Change background image
LOVE quotion

Bắt đầu từ 4.53' thứ Hai ngày 17/10/2011


You are not connected. Please login or register

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Go down  Thông điệp [Trang 1 trong tổng số 1 trang]

DuyHung
DuyHung Xuất sắc

Cấp bậc: Xuất sắc

Giới tính : Nam

Bài viết : 1260

Danh vọng : 2272

Uy tín : 32

Có những câu chuyện xung quanh con người và món ăn ở Hà Nội được soi ở những góc độ... rất khác nhau, thậm chí đối lập nhau!

Câu chuyện thứ nhât: Trai Tây nhận diện gái Hà thành chính gốc

(GDVN) - Chàng trai Pháp khoe, anh có cô bạn gái người Hà Nội rất quyến rũ. Cô ấy lúc nào cũng sạch sẽ, gọn gàng, ăn mặc không cầu kỳ nhưng nền nã.

Những câu chuyện về Hà Nội hiện đại Con-gai-Ha-Noi

Con gái Hà Nội điệu đà, thích làm đẹp làm duyên nhưng không quá lố.
Một chàng trai người Pháp nghiên cứu văn hóa Việt, nhìn mấy cô sinh viên tập quân sự về rửa chân bên máy nước, anh chỉ một cô gái da màu bánh mật nhỏ nhắn bảo: “Cô gái ấy là dân Hà Nội xịn đấy, còn các cô kia là dân ngoại tỉnh hết…”. Rồi anh gọi to: “Cô gái Hà Nội ơi!”. Cô gái hơi giật mình, quay lại, ngơ ngác. Anh cười đắc thắng: “Thấy chưa. Mình đoán sai bao giờ, không tin ra hỏi mà xem…”.

Anh bảo: “Con gái Hà Nội xịn (là Hà Nội gốc đấy) đặc biệt lắm. Nhìn mà xem, cô ấy rất ý tứ, không chen lấn tranh giành máy nước như mấy cô kia, mà cô ấy kéo cái ống quần lên cũng rất ý tứ, không kéo cao như mấy cô kia, cũng không cười nghiêng ngả, hô hố, như mấy cô kia…”.

Chàng trai Pháp ấy khoe, anh có cô bạn gái người Hà Nội xịn rất quyến rũ. Cô ấy lúc nào cũng sạch sẽ, gọn gàng, ăn mặc không cầu kỳ nhưng nền nã. Dáng đi của cô cũng rất duyên, nhẹ nhàng cứ như lướt, dù cô đi giầy hay đi dép cũng không cành cạch, chát chúa. Anh thích nhất tiếng nói của cô, cứ ngọt lịm, dịu dàng, rõ ràng, chuẩn xác khác hẳn các cô gái khác…

Anh bảo: “Ở trên đất Hà Nội nhưng nhìn những cô gái model, phấn son lòe loẹt, quần áo diêm dúa, sặc sỡ thì đừng tưởng đó là con gái Hà Nội xịn. Mình chắc chắn, đó là các cô nguồn gốc tỉnh lẻ, chứ con gái Hà Nội chính gốc ăn mặc rất trang nhã, lịch sự bởi họ có khiếu thẩm mỹ bẩm sinh, được cha mẹ truyền con nối…”.

Anh phân tích: Con gái Hà Nội đi đâu cũng chẳng lẫn. Không phải vì màu da trắng như trứng gà bóc hay dáng người thanh mảnh, mà vì cốt cách thanh tao, lịch lãm của một cô con gái gia đình nền nếp, được giáo dục từ gốc. Con gái Hà Nội thanh lịch từ cách ăn uống. Cho dù đói đến mấy cũng ăn từ tốn, chậm rãi từng miếng nhỏ, khi nhai không phát ra tiếng kêu chóp chép. Cho dù khát đến mấy cũng uống từng ngụm nhỏ chứ không ngửa cổ tu ừng ực… Con gái Hà Nội cáu giận cũng biết nói lời chua cay nhưng không tục tằn thô lỗ, không đay đả, lắm điều, không văng tục, chửi thề… Con gái Hà Nội nói lời dịu dàng mà không đong đưa giả dối. Con gái Hà Nội điệu đà, thích làm đẹp làm duyên nhưng không quá lố, không hở hang khêu gợi, không sặc sỡ lòe loẹt.

