Change background image
LOVE quotion

Bắt đầu từ 4.53' thứ Hai ngày 17/10/2011


You are not connected. Please login or register

Chuyển đến trang : Previous  1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8  Next

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Go down  Thông điệp [Trang 3 trong tổng số 8 trang]

Phó Thường dân
Phó Thường dân Webmaster

Cấp bậc: Webmaster

Giới tính : Nam

Bài viết : 1706

Danh vọng : 2233

Uy tín : 144

First topic message reminder :

IS: "Nhà nước Hồi giáo" tự xưng - Page 3 Isis-w10
16 tỉnh thành phố của Syria và Iraq hiện do ISIL quản lý - Ảnh: TRAC

Theo Arab News: Ngày 29/6/2014, sau khi làm chủ một vùng lãnh thổ rộng lớn gồm 16 tỉnh thành phố trải dài từ thành phố Aleppo ở miền Bắc Syria tới tỉnh Diyala ở miền Đông Iraq, ISIL (viết tắt của Islamic State in Iraq and the Levant) tuyên bố thành lập "Nhà nước Hồi giáo". Thủ lĩnh Abu Bakr Al-Baghdadi của ISIL trở thành người đứng đầu Nhà nước. ISIL cũng tuyên bố đổi tên bỏ cụm “Iraq và Cận Đông” (Iraq and the Levant, viết tắt là IL) chỉ còn “Nhà nước Hồi giáo” (Islamic State viết tắt là IS).
      

Souvenir
Souvenir Ưu tú

Cấp bậc: Ưu tú

Bài viết : 556

Danh vọng : 646

Uy tín : 42

4 người định hình cuộc chiến chống IS

IS: "Nhà nước Hồi giáo" tự xưng - Page 3 Boutha10Bà Bouthaina Shaaban 1 trong 4 người định hình cuộc chiến chống IS - Ảnh: CNN
Theo OZY: Sự thành bại của cuộc chiến chống IS ngoài quyết sách chính trị của Nhà Trắng, còn phụ thuộc vào 4 cá nhân quyền lực với sức ảnh hưởng lớn.

1- Bouthaina Shaaban: Cố vấn của Tổng thống Syria Bashar al-Assad

Bà Shaaban không chỉ là người phát ngôn cho Tổng thống Assad, mà còn là cố vấn chiến lược kể từ khi ông thừa kế quyền lực từ người cha năm 2000. Trong cuộc chiến chống lại phong trào Mùa xuân Ả Rập, bà Shaaban là người đi đầu trong công tác tư tưởng và tuyên truyền, biến cuộc chiến thành một chiến dịch “chống khủng bố”.

Khi Tổng thống Obama tuyên chiến với IS, bà Shaaban lên tiếng đề nghị đã đến lúc Mỹ và Syria bắt tay hợp tác với nhau. Phát biểu trên CNN, bà nói: “Nước Mỹ sẽ có lợi nếu hợp tác với Chính phủ Syria trong cuộc chiến chống khủng bố, chúng tôi đã và đang chiến đấu với chúng trong bốn năm trở lại đây”.

Đây quả là một gợi ý tài tình. Trong khi chính phủ ông Assad đang cân đo phản ứng của mình trước việc ngăn cản hay không việc không kích của phương Tây trên lãnh thổ Syria, có khi ý kiến của bà Shaaban lại trở nên đúng.

2- Joseph Votel: Chiến lược gia lực lượng đặc biệt

Thừa kế vị trí lãnh đạo các lực lượng đặc biệt từ Đô đốc William McRaven hồi mùa hè này, Trung tướng Votel gánh một trách nhiệm lớn trong việc điều phối các nhóm đặc nhiệm của Quân đội Mỹ bên Hải quân, Lục quân, Mũ nồi xanh và các đội đặc nhiệm tinh nhuệ khác.

Đây là thử thách lớn cho viên tướng 56 tuổi từng thuộc lực lượng đặc nhiệm bên Lục quân bởi lẽ Đô đốc McRaven rất được trọng vọng. Lực lượng đặc nhiệm chắc chắn sẽ đóng vai trò tiên phong hỗ trợ hoạt động chống khủng bố.

3- David S.Cohen: Vị tướng trên mặt trận tài chính

Giữ vị trí Thứ trưởng Bộ Tài chính kiêm đứng đầu Văn phòng chống khủng bố và tình báo tài chính của bộ, ông Cohen hứa hẹn có rất nhiều công việc để làm. Tổng thống Obama đã chỉ ra rằng lực lượng IS tỏ ra cực kỳ nguy hiểm vì chúng có tiền, rất nhiều tiền.

Mỹ cần nhiều công cụ tài chính tinh vi để cắt đứt nguồn máu nuôi nhóm khủng bố này (các hoạt động tống tiền, buôn lậu, cướp bóc, bắt cóc và bán dầu thô chợ đen...); đồng thời phải đóng băng số tài sản chúng đang sở hữu.

Điều may mắn là dưới thời người tiền nhiệm Stuart Levey, Cơ quan Tình báo tài chính Mỹ đã tích lũy không ít kinh nghiệm lẫn kỹ thuật trong cuộc chiến kinh tế với al-Qaeda và Iran. Bây giờ đến lượt ông Cohen sẽ lãnh ấn tiên phong trong trận chiến tài chính với IS.

4- Nhà vua Abdullah II: Đồng minh thân thiết của Mỹ trong thế giới Ả Rập

Mỹ không thể đánh bại IS chỉ bằng sức của mình. Ông Obama phải cần đến sự giúp đỡ của các nhà lãnh đạo trong khu vực. Một trong số đó là nhà vua Jordan Abdullah II - người đã thầm lặng giúp Mỹ hỗ trợ các nhóm ôn hòa tại quốc gia láng giềng Syria kể từ khi cuộc xung đột bắt đầu năm 2011.

Nắm quyền từ năm 1999, vua Abdullah II và đất nước Jordan đã trở thành đồng minh tin cậy nhất của Mỹ tại khu vực trong những năm gần đây, hơn cả Saudi Arabia, Thổ Nhĩ Kỳ hay Iraq. Tuy nhiên, Jordan cũng đang phải chịu nhiều áp lực do số người tị nạn gốc Syria tại đây chiếm đến 10% dân số và ngày càng nhiều những kẻ cực đoan Jordan đang tham gia cuộc chiến tại Syria.

Vấn đề là làm sao nhà vua Abdullah II có thể tham gia cùng Mỹ và phương Tây trong trận chiến với IS mà không làm mất lòng hay kích động dân chúng.
      
Phó Thường dân
Phó Thường dân Webmaster

Cấp bậc: Webmaster

Giới tính : Nam

Bài viết : 1706

Danh vọng : 2233

Uy tín : 144

IS: "Nhà nước Hồi giáo" tự xưng - Page 3 Bxv3qr10
Tổng thống Iran Hassan Rouhani tiếp phóng viên Đài NBC

Ngày 17/9/2014, trả lời phỏng vấn của Đài NBC, Tổng thống Iran Hassan Rouhani khẳng định: "IS đang tìm cách tiêu diệt nhân loại". Ông cho rằng: “Từ quan điểm của giáo lý và văn hóa Hồi giáo, việc giết một người vô tội ngang với giết cả nhân loại. Do đó, việc giết và chặt đầu những người vô tội trên thực tế là vấn đề đáng xấu hổ của chúng (IS) và đáng lo ngại cũng như đau khổ cho toàn nhân loại”.

Ông Hassan Rouhani cũng trấn an nước láng giềng Iraq đó là Iran sẽ cung cấp bất cứ sự hỗ trợ cần thiết nào để chống lại những chiến binh IS, nhấn mạnh rằng các khu vực tôn giáo linh thiêng ở các quốc gia Ả Rập phải được bảo vệ.

Ám chỉ quyết định không kích Iraq và Syria của Mỹ, ông Hassan Rouhani nhấn mạnh tất cả các chiến dịch trên không của bất kỳ quốc gia nào cần phải được sự cho phép của Chính phủ và người dân nước sở tại.
      
