Change background image
LOVE quotion

Bắt đầu từ 4.53' thứ Hai ngày 17/10/2011


You are not connected. Please login or register

Chuyển đến trang : 1, 2  Next

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Go down  Thông điệp [Trang 1 trong tổng số 2 trang]

Phó Thường dân
Phó Thường dân Webmaster

Cấp bậc: Webmaster

Giới tính : Nam

Bài viết : 1706

Danh vọng : 2233

Uy tín : 144

Tấm bản đồ cổ có tên "Hoàng trực tỉnh địa dư toàn đồ" được Tiến sĩ Mai Hồng, nguyên Trưởng phòng Tư liệu thư viện - Viện Hán Nôm, hiện là Giám đốc trung tâm nghiên cứu và ứng dụng phả học Việt Nam, đặc biệt cẩn trọng lưu giữ trong mấy chục năm qua. Đây là tấm bản đồ do người Trung Quốc xây dựng và ấn hành thời gian đầu thế kỷ XX, do vậy bên cạnh giá trị về mặt lịch sử nó còn là cơ sở giúp các học giả Việt Nam trong các nghiên cứu chủ quyền quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa hoặc các nghiên cứu chung về biển Đông.

Những tấm bản đồ chứng minh Hoàng Sa, Trường Sa thuộc về Việt Nam 57885710
Tấm bản đồ cổ có tên "Hoàng trực tỉnh địa dư toàn đồ" chứng minh Hoàng Sa và Trường Sa không phải của Trung Quốc

“Hoàng triều trực tỉnh địa dư toàn đồ” (Toàn bộ bản đồ địa lý của đất nước) là tập bản đồ Trung Quốc xuất bản tại Thượng Hải đầu thế kỷ XX. Đây là một trong những tập bản đồ Trung Quốc được vẽ và ấn hành vào cuối triều Thanh, phản ánh nhận thức đương thời của người Trung Quốc, quan chức, học giả đối với cương giới, lãnh thổ Trung Quốc thời điểm đó.

Điều đáng chú ý là: Trên bản đồ toàn quốc và bản đồ tỉnh Quảng Đông chỉ vẽ đến đảo Hải Nam. Đảo Hải Nam trên bản đồ là điểm cực Nam lãnh thổ Trung Quốc và bản đồ tỉnh Quảng Đông, chứng minh các quần đảo ở Biển Đông nằm ngoài lãnh thổ Trung Quốc.

Những tấm bản đồ chứng minh Hoàng Sa, Trường Sa thuộc về Việt Nam Bando12
Cực nam Trung Quốc là đảo Hải Nam. Không hề có Hoàng Sa, Trường Sa trong tấm bản đồ chính thống này

Tấm “Hoàng triều trực tỉnh địa dư toàn đồ” được in màu khá đẹp gồm 35 miếng ghép bằng giấy bồi dán trên mặt vải bố, trong đó mỗi miếng ghép có kích cỡ khoảng 20x30cm.

Nói về cơ duyên có được tấm bản đồ này, Tiến sĩ Mai Hồng cho biết: “Khoảng thời gian cuối những năm 1970 thế kỷ trước, lúc này đang công tác tại Viện Hán Nôm và được cố Giáo sư Phạm Huy Thông giao cho việc trông coi kho sách cổ, trong một lần có một cụ ông ở Phú Xuyên (Hà Tây cũ) gánh sách lên bán cho Viện, trong hành trang cá nhân của ông có đem theo tập “Hoàng triều trực tỉnh địa dư toàn đồ”, biết tôi là người yêu thích sưu tập các văn tự cổ, ông lão đã bán tấm địa đồ này cho tôi…”. Sau khi có được tấm bản đồ ông Hồng đã cất giữ trong kho tư liệu của mình. Đến năm 2002, ông  Hồng về hưu và cũng dần quên mất sự có mặt của tấm bàn đồ. Tình cờ trong một lần gần đây sắp xếp lại kho tư liệu ông mới tìm lại được tấm bản đồ quý này.

Phía trên của “Hoàng triều trực tỉnh địa dư toàn đồ” có một văn bản bằng Hán tự cổ có nội dung như sau:


Năm Mậu Tý Khang Hy 47 (1708)  đời vua Thanh Thánh Tổ Nhân Hoàng đế, Thánh Tổ nhà Thanh tuyển phái các giáo sĩ Bạch Tấn Lôi hiếu, Tư Đỗ Đức mỹ, chế tác Vạn lý thành đồ, sau hơn một năm (1710) thì công việc hoàn thành. Vua vui mừng, lại xuống chiếu cho [giáo sĩ] Phan Như Lôi hiếu, Tư Đỗ Đức mỹ vẽ bản đồ Mạch đại thành của Mông Cổ, Mãn Châu hợp thành [bản đồ của] hai tỉnh Trực Lệ và Sơn Đông.

Đến năm Tân Mão Khang Hy 50 (1711), vua sai các giáo sĩ đi tới khắp 13 tỉnh, đo lường đất đai tạo bản đồ Mạch đại “Thành Thang chuộng hiền”, đi về các tỉnh Thiểm Tây, Sơn Tây, Giang Tây, Quảng Đông, Quảng Tây; Phùng Bỉnh, Chính Đức, Mã Nặc đi về các tỉnh Hà Nam, Chiết Giang, Phúc Kiến, Giang Nam; Phí Ẩn, Hòa Phan - như đi về các tỉnh Vân Nam, Tứ Xuyên, Quí Châu, Hồ Quảng.

Trải qua một năm bốn lần đọc duyệt, qui mô bắt đầu định hình. Các giáo sĩ đều được triệu tập về kinh đô để họ múa bút vẽ họa, sau hai năm công việc cáo thành với bức toàn đồ 15 tỉnh, tấu trình lên vua ngự lãm. Ngài vui khuyến khích bằng nghi lễ long trọng. Từ đấy các nhân sĩ Trung Hoa và phương tây sưu tập khảo cứu các dư đồ Trung Quốc. Đại để là gia cố bồi tập thêm từ các nguyên cảo của các giáo sĩ đã soạn thảo trước đây.

Ta không do dự về kiến văn cô lậu nông cạn của mình để mô tả bức họa này lại không dám tự khoe rằng chỉ một mình có nhiều công hơn cả tiền nhân. Duy về cương vực của các thôn ấp quận huyện ở các tỉnh đã có thay đổi đôi chút, cho nên xem chỗ nào thiếu thì bổ sung, chỗ nào nhầm lẫn thì đính chính sửa sang, làm bớt sai suyễn và làm sáng sủa hơn lên để khi nhìn vào đó thấy rõ ràng như nhìn vào lòng bàn tay, tại các cửa biển ở các miền diên hải đều phỏng họa các đường thủy tầu thuyền ra khơi vào cảng. Tự hỏi nếu mắc một lỗi thì sẽ lấy gì  đề bù đắp đầy đủ cho cách nhìn của vạn con mắt? Nhưng nếu có tri thức tất sẽ nói được lời nói gồm chung thiện ý với mọi người.

Mùa xuân năm Quang Tự nhà Thanh Giáp Thìn (1904), Giám đốc [Chủ biện] đài Thiên văn ở Dư Sơn Sái Thượng Chất chép.

Nếu nhìn vào “Hoàng triều trực tỉnh địa dư toàn đồ” có thể thấy đại đồ thể hiện cương vực Trung Quốc xưa (có giá trị như bản đồ hành chính Trung Quốc ngày nay), đó là cơ sở pháp lý để xác định chủ quyền cương vực quốc gia. Song trên tấm “Hoàng triều trực tỉnh địa dư toàn đồ” điểm cực Nam của Trung Quốc chỉ dừng lại ở địa giới của đảo Hải Nam ngày nay mà không hề có sự xuất hiện các quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa ở Biển Đông.

Những tấm bản đồ chứng minh Hoàng Sa, Trường Sa thuộc về Việt Nam Ban-do12
Toàn đồ này thực hiện dưới sự ảnh hưởng của kỹ thuật vẽ địa đồ phương Tây, tuy nhiên điểm cực Nam của Trung Quốc trong cương vực tổng thể vẫn không vượt quá Quỳnh Châu

Cũng theo lời dẫn này, tấm bản đồ ra đời có công rất lớn của các giáo sĩ, họ là những người trực tiếp đi đo đạc, ghi chép và vẽ nên tấm bản đồ. Trong số đó, có ba vị giáo sĩ có nhiều đóng góp lớn đó là Lợi Mã Đậu (tên tiếng anh là Matteo Bicci), Thanh Nhược Vọng (Joannes Adam Schall Von Bell), Nam Hoài Nhân (Ferdinandus Verbiest), họ đã được ghi danh vào cuốn từ điển Từ Nguyên của Trung Quốc. Điều đó cho thấy, đây là những con người có thật, làm những việc có thật. Họ đã vẽ nên những điều tai nghe mắt thấy và không có gì có thể đổi trắng thay đen được.

Những tấm bản đồ chứng minh Hoàng Sa, Trường Sa thuộc về Việt Nam Ten-gi10
Các giáo sĩ có công lớn trong việc lập nên "Hoàng trực tỉnh địa dư toàn đồ" được ghi danh trong từ điển Từ Nguyên của Trung Quốc

Trước đó trên các bản đồ do người Hà Lan vẽ năm 1754 và của Việt Nam như: Hồng Đức bản đồ (1774), trong các ghi chép của Lê Quý Đôn trong “Phủ biên tạp lục”, Đại Nam Nhất Thống toàn đồ,… chủ quyền đã thuộc về Việt Nam. Điều này đã được nhiều nhà nghiên cứu lịch sử, luật pháp chứng minh.


Những tấm bản đồ chứng minh Hoàng Sa, Trường Sa thuộc về Việt Nam Bando11
Bản đồ Việt Nam với 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa do người Hà Lan vẽ năm 1754

Những tấm bản đồ chứng minh Hoàng Sa, Trường Sa thuộc về Việt Nam Kienthuc-kho273-6hongduc1774_sazw
Hồng Đức bản đồ năm 1774. Đây là bản đồ vẽ rõ địa thế xứ Đàng Trong cuối thế kỷ 18, từ Đồng Hới đến biên giới Cao Miên, do Đoàn Quận Công Bùi Thế Đạt vẽ dâng lên Chúa Trịnh năm 1774 để phục vụ chiến dịch Nam Tiến năm 1775. Trên bản đồ, Bãi Cát Vàng được vẽ ở ngoài khơi phủ Quảng Ngãi.

Những tấm bản đồ chứng minh Hoàng Sa, Trường Sa thuộc về Việt Nam Kienth10
Bản đồ năm 1776. Đây là một trong những bản đồ của cuốn sách “Phủ Biên tạp Lục” do Lê Quý Đôn (1726-1784), một nhà bác học Việt Nam, biên soạn năm 1776. Lê Quý Đôn mô tả tỉ mỉ tình hình địa lý, tài nguyên ở Hoàng Sa, Trường Sa và công việc khai thác của Chúa Nguyễn đối với hai quần đảo này

Những tấm bản đồ chứng minh Hoàng Sa, Trường Sa thuộc về Việt Nam Pictur10
Bản đồ Việt Nam thời Nguyễn (Đại Nam Nhất Thống toàn đồ) vẽ khoảng năm 1838, đã vẽ "Hoàng Sa", "Vạn lý Trường Sa" thuộc lãnh thổ Việt Nam, phía ngoài các đảo ven bờ miền Trung Việt Nam

Mời các bạn xem phim tư liệu:


Tổng hợp
Thích0Báo xấu0

Gửi một tin nhắn lên tường.

Gửi báo cáo lỗi về bài viết này.

      
Người đưa đò
Người đưa đò Tích cực

Cấp bậc: Tích cực

Bài viết : 415

Danh vọng : 699

Uy tín : 42

Theo chính sử Trung Hoa, trong suốt 22 thế kỷ, từ các đời Tần, Hán đến sau Thế chiến thứ II, không thấy tài liệu nào, hay nói rõ hơn, không có câu chữ nào ghi rằng Biển Đông (Trung Quốc gọi là Biển Nam Trung Hoa) với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa (Trung Quốc gọi là Tây Sa và Nam Sa) thuộc chủ quyền của Trung Quốc. Trong khi đó, không ít thư tịch cổ Trung Hoa, do chính người Trung Hoa ghi lại trong lịch sử đã thừa nhận Hoàng Sa và Trường Sa thuộc chủ quyền của Việt Nam.

Những tấm bản đồ chứng minh Hoàng Sa, Trường Sa thuộc về Việt Nam Lichsu10
Hoàng triều dư địa toàn đồ (1728, 1729) cho thấy cương giới phía Nam Trung Quốc chỉ đến phủ Quỳnh Châu (Hải Nam)

Một tài liệu đáng tin cậy về chính sử Trung Hoa là cuốn "Lịch sử Trung Quốc thời trung cổ” do Hàn Lâm Viện Trung Quốc xuất bản tại Đài Bắc năm 1978, học giả Hsieh Chiao-Min trong bài "Nghiên cứu về lịch sử và địa lý” nhận định về cuộc thám hiểm của Trung Hoa tại đại dương như sau: "Suốt chiều dài lịch sử, về sự phát triển văn hóa và khoa học, dân tộc Trung Hoa không tha thiết với đại dương”. Theo các tài liệu lịch sử chính thống "thảng hoặc triều đình Trung Hoa cũng gửi những đoàn thám hiểm đến Nhật Bản trong các thế kỷ thứ III và thứ II (TCN) và tại Đông Nam Á, Ấn Độ, Ba Tư và Phi Châu trong thế kỷ XV. Điểm rõ nét nhất là tại Thái Bình Dương có rất ít, nếu không nói là không có, những vụ xâm nhập quy mô của Trung Hoa” suốt chiều dài lịch sử (từ đời nhà Tần thế kỷ thứ III TCN đến nhà Thanh từ thế kỷ XVII đến thế kỷ XX).

