Change background image
LOVE quotion

Bắt đầu từ 4.53' thứ Hai ngày 17/10/2011


You are not connected. Please login or register

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Go down  Thông điệp [Trang 1 trong tổng số 1 trang]

DuyHung
DuyHung Xuất sắc

Cấp bậc: Xuất sắc

Giới tính : Nam

Bài viết : 1260

Danh vọng : 2272

Uy tín : 32

Đọc lại Bút ký của Nguyễn Ngọc Chiến, chúng ta không khỏi rùng mình khi thấy được tội ác man rợ của lính Pônpốt gây ra cho đồng bào ta cuối năm 1978. Chúng ta càng khâm phục hơn tinh thần chiến đấu ngoan cường của anh Chiến và lực lượng Công an nhân dân vũ trang (nay là bộ đội Biên phòng) tỉnh An Giang.

MỘT THỜI ĐỂ NHỚ

Đã bao nhiêu năm trôi qua rồi mà tôi vẫn không sao quên được những năm tháng quân ngũ của đời mình. Tất cả như vẫn còn đây hiển hiện tươi rói những kỷ niệm ngọt ngào, thương đau và như đang hành trình cùng tôi giữa biết bao lo toan, bộn bề cuộc sống. Biên giới An Giang ơi! Một thời để nhớ và một thời để thương. Nỗi nhớ thương mênh mang, cuồn cuộn chảy trong lòng tôi, như dòng sông trào dâng tha thiết.

Nỗi nhớ thương đầu tiên cho tôi xin được cúi đầu, hướng về phương nam, tưởng nhớ và đau lại nỗi đau trước cái chết thương tâm, vô tội của gần hai nghìn đồng bào xã Ba Chúc, huyện Bảy Núi, tỉnh An Giang. Tại đây trong những ngày tháng tư năm 1978, bọn đao phủ Pônpốt đã sát hại một cách dã man gần một phần ba dân số của xã(*). Trong lịch sử nước ta, chưa từng có một cuộc thảm sát dân thường nào do kẻ thù gây ra, lớn như vậy và tàn bào đến như vậy. Khi đơn vị chúng tôi theo những chuyến xe GMC đến được tận nơi thì bọn đồ tể coi như đã “hoàn thành” cái công việc trời không dung đất không tha ấy đối với đồng bào ta, cũng như mấy năm qua chúng từng thi hành đối với chính dân tộc của chúng: Diệt chủng. Và sau cơn say máu tàn sát người vô tội cả một trung đoàn “thiện chiến” Pônpốt đã bỏ chạy tháo thân lên núi Phú Cường hòng lẫn trốn.