Souvenir
Souvenir Ưu tú

Cấp bậc: Ưu tú

Bài viết : 556

Danh vọng : 646

Uy tín : 42

IS: "Nhà nước Hồi giáo" tự xưng - Page 3 Foley-10
Ngày 19/9/2014, Thượng viện Mỹ đã nhất trí thông qua một dự luật trao thưởng đến 10 triệu USD cho người cung cấp đầy đủ thông tin về vụ bắt cóc và giết hại 2 nhà báo Mỹ, James Foley và Steven Sotloff, vừa bị các tay súng Nhà nước Hồi giáo (IS) hành quyết - Nguồn: Telegraph
      
Souvenir
Souvenir Ưu tú

Cấp bậc: Ưu tú

Bài viết : 556

Danh vọng : 646

Uy tín : 42


Cơ quan an ninh Mỹ cho rằng nhóm khủng bố có tên gọi "Khorasan" còn nguy hiểm hơn cả IS. Nhóm được hình thành tại Syria với mục đích chính là thực hiện các cuộc tấn công trong nội địa Mỹ cũng như các cơ quan Mỹ ở nước ngoài. Khorasan đang là mối đe dọa trực tiếp đối với nước Mỹ và phương Tây. Nhóm này bao gồm các kỹ thuật viên được đào tạo bởi bậc thầy về chế tạo bom của al Qaeda là Ibrahim al-Asiri. Không giống như IS hiện đang chú trọng vào mục tiêu mở rộng quyền kiểm soát lãnh thổ ở Syria và Iraq; Khorasan đang tập trung cho việc tổ chức các cuộc tấn công khủng bố ở Mỹ và phương Tây. Nguồn: CBS News
      
Phó Thường dân
Phó Thường dân Webmaster

Cấp bậc: Webmaster

Giới tính : Nam

Bài viết : 1706

Danh vọng : 2233

Uy tín : 144

IS: "Nhà nước Hồi giáo" tự xưng - Page 3 Px824710
Người Kurd biểu tình tại biên giới Thổ Nhĩ Kỳ - Syria

Theo Telegraph: IS đã cho sơ tán người thân của chiến binh, dùng con tin người Yazidi làm "lá chắn sống"; đồng thời chuyển cơ quan đầu não cùng các trang thiết bị vào trà trộn trong khu vực dân cư nhằm tránh các cuộc không kích của Mỹ và đồng minh.
      
Souvenir
Souvenir Ưu tú

Cấp bậc: Ưu tú

Bài viết : 556

Danh vọng : 646

Uy tín : 42

IS: "Nhà nước Hồi giáo" tự xưng - Page 3 Ti_xui43
Ngày 21/9/2014, trước khi lên đường dự kỳ họp Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc ở New York, Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Tayyip Erdogan tuyên bố không có chuyện Chính phủ đã nộp tiền chuộc cho quân khủng bố Nhà nước Hồi giáo để 49 con tin Thổ Nhĩ Kỳ được trả tự do. Ông nói: “Hoàn toàn không có chuyện thương lượng… Đây là một thành công ngoại giao” - Nguồn: Reuters
      
Phó Thường dân
Phó Thường dân Webmaster

Cấp bậc: Webmaster

Giới tính : Nam

Bài viết : 1706

Danh vọng : 2233

Uy tín : 144

IS: "Nhà nước Hồi giáo" tự xưng - Page 3 6a011510

Theo USA TODAY: IS mới tung một đoạn video cho thấy con tin người Anh John Cantlie vẫn còn sống. Cantlie mặc áo màu cam nói rằng Chính phủ Anh đã bỏ rơi mình; đồng thời cáo buộc các nước phương Tây đã không quan tâm đến những bài học trong quá khứ gần đây.

Trước đó, trong một đoạn ghi âm dài 42 phút đăng tải trên Internet, Phát ngôn viên của IS Abu Muhammad al-Adnani khuyến khích người Hồi giáo hạ sát “những kẻ ngoại đạo” tại nước ủng hộ chiến dịch quân sự chống tổ chức này do Mỹ và Pháp khởi xướng. Nếu quan tâm, bạn có thể xem video này tại đây.
      
Souvenir
Souvenir Ưu tú

Cấp bậc: Ưu tú

Bài viết : 556

Danh vọng : 646

Uy tín : 42

IS: "Nhà nước Hồi giáo" tự xưng - Page 3 44927910
Ngoại trưởng Pháp Laurent Fabius xác nhận: Nhóm Jund al-Khilifa ở Algeria (có liên hệ với IS) đã bắt cóc công dân Pháp Herve Gourdel, 55 tuổi khi ông cùng hai người Algeria đang lái xe gần làng Ait Ouabane, khu vực Tizi Ozou, Algeria và đưa ra yêu cầu ngừng không kích IS ở Iraq - Nguồn: Le Monde
      
Phó Thường dân
Phó Thường dân Webmaster

Cấp bậc: Webmaster

Giới tính : Nam

Bài viết : 1706

Danh vọng : 2233

Uy tín : 144

Theo Reuters: Tổng thống Pháp Francois Hollande xác nhận nhóm Jund al-Khilifa đã hành hình công dân Pháp Herve Gourdel và tuyên bố rằng hoạt động quân sự của Pháp chống lại Nhà nước Hồi giáo sẽ tiếp tục.

      
Cựu học viên
Cựu học viên Xuất sắc

Cấp bậc: Xuất sắc

Giới tính : Nam

Bài viết : 1328

Danh vọng : 2216

Uy tín : 54

Hội đồng Bảo an LHQ: Ra nghị quyết diệt Nhà nước Hồi giáo

IS: "Nhà nước Hồi giáo" tự xưng - Page 3 16-cho11Phiên họp Hội đồng Bảo an LHQ thông qua Nghị quyết 2178
PLO - Chiều 24-9 tại New York (giờ địa phương), Hội đồng Bảo an LHQ đã nhất trí thông qua Nghị quyết 2178 về đấu tranh chống các phần tử khủng bố nước ngoài.

Nghị quyết được thông qua trong phiên họp cấp cao do Tổng thống Obama chủ trì với 24 nguyên thủ quốc gia và người đứng đầu chính phủ tham dự. Nga và Trung Quốc cử ngoại trưởng tham dự.

Từ ngày thành lập LHQ cách đây 70 năm, phiên họp cấp cao như thế này chỉ mới được tổ chức sáu lần.

Theo trang web của LHQ, Nghị quyết 2178 đã bày tỏ lo ngại về mối đe dọa to lớn từ các phần tử khủng bố nước ngoài đang tham gia Nhà nước Hồi giáo, Mặt trận Al-Nusra và các tổ chức hợp tác với Al Qaeda.

Nghị quyết 2178 kêu gọi các nước:

● Ngăn chặn các phần tử khủng bố nước ngoài đi lại, đặc biệt kiểm soát ở biên giới, kiểm tra công tác cấp giấy tờ tùy thân và giấy tờ du lịch, ngăn chặn nạn làm giả các loại giấy tờ này.

● Cùng hợp tác ngăn ngừa chủ nghĩa cực đoan dẫn đến khủng bố, nạn tuyển mộ người của các phần tử khủng bố nước ngoài, ngăn chặn đưa ra nước ngoài và cắt đứt nguồn tài chính của chúng.

● Yêu cầu các hãng hàng không trong nước thông báo trước với các nước hữu quan thông tin về đi, đến và quá cảnh của các đối tượng này; hợp tác với nhau để chia sẻ thông tin dẫn đến phát hiện các phần tử khủng bố nước ngoài.

● Soạn thảo chiến lược ngăn chặn các phát ngôn cực đoan kích động hành vi khủng bố. Bảo đảm luật pháp quốc gia trừng phạt hình sự nặng đối với các phần tử khủng bố nước ngoài.

Căn cứ chương 7 của Hiến chương LHQ (hành động trong trường hợp hòa bình bị đe dọa, bị phá hoại hoặc có hành vi xâm lược), Nghị quyết 2178 sẽ mang tính chất ràng buộc đối với 193 nước thành viên LHQ.

