Change background image
LOVE quotion

Bắt đầu từ 4.53' thứ Hai ngày 17/10/2011


You are not connected. Please login or register

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Go down  Thông điệp [Trang 1 trong tổng số 1 trang]

North
North Tích cực

Cấp bậc: Tích cực

Giới tính : Nam

Bài viết : 493

Danh vọng : 974

Uy tín : 3

Cách phân biệt cà phê thật và hóa chất, bắp rang

Ly cà phê nguyên chất có màu cánh gián chứ không phải màu đen. Còn cà phê có màu đen sậm thì coi chừng có thể có phẩm độc thường dùng nhuộm vải sợi.

Tôi là dân nghiện cà phê, trà và đã có 48 năm thưởng thức cà phê, xin phép mạn đàm về cà phê.

Thú uống cà phê: Dân ghiền cà phê vào buổi sáng sớm chỉ thích uống cà phê lề đường và tán gẫu thời sự với nhau. Quán cà phê lề đường mà chúng tôi uống buổi sáng toàn dân ghiền và người khách ít thâm niên nhất cũng đã 15 năm. Riêng tôi đã có “30 tuổi cà phê” ở đây.

Những bạn cà phê làm rất nhiều ngành nghề. Chúng tôi chào ngày mới bằng những đề tài rất hào hứng về kinh tế, văn hóa, xã hội, khoa học kỹ thuật, đời sống và nghệ thuật. Cà phê tuy không ngon lắm nhưng rất thú vị khi vừa nhâm nhi vừa tán gẫu.

Riêng tôi, vì là dân ghiền cà phê nên công việc đầu ngày của tôi là nấu ấm nước để pha cà phê đặc biệt và trà đặc biệt. Uống xong, rồi mới ăn sáng và đi đến quán cà phê ruột để tán gẫu, xong mới đi làm. Sau giấc ngủ trưa, tôi phải có một cữ cà phê đặc biệt nữa.

Dân ghiền cà phê chỉ khoái cà phê ngon: Bạn không thể nào uống được ly cà phê ngon khi chỉ pha một loại cà phê. Dân ghiền nặng như ba tôi uống cà phê rất cầu kỳ. Ông pha một phần cà phê Moka và hai phần cà phê J. Martin và cho vào một ít bơ Bretel tan chảy.

Một phin cà phê được pha vào khoảng 25cc sữa đặc có đường. Hương thơm ngào ngạt tự nhiên của Moka và vị đắng thanh thoát của J. Martin hòa quyện vào sữa đặc tạo thành độ sánh, làm thỏa mãn khứu giác, vị giác và thị giác của bạn mà không cần đến bắp rang (để tăng độ sánh).

Tách cà phê luôn được hâm nóng trong nước sôi. Nhấp từng muỗng cà phê, tinh thần bạn rất sảng khoái, tâm thần thăng hoa. Cảm giác thăng hoa sẽ lên đến đỉnh điểm nếu bạn uống một ly cà phê sữa như thế trên bờ hồ Xuân Hương (Đà Lạt) vào một đêm đông, bên tai nghe văng vẳng tiếng đàn dương cầm.

Cà phê xưa và nay: Có hai dòng cà phê: Arabica và Robusta. Arabica, rất khó trồng, cho mùi hương thật tuyệt vời. Robusta lại cho vị rất đậm đà. Mà dân ghiền cà phê thì muốn được thưởng thức cả hương và vị.

Trước đây, người Pháp mang vào Việt Nam hai giống cà phê thượng hảo hạng: Moka thuộc dòng Arabica và J. Martin thuộc dòng Robusta. Hai giống cà phê này rất nổi tiếng trên thế giới và đắt giá hơn cả cà phê thượng hảo hạng của Brazil.

Trước năm 1975, Sài Gòn có những tiệm cà phê nổi tiếng chuyên dùng hai loại cà phê này như: Brodard, La Pagode, 5 Dưỡng. Riêng cà phê 5 Dưỡng, giá bình dân, là nơi tập trung nhiều văn nghệ sĩ để tìm nguồn cảm hứng.

Ngày trước, người uống cà phê ít, thanh niên cũng không thích lắm, mà người sản xuất cà phê thì nhiều, nên không có tình trạng pha bắp rang. Cà phê bình dân cũng ngon. Ngày nay, văn hóa uống cà phê chủ yếu là giao tiếp, nên người ta ít chú trọng đến chất lượng cà phê. Vả lại, các quán cà phê phát triển rộng khắp, cà phê hạt thiếu, nên xảy ra tình trạng pha bắp rang, lâu ngày thành ra thói quen.

"Cà phê pha bắp rang” lại đáp ứng được “gu” khoái “sánh” của giới trẻ. Mà “cà phê pha bắp rang” thì làm sao có mùi vị tuyệt diệu bằng cà phê nguyên chất, nên giới kinh doanh cà phê mới tìm đến tinh dầu cho mùi hương cà phê. Lòng tham không đáy, họ còn nhẫn tâm rang bắp/đậu nành đến cháy đen và thêm nhiều phụ gia độc hại vào cho giống cà phê.