Một chiếc trực thăng của ta vè vè lượn trên đầu, giảm dần độ cao, tìm bãi đáp rồi từ từ hạ xuống. Cánh quạt quay tít tạo nên một cơn lốc hãi hùng. Gió xô ngả những ngọn lau và tạo ra muôn lớp sóng lăn tăn trên cánh đồng lúa ở xa xa. Đâu đó một đàn quạ hoảng hốt vỗ cánh loạn xạ bay lên. Tiếng “quà quạ” trong chiều lặng nghe thật rùng rợn, bi ai. Một đoàn nhà báo quốc tế gồm người Liên Xô (cũ), người Pháp, người Nhật, người Ba Lan, người Hunggari...từ trong máy bay bước ra. Họ lặng lẽ bỏ mũ cúi đầu đi chầm chậm đến sân vận động xã là nơi bọn sát nhân dồn gần 600 người tập trung lại để dễ bề giết hại. Họ đứng từ xa hướng máy quay phim, máy ảnh về phía đó. Không hiếm người vừa thao tác công việc, vừa rút khăn đưa lên dụi mắt. Họ thực sự bàng hoàng xúc động như đang tận mắt chứng kiến tội ác của bọn Hít le ở Ghét-to - Vác-gia-va (Ba Lan) 35 năm trước nay lại được Pônpốt tái diễn ở một làng nhỏ Việt Nam? Cũng như ở sân vận động, ở bờ kênh Vĩnh Tế xác người còn đông hơn, gần 700 người. Ở chùa Phi Lai trên 300 người. Trong các đường làng, ngõ xóm, sàn nhà, bờ ao, trường học... nơi nào cũng có người chết. Xác người ngổn ngang, chồng chất, chết đủ các tư thế, các kiểu nằm. Một trăm phần trăm nhà cửa bị chúng đốt cháy, hàng trăm con trâu bò bị chúng bắn chết. Cây cối, vườn tược, hoa màu, cái chum đựng nước cũng bị chúng phá phách, đập vỡ. Ở các bãi xác tập thể, đồng bào ta chủ yếu chết do bị dồn lại, bị bắt xếp hàng và bọn lính đứng từ xa dùng đại liên, súng chống tăng B40, B41, M71, M72, súng phóng lựu M79... bắn xả vào. Hàng trăm người trong đó có những em bé chưa đầy tuổi bị chúng đập đầu bằng báng súng. Hàng chục thanh niên có lẽ do kháng cự bị chúng cắt cổ, moi mắt, phanh thây, xé xác. Nhiều phụ nữ có thai, nhiều em bé khi chết miệng còn ngậm vú mẹ. Thảm thương nhất là phụ nữ, đa số các cô gái, sau khi bị hãm hiếp, bị bắn chết còn bị chúng lột hết quần áo dùng cọc tre vót nhọn cắm vào cửa mình găm xuống đất. Một nhà báo nữ bỗng kêu rú lên, ôm mặt bỏ chạy về phía máy bay khi chị nhìn thấy một bé gái chừng mười hai, mười ba tuổi không một mảnh vải che thân, nằm ngửa, với chiếc cọc tre đâm thẳng xuống người.

Anh Hoàng Đình Mác đại đội trưởng, anh Phạm Thanh Đuyền đại đội phó mặt sắt lại, hai vành môi mím chặt, rướm máu. Chính trị viên phó Bùi Ngọc Giáp chỉ trong vài tiếng đồng hồ mà râu dài ra như trông thấy. Mấy thằng bạn tôi dụi mắt vào vai áo nhau. Tôi quỳ xuống, tay cào trên đất, bàn tay tuổi mười chín của tôi xé nát cả vầng cỏ. Trời bỗng như đen đặc lại. Gió ngừng thổi. Một không khí tang thương úp chụp lên cánh đồng. Tôi nhìn những chiếc cọc tre dựng chéo đều đều, cách quãng, những xác chết chồng chất lên nhau, bất chấp mùi tử thi xông lên nồng nặc và tự hỏi: Má Sáu Nhơn, bác Hai Ngàn, chị Năm Vui, anh Ba Hoà, bé Ni, bé Nghĩa... nằm chỗ nào? Tại sao phải thế này? Bọn đồ tể Pônpốt chúng nó quyền gì động đến đất nước ta, động đến mái nhà, ngọn dừa, con trâu và trước hết là sinh mạng của con người? Tàn sát đồng bào Campuchia chưa đủ hay sao mà còn xâm lược sát hại đồng bào Việt Nam? Tôi nhớ vô cùng má Sáu Nhơn có chồng hy sinh hồi chống Pháp, có con hy sinh hồi chống Mỹ đã thương chúng tôi như con đẻ, ngày chúng tôi mới vào, đóng quân trong nhà má. Và cả bác Hai Ngàn theo đạo Hiếu Nghĩa, tóc để dài, búi thành búi sau gáy, vác rựa chặt gần hết cả chục cây dừa của nhà mình để lấy nước cho chúng tôi uống sau mỗi đêm chúng tôi bám chốt trở về. “Tụi bây ngoài miền Trung vô đây, tuổi còn nhỏ quá ! Đã có đứa nào lấy vợ hay lỡ hứa với người thương chưa? Chưa có thì ráng bám lại đây, mai kia hết mấy thằng giặc tụi tao gả con gái cho, hay làm mai con gái nhà khác cho rồi cắm nhà, ở rể đây luôn, được hôn?”. Má Sáu nói vậy. Còn bác Hai Ngàn thì: “Tụi bay cứ cầm cả đi mà hút. Thuốc rê tao trồng được chớ có mua bán gì mà lo. Mà dẫu có mua, tao cũng đủ sức cho tụi bay xài xả láng”. Cả các em nữa. Con gái Bảy Núi xinh đẹp, dịu hiền, dễ thương; làm rẫy suốt ngày, tối về giả bàng đan đệm thâu đêm. Bây giờ thì thế này đây. Chúng tôi xếp hàng, ngả mũ, cúi đầu. Hỡi Pônpốt... hãy nhớ lấy! Cô bác Ba Chúc ơi, chúng con nguyện trả mối thù này!