Phiên họp của Hội đồng Bảo an LHQ diễn ra trong không khí khá nặng nề bởi vài giờ trước đó, tổ chức Jund al-Khilafah (Các chiến binh của Nhà nước Hồi giáo) ở Algeria đã công bố băng video cắt cổ con tin người Pháp Hervé Gourdel tại Algeria.

Chúng bắt cóc hướng dẫn viên leo núi Hervé Gourdel hôm 21-9 trong vùng núi Kabylia (Algeria). Chúng ra tối hậu thư trong 24 tiếng Tổng thống Pháp François Hollande phải ra lệnh ngừng không kích Nhà nước Hồi giáo ở Iraq.

Trong băng video xử tử với tiêu đề “Thông điệp máu dành cho chính phủ Pháp”, con tin quỳ gối, bị trói tay trước bốn tên cầm súng. Chúng che mặt, mặc quân phục theo kiểu Afghanistan.

Chúng chỉ trích nước Pháp đã chống Hồi giáo và cho biết chúng muốn báo thù cho những người đã chết ở Algeria và đồng bọn Nhà nước Hồi giáo. Cuối cùng chúng xử tử con tin.

Quân đội Algeria đã điều động gần 3.000 quân lùng sục trong vùng núi Kabylia tìm thi thể con tin nhưng không thành công.

Tổng thống Pháp François Hollande tuyên bố nước Pháp vẫn tiếp tục tham gia chiến dịch không kích ở Iraq.

Tổ chức khủng bố Jund al-Khilafah ngày 14-9 tuyên thệ trung thành với Nhà nước Hồi giáo ở Iraq và Syria.
      
Souvenir
Souvenir Ưu tú

Cấp bậc: Ưu tú

Bài viết : 556

Danh vọng : 646

Uy tín : 42

IS: "Nhà nước Hồi giáo" tự xưng - Page 3 Ti_xui46
Thủ tướng Iraq Haider al-Abadi cho biết IS có kế hoạch tấn công hệ thống tàu điện ngầm ở Mỹ và Paris - Nguồn: Reuters
      
Cựu học viên
Cựu học viên Xuất sắc

Cấp bậc: Xuất sắc

Giới tính : Nam

Bài viết : 1328

Danh vọng : 2216

Uy tín : 54

Chiến dịch của Mỹ chưa phải... "cú đòn nốc ao IS"

IS: "Nhà nước Hồi giáo" tự xưng - Page 3 Oebrt110Máy bay chiến đấu Mỹ tham gia chiến dịch không kích IS
TTO - Trên trang BBC, nhà phân tích Jonathan Marcus bình luận chiến dịch không kích của Mỹ và liên quân là không đủ để tiêu diệt tổ chức khủng bố Nhà nước Hồi giáo (IS) ở Syria.

Theo chuyên gia Marcus, trên thực tế Mỹ và đồng minh đã thu thập thông tin tình báo về các mục tiêu IS từ nhiều tháng qua và không kích IS ở Syria là bước đi cần thiết và chắc chắn xảy ra.

Với sự tham gia của máy bay chiến đấu, máy bay không người lái và tên lửa hành trình, đây là một trong những chiến dịch không kích dữ dội nhất của Mỹ từ trước đến nay.

Tuy nhiên, đây không phải là cú đòn nốc ao IS. Mỹ và liên minh nhắm mục tiêu khiêm tốn hơn. Đó là làm cho IS chao đảo, rối loạn để kiềm tỏa sự bành trướng vũ bão của tổ chức khủng bố này. Câu hỏi lớn nhất không phải là điều gì sẽ xảy ra kế tiếp. Bởi chắn chắn các cuộc không kích sẽ tiếp diễn với cường độ giảm dần.

Câu hỏi thực sự, theo chuyên gia Marcus, là liệu các yếu tố khác trong chiến lược chống IS của Mỹ có thể được triển khai một cách hiệu quả? Liệu lực lượng trên bộ ở Syria và Iraq có đủ sức đánh bại IS? Và IS có thể kháng cự đến mức nào?

Trên bộ

Sức mạnh không quân chỉ là một phần trong các lực lượng mà Mỹ và liên quân phải điều phối để chiến đấu chống IS. Ví dụ như ở Iraq, các đợt không kích của Mỹ đã chặn được bước tiến của IS, đặc biệt ở khu vực của người Kurd, nhưng không thể đẩy nhóm khủng bố này ra khỏi Iraq. Điều đó phụ thuộc vào hai yếu tố.

Thứ nhất, cần phải có một lực lượng trên bộ được đào tạo hiệu quả, có tinh thần chiến đấu cao để đối đầu trực diện với IS và giành lại các vùng lãnh thổ bị nhóm này chiếm đóng. Các nước phương Tây đang cung cấp vũ khí cho lực lượng người Kurd. Mỹ cũng đang tìm cách xây dựng lại quân đội Iraq. Tuy nhiên nỗ lực này đòi hỏi nhiều thời gian.

Thứ hai là yếu tố chính trị. Đó là lý do Mỹ từ chối hỗ trợ Iraq trước khi một chính phủ hòa hợp được thành lập tại Baghdad. Thiết lập một chính phủ hiệu quả, đảm bảo mọi người dân Iraq đều chung lòng chung sức là nhiệm vụ cực kỳ khó khăn. Nhưng đó là chìa khóa quan trọng nhất.

Bởi một tổ chức linh hoạt như IS có thể bị đánh bại về phương diện quân sự, nhưng hoàn toàn đủ khả năng biến đổi sang một mô hình khác và tái xuất. Phương Tây cần phải hỗ trợ chính phủ Iraq xây dựng một nhà nước nơi các bộ tộc Sunni cảm thấy được đối xử bình đẳng như người Shiite.

Khi đó, sự ủng hộ của người Sunni dành cho IS sẽ suy giảm. Cuộc chiến chính trị này quan trọng không kém cuộc chiến quân sự. Ở Iraq hiện có một chính phủ được phương Tây thừa nhận và đó là lợi thế. Nhưng tại Syria, phương Tây muốn lật đổ chính quyền Tổng thống Bashar al-Assad. Do đó không hề có một kế hoạch chính trị nào cho tương lai của Syria.

IS: "Nhà nước Hồi giáo" tự xưng - Page 3 Ddkkvh10
Các nhà máy lọc dầu của IS bị không kích

Khả năng kháng cự


Trong thời gian qua, IS đã chứng tỏ khả năng thích ứng và thực hiện hiệu quả các chiến lược quân sự. Vậy IS sẽ phản ứng thế nào đối với chiến dịch của Mỹ và các nước đồng minh? Theo chuyên gia Marcus, IS có nhiều lựa chọn.

Bằng việc tập trung tấn công người Kurd ở Syria thay vì Iraq, IS đã tạo ra sự hỗn loạn tại quốc gia này và khiến một làn sóng khổng lồ người tị nạn chạy đến biên giới Syria - Thổ Nhĩ Kỳ. IS kêu gọi các nhóm Hồi giáo cực đoan toàn cầu tấn công người dân phương Tây.

Việc một con tin người Pháp bị cắt đầu ở Algeria và hai con tin Đức bị dọa giết ở Philippines là kết quả của lời kêu gọi này. Các nhà lãnh đạo châu Âu sẽ phải suy tính cẩn trọng khi người dân nước mình bị đe dọa. Những hành động của IS khiến Mỹ và các nước đồng minh gặp nhiều khó khăn hơn.

Sẽ rất khó dự báo đến khi nào Mỹ và đồng minh mới có thể tiêu diệt được mối đe dọa từ IS.
      
