Change background image
LOVE quotion

Bắt đầu từ 4.53' thứ Hai ngày 17/10/2011


You are not connected. Please login or register

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Go down  Thông điệp [Trang 1 trong tổng số 1 trang]

Cựu học viên
Cựu học viên Xuất sắc

Cấp bậc: Xuất sắc

Giới tính : Nam

Bài viết : 1328

Danh vọng : 2216

Uy tín : 54

Ngày 19.1.1974, Trung Quốc xua quân cưỡng chiếm toàn bộ quần đảo Hoàng Sa (bấy giờ đang thuộc chủ quyền của Việt Nam Cộng Hòa). 40 năm sau, tháng 5.2014, Trung Quốc bất ngờ đưa giàn khoan Hải Dương-981 hạ đặt trái phép ở vùng biển Tri Tôn, Hoàng Sa. Sự xâm phạm trắng trợn chủ quyền lãnh thổ Việt Nam của ngoại bang một lần nữa lại thổi bùng ngọn lửa yêu nước của toàn dân tộc, với lời hứa sắt son: Dù có bao nhiêu đời cũng quyết lấy lại Hoàng Sa.

Kỳ 1: Ước nguyện cuối cùng

Thế hệ trai tráng người Việt một thời chinh phục sóng gió và giữ Hoàng Sa trước ngày 19.1.1974 nay tuổi đa phần đã ngoài “thất thập”, già nua và ốm đau theo quy luật thời gian. Thế nhưng trong mỗi người vẫn chưa nguôi day dứt nỗi đau mất đảo và vẫn bùng cháy khát vọng trở lại Hoàng Sa.

Muôn đời vẫn quyết lấy lại Hoàng Sa Anh-le10
Tàu Trung Quốc ngang ngược xâm phạm vùng biển VN và hung hăng
uy hiếp tàu chấp pháp của VN vào tháng 5.2014

Muôn đời vẫn quyết lấy lại Hoàng Sa Hs1-tr10
Các tàu hộ tống Trung Quốc co cụm quanh giàn khoan Hải Dương-981

Đạn bắn hơn bão biển

Năm 2015, ông Nguyễn Văn Tấn bước sang tuổi 82 và tịnh dưỡng tại quê nhà làng Vĩnh Xương, xã Điền Môn (Thừa Thiên-Huế). Tuổi thanh xuân, ông đến với Hoàng Sa tình cờ khi cùng gia đình vào Đà Nẵng và được một đồng hương ở Nha khí tượng giới thiệu vào làm nhân viên tại đây.

Lúc ông Văn Tấn 39 tuổi thì ông có chuyến “thử sóng” đầu tiên. Tạm biệt vợ và 5 người con, ông cùng 3 đồng nghiệp khí tượng khác lên đường đi Hoàng Sa. Từ năm 1972 đến ngày 19.1.1974, khi Trung Quốc đổ bộ chiếm đảo, tổng cộng ông đi Hoàng Sa 4 chuyến, mỗi chuyến 3 tháng làm việc.

Cùng ra Hoàng Sa chuyến cuối cùng với ông Văn Tấn là ông Tạ Hồng Tấn (81 tuổi, ngụ Sơn Trà, TP.Đà Nẵng). Ông Hồng Tấn cũng là người quen của Hoàng Sa vì từ năm 1963 ông đã thường xuyên vào ra nơi này.

Công việc của ông Hồng Tấn có phần phức tạp hơn khi mỗi ngày quan trắc 3 giờ/lần, lấy thông số sức gió, lượng mưa, độ ẩm rồi chuyển về đất liền. Còn ông Văn Tấn, giờ rảnh rỗi thì chăm sóc những luống rau để cải thiện bữa ăn.

Điều ông Nguyễn Văn Tấn đau xót nhất là Trung Quốc đã chuẩn bị kỹ lưỡng kế hoạch này khi ngay trong ngày mọi người bị bắt, Trung Quốc đã đưa người lên đảo cất nhà cửa, đưa tàu cá và ngư dân cùng ngư lưới cụ vào đảo sinh hoạt, ngụy tạo việc cư dân Trung Quốc đã sinh sống ở đây, trong khi mới vài tiếng trước, người Việt Nam vẫn đang quyết liệt bảo vệ chủ quyền Hoàng Sa.
“Sáng 19.1.1974, Trung Quốc đưa tàu chiến qua nhiều lắm, tôi chạy ra trên lầu thì thấy chúng rất đông. Trước đó một tuần, Trung Quốc cũng đã đưa tàu bè tác chiến rảo vô rảo ra, với ý dọa địa phương quân. Chúng tôi báo về đất liền, Nha khí tượng báo vào trong Sài Gòn, sau đó họ động viên chúng tôi yên tâm, cứ chuẩn bị sẽ cho tàu hoặc máy bay ra đón vô”, ông Văn Tấn kể lại.