Liên tục những tháng sau, các đơn vị vũ trang có mặt trên đất An Giang đã dấy lên phong trào: “Thi đua giết giặc, bảo vệ biên giới, trả thù cho đồng bào Ba Chúc”. Nhiều trận đánh đã diễn ra. Sinh lực địch bị đánh đuổi, tiêu hao, buộc phải tháo chạy về bên kia biên giới. Có lẽ tiêu biểu nhất là trận núi Phú Cường, chỉ sau vụ thảm sát không lâu. Trận này bộ đội ta đã phối hợp bao vây, đánh một trận tuyệt đẹp, diệt gọn trên 1000 tên xâm lược, lại đánh trúng những kẻ đã trực tiếp gây ra vụ Ba Chúc. Đài tiếng nói Việt Nam đưa tin ngay sau đó. Đại đội 2 (sau đổi là đại đội 5) của tôi ra đi từ đất lửa Bình - Trị – Thiên trở thành “quả đấm thép” của Công an vũ trang An Giang, có nhiệm vụ cơ động, chi viện chiến đấu cho tất cả các điểm chốt biên phòng trên tuyến biên giới An Giang, từ Vĩnh Gia giáp tỉnh Kiên Giang, đến Vĩnh Xương giáp tỉnh Đồng Tháp. Thời điểm này bọn Pônpốt cũng phát động “tổng động viên” với quy mô toàn diện hơn. Con bạch tuộc mỗi khi chưa được đập nát đầu thì cái vòi của nó còn ngọ nguậy, chui rúc, nó trở nên tàn bạo, hung hãn hơn lúc nào hết. Và đó đây, máu đồng bào, đồng chí của chúng ta vẫn ngày đêm thấm đỏ đất biên cương.