Cái duyên ngầm của người con gái Hà Nội nhìn càng đắm ngắm càng say, chính là những bộ trang phục nền nã may rất khéo, rất hợp với thân hình, dáng vóc họ chứ không phải ở những bộ đồ model hở trước hở sau. Thế nên anh chàng người Pháp kia nể con gái Hà Nội lắm, vì ở môi trường nào họ cũng mang tác phong công nghiệp nhanh nhẹn, gọn gàng, ngăn nắp. Họ mạnh dạn, tự tin.

Dù Hà Nội nghìn năm muôn vàn thay đổi thì con gái Hà Nội vẫn tiếp thu được nếp sống của mẹ, mềm mỏng, ý nhị, tươi tắn, lịch sự… Con gái Hà Nội không chém to kho mặn, mà rất cầu kỳ từ cách chọn mớ rau miếng thịt cho đến cách nhặt rau thái thịt, cách nấu nước, cách bầy biện… Bữa cơm của người Hà Nội không chỉ ngon mà còn đẹp mắt, sạch sẽ.

Con gái Hà Nội chẳng lẫn vào đâu được bởi giọng nói chuẩn xác, ngọt ngào, rất thanh và cũng rất dịu của đất kinh kỳ.

Chàng trai người Pháp ấy rất tự hào vì cô bạn gái người Hà Nội của mình. Nhưng ở Việt Nam này, không chỉ con gái Hà Nội xịn mới đẹp, mới duyên mà tất cả những cô gái được giáo dục nề nếp đều duyên, đều đẹp. Nhiều phụ nữ nông thôn Nam bộ có chồng, có con lớn nhưng vẫn khoanh tay chào bề trên, ra đường hoặc về nhà vẫn khoanh tay xin phép người lớn, mở lời vẫn một điều thưa gửi, họ cũng rất giỏi nữ công gia chánh. Nhiều người văn hóa không cao nhưng biết hiếu nghĩa, thủy chung. Bởi đó là nếp nhà, là gia phong của người Việt mà họ được dậy dỗ, rèn giũa từ nhỏ.

Nhiều gia đình Việt kiều, tuy sống trên đất nước tự do, hiện đại, tiên tiến nhưng vẫn giữ được nếp nhà, giữ được lễ giáo của một gia đình gốc Việt. Con cái sinh ra trên đất khách nhưng họ vẫn dạy con tiếng Việt, về nhà vẫn nói chuyện với nhau bằng tiếng Việt. bố mẹ kể cho con cái nghe những câu chuyện về gia đình, nếp sống Việt Nam, kể cho con nghe về họ hàng để con cái không quên cội nguồn. Mẹ nấu những món ăn của người Việt để con không xa lạ với quê hương. Dạy con phong tục của người Việt cưới xin, cúng giỗ để để con mãi mãi vẫn là người Việt, đẹp người đẹp nết…

Theo Hạnh phúc gia đình
      
DuyHung
DuyHung Xuất sắc

Cấp bậc: Xuất sắc

Giới tính : Nam

Bài viết : 1260

Danh vọng : 2272

Uy tín : 32

Câu chuyện thứ hai: AFP chê người bán phở Hà Nội… thô lỗ!

