Change background image
LOVE quotion

Bắt đầu từ 4.53' thứ Hai ngày 17/10/2011


You are not connected. Please login or register

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Go down  Thông điệp [Trang 1 trong tổng số 1 trang]

CNTT
CNTT Tích cực

Cấp bậc: Tích cực

Bài viết : 262

Danh vọng : 625

Uy tín : 58

Thực trạng của thời kỳ bùng nổ thiết bị di động, smartphone, cũng như Internet hiện nay là con người ngày càng “lãnh đạm” hơn với những người xung quanh trong đời thực.

Giải mã hội chứng Nomophobia Thum-n10

Nomophobia (viết tắt của no-mobile-phone phobia) là tên gọi dành cho hội chứng nghiện smartphone, vốn đang ngày càng phổ biến trong giới trẻ. Các triệu chứng của nomophobia bao gồm cảm giác lo sợ hoặc tuyệt vọng khi rời điện thoại, không thể tập trung vào các cuộc hội thoại hoặc công việc mà liên tục kiểm tra thông báo mới trên điện thoại. Đáng nói, các nhà nghiên cứu còn chỉ ra dấu hiệu cho thấy một người đang bị nghiện smartphone trầm trọng đó là họ cảm giác thấy điện thoại của họ đang rung (hoặc đổ chuông) trong khi thực tế không phải vậy.

Có lẽ đọc đến đây bạn thoáng giật mình, rằng hình như mình cũng mắc phải một, hay nhiều triệu chứng nói trên. Hẳn bạn có ít nhất một lần bỏ quên điện thoại di động ở nhà vì vội vã rời nhà cho kịp giờ làm, đưa con đến trường hay vội vã cho kịp một cuộc hẹn quan trọng. Hậu quả, bạn lập tức có cảm giác bất an kể từ lúc phát hiện ra trong tay “không có súng”. Sau đó thì sao? Bạn nhất định sẽ nghĩ đến các tình huống xấu có thể xảy ra khi bạn tạm thời bị cắt đứt liên lạc với mọi người xung quanh, công việc có thể bị ảnh hưởng vì không thể xử lý ngay lập tức… Chỉ mới bấy nhiêu thôi cũng đủ chứng minh chiếc điện thoại nó quan trọng đến nhường nào.

Chưa hết nhé, nhớ lần rồi hẹn cô bạn cuối tuần đi café vì có chuyện cần trao đổi. Riêng cái khoản tìm quán mà cũng phải nhắn qua, nhắn lại mấy bận tin. Chiều muộn, gặp nhau ở quán café trên Quận 3, cô không đi một mình mà đính kèm con trai 6 tuổi. Cậu nhóc xem ra chẳng thích thú gì với câu chuyện của người lớn, cứ ngọ nguậy, nhăn nhó đòi về vì buồn chán. Chịu hết nổi, cô bạn mở túi xách, lấy cái điện thoại màn hình khá to, chắc cũng cỡ 6 inch mà người ta hay gọi là phablet đưa cho con. Cậu nhóc đón lấy trong niềm vui sướng không cần kèm chế, mắt thì nhìn chòng chọc vào điện thoại, lập tức co chân lên ghế và cứ thế chơi game một cách thuần thục, chẳng cần biết trời đất chi nữa. Té ra cái điện thoại hay quá, nó có thể làm rất tốt công việc của một cô trông trẻ nữa đấy.

Điều lạ là trong quán café ấy, chúng tôi dường như trở nên lạc lõng vì cuộc chuyện trò rôm rả của mình. Bởi vì, những bạn trẻ ngồi xung quanh đều đang cắm mặt vào điện thoại, quẹt quẹt, lướt lướt màn hình, chẳng buồn trò chuyện với nhau dù họ đang ngồi chung bàn. Đôi trai gái phía xa xa kia dường như cũng thế. Họ có vẻ không quan tâm đến những gì đang diễn ra trong thế giới thực, hay đối với họ, những gì đang xảy ra trong thế giới ảo mới là thực. Điều này chợt làm tôi nhớ đến bức ảnh cô gái dán mắt vào chiếc điện thoại mặc cho có rất nhiều người xung quanh đã được nhiếp ảnh gia Brian Yen đến từ Hong Kong chụp lại. Tác phẩm ấy đã vinh dự dành giải thưởng Grand Prize trong “Cuộc thi nhiếp ảnh National Geographic 2014” vừa qua. Yen đã đặt tiêu đề cho bức ảnh là A Node Glows in the Dark (tạm dịch: Một điểm nút phát sáng trong bóng tối); đi kèm với lời miêu tả: “Trong 10 năm trở lại đây, dữ liệu di động, smartphone, và mạng xã hội đã thay đổi cách sống của chúng ta. Dù cô gái đang ở trên một chuyến tàu đông đúc, nhưng ánh sáng rực rỡ phát ra từ chiếc điện thoại mà cô cầm trên tay như nói với những người lạ mặt xung quanh rằng cô ta không có mặt ở đó. Cô đang ngao du đâu đó trên mạng xã hội, tự do như một cánh bướm”.