Souvenir
Souvenir Ưu tú

Cấp bậc: Ưu tú

Bài viết : 556

Danh vọng : 646

Uy tín : 42

IS: "Nhà nước Hồi giáo" tự xưng - Page 3 Admira10
Tư lệnh lực lượng Mỹ ở Thái Bình Dương, Đô đốc Samuel Locklear cho biết có khoảng 1.000 người châu Á gia nhập tổ chức Nhà nước Hồi giáo tự xưng ở Syria và Iraq - Nguồn: Channel News Asia
      
Puzzle
Puzzle Tích cực

Cấp bậc: Tích cực

Giới tính : Nam

Bài viết : 455

Danh vọng : 748

Uy tín : 83

IS: "Nhà nước Hồi giáo" tự xưng - Page 3 14116710IS: "Nhà nước Hồi giáo" tự xưng - Page 3 14116711
Thiếu tá Mariam Al Mansouri là người phụ nữ Ả rập đầu tiên tham gia chiến dịch không kích các mục tiêu của Nhà nước Hồi giáo ở Syria - Ảnh: Daily Mail
      
Souvenir
Souvenir Ưu tú

Cấp bậc: Ưu tú

Bài viết : 556

Danh vọng : 646

Uy tín : 42

IS: "Nhà nước Hồi giáo" tự xưng - Page 3 15421410Nữ chiến binh Peshmerga (người Kurd) tại Sulaimaniya ở miền Bắc Iraq
Chủ tịch Ủy ban Đối ngoại Hạ viện Mỹ Ed Royce cho biết theo các thông tin tình báo thu thập được từ Syria và Iraq, phiến quân IS rất lo sợ nguy cơ chết dưới tay phụ nữ vì chúng tin rằng khi đó chúng không được lên thiên đường và được thưởng 72 trinh nữ.

Trên thực tế, việc “chiến binh Hồi giáo được thưởng 72 trinh nữ trên thiên đường nếu chết trận” chỉ là một lời đồn thổi hoang đường. Nó không hề tồn tại trong kinh Koran của đạo Hồi. Tuy nhiên các tổ chức Hồi giáo cực đoan thường dùng chiêu bài này trong các chiến dịch tuyển mộ thanh niên Hồi giáo làm chiến binh và thực hiện các vụ đánh bom tự sát.

Hiện nay, nhiều tiểu đoàn nữ chiến binh Peshmerga đang chiến đấu rất dũng cảm tại miền Bắc Iraq đang là vũ khí lợi hại của người Kurd.

Nguồn: New York Post
      
Souvenir
Souvenir Ưu tú

Cấp bậc: Ưu tú

Bài viết : 556

Danh vọng : 646

Uy tín : 42

IS: "Nhà nước Hồi giáo" tự xưng - Page 3 Lewthw10Nữ sát thủ Samantha Lewthwaite
Quả phụ da trắng Samantha Lewthwaite được cho là đang huấn luyện môn đánh bom cảm tử cho các chiến binh của IS tại Syria.

Năm nay chỉ mới 30 tuổi, người phụ nữ này đã ghi danh mình vào bảng liệt kê những kẻ nguy hiểm nhất thế giới, là một trong những cái tên đứng đầu danh mục truy nã quốc tế.

Samantha là vợ của một viên phi công chuyên lái máy bay ném bom Germaine Lindsay. Cô ta đã lấy tên Sherafiyah khi cải sang đạo Hồi.

Chỉ trong ba năm hoạt động sau cái chết của chồng, cái tên của cô đã được lực lượng an ninh của Mỹ và Kenya biết đến. Cô ta bị coi là người đã trực tiếp chỉ đạo nhiều vụ thảm sát gây kinh hoàng cho cả thế giới. Điển hình như vụ tấn công tại Trung tâm mua sắm Westgate ở Nairobi, Kenya hồi tháng Chín năm ngoái khiến 39 người chết, 150 người bị thương.

Ngoài nhiệm vụ huấn luyện đánh bom tự sát, Lewthwaite, vốn là con gái của một cựu chiến binh người Anh, có kiến thức khá tốt về cách khai thác các phương tiện truyền thông. Người ta tin rằng chính người phụ nữ này chắc chắn có tên trong “ekip sản xuất” những đoạn phim chặt đầu con tin rất man rợ của IS gần đây.

Dù tuổi đời còn trẻ, Lewthwaite khiến cho các cơ quan an ninh Mỹ, Anh đau đầu vì lo sợ cô ta sử dụng kinh nghiệm khủng bố lọc lõi của mình để khiến cho IS ngày càng hùng mạnh.

Nguồn: Mirror
      
Cựu học viên
Cựu học viên Xuất sắc

Cấp bậc: Xuất sắc

Giới tính : Nam

Bài viết : 1328

Danh vọng : 2216

Uy tín : 54

"Sức hút" của IS khiến Đông Nam Á lo lắng

IS: "Nhà nước Hồi giáo" tự xưng - Page 3 Abusay10Các tay súng Abu Sayyaf xuất hiện tại đảo Jolo, miền nam Philippines
TNO - Tổ chức cực đoan Nhà nước Hồi giáo, đang lộng hành ở Iraq và Syria, được cho là đã “chiếm được con tim” của các nhóm cực đoan tại các nước Đông Nam Á như Indonesia, Malaysia, Philippines và đang gieo rắc “mạng lưới chết chóc” khắp khu vực.

Chính quyền Indonesia và Malaysia đang theo dõi sâu sát các động thái của IS, một tổ chức mà Tổng thổng Mỹ Barack Obama gọi là “mạng lưới chết chóc”, bởi có hàng trăm công dân của hai nước này được cho là sang Syria và Iraq để gia nhập IS, theo AFP.

Các chuyên gia về khủng bố trong khu vực ngày càng quan ngại những người tình nguyện gia nhập IS có thể mang tư tưởng bạo lực của IS khi họ trở về nước hoặc xúi giục những người ủng hộ IS tiến hành những vụ tấn công chết người ở quê nhà.

Không chỉ vậy, những người này có thể quay về nước, tăng cường lực lượng cho những nhóm cực đoan hiện hữu và “đây sẽ là một vấn đề lớn”, ông Bantarto Bandoro, chuyên gia về khủng bố thuộc Đại học Quốc phòng Indonesia, nhận định.

Vào tuần trước, IS còn lên tiếng kêu gọi những người Hồi giáo toàn cầu giết chết công dân của những nước tham gia chiến dịch không kích do Mỹ dẫn đầu.

Nguy hiểm hơn, IS sử dụng mạng xã hội để đăng tải những lời đe dọa, chiêu mộ thành viên mới. Điều này làm gia tăng mối quan ngại cho các nước Đông Nam Á, vốn là khu vực có tỉ lệ sử dụng mạng xã hội thuộc hàng nhiều nhất thế giới.

Học viện Phân tích Chính sách về Xung Đột (IPAC, trụ sở ở thủ đô Jakarta của Indonesia) trong một báo cáo cảnh báo những người nước ngoài có thể trở thành mục tiêu bị bắt cóc tống tiền, tấn công, hoặc hành quyết ở Indonesia, nơi tập trung nhiều phần tử cực đoan sùng bái IS.

IPAC cho biết thêm những tay súng Hồi giáo cực đoan người Indonesia và Malaysia ở Syria được cho là đã thành lập các nhóm riêng, có khả năng trở về nước để tiến hành các cuộc tấn công khủng bố.

Ngoài ra, Jemaah Islamiah (JI), có dính líu với al-Qaeda và Taliban, cũng là một chức khủng bố đe dọa các nước Đông Nam Á. Mục tiêu của JI là hợp nhất Indonesia, Malaysia, miền nam Philippines, Singapore và Brunei thành một một nhà nước Hồi giáo, tương tự như mục tiêu của IS nhằm lập ra nhà nước Hồi giáo ở Iraq và Syria.

Tiến sĩ Joseph Chinyong Liow, thuộc Học viện Nghiên cứu quốc tế Rajaratnam (Singapore), cho hay giới tình báo khu vực Đông Nam Á cũng đang tăng cường theo dõi các động thái của JI.

Ngày nay các tay súng JI không còn nguy hiểm như trước và đã đánh mất những chiến lược tấn công bất ngờ, ông Liow nhận định.