Nhiều thương hiệu cà phê cũng có pha bắp rang, tỷ lệ pha khoảng 10%. Với tỷ lệ pha này, cà phê không được ngon như cà phê nguyên chất, nhưng uống cũng được và không độc hại.

Hiện nay, muốn uống được cà phê nguyên chất, chỉ còn cách là mua cà phê hạt ở Buôn Mê Thuột về nhờ cơ sở xay rang nhỏ, quen biết gia công.

Cách nhận biết cà phê thật: Cà phê nguyên chất khi pha ra, có màu cánh gián chứ không phải màu đen, nước cà phê trong chứ không đục. Có những quán, khi cà phê pha xong, họ đánh cho dậy bọt: đó là cà phê có pha hương cà phê, hoặc nguy hiểm hơn là có chất tạo bọt Sodium lauryl sulfat. Cũng không hiểu tại sao có một số dân ghiền cà phê lại khoái uống cà phê dậy bọt?

Khi cà phê pha phin, chưa bỏ đường mà đã có vị ngọt, đó là do có caramel. Mà đã có caramel, thì chắc hẳn là có pha đậu nành hoặc bắp rang.

Cà phê có màu đen sậm: coi chừng có phẩm nhuộm phân tán (dùng trong nhuộm vải sợi, rất độc hại cho sức khỏe). Họ dùng phẩm nhuộm phân tán để tạo màu và hương cà phê để tạo hương, chứ chẳng có cà phê gì hết. Thường những quán cà phê lề đường “không chuyên” (chỉ bán cho khách vãng lai) và một số quán cà phê nhạc chơi thủ pháp độc ác này.

ThS Lê Tấn Lam Anh
      
North
North Tích cực

Cấp bậc: Tích cực

Giới tính : Nam

Bài viết : 493

Danh vọng : 974

Uy tín : 3

Cách nhận ra một ly cà phê ngon

Một ly cà phê thật là khi ta chế nước sôi vào phin cà phê, những hạt cà phê đầu tiên thường cho màu đậm, sau đó những giọt sau sẽ nhạt dần. Một ly cà phê ngon sẽ có vị thanh thanh khi uống và cảm giác tê tê cái lưỡi.

Tại sao chúng ta phải uống cà phê hóa chất?

Mặc dù tôi không phải là một tín đồ cà phê, nhưng thời gian gần đây tôi cũng đã bắt đầu uống cà phê. Vì khắp nơi, ở đâu tôi cũng thấy quảng cáo về cà phê sạch. cà phê không hóa chất, và tôi bắt đầu cuộc khám phá của mình về cà phê.

Tôi đã đi rất nhiều quán được giới thiệu là cà phê sạch, không hóa chất. Nhưng hương vị và giá cả ở những quán này đều khác nhau (trung bình chỉ từ 10 đến 12 ngàn đồng/ ly).

Một vài quán giới thiệu là cà phê sạch, nhưng tôi vẫn chưa hiểu thế nào là sạch. Khi tôi hỏi thì họ cũng giải thích với tôi là cà phê nguyên chất, nhưng để cà phê ngon và thơm thì cũng phải cho một vài hương liệu.

Tôi lại tìm đến những nơi khác, cũng có một số quán đã giải thích rằng: Sạch ở đây là khi rang họ không cho bất kỳ hương liệu gì vào, để có thể giữ nguyên mùi và vị thật của cà phê. Và khi tôi uống thì thấy đúng là khác thật, cái vị thanh thanh khi uống và cảm giác tê tê cái lưỡi đã làm tôi thật sự phải ghiền thức uống này.

Cà phê sạch thì giá cũng không mắc hơn cà phê tạp chất là bao nhiêu, nhưng quan trọng là có thể đảm bảo cho sức khỏe. Vậy thì tại sao chúng ta lại phải bỏ tiền ra để rồi phải uống những loại cà phê kém chất lượng?

Cách nhận ra một ly cà phê ngon:

Tôi muốn chia sẻ cách phân biệt một ly cà phê ngon và một ly cà phê đểu. Trước tiên nói về cà phê nguyên liệu; lấy một ít bột cà phê cho vào lòng bàn tay, chao qua chao lại chúng ta sẽ thấy có những hạt óng ánh màu đen, đó chính là những hạt caramen. Những hạt này chính là những hạt tạo màu đen của ly cà phê. Hạt càng nhiều chất lượng càng giảm, tỷ lệ cà phê nguyên chất tỷ lệ nghịch với hạt caramen này.

Nói chung theo tôi biết hiện nay cà phê bán ở vỉa hè và các quán thì tỷ lệ cà phê nguyên chất không quá 20%.