Nhưng tàu và máy bay chưa thấy đâu thì sáng sớm 19.1.1974 - ông Văn Tấn nhớ rõ đó là ngày thứ bảy cuối cùng của năm cũ - mọi người đã nghe những tiếng pháo long trời lở đất từ tàu chiến của Trung Quốc bắn theo đường vòng cung trút xuống đảo.

“Tàu Trung Quốc bắn chặn trước và chặn sau đảo để bộ binh đổ bộ, hình như không cho chúng tôi chạy, nhưng đảo nhỏ thì chạy đường mô cho thấu, 4 anh em Nha khí tượng tay không nên chạy vô rừng bụi phía sau dãy nhà. Pháo bắn rát, chúng tôi tưởng cú này chết chắc rồi chứ sống chi nổi”, ông Văn Tấn nhớ lại.

Muôn đời vẫn quyết lấy lại Hoàng Sa Tq2_vq10
Từ phải qua: Ông Tạ Hồng Tấn, ông Ngô Tấn Phát, ông Võ Như Dân (những nhân viên Nha khí tượng cũ
từng ra Hoàng Sa) thăm phòng trưng bày các tư liệu lịch sử của UBND huyện đảo Hoàng Sa

Ông Hồng Tấn thì nhớ đạn pháo của Trung Quốc còn ghê gớm hơn trận bão biển kinh hoàng năm 1964 với những con sóng cao cả chục mét tưởng vùi lấp cả Hoàng Sa mà ông và đồng nghiệp đã từng trải qua.

Bất ngờ, mọi người nghe lính Trung Quốc phóng loa nói tiếng Việt lơ lớ, đọc vanh vách tên từng người còn trốn, dọa nếu không ra đầu hàng thì sẽ cho quân đi càn quét, châm xăng đốt trụi dãy rừng.

Trong quá trình thực hiện loạt bài này, chúng tôi đã tìm gặp lại nhiều người lính địa phương quân thuộc Bộ chỉ huy Tiểu khu Quảng Nam nhận nhiệm vụ bảo vệ Hoàng Sa trước ngày 19.1.1974 như đôi bạn Nguyễn Văn Dữ (62 tuổi, ngụ phường Thọ Quang) và Trần Văn Sơn (68 tuổi, ngụ phường Phước Mỹ, cùng quận Sơn Trà, TP.Đà Nẵng). Với các ông được cống hiến tuổi xuân ở vùng biển trời xa nhất của Tổ quốc là một niềm tự hào, nhưng niềm tự hào đó chưa trọn vẹn khi quần đảo của nước ta đã bị chiếm đóng.

“Sự kiện 40 năm Trung Quốc cưỡng chiếm quần đảo Hoàng Sa còn chưa nguôi, thì vừa qua Trung Quốc lại đưa giàn khoan Hải Dương-981 vào Hoàng Sa như trêu ngươi. Hành động này cũng giống như thời chúng tôi canh giữ, Trung Quốc cũng từng đưa tàu cá có vũ trang vào khiêu khích tàu Việt Nam ở Hoàng Sa. Nay dù tuổi cao nhưng nếu được chọn thì tôi cũng tình nguyện đi bảo vệ biển đảo Hoàng Sa như thời trẻ đã từng”, ông Sơn quả quyết.

Còn ông Dữ có phần điềm tĩnh hơn, ông tin tưởng rằng, với việc kiên trì đẩy đuổi giàn khoan Hải Dương-981 của Trung Quốc thì chắc chắn Nhà nước sẽ có biện pháp sáng suốt giành lại Hoàng Sa cho Việt Nam. “Chứ không lẽ để Trung Quốc làm tới luôn”, ông Dữ trăn trở.

Nguyễn Tú
“Chúng vào dãy đồn trú địa phương quân và nhà khí tượng lấy tài liệu, hồ sơ của chúng tôi nên biết số lượng người trên đảo, nắm danh tính nên dễ dàng lùng bắt. Chúng còn cẩn thận kiểm đếm nhiều lần từ sáng đến tối cho đủ người rồi mới áp tải mọi người xuống tàu đưa về đảo Hải Nam. Sáng hôm sau, chúng tôi ngủ được 4 tiếng thì tiếp tục bị đưa đi suốt 1 ngày đến Quảng Đông và tống vào trại giam”, ông Văn Tấn ngậm ngùi.

Theo ông Hồng Tấn, sau khi bị bắt giam, nhiều lần cán bộ Trung Quốc qua phiên dịch nói với những người bị bắt rằng Hoàng Sa là của Trung Quốc nhưng bị Việt Nam chiếm, nay Trung Quốc lấy lại. Tuy nhiên, tất cả người Việt bị bắt đều cực lực phản đối việc này.

Lúc này ở nhà, vợ con ông Văn Tấn đều tưởng chồng, cha đã chết nên lập bàn thờ nghi ngút khói hương. Mãi 28 ngày sau ông Tấn được trao trả, Nha khí tượng bảo lãnh ông về Đà Nẵng thì cả gia đình mới gặp lại nhau trong ngậm ngùi.