Nhưng chính quyền các nước vẫn tăng cường đề cao cảnh giác vì IS đang gia tăng hoạt động trên mạng nhằm chiêu mộ thành viên từ những cộng đồng Hồi giáo địa phương ở Đông Nam Á, trong đó có JI, ông Liow cho biết thêm.

IPAC cũng kêu gọi siết chặt công tác quản lý nhà tù ở Indonesia, cảnh báo giáo chủ Hồi giáo cực đoan Aman Abdurrahman, một người ủng hộ IS và đang ngồi tù, có khả năng tuyên truyền cho IS ngay trong phòng giam.

Chính quyền Malaysia khẳng định họ đứng đầu danh sách bị IS đe dọa tấn công, đồng thời tuyên bố IS là một nhóm khủng bố.

Cảnh sát viên chống khủng bố Malaysia Ayob Khan Mydin hồi tháng 8.2014 cho AFP biết 19 người đã bị bắt trong những tháng gần đây, bị tình nghị dính líu với IS và âm mưu tiến hành một làn sóng đánh bom chết người ở Malaysia.

Ngoài ra, cảnh sát Malaysia ngày 25.9 còn bắt giữ thêm 3 người khác bị tình nghi chiêu mộ thành viên cho IS trên Facebook. “Chúng tôi đang theo dõi các website, Facebook và Twitter”, Ayob Khan tiết lộ.

Còn các quan chức Philippines khẳng định không có chứng cứ nào cho thấy người Philippines đến Syria hoặc Iraq gia nhập IS, nhưng các quan chức địa phương ở miền nam Philippines cảnh báo các hoạt động chiêu mộ thành viên cho IS đang diễn ra ở khu vực này.

Mới đây, nhóm khủng bố có quy mô nhỏ nhưng khét tiếng tàn ác Abu Sayyaf Abu Sayyaf ở Philippines đã lên tiếng đe dọa giết chết hai con tin người Đức, sau khi IS tung lên mạng video có cảnh cắt cổ hai nhà báo Mỹ và một con tin người Anh, kích ngòi các cuộc không kích do Mỹ đứng đầu nhắm vào tổ chức này ở Iraq và Syria.

Abu Sayyaf đã đề nghị mức tiền chuộc 5,6 triệu USD cho 2 con tin Đức và đề nghị Đức phải ngừng các cuộc không kích chống lại IS. Nhưng những yêu sách của nhóm đã bị bác bỏ, theo AFP.

Ông Bandoro nhận định IS đã “chiếm được con tim” và sự ủng hộ từ các phần tử cực đoan Đông Nam Á và chính quyền các nước nên cùng nhau thảo luận các biện pháp đề phòng trước khi IS bành trướng mạng lưới rộng khắp Đông Nam Á.
      
Cựu học viên
Cựu học viên Xuất sắc

Cấp bậc: Xuất sắc

Giới tính : Nam

Bài viết : 1328

Danh vọng : 2216

Uy tín : 54

Liệu Mỹ có bị "sa lầy" trong cuộc chiến chống lại tổ chức IS?

IS: "Nhà nước Hồi giáo" tự xưng - Page 3 AHCIoHwMáy bay chiến đấu Rafale tham gia chiến dịch không kích ở Iraq tại căn cứ không quân Pháp ở Các tiểu vương quốc Arab thống nhất
TTXVN - Trước sự lớn mạnh nhanh chóng và tàn bạo của tổ chức Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng, chính quyền của Tổng thống Mỹ Barack Obama đã phải giở lại trang sử Trung Đông sau chưa đầy ba năm khép lại.

Một chiến dịch quốc tế lớn chống IS đã được phát động với rất nhiều lựa chọn bỏ ngỏ. Mới đây nhất, Mỹ đã đưa ra một quyết định mang tính bước ngoặt là không kích các mục tiêu của IS tại Syria với mục đích nhanh chóng tiêu diệt tổ chức này. Tuy nhiên, hiện có không ít câu hỏi đặt ra về hiệu quả của cuộc chiến không giới hạn hiện nay.

Kể từ khi Hội nghị thượng đỉnh NATO cho ra đời “liên minh nòng cốt” do Mỹ đứng đầu quy tụ 10 quốc gia sẵn sàng tham gia cuộc chiến chống IS, đến nay, liên minh này đã thu hút hơn 40 nước, gồm cả các nước Arab.

Kể từ sau vụ tấn công khủng bố 11/9/2011, đây là lần thứ hai Mỹ tập hợp được một liên minh rộng lớn đến vậy trong cuộc chiến chống khủng bố. Tuy nhiên, có những sự khác biệt lớn xung quanh chiến dịch chống IS so với các cuộc chiến trước đây của Mỹ ở Trung Đông.

Về mục đích, chiến dịch chống IS được phát động với lý do chống khủng bố. Quyết định của Mỹ không kích các mục tiêu ở Iraq và Syria được đưa ra trong bối cảnh IS ngày càng lớn mạnh, tàn bạo và nguy hiểm, trở thành mối đe dọa không chỉ đối với các lợi ích của Mỹ mà cả khu vực và toàn cầu.

Về thành phần tham gia chiến dịch, dù có tới hơn 40 nước sẵn sàng tham gia diệt trừ IS, nhưng trước mắt chiến dịch này chỉ có sự góp sức của không quân mà không có sự tham chiến của bộ binh.

Hiện Mỹ mới chỉ triển khai hơn 100 máy bay chiến đấu các loại phối hợp với máy bay của Saudi Arabia, Các tiểu vương quốc Arab thống nhất (UAE), Pháp, Anh và Bỉ tiến hành các đợt không kích nhằm vào mục tiêu của IS ở Iraq và Syria.

Về phạm vi tiến hành, đây là chiến dịch không có giới hạn địa lý do sẽ được điều chỉnh theo phạm vi hoạt động thực tế của IS.

Khi phát động chiến dịch này, Tổng thống Obama đã khẳng định: “Không tồn tại một giới hạn nào về địa lý đối với cuộc can thiệp quân sự mới của Mỹ. Ngoài Iraq và Syria, các nước Jordan, Liban, Saudi Arabia và Thổ Nhĩ Kỳ cũng là những nơi Mỹ có thể sẽ tiến hành cuộc chiến chống IS.”

Về sự ủng hộ của dư luận, chính quyền của Tổng thống Obama nhận được sự hậu thuẫn rộng rãi của cả dư luận trong nước và quốc tế, nhất là sau khi IS sát hại nhiều người thiểu số Iraq và hành quyết dã man hai nhà báo Mỹ cùng hai nhân viên cứu trợ nhân đạo của Anh, Pháp.

Trong lịch sử nước Mỹ, Tổng thống Obama là nhà lãnh đạo đầu tiên nhận được sự ủng hộ gần như tuyệt đối của người dân và các nghị sỹ hai đảng trong lưỡng viện Quốc hội về việc phát động một cuộc chiến mới.

Trên bình diện khu vực và quốc tế, sự ủng hộ đó được thể hiện ở thái độ hợp tác của chính quyền Iraq, sự “làm ngơ” của chính quyền Syria (ít nhất tới thời điểm này), sự đồng lòng của 22 quốc gia thành viên Liên đoàn Arab (AL) vốn được coi là "mắt xích" quan trọng trong cuộc chiến chống IS, và sự đồng thuận của 15 nước thành viên Hội đồng Bảo an khi nhất trí thông qua Nghị quyết về các chiến binh nước ngoài.

Mặc dù Mỹ và liên minh quốc tế chống IS có đầy đủ chứng cứ và sự hậu thuẫn cho chiến dịch hiện nay, song vẫn còn những câu hỏi liên quan đến hiệu quả và hệ lụy mà cuộc chiến có thể gây ra.

Trước tiên là những khó khăn trong việc xác định chính xác các mục tiêu cần tiêu diệt. Không thể phủ nhận một thực tế là các đợt không kích đầu tiên đã đạt được kết quả khi đánh trúng hàng chục mục tiêu trọng yếu của IS, trong đó có các cơ sở lọc dầu do lực lượng này kiểm soát, để chặn đứng nguồn cung cấp tài chính lên tới 2 triệu USD/ngày cho lực lượng này. Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa là các mục tiêu tiếp theo của IS sẽ dễ dàng bị phát hiện.