Một ly cà phê ngon là khi ta chế nước sôi vào phin cà phê, những hạt cà phê đầu tiên thường cho màu đậm, sau đó những giọt sau sẽ nhạt dần. Ngược lại những ly cà phê chất lượng kém thường cho những giọt sau càng lúc càng đen hơn vì lúc này các hạt tạo màu, tức là hạt caramen mới đủ thời gian tan ra.

Nguyễn Sỹ Hùng - Nguyễn Xuân Tiến
      
North
North Tích cực

Cấp bậc: Tích cực

Giới tính : Nam

Bài viết : 493

Danh vọng : 974

Uy tín : 3

'Người Việt chưa biết uống cà phê'

Thật tình mà nói, người Việt mình đa số uống cà phê theo phong trào. Nực cười hơn nữa đó lại là phong trào uống cà phê … kì quặc.

Để nhận biết thế nào là một ly cà phê nguyên chất cách đơn giản nhất là bạn hãy mua cà phê hạt về, xay ra, pha và tự cảm nhận về nó.

Hiện nay, thực trạng đáng báo động về vệ sinh an toàn thực phẩm và lương tâm nghề nghiệp của một bộ phận giới kinh doanh - dùng mọi thủ đoạn để thu lợi, bất chấp sức khỏe, tính mạng của người dân để đạt được lợi nhuận đã gây ra biết bao bức xúc cho người tiêu dùng. Nó gây tổn hại đến sức khỏe, kinh tế của người tiêu dùng, khiến người tiêu dùng dần mất lòng tin vào chính sản phẩm của người Việt mình.

Đó là một thực tế vô cùng đáng buồn và là dấu hỏi lớn về trách nhiệm của các nhà quản lý. Rồi mai đây sức khỏe của chúng ta, của con cháu chúng ta sẽ như thế nào? Đạo đức, lương tâm xã hội sẽ đi về đâu???...

Trong khi chờ đợi câu trả lời từ các nhà quản lý thì chúng ta - trước hết phải tự cứu lấy mình. Hãy là những “nhà tiêu dùng thông thái” - trang bị cho mình thật nhiều kiến thức, dùng những sản phẩm sạch, an toàn để cứu lấy sức khỏe của chúng ta, của con cháu chúng ta.

Nhân loạt bài về cà phê của tác giả ThS Lê Tấn Lam AnhNguyễn Sỹ Hùng- Nguyễn Xuân Tiến ở trên, Arro Nguyễn - một người nghiền cà phê như bao người Việt khác- cũng xin mạn phép “đàm đạo” đôi chút về cà phê.

Trong khuôn khổ bài viết này Arro Nguyễn không mong muốn gì hơn ngoài việc chia sẻ giúp bạn đọc hiểu thêm về cà phê, có những kiến thức cơ bản về cà phê để có thể dùng được một sản phẩm cà phê sạch, an toàn. Tôi trình bày dưới cách hiểu của tôi có gì sai sót kính mong quý độc giả cùng góp ý và chia sẻ.

Phần I. Cơ bản về cà phê

1. Các loại cà phê

Có rất nhiều loại cà phê nhưng chỉ thuộc 2 nhóm chính là Arabica và Robusta. Các sàn giao dịch cà phê trên thế giới chủ yếu giao dịch 2 loại cà phê này.

Cà phê Arabica là loại cao cấp (giá thường cao gấp đôi giá Robusta). Sản lượng cà phê Arabica cũng rất lớn (trên 2/3 lượng cà phê giao dịch trên thế giới). Loại này chủ yếu được trồng ở Braxin.

Hạt Arabica hơi dài, to hơn hạt Robusta. Hai cạnh của hạt Arabica “sắc” hơn hạt Robusta. Cà phê Arabica có lượng cafein chỉ bằng 1 nửa Robusta. Arabica có hương thơm nhẹ nhàng, vị chua thanh. Loại này rất được phương Tây ưa chuộng (gu Tây).

Hạt Robusta nhỏ hơn Arabica, tròn hơn. Cà phê Robusta có hương thơm nồng, vị đắng gắt, đậm đà. Nước ta trồng chủ yếu loại này và nó phù hợp với “gu Việt”.

Vậy nên mới có chuyện người Tây sang Việt Nam rất khó uống được cà phê kiểu Việt Nam và ngược lại.

2. Văn hóa uống cà phê ở Việt Nam

Có một tin vui và một tin buồn khi nói đến cà phê ở nước ta:

Tin vui - Việt Nam là nước xuất khẩu cà phê lớn thứ 2 trên thế giới sau Braxin. (Rất đáng tự hào).

Tin buồn - người Việt mình chưa biết cách uống cà phê. Thật tình mà nói - người Việt mình đa số uống cà phê theo …phong trào. Nực cười hơn nữa đó lại là phong trào uống cà phê … kì quặc.