Giải mã hội chứng Nomophobia Nomo10
Bức ảnh “A Node Glows in the Dark” của nhiếp ảnh gia Brian Yen đã dành giải thưởng Grand Prize trong “Cuộc thi nhiếp ảnh National Geographic 2014”

Khánh Trang, cô bạn làm cùng công ty thì cho biết, sở dĩ cô thích bấm điện thoại là vì thích cập nhật Facebook. Cô muốn biết những người xung quanh đang làm gì, cái gì vui thì cô vui theo, ai có chuyện buồn thì cô lập tức chia sẻ. Bản thân cô cũng được khá nhiều người theo dõi nên rất tích cực lên mạng xã hội cập nhật thông tin, trông đợi những cái like, comment của bạn bè. Cứ thế, việc cầm điện thoại trên tay trở thành thói quen, nếu có bỏ xuống thì chỉ cần chuông báo có tin nhắn là lập tức lại cầm lên kiểm tra, trả lời.

“Có điện thoại mình thấy an tâm hơn. Khi mình đợi ai đó mà họ chưa đến, điện thoại sẽ khiến mình quên cảm giác đợi chờ khổ sở. Hay khi ngồi với nhau, bạn không biết nói chuyện gì, cứ lấy điện thoại ra bấm để không cảm thấy sượng sùng”, Trang giải thích.

Nghiện smartphone đang trở thành căn bệnh tại nhiều nước đã và đang phát triển. Một nghiên cứu mới đây cảnh báo người dân châu Á - đặc biệt là giới trẻ đang nghiện điện thoại thông minh ở mức trầm trọng. Singapore và Hong Kong hiện dẫn đầu khu vực châu Á - Thái Bình Dương khi có tỉ lệ sử dụng điện thoại thông minh cao nhất thế giới. Các quốc gia Đông Nam Á khác cũng nằm trong nhóm những nước đứng đầu thế giới về thời gian dành cho các thiết bị công nghệ như: TV, máy tính bảng, điện thoại di động… Trong đó, đứng đầu là người Indonesia, tốn 540 phút mỗi ngày cho các thiết bị công nghệ. Con số này tại Việt Nam là gần 400 phút, trong đó phần lớn thời gian người Việt Nam dành cho điện thoại thông minh.

Người ta dùng smartphone mọi lúc, mọi nơi từ công sở đến nhà riêng, từ hội nghị quan trọng đến họp lớp, từ phòng khách đến phòng ngủ, thậm chí trong nhà vệ sinh. Đã có không ít trường hợp xảy ra tai nạn giao thông liên quan đến người đi bộ, đạp xe, đi xe máy, xe ôtô vì họ mải mê với việc nói chuyện qua điện thoại hay siêu hơn nữa là vừa chạy vừa nhắn tin.

