê Hải Bình: Lập trường của Việt Nam về vấn đề này là rõ ràng và nhất quán. Việt Nam đề nghị chính quyền Campuchia có các biện pháp hữu hiệu để ngăn chặn các hoạt động sai trái, không phù hợp với quan hệ hữu nghị láng giềng tốt đẹp giữa Việt Nam và Campuchia.

Thúc đẩy quan hệ ngoại giao

Tiền Phong: Xin cho biết quan điểm của Việt Nam trước việc Bộ Nông nghiệp Mỹ gần đây cho phép nhập hoa quả Việt Nam?

Ông Lê Hải Bình: Việt Nam hoan nghênh việc Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ đã cấp giấy phép nhập khẩu một số hàng nông sản Việt Nam như vải, nhãn. Đây có thể nói là bước đi nhằm góp phần thúc đẩy quan hệ kinh tế thương mại đang phát triển rất tốt đẹp giữa Việt Nam và Hoa Kỳ. Việt Nam hy vọng rằng, phía Hoa Kỳ sẽ tiếp tục xem xét và cấp giấy phép nhập khẩu thêm các mặt hàng nông sản có chất lượng cao của Việt Nam vào thị trường Hoa Kỳ.

Hãng tin AP: Trong 2 ngày hôm qua và hôm nay, 1 nhóm làm việc chung của Vantican tại Việt Nam đã có phiên họp, xin cho biết kết quả phiên họp và có tiến triển gì trong lộ thiết lập quan hệ ngoại giao giữa Việt Nam và Vantican?

Ông Lê Hải Bình: Thực hiện thỏa thuận tại cuộc họp của nhóm công tác hỗn hợp giữa Việt Nam và Tòa thánh Vantican hồi tháng 6-2013, cuộc họp Vòng 5 của nhóm công tác hỗn hợp giữa Việt Nam và Tòa thánh Vantican đã diễn ra tại Hà Nội trong ngày 10 và 11-9. Tại cuộc họp, hai bên đánh giá quan hệ giữa Việt Nam và tòa thánh Vantican có bước phát triển tích cực, thể hiện các cuộc tiếp xúc của các cấp. Hai bên thống nhất tiếp tục duy trì đối thoại, tiếp xúc, tạo điều kiện thuận lợi cho đặc phái viên không thường trú của tòa thánh Vantican tại Việt Nam, góp phần giúp giáo hội Công giáo Việt Nam thực hiện tốt lời dạy của Giáo hoàng. Phía Việt Nam khẳng định Đảng và Nhà nước Việt Nam nhất quán và không ngừng hoàn thiện chính sách tôn trọng, bảo đảm tự do tín ngưỡng, tự do tôn giáo của người dân, ủng hộ Giáo hội Công giáo Việt Nam tham gia tích cực phát triển kinh tế xã hội và xây dựng đất nước.
      
Cựu học viên
Cựu học viên Xuất sắc

Cấp bậc: Xuất sắc

Giới tính : Nam

Bài viết : 1328

Danh vọng : 2216

Uy tín : 54

Phát ngôn của Bộ Ngoại giao Việt Nam cập nhật - Page 2 Img_4710
Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Hải Bình

Chiều 25/9/2014, Bộ Ngoại giao Việt Nam vừa tổ chức buổi họp báo thường kỳ tại Hà Nội. Những thông tin liên quan đến việc khả năng Mỹ có thể dỡ bỏ lệnh cấm bán vũ khí sát thương cho Việt Nam cũng như những diễn biến mới nhất liên quan đến tình hình trên Biển Đông thu hút sự quan tâm của phóng viên báo đài.

Trước câu hỏi của phóng viên về khả năng Mỹ có thể bán máy bay do thám P - 3 cho Việt Nam để tăng cường khả năng theo dõi và bảo vệ bờ biển, người phát ngôn Lê Hải Bình cho biết: “Hiện chúng tôi chưa có thông tin này. Tuy nhiên, chúng tôi luôn ủng hộ mọi nỗ lực nhằm thúc đẩy quan hệ đối tác toàn diện với Hoa Kỳ vì lợi ích của hai nước cũng như hòa bình, ổn định cũng như hợp tác và phát triển ở khu vực và trên thế giới.”

Bình luận về khả năng Mỹ có thể dỡ bỏ lệnh cấm bán vũ khí sát thương cho Việt Nam sẽ ảnh hưởng như thế nào đến quan hệ Việt Nam – Trung Quốc, ông Lê Hải Bình cho biết vấn đề này đã được Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh trả lời tại cuộc trao đổi hỏi đáp tại New York. “Tuy nhiên, tôi xin nhắc lại rằng, với đường lối độc lập tự chủ của ngoại giao Việt Nam cũng như đường lối ngoại giao của Việt Nam trong thời kỳ đổi mới, mọi quan hệ song phương của Việt Nam đều không nhằm đến nước thứ ba nào.”