“Cướp biển” lần nữa

Những ngày này, sức khỏe ông Văn Tấn không được tốt bởi cái lạnh thấu xương ở quê nhà. “Tiếc quá, năm này tôi yếu rồi nên không vào Đà Nẵng tham dự buổi gặp gỡ nhân chứng do UBND huyện đảo Hoàng Sa tổ chức thường niên vào ngày 19.1 tới đây”, giọng ông thoáng buồn.

Mỗi khi nhắc đến Hoàng Sa, ông già 82 tuổi này vẫn run giọng bởi chưa nguôi nỗi uất ức năm xưa. Điều ông đau xót nhất là Trung Quốc đã chuẩn bị kỹ lưỡng kế hoạch này khi ngay trong ngày mọi người bị bắt, Trung Quốc đã đưa người lên đảo cất nhà cửa, đưa tàu cá và ngư dân cùng ngư lưới cụ vào đảo sinh hoạt, ngụy tạo việc cư dân Trung Quốc đã sinh sống ở đây, trong khi mới vài tiếng trước, người Việt Nam vẫn đang quyết liệt bảo vệ chủ quyền Hoàng Sa.

Đối với ông, sự kiện tháng 5.2014 Trung Quốc đưa giàn khoan Hải Dương-981 vào vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa Việt Nam, cách nam Tri Tôn 17 hải lý là hành động tính “cướp biển nước ta một lần nữa”.

“Họ lại âm mưu chiếm biển của ta trong khi món nợ cướp đảo năm xưa còn chưa trả, qua đó để thấy sự lộng hành của Trung Quốc trên biển Đông, tuy nhiên nước ta đã kiên trì đấu tranh, buộc giàn khoan phải rút về nước”, ông Văn Tấn nói.

“Tôi già rồi, cũng còn sống không bao lâu nữa, nhưng vẫn muốn kể những câu chuyện cho con cháu biết Hoàng Sa luôn luôn là của Việt Nam, để mong thế hệ trẻ giữ lửa rồi một ngày nào đó tụi nó sẽ lấy lại Hoàng Sa”, ông Văn Tấn tin tưởng.

Muôn đời vẫn quyết lấy lại Hoàng Sa Hoangs11
Ông Nguyễn Văn Tấn kể lại câu chuyện Hoàng Sa với ông Dương Trung Quốc (phải)

Muôn đời vẫn quyết lấy lại Hoàng Sa Hoangs12
Ông Trần Văn Sơn mong muốn được trở lại Hoàng Sa

Cùng bước qua tuổi “bát thập” như ông Văn Tấn, ông Hồng Tấn cũng đã già yếu, nhưng trí nhớ vẫn in đậm hình ảnh Hoàng Sa bởi 11 năm thường xuyên ra đây công tác. Ông còn nhớ rõ chuyến ra Hoàng Sa đầu tiên vào năm 1963, sau một đêm nghỉ ngơi, sáng hôm sau ông đã chạy ra hòn đá lớn trước đảo và khắc lên đó dòng chữ Tạ Hồng Tấn - Nha khí tượng - 1963 bên cạnh chằng chịt tên của những người Việt khác từng làm nhiệm vụ tại đó với niềm tự hào.

Ông Hồng Tấn chỉ có một ước nguyện, đó là được một lần nhìn lại tên mình đã khắc trên hòn đá ở đảo Hoàng Sa, như minh chứng của một thời tuổi trẻ cống hiến cho biển trời Tổ quốc.

Nguồn: TNO
Thích0Báo xấu0

Gửi một tin nhắn lên tường.

Gửi báo cáo lỗi về bài viết này.

      
Cựu học viên
Cựu học viên Xuất sắc

Cấp bậc: Xuất sắc

Giới tính : Nam

Bài viết : 1328

Danh vọng : 2216

Uy tín : 54

Kỳ 2: Can trường giữa biển Tri Tôn

Đã 41 năm ngày Trung Quốc nổ súng chiếm trọn quần đảo Hoàng Sa. Đối với người Việt Nam, ngày 19.1.1974 đó sẽ không bao giờ trôi vào quên lãng, nhất là khi Trung Quốc chưa bao giờ từ bỏ mộng bá quyền trên biển Đông mà sự kiện đưa giàn khoan Hải Dương-981 vào hạ đặt trái phép ở vùng biển Tri Tôn (Hoàng Sa, TP.Đà Nẵng) vẫn còn nguyên tính thời sự.

Muôn đời vẫn quyết lấy lại Hoàng Sa Daohoa10
Thuyền trưởng Lê Minh Phúc và vết thương khâu vội tại thực địa

Những ngày dài từ tháng 5 đến tháng 7 năm 2014, những người lính kiểm ngư, cảnh sát biển đã sát cánh cùng ngư dân Việt kiên trì ngăn cản, đẩy đuổi giàn khoan khổng lồ. Mồ hôi, nước mắt và cả máu đã đổ xuống trong hơn 70 ngày cam go đó, nhưng chưa phút giây nào những người giữ biển nản chí sờn lòng.

Máu đổ giữa biển

Đối với Lê Minh Phúc, nguyên thuyền trưởng tàu KN-22, mới nhận nhiệm vụ ở tàu khác, ký ức về 74 ngày đẩy đuổi giàn khoan Hải Dương-981 của Trung Quốc vẫn còn vẹn nguyên.

Anh Phúc kể: Lúc 7 giờ ngày 25.5.2014, tàu KN-22 đang làm nhiệm vụ ở cách giàn khoan 10 hải lý thì bị 3 tàu Trung Quốc điên cuồng tấn công (Hải cảnh 32101 ép sau lái, Hải cảnh 32102 ép và va húc vào phía sau mạn phải, tàu kéo Hữu Liên 09 tăng tốc, đâm vào mạn trái, phun nước chính diện cabin). Đứng ở vị trí chỉ huy, thuyền trưởng Phúc hứng trọn hàng chục mảnh kính vỡ do vòi rồng bắn vỡ và áp lực nước cực mạnh quật gục anh xuống sàn.

Giữa ngổn ngang kính vỡ, thiết bị hỏng đổ ngổn ngang, nước biển từ vòi rồng điên dại đè những thân hình mong manh áo ngắn, các kiểm ngư viên vừa điều khiển tàu vòng tránh tàu Trung Quốc vừa dìu thuyền trưởng Phúc xuống buồng y tế.

“Lúc ấy tôi không biết gì, sau xem lại đoạn clip anh em quay lúc sơ cứu mới biết ngất vì mất máu quá nhiều, chảy tràn cả sàn!”, thuyền trưởng Phúc, “Tỉnh dậy là bắt anh em đưa lên buồng hành trình để chỉ huy con tàu. Không ai có thể nằm an dưỡng những lúc ấy!”.

Cùng với thuyền trưởng Phúc, 3 nhân viên kiểm ngư khác là Hà Văn Minh, Nguyễn Duy Trình và Cao Văn Chiến đang đi ca cũng bị thương, nhưng 4 người họ ai cũng lắc đầu khi cấp trên liên lạc, đề nghị về bờ cứu chữa.

Tiếng chim cu giữa biển

Tôi có may mắn được cùng những con tàu KN hồi đầu tháng 5.2014. Mỗi buổi sáng Hoàng Sa, biên đội 5 chiếc tàu của Chi đội KN 4 dập dềnh gần nhau, chờ lệnh áp sát giàn khoan và khoảnh khắc ban mai trong lành ấy, đều líu ríu tiếng chim sáo, gù gù tiếng chim cu lăn tròn trên mặt biển. Chủ nhân của những tiếng chim thanh bình ấy là Hoàng Văn Việt, KN viên tàu KN-769. Việt sinh năm 1979, quê Nghệ An, tự bé đã lăn lóc với hạt lúa củ khoai, hết giờ học là mê mải trèo cây, nhặt chim con mang về nuôi.

Hôm nhận lệnh ra gấp Hoàng Sa, tàu KN-769 cũng chỉ làm công tác chuẩn bị trong 2 tiếng đồng hồ. Hoàng Văn Việt phóng xe máy ra Mỹ Ca mua vội rau cỏ, thịt cá, thực phẩm mang đi biển và không quên rẽ qua hàng quen, mua đủ cám trứng cho chim sáo và hạt mè, đậu, lúa cho chú chim cu, cơ số thức ăn cũng đủ 1 tháng như anh em trên tàu.
Ít ai biết, suốt 74 ngày thực hiện nhiệm vụ thực thi pháp luật trên vùng biển Hoàng Sa, con tàu KN-22 cũ kỹ đã thực hiện 268 lần đẩy đuổi giàn khoan Hải Dương - 981 và nhiều lần bị tàu Trung Quốc phun vòi rồng, đâm va húc ủi, gây hư hại.

"Mình là chỉ huy..."

Nguyễn Xuân Hưng là thuyền trưởng tàu KN-766, thuộc Chi đội Kiểm ngư 4. Hưng năm nay vừa tròn 30, quê ở Đô Lương, Nghệ An và đứng trong đội ngũ những người canh giữ biển từ tháng 9.2005, khi mới tròn 20 tuổi.

Giữa năm 2013, Hưng cưới vợ là Bùi Thị Duyên, sinh năm 1992, quê Quảng Bình, mới tốt nghiệp Trường trung cấp Y Nha Trang và đang là nhân viên y tế hợp đồng của Trường tiểu học Cam Linh (Cam Ranh, Khánh Hòa). Được nhận vào làm hợp đồng ở “thành phố lính” Cam Ranh đã là việc khó. Lại càng khó hơn khi mức lương hợp đồng từng năm, cũng chỉ khoảng 2 triệu đồng/tháng với mỗi ngày đi từ nhà trọ đến trường, hơn 20 km bụi bặm.

Vậy mà cô gái Bùi Thị Duyên vẫn cố gắng đến cùng cực để chồng yên tâm đi biển. Ngày 2.5.2014, trước khi nhận lệnh “ra Hoàng Sa làm nhiệm vụ đặc biệt”, Hưng (khi ấy vẫn là Thuyền phó KN-766) chỉ đảo qua phòng trọ vài chục phút, động viên cô vợ trẻ chỉ 1 tháng nữa sinh con, rồi phóng xe máy hơn 20 km về lại tàu, kịp nhổ neo ra biển đuổi giàn khoan.

Ngày 5.5.2014, tàu KN-766 bị tàu hải cảnh, hải giám Trung Quốc tấn công 2 lần liên tục bằng vòi rồng và đâm trực tiếp, làm vỡ 5 kính ở mạn và đài chỉ huy bên trái, làm chập điện hệ thống máy hàng hải. Tiếp đó, tàu Trung Quốc còn tấn công quyết liệt, khiến quạt thông gió khoang máy bị hỏng, đồng thời làm hỏng cả hệ thống hàng hải và ra đa chỉ thị mục tiêu...

Ngay sau đó, hình ảnh con tàu biến dạng, móp méo xuất hiện trên chương trình thời sự của VTV, cô gái Bùi Thị Duyên một thân một mình trong căn phòng trọ khóc ngất, khiến hàng xóm phải tìm số điện thoại mẹ Duyên, gọi thông báo tình hình.
Thương con, bà Võ Thị Thủy (45 tuổi) bỏ dở mảnh ruộng đang gặt, tất tả bắt xe đò từ Quảng Bình vào Nha Trang, về nhà trọ thu dọn đồ đạc đưa con gái ra Bắc. Ngồi ôm con từ ga Nha Trang, đến ga Đồng Hới bà đành về nhà chăm gia đình, thu hoạch vụ mùa và cô gái Bùi Thị Duyên lại một thân đến ga Vinh, mới òa vào vòng tay bố mẹ chồng, mới từ Đô Lương chạy xuống đón con.

4 tháng kể từ khi hoàn thành nhiệm vụ, về lại bến đậu quen thuộc Cam Ranh, Hưng vẫn mướt mải với chức trách thuyền trưởng mới được giao phó và cuối ngày, khi công việc lắng xuống, Hưng lại thừ người ngắm hình con gái Nguyễn Thị Ngọc Hân (sinh ngày 12.6.2014), do vợ chụp lại bằng điện thoại gửi qua email đều đặn mỗi ngày.

Nguyễn Văn Nam, Bí thư Chi bộ tàu KN-766 kể: Bố mẹ Hưng ở Thịnh Sơn (Đô Lương, Nghệ An) đã già yếu, trên dưới 60 tuổi, nhưng vẫn gắng sức lo lắng cho vợ con Hưng và 2 đứa cháu nhỏ là con anh chị Hưng, đang đi làm ăn xa.

Ngồi trên cầu cảng Chi đội KN 4, tôi tò mò: “Sao không xin tranh thủ mấy ngày về thăm con?”. Hưng nhè nhẹ lắc đầu: “Mình là chỉ huy, phải để anh em tranh thủ hết đã!” và ngập ngừng: “Chỉ lo sau kỳ sinh, vợ em bị cắt hợp đồng lao động, thì khổ!”.

Biển bình yên, khát vọng tròn vẹn lãnh thổ, lãnh hải vẫn là niềm mong mỏi lớn nhất của những chàng trai cảnh sát biển, kiểm ngư. Nhưng hễ biển “động”, chủ quyền dân tộc có sự đe dọa, thì họ lại luôn sẵn sàng, lên đường giữ biển Hoàng Sa...

Muôn đời vẫn quyết lấy lại Hoàng Sa Daohoa11
Kiểm ngư viên Hoàng Văn Việt và 2 chuồng chim huyền thoại

Tối 23.6.2014, hàng triệu người Việt Nam đã sững sờ khi xem đoạn video clip quay cảnh tàu KN-951 nhỏ bé, cũ kỹ của Việt Nam bị tàu Trung Quốc đâm chính diện, gần như nát đuôi và mạn phải tàu. Những hình ảnh chân thực không phải do phóng viên VTV thực hiện mà được quay bởi kiểm ngư viên Vũ Hoàng Sơn, quê ở Nghĩa Hưng, Nam Định.

Nhớ lại thời điểm “ngàn cân treo sợi tóc”, Vũ Hoàng Sơn kể: “Tàu Trung Quốc lao đến rất nhanh. Tôi chọn vị trí gần khoang chứa hàng phía sau tàu và 1 tay bám vào cột dựng bạt, 1 tay giơ máy ảnh cá nhân ghi lại hành động hung hãn của tàu Tân Hải 285” - Vũ Hoàng Sơn thuật lại vậy và bức bối: “Sau khi đâm thủng thành tàu, đâm nát buồng y tế của tàu KN 951, chiếc Tân Hải 285 còn đâm thêm lần nữa, nhằm làm chìm tàu tôi”.

Cú đâm hiểm độc của tàu Trung Quốc khiến Vũ Hoàng Sơn gục ngã, đầu đập xuống sàn tàu đau điếng. Quên đau, anh vẫn cố giữ thăng bằng, ghi trọn những hình ảnh mũi tàu Tân Hải 285 đâm va sát cạnh mình, rít lên tiếng xé những miếng sắt dày vỏ tàu và xuồng cứu sinh chực rơi xuống đầu.

Tùng Sâm

Nguồn: TNO
      
Cựu học viên
Cựu học viên Xuất sắc

Cấp bậc: Xuất sắc

Giới tính : Nam

Bài viết : 1328

Danh vọng : 2216

Uy tín : 54

Hoàng Sa - phần máu thịt không thể tách rời

“Hồi ấy ngư dân Trung Quốc coi chúng tôi là cứu tinh vì người Việt thông thạo vùng biển của mình hơn hẳn họ.."...

Muôn đời vẫn quyết lấy lại Hoàng Sa Vkncqf10
Ông Võ Công Chánh tặng quà cho các nhân chứng Hoàng Sa chiều 19-1-2015

Quần đảo Hoàng Sa không chỉ nhiều tôm cá mà còn chở che cho chúng tôi qua những mùa mưa bão hiểm nguy. Bao đời tổ tiên chúng tôi đã giong thuyền buồm ra đó. Giờ con cháu chúng tôi vẫn vượt sóng gió nơi ấy. Chẳng ai có thể ngăn chặn được chúng tôi
Ngư dân Phạm Duyên (xã An Hải, Lý Sơn, Quảng Ngãi)

Nhiều đại biểu, nhân chứng đã khẳng định như vậy tại buổi gặp mặt các nhân chứng Hoàng Sa do UBND huyện đảo Hoàng Sa (TP Đà Nẵng) tổ chức chiều 19-1, đúng 41 năm ngày Trung Quốc dùng vũ lực cưỡng chiếm quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam.

Cũng tại buổi lễ, gần 40 nhà báo, phóng viên, biên tập viên của các cơ quan truyền thông trong nước đã được UBND huyện Hoàng Sa trao tặng giấy khen vì đã có thành tích tham gia đấu tranh, tuyên truyền bảo vệ chủ quyền biển đảo của Tổ quốc.

Mong cháu con cố giữ

Một năm đấu tranh miệt mài

Tiến sĩ Trần Đức Anh Sơn, phó viện trưởng Viện Nghiên cứu phát triển kinh tế - xã hội TP Đà Nẵng, cho hay năm 2014 là một năm đấu tranh miệt mài và khá thành công của ngành lịch sử và những người làm lịch sử với chủ quyền của Tổ quốc. Năm 2014 đã có 21 cuộc triển lãm trên 16 tỉnh thành, trong đó có triển lãm tại các đảo như Cô Tô, Phú Quốc, Lý Sơn...

Đặc biệt năm 2014, ông Sơn đã đi diễn thuyết tại năm trường đại học danh tiếng của Hoa Kỳ để nói về biển đảo, Hoàng Sa - Trường Sa là của Việt Nam. Những buổi thuyết trình tại các trường đại học này đều được các học giả, các nhà làm lịch sử và đông đảo sinh viên Hoa Kỳ ủng hộ.

Một bộ phim dài năm tập về chủ quyền biển đảo quay từ 13 quốc gia rất công phu vừa được các bộ, ngành trung ương thẩm định xong cũng sẽ trình chiếu cho khán giả trong thời gian gần nhất.
Có mặt từ rất sớm, ông Võ Như Dân (78 tuổi, phường Bình Hiên, quận Hải Châu, Đà Nẵng) ngồi lặng thinh dưới hàng ghế. Ông Dân bảo năm nay buồn hơn mọi năm bởi nhân chứng sống với Hoàng Sa một thời đã dần mất mát theo thời gian.

Trong 14 nhân chứng hay đến dự lễ kỷ niệm hằng năm nay chỉ còn 10 người, bởi bốn cụ ông đã ốm đau và qua đời vì bệnh tật. Nhiều người cũng không thể đến dự lễ được do tuổi cao, sức yếu.

Ông Dân kể mình là một trong những người sống lâu đời nhất với Hoàng Sa. Ông đến Hoàng Sa công tác ở trạm khí tượng từ năm 1956 đến 1968 mới quay về.

“Bây giờ từng nhành cây, ngọn cỏ, bãi cát vàng ngoài đó tôi vẫn còn nhớ như in. Nhắc đến hai chữ Hoàng Sa, trong lòng tôi luôn đau đáu. Thế hệ tôi rồi cũng dần qua. Mong các con cháu cố giữ, đòi bằng được quần đảo này. Nó là một phần máu thịt của Tổ quốc không thể tách rời” - ông Dân thổn thức.

Ông Dân bảo bệnh thấp khớp cứ trở trời lại đau nhức, nhất là khi trời lạnh như thế này. Nhưng ông nguyện còn hơi thở ngày nào, còn chống gậy đi được hằng năm ông cũng sẽ đến UBND huyện Hoàng Sa dự buổi gặp mặt này.

Ông Ngô Văn Cúc, người lính Việt Nam cộng hòa từng tham gia chiến đấu vì Hoàng Sa 41 năm trước, kể sau trận chiến không cân sức đó, ông bị Trung Quốc bắt làm tù binh rồi trao trả về Việt Nam.

Chia sẻ với đông đảo người dự lễ, ông Cúc nói: “Đại diện cho anh em ra phục vụ ngoài Hoàng Sa ngày đó, tôi nhắn nhủ với đồng bào rằng Hoàng Sa là của Việt Nam.

Tôi còn sống ngày nào là còn mãi mãi nói với hậu thế câu chuyện ngày đó như vậy. Chúng ta luôn nhớ Hoàng Sa là của chúng ta”.

Tin ở tương lai

Phát biểu tại buổi lễ, chủ tịch UBND huyện Hoàng Sa Võ Công Chánh cho rằng năm 2014 là một năm đầy sóng gió với huyện.

Đặc biệt là việc Trung Quốc hạ đặt trái phép giàn khoan 981 trên vùng biển của Việt Nam. Trung Quốc cũng đã hung hăng đâm chìm tàu cá của Việt Nam, cản phá hoạt động bảo vệ chủ quyền hợp pháp của Việt Nam.

Tuy nhiên qua sự kiện này, dư luận trong nước dấy lên và hướng tới sự quan tâm đặc biệt cho Hoàng Sa. Người dân cả nước đồng lòng và thắt chặt hơn, hun đúc mãnh liệt hơn lòng yêu nước.

Báo cáo thêm tại buổi lễ, ông Chánh cho biết chính quyền huyện sẽ khởi công nhà trưng bày Hoàng Sa vào dịp 30-4-2015 và nhiều hoạt động đấu tranh mạnh mẽ vì chủ quyền cũng sẽ diễn ra trong năm nay.

Ông Bùi Văn Tiếng, chủ tịch Hội Khoa học lịch sử TP Đà Nẵng, cho rằng sau sự kiện giàn khoan 981, người Đà Nẵng một lần nữa đứng ở tuyến đầu Tổ quốc, cùng với người dân cả nước mạnh mẽ phản đối hành động xâm lấn.

Lòng yêu nước ấy được các bạn trẻ thể hiện rất thành công và ngoài mong đợi của ông qua cuộc thi viết thư về Hoàng Sa.

“Chúng tôi nghĩ rằng chỉ có khoảng vài ngàn lá thư nhưng thật bất ngờ khi có đến 87.701 lá thư được gửi về dự thi. Nhiều lá thư các bạn trẻ viết bằng tâm huyết, bằng con tim, khối óc và lòng yêu nước vô bờ bến. Qua đó chúng tôi thấy rằng hãy yên tâm, tin tưởng ở thế hệ trẻ. Họ cũng sẽ mạnh mẽ và vững vàng trong cuộc đấu tranh vì chủ quyền thiêng liêng của Tổ quốc” - ông Tiếng nói.

Lời truyền gửi mai sau

Muôn đời vẫn quyết lấy lại Hoàng Sa Ufc0t210
Ông Trịnh Văn Quý, chứng nhân những ngày cuối ở đảo Hữu Nhật, Hoàng Sa - Ảnh: Quốc Việt
Đang ngồi ở cách xa nơi ấy, nhưng tôi vẫn có cảm giác như mình đang nếm ngửi được vị mặn của nắng gió biển, những gương mặt sạm đen của bạn bè vừa cười đùa với nhau phút chốc đã loang máu bảo vệ Tổ quốc
Ông Trịnh Văn Quý

“Hằng năm cứ đến những ngày tháng 1 đầy kỷ niệm bi hùng này, tôi đều kể lại cho con cháu nghe: từ bờ biển Đà Nẵng nếu dong thuyền thẳng theo hướng mặt trời mọc, chúng ta sẽ đến Hoàng Sa. Quần đảo xinh đẹp của Tổ quốc thấm đẫm máu xương bao thế hệ đi trước” - ngư dân già Phạm Trọng bồi hồi kể về một thời hào hùng trên chiếc tàu đánh cá ở Hoàng Sa năm xưa.

Cùng với bao chứng nhân khác là thủy thủ, binh sĩ, nhân viên khí tượng từng có mặt ở Hoàng Sa, lời ông kể không chỉ cho con cháu hôm nay mà còn truyền đời nhắc nhớ đến mai sau.

Nơi ấy là Hoàng Sa

Cách đây gần 50 năm, trước khi được làm thuyền trưởng cầm lái con tàu đánh cá ở Hoàng Sa, ông Trọng đã được cha là một ngư dân kỳ cựu ở duyên hải Bình Sơn, Quảng Ngãi cho theo tàu, học nghề suốt gần 10 năm.

“Tôi vẫn nhớ mùa hè năm 1967, lần đầu tiên được cha chỉ cho thấy tận mắt đảo Chim, đảo Ông Già, đảo Bàu Trắng... - những cái tên đảo thân thuộc mà ngư dân miền Trung quen gọi ở Hoàng Sa. Cảm giác sững sờ, ngơ ngẩn bởi cảnh đẹp đến kỳ lạ. Suốt gần hai ngày đêm vượt biển về phía mặt trời mọc, tự nhiên trước mắt mình lại hiện lên một quần đảo như tranh vẽ. Có chỗ giữa biển, thế mà chúng tôi lại nhảy xuống ung dung đi bộ được vì nước chỉ ngang thắt lưng, có thể sờ chạm từng nhánh rong biển, san hô, sò ốc. Thế nhưng chỉ bước vài trăm mét, mặt nước trước mũi chân mình lại đột ngột chuyển màu xanh đậm sâu thẳm” - ông kể.

Ông Trọng nhớ mãi có lần hai cha con đã tìm thấy một xác tàu đánh cá Trung Quốc vừa bị đắm, kẹt lại trong khe san hô. Họ đã cho tàu chạy vòng quanh khu vực ấy suốt gần hai ngày để tìm cứu ngư dân Trung Quốc nhưng không thấy.

Những năm trước thập niên 1980, hầu hết tàu bè ngư dân Việt Nam còn nhỏ không đi xa được nhiều như bây giờ, nhưng cũng thường xuyên có mặt ở Hoàng Sa. Họ đi có bạn, một tàu bị nạn, nhiều tàu khác quây lại cứu giúp. Tín hiệu xin hỗ trợ chỉ là vẫy lá cờ Tổ quốc trên boong hoặc ánh đèn pin trong đêm, chứ đâu có máy liên lạc như bây giờ.

Thi thoảng tàu cá Trung Quốc xuống đây đánh cá hay bị trôi dạt theo gió mùa đông bắc. Họ mắc nạn vì không thạo vùng biển nhiều rạn bãi, bão tố nguy hiểm này, rồi cạn kiệt nước ngọt và lương thực.

Mùa hè năm 1973, cha con ông Trọng có lần đã cho tàu cá Trung Quốc gần hết can nước ngọt của mình. Một tàu khác đến xin, họ lại cho tiếp. Sau đó chính họ chịu khát, phải vào đảo Hoàng Sa xin nước của mấy anh lính đồn trú.

“Hồi ấy ngư dân Trung Quốc coi chúng tôi là cứu tinh vì người Việt thông thạo vùng biển của mình hơn hẳn họ. Trên đảo cũng nhiều người Việt ở, có chuyện gì rất dễ xin giúp đỡ”.

Tên con là Hoàng Sa

Nhiều năm không đặt chân trở lại quần đảo Hoàng Sa, nhưng những chứng nhân một thuở ấy vẫn nguyên vẹn cảm xúc những gì đã được sờ chạm, nhìn thấy trên quần đảo của Tổ quốc.

Ông Trịnh Văn Quý, một trong những người trấn giữ đảo Hữu Nhật tháng 1-1974, rưng rưng tâm sự: “Đó là hình ảnh mà đến giờ chúng tôi vẫn không thể nào quên. Giữa biển xanh, một dải san hô tự nhiên nhô lên khỏi mặt nước. Chúng tôi bước đi nghe tiếng lạo xạo, khô cứng dưới chân mình. Trên ấy có cây nhàu, cây gai mọc ken đặc thành hình vòng tròn như bức tường thành bảo vệ đảo kỳ lạ. Nhiều dấu vết người Việt vẫn còn đậm rõ, trong đó có cả những thứ đồng bào ngư dân lên đảo để lại. Đặc biệt còn có công sự những người lính Việt đi trước đào đắp để trấn thủ đảo”.

Tháng 1-1974 cũng là lần cuối cùng ông Quý đặt chân lên quần đảo Hoàng Sa trước khi Trung Quốc đánh chiếm. Khi ông trở về, biển và bờ Tổ quốc đành tạm phải chia lìa. Bế con gái đầu lòng vừa sinh, ông khấn hương hồn đồng đội đang còn nằm ngoài biển sâu và xin được đặt tên con mình là Trịnh Thị Hoàng Sa như lời nhắc nhớ truyền gửi đến mai sau.

QUỐC VIỆT

Nguồn: TTO
      
      

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Về Đầu Trang  Thông điệp [Trang 1 trong tổng số 1 trang]

Quyền hạn của bạn

Bạn không có quyền trả lời bài viết
free counters



  • Đoàn Ngọc Khánh

    mobile phone 098 376 5575


    Đỗ Quang Thảo

    mobile phone 090 301 9666


    Nguyễn Văn Của

    mobile phone 090 372 1401


    IP address signature
    Free forum | Văn hóa | Childhood, Gia đình | ©phpBB | Free forum support | Báo cáo lạm dụng | Thảo luận mới nhất