Những tấm bản đồ chứng minh Hoàng Sa, Trường Sa thuộc về Việt Nam 25238910
Bản đồ Trung Quốc thế kỷ 17 của Peter de Goyer và Jacob de Keyzer biên giới phía Nam chỉ tới đảo Hải Nam

Dưới đời nhà Minh, Minh Thành Tổ cử Đô đốc Thái Giám Trịnh Hòa chỉ huy những đoàn thám hiểm đến Ấn Độ Dương và Biển Ả Rập nhằm thiết lập bang giao với trên 30 quốc gia duyên hải, triển khai Con đường Tơ Lụa tại Ấn Độ, Phi Châu và Trung Đông. Những chuyến hải hành của phái bộ Trịnh Hòa không phải để chinh phục Biển Đông nơi có hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Trên thực tế đoàn thuyền chỉ đi ngang qua Biển Đông nhằm khai phá Ấn Độ Dương. Trạm trú chân duy nhất của đoàn trong khu vực này là Đồ Bàn (Chaban) thủ phủ Chiêm Thành bấy giờ. Sau khi Minh Thành Tổ mất, triều đình nhà Minh đã phê phán những cuộc hải trình nặng phần trình diễn của Trịnh Hòa đã góp phần làm suy yếu nền kinh tế quốc gia.

Những tấm bản đồ chứng minh Hoàng Sa, Trường Sa thuộc về Việt Nam A3a19310
Hoàng Triều nhất thống dư địa tổng đồ, bản đồ tổng quát đất đai thống nhất của nhà Thanh trong tập Hoàng Triều nhất thống dư địa toàn đồ được thực hiện năm 1894. Phần cực Nam lãnh thổ Trung Quốc là đảo Hải Nam

Sử gia Triệu Nhữ Quát đời nhà Tống trong cuốn Chư Phiên Chí đã xác nhận nhiều sự kiện lịch sử quan trọng từ thời nhà Hán. Theo đó, năm 111 TCN, sau khi thôn tính Nam Việt "Hán Vũ Đế sai quân vượt biển sang chiếm đất của địch quân (Nam Việt) và đặt ra 2 quận Châu Nhai và Đạm Nhĩ (đảo Hải Nam). Trong thế kỷ thứ I TCN, Hán Nguyên Đế đã rút quân khỏi đảo Hải Nam. Mãi tới đời nhà Lương và nhà Tùy (cuối thế kỷ thứ VI đầu thế kỷ thứ VII) mới đặt lại quyền cai trị”. Triệu Nhữ Quát cũng cho biết vùng quần đảo Hoàng Sa (Vạn Lý Trường Sa) là nơi nguy hiểm, tàu thuyền Trung Hoa không nên đến gần vì chỉ đi sai một tí là có thể chìm đắm. Nhan đề sách là Chư Phiên Chí, có nghĩa là chép chuyện các phiên quốc, nước ngoài. Vạn Lý Trường Sa nằm ở phiên quốc, có nghĩa là không thuộc về Trung Hoa mà thuộc về phiên quốc Nam Việt. Như vậy, biên giới trên Biển Đông của Trung Hoa vào đời nhà Hán chỉ tới đảo Hải Nam.

Những tấm bản đồ chứng minh Hoàng Sa, Trường Sa thuộc về Việt Nam 11d74110
Một trang trong cuốn Hải Ngoại Kỷ Sự (1695) của Thích Đại Sán, một nhà sư Trung Quốc đời Khang Hy, thuật lại chuyến du hành tới xứ Đàng Trong, thừa nhận chủ quyền hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Đại Việt

Đời nhà Đường có sách Đường Thư Nghệ Văn Chí đề cập tới cuốn Giao Châu Dị Vật Chí của Dương Phu chép những chuyện kỳ dị và những nơi kỳ dị tại Giao Châu (Việt Nam). Sách này chép, tại Thất Châu Dương (nhóm An Vĩnh, quần đảo Hoàng Sa) là nơi có nhiều đá nam châm khiến các thuyền ngoại dương có đóng chốt sắt đi qua không được. Điều này đã khẳng định quần đảo Hoàng Sa thuộc về Giao Châu xưa (nay là Việt Nam). Trong đời Nam Tống, cuốn Lĩnh Ngoại Đại Đáp của Châu Khứ Phi cũng xác nhận: "Vạn Lý Trường Sa (Hoàng Sa) tọa lạc tại Giao Chỉ Dương”. Chư Phiên Đồ đời Tống cũng xác định giới hạn lãnh thổ của Trung Quốc với các nước khác ở Giao Dương (tức Giao Chỉ Dương). Giao Chỉ Dương hay Biển Giao Chỉ là Vịnh Bắc Bộ ngày nay, trong khi Hoàng Sa và Trường Sa lại cách xa Vịnh Bắc Bộ hàng trăm dặm về phía nam. Như vậy, các thư tịch cổ Trung Hoa từ đời nhà Tống đã cho thấy Hoàng Sa và Trường Sa không thuộc về Trung Quốc mà thuộc về nước khác mà Trung Quốc gọi là phiên quốc hay Giao Châu, Giao Chỉ.

Vào đời nhà Nguyên, quân và dân Đại Việt đã 3 lần đánh tan quân Nguyên – Mông xâm lược và góp phần phá tan kế hoạch Đông Tiến (đánh Nhật Bản) của đoàn quân Mông Cổ nổi danh là bách chiến bách thắng từ đời Thành Cát Tư Hãn. Sau 3 phen thất bại, nhà Nguyên không còn dòm ngó Đại Việt cả trên lục địa đến các hải đảo. Trong suốt các thế kỷ XIII và XIV, theo chính sử Trung Hoa, quân Mông Cổ không hề có ý định xâm chiếm hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Trong Dư Địa Đồ đời Nguyên của Chu Tư Bản được vẽ thu nhỏ lại trong sách Quảng Dư Đồ của La Hồng Tiên thực hiện năm 1561 phần cực nam lãnh thổ Trung Hoa là đảo Hải Nam.

Đời nhà Minh, Thiên Hạ Thống Nhất Chi Đồ trong Đại Minh Nhất Thống Chí (1461), Hoàng Minh Đại Thống Nhất Tổng Đồ trong Hoàng Minh Chức Phương Địa Đồ (1635) đã vẽ phần cực nam Trung Hoa là đảo Hải Nam. Trong khi cuốn Vũ Bị Chí của Mao Nguyên Nghi gọi Biển Đông là Giao Chỉ Dương. Trên các bản đồ Trịnh Hoà Hạ Tây Dương, Trịnh Hòa Hàng Hải Đồ cũng không thấy ghi chép các danh xưng Hoàng Sa, Trường Sa (hay theo cách gọi của Trung Hoa là Tây Sa, Nam Sa, Tuyên Đức, Vĩnh Lạc) trong các lộ trình và hải đạo của Trịnh Hòa sau 7 lần đi qua Biển Đông để khai phá Ấn Độ Dương (Tây Dương). Nhiều tài liệu chính sử nhà Minh cho biết, từ thế kỷ XV, các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa nguyên là địa bàn ngư nghiệp của Chiêm Thành đã trở thành lãnh thổ của Đại Việt. Lưu ý rằng từ năm 1427 Lê Lợi đã đánh thắng quân Minh để giành lại chủ quyền cho Đại Việt bị Minh Thành Tổ chiếm đoạt từ 20 năm trước (1407).

Những tấm bản đồ chứng minh Hoàng Sa, Trường Sa thuộc về Việt Nam F08d0d10
Đại Thanh Nhất Thống Toàn Đồ, đảo nhỏ ở phía dưới là Hải Nam, gần đó bên trái là Giao Chỉ, đảo lớn hơn bên phải là Đài Loan

Đời nhà Thanh, từ thế kỷ thứ XVII đến XX, theo bản đồ Hoàng Thanh Nhất Thống Dư Địa Bản Đồ do triều đình nhà Thanh ấn hành năm 1894 thì đến cuối thế kỷ XIX "lãnh thổ của Trung Quốc chỉ chạy đến đảo Hải Nam là hết”. Qua thế kỷ XX, sự kiện này còn được xác nhận trong cuốn Trung Quốc Địa Lý Học Giáo Khoa Thư xuất bản năm 1906 với đoạn như sau: "Điểm cực nam của Trung Quốc là bờ biển Châu Nhai thuộc quận Quỳnh Châu (Hải Nam) tại vĩ tuyến 18”. Các quận Châu Nhai và Đạm Nhĩ thuộc đảo Hải Nam kéo dài từ vĩ tuyến 20 (ngang Thanh Hoá) đến vĩ tuyến 18 (ngang Nghệ An – Hà Tĩnh). Trong khi quần đảo Hoàng Sa tọa lạc về phía nam, từ vĩ tuyến 17 đến vĩ tuyến 15 (Quảng Trị, Thừa Thiên, Quảng Nam, Quảng Ngãi) và quần đảo Trường Sa tọa lạc tại các vĩ tuyến 12 đến vĩ tuyến 8 (Cam Ranh – Cà Mau). Bản đồ Đại Thanh Đế Quốc do triều đình nhà Thanh ấn hành cũng không thấy vẽ các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa (cũng không thấy ghi theo cách gọi của Trung Quốc là Tây Sa, Nam Sa, Vịnh Lạc, Tuyên Đức...). Hơn nữa, trong bộ Hải Quốc Đồ Ký, cuốn Hải Lục của Vương Bỉnh Nam (1820-1842) chép: "Vạn Lý Trường Sa (Hoàng Sa) là dải cát dài ngoài biển được dùng làm phên dậu che chắn mặt ngoài bờ cõi nước An Nam”. Như vậy, tư liệu này của Trung Quốc đã thừa nhận quần đảo Hoàng Sa là lãnh thổ trên biển của Việt Nam. Trong bộ sách địa lý Đại Thanh Nhất Thống Chí do Quốc Sử Quán nhà Thanh biên soạn năm 1842 với lời tựa của hoàng đế Thanh Tuyên Tông, không có chỗ nào ghi Thiên Lý Trường Sa hay Vạn Lý Trường Sa (quần đảo Hoàng Sa). Trong cuốn Hải Quốc Văn Kiến Lục của Trần Luân Quýnh (1744), vùng biển của Việt Nam tại Biển Đông được ghi bằng các danh xưng Việt Hải và Việt Dương. Trong vụ ngư dân đảo Hải Nam cướp tàu chở đồng bị đắm tại quần đảo Hoàng Sa những năm 1895-1896, để trả lời văn thư phản kháng của Chính phủ Anh, Tổng đốc Lưỡng Quảng Trung Hoa đã phủ nhận trách nhiệm với lý do: "Hoàng Sa không liên hệ gì tới Trung Quốc”. Ngoài ra cuốn Hải Ngoại Kỷ Sự (1695) của Thích Đại Sán một nhà sư thời Khang Hy đã đến đất Thuận Hóa của chúa Nguyễn ngày 29 tháng giêng năm Ất Hợi (13-3-1695) thuật lại chuyến hải hành này và ghi nhận chủ quyền của Đại Việt trong việc chiếm hữu, kiểm soát và khai thác vùng Biển Đông nơi tọa lạc hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa ít nhất là từ thế kỷ thứ XVII.

Các tài liệu cổ của Trung Hoa rõ ràng cho thấy hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa (mà Trung Quốc gọi là Tây Sa và Nam Sa) đã được người Việt Nam phát hiện, sử dụng trong nhiều thế kỷ một cách hoà bình và liên tục không có sự phản đối của bất cứ quốc gia nào kể cả của Trung Quốc. Điều đó được minh chứng từ tư liệu chính sử của nhiều triều đại Trung Quốc trong đó đã mặc nhiên thừa nhận chủ quyền của người Việt Nam trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa trong suốt hơn 22 thế kỷ từ thời Tần, Hán cho đến đầu thế kỷ XX.

      
Phó Thường dân
Phó Thường dân Webmaster

Cấp bậc: Webmaster

Giới tính : Nam

Bài viết : 1706

Danh vọng : 2233

Uy tín : 144

Sáng ngày 25/7/2012, Tiến sĩ Mai Hồng đã hiến tặng cho Bảo tàng Lịch sử quốc gia tấm “Hoàng triều trực tỉnh địa dư toàn đồ”.

Tiến sĩ Mai Hồng nói: “Tôi mua được bản đồ cách đây hơn 40 năm với giá hơn một tháng lương. Hiện nay, bản đồ có thể bán được với giá cao, tuy nhiên tôi quyết định tặng nó cho bảo tàng. Tấm bản đồ mang giá trị pháp lý lớn này chứng tỏ chủ quyền của chúng ta trên biển Đông. Giá trị pháp lý này được chính vua nhà Thanh đã chứng minh điều đó. Bản đồ được thực hiện theo cách làm bản đồ phương Tây với đầy đủ kinh, vĩ tuyến”.

Những tấm bản đồ chứng minh Hoàng Sa, Trường Sa thuộc về Việt Nam Lye2oi10
Tiến sĩ Mai Hồng (người đeo túi) trao bản đồ cho Phó Giáo sư - Tiến sĩ Nguyễn Văn Chiến, Phó Giám đốc Bảo tàng Lịch sử quốc gia - Ảnh: Việt Dũng

Những tấm bản đồ chứng minh Hoàng Sa, Trường Sa thuộc về Việt Nam Wgtbqt10
Tiến sĩ Mai Hồng giải thích cho người xem về tấm bản đồ của Trung Quốc không có Hoàng Sa, Trường Sa - Ảnh: Việt Dũng

Những tấm bản đồ chứng minh Hoàng Sa, Trường Sa thuộc về Việt Nam Ldvhjg10
Nhiều người xem tấm bản đồ của Trung Quốc in đầu thế kỷ XX không có Hoàng Sa - Trường Sa của Việt Nam - Ảnh: Việt Dũng
Thích0Báo xấu0

Gửi một tin nhắn lên tường.