Nỗi nhớ trong tôi tuần tự trôi theo năm tháng. Tôi nhớ mãi trận chiến đấu phối hợp giữa đơn vị tôi với các đơn vị bạn để lấy lại hai xã Khánh An và Khánh Bình thuộc huyện Phú Châu, vừa rơi vào tay sáu tiểu đoàn chủ lực Khơ me đỏ, mà trong đó có bốn tiểu đoàn vừa được Pônpốt phong tặng danh hiệu “anh hùng”, vì đã có công “chiến đấu dũng cảm”... Tôi không sao quên được hình ảnh Hoàng Kim Long, người chiến sĩ 19 tuổi, quê Thái Bình đã dùng dao khắc vào khẩu ĐKZ hai chữ “căm thù” để rồi ngày hôm sau, trong một trận chiến đấu không cân sức, cả anh và khẩu súng mãi mãi đi vào huyền thoại, tô thắm trang sử vàng truyền thống của lực lượng Bộ đội Biên phòng Việt Nam và tiếng thơm ngàn năm cho tỉnh lúa Thái Bình. Tôi cũng không sao quên được một đồng hương, đồng đội của tôi: Lê Văn Hoà. Lê Văn Hoà trước khi bị đạn xăm nát mình vẫn còn kịp thời gian dùng hai tay bóp chết tên lính giữ súng máy chỉ vì nó ngoan cố, không chịu đầu hàng. Rồi Phan Trung Trẻ, quê ở Vĩnh Quang, Vĩnh Linh, có biệt hiệu là “anh hề” trong đại đội, trước khi bị đạn M79 cắt gọn một bàn tay, đã kịp dùng bàn tay còn lại ấn nút điện cho quả mìn định hướng ĐH10 nổ tung, làm gần chục tên lính “áo đen” tung lên trời. Rồi Võ Ngọc Kế “răng vàng” quê Quảng Bình, thằng bạn thân nhất của tôi, được mệnh danh là “con hổ” của đại đội, chiến đấu cực kỳ dũng cảm, nhanh như sóc. Trong trận ấp Phú Lợi, xã Phú Hữu một mình nó với khẩu súng AK đã án ngữ tại một chân cầu, không cho địch tràn lên, diệt tại chỗ trên mười tên. Rồi thằng Hồ Trọng Bá cũng quê ở Quảng Bình, thường gọi là “Bá béo” vì nó có thân hình cao to nhất đại đội, giữ hoả lực B41, chỉ một phát đạn làm rụi cả một tiểu đội địch. Rồi thằng Phúc “rom” chỉ vì quá gầy; thằng Phúc “híp” chỉ vì hay ngủ; thằng Phúc “bãi tha ma” chỉ vì mặt nhiều mụn trứng cá; thằng Ca “khỉ độc” chỉ vì lửa đạn B40 thiêu sém cả mặt mũi, tóc tai; thằng Đờn “Chéc-nơ-mo” chỉ vì nhỏ con nhất đại đội. Và tôi cũng có biệt hiệu là “trọc”, do “thủ” tôi có thời gian không còn lấy một sợi tóc “làm duyên”... Thế đấy, một thằng mỗi biệt hiệu khác nhau, nghe có vẻ chướng lỗ tai, nhưng giống nhau là đều chiến đấu dũng cảm, lập công xuất sắc, huân chương đỏ chói ngực áo quân phục.

Kể lại chuyện này làm tôi nhớ đến một chuyện khác và đây chính là kỷ niệm sâu lắng nhất trong đời tôi. Khi lành vết thương ở lần bị thương thứ nhất trở về đơn vị tôi được bổ sung vào tiểu đội “mũi nhọn” do Hồ Văn Ưu quê ở tỉnh Thừa Thiên (tôi không nhớ huyện, xã nào) làm tiểu đội trưởng. Trước đây tôi và Ưu không thân nhau lắm và nói chung chỉ biết nhau một cách hờ hững, mờ nhạt do cùng sống trong một đại đội. Nhưng từ khi được ở gần anh, chiến đấu bên anh, tinh thần hết sức mưu trí, dũng cảm toát lên từ con người anh đã làm tôi rất đỗi quý mến, cảm phục. Đến bây giờ tôi vẫn nhớ rất rõ dáng người anh: thấp, nhỏ, nước da đen cháy, nên cũng có biệt hiệu là “Ưu đen” và nhanh nhẹn, tháo vát đến lạ kỳ. Có lẽ do đặc điểm này mà ban chỉ huy đại đội chọn anh đảm nhận cái tiểu đội chủ công. Ưu có đôi mắt to, đen và cái nhìn sắc lạnh, hơi có vẻ tàn nhẫn. Đôi mắt ấy thật khó xiêu lòng người đẹp nhưng lại rất cần thiết cho một người lính lúc giáp trận. Nhìn vào mắt Ưu – dù trong hoàn cảnh nào: gian khổ, ác liệt, có lúc sự sống như treo đầu sợi tóc – tôi vẫn thấy rất vững tâm. Có một lần trước khi vào trận đánh, tôi và Ưu ngả lưng bên nhau, cạnh một cây xoài lớn. Chân Ưu gác nhẹ lên chân tôi và Ưu thổ lộ: “Tao có người yêu ở Huế chuyên bán bún giò. Cô ấy không đẹp nhưng hiền và hay khóc. Hôm chia tay ra đi, cô ấy khóc ướt cả áo tao, khiến tao không nhịn được cũng khóc theo. Mai mốt yên giặc, trở lại Huế, tao sẽ cưới cô ấy và chúng tao sẽ mở quán bán bún giò. Bún giò người yêu tao làm ngon lắm! Sau này trở lại Bình – Trị – Thiên, mày vô Huế, chúng tao sẽ đãi mày...”.