Tất nhiên, bản thân cái smartphone không có lỗi. Vì nhờ sự xuất hiện của nó mà con người có thể làm được nhiều thứ tưởng chừng như không thể. Như Lê Hằng, đang sinh sống tại Đức chia sẻ trên mạng rằng chẳng có lý do gì chống lại smartphone. “Hồi đó xe mà bị trục trặc trên xa lộ thì phải đi bộ cả 5 cây số mới đến một cái trạm điện thoại khẩn cấp để gọi cảnh sát nhờ cảnh sát gọi xe kéo đến. Và lỡ mà trời đêm khuya thì đành chịu, phải ngủ lại trong xe cho đến lúc trời sáng rồi đón xe ké đi đến nơi gần nhất để gọi điện thoại. Hay như chuyện hãng tui làm việc hồi đó giao laptop có GSM Modem Card để viết Talk-Note với khách hàng gởi về cho hãng. Thế là phải ghé vào cái nhà hàng nào đó hỏi đặt một bàn gần ổ cắm điện cho cái laptop, viết Talk-Note rồi gắn mobile phone vào modem bấm số server của hãng để gởi. Khách trong nhà hàng nhìn tui như người gì đó, mặc kệ họ, tui làm việc của tui. Nhưng họ nhìn quá làm tui phải cầm mobile phone vào toilet, khóa cửa lại. Mấy người trong toilet nói nhỏ qua lại: Trong đó có một người Á Châu có lẽ bị bệnh tâm thần đang nói chuyện một mình, có nên gọi bác sĩ cấp cứu không?”…

Đó là câu chuyện của hơn mười năm về trước. Còn ngày nay, smartphone giúp con người được kết nối với thế giới mọi lúc, mọi nơi nên không có gì ngạc nhiên khi nó đã trở thành vật bất ly thân của con người. Nhưng việc sở hữu smartphone hoàn toàn khác với việc bị smartphone sở hữu. Công nghệ được tạo ra là để cuộc sống của chúng ta dễ dàng hơn chứ không phải để thống trị cuộc sống. Nhưng có vẻ như mọi thứ đang trở nên ngoài tầm kiểm soát khi càng ngày càng có nhiều người trở nên bị lệ thuộc vào thiết bị - nhất là giới trẻ, thậm chí đã lan sang trẻ nhỏ.

Trong cuộc sống của mình, bạn có thể rất dễ lãng quên nhiều thứ. Nhưng chắc chắn là bạn sẽ không thể nào quên sạc pin cho chiếc điện thoại của mình. Trước khi chìm vào giấc ngủ, hẳn bạn phải lướt một vòng mạng xã hội để nắm thông tin “trên trời, dưới đất”, sau đó là like dạo những status thú vị. Buổi sáng khi thức dậy, bạn không quên mở điện thoại để kiểm tra nó trước khi bước khỏi giường. Và trong ngày, bạn nhiều lần cầm điện thoại lên để làm rất nhiều thứ… Vậy bạn có nghiện smartphone không? Bạn nghĩ mình có thể cai nghiện smartphone khi nhận ra nó đang kiểm soát bạn, lấy đi của bạn rất nhiều thứ ý nghĩa trong cuộc sống? Có thể khó, nhưng không gì là không thể. Tôi chúc bạn sớm làm chủ cuộc sống của mình. Và tết này nếu có đi chơi cũng đừng quên mang theo smartphone để ghi lại những khoảnh khắc đẹp trong ngày nhé. Tôi sẽ lên mạng xã hội chờ bạn...

[center]Giải mã hội chứng Nomophobia Nomo-110
Bộ tộc thuộc Guarani Nandeva ở Paraguay nghèo khó nhưng không thể thoát khỏi sức ảnh hưởng của smartphone

Giải mã hội chứng Nomophobia Nomo-210
Trong ngày đầu tiên Alibaba chính thức lên sàn giao dịch chứng khoán New York với mã
cổ phiếu BABA, các nhân viên tại tập đoàn Alibaba sử dụng điện thoại di động để chụp ảnh

Giải mã hội chứng Nomophobia Nomo-310
Giới trẻ đang ngày càng bị lệ thuộc vào smartphone

Giải mã hội chứng Nomophobia Nomo-410
Thậm chí với nhiều người, thà mất ví còn hơn mất điện thoại

Giải mã hội chứng Nomophobia Nomo-510
Smartphone theo bạn lên giường…

Giải mã hội chứng Nomophobia Nomo-610
Và cả khi vào nhà vệ sinh…

Nguồn: echip
      

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Về Đầu Trang  Thông điệp [Trang 1 trong tổng số 1 trang]

Quyền hạn của bạn

Bạn không có quyền trả lời bài viết
free counters



  • Đoàn Ngọc Khánh

    mobile phone 098 376 5575


    Đỗ Quang Thảo

    mobile phone 090 301 9666


    Nguyễn Văn Của

    mobile phone 090 372 1401


    IP address signature
    Free forum | ©phpBB | Free forum support | Báo cáo lạm dụng | Thảo luận mới nhất