Liên quan đến vấn đề một nhà phân tích thuộc Trung tâm nghiên cứu chiến lược và quốc tế tại Mỹ cho rằng Philippines và Việt Nam nên phối hợp để “trắc địa một cách chính xác” quần đảo Trường Sa ở Biển Đông trước khi Trung Quốc xây xong các đảo nhân tạo ở khu vực, ông Lê Hải Bình khẳng định rằng Việt Nam hoan nghênh mọi sáng kiến của các bên liên quan nhằm duy trì hòa bình vá ổn định ở Biển Đông.

Gần đây, nhiều hãng thông tấn nước ngoài đưa tin rằng Trung Quốc thay đổi hiện trạng tại các đảo, xây dựng đảo nhân tạo ở quần đảo Trường Sa, trong đó có Gạc Ma, và điều này đi ngược lại Tuyên bố ứng xử của các bên trên Biển Đông được ký kết năm 2002 giữa ASEAN-Trung Quốc (DOC). Liên quan đến vấn đề này, ông Lê Hải Bình khẳng định: Mọi hoạt động của các bên liên quan ở Biển Đông cần tôn trọng quyền chủ quyền, quyền chủ quyền và quyên tài phán của các nước liên quan, tuân thủ luật pháp quốc tế, đặc biệt là Công ước về Luật biển của Liên Hợp quốc năm 1982 (UNCLOS 1982) cũng như tuyên bố DOC, và không có bất cứ hành động nào làm phức tạp thêm tình hình. Trong tình hình hiện nay, tất cả các bên liên quan đều phải có trách nhiệm trong việc duy trì hòa bình và ổn định ở Biển Đông.

Ông Lê Hải Bình cũng cho biết thêm, ngay sau khi nhận được thông báo ngày 24/9/2014 của Cục Hải sự Trung Quốc rằng quân đội nước này sẽ tập trận ở khu vực phía Nam Hải Nam kéo dài đến gần quần đảo Hoàng Sa, các cơ quan chức năng VN đã tích cực xác minh thông tin và có biện pháp bảo vệ ngư dân hoạt động bình thường ở ngư trường truyền thống. Ông cũng tái khẳng định rằng từ trước đến nay các cơ quan chức năng VN luôn có các biện pháp cần thiết để bảo vệ ngư dân hoạt động bình thường tại các ngư trường truyền thống.

Trả lời câu hỏi của phóng viên về phản ứng của Việt Nam trước việc Mỹ tấn công các mục tiêu của Iran ở Syria, ông Lê Hải Bình nói: Việt Nam ủng hộ những nỗ lực của cộng đồng quốc tế nhằm đấu tranh chống lại chủ nghĩa khủng bố dưới mọi hình thức, các hành động bạo lực cực đoan trên cơ sở tôn trọng hiến chương của Liên Hiệp quốc, những nguyên tắc cơ bản của luật pháp quốc tế, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ của các quốc gia liên quan, bảo đảm an toàn cho thường dân.

Theo thông tin báo chí, gần đây có một công dân Việt Nam tên là Trần Ngọc Công bị chết đuối vì cứu một cháu bé 7 tuổi. Tuy nhiên, thi thể của anh này chưa được đưa về nước vì đây là lao động bất hợp pháp. Liên quan đến vấn đề này, người phát ngôn Bộ Ngoại giao cho biết: Bộ Ngoại giao đã nhận được thông tin này và cộng đồng sở tại đánh giá đây là hành động dũng cảm, gây xúc động trong cộng đồng. Bộ Ngoại giao Việt Nam đang phối hợp với chính quyền sở tại để xác minh thông tin và sớm đưa thi thể của anh Công về nước càng sớm càng tốt.

Trước những lo ngại về tình hình căng thẳng ở Syria và Iraq, ông Lê Hải Bình khẳng định hiện không có người Việt Nam nào sinh sống và làm việc ở Iraq. Đại sứ quán Việt Nam tại Iran kiêm nhiệm Syria cho biết hiện còn một công dân VN ở Syria. Đại sứ quán đang phối hợp với chính quyền địa phương và Tổ chức Di cư Quốc tế (IOM) để sớm đưa công dân này về nước.