Tôi đã gặp rất nhiều người “sành điệu” về cà phê. Theo đó, cà phê “chuẩn” phải đen, càng đen càng tốt, hương thơm phải mạnh mẽ, nồng nàn. Uống cà phê đen (đen nóng hoặc đen đá) thì phải càng đắng càng tốt. Khi uống thì phải nhâm nhi, chẹp chẹp, để tận hưởng hết cái vị đắng ngắt của nó.

Để làm dân “sành điệu” về cà phê như vậy chắc ai cũng phải “ngậm bồ hòn làm ngọt” mất. Rồi nước cà phê phải thật sánh, sền sệt. Uống nâu đá thì cà phê phải “bám đá”, “bám thìa”, “bám thành cốc”…

Chính vì nhu cầu “sành điệu” đó mà các nhà sản xuất cà phê đã cho ra đời các sản phẩm cà phê pha tạp lung tung nhằm thỏa mãn tối đa nhu cầu đó. Đó như là một quy luật cung - cầu của thị trường; có “cầu” ắt sẽ có “cung”. Người uống cần cà phê đen, đặc, sánh; người sản xuất càng pha và càng pha tạp họ lại càng có lợi nhuận.

Một quy luật cung - cầu mà đôi bên đều thỏa mãn như vậy thì chả có lý gì nó không tồn tại và phát triển cả. Chính cái quy luật cung - cầu quái gở đó đã đẩy văn hóa uống cà phê của người Việt phát triển đến mức…thảm họa.

Xin thưa, nếu bạn đã từng uống một cốc cà phê như vậy (hoặc gần như vậy) thì 100% thứ nước bạn uống chính là cà phê pha tạp. Nguy hiểm hơn nữa là những chất mà người ta pha vào lại là những chất vô cùng độc hại. Cụ thể, đó là chính là bắp rang, đậu nành rang cháy (tạo độ sánh); phẩm mầu (tạo mầu đen); hương liệu (tạo mùi thơm)… đó là những tác nhân gây ung thư.

Vậy thì một ly cà phê đúng nghĩa phải như thế nào?

Phần II. Cách nhận biết cà phê nguyên chất

Một cốc cà phê đúng nghĩa phải là một cốc cà phê nguyên chất; sạch. Cách nhận biết nó như sau:

a. Nhận biết ngay từ khi cà phê còn là hạt.

- Rất nhiều người khẳng định đã là cà phê hạt thì chắc chắn đó phải là nguyên chất rồi còn gì?
- Xin thưa: không hẳn là như vậy.
- Lý do?
- Vì trong quá trình rang có thể người ta đã cho vào một số chất phụ gia rồi. Ví dụ như phẩm mầu, bơ, caramen, dầu công nghiệp…
- Mục đích là để thỏa mãn nhu cầu uống cà phê “sành điệu” từ … tận gốc như đã nói ở trên.
- Cách nhận biết hạt cà phê nguyên chất:
+ Hạt cà phê nguyên chất phải là hạt cà phê rang mộc, không cho bất cứ phụ gia nào.
+ Hạt cà phê pha tạp sau khi rang sờ vào sẽ thấy có độ nhờn, dính (dấu hiệu của bơ, dầu ăn…) Mùi loại này thường thơm nồng (có lẫn mùi của bơ, caramen) khác với hạt cà phê nguyên chất sau khi rang sờ vào sẽ không thấy nhờn và dính, mùi thơm tự nhiên, dịu nhẹ.

b. Nhận biết khi hạt đã xay ra thành bột:

1. Với cùng một khối lượng thì thể tích của bột cà phê nguyên chất bao giờ cũng lớn hơn thể tích của bột hạt đậu nành hoặc bắp rang. Tức bột cà phê nguyên chất “nở” hơn bột đậu nành, bắp rang.

Ví dụ cụ thể: bạn cầm hai bịch cà phê có khối lượng bằng nhau lên. Bịch nào to hơn, nở hơn là bịch có chứa nhiều bột cà phê nguyên chất hơn.

2. Độ xốp của bột cà phê:

Bột cà phê nguyên chất rất nhẹ, có độ xốp , tơi và rời. Bột của hạt ngũ cốc thường dính lại, ít tơi hơn.

3. Màu của bột cà phê:

Bột cà phê nguyên chất có màu nâu, đồng đều chứ không có mầu đen thui như bột pha bắp rang, đậu nành rang cháy.

4. Mùi của bột cà phê:

Cà phê thực sự có mùi thơm rất tự nhiên, nhẹ nhàng mà tinh tế, đó là thứ mùi dễ chịu khác với mùi cà phê “hương liệu” gay gắt nồng nặc thô thiển của cà phê đểu.

c. Nhận biết khi pha.

Bột cà phê nguyên chất khi gặp nước sôi sẽ nở ra rất lớn. Khi rót nước đang sôi vào fin thì cà phê sẽ sủi bọt; khác với bột cà phê pha tạp - độ nở không lớn, thậm chí xẹp đi, bã cà phê pha tạp có độ dính cao.

d. Nhận biết nước cà phê sau khi pha.