Gửi báo cáo lỗi về bài viết này.

      
Người đưa đò
Người đưa đò Tích cực

Cấp bậc: Tích cực

Bài viết : 415

Danh vọng : 699

Uy tín : 42

Những tấm bản đồ chứng minh Hoàng Sa, Trường Sa thuộc về Việt Nam 1
Dư địa đồ đời Nguyên của Chu Tư Bản được vẽ thu nhỏ lại trong sách "Quản Như Đồ của La Hồng Tiên" quyển 1, thực hiện năm 1561, phần cực nam lãnh thổ Trung Quốc là đảo Hải Nam, không có Hoàng Sa và Trường Sa

Những tấm bản đồ chứng minh Hoàng Sa, Trường Sa thuộc về Việt Nam 2
Trong "Đại Minh thống nhất chí" năm 1461, quyển đầu cũng vẽ cực nam Trung Quốc là đảo Hải Nam

Những tấm bản đồ chứng minh Hoàng Sa, Trường Sa thuộc về Việt Nam 3
Hoàng Minh đại thống nhất tổng đồ đời Minh, trong "Hoàng Minh chức phương địa đồ" của Trần Tổ Thụ (1635) đã vẽ phần cực Nam Trung Quốc là đảo Hải Nam

Những tấm bản đồ chứng minh Hoàng Sa, Trường Sa thuộc về Việt Nam 3b
Hoàng triều phủ sảnh châu huyện toàn đồ đời Thanh, năm 1862, vẽ theo "Nội phủ địa đồ" gồm 26 mảnh mang tên "Đại Thanh kịch tỉnh toàn đồ" không có Hoàng Sa và Trường Sa

Những tấm bản đồ chứng minh Hoàng Sa, Trường Sa thuộc về Việt Nam 4
Quảng Đông tỉnh đồ trong Quảng Đông dư địa toàn đồ, do quan chức tỉnh Quảng Đông vẽ năm 1897, có lời tựa của Tổng đốc Trương Nhân Tuấn không có bất kỳ quần đảo nào ở Quảng Đông

Những tấm bản đồ chứng minh Hoàng Sa, Trường Sa thuộc về Việt Nam 5
Đại Thanh đế quốc vị trí khu hoạch đồ (năm 1909) đã vẽ phần cực Nam Trung Quốc là đảo Hải Nam

Những tấm bản đồ chứng minh Hoàng Sa, Trường Sa thuộc về Việt Nam 7
Bản đồ ghi khoảng cách các đảo gần nhất từ quần đảo Hoàng Sa đến các đảo gần đất liền (trích từ bản đồ Southeast Asia - National Geographic Society - Washington, 1968)

Những tấm bản đồ chứng minh Hoàng Sa, Trường Sa thuộc về Việt Nam 9
Ngoài ra, bản đồ hàng hải châu Âu thế kỷ XV - XVI thể hiện hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam

Những tấm bản đồ chứng minh Hoàng Sa, Trường Sa thuộc về Việt Nam 10
Bản đồ Đông Dương của Danvilleen vẽ năm 1735 cũng thể hiện rõ hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa thuộc lãnh thổ Việt Nam
      
Người đưa đò
Người đưa đò Tích cực

Cấp bậc: Tích cực

Bài viết : 415

Danh vọng : 699

Uy tín : 42

Ngày 4-8, Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Đồng Tháp cho biết vừa tiếp nhận tấm bản đồ cùng với quyển sách cổ Trung Quốc được in bằng tiếng Pháp (NXB Thượng Hải phát hành năm 1903) do một người dân địa phương hiến tặng

Người sở hữu tư liệu quý báu này là anh Nguyễn Thanh Thuận (23 tuổi, ngụ phường 3, TP Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp). Anh Thuận cho biết cách đây 2 năm, anh lên TPHCM sưu tầm sách cổ thì phát hiện ra tấm bản đồ này nằm trong quyển sách có tên Le Canal Impérial của tác giả Le P.Domin Gadar. “Vừa thấy tấm bản đồ cổ, tôi biết ngay đó là tài liệu quý nên đem về nhà bảo quản rất cẩn thận cho đến khi quyết định hiến tặng lại Tỉnh ủy Đồng Tháp” - anh Thuận nói.

Những tấm bản đồ chứng minh Hoàng Sa, Trường Sa thuộc về Việt Nam 2Nguyen_6a5ea
Anh Nguyễn Thanh Thuận

Theo ông Lê Minh Trung, Trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Đồng Tháp, nhiều nhà dịch thuật am hiểu chữ Hán đã khẳng định tấm bản đồ cổ này thể hiện khá rõ nét về lãnh thổ Trung Quốc vào đầu thế kỷ XX.

Những tấm bản đồ chứng minh Hoàng Sa, Trường Sa thuộc về Việt Nam 2Bando_be31c
...và tấm bản đồ cổ Trung Quốc thể hiện đảo Hải Nam là điểm cực Nam của Trung Quốc

Trong đó, đảo Hải Nam là điểm cực Nam của Trung Quốc, hoàn toàn không có 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Ông Trung cho rằng những tư liệu lịch sử quý báu như thế này rất hữu ích cho việc đấu tranh bảo vệ chủ quyền quốc gia.
Nguồn nld.com.vn
      
Phó Thường dân
Phó Thường dân Webmaster

Cấp bậc: Webmaster

Giới tính : Nam

Bài viết : 1706

Danh vọng : 2233

Uy tín : 144

Theo Thạc sĩ CHỬ ĐÌNH PHÚC (Viện Hán Nôm) cho biết: Đại Thanh đế quốc toàn đồ (Toàn bộ bản đồ về đế quốc Đại Thanh) là một tập sách bản đồ được khắc in và phát hành vào năm Quang Tự thứ 31, nhà Thanh, tức năm 1905. Những hình ảnh của tập Đại Thanh đế quốc toàn đồ mà chúng tôi có được là tập tái bản, được in năm Tuyên Thống nguyên niên, tức năm 1908, do Thượng Hải Thương vụ ấn thư quán phát hành.

Những tấm bản đồ chứng minh Hoàng Sa, Trường Sa thuộc về Việt Nam 3chuta10
Bìa sách Đại Thanh đế quốc toàn đồ

Cũng giống như Hoàng triều trực tỉnh địa dư toàn đồ, bản đồ Đại Thanh đế quốc cũng xác định rõ cực Nam lãnh thổ Trung Quốc là đảo Hải Nam (thời kỳ này, Hải Nam vẫn nằm trong bản đồ hành chính tỉnh Quảng Đông).

Những tấm bản đồ chứng minh Hoàng Sa, Trường Sa thuộc về Việt Nam 3bando10
Bản đồ Đại Thanh Đế quốc cho thấy cực Nam của Trung Quốc là đảo Hải Nam
Thích0Báo xấu0

Gửi một tin nhắn lên tường.

Gửi báo cáo lỗi về bài viết này.

      
Puzzle
Puzzle Tích cực

Cấp bậc: Tích cực

Giới tính : Nam

Bài viết : 455

Danh vọng : 748

Uy tín : 83

Bản đồ Việt Nam trong cuốn Từ điển La tinh - Việt Nam của giám mục Jean Louis Taberd xuất bản năm 1838 vẽ một phần của "Paracel hay Cát Vàng" (Paracel seu Cát Vàng) vào khu vực quần đảo Hoàng Sa hiện nay.

Những tấm bản đồ chứng minh Hoàng Sa, Trường Sa thuộc về Việt Nam Anh-ba10
An Nam Đại quốc họa đồ (Bản đồ Việt Nam) trong cuốn Từ điển La tinh - Việt Nam xuất bản năm 1838
Thích0Báo xấu0

Gửi một tin nhắn lên tường.

Gửi báo cáo lỗi về bài viết này.

      
Người đưa đò
Người đưa đò Tích cực

Cấp bậc: Tích cực

Bài viết : 415

Danh vọng : 699

Uy tín : 42

Mới đây, trang tin Sina đăng một bài viết tuyên truyền về hoạt động của Trung Quốc tại cái gọi là “Thành phố Tam Sa”, được thành lập phi pháp và bao trùm cả Hoàng Sa - Trường Sa của Việt Nam. Trong bài viết, Sina đăng lại bức ảnh của Nhân dân nhật báo chụp bia “chủ quyền” dựng tại bãi đá Chữ Thập thuộc Trường Sa của Việt Nam. Trên bia vẽ một bản đồ Trung Quốc hoàn toàn không có Hoàng Sa và Trường Sa. Ngoài phần lãnh thổ trên đất liền, bản đồ này chỉ có 2 chấm nhỏ thể hiện đảo Hải Nam và Đài Loan.

Những tấm bản đồ chứng minh Hoàng Sa, Trường Sa thuộc về Việt Nam Bia-ch10
Bản đồ trên “bia chủ quyền” của Trung Quốc tại Trường Sa - Ảnh: Nhân dân nhật Báo
      
Cựu học viên
Cựu học viên Xuất sắc

Cấp bậc: Xuất sắc

Giới tính : Nam

Bài viết : 1328

Danh vọng : 2216

Uy tín : 54

Giáo sĩ Alexandre de Rhodes đã xuất bản tại Roma nhiều sách bằng chữ quốc ngữ như Từ điển Việt - Bồ - La (1651), Giáo lý Giảng tám ngày (1651). Đặc biệt trong sách Regnũ Annam (1650, Vương quốc An Nam) đi kèm theo tấm bản đồ nước ta đầu tiên chú thích rõ ràng bằng chữ quốc ngữ

Chúng tôi phỏng đoán Alexandre de Rhodes vẽ bản đồ này theo mẫu An Nam quốc đồ (1490) thời Hồng Đức, vì để phía tây lên trên và đại cương nét biển, sông, núi cũng tương tự. Ở ngoài khơi Quảng Ngãi bản đồ Hồng Đức ghi rõ chữ Đại Hải (bằng Hán tự) còn bản đồ Đắc Lộ ghi thêm cù lao Ré (tức đảo Lý Sơn) và xa ngoài khơi là đảo Pulo Sisi ở đúng địa điểm Hoàng Sa. Như vậy Việt Nam đã làm chủ quần đảo Hoàng Sa ít nhất là từ cuối thế kỷ XVI rồi.

Những tấm bản đồ chứng minh Hoàng Sa, Trường Sa thuộc về Việt Nam 12-box10
Bản đồ Vương quốc An Nam của Alexandre de Rhodes lần đầu tiên chú thích rõ ràng biển, đảo của Việt Nam bằng chữ quốc ngữ

Thích0Báo xấu0

Gửi một tin nhắn lên tường.

Gửi báo cáo lỗi về bài viết này.

      
Người đưa đò
Người đưa đò Tích cực

Cấp bậc: Tích cực

Bài viết : 415

Danh vọng : 699

Uy tín : 42

1. Bản đồ phương Tây chứng minh Hoàng Sa thuộc Việt Nam.

Những tấm bản đồ chứng minh Hoàng Sa, Trường Sa thuộc về Việt Nam 26110810
Bản đồ Samuel Walker, Boston, Hoa Kỳ, năm 1834

Những tấm bản đồ chứng minh Hoàng Sa, Trường Sa thuộc về Việt Nam 33065710
Bản đồ General Karte von Ost Dien, John Barrow (Đức) năm 1808

Những tấm bản đồ chứng minh Hoàng Sa, Trường Sa thuộc về Việt Nam 38047210
Bản đồ Edinburgh, Scotland, năm 1790

Những tấm bản đồ chứng minh Hoàng Sa, Trường Sa thuộc về Việt Nam 26111010
Bản đồ Les Indes Orientales et leur archipel, R. Bonne, French, năm 1983

Những tấm bản đồ chứng minh Hoàng Sa, Trường Sa thuộc về Việt Nam 23069610
Bản đồ Prevost Bellin, Germany, năm 1747

Những tấm bản đồ chứng minh Hoàng Sa, Trường Sa thuộc về Việt Nam 31041610
Bản đồ H. Moll, Macmillan Company, London, England, năm 1736

2. Bản đồ Trung Quốc chứng minh lãnh thổ nước này chỉ dừng lại ở đảo Hải Nam.

Những tấm bản đồ chứng minh Hoàng Sa, Trường Sa thuộc về Việt Nam 35057110
National Geographic Society, Washington, US, năm 1980

Những tấm bản đồ chứng minh Hoàng Sa, Trường Sa thuộc về Việt Nam 32094010
Petroleum News SE Asia, Hong Kong, năm 1979

Những tấm bản đồ chứng minh Hoàng Sa, Trường Sa thuộc về Việt Nam 33076710
Bureau of Mines, Department of Interior, US, năm 1975

Những tấm bản đồ chứng minh Hoàng Sa, Trường Sa thuộc về Việt Nam 37060010
Royal Geographical Society, London, England, năm 1882

3. Bản đồ hàng hải chứng minh Trung Quốc không có Hoàng Sa, Trường Sa.

Những tấm bản đồ chứng minh Hoàng Sa, Trường Sa thuộc về Việt Nam 40027910
Atlas Universel de Geographie, Librairie Hachette, Paris, France, năm 1937

Những tấm bản đồ chứng minh Hoàng Sa, Trường Sa thuộc về Việt Nam 40031110
Complete Atlas of the World, New York, USA, năm 1919

      
Phó Thường dân
Phó Thường dân Webmaster

Cấp bậc: Webmaster

Giới tính : Nam

Bài viết : 1706

Danh vọng : 2233

Uy tín : 144

Bộ sưu tập “bản đồ chủ quyền” của Trần Thắng

Anh Trần Thắng, Chủ tịch Viện Văn hóa và giáo dục VN (IVCE) tại Hoa Kỳ, vừa tặng thêm cho Viện Nghiên cứu phát triển kinh tế - xã hội Đà Nẵng 43 tờ bản đồ cổ. Đồng thời là cuốn atlas Trung Hoa bưu chính dư đồ do Trung Hoa dân quốc xuất bản tại Nam Kinh năm 1919.