Trận đánh xảy ra ngay sau đó, cắt ngang câu chuyện của chúng tôi. Gần một ngày quần nhau với địch, đến khoảng gần bốn giờ chiều thì Ưu trúng đạn địch hy sinh. Ưu chết trong tư thế quỳ hai chân bên bờ kênh, cạnh cây xoài lớn. Dáng lưng Ưu vẫn thẳng, chỉ có cái mũ cối trên đầu là hơi cụp về một bên. Khẩu AK báng gập trong tay Ưu vẫn gác trên bờ công sự, nòng chĩa về phía trước. Trung đội trưởng Phạm Văn Tiến và tôi chạy đến, luống cuống ôm lấy Ưu lay gọi một cách tuyệt vọng. Cả vạt áo sau lưng và hai bờ vai Ưu thấm đỏ máu. Lật chiếc mũ cối trên đầu Ưu ra, cả hai chúng tôi giật thót người, đưa mắt nhìn nhau. Anh Phạm Văn Tiến miệng méo xệnh lại như mếu, còn tôi hai tay đưa vội lên bưng lấy mặt. Trời ơi! Hai con mắt của Ưu, do bị sức ép cực mạnh của một quả ĐKZ nổ trên cây, đẩy hẳn ra ngoài dài khoảng hai đốt ngón tay đeo lủng lẳng hai bên gò má. Thêm hai mảnh nhỏ xuyên qua mũ cối vào đầu. Chúng tôi nhẹ nhàng đỡ Ưu nằm xuống, thận trọng ấn hai con mắt vào vị trí cũ. Xung quanh tiếng bọn lính Pônpốt vẫn la hét om sòm. Tiếng đạn nổ chát chúa không một giây ngừng nghỉ. Không thể để xác đồng đội mình rơi vào tay lũ sát nhân, nếu chẳng may mất chốt. Anh Phạm Văn Tiến ra lệnh cho tôi phải đưa ngay Ưu ra khỏi trận địa. Tôi chấp hành ngay. Nhưng đưa Ưu ra bằng cách nào đây là việc chúng tôi phải lúng túng mất một hồi. Bế ư? Cõng ư? Bế thì không thể mà cõng thì không dễ. Cõng một người còn sống cho dù nặng cỡ nào cũng là việc dễ dàng. Đằng này một người đã chết thì quả là điều nan giải. Và rồi cuối cùng chúng tôi cũng tìm được cách khắc phục. Tôi cúi xuống, dạng hai chân, gập hẳn người xuống. Anh trung đội trưởng và một người nữa nâng bổng Ưu, đặt lên lưng tôi, cho hai tay quàng qua vai tôi, thõng xuống ngực. Mặt Ưu áp lên đầu tôi. Tay phải tôi bắt chéo lên, túm chặt cổ áo Ưu. Tay trái quàng ra phía sau nắm lấy thắt lưng Ưu. Rồi cứ trong tư thế lom khom như vậy, tôi vừa đi vừa chạy một mạch gần năm trăm mét ra đến chỗ quy định. Tưởng đã hoàn thành nhiệm vụ, nào ngờ khi đặt Ưu xuống, nhìn vào đôi mắt bị sức ép thì con mắt bên trái không còn nữa, nó đã rơi ở đâu đó dọc đường. Trên đường quay lại, tôi tìm kiếm một hồi nhưng không thấy. Trung đội trưởng nghe tôi báo cáo, mặt anh nghiêm lại và tiếng anh dõng dạc, tôi có cảm tưởng như át cả tiếng đạn gầm: “Đồng chí phải quay ngay lại, bằng mọi giá tìm cho được con mắt của đồng chí Hồ Văn Ưu”. “Rõ!”. Lần đầu tiên trong đời bộ đội, tôi đáp lệnh chỉ huy sao mà mạnh mẽ, trang nghiêm. Tiếng “rõ” hôm ấy như có sức mạnh gấp đôi, rung lên, dồn nén trong ngực tôi. Và thế là sau nửa giờ quay lui quay tới tìm kiếm, tôi đã tìm lại được con mắt của Hồ Văn Ưu. Tôi ghé miệng thổi đi những con kiến, hạt bụi, rồi đặt con mắt của đồng đội lên lòng bàn tay mình và đứng lặng một hồi lâu ngắm nhìn. Thật kỳ lạ, chẳng khác khi còn sống là bao, con mắt của Ưu vẫn to, đen, sắc lạnh. Chỉ có khác là bây giờ nó không nằm trên một khuôn mặt, cho dẫu chỉ là khuôn mặt của một người đã chết. Mà rời hẳn ra, to và dài bằng hai ngón tay cái gộp lại và bầm đen những máu. “...Bún giò người yêu tao làm ngon lắm! Sau này trở lại Bình – Trị – Thiên, mày vô Huế, chúng tao sẽ đãi mày...”.