Khi đang viết bài này cũng là lúc tôi đang nhâm nhi một ly cà phê. Thực sự cà phê nguyên chất và sạch có màu nâu cánh gián, khi cho đá vào sẽ có màu nâu hổ phách. Để ra ánh nắng, nhìn ly cà phê có màu nâu hổ phách trông rất đẹp.
Với mầu sắc đẹp như thế này tôi thật không hiểu nổi tại sao người Việt mình lại có thể uống được thứ nước đen sì, đặc quánh như vậy được. Nước cà phê nguyên chất chỉ sánh và đặc hơn nước lọc một chút, khác hoàn toàn với kiểu sền sệt của cà phê pha tạp. Đó là 1 đặc điểm vô cùng quan trọng của cà phê xịn.

Mùi của nước cà phê nguyên chất vẫn là mùi hương tự nhiên, quyến rũ, nồng nàn, nhẹ nhàng mà tinh tế. Khi nhấp tùng ngụm cà phê là lúc bạn sẽ cảm nhận rõ nhất về hương vị của nó. Hãy để cà phê tan đều trên lưỡi và nhấm nháp từng chút một cho đến những giọt cuối cùng. Uống cà phê xịn là phải trân trọng nó, quý nó đến từng giọt như thể đó là món quà vô giá mà trời đất ban tặng cho con người vậy.

Tôi khuyên bạn; để trực quan và thực tế hơn cách đơn giản nhất là bạn mua cà phê hạt về, xay ra; pha và tự cảm nhận hương vị của nó. Đó mới là cái thú uống cà phê.

Tùy từng loại cà phê và tỷ lệ phối trộn mà cà phê bạn uống sẽ có những phong vị khác nhau. Nếu bạn thích “gu Tây” hãy tăng tỷ lệ cà phê Arabica lên bạn sẽ có một ly cà phê thơm nhẹ, vị chua thanh. Còn nếu bạn theo “gu Việt” hãy tăng tỷ lệ Robusta, bạn sẽ có được 1 ly cà phê thơm nồng, đậm đà.

Lưu ý: Nếu chưa quen, cà phê nguyên chất có thể sẽ khiến bạn gặp đôi chút khó khăn trong những lần đầu; nhưng nếu đã quen rồi bạn sẽ khó lòng mà cưỡng lại được sức quyến rũ từ nó. Và khi đó bạn sẽ chính thức trở thành dân ‘nghiền cà phê”.

Với tôi, uống cà phê kiểu phin truyền thống với “tỷ lệ vàng” giữa Arabica và Robusta luôn mang lại những điều thú vị.

Qua bài viết này Arro Nguyễn hy vọng đã gửi đến các bạn những kiến thức cơ bản về cà phê để các bạn có thể tự nhận biết được đâu là cà phê sạch, nguyên chất và đâu là cà phê pha tạp.

Hy vọng ngành cà phê của Việt Nam sẽ phát triển hơn nữa.

      
North
North Tích cực

Cấp bậc: Tích cực

Giới tính : Nam

Bài viết : 493

Danh vọng : 974

Uy tín : 3

Cà phê sành điệu của người Hà Nội

Cà phê ngon và nguyên chất luôn có màu nâu cánh gián đến nâu sậm, trông rất trong trẻo, sạch sẽ, thanh tao và tình cảm.

Tôi là nhà rang xay cà phê tại Hà Nội. Xin chia sẻ với bạn đọc những kiến thức và kỹ năng cơ bản để phân biệt cà phê nguyên chất và cà phê đã bị pha độn. Mong rằng những kỹ năng này sẽ giúp các bạn được ít nhiều khi lựa chọn cà phê. Nhằm đảm bảo cho sức khỏe và quyền lợi của mình đồng thời góp phần đẩy lùi kiểu cà phê trộn hóa chất và pha tạp.

Sau khi đọc thông tin này, bạn có thể mua thử luôn loại cà phê nguyên chất (đến các nhà rang xay cà phê kêu họ cân hạt nguyên đã rang, xay và đóng gói luôn tại chỗ cho bạn). Đồng thời nếu muốn so sánh thì bạn cứ ra các siêu thị hay cửa hàng tạp hóa mua lấy vài bịch cà phê “có thương hiệu” đang bán trên thị trường. Bạn sẽ rõ sự thật. Một sự thật mà bạn phải giật mình, dù là cà phê “có thương hiệu” đi chăng nữa khi pha ra nước có mầu đen sì và mùi hương liệu nồng nặc.

Tại sao có tình trạng cà phê hóa chất dẫn đến nhiều hậu quả tai hại về sức khỏe cho người tiêu dùng, làm lệch lạch văn hóa thưởng thức cà phê? Lỗi ở cả người uống cà phê và kẻ làm cà phê mất lương tâm và đạo đức.