Những tấm bản đồ chứng minh Hoàng Sa, Trường Sa thuộc về Việt Nam 60970910
Tấm bản đồ lãnh địa Trung Quốc không có Hoàng Sa và Trường Sa trong atlas Trung Hoa bưu chính dư đồ do Trung Hoa dân quốc xuất bản năm 1919 tại Nam Kinh

Như vậy, đến nay Trần Thắng đã tặng cho Viện Nghiên cứu phát triển kinh tế - xã hội Đà Nẵng 150 bản đồ (gồm 110 bản đồ gốc và 40 bản đồ tái bản). Đây là những bản đồ được xuất bản ở Anh, Ðức, Úc, Canada, Mỹ và Hong Kong trong thời gian 1626-1980, trong đó có 80 bản đồ ghi nhận lãnh thổ cực nam của Trung Quốc là đảo Hải Nam; 50 bản đồ thể hiện Hoàng Sa và Trường Sa nằm sát lãnh thổ VN; 10 bản đồ hàng hải và 10 bản đồ tổng thể châu Á và Đông Nam Á có thể hiện Hoàng Sa và Trường Sa nằm trong vùng lãnh hải của VN.

Những tấm bản đồ chứng minh Hoàng Sa, Trường Sa thuộc về Việt Nam 60971010
Cuốn atlas Trung Hoa bưu chính dư đồ do Trung Hoa dân quốc xuất bản năm 1919 tại Nam Kinh mà Trần Thắng vừa gửi tặng Viện Nghiên cứu phát triển kinh tế - xã hội Đà Nẵng

Ba atlas quý giá

Ngoài ra, Trần Thắng đã sưu tầm được ba atlas (tập bản đồ) do chính quyền Trung Quốc xuất bản trước đây, rất có giá trị trong việc đấu tranh với những đòi hỏi chủ quyền phi pháp của Trung Quốc đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của VN.

Thứ nhất là atlas Trung Quốc địa đồ, kích thước 31cm x 41cm, xuất bản năm 1908 bằng tiếng Anh, do phái bộ The China Inland Mission có trụ sở ở Thượng Hải, London, Philadelphia, Toronto và Melbourne biên soạn và phát hành với sự trợ giúp của Tổng cục Bưu chính của nhà Thanh. Atlas này gồm một Index map (bản đồ tổng thể) vẽ toàn bộ lãnh thổ và 22 bản đồ các tỉnh của Trung Quốc. Trần Thắng mua atlas này từ một nhà sưu tập sách cũ ở Anh và đã trao tặng Viện Nghiên cứu phát triển kinh tế - xã hội Đà Nẵng ngày 23-11-2012.

Trong bài South China Sea: Chinese maps omit modern claims (tóm tắt căn bản: Biển Đông: Bản đồ Trung Quốc bác bỏ những tuyên bố hiện đại), trả lời phỏng vấn của một ký giả ở Hoa Kỳ (tệp tin: “Thayer Consultancy ABN # 65 648 097 123” công bố trên Internet), GS Carlyle A. Thayer (Học viện Quốc phòng Úc) cho biết: “Những tấm bản đồ, chẳng hạn như sưu tập bản đồ của Trần Thắng, đã cung cấp những hiểu biết mới về lịch sử hình thành những tuyên bố về chủ quyền hiện nay. Những bản đồ này đã chứng tỏ mâu thuẫn của Trung Quốc trong việc tuyên bố “chủ quyền không thể tranh cãi” của họ”.

Thứ hai là atlas Trung Hoa bưu chính dư đồ, kích thước 61cm x 71cm, do Tổng cục Bưu chính thuộc Bộ Giao thông của Trung Hoa dân quốc xuất bản lần đầu vào năm 1919 ở Nam Kinh. Atlas này in bằng ba ngôn ngữ: Trung - Anh - Pháp, gồm một Index map và 46 bản đồ các tỉnh của Trung Quốc đương thời. Lời giới thiệu của atlas cho biết đây là lần đầu tiên chính quyền Trung Hoa dân quốc chính thức xuất bản atlas và chỉ in với số lượng hạn chế. Atlas này đã được một người chơi cổ ngoạn ở Ba Lan rao bán. Sau nhiều lần mặc cả, cuối cùng Trần Thắng đã mua được atlas này. Đây là atlas quan trọng rất quý mà Trần Thắng trao tặng Viện Nghiên cứu phát triển kinh tế - xã hội Đà Nẵng.

Thứ ba là atlas Trung Hoa bưu chính dư đồ, kích thước 61cm x 71cm, do Tổng cục Bưu chính thuộc Bộ Giao thông của Trung Hoa dân quốc tái bản tại Nam Kinh năm 1933. Atlas này cũng in bằng ba thứ ngôn ngữ: Trung - Anh - Pháp, nội dung có một số điều chỉnh cho phù hợp với địa lý hành chính của Trung Quốc lúc bấy giờ. Atlas gồm một Index map và 29 bản đồ các tỉnh, kể cả Tây Tạng và Mông Cổ.

Tấm bản đồ số 23 trong atlas này là bản đồ tỉnh Quảng Đông, bao gồm cả đảo Hải Nam. Vì không thể in đảo Hải Nam nằm trọn trong tờ bản đồ tỉnh Quảng Đông nên người ta đã in riêng bản đồ đảo Hải Nam nằm ở góc trái bản đồ này. Chủ sở hữu atlas 1933 là một người Đài Loan có gốc gác từ Trung Quốc đại lục. Tháng 9-2012, atlas này vừa được chuyển đến New York thì Trần Thắng phát hiện và chỉ sau hai tuần atlas này đến Hoa Kỳ thì Trần Thắng đã mua được.

Lãnh thổ Trung Quốc không có Hoàng Sa và Trường Sa

Điểm chung của ba atlas này là các bản đồ Trung Quốc in trong ba atlas chỉ giới hạn cương vực Trung Quốc đến đảo Hải Nam, không hề đả động gì đến Hoàng Sa và Trường Sa của VN (mà Trung Quốc gọi là Xisha và Nansha). Các tập atlas này được đặt tên là Trung Hoa bưu chính dư đồ vì đây là sản phẩm của chương trình thiết lập bản đồ bưu chính do nhà Thanh (1644-1912) vạch ra vào năm 1906 và được chính phủ Trung Hoa dân quốc kế tục. Các bản đồ trong atlas được lập chi tiết ở từng tỉnh, thể hiện rõ các con đường vận chuyển thư từ, công văn trong các tỉnh, thành của Trung Quốc. Vì thế, nơi nào không thuộc lãnh thổ Trung Quốc thì họ không đưa vào atlas. Các trang Index in ở cuối các tập atlas đã liệt kê tất cả địa danh hành chính của Trung Quốc đương thời nhưng hoàn toàn không đề cập các địa danh Xisha và Nansha. Đây là những tài liệu chính thống do nhà nước Trung Quốc phát hành vào nhiều thời điểm lịch sử khác nhau, thể hiện rằng Trung Quốc luôn thừa nhận cương vực phía nam của họ chỉ giới hạn đến đảo Hải Nam, còn Hoàng Sa và Trường Sa thì chưa bao giờ thuộc về chủ quyền của Trung Quốc.

Người sưu tập yêu nước

Ngày 23-11-2012, Viện Nghiên cứu phát triển kinh tế - xã hội Đà Nẵng đã phối hợp với UBND huyện Hoàng Sa tiếp nhận hai atlas 1908 và 1933, 92 bản đồ và ba cuốn kỷ yếu đính kèm nhiều bản đồ Trung Quốc không có Hoàng Sa và Trường Sa. Sau đó, Trần Thắng tiếp tục mua thêm 43 bản đồ cổ và atlas 1919 gửi về trao tặng Viện Nghiên cứu phát triển kinh tế - xã hội Đà Nẵng trong những ngày đầu năm mới 2013.

Sau khi mua được bản đồ, Trần Thắng còn bỏ tiền mua bìa cứng, giấy bồi, túi plastic chuyên dụng và tốn nhiều thời gian để “sửa sang” những tờ bản đồ riêng lẻ, thậm chí cũ nát thành những “sản phẩm” hoàn chỉnh, sẵn sàng cho việc trưng bày, giới thiệu sưu tập bản đồ này với công chúng. Sau đó anh tiến hành phân loại, viết chú thích cho từng tấm bản đồ, tự tay đóng gói và tìm người tin cậy nhờ mang những tư liệu quý này về nước trao tặng Viện Nghiên cứu phát triển kinh tế - xã hội Đà Nẵng. Anh cũng scan toàn bộ số bản đồ và atlas này, tạo một thư mục riêng trên website của IVCE và tải toàn bộ hình ảnh bản đồ lên đó để giới thiệu với độc giả trong và ngoài nước tại địa chỉ: http://www.ivce.org/map/map.html

Những tấm bản đồ chứng minh Hoàng Sa, Trường Sa thuộc về Việt Nam 60970810
Trần Thắng (trái) nhận bằng khen của bộ trưởng Bộ Ngoại giao do đại sứ VN tại Hoa Kỳ Lê Lương Minh trao tặng vì những đóng góp của anh trong hoạt động duy trì và phát triển văn hóa trong cộng đồng

Trần Thắng sinh năm 1971 tại Quảng Ngãi, là cháu ngoại của nhà thơ Tế Hanh. Năm 1991, gia đình anh sang Hoa Kỳ định cư. Trần Thắng tốt nghiệp kỹ sư ngành cơ khí của Trường đại học Connecticut và được Công ty sản xuất động cơ máy bay Pratt & Whitney tuyển dụng làm việc từ năm 1999 đến nay.

Nguồn: Tuổi trẻ
Thích0Báo xấu0

Gửi một tin nhắn lên tường.

Gửi báo cáo lỗi về bài viết này.

      
Cựu học viên
Cựu học viên Xuất sắc

Cấp bậc: Xuất sắc

Giới tính : Nam

Bài viết : 1328

Danh vọng : 2216

Uy tín : 54

Ngày 08/01/2013, Viện Nghiên cứu phát triển kinh tế - xã hội thành phố Đà Nẵng và UBND huyện đảo Hoàng Sa đã tổ chức công bố chứng cứ pháp lý minh bạch về chủ quyền của Việt Nam đối với Hoàng Sa và Trường Sa.

Các tư liệu này do chính Trung Quốc xuất bản.

Những tấm bản đồ chứng minh Hoàng Sa, Trường Sa thuộc về Việt Nam 61059810
Chiến sĩ trẻ hải quân tự tin lên đường đến Trường Sa - Ảnh: Duy Thanh

Ông Trần Thắng (một Việt kiều Mỹ) đã dày công sưu tập hàng trăm bản đồ, tài liệu chứng minh chủ quyền của Việt Nam đối với 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Trong số này gồm sách atlas Trung Hoa bưu chính dư đồ 1919 do Bộ Giao thông Trung Hoa Dân Quốc phát hành tại Nam Kinh. Đây là sách atlas đầu tiên do nhà nước Trung Hoa phát hành với số lượng nhỏ. Sách thể hiện điểm cực nam của Trung Quốc chỉ đến đảo Hải Nam.

Với 150 bản đồ, 110 bản đồ gốc và 40 bản đồ tái bản, gồm 80 bản đồ do phương Tây in từ năm 1626-1980 xác nhận lãnh thổ cực nam của Trung Quốc là đảo Hải Nam; 50 bản đồ thể hiện Hoàng Sa và Trường Sa nằm sát lãnh thổ Việt Nam; 10 bản đồ hàng hải thể hiện Hoàng Sa và Trường Sa nằm trong vùng lãnh hải của Việt Nam. 10 bản đồ tổng thể châu Á và Đông Nam Á có thể hiện Hoàng Sa và Trường Sa nằm trong vùng lãnh hải của Việt Nam. 3 tập Atlas xuất bản năm 1908, 1919 và 1933.

Tiến sĩ Trần Đức Anh Sơn - phó viện trưởng Viện Nghiên cứu phát triển kinh tế - xã hội thành phố Đà Nẵng - cho biết theo suốt dòng lịch sử, từ tấm bản đồ xuất hiện từ đời nhà Thanh cho đến Trung Hoa Dân Quốc và gần đây nhất, bản đồ đánh giá (trữ lượng) nhiên liệu và năng lượng do chính cơ quan có chức năng của Nhà nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa công bố, xuất bản (1980) cũng không hề thể hiện Hoàng Sa và Trường Sa thuộc lãnh thổ và chủ quyền Trung Quốc. Trên tấm bản đồ này, biên giới chủ quyền trên biển của Trung Quốc đã được xác định rất rõ: chỉ đến đảo Hải Nam.

Theo ông Trần Thắng, tổng chi phí cho việc mua 3 sách atlas và 150 bản đồ khoảng 13.000 USD, trong đó UBND huyện Hoàng Sa (Đà Nẵng) đóng góp 3.000 USD, những Việt kiều tại Mỹ đóng góp 5.000 USD, số còn lại do ông tự nguyện đóng góp.

Nguồn: Tuổi trẻ
Thích0Báo xấu0

Gửi một tin nhắn lên tường.

Gửi báo cáo lỗi về bài viết này.