Nguồn Dân trí
      
Souvenir
Souvenir Ưu tú

Cấp bậc: Ưu tú

Bài viết : 556

Danh vọng : 646

Uy tín : 42


Phát biểu tại Hội châu Á (Asia Society) ở New York chiều 24/9/2014, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh nói thẳng: Philippines có thể không đoán được Trung Quốc nhưng chúng tôi biết rõ Trung Quốc
      
Cựu học viên
Cựu học viên Xuất sắc

Cấp bậc: Xuất sắc

Giới tính : Nam

Bài viết : 1328

Danh vọng : 2216

Uy tín : 54

Phát ngôn của Bộ Ngoại giao Việt Nam cập nhật - Page 2 Bieuti11
Biểu tình tại Hong Kong chiều 2/10

TTXVN - Trong cuộc họp báo thường kỳ của Bộ Ngoại giao chiều 2/10, tại Hà Nội, Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Hải Bình đã thông báo về một số hoạt động đối ngoại của Việt Nam trong thời gian tới và trả lời các câu hỏi của phóng viên Việt Nam và nước ngoài về các vấn đề báo chí quan tâm.

Trả lời câu hỏi của phóng viên về phản ứng của Việt Nam trước làn sóng biểu tình đòi dân chủ ở Hong Kong, Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Hải Bình cho biết đây là công việc nội bộ của Trung Quốc, Việt Nam hy vọng chính quyền Hong Kong có những biện pháp thích hợp nhằm sớm ổn định tình hình để bảo vệ an toàn về người và tài sản, quyền lợi hợp pháp của công dân cũng như doanh nghiệp Việt Nam ở Hong Kong.

Ông Lê Hải Bình cũng cho biết ngay sau khi có thông tin về tình hình biểu tình ở Hong Kong, Bộ Ngoại giao đã chỉ đạo Tổng Lãnh sự quán Việt Nam tại Hong Kong có biện pháp thích hợp đảm bảo an toàn cho công dân Việt Nam đang sinh sống và làm việc tại đây.

Bộ Ngoại giao khuyến cáo công dân Việt Nam không nên đến những khu vực xảy ra biểu tình để tránh xảy ra các tình huống phức tạp.

Trước câu hỏi Trung Quốc có kế hoạch triển khai đưa một tàu chế biến cá ra bãi Vành Khăn thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam, Người phát ngôn Bộ Ngoại giao cho biết: “Chúng tôi có biết thông tin này và đang theo dõi chặt chẽ tình hình ở Biển Đông, khẳng định Việt Nam có đầy đủ các cơ sở pháp lý và bằng chứng lịch sử để khẳng định chủ quyền đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Mọi hoạt động của các bên tại các khu vực này mà không được sự cho phép của Việt Nam đều là bất hợp pháp và vô giá trị."

Trả lời câu hỏi của phóng viên đề nghị cho biết Việt Nam đã nhận được thông tin Trung Quốc xây dựng một hòn đảo mới trên Đá Ga Ven và Đá Lạc thuộc cụm Nam Yết ở quần đảo Trường Sa của Việt Nam được đăng tải trên Tờ tạp chí quốc phòng IHS Jane’s và phản ứng của Việt Nam về việc này, Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Hải Bình cho biết, các cơ quan của Việt Nam đang xác minh thông tin này và một lần nữa khẳng định chủ quyền không tranh cãi của Việt Nam đối với hai quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa.

Vì vậy, mọi hoạt động của các bên tại các khu vực này mà không được sự cho phép của Việt Nam đều là bất hợp pháp và vô giá trị.

Về câu hỏi liên quan đến ba thi thể nạn nhân người Việt Nam trên chuyến bay MH17 bị nạn tại Ukraine vào ngày 17/7/2014, Người Phát ngôn Lê Hải Bình cho biết, theo thông tin của Đại sứ quán Việt Nam tại Hà Lan thì phía Hà Lan đã nhận dạng được hai nạn nhân trên chuyến bay MH17, đó là chị Nguyễn Ngọc Minh và cháu Đặng Minh Châu.

Bộ Ngoại giao đã thông báo cho thân nhân tại Việt Nam được biết và đang phối hợp chặt chẽ với các cơ quan chức năng của Hà Lan cũng như Malaysia để làm các thủ tục giải quyết hậu sự cho những người bị nạn; đồng thời thúc giục các cơ quan chức năng tại Hà Lan tích cực công tác nhận dạng thi hài của cháu Đặng Quốc Duy.
      
      

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Về Đầu Trang  Thông điệp [Trang 2 trong tổng số 3 trang]

Chuyển đến trang : Previous  1, 2, 3  Next

Quyền hạn của bạn

Bạn không có quyền trả lời bài viết
free counters



  • Đoàn Ngọc Khánh

    mobile phone 098 376 5575


    Đỗ Quang Thảo

    mobile phone 090 301 9666


    Nguyễn Văn Của

    mobile phone 090 372 1401


    IP address signature
    Free forum | ©phpBB | Free forum support | Báo cáo lạm dụng | Thảo luận mới nhất