Chính những người được gọi là “sành cà phê” tự thấy thích thú với ly cà phê đen đặc, sánh, quện. Cà phê nguyên chất đâu có những đặc điểm ấy. Quan điểm uống cà phê đặc hơn, đen hơn, sánh hơn thì đồng nghĩa với “sành” cà phê hơn đã bị những kẻ làm cà phê bẩn lợi dụng.

Một bộ phận khá nhiều các chủ quán phần vì chiều thị hiếu khách (loại phải đen, đặc, sánh, quện) phần vì mức giá rẻ đã chọn cà phê độn. Tuy vậy họ chỉ nhìn thấy đơn giá rẻ mà không nghĩ đến thực tế này: 1kg cà phê pha độn (tùy mức độ độn) thì cho ra 20-30 ly cà phê, còn cà phê nguyên chất, 1kg có thể pha được ít nhất 40 ly.

Ở mức 25g/ly, cà phê nguyên chất là rất đậm, lượng bột cà phê sẽ tầm khoảng 5/10 phin. Tức là cà phê nguyên chất sẽ dư ra được 10 ly so với cà phê pha độn. Nếu bán 20.000 đ/ly thì số dư đó đủ để mua thêm được 1kg cà phê nguyên chất loại thượng hạng.

Sau đây là một số đặc điểm để phận biệt cà phê nguyên chất và cà phê pha tạp:

TRẠNG THÁI
CÀ PHÊ NGUYÊN CHẤT
CÀ PHÊ PHA TẠP
Cảm quan
1. Cùng một khối lượng, cà phê nguyên chất có thể tích lớn hơn,
2. Bột cà phê nhẹ, có độ xốp, tơi và rời;
3. Độ ẩm ít, trông rất tự nhiên, không bị vón cục.
4. Màu bột cà phê tự nhiên, tùy theo giai đoạn dừng màu mà cà phê nguyên chất có màu vàng, vàng đậm hay cánh gián đậm.
5. Cà phê nguyên chất có mùi thơm dễ chịu, tự nhiên.
1. Cùng một khối lượng,cà phê pha tạp có thể tích nhỏ hơn.
2. Bột cà phê ít tơi hơn, thường có độ dính lại.
3. Độ ẩm lớn, có thể vón cục do trộn hóa chất, caramen tạo màu.
4. Màu không tự nhiên, đen sì do trộn caramen, hóa chất tạo màu.
5. Cà phê pha tạp có mùi gắt hóa chất , nặng nề và hơi tanh, hao hao mùi thuốc bắc nhưng nặng và sốc hơn.
Trong quá
trình pha
(Đặc điểm dễ nhận biết nhất)
Cà phê nguyên chất có độ xốp, chứa nhiều khoang không khí nên khi chế nước sôi, bột cà phê nở phồng lên, sủi bọt mạnh. Đây là đặc điểm bạn hết sức lưu ý khi pha chế cà phê, khi cà phê đã nở, bạn hãy điều chính lại nắp gài bên trong để tiếp tục chế nước, tránh cho nắp gài bên trong bị độ nở của cà phê làm bung ra. Sự cẩn trọng và tận tâm của bạn trong quá trình này sẽ cho ra ly cà phê thơm ngon và đậm đà.Cà phê pha tạp do có ít cà phê nên gần như không có độ nở phồng. Do trộn đậu tương và ngô rang cháy nên khi chế nước sôi thì bị bẹp xuống và lịm đi, bốc mùi lan tỏa nồng nặc không tự nhiên. Bột có độ dính vả dẻo.
Sau khi pha
1. Cà phê nguyên chất dù khi rang ở nhiệt độ nào, dừng màu ở trạng thái từ lợt đến đậm thì khi pha, nước cà phê nguyên chất luôn có màu nâu cánh gián đến nâu sậm, trông rất trong trẻo, sạch sẽ, thanh thoát và tình cảm.
2. Hương vị của cà phê nguyên chất rất nhẹ nhàng, tình cảm, thanh tao và trong sáng. Tùy từng loại cà phê thuộc Robusta hay Arabica thì có thể có vị chua hoặc không chua. Cà phê có giá trị nhất trên thế giới thuộc dòng Arabica, độ chua tự nhiên của loại cà phê này cực kỳ quyến rũ.
3. Bọt của cà phê nguyên chất khi đánh lên có màu nâu sáng rất đẹp, bọt ít và tan nhanh.
1. Cà phê pha tạp khi pha nước có màu đen sì, đen đặc do trộn hóa chất tạo màu để lấp liếm màu của đậu và ngô rang cháy, cảm thấy có độ quánh, kẹo, sền sệt. Khi quấy thì bám đậm mầu ở thành ly.
2. Hương vị của cà phê pha tạp cho cảm giác nặng nề, sốc và gắt do sử dụng hóa chất là hương liệu cà phê tổng hợp để đánh lừa hương vị, bổ sung hương vị nhân tạo độc hại bù cho phần đậu tương và ngô rang cháy khi độn vào.
3. Bọt của cà phê pha tạp có độ dầy và đặc, nhiều và lâu tan. Có khi uống hết cà phê trong cốc mà vẫn còn bọt đọng lại.
Tự trải nghiệm
Bạn nên yêu cầu cung cấp loại cà phê còn nguyên hạt. Tự bạn trải nghiệm và vấn đề sẽ rõ dàng. Hãy tìm nơi có thể cung cấp cho bạn và đáp ứng yêu cầu của bạn về loại cà phê vẫn còn đảm bảo là nguyên hạt. Hãy đến và xem tận nơi là tốt nhất.
Lương
      