      
Người đưa đò
Người đưa đò Tích cực

Cấp bậc: Tích cực

Bài viết : 415

Danh vọng : 699

Uy tín : 42

Sáng 01/02/2013, Bảo tàng Lịch sử quốc gia đã tiếp nhận bộ sưu tập bao gồm các bản đồ và một số tài liệu liên quan đến việc khẳng định chủ quyền của VN đối với quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa do nhà sưu tập tư nhân Trần Mạnh Tuấn (Hà Nội) hiến tặng.

Bộ sưu tập này gồm 23 bản đồ các loại và 10 tư liệu (tiếng Anh, tiếng Nhật), trong đó có cuốn sách do Viện Địa chất khoáng sản Trung Quốc liên kết với Viện Địa chất khoáng sản Mỹ xuất bản ghi rõ về địa chất Trung Hoa năm 1939 không có Hoàng Sa và Trường Sa; bản đồ Nam Trung Hoa năm 1920 không có Hoàng Sa và Trường Sa.

Bảo tàng Lịch sử quốc gia sẽ tiếp tục xây dựng hồ sơ khoa học và tiến hành giám định giá trị tư liệu trước khi công bố rộng rãi với công chúng.

Nguồn: Tuổi trẻ
      
Người đưa đò
Người đưa đò Tích cực

Cấp bậc: Tích cực

Bài viết : 415

Danh vọng : 699

Uy tín : 42

Ngày 02/02/2013, các cơ quan chức năng tỉnh Khánh Hòa triển khai lắp đặt tại 15 tụ điểm công cộng các phiên bản cỡ lớn bốn bản đồ tư liệu cổ quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa thuộc lãnh thổ Việt Nam, do Việt Nam (triều Nguyễn), Trung Quốc (triều Thanh) và Pháp ấn hành.

Những tấm bản đồ chứng minh Hoàng Sa, Trường Sa thuộc về Việt Nam 61561210
Du khách xem bản đồ tư liệu về Hoàng Sa và Trường Sa tại khu tham quan Viện Hải dương học Nha Trang - Ảnh: V.T.

Bốn bản đồ gồm:

- Đại Nam thống nhất toàn đồ, nhà Nguyễn lập năm 1834, thể hiện Hoàng Sa và Vạn Lý Trường Sa thuộc lãnh thổ Việt Nam (nguồn: Trung tâm dữ liệu Hoàng Sa).

- An Nam đại quốc họa đồ, tác giả Jean Louis Taberd (Pháp) vẽ năm 1838, thể hiện quần đảo Paracel Seu Cát vàng (Hoàng Sa) thuộc lãnh thổ Việt Nam (nguồn: Trung tâm dữ liệu Hoàng Sa).

- Hoàng Triều trực tỉnh địa dư toàn đồ, nhà Thanh lập năm 1904, thể hiện cực nam lãnh thổ Trung Quốc chỉ đến đảo Hải Nam, không có hai quần đảo Tây Sa và Nam Sa - tức Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam (nguồn: Bảo tàng lịch sử Việt Nam).

- Bản đồ các đài khí tượng Đông Dương, Pháp lập năm 1940; thể hiện Đài khí tượng Pattle (Hoàng Sa) và Đài khí tượng Itu Aba (Trường Sa) là hai đài khí tượng cấp quan trọng nhất ở Đông Dương (nguồn: Trung tâm dữ liệu Hoàng Sa).

Các điểm được trưng bày gồm: Trung tâm Văn hóa tỉnh Khánh Hòa (46 đường Trần Phú, Nha Trang), cảng du lịch Cầu Đá (Nha Trang), khu tham quan - Viện Hải dương học Nha Trang, Ga Nha Trang, Đại học Nha Trang, cảng hàng không quốc tế Cam Ranh và các huyện, thị, TP trong tỉnh.

Nguồn: Tuổi trẻ
      
Cựu học viên
Cựu học viên Xuất sắc

Cấp bậc: Xuất sắc

Giới tính : Nam

Bài viết : 1328

Danh vọng : 2216

Uy tín : 54

Câu chuyện những tấm bản đồ cổ khẳng định chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa liên tục được phát hiện, công bố trong và ngoài nước suốt năm qua là những minh chứng sống động về lòng yêu nước của nhân dân ta.

Những tấm bản đồ chứng minh Hoàng Sa, Trường Sa thuộc về Việt Nam 61465410

Không phải đến bây giờ người Việt mới quan tâm sưu tầm những tấm bản đồ cổ để chứng minh chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, bởi các nhà nghiên cứu Việt Nam ở trong và ngoài nước đã làm điều này từ hàng chục năm trước và đã tập hợp được cả trăm tấm bản đồ về chủ đề này để phục vụ công cuộc đấu tranh bảo vệ chủ quyền quốc gia trước sự xâm phạm trắng trợn và những yêu sách phi pháp của Trung Quốc.

Tuy nhiên, có đôi lúc dường như người dân Việt Nam vẫn coi đó là công việc chính của Nhà nước hay của các nhà nghiên cứu. Thế rồi, khi TS Mai Hồng công bố tấm bản đồ Hoàng triều trực tỉnh địa dư toàn đồ do nhà Thanh (Trung Hoa) ấn hành năm 1904, có điểm cực nam của lãnh thổ Trung Quốc chỉ dừng lại ở đảo Hải Nam, được coi là chứng cứ để chứng minh Hoàng Sa và Trường Sa không thuộc về Trung Quốc, thì cũng là lúc đồng bào Việt Nam ở khắp nơi bắt đầu hướng sự quan tâm của mình về vấn đề này.

Một trong những người đã biến sự quan tâm ấy trở thành những hành động thiết thực chính là Trần Thắng - một Việt kiều đang sinh sống tại Hoa Kỳ. Anh đã âm thầm sưu tầm những tấm bản đồ xuất bản ở các nước phương Tây từ thế kỷ 16 đến thế kỷ 20, trên đó có những chứng cứ xác nhận chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa và bác bỏ đòi hỏi chủ quyền của Trung Quốc đối với hai quần đảo này.

Với sự tư vấn và khuyến khích của các nhà nghiên cứu có uy tín trong lĩnh vực này, sưu tập bản đồ khẳng định chủ quyền của Việt Nam đối với Hoàng Sa và Trường Sa của Trần Thắng ngày một nhiều hơn, giá trị hơn. Sau cùng, anh đã quyết định trao tặng bộ sưu tập bản đồ ấy, với hơn 100 bản đồ và hai tập Atlas, cho thành phố Đà Nẵng, vì “tôi tin họ sẽ có cách để phát huy giá trị của bộ sưu tập bản đồ này”.

Điều đáng quý ở đây là Trần Thắng đã không đơn độc trong cuộc tìm kiếm những tấm bản đồ này. Ngoài tiền túi của mình, Trần Thắng còn nhận được sự ủng hộ tài chính của gần 20 người Việt ở trong và ngoài nước để có đủ tiền mua lại những tấm bản đồ giá trị này. Ngoài ra, còn có nhiều người khác, tuy không ủng hộ tài chính nhưng đã tư vấn cho Trần Thắng và cho thành phố Đà Nẵng những ý kiến tâm huyết giúp việc bảo quản, công bố và phát huy giá trị của bộ sưu tập bản đồ này.

“Sự kiện Trần Thắng” đã trở thành hiệu ứng lan truyền. Nhiều người Việt Nam ở hải ngoại tiếp tục quan tâm tìm kiếm những nguồn thông tin, những tư liệu và bản đồ khẳng định chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa để cung cấp cho các nhà nghiên cứu trong nước.

Hộp thư điện tử của tôi thường xuyên nhận được những email “lạ”, chỉ dẫn những đường link dẫn đến các kho lưu trữ, các thư viện ở nước ngoài, nơi đang lưu trữ những tư liệu và bản đồ góp phần khẳng định Hoàng Sa và Trường Sa là của Việt Nam. Mới đây, tôi nhận được một bức thư của ông Nguyễn Đức gửi từ Hà Lan. Bên trong bức thư là hai tờ bản đồ cổ và một mẫu giấy nhỏ ghi xuất xứ của bản đồ, lời chúc sức khỏe và địa chỉ email của người gửi.

Đây là hai bản đồ được xuất bản ở Leipzig (Đức), gồm bản đồ Franzoesischi Indochina (xuất bản năm 1896) và bản đồ Kanton und Kantonstrom (xuất bản năm 1912). Hai bản đồ này cung cấp thêm những thông tin để chứng minh Hoàng Sa và Trường Sa là của Việt Nam.

Tôi không biết ông Nguyễn Đức là ai, ông cũng không muốn giới thiệu thân thế của mình, nhưng hai tấm bản đồ mà ông tặng tôi đã nói lên tất cả: Ông là đồng bào của tôi, là người đã bày tỏ lòng yêu nước theo một cách riêng, giống như Trần Thắng đã làm. Đó chính là lý do để tôi và tất cả người Việt Nam thấy vững tin hơn trong cuộc đấu tranh bảo vệ chủ quyền quốc gia đầy gay go và phức tạp.

      
Phó Thường dân
Phó Thường dân Webmaster

Cấp bậc: Webmaster

Giới tính : Nam

Bài viết : 1706

Danh vọng : 2233

Uy tín : 144

Những tấm bản đồ chứng minh Hoàng Sa, Trường Sa thuộc về Việt Nam 0211-m10
Trần Thắng khẳng định: "Hoàng Sa và Trường Sa thuộc về Việt Nam"

Thời gian qua, một số tờ báo Mỹ đã nói về tranh chấp chủ quyền biển đảo giữa Trung Quốc và các nước Châu Á. Nhưng bài viết "Thang Dinh Tran loves maps and Vietnam. That may put him in the eye of a storm." đăng ngày 08/02/2013 của tác giả Mai Ngọc Châu trên tạp chí Christian Science Monitor - tờ báo khá lớn, thuộc thể loại báo chính trị, phát hành cả ở Mỹ và quốc tế - là bài đầu tiên ở Mỹ có dòng chữ khẳng định “Hoàng Sa và Trường Sa thuộc về Việt Nam”, mặc dù đó chỉ là lời phát biểu của cá nhân anh Trần Thắng.

Thích0Báo xấu0

Gửi một tin nhắn lên tường.

Gửi báo cáo lỗi về bài viết này.

      
Người đưa đò
Người đưa đò Tích cực

Cấp bậc: Tích cực

Bài viết : 415

Danh vọng : 699

Uy tín : 42

Thêm nhiều bản đồ Trung Quốc không Hoàng Sa, Trường Sa

Trong cuốn Kỷ yếu Hoàng Sa do UBND huyện Hoàng Sa, TP Đà Nẵng phát hành, một loạt các bản đồ cổ của Trung Quốc, do chính người Trung Quốc vẽ năm 1909 trở về trước đều chứng minh Tây Sa (Hoàng Sa) và Nam Sa (Trường Sa) không thuộc về Trung Quốc.

Một loạt các bản đồ cổ của Trung Quốc như: Dư địa đồ đời Nguyên (năm 1561), Thiên hạ thống nhất, Chi Đồ (năm 1461), Hoàng triều phủ sảnh châu huyện toàn đồ (năm 1635)... do chính người Trung Quốc vẽ lại từ năm 1909 trở về trước đều không có Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam.

Những tấm bản đồ chứng minh Hoàng Sa, Trường Sa thuộc về Việt Nam Du-dia10
Dư địa đồ đời Nguyên của Chu Tư Bản được vẽ thu nhỏ lại trong sách Quán Như Đồ của La Hồng Tiên quyển 1, thực hiện năm 1561, phần cực Nam lãnh thổ Trung Quốc là đảo Hải Nam, không có Hoàng Sa và Trường Sa.

Những tấm bản đồ chứng minh Hoàng Sa, Trường Sa thuộc về Việt Nam Thien-10
Thiên hạ thống nhất, Chi Đồ đời Minh, trong Đại Minh thống nhất chí, năm 1461, quyền đầu đã vẽ cực Nam Trung Quốc là đảo Hải Nam, không có Hoàng Sa và Trường Sa.

Những tấm bản đồ chứng minh Hoàng Sa, Trường Sa thuộc về Việt Nam Hoang-12
Hoàng Minh đại thống nhất tổng đồ đời Minh, trong Hoàng Minh chức phương địa đồ của Trần Tổ Thụ (1635), đã vẽ phần cực Nam Trung Quốc là đảo Hải Nam, không có Hoàng Sa và Trường Sa.

Những tấm bản đồ chứng minh Hoàng Sa, Trường Sa thuộc về Việt Nam Hoang-13
Hoàng triều phủ sảnh châu huyện tòan đồ đời Thanh năm 1862, vẽ theo “Nội phủ địa đồ” gồm 26 mảnh mang tên “Đại Thanh kịch tỉnh toàn đồ” trong bản đồ phần cực Nam Trung Quốc là đảo Hải Nam, không có Hoàng Sa và Trường Sa.

Những tấm bản đồ chứng minh Hoàng Sa, Trường Sa thuộc về Việt Nam Quang-10
Quảng Đông tỉnh đồ trong Quảng Đông dư địa toàn đồ, do quan chức tỉnh Quảng Đông vẽ năm 1897, có lời tựa của Tổng đốc Trương Nhân Tuấn không có bất kỳ quần đảo nào ở biển Đông.

Những tấm bản đồ chứng minh Hoàng Sa, Trường Sa thuộc về Việt Nam Dai-th10
Đại Thanh đế quốc vị trí khu hoạch đồ (năm 1909), đã vẽ phần cực Nam Trung Quốc là đảo Hải Nam, không có Hoàng Sa và Trường Sa.