(GDVN) - Trong bài viết mới đây, phóng viên Cat Barton của AFP ngoài việc hết lời khen ngợi sự tinh tế, thanh lịch của phở Hà Nội, cũng đã mô tả “món ăn này được bán ở những cửa hàng không sạch sẽ, với những người bán hàng thô lỗ”…

Những câu chuyện về Hà Nội hiện đại Pho3

Phở vẫn đang biến đổi? Ảnh: AFP
Món ăn không thể thiếu

Phở đã xuất hiện từ khoảng 100 năm trước tại miền Bắc Việt Nam và kể từ đó đã thu hút được sự chú ý của toàn cầu, được các đầu bếp nổi tiếng người Pháp và những sinh viên người Mỹ không dư dả tiền mặt ưa thích. Tại Việt Nam, ăn phở gần như là một nghi lễ tôn giáo. Những bát phở trông thật bình thường đó, mà ta có thể tìm được ở mọi góc phố tại Hà Nội đã trở thành một phần không thể thiếu của cuộc sống hằng ngày.

“Tôi đã ăn ở đây trong vòng hơn 20 năm” - Trần Văn Hưng cho AFP biết khi đang ngồi run rẩy trong cái lạnh buốt của mùa đông Hà Nội trong hàng người tại quán phở Thìn. “Những người bán hàng ở đây luôn cục cằn với tôi. Tôi quen rồi. Tôi không quan tâm” - người đàn ông 39 tuổi nói, cho biết thêm anh đã ăn món phở từ khi danh tiếng của quán phở trên phố Lò Đúc này vẫn còn khiêm tốn.

Dù phở là một món ăn sáng truyền thống, thì phở vẫn được phục vụ tất cả mọi thời gian trong ngày và được cả người nghèo lẫn người giàu ưa thích, ăn ở cùng cửa hiệu, với giá khoảng 1 USD một bát. Bánh phở phải được làm bằng tay, sợi được thái đều tăm tắp và không được để lâu quá 4 giờ, gừng phải được nướng, nước xương bò và các loại gia vị phải được ninh sủi bọt từ từ trong vòng ít nhất 8 tiếng trên bếp than. “Không đất nước nào khác có thể làm được những món như phở - một trong những bí mật chính là nước xương phải trong và thơm” - bà Tuyết - người nổi tiếng với nghệ thuật nấu nướng truyền thống - cho AFP biết tại cửa hàng bé nhỏ của mình, nằm ở tầng trên cùng của một ngôi nhà gỗ tại phố cổ Hà Nội.

Nguồn gốc của phở là từ Pháp hay từ Nam Định?

Nguồn gốc chính xác của phở không rõ ràng và vẫn còn đang gây tranh cãi lớn tại Việt Nam. Nó được làm một cách truyền thống với thịt bò, nhưng gà cũng đã được sử dụng kể từ những năm 1940 khi sự đô hộ của phát xít Nhật gây ra tình trạng khan hiếm thịt bò.

Thịt bò không phổ biến tại Việt Nam thời đó - bò thường được sử dụng như công cụ lao động - nhưng dưới ách đô hộ của thực dân Pháp với truyền thống ăn thịt bò, xương và những mẩu bạc nhạc được dùng để nấu xúp. Một vài chuyên gia, như Didier Corlou - cựu bếp trưởng tại khách sạn Sofitel Legend Metropole Hà Nội, người đã giới thiệu về phở với các thực khách sành ăn quốc tế trong hàng thập kỷ - lý luận rằng phở là “món ăn Việt với ảnh hưởng từ Pháp”.

Những câu chuyện về Hà Nội hiện đại Pho2

Hình ảnh như thế này có thể gặp ở bất kỳ phố phường nào ở Hà Nội. Ảnh: AFP
“Cái tên “phở” có thể bắt nguồn từ pot au feu - một món ăn Pháp” - Corlou cho AFP biết, chỉ vào sự tương đồng giữa các món ăn này, bao gồm hành nướng ở món ăn Pháp và hẹ nướng ở phở. Một lý thuyết khác, Corlou nói, là phở đầu tiên được bán bởi những người hàng rong gánh một cái nồi và một cái bếp lò đất - “coffre-feu” trong tiếng Pháp - cái tên này đến từ cách tiếng kêu “feu”? “Feu” khi món ăn này đã sẵn sàng.