Khó khăn thứ hai liên quan đến kế hoạch viện trợ và vũ trang cho lực lượng đối lập Syria vốn được Mỹ coi là "ôn hòa." Việc xác định thế nào là "ôn hòa" cho đến nay vẫn chưa rõ ràng, trong khi Syria, Iran và Nga lo ngại Washington có khả năng lợi dụng chiến dịch chống IS để lật đổ chính quyền của Tổng thống Bashar al-Assad - người mà Mỹ đã gạt khỏi liên minh chiến chống IS.

Ngoài ra, thế giới không thể không tính tới những hậu quả nguy hiểm từ "làn sóng hồi hương" của gần 15.000 chiến binh nước ngoài đến từ 80 quốc gia đang chiến đấu trong hàng ngũ của IS.

Đáng chú ý trong số này có khoảng 2.000 tay súng đến từ châu Âu, hơn 100 tay súng đến từ Mỹ, cùng một số lượng chưa xác định đến từ Australia, Anh, Pháp, Hà Lan, Thổ Nhĩ Kỳ, Nga... Các tay súng này sẽ trở thành những “quả bom nổ chậm” ở bất kỳ đâu và vào bất kỳ lúc nào một khi họ trở về nước hoặc quá cảnh tại các nước khác.

Một số nhà phân tích ở Trung Đông cho rằng một chiến dịch kéo dài nhiều năm sẽ không thể đánh bại được IS. Nó thậm chí còn làm cho IS mạnh hơn vì lực lượng này sẽ có thời gian tuyển mộ thêm nhiều tay súng hơn cả số tay súng mà liên minh đã tiêu diệt.

Mặc dù chiến dịch tấn công IS bên trong lãnh thổ Syria đã đạt kết quả ban đầu là đánh trúng các mục tiêu và tránh được thương vong tối đa cho dân thường, song không nên ảo tưởng rằng các chiến dịch này sẽ kết thúc chỉ sau vài tuần, hoặc các mục tiêu tiếp theo cũng sẽ dễ dàng bị phát hiện và bị hủy diệt như trong những đêm đầu tiên.

Giống như quân đội Mỹ, IS cũng sẽ tiến hành đánh giá thiệt hại về mọi mặt. Và giống như al-Qaeda, IS là một tổ chức có khả năng thích ứng: nhóm này sẽ tìm cách phân tán nguồn lực còn lại của mình ở miền Bắc và miền Đông Syria, đồng thời sẽ đào công sự tiến sát các khu vực dân cư. Điều đó sẽ khiến các chiến dịch oanh kích tiếp theo của Mỹ và các đồng minh Arab trở nên khó khăn hơn.

Một câu hỏi được đặt ra hiện nay là liệu Mỹ có bị sa lầy tại khu vực này hay không? Và nếu bị sa lầy thì chính quyền của Tổng thống Barack Obama có tính đến những khoản chi phí to lớn mà người dân Mỹ phải gánh chịu cũng như nguy cơ trả thù mà người Mỹ phải đối mặt hay không? Việc sa lầy có thể gây ra những lời chỉ trích và quan ngại từ các nghị sỹ Quốc hội rằng chính quyền Obama hoặc đã diễn giải sai quy mô của hành động quân sự này, hoặc Nhà Trắng đang đẩy nước Mỹ dấn sâu hơn vào một cam kết lâu dài ở Trung Đông.

Ở thời điểm hiện tại, phần lớn dân chúng Mỹ ủng hộ việc tấn công IS ở cả Iraq lẫn Syria, và các nghị sỹ Quốc hội Mỹ cũng gần như nhất trí với quyết định của Tổng thống Obama.

Tuy nhiên, giống như tất cả các chiến dịch quân sự của Mỹ từ vài thập kỷ qua, sự ủng hộ có xu hướng bị xói mòn khi chiến dịch kéo dài và khi con số thương vong gia tăng, người Mỹ thường trở nên thiếu kiên nhẫn. Hơn nữa, trong bối cảnh chính sách đối ngoại của Mỹ bị dàn trải trên nhiều mặt trận, chiến dịch chống IS cũng sẽ ảnh hưởng ít nhiều tới sự can dự của nước này vào những vấn đề và điểm “nóng” khác trên thế giới.
      
Phó Thường dân
Phó Thường dân Webmaster

Cấp bậc: Webmaster

Giới tính : Nam

Bài viết : 1706

Danh vọng : 2233

Uy tín : 144


Theo BBC: Ngày 02/10/2014, một đoạn băng mới được đăng tải trên Internet cho thấy thủ lĩnh nhóm chiến binh Hồi giáo cực đoan Boko Haram là Abubakar Shekau ở Nigeria vẫn còn sống. Sự xuất hiện của Abubakar Shekau trong đoạn băng mới nhất này trái với thông tin từ Quân đội Nigeria cho rằng y đã chết trong cuộc đụng độ tại làng Konduga hồi tuần rồi.
      
Puzzle
Puzzle Tích cực

Cấp bậc: Tích cực

Giới tính : Nam

Bài viết : 455

Danh vọng : 748

Uy tín : 83

Tấn công IS, Mỹ dập lửa bằng xăng!

IS: "Nhà nước Hồi giáo" tự xưng - Page 3 1_tong10Tổng thống Mỹ Regan chào đón các "chiến sĩ tự do" Taliban tại Nhà Trắng năm 1985
Nuôi dưỡng các tổ chức thánh chiến để tạo ra lực lượng đối lập là phương thức can thiệp, lật đổ, hữu hiệu nhất trong "trò chơi" địa chính trị của Mỹ.

Đúng một thập kỷ kể từ khi Liên Xô tan rã, cũng là thời gian Mỹ trở thành siêu cường số 1 thế giới thì xảy ra sự kiện khủng bố tấn công nước Mỹ sát hại hơn 3000 người. Ngày 11/9/2001 là ngày khủng khiếp nhất của lịch sử nước Mỹ và cũng là thời điểm bắt đầu cho chiến lược chống khủng bố toàn cầu do Mỹ đứng đầu phát động.

Cho đến thời điểm này, quan sát đánh giá phương thức chống khủng bố toàn cầu của Mỹ, nói theo cách ví von của các nhà chính khách thì đây là một “trò chơi” địa chính trị, nhưng, “trò chơi” này thực chất là một cuộc chiến địa chính trị của Mỹ nhằm duy trì, củng cố vị trí bá chủ thế giới tuyệt đối của mình.

Trong cuộc chiến này, Mỹ dùng cái mác “chống khủng bố” để lật đổ nốt những quốc gia nào có địa chính trị, địa quân sự, địa kinh tế quan trọng mà không theo cái gậy chỉ huy của Mỹ. Có thể nói, cuộc chiến vì dầu mỏ có vẻ như hợp lý, đúng bản chất nhất thay vì cái tên cuộc chiến chống khủng bố mà Mỹ phát động trong thời gian qua.

Mỹ có lợi ích gì khi nuôi dưỡng và tiêu diệt khủng bố?

Kẻ thù của của Mỹ trong cuộc chống khủng bố toàn cầu của Mỹ được xác định là các tổ chức khủng bố hồi giáo cực đoan, các quốc gia có liên can với tổ chức khủng bố, các quốc gia tài trợ chứa chấp khủng bố…

Thế nhưng trớ trêu thay, những đối tượng đó trước khi trở thành “khủng bố” đều là bạn thân của Mỹ, được Mỹ hoặc là hà hơi tiếp sức, nuôi dưỡng như Bin Laden và tổ chức Al-Qeada, Taliban, hoặc là tạo ra mảnh đất màu mỡ để phát triển như IS, các tổ chức đối lập tại Syria, Lybia…

Năm 1979, Liên Xô đổ quân vào Afghanistan để cứu nguy cho chế độ thân Liên Xô thì Mỹ không ngồi yên. Mỹ cung cấp vũ khí trang bị hiện đại hàng tỷ USD cho Tổ chức thánh chiến cực đoan Taliban để chống lại. Liên Xô sa lầy rút quân năm 1989, Taliban lên nắm quyền và một nhà nước hồi giáo cực đoan ra đời.