Nguồn: VTC
      
Cựu học viên
Cựu học viên Xuất sắc

Cấp bậc: Xuất sắc

Giới tính : Nam

Bài viết : 1328

Danh vọng : 2216

Uy tín : 54

Bản đồ Trung Quốc trưng bày tại Bảo tàng Thâm Quyến không có quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa

Ngày 1/4, ông Lâm Tấn Lợi và bà Nguyễn Lâm Như Quỳnh gửi đến Báo Công an nhân dân, cơ quan đại diện tại TP Hồ Chí Minh hình ảnh bản đồ Trung Quốc hoàn toàn không có quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.

Những tấm bản đồ chứng minh Hoàng Sa, Trường Sa thuộc về Việt Nam Ban_do10
Hình ảnh bản đồ đặt ở Bảo tàng TP Thẩm Quyến - Trung Quốc không có quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa

Ông Lợi cho biết, ngày 15/3, ông cùng vợ là bà Nguyễn Lâm Như Quỳnh đến tham quan Bảo tàng thành phố Thâm Quyến, Trung Quốc. Để vào được khu vực triển lãm hiện vật, trước đó, các khách tham quan phải đi qua khu vực trưng bày bản đồ Trung Quốc.

Tại đây, hai vợ chồng ông Lợi và khách tham quan đều thấy tấm bản đồ Trung Quốc khá lớn, được trưng bày trang trọng và hoàn toàn không có quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa. Điều này chứng tỏ ngay người Trung Quốc cũng đã thừa nhận sự thật là Hoàng Sa, Trường Sa không thuộc Trung Quốc. Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam. Không có lý do chính đáng nào để coi hai quần đảo này là của Trung Quốc... Ông Lợi nhấn mạnh.

      
Cựu học viên
Cựu học viên Xuất sắc

Cấp bậc: Xuất sắc

Giới tính : Nam

Bài viết : 1328

Danh vọng : 2216

Uy tín : 54

Ngày 19-6-2013, UBND TP Đà Nẵng đã trao bằng khen cho ông Trần Thắng (Việt kiều Mỹ - Chủ tịch Viện Văn hóa giáo dục VN tại Hoa Kỳ) vì đã có nhiều đóng góp tích cực trong việc nghiên cứu, sưu tầm tư liệu khẳng định chủ quyền Hoàng Sa, Trường Sa của VN.

Những tấm bản đồ chứng minh Hoàng Sa, Trường Sa thuộc về Việt Nam 64097210
Đại diện TP Đà Nẵng cùng ông Trần Thắng (giữa) tại buổi lễ trao tặng bằng khen của Đà Nẵng cho ông Thắng

Từ năm 2012 đến nay, ông Thắng đã sưu tầm và mua 3 cuốn atlat, 170 tấm bản đồ từ các quốc gia Anh, Pháp, Mỹ, Canada... trao tặng cho chính quyền TP Đà Nẵng. Trong số này có nhiều bản đồ do Trung Hoa dân quốc xuất bản từ thế kỷ 18, 19 và đều có đặc điểm chung là khẳng định Hoàng Sa, Trường Sa thuộc lãnh thổ VN. Theo ông Đặng Công Ngữ - Giám đốc Sở Nội vụ, chủ tịch UBND huyện đảo Hoàng Sa, món quà ông Thắng trao tặng rất quý giá, đúng thời điểm khi những căng thẳng trên biển Đông ngày một lên cao. Nhiều tài liệu trong số này sẽ được trưng bày tại các triển lãm trong nước nhằm giáo dục thế hệ trẻ về ý thức đấu tranh bảo vệ chủ quyền biển đảo.

Trước đó vào chiều 18-6, tại buổi thăm Bảo tàng Đà Nẵng, ông Trần Thắng cho biết sẽ gửi tặng đĩa CD chứa các file scan bản đồ và tư liệu liên quan đến Hoàng Sa, Trường Sa cho thư viện của 100 trường đại học hàng đầu của Mỹ. Đây là các file scan 150 bản đồ và tư liệu khẳng định Hoàng Sa, Trường Sa thuộc chủ quyền VN và cực nam biên giới Trung Quốc chỉ đến đảo Hải Nam mà ông Thắng đã tìm mua và gửi tặng Đà Nẵng. Việc làm này nhằm góp phần quảng bá chủ quyền của VN đối với hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa đến giới sinh viên Mỹ và sinh viên các nước trên thế giới đang du học tại các trường này.

Nguồn: Tuổi trẻ
      
Puzzle
Puzzle Tích cực

Cấp bậc: Tích cực

Giới tính : Nam

Bài viết : 455

Danh vọng : 748

Uy tín : 83

Những tấm bản đồ chứng minh Hoàng Sa, Trường Sa thuộc về Việt Nam 69899610
Thủ tướng Đức Angela Merkel đã tặng cho Chủ tịch Tập Cận Bình tấm bản đồ cổ Trung Quốc không có quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa của VN, nhân chuyến thăm châu Âu của lãnh đạo Trung Quốc trong tuần vừa qua.

Đây là tấm bản đồ vẽ lãnh thổ Trung Quốc thời Càn Long (1736 - 1795) do nhà bản đồ học người Pháp là Jean-Baptiste Bourguignon d'Anville vẽ, được 1 nhà xuất bản ở Đức xuất bản năm 1735.

Trên tấm bản đồ này lãnh thổ Trung Quốc không bao gồm các vùng Tibet (Tây Tạng), Xinjiang (Tân Cương), Manchuria (Mãn Châu Lý). Các đảo Hải Nam và Đài Loan trên bản đồ này thì được tô màu khác với lãnh thổ Trung Hoa.

Tất nhiên, quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa của Việt Nam cũng không hề có trong bản đồ này.

Nguồn: Tuổi trẻ
      
thầy giáo làng
thầy giáo làng Mod

Cấp bậc: Mod

Giới tính : Nam

Bài viết : 835

Danh vọng : 1332

Uy tín : 183


Những tấm bản đồ chứng minh Hoàng Sa, Trường Sa thuộc về Việt Nam ImageView
Nhìn kỹ đi nè! Lãnh thổ của các ông kết thúc ở chỗ này thôi nhé!
      
Phó Thường dân
Phó Thường dân Webmaster

Cấp bậc: Webmaster

Giới tính : Nam

Bài viết : 1706

Danh vọng : 2233

Uy tín : 144

Chiều 13/5/2014, tại Hà Nội, Bộ Thông tin-Truyền thông tổ chức lễ tiếp nhận và công bố bộ Atlas thế giới Bruxelles – 1827 khẳng định chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.

Bộ Atlas này gồm 6 tập khổ lớn do nhà Địa lý học Philippe Vandemaelen (1795-1869), người sáng lập Viện Địa lý Hoàng gia Bỉ xuất bản năm 1827. Trong đó, tập 2 – châu Á, có bản đồ vẽ đường bờ biển miền Trung Việt Nam thể hiện quần đảo Hoàng Sa một cách rõ ràng, chi tiết và chính xác, kèm theo bản giới thiệu tóm tắt về Đế chế An Nam.

Tài liệu này được các nhà sử học Pháp và Bỉ đánh giá là có trị giá trị khoa học và pháp lý cao trong việc khẳng định chủ quyền không thể tranh cãi của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.

Những tấm bản đồ chứng minh Hoàng Sa, Trường Sa thuộc về Việt Nam Anh_5_10
Bìa của cuốn Atlas Thế giới xuất bản năm 1827
Tại lễ tiếp nhận, Bộ trưởng Nguyễn Bắc Son, Ủy viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Thông tin-Truyền thông đánh giá bộ Atlas thế giới của Philipppe Vandermaelen là tài liệu khoa học, pháp lý quan trọng góp phần khẳng định chủ quyền không thể tranh cãi của Việt Nam đối với hai quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa.

Việc công bố bản đồ này có ý nghĩa rất quan trọng khi trong thời gian gần đây, tình hình Biển Đông trở nên vô cùng căng thẳng với việc Trung Quốc đưa giàn khoan Hải Dương 981 và một lượng lớn tàu các loại, kể cả tàu quân sự vào hoạt động tại khu vực thuộc vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa Việt Nam.

Bộ trưởng Nguyễn Bắc Son khẳng định: Việt Nam có đầy đủ căn cứ pháp lý và lịch sử khẳng định chủ quyền đối với Hoàng Sa, Trường Sa và quyền chủ quyền, quyền tài phán đối với vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa theo các quy định của Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển năm 1982. Bộ Atlas thế giới Bruxelles 1827 mà Bộ Thông tin- Truyền thông tiếp nhận là một bằng chứng quan trọng trong các căn cứ pháp lý này. Bộ Thông tin-Truyền thông sẽ tiếp tục đẩy mạnh sưu tầm, thẩm định, công bố, các tài liệu, bản đồ, ẩn phẩm liên quan đến chủ quyền biển, đảo Việt Nam phục vụ công tác tuyên truyền trong nước và quốc tế về chủ quyền không tranh cãi của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.

Những tấm bản đồ chứng minh Hoàng Sa, Trường Sa thuộc về Việt Nam Tiep-n10
Bộ trưởng Thông tin-Truyền thông Nguyễn Bắc Son tiếp nhận Bộ Atlas
Là một trong những người có công sưu tầm và đưa bộ Atlas thế giới của Philippe Vandermaelen về Việt Nam, GS.TS Nguyễn Quang Ngọc, Phó Chủ tịch Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam cho biết, theo tập bản đồ này, phần Partie de la Cochinchine, Việt Nam được giới thiệu trong các tấm bản đồ số 97, 105, 106, 110 đều có ghi chú rõ ràng, quần đảo Hoàng Sa (Paracels) thuộc chủ quyền của Đế chế An Nam (Empire d’An-nam). Và Partie de la Cochinchine là bản đồ đầu tiên đã vẽ một cách tuyệt đối chính xác vị trí (kinh độ, vĩ độ), đặc điểm địa lý, tên gọi phương Tây của các đảo lớn nhất và quan trọng nhất trong quần đảo Hoàng Sa. Bản đồ đặt khu vực Cochinchine là một bộ phận hữu cơ không thể tách rời của Đế chế An Nam, minh chứng một cách rõ ràng và chuẩn xác chủ quyền của Việt Nam ở Paracels đã được quốc tế ghi nhận.

Tấm bản đồ số 106 vẽ đường bờ biển miền Trung từ vĩ tuyến 12 tới vĩ tuyến 16 (thuộc khu vực Trung kỳ, Đàng Trong của Việt Nam lúc bấy giờ). Tấm 110 thể hiện khu vực Nam kỳ của Việt Nam.

Trong đó tấm bản đồ 106, có tên “Bản đồ xứ Đàng Trong” có vẽ quần đảo Hoàng Sa cụ thể, chi tiết và chính xác. Tấm bản đồ này còn đặt trong mối tương quan với các đảo và khu vực ven bờ như Lý Sơn, Cù Lao Chàm, Cù Lao Ré, Quy Nhơn, Nha Trang.

Hơn nữa, tại phần chú thích trên tấm bản đồ 106, Philippe Vandermaelen còn ghi rõ “Đế chế An Nam” với thông tin về địa lý, chính trị, địa hình… rất đầy đủ và chi tiết. Theo GS.TS Nguyễn Quang Ngọc với cách làm khoa học, nhà địa lý học Vandermaelen thể hiện rất rõ chủ quyền không thể chối cãi của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa.

GS.TS Nguyễn Quang Ngọc còn chỉ ra cùng trong bộ Atlas thế giới, nhà địa lý học Philippe Vandermaelen cũng thể hiện rõ ràng đường biên giới của Trung Quốc. Cụ thể, tấm số 97 vẽ đường biên giới của Việt Nam với Trung Quốc và điểm cực Nam của Trung Quốc kết thúc ở vĩ độ 22. Còn đường biên giới biển của Trung Quốc chỉ đến phía trên vĩ tuyến thứ 18.

Tất cả các bản đồ của Trung Quốc và các bản đồ phương Tây từ thế kỷ XX trở về trước đều cho thấy cực Nam của Trung Quốc là ở đảo Hải Nam, trên vĩ tuyến thứ 18. Và cách thể hiện biên giới của Trung Quốc tại Atlas của Philippe Vandermaelen cũng trùng với bản đồ Hoàng triều trực tỉnh địa dư toàn đồ của Trung Quốc (1904). Hai bản đồ này đều thể hiện cực Nam của Trung Quốc chỉ tới đảo Hải Nam. Còn khu vực quần đảo Hoàng Sa (Paracels) là của Việt Nam.

GS.TS Nguyễn Quang Ngọc nhận định, bộ Atlas này có thể được coi là một tài liệu vô giá, là bằng chứng hùng hồn, có giá trị pháp lý cao khẳng định chủ quyền không thể chối cãi của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam đã bị Trung Quốc dùng vũ lực cưỡng chiếm từ năm 1974”.

Giáo sư Nguyễn Bá Diến, Chủ nhiệm Bộ môn Luật Quốc tế, Khoa Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội khẳng định, bộ Atlas đã bổ sung thêm vào kho bằng chứng khổng lồ, khẳng định quyền chủ quyền không thể chối cãi đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Tấm bản đồ này cũng đã khẳng định, hành vi hạ đặt giàn khoan Hải Dương 981 của Trung Quốc là ngang ngược, đi ngược lại luật pháp quốc tế và xâm phạm nghiêm trọng tới quyền chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam.

Được biết, công cuộc sưu tầm bộ bản đồ này rất đặc biệt, bộ bản đồ được một nghiên cứu sinh Việt Nam tại Pháp phát hiện tại hiệu sách cổ Sanderus, số 32 Nederkouter, thành phố Gent, nước Bỉ.