Một số ý kiến khác cho rằng phở có nguồn gốc từ một người nấu ăn lành nghề tại Nam Định - từng là trung tâm dệt may lớn nhất Việt Nam, nơi cả công nhân người Pháp và người Việt làm việc - và đầu bếp này đã nghĩ ra một món ăn có thể làm vừa lòng công nhân của cả hai quốc tịch.

Nhiều người Việt Nam mạnh mẽ phản đối bất cứ ảnh hưởng nào của Pháp trên các món ăn dân tộc của mình, lý luận rằng món ăn này ở thời tiền thực dân và mang vẻ độc đáo của miền Bắc Việt Nam. Nhưng bất kể câu chuyện thực sự là như thế nào, “phở là một trong những món súp ngon nhất. Đối với tôi, ẩm thực Việt Nam là ngon nhất thế giới” - Corlou nói.

Phở cá hồi hay gan ngỗng?

Corlou nói rằng trong khi những nguyên liệu chính của phở vẫn được giữ nguyên, thì món ăn này đã biến đổi. Tại ba nhà hàng của ông ở Hà Nội, lấy ví dụ, ông đưa ra món phở cá hồi hay phở gan ngỗng với giá 10 USD một bát. “Bạn không thể đặt phở vào bảo tàng” - ông nói.

Những câu chuyện về Hà Nội hiện đại Pho3_copy

Chưa ăn phở là chưa đến Hà Nội (ảnh trên).
Trong thập kỷ cuối cùng, nhiều phiên bản của món ăn này - bao gồm phở cuốn được làm từ những bánh phở chưa được cắt - cũng đã xuất hiện. Bởi người Việt Nam đã trở nên giàu hơn, những loại phở đắt tiền hơn - bao gồm phở bò Kobe với giá 40USD - cũng đã xuất hiện.

Nhưng ngoài việc cho thêm nhiều thịt, không có nhiều cách bạn có thể làm để cải tiến món phở - Tracey Lister - một đầu bếp tại Hà Nội và là một chuyên gia ẩm thực, người nghĩ rằng Việt Nam xứng đáng có danh tiếng với món phở nổi tiếng của mình - cho biết.

“Đây là món ăn tuyệt vời, nổi tiếng, và tôi nghĩ rằng đây là món ăn chỉ của Việt Nam” - Lister - giám đốc trung tâm nấu ăn Hà Nội - cho biết. “Phở thực sự đại diện cho ẩm thực Việt Nam. Đó là một món ăn đơn giản, nhưng tinh tế. Đây là một món ăn rất thanh lịch, và rất cổ điển”.

Có một điều buồn về phở Hà Nội qua nhận xét của Cat Barton: “Món ăn này vẫn còn được bán ở những cửa hàng không sạch sẽ, với những người bán hàng thô lỗ”...

Theo Vietnam plus - AFP
      
Ruz
Ruz Ưu tú

Cấp bậc: Ưu tú

Bài viết : 540

Danh vọng : 936

Uy tín : 2

Phản ứng về bài viết “phở chửi” của AFP...

TS Trịnh Hòa Bình (Viện Xã hội học Việt Nam) - Nói người bán phở Hà Nội thô lỗ cũng chẳng oan sai:

GS Trần Lâm Biền (nhà Nghiên cứu văn hóa dân gian Hà Nội) - "mốt" ung nhọt của văn hóa Hà Nội:

Ông Vũ Vinh Phú (Chủ tịch hiệp hội siêu thị Hà Nội) - Hà Nội cần một cuộc “đại phẫu”:
      
      

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Về Đầu Trang  Thông điệp [Trang 1 trong tổng số 1 trang]

Quyền hạn của bạn

Bạn không có quyền trả lời bài viết
free counters



  • Đoàn Ngọc Khánh

    mobile phone 098 376 5575


    Đỗ Quang Thảo

    mobile phone 090 301 9666


    Nguyễn Văn Của

    mobile phone 090 372 1401


    IP address signature
    Create a forum on Forumotion | ©phpBB | Free forum support | Báo cáo lạm dụng | Thảo luận mới nhất