Change background image
LOVE quotion

Bắt đầu từ 4.53' thứ Hai ngày 17/10/2011


You are not connected. Please login or register

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Go down  Thông điệp [Trang 1 trong tổng số 1 trang]

CNTT
CNTT Tích cực

Cấp bậc: Tích cực

Bài viết : 262

Danh vọng : 625

Uy tín : 58

Vì sao chó thông minh hơn mèo? 51344-10Những người nuôi và yêu mèo thường thông minh hơn những người yêu chó Nguồn: Livescience​
Đây là một câu hỏi gây rất nhiều tranh cãi, bởi vì chó và mèo là hai loài vật nuôi quen thuộc nhất đối với con người. Và những người nuôi chó thì nghĩ rằng loài vật nuôi của họ rất thông minh, trong khi đó những người nuôi mèo lại đưa ra ý kiến ngược lại. Tuy nhiên, có một thực tế mà chúng ta phải thừa nhận, đó là loài chó rất biết nghe lời và chúng dễ huấn luyện hơn mèo. Vậy có phải là vì chó thông minh hơn? Các nhà khoa học đã tiến hành nghiên cứu để tìm ra câu trả lời cho thắc mắc này.

Việc so sánh trí thông minh của các loài vật khác nhau không hề đơn giản, mặc dù có một số bài tập và bài kiểm tra để giúp chúng ta xác định trí thông minh của các loài vật. Bởi điều kiện sống cũng như các thói quen bản năng và tập tính của từng loại vật là khác nhau. Như loài chó thích nghi với các hoạt động tự do chạy nhảy bầy đàn. Trong khi đó mèo lại khéo léo hơn và thích rình rập để bắt mồi.

Nhà sinh vật học nổi tiếng Charles Darwin đã từng tuyên bố: “Trí thông minh của loài vật được đánh giá dựa trên sự hiệu quả của những việc mà chúng đang làm để tồn tại”. Do đó các nhà khoa học lập luận dựa trên định nghĩa này và rút ra kết luận rằng mọi loài sinh vật mà vẫn tồn tại mạnh khỏe với số lượng lớn hiện nay đều có trí thông minh như nhau.

Tuy nhiên câu chuyện của chúng ta chưa chấm dứt ở đây. Các nhà khoa học không còn đánh giá trí thông minh dựa trên khả năng thích nghi và sinh tồn của các loài động vật, mà đánh giá theo một số tiêu chí rất khoa học. Bắt đầu với lập luận rằng với não phải lớn hơn sẽ cho phép nhiều bộ nhớ lưu trữ hơn và xử lý dữ liệu nhanh hơn, đơn giản là vì nó chứa nhiều tế bào và kết nối thần kinh hơn.

Ví dụ như một người có kích thước bộ não là 1.500 cm3 sẽ có trung bình 600 triệu tế bào thần kinh trên vỏ não, nhiều hơn một người chỉ có kích thước bộ não là 1.400 cm3. Do đó, cơ sở đầu tiên mà các nhà khoa học tin tưởng đó là một loài sinh vật có bộ não lớn hơn thì sẽ thông minh hơn.

Vậy chúng ta đã có thước đo trí thông minh của các loài động vật, tuy nhiên mọi chuyện không đơn giản như vậy. Dựa trên thước đo ở trên, thì con người (với bộ não trung bình 1.400g) có vẻ thông minh hơn loài chó (có bộ não trung bình 72g) và loài khỉ thì nằm ở đâu đó giữa con người và loài chó (bộ não trung bình 97g). Nhưng khi so sánh với một con voi có bộ não nặng tới 6.000g thì con người chỉ là một loài động vật bậc thấp. Và cá voi có lẽ là loài sinh vật thông minh nhất hành tinh khi mà bộ não của chúng nặng tới 7.800g.

Như vậy, thước đó trí thông minh bằng kích thước của bộ não hoàn toàn sai lầm. Vì những loài động vật có kích thước lớn cần có nhiều tế bào và kết nối thần kinh hơn để điều khiển các bộ phận khổng lồ của mình, chúng cũng cần có nhiều dây thân kinh để truyền các tín hiệu.

Thay vì đem kích thước bộ não ra so sánh, nhà tâm lý học Harry J. Jerison đã tìm ra một công thức được gọi là Encephalization Quotien. Đây là một công thức toán học đánh giá tỷ lệ của bộ não so với kích thước cơ thể của loài vật đó, từ đó tính toán được trí thông minh của loài vật.

Nếu đánh giá theo công thức này, chúng ta sẽ thấy con người là sinh vật thông minh nhất, sau đó đến các loài linh trưởng như khỉ, xếp sau là cá heo và voi. Loài chó được xếp vị trí sau voi, tiếp theo trong danh sách là mèo và các loài chuột, cừu, thỏ. Và có một quy tắc chung, đó là những loài săn mồi thường thông minh hơn những loài chỉ ăn cỏ.

Một yếu tố khác có ảnh hưởng rất lớn đến trí thông minh của động vật, đó là tính bầy đàn. Một con vật sống trong bầy đàn luôn có trí thông minh cao hơn các loài sống đơn độc. Nguyên nhân là do trong một xã hội bầy đàn, các loài động vật phải giải quyết nhiều vấn đề hơn khi tiếp xúc với những con khác trong bầy. Điều này cũng cho thấy những con tinh tinh sống theo bầy thông minh hơn những con đười ươi sống đơn độc. Và loài chó cũng có tính bầy đàn hơn loài mèo, do đó mà chúng ta có thể nói rằng loài chó thông minh hơn. Việc sống theo bầy đàn cũng phức tạp hơn rất nhiều so với sống đơn độc, vì nó liên quan đến các nghi lễ phức tạp và hành vi ứng xử.

Nghiên cứu thú vị khác được thực hiện bởi Suzanne Shultz và Robin Dunbar tại Đại học Oxford cho chúng ta một kết quả bất ngờ nữa. Đó là sau khi các loài động vật được con người thuần hóa, điều kiện sống của chúng thay đổi và làm cho trí thông minh của chúng cũng thay đổi so với việc sống trong tự nhiên.

Cụ thể thì sau khi thuần hóa hai loài chó và mèo, con người đã áp đặt việc huấn luyện nhiều hơn đối với loài chó, để chúng có thể đi săn, canh giữ nhà cửa, chăn cừu, chơi đùa với con người … Chính những việc huấn luyện này góp phần khiến cho loài chó nhà phát triển trí thông minh hơn theo thời gian. Và vì thế, không chỉ loài chó thông minh hơn loài mèo, mà khoảng cách về trí thông minh giữa hai loài vật này càng gia tăng theo thời gian.

Tuy nhiên có một sự thật rất thú vị khác mà các nhà khoa học đã chứng minh, đó là những người nuôi và yêu mèo lại thường thông minh hơn những người yêu chó.

      

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Về Đầu Trang  Thông điệp [Trang 1 trong tổng số 1 trang]

Quyền hạn của bạn

Bạn không có quyền trả lời bài viết
free counters



  • Đoàn Ngọc Khánh

    mobile phone 098 376 5575


    Đỗ Quang Thảo

    mobile phone 090 301 9666


    Nguyễn Văn Của

    mobile phone 090 372 1401


    IP address signature
    Free forum | ©phpBB | Free forum support | Báo cáo lạm dụng | Thảo luận mới nhất