Từ những thông tin ban đầu này, ông Ngô Chí Dũng, Tổng giám đốc Công ty Dược phẩm ECO đã tài trợ kinh phí cho việc khảo sát 5 bộ Atlas ở các thư viện quốc gia Pháp, Bỉ, thư viện địa lý hoàng gia Bỉ, thư viện Trường ĐH Y Paris; thảo luận và thống nhất đánh giá với các chuyên gia địa lý học, bản đồ học, sử học, luật học, thư viện học ở Paris, Bruxelles để có cơ sở xác định bộ Atlas này là bộ gốc xuất bản tại Bruxelles năm 1827.

Sau khi khẳng định nguồn gốc, bộ Atlas này đã được mua và đưa về Việt Nam để làm rõ nét thêm cơ sở lịch sử và pháp lý về quần đảo Hoàng Sa thuộc chủ quyền của Việt Nam.

Việc tiếp nhận và công bố bộ bản đồ này là một trong những hoạt động thực hiện chỉ thị của Thủ tướng về “Tăng cường công tác sưu tầm, thẩm định, công bố, sử dụng các tài liệu, bản đồ, ấn phẩm liên quan đến chủ quyền biển, đảo Việt Nam”.

Những tấm bản đồ chứng minh Hoàng Sa, Trường Sa thuộc về Việt Nam Anh_1_11

Những tấm bản đồ chứng minh Hoàng Sa, Trường Sa thuộc về Việt Nam Anh_2_10

Những tấm bản đồ chứng minh Hoàng Sa, Trường Sa thuộc về Việt Nam Anh_3_11

Những tấm bản đồ chứng minh Hoàng Sa, Trường Sa thuộc về Việt Nam Anh_4_11
Nguồn: VOV, Việt Nam +
      
Người đưa đò
Người đưa đò Tích cực

Cấp bậc: Tích cực

Bài viết : 415

Danh vọng : 699

Uy tín : 42

Phát hiện mới tư liệu bản đồ cổ về hai quần đảo Hoàng Sa -Trường Sa của Việt Nam

Chính phủ Việt Nam luôn khẳng định Việt Nam có đầy đủ cơ sở pháp lý và lịch sử về chủ quyền trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Về căn cứ lịch sử, cơ quan chính phủ đã lưu giữ được hệ thống cứ liệu đầy đủ có niên đại từ thế kỷ thứ XV (Lê sơ) cho đến nay.

Tuy vậy việc sưu tầm phát hiện các tư liệu liên quan về vùng hải đảo Hoàng Sa, Trường Sa thuộc chủ quyền thiêng liêng của Tổ Quốc Việt Nam là công việc mà nhiều người nghiên cứu trong và ngoài nước vẫn thường xuyên chú ý thực hiện. Mới đây tôi phát hiện được thêm một tài liệu là bằng chứng chủ quyền của nước ta đối với hai quần đảo Hoàng Sa - Trường Sa. Trong bài viết này tôi nêu lên các tìm kiếm khảo cứu về tài liệu và bằng chứng ấy.

Những tấm bản đồ chứng minh Hoàng Sa, Trường Sa thuộc về Việt Nam Truong12
Trong khi nghiên cứu hệ thống bản đồ cổ biên vẽ về Hoàng Sa - Trường Sa tôi lưu ý muốn tìm thêm các cứ liệu về thời kỳ cuối Mạc - đầu Lê Trung hưng. Tôi chợt nhớ trên Tạp chí Xưa và Nay gần đây có đăng một bản đồ nước ta thời Mạc [1]. Tôi đã hỏi lại đồng nghiệp là PGS.TS Đinh Khắc Thuân là người đã sưu tầm giới thiệu bản đồ ấy và được anh Thuân cung cấp cho các bản sao chụp cuốn sách.

Đó là cuốn An Nam đồ chí 安南圖誌 của soạn giả Đặng Chung鄧鐘. Sách này là Tập thứ nhất của bộ “Thiện bản tùng thư” do Bắc Bình Đồ thư quán (tức Thư viện Quốc gia Bắc Kinh nay) ấn hành trong khoảng năm 1930 bằng phương pháp in ảnh theo nguyên văn cổ thư. Trang tên sách ghi rõ “Căn cứ theo bản sao ở Thuật Cổ Đường của họ Tiền”. Thuật Cổ Đường là tên thư viện của Tiền Đại Hân - nhà khảo chứng học nổi tiếng đời Thanh. Họ tên soạn giả AnNam đồ chí được ghi cuối bài Tựa: Phân thủ Quảng Đông Quỳnh Nhai Phó Tổng binh Ôn Lăng Đặng Chung (Phó Tổng binh trấn thủ châu Quỳnh Nhai tỉnh Quảng Đông là Đặng Chung, người huyện Ôn Lăng). 

Những tấm bản đồ chứng minh Hoàng Sa, Trường Sa thuộc về Việt Nam Truong15
Bài Tựa nói đại ý: tác giả ở đảo lâu ngày nhớ nhà, chỉ biết tu tập vũ bị. Mùa xuân năm nay (tức Vạn Lịch Mậu Thân, 1608) nhân việc dư đảng họ Mạc ở Giao di (chỉ An Nam) kéo sang đánh phá, châu thành cáo cấp, bèn lục tìm sách vở, tìm được bản An Nam quốc đồ và cuốn An Nam khảo của Diệp tướng quân. Người này trước làm quan ở phủ Đô hộ, từng soạn sách Bình Giao đồ thuyếtViệt thông chí v.v…Đó là mấy nguồn tham khảo chính để Đặng Chung soạn sách này. Sau đến An Nam đồ thuyết nói về sách bản đồ An Nam do người Trung Quốc biên soạn. Tờ cuối là bản đồ châu Vĩnh Yên (giáp trại Như Tích của Trung Quốc).

Qua tên sách, chủ nhân tàng thư, chức vụ của Đặng Chung - Phó tổng binh chỉ huy châu Quỳnh Nhai, tức huyện đảo Hải Nam ngày nay, chúng ta có thể biết đại thể An Nam đồ chí là một tập sách bản đồ có các khảo chú về toàn quốc và các địa phương của Việt Nam. Một nội dung như vậy là một tài liệu tham khảo sử địa học quan trọng mà giới nghiên cứu Việt Nam cả trong nước và quốc tế cho đến nay chưa từng trích dẫn hoặc biết tới. Niên đại soạn sách ghi sau bài tựa càng là một giá trị quý hiếm: Vạn Lịch Mậu Thân thanh minh nhật 萬曆戊申清明日. Vạn Lịch (1573-1620) là niên hiệu vua Minh Thần Tông, năm Mu Thân Vn Lịch là năm 1608, cách nay đúng 400 năm. Tiếp đến là AN NAM ĐỒ 安南圖.

Bản đồ vẽ theo phương pháp truyền thống, tức là ghi địa danh theo một tuyến bắt đầu từ đỉnh trang tiến từ trái sang phải (hoặc ngược lại), hết một khổ giấy, hoặc một khung cột quy ước thì lượn quay trở lại, do đó trên một trang giấy các địa danh như chồng nhau theo một trục đứng, vì thế chúng ta có thể thấy tên phủ Thanh Chương, Anh Đô của Nghệ An chồng ngay trên Ti thừa chính Thuận Hoá v.v…

Nghiên cứu cuốn sách bản đồ ày là cả một chuyện lớn, trong bài này tôi chỉ bàn đến duy nhất một địa danh là tên cửa biển Đại Truờng Satuyệt đối không thiệp cập đến bất cứ một vấn đề hay thông tin nào khác của cuốn sách.

Để trình bày các chứng cứ, chúng tôi cho in nguyên văn AN NAM ĐỒ (xem ảnh 2) và trích phóng to một mảnh có vấn đề khảo sát để tiện theo dõi (ảnh 3). Ở mép dưới trang hai của bản đồ có vùng cửa biển có chữ trong khung đề là 大長沙海口 ĐẠI TRƯỜNG SA HẢI KHẨU, đó là vấn đề chính tôi xét tới trong bài này (Độc giả có thể đọc rõ được 4 chữ Hán của nguyên văn)

AN NAM ĐỒ 安南圖誌. Người vẽ: Đặng Chung 鄧鐘 (Phú Tổng binh trấn thủ châu Quỳnh Nhai tỉnh Quảng Đông)

Những tấm bản đồ chứng minh Hoàng Sa, Trường Sa thuộc về Việt Nam Detail10
大長沙海口 ĐẠI TRƯỜNG SA HẢI KHẨU

I.  Qua xem xét tra cứu, tôi xác định soạn giả cùng trong một vùng có 4 chỗ sai địa danh (3 sai 1 sót)  (ảnh 2:cắt trích vùng có các địa danh được khảo sát)

a. Nhầm cả tên và địa điểm của phủ Tư Nghĩa: Trong khung cắt, ta thấy có địa danh đánh số 1 ghi là Tư Nghĩa 思義. Trên trục trái sang phải (tức từ nam ra bắc), có các địa điểm: Quảng Nam thừa chính (tức Thừa chính sứ ti), Thuận Hoá, rồi đến Tư Nghĩa思義 (phủ): Đời Hồ Hán Thương (1402) và thời thuộc Minh là đất Tư Châu và Nghĩa Châu phủ Thăng Hoa; Đời Lê Thánh Tông đặt phủ Tư Nghĩa gồm 3 huyện Nghĩa Giang, Bình Sơn và Mộ Hoa thuộc Quảng Nam thừa tuyên, đại thể là tương đương với phần lớn tỉnh Quảng Ngãi hiện nay. Thế mà An Nam đồ theo chiều từ phía nam ra lại đặt phủ Tư Nghĩa ở phía ngoài (bên phải) Thuận Hoá! Đó là một điều sai đã rất rõ ràng, có thể nói bất cứ ai hiểu biết địa danh lịch sử miền Trung Việt Nam đều có thể nhận biết. Ở vị trí tôi đánh số 1 đó phải là Tư Dung 思容, tên huyện đời Trần – Lê, hoặc Tư Khách 思客(đời Mạc kiêng huý chữ Dung, đổi là Tư Khách). Cửa biển ở huyện đó cũng gọi theo tên huyện là Cửa Tư Dung, hoặc Cửa Tư Khách, sau đổi là Cửa Tư Hiền, nay thuộc huyện Phú Lộc tỉnh Thừa Thiên - Huế, cách Huế 60 kim và cách Quảng Ngãi trên 200 km. Trên An Nam đồ của Đặng Chung, tên phủ Tư Nghĩa đáng phải đặt bên trái lị sở Quảng Nam thừa chính (chỗ có đánh dấu  +  ). Và vì nhầm Tư Nghĩa thành Tư Dung (đều có chữ Tư ) nên bản đồ cũng bỏ sót luôn tên huyện và tên cửa biển Tư Dung đáng phải ghi ở vị trí số 1 và số 2.

b. Đặt nhầm cả tên và địa điểm của Cửa Eo (tức cửa Thuận  An):

Những tấm bản đồ chứng minh Hoàng Sa, Trường Sa thuộc về Việt Nam Truong14
Ở vị trí đánh số 2, nguyên văn đề:  

“ 小女…海口 Tiểu nữ…hải khẩu”. Sau chữ “nữ” còn một chữ rất mờ, không đọc được. Tôi xét các cửa biển nước ta không có cửa nào tên là “Tiểu nữ…” cả. Sau khi tra cứu, tôi xác định chữ mờ đó là chữ “背 bối” (trên ảnh cũng còn vài nét mờ hợp với chữ bối). Bối là lưng, nói chung,- quả núi, quyển sách v.v… đều có lưng. Nhưng nói đến nhiều nhất vẫn là lưng người con gái, với thành ngữ: “Thắt đáy lưng Eo” quen thuộc. Chính xác ở vị trí số 2 đó tên Nôm người địa phương gọi là Cửa Eo. Tên cửa biển này có ghi hầu hết trên các bản cồ cổ Việt Nam. Từ năm 1904 nó bị xói lở mở rộng, tạo nên cử Thuận An ở Huế ngày nay.

Đến đây có thể xác định: Soạn giả Đặng Chung dịch tên cửa EO của Việt Nam thành chữ Hán là “ 小女 背海口 Tiểu nữ bối hải khẩu” là có thể hiểu được. Nếu đặt tên dịch ấy vào cửa sông Thuận Hoá (vị trí đánh số 3) thì hoàn toàn đúng, nhưng đặt Cửa Eo (Tiểu nữ bối hải khẩu) vào vị trí số 2 đã dẫn là điều chắc chắn nhầm thứ hai.

II. Đặng Chung (trong An Nam đồ) là người đầu tiên gọi vùng biển Cửa Eo là Cửa biển ĐẠI TRƯỜNG SA:

Do soạn giả An Nam đồ đặt nhầm tên phủ Tư Nghĩa (thuộc Quảng Nam) vào vị trí huyện Tư Dung (Thuận Hoá), lại không biết rằng tên cửa biển ấy cũng dùng chung tên huyện là Tư Dung, nên đã dịch và đặt nhầm tên Cửa Eo(dịch ra chữ Hán là “ 小女 背 海口Tiểu nữ bối hải khẩu” ) vào đó. Do cả dãy cửa biển của An Nam từ nam ra Bắc thiếu một cửa biển này không biết tên Việt gọi là gì. Vì lý do đó, Đặng Chung phải tìm biện pháp riêng của mình để ghi cho đủ hệ thống tên gọi các cửa biển của An Nam.