thầy giáo làng
thầy giáo làng Mod

Cấp bậc: Mod

Giới tính : Nam

Bài viết : 835

Danh vọng : 1332

Uy tín : 183


Trang trại cà phê chồn ở Đà Lạt


Sau một thời gian khảo sát tìm hiểu, ông Nguyễn Quốc Minh từ TP.HCM đã quyết định lên Đà Lạt (Lâm Đồng) đầu tư 42 tỷ đồng để xây dựng trang trại trồng cà phê sạch - nuôi chồn và sản xuất chế biến cà phê chồn.

Ghé thăm trang trại cà phê của ông Nguyễn Quốc Minh tại số 135E Hoàng Hoa Thám, phường 10, TP.Đà Lạt, chúng ta sẽ được nghe ông kể về huyền thoại cà phê chồn cũng như ấp ủ hình thành trang trại của mình.

Cà phê và cách uống cà phê Cf
Cổng vào trang trại cà phê chồn nổi tiếng tại Đà Lạt.


Kỳ công

Để có được trang trại quy mô rộng 2ha, ông Minh đã đầu tư 42 tỷ đồng mua lại vườn trồng cà phê Moka đang vào thời kỳ kinh doanh của người dân địa phương. Còn về giống chồn, ông đã khảo sát rất kỹ mới mua 120 con chồn hương (cầy vòi hương) từ Indonesia và tại Đăk Lăk, đảm bảo là giống có nguồn gốc, xuất xứ, lý lịch về gia phả rõ ràng.

Cà phê và cách uống cà phê Caphe2
Mỗi lần chồn chỉ lựa chọn để ăn khoảng 30 - 40% số trái cà phê chủ nhân cung cấp


Cà phê và cách uống cà phê Ca-fe-chon
Hạt cà phê dưới tác dụng của các enzyme trong dạ dày chồn hương sẽ có hương vị đậm đà hơn.


Theo ông Minh, mỗi ngày một con chồn tiêu thụ khoảng 20-30gram trái cà phê tươi, cho ra khoảng 10gram cà phê nhân. Bình quân mỗi năm, ông Minh thu được 400kg cà phê chồn trong số 800kg cà phê nhân thu hoạch được.

Theo ông Minh, nếu như trồng cà phê theo kiểu truyền thống có thể thu hoạch lên tới 5 tấn/ha, nhưng ở đây, ông trồng theo hướng sạch, nghĩa là không bón phân hóa học, mà chỉ trồng xen cây đậu phộng và cây lục lạc nên năng suất và sản lượng cà phê không cao lắm, chỉ đạt 800kg/ha, nhưng chất lượng thì đảm bảo.

Do đây không phải mùa thu hoạch nên nhân công phải tìm mua trái cà phê chín cho chồn ăn. Thường chúng chỉ tiêu thụ 15 - 30% lượng thức ăn được cung cấp. Ngoài trái cà phê, để bảo đảm chất dinh dưỡng cho chồn, ông Minh còn bổ sung thịt gà, bò, heo, cháo đường, chuối...

"Hàng năm, khi những chùm cà phê trên cây chín rộ, các chú chồn lại tìm đến thưởng thức và lựa chọn rất kỹ . Trái cà phê sau khi tiêu hóa, phần hạt sẽ được thải ra , người trồng cà phê đem về rửa sạch, rang vàng... Dưới tác dụng lên men của các enzym trong dạ dày chồn hương, mùi vị của cà phê bị biến đổi, tạo ra hương vị đậm đà."

Cà phê và cách uống cà phê Caphe3
Từ số cà phê được chồn thải ra này, trải qua nhiều công đoạn mới tao ra một ly cà phê chồn thứ thiệt


Đắt giá

Mỗi kg cà phê chồn sản xuất ra, ông Minh bán với giá 20 triệu đồng, 200.000 đồng/ly. Hiện ông đang có mối đặt hàng tại một số khách sạn 5 sao và các khu resort. Ngoài kinh doanh, trang trại còn là nơi ông tiếp đón bạn bè đến tham quan du lịch, nghỉ dưỡng.