Hồ Văn Ưu ơi! Khát vọng của anh thế là mãi hoài dang dở. Tôi vẫn nhớ anh. Nhớ lời hẹn của anh chỉ một ngày trước khi anh chết. Tôi đã trở lại quê hương, đã một đôi lần lang thang trên các vỉa hè phố Huế. Gặp ai bán bún giò là tôi nhào vô ăn, rồi lân la hỏi chuyện. Tôi không biết người yêu của anh tên gì và ở nơi nào giữa Huế mộng mơ. Nhưng tôi vẫn hằng tin trong số những người tôi ăn bún giò có một người con gái hay khóc là người yêu của anh...

Sau trận ấy, đơn vị tôi còn tham gia nhiều trận khác nữa. Và ở trận chốt Bắc Đai, tôi bị thương lần thứ hai. Được nửa năm sau, chiến tranh biên giới Tây – Nam kết thúc. Đại đội 5 tiếp tục hành quân qua biên giới Camphuchia – Thái Lan làm nghĩa vụ quốc tế. Tôi do không đủ sức khoẻ, phải ở lại công tác ở một đồn Biên phòng rồi sau đó vài năm, ra quân.

Thời gian như ngọn gió, chẳng thể đợi chờ ai. Thấm thoắt thế mà đã mười mấy mùa xuân đi qua, kể từ ngày giã biệt đời quân ngũ. Tháng ngày tôi lặng lẽ với vườn chè, vườn tiêu. Tuổi xuân cũng qua đi để chấp chới tuổi tứ tuần, do vất vả nên soi gương thấy mình đã già, trán đầy nếp nhăn. Tôi đã ứa nước mắt khi ngồi ghi lại những dòng này. Tôi thả hồn tôi ngược dòng thời gian, trôi về với dĩ vãng, nhớ lại một thời đã qua, nhớ về một miền biên cương, nơi ấy có những đồng bào, đồng chí đã một thời cùng tôi gắn bó thân thương, gần gũi. Gần một trăm cán bộ, chiến sĩ chủ yếu là con em ba tỉnh Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên ra đi từ thị trấn Hồ Xá (Vĩnh Linh) ngày 17 tháng 5 năm 1977, đến hôm nay ai còn ai mất? Các anh Trương Quang Hiệt, Phạm Thanh Đuyền