Truyền thống quốc tế có nhiều tiền lệ các nhà hàng hải trên hành trình nhiều khi đến những miền đất, sông biển xa lạ mà chưa từng có sách vở bản đồ nào nói tới, do đó họ lâm thời đặt ra một tên gọi nào đó để tiện ghi chép. Nhiều trường hợp dùng lâu thành chính thức. Ở đây ông Phó tổng binh đảo Hải Nam cũng lâm vào trường hợp như vậy. Nhưng Đặng Chung không thể lấy tên vùng biển mà Trung Hoa gọi là Nam Hải để đặt là “Nam Hải hải khẩu” được, vì ông Phó tổng binh hiểu rất rõ vùng biển tận cùng của Trung Hoa chỉ cách hòn đảo mà ông trấn thủ một khoảng không quá xa. Ông ta cũng không lấy tên Đông Hải (biển Đông) như người Việt thường gọi, nên soạn giả An Nam đồ đã ghi cửa biển ấy bằng một tên gọi theo sự hiểu biết của mình

Những tấm bản đồ chứng minh Hoàng Sa, Trường Sa thuộc về Việt Nam Map211
Vì là nhà quân sự thạo  việc hoạ đồ, ông biết rõ từ chỗ cửa sông Thuận An nhìn hết tầm ra biển khơi thì tia rẽ quạt phía nam đến tận quần đảo Đại Trường Sa của An Nam (ảnh 4), cho nên Phó tổng binh Đặng Chung cho rằng ghi tên ĐẠI TRƯỜNG SA hải khẩu ở vị trí ấy là thích hợp nhất. Cửa biển là Đại Trường Sa hải khẩu, cả vùng biển có quần đảo Đại Trường Sa của An Nam là biển Đại Trường Sa (Đại Trường Sa hải).

Do lý giải được những vấn đề rất riêng biệt ở bản đồ của Đặng Chung, chúng ta có thể xác định:

a.Trước Đặng Chung (1608), tên Cửa biển Đại Trường Sa chưa từng có trong các thư tịch cổ của Trung Quốc. An Nam đồ chí là thư tịch bản đồ đầu tiên của Trung Quốc ghi tên cửa biển ĐẠI TRƯỜNG SA trong tờ bản đồ vẽ nước An Nam tức Việt Nam.

b.Do soạn giả An Nam đồ là người chỉ huy quân sự châu Quỳnh Nhai (tức huyện đảo Hải Nam), sách của Đặng Chung được coi là tương đối có thẩm quyền, các triều đại từ Minh đến Thanh đều thừa tiếp sử liệu của An Nam đồ, chính thức thừa nhận cửa biển Đaị Trường Sa hải khẩu là cửa biển để đi ra quần đảo Đại Trường Sa – Sau Đặng Chung người Trung Quốc bổ sung  chi tiết thêm Tiểu Trường Sa hải khẩu cũng thuộc lãnh thổ và vùng biển thuộc Việt Nam là cửa biển đi ra quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam.

Việc phát hiện, khảo sát, phân tích, chứng minh của tôi trên đây thiết nghĩ đã rất rõ ràng, có kèm theo ảnh chụp nguyên văn bản đồ và cách trích dẫn tham chiếu, từ đó đi đến xác định 2 điểm (a), (b) đã nêu trên.Chúng ta đồng thời có thể nói một cách tổng quát:  Bất cứ vì lý do gì, việc một viên quan binh của nhà Minh giữ chức Phó Tổng binh châu Quỳnh Nhai (tức đảo Hải Nam) ghi tên Cửa biển ĐẠI TRƯỜNG SA của Việt Nam trên bản đồ An Nam chứng tỏ người Trung Hoa từ trước và từ triều  Minh triều Thanh đều thừa nhận hai quần đảo Hoàng Sa-Trường Sa là thuộc Việt Nam.

[1]Tạp chí Xưa và Nay, số 113, tháng 2 năm 2002.
      
Người đưa đò
Người đưa đò Tích cực

Cấp bậc: Tích cực

Bài viết : 415

Danh vọng : 699

Uy tín : 42

Tìm thấy sách cổ ghi chủ quyền Hoàng Sa, Trường Sa
“Tất cả các nhà nghiên cứu đều khẳng định cuốn sách là tài sản quốc gia, trong đó ghi rõ chủ quyền Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam”, anh Mạnh nói.

Những tấm bản đồ chứng minh Hoàng Sa, Trường Sa thuộc về Việt Nam A10
Những ngày này, sau khi Trung Quốc hạ đặt trái phép giàn khoan hải dương 981 trong vùng biển Việt Nam và chúng ta đang chuẩn bị hồ sơ để đưa vấn đề này ra tòa án quốc tế thì những tư liệu về chủ quyền đang trở thành tài sản vô giá. Mới đây, gia đình anh Văn Như Mạnh (39 tuổi, ở phường Trường Sơn, thị xã Sầm Sơn, Thanh Hóa) vừa tìm thấy cuốn sách cổ Khải đồng thuyết ước, đề cập đến chủ quyền 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.

Phá nhà, phát hiện sách cổ về chủ quyền Hoàng Sa, Trường Sa

Theo lời anh Mạnh, cuốn sách này được gia đình anh lưu giữ qua bốn thế hệ, do cụ Văn Đình Dẹ (cố nội anh Mạnh) đưa về từ trong triều Nguyễn. Hơn nửa đời làm nghề gõ đầu trẻ, dạy học cho các con quan trong triều, tuổi già, bệnh nặng khiến cụ Dẹ không thể tiếp tục công việc của mình nên được vua cho về quê đoàn tụ với gia đình.

“Trước ngày về quê dưỡng bệnh, cố Dẹ đã được vua ban tặng cuốn sách đưa về quê làm kỷ niệm”, anh Mạnh kể. Sau khi cụ Dẹ qua đời, cuốn sách Khải đồng thuyết ước cũng không còn được nhắc đến. Cách đây 3 năm, trong lúc đang phá nhà cũ để xây dựng lại, anh Mạnh tình cờ phát hiện ra nó đang nằm trong góc tủ.

“Dù trải qua nhiều thập kỷ nằm yên trong tủ, tập tài liệu này vẫn không hề bị hư hỏng, mỗi con chữ như còn tươi nguyên nét mực”, anh Mạnh nói. Là người rất cẩn thận và ham thích sưu tầm vật cổ, anh Mạnh đưa nó ra lau chùi, phơi khô.

Lật từng trang giấy ra xem, chủ nhân cuốn sách ngạc nhiên khi nhìn thấy một số trang đề cập đến chủ quyền biển đảo. Với vốn kiến thức Hán nôm khá toàn diện, anh Mạnh dần dần đọc hiểu được tất cả nội dung viết bên trong cuốn sách.

Những tấm bản đồ chứng minh Hoàng Sa, Trường Sa thuộc về Việt Nam B10
Vị trí khoanh tròn vàng là điểm vẽ đảo Hoàng Sa trong bản đồ địa quốc
“Tình cờ gặp anh Tô Ngọc Giáp, lúc bấy giờ là Trưởng ban Thanh tra Đảng thị xã Sầm Sơn, tôi đã đem nội dung cuốn sách kể lại. Trước khi báo cáo lên thị ủy, vị trưởng ban này dặn dò phải giữ cẩn thận vì rất có khả năng nó là tài sản quý giá giúp ta chứng minh chủ quyền đối với hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa”, anh Mạnh nhớ lại.

Không lâu sau đó, các cơ quan chức năng đã tổ chức tới gặp gia đình anh Mạnh để nghiên cứu, đánh giá nội dung cuốn sách. “Buổi làm việc có sự tham dự của bà Phạm Thị Thùy Vinh, Viện phó Viện Hán nôm Việt Nam. Tất cả đều khẳng định cuốn sách là tài sản quốc gia, trong đó ghi rõ chủ quyền Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam”, chủ nhân cuốn sách cho hay.

Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam

Anh Mạnh cho biết, cuốn sách Khải đồng thuyết ước đã được các nhà khoa học khẳng định là tài liệu gốc đầu tiên ở triều Nguyễn, thời Tự Đức. “Đây là tài liệu gốc, chất liệu thật, do tiến sĩ Ngô Thế Vinh viết trong những năm 1841 – 1853. Sau này, nó được sao chép ra thành nhiều bản tương tự”, anh Mạnh khẳng định.

Anh Mạnh kể tiếp, tại trang 9, trang 10 có vẽ bản đồ địa quốc, khẳng định chủ quyền hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa là của Việt Nam

“Trên bản đồ ghi vị trí của các tỉnh và các ngọn núi lớn từ cửa Nam Quan đến Biên Hòa, Vĩnh Long, sau đó là những ghi chú số phủ, huyện, tổng, xã, phường, ấp, giáp, thuộc của từng tỉnh.

Phần ngoài biển đối diện với địa phận của Thừa Thiên và Quảng Nam trong bản đồ có ghi chú về quần đảo Hoàng Sa với ba chữ: Hoàng Sa Chử, có nghĩa là Bãi (hay quần đảo) Hoàng Sa”, chủ nhân cuốn sách cho biết.

Chủ nhân cuốn sách giới thiệu, Khải đồng thuyết ước dùng để dạy trẻ em bắt đầu học vỡ lòng, viết bằng chữ Hán nôm. Sách dạy về nhiều môn, dựa trên quan điểm tam tài (thiên, địa, nhân), dạy đại khái từ thiên văn, địa lý, rồi đến nhân sự…, nghĩa là bao gồm các tri thức trong vũ trụ.

Sách viết theo lối văn tứ tự có vần, mỗi câu có 4 chữ, 4 câu hai vần, các thanh bằng, thanh trắc thay đổi nhịp nhàng nhằm giúp người mới học đọc thuận miệng, dễ học thuộc lòng.

Cầm cuốn Khải đồng thuyết ước dày 37 trang trên tay, anh Mạnh tâm sự, gia đình sẵn sàng hiến tặng nó cho Nhà nước. “Trong lúc tình hình biển Đông đang diễn biến phức tạp, tôi công khai cuốn sách để mong góp phần cùng cả nước khẳng định chủ quyền đối với hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa”, anh Mạnh nói.

Nguồn: PetroTimes
      
Phó Thường dân
Phó Thường dân Webmaster

Cấp bậc: Webmaster

Giới tính : Nam

Bài viết : 1706

Danh vọng : 2233

Uy tín : 144

Theo South China Morning Post: Thẩm phán Tòa án Tối cao Philippines Antonio Carpio đã phân tích các bản đồ cổ Trung Quốc và kết luận tuyên bố chủ quyền "đường lưỡi bò” phi lý nuốt trọn cả biển Đông không hề được thể hiện trên đó.

Những tấm bản đồ chứng minh Hoàng Sa, Trường Sa thuộc về Việt Nam C-map110
Bản đồ cổ Trung Quốc thời nhà Tống năm 1136 sau công nguyên cho thấy đảo Hải Nam là lãnh thổ cực Nam của Trung Quốc
Ông Carpio đã phân tích 72 bản đồ cổ, 15 trong số này là bản đồ cổ có nguồn gốc từ Trung Quốc, tất cả các bản đồ cổ Trung Quốc cho thấy phần lãnh thổ phía Nam của Trung Quốc kết thúc ở đảo Hải Nam.

Các bản đồ này được chụp ảnh lại và lưu trữ ở Thư viện Quốc hội Mỹ và ai cũng có thể xem được, nhưng đây là lần đầu tiên một quan chức Philippines phân tích và nghiên cứu những bản đồ này.

Dựa trên kết quả phân tích các bản đồ cổ Trung Quốc, ông Carpio khẳng định Trung Quốc không có một bằng chứng lịch sử nào để tuyên bố “đường lưỡi bò” bao gồm cả quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.

Trung Quốc cũng không thể viện cớ “bằng chứng lịch sử” để khẳng định tuyên bố “đường lưỡi bò” phi lý theo Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật biển, ông Carpio nói.

Trung Quốc luôn miệng nói có “bằng chứng lịch sử” để chứng minh tuyên bố “đường lưỡi bò”, nhưng chính những tấm bản đồ cổ của nước này đã phản bác lại các tuyên bố chủ quyền phi lý đó.

Những tấm bản đồ chứng minh Hoàng Sa, Trường Sa thuộc về Việt Nam C-map210
Bản đồ cổ Trung Quốc thời nhà Minh cuối thế kỷ 14 cho thấy đảo Hải Nam là lãnh thổ cực Nam của Trung Quốc

Những tấm bản đồ chứng minh Hoàng Sa, Trường Sa thuộc về Việt Nam C-map310
Bản đồ Trung Quốc xuất bản năm 1929 tại Bắc Kinh cho thấy đảo Hải Nam là lãnh thổ cực Nam của Trung Quốc

Những tấm bản đồ chứng minh Hoàng Sa, Trường Sa thuộc về Việt Nam C1f91210
Bản đồ Trung Quốc khắc trên đá cho thấy đảo Hải Nam là lãnh thổ cực Nam của Trung Quốc

Những tấm bản đồ chứng minh Hoàng Sa, Trường Sa thuộc về Việt Nam C-map410
Bản đồ xuất bản năm 1734 tại Manila do linh mục dòng Tên Pedro Murillo vẽ cho thấy đảo Hải Nam là lãnh thổ cực Nam của Trung Quốc

Những tấm bản đồ chứng minh Hoàng Sa, Trường Sa thuộc về Việt Nam E88ced10
Bản đồ "đường lưỡi bò” phi lý nuốt trọn cả biển Đông mà Trung Quốc đang theo đuổi hiện nay
      
      

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Về Đầu Trang  Thông điệp [Trang 1 trong tổng số 2 trang]

Chuyển đến trang : 1, 2  Next

Quyền hạn của bạn

Bạn không có quyền trả lời bài viết
free counters



  • Đoàn Ngọc Khánh

    mobile phone 098 376 5575


    Đỗ Quang Thảo

    mobile phone 090 301 9666


    Nguyễn Văn Của

    mobile phone 090 372 1401


    IP address signature
    Free forum | ©phpBB | Free forum support | Báo cáo lạm dụng | Thảo luận mới nhất