Ông cho biết đã ấp ủ ý tưởng này suốt 10 năm và tìm hiểu kỹ lưỡng các công đoạn để sản xuất ra ly cà phê chồn đầy phức tạp. Chồn sau khi nhằn phần vỏ trái cà phê chín mọng, chỉ có cùi được tiêu hoá, còn hạt được bài tiết ra, bao bên ngoài nhân là lớp vỏ thóc mỏng. Lớp vỏ này được bóc bỏ, rửa, sấy thật sạch rồi mới đem chế biến. Quá trình tiêu hoá tạo ra sự lên men của enzyme trong dạ dày chồn. Chính công đoạn đó sẽ tạo ra hương vị cà phê đặc biệt, độc đáo, chỉ có từ loài vật này mà thôi.

Cà phê chồn hay cà phê phân chồn là tên một loại cà phê đặc biệt, một thứ đồ uống được xếp vào loại hiếm nhất trên thế giới, hiện có giá 20 triệu đồng/kg hạt nhân khô. Trên thế giới chỉ một số nước sản xuất được loại cà phê này như Indonesia, Philippines, Ethiopia và Việt Nam... với số lượng rất hạn chế.

Cà phê và cách uống cà phê Caphe4
Xay cà phê chồn…

Cà phê và cách uống cà phê Caphe5
và giới thiệu cách pha chế bằng bộ pha syphon với du khách


Tại Lâm Đồng đã có một số cơ sở trồng, chế biến loại cà phê này đáp ứng nhu cầu thị hiếu người tiêu dùng, nhưng riêng tại Đà Lạt, đây là trang trại đầu tiên được xây dựng. Hiện nay, du khách có thể vừa được thưởng thức cà phê chồn, vừa tham quan trang trại và mua sản phẩm ngay tại chỗ.

Cà phê và cách uống cà phê Cf1
Hộp quà gỗ dành cho khách hàng mua 1 kg cà phê chồn có kèm máy nghiền và bình pha.
      
thầy giáo làng
thầy giáo làng Mod

Cấp bậc: Mod

Giới tính : Nam

Bài viết : 835

Danh vọng : 1332

Uy tín : 183

Cà phê phân voi 1 triệu đồng/ly được sản xuất thế nào?

Dân Việt - Từ những hạt cà phê thô, sau khi được voi tiêu hóa, những người phụ nữ lại cần mẫn bới tìm từng hạt từ đống phân voi. Giá của một ly cà phê phân voi đặc biệt này lên tới cả triệu đồng.

Cà phê và cách uống cà phê 08_12_can-canh-san-xuat-ca-phe-phan-voi-1-trieu-dongly_351b386a30b7419b84ef0564fa241e8e

Những phụ nữ Thái thu nhặt phân voi ở tỉnh Chiang Rai, phía bắc Thái Lan.

Cà phê và cách uống cà phê 08_12_can-canh-san-xuat-ca-phe-phan-voi-1-trieu-dongly_fcd05d3e6cfa42cd84b489e742e9b429

Bởi thức ăn của voi chủ yếu từ những loại thực vật có nhiều đường như mía, chuối, vì
vậy qua quá trình tiêu hóa, những hạt cà phê được "sản xuất" ra sẽ mang vị ngọt, thơm

Cà phê và cách uống cà phê 08_12_can-canh-san-xuat-ca-phe-phan-voi-1-trieu-dongly_c7da5cd042d04e42b3bce597be49ebd2

Người đàn ông người Canada Blake Dinkin đã chi 300.000 USD để phát
triển quy trình sản xuất cà phê với sự trợ giúp của những chú voi.

Cà phê và cách uống cà phê 08_12_can-canh-san-xuat-ca-phe-phan-voi-1-trieu-dongly_7ad75abefd7d4f58870ec123a2884117

Cận cảnh một hạt cà phê lấy ra từ phân voi

Cà phê và cách uống cà phê 081212_the-gioi_cafe-phan-voi01_dan-viet

Loại cà phê đặc biệt này chỉ xuất hiện ở những khách sạn hạng sang
của Thái Lan. Mức giá của một ly cà phê này vào khoảng 1 triệu đồng

Cà phê và cách uống cà phê 081212_the-gioi_cafe-phan-voi02_dan-viet

Cà phê và cách uống cà phê 081212_the-gioi_cafe-phan-voi03_dan-viet

Bới phân voi để tìm hạt cà phê

Cà phê và cách uống cà phê 081212_the-gioi_cafe-phan-voi04_dan-viet

Ly cà phê phân voi đắt giá
      
      

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Về Đầu Trang  Thông điệp [Trang 1 trong tổng số 1 trang]

Quyền hạn của bạn

Bạn không có quyền trả lời bài viết
free counters



  • Đoàn Ngọc Khánh

    mobile phone 098 376 5575


    Đỗ Quang Thảo

    mobile phone 090 301 9666


    Nguyễn Văn Của

    mobile phone 090 372 1401


    IP address signature
    Free forum | ©phpBB | Free forum support | Báo cáo lạm dụng | Thảo luận mới nhất