Có lẽ không ai tưởng tượng nổi giai đoạn cầm quyền của Taliban tại Afghanistan họ đã ban hành những đạo luật gì để áp đặt ý chí chính trị (hồi giáo cực đoan) lên toàn xã hội, chỉ biết rằng sau vụ khủng bố kinh hoàng tại nước Mỹ (11/9/2001) Bin Lade và al-Qaeda được coi là chủ mưu, trong khi đang được Taliban chứa chấp, che dấu…

Điều đặc biệt là hầu như tổ chức khủng bố, các quốc gia có liên can đến khủng bố…mà Mỹ và NATO có trách nhiệm xử lý, ra tay đều là hồi giáo và rất nhiều dầu mỏ.

Năm 2001, Mỹ-NATO tấn công Afghanistan vì dung túng, chứa chấp Bin Laden và tổ chức hồi giáo cực đoan al-Qaeda, nhưng, sự thật lấp ló đằng sau là Mỹ-NATO muốn khử chế độ Taliban bất trị và để kiểm soát hệ thống đường ống dẫn khí đốt tự nhiên từ Turkmenistan qua Afghanistan tới Pakistan và Ấn Độ.

Năm 2003, Mỹ tấn công trực tiếp vào Iraq vì Iraq có liên can với al-Qaeda và có “vũ khí giết người hàng loạt”, nhưng, sự thật lấp ló đằng sau là để kiểm soát các trữ lượng dầu mỏ khổng lồ của Iraq khi ông Tổng thống Saddam Hussein đã tỏ ra không chịu nghe theo gậy chỉ huy của Mỹ.

Có thể nói, mặc dù là một nhà nước hồi giáo, nhưng dưới sự cầm quyền của Saddam là một nhà nước hồi giáo ôn hòa, đã khống chế, kiềm tỏa rất chắc chắn các tổ chức hồi giáo khác trong nước. Chỉ đến khi Mỹ tấn công xóa bỏ chế độ này thì các tổ chức hồi giáo cực đoan được “hưởng nền dân chủ” của Mỹ nhưng không theo kiểu Mỹ mà theo kiểu của “hồi giáo cực đoan”, dẫn đến tình hình Iraq như bây giờ…

Năm 2011, với lý do bảo vệ người dân Lybia bị chính quyền của Tổng thống Libya Muammar Gaddafi đàn áp, Mỹ-NATO tấn công Lybia, nhưng sự thật lấp ló đằng sau là, thứ nhất do Gaddafi không tiếp tục duy trì những quy tắc cũ vốn được xác lập giữa chính phủ các nước sản xuất dầu và các công ty dầu mỏ lớn của Mỹ, NATO, Gaddafi đã dám quốc hữu hoá phần lớn các cơ sở sản xuất dầu mỏ ở Libya và nắm quyền kiểm soát giá cả từ các công ty dầu khí ở đó để khẳng định quyền kiểm soát nguồn dự trữ dầu quốc gia mình.

Thứ hai là đánh bật Trung Quốc ra khỏi Bắc Phi, Trung Quốc là nạn nhân và đau như hoạn về vụ này khi bị “bật bãi”.

Thứ ba là dầu mỏ ở Lybia rất tốt (dầu thô ngọt), khai thác rất dễ và có trữ lượng thứ 7 của thế giới lại có một địa chính trị rất quan trọng. Và, kết quả tình hình chính trị, quân sự ở Lybia bây giờ là đã mất kiểm soát, chính phủ do Mỹ-NATO dựng lên đã tan rã, nội chiến xảy ra (tất nhiên là có sự tham gia của các tổ chức hồi giáo) khiến Mỹ và NATO bỏ của chạy lấy người.

Đến đây, nói như vậy không có nghĩa là phủ nhận sạch trơn việc chống khủng bố. Bất cứ ai cũng hoàn toàn ủng hộ chống khủng bố và lên án hành động tàn ác vô nhân đạo của các tổ chức khủng bố, nhưng chúng ta không ủng hộ việc lợi dụng chống khủng bố để can thiệp, lật đổ, xâm lược các quốc gia khác vì mục đích chính trị và kinh tế.

Trên lục địa Bắc Phi, cuộc nổi loạn và sự trả thù các phiến quân nổi loạn ở Somalia là một ví dụ tồi tệ nhất.

Cuộc thảm sát ở Rwanda năm 1994 khiến gần 1 triệu người thiệt mạng. Somalia là một chính quyền hỗn loạn, tan rã và thất bại, nước này không có chính phủ ổn định kể từ năm 1991, Mỹ-NATO không can thiệp cứu lấy cuộc sống của thường dân vì Somalia?

Lòng căm thù và sự xung đột sắc tộc giữa người Hutu và người Tutsi gây ra tội ác diệt chủng kinh hoàng. Mỹ-NATO khoanh tay đứng nhìn bất chấp sự hiện diện vô vọng của quân LHQ, hay như Cộng đồng Kinh tế Tây Phi phải chi hàng tỷ USD vào việc giữ gìn hòa bình và ổn định cho Liberia và Sierra Leone, nhưng Mỹ-NATO không hề có gợi ý can thiệp quân sự để bảo vệ tính mạng cho thường dân vô tội ở đây? Phải chăng những nước này không giống Libya và Iraq: không có dầu mỏ?

Rõ ràng là những tổ chức hồi giáo cực đoan hay là nhà nước hồi giáo cực đoan này với Mỹ luôn luôn đối đầu về ý thức hệ mà biểu hiện rõ nhất là họ không thể chấp nhận được dân chủ kiểu Mỹ, cho nên, dứt khoát và tất yếu sẽ phản bội lại nhau.

Vấn đề là tại sao Mỹ lại thường chơi và cưu mang, nuôi dưỡng lực lượng này như chơi với dao? Tại sao biết việc “cưỡng dâm chính trị” các nước ở Trung Đông, Bắc Phi sẽ sinh ra những “đứa con hoang” hung hãn, thánh chiến cực đoan như IS…sẵn sàng khủng bố lại mình, nhưng Mỹ-NATO vẫn không ngại ra tay hành động?

Câu trả lời chính xác là lợi ích. Lợi ích chính trị, lợi ích kinh tế và là phương cách khả thi nhất để đạt được lợi ích, nên Mỹ bất chấp dù có thể bị đứt tay khi chơi con dao 2 lưỡi.

IS đã đến lúc phải “giết”?

Iraq đã không có gì lạ đối với Mỹ khi tiêu diệt IS. Không ngăn chặn, diệt IS thì coi như công gây dựng hơn 10 năm trời tại Iraq của Mỹ mất trắng. Tuy nhiên, điều chúng ta quan tâm ở đây là IS lại có căn cứ tại Syria mà Syria thì…như một cái gai trong mắt, Mỹ cần phải nhổ. Vậy, liệu Mỹ có nhân việc tiêu diệt IS trên đất Syria, có thuận tay lật đổ luôn chính quyền hiện tại ở Syria hay không?

Điều đáng tiếc cho Mỹ là IS lại là lực lượng không đội trời chung với chính quyền của TT Syria Bashar al-Assad, vũ khí hóa học tại Syria đã được thu hồi, giải giáp, thì liên minh Mỹ và hơn 40 quốc gia trên thế giới để chống IS, không có cớ để đánh hội đồng vào Syria. Hơn nữa, Syria là đồng minh thân cận của Nga, trong khi Nga đang ở trong tình thế rất dễ “bức xúc” thì đụng vào Syria, không khéo lại xảy ra chuyện lớn với Trung Đông và thế giới như các nhà phân tích đã nhận định.

Trên chiến trường, chiến thắng đầy đủ ý nghĩa, khi và chỉ khi người lính xuất hiện và làm chủ, do vậy, thay vì người lính Mỹ, hay liên minh chống IS chưa xuất hiện chỉ là những trận không kích thì với lực lượng IS chỉ là như “nước đổ đầu vịt”, hãy khoan nói đến chiến thắng, hãy khoan nói đã tiêu diệt hết IS.

Đối tượng tác chiến của Mỹ và liên minh không bạc nhược như họ thường gặp, IS là một tổ chức khủng bố lại có tính tổ chức nên rất linh hoạt và có ý chí chiến đấu rất khác với tổ chức al-Qaeda. TT Mỹ Obama đã cay đắng thừa nhận đã đánh giá thấp khả năng, sức mạnh của IS, tướng Mỹ cũng thừa nhận IS đã thích nghi rất nhanh bởi cuộc không kích…điều đó có nghĩa là bằng không kích thì chẳng “giết thịt” được IS.

Bin Laden từng khẳng định: “Khi người ta nhìn thấy một con ngựa khỏe thì họ sẽ thích con ngựa đó”. Làm gì để người ta thấy đó là “con ngựa khỏe”, IS đã khiêu khích Mỹ, Anh, Pháp…bằng cách chặt đầu công dân của 3 nước này, đe dọa tấn công khủng bố…Việc "được đối đầu" với Mỹ, Anh, Pháp đã khiến một tổ chức cực đoan Hồi giáo trở nên mạnh mẽ, IS đã thu hút hơn 2.000 người châu Âu và 100 người Mỹ. Rõ ràng, một cuộc chiến chống Mỹ sẽ là công cụ tuyên truyền hiệu quả để giúp IS vận động sự ủng hộ đông đảo hơn của người Hồi giáo cực đoan trên phạm vi toàn cầu.

Như vậy, việc “cưỡng ép chính trị” Iraq đã sinh ra đứa con IS ngoài ý muốn. Nếu Mỹ tiêu diệt IS cùng với mục tiêu lật đổ TT Syria Bashar al-Assad để kiếm lợi, thì tình hình càng vô cùng hỗn độn, không lường trước được, điều chắc chắn là là sẽ xuất hiện thêm nhiều IS khác, mà mức độ còn nguy hiểm hơn.

Còn dốc sức vào chỉ một mục tiêu là diệt IS, thì kết quả lời lỗ được tính vào ở Iraq, đơn giản Mỹ chỉ giải quyết hậu quả mà thôi. Tuy nhiên với phương cách tiêu diệt khủng bố của Mỹ như từng áp dụng xảy ra, tư duy quân sự trên chiến trường Syria bị ràng buộc bởi chính trị như hiện nay, nếu không thay đổi, thì không thể đánh bại IS. Hành động quân sự của Mỹ như "dập lửa bằng xăng".
      
Souvenir
Souvenir Ưu tú

Cấp bậc: Ưu tú

Bài viết : 556

Danh vọng : 646

Uy tín : 42

IS: "Nhà nước Hồi giáo" tự xưng - Page 3 _7800410
IS vừa tung ra clip được cho quay cảnh cắt đầu con tin người Anh Alan Henning, ba tuần sau lời đe dọa sẽ giết ông này - Nguồn: BBC
      
Souvenir
Souvenir Ưu tú

Cấp bậc: Ưu tú

Bài viết : 556

Danh vọng : 646

Uy tín : 42

IS: "Nhà nước Hồi giáo" tự xưng - Page 3 Arin_m10
Nữ chiến binh người Kurd Arin Mirkin đã cho nổ tung thân mình tại một vị trí của quân IS, ngay sát thị trấn biên giới Kobane, tiêu diệt một số phần tử thánh chiến IS đang bao vây thị trấn này - Nguồn: Telegraph
      
Puzzle
Puzzle Tích cực

Cấp bậc: Tích cực

Giới tính : Nam

Bài viết : 455

Danh vọng : 748

Uy tín : 83

Ngày 4/10/2014, cha mẹ con tin Mỹ Peter Edward Kassig, đang bị IS dọa giết, đã kêu gọi tổ chức khủng bố này “thể hiện lòng nhân đạo” và trả tự do cho Peter Edward Kassig.

      
Souvenir
Souvenir Ưu tú

Cấp bậc: Ưu tú

Bài viết : 556

Danh vọng : 646

Uy tín : 42

IS: "Nhà nước Hồi giáo" tự xưng - Page 3 70752410
Phát ngôn viên Phong trào Taliban ở Pakistan Shahidullah Shahid tuyên bố liên kết với IS. Người này cũng kêu gọi tất cả các tổ chức Hồi giáo trong khu vực ủng hộ IS vì “tương lai của người theo đạo Hồi” - Nguồn: Reuters
      
Souvenir
Souvenir Ưu tú

Cấp bậc: Ưu tú

Bài viết : 556

Danh vọng : 646

Uy tín : 42

IS lên kế hoạch thuyết phục Nga chia sẻ bí mật hạt nhân của Iran

IS: "Nhà nước Hồi giáo" tự xưng - Page 3 01_nh010Kế hoạch của IS nghe có vẻ viển vông, nhưng không nằm ngoài dự đoán và lo ngại của các quan chức an ninh phương Tây
IS lên kế hoạch hối lộ Nga để đổi lấy công nghệ hạt nhân và đào một con kênh ở UAE nhằm cô lập Iran. Kế hoạch trên được tạo ra bởi Abdullah Ahmed Meshedani - một trong sáu thủ lĩnh cấp cao của IS.

Tài liệu về những kế hoạch đáng sợ này do lực lượng đặc biệt Iraq tịch thu được trong một cuộc đột kích một nhóm chiến binh IS và đã được các quan chức an ninh phương Tây xác nhận.

Kế hoạch gồm 70 điểm này đã cung cấp một cái nhìn to lớn và có phần hơi xa vời về chiến lược tiêu diệt người Shiite trong thế giới Ả Rập và đất nước Iran của tổ chức IS.

Một trong những mục tiêu được tổ chức này liệt kê trong tài liệu trên là cho phép Nga tiếp cận các mỏ dầu ở tỉnh Anbar của Iraq để đổi lại, Moscow sẽ cắt đứt quan hệ với Iran, chia sẻ công nghệ hạt nhân bí mật của Tehran cho IS.

IS cũng muốn thuyết phục chính phủ Nga ngừng hỗ trợ Tổng thống Syria Bashar al-Assad và các quốc gia Sunni trong Vùng Vịnh hợp tác với chúng để chống lại Iran và Syria.

Tài liệu trên còn đề cập đến kế hoạch làm suy yếu sức mạnh của Iran bằng cách đào một con kênh ở UAE giống như kênh đào Panama cho phép tàu bè đi và đến vịnh Ba Tư mà không cần đi qua eo biển Hormuz do Iran kiểm soát.

Ngoài chương trình hạt nhân của Iran, tài liệu còn nhắc tới ngành công nghiệp trứng cá muối như một "báu vật quốc gia" và kêu gọi đưa thảm của Afghanistan tràn ngập thị trường để làm tê liệt đối thủ Iran.

IS còn vẽ lên một tương lai của chúng như một cường quốc hải quân trong khu vực với các căn cứ được xây dựng trên những hòn đảo mua của Yemen và Comoros và đề cập đến việc sẽ sử dụng các biện pháp tàn bạo để quản lý nhà nước của mình.

Nguồn: Sunday Times
      
      

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Về Đầu Trang  Thông điệp [Trang 3 trong tổng số 8 trang]

Chuyển đến trang : Previous  1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8  Next

Quyền hạn của bạn

Bạn không có quyền trả lời bài viết
free counters



  • Đoàn Ngọc Khánh

    mobile phone 098 376 5575


    Đỗ Quang Thảo

    mobile phone 090 301 9666


    Nguyễn Văn Của

    mobile phone 090 372 1401


    IP address signature
    Free forum | ©phpBB | Free forum support | Báo cáo lạm dụng | Thảo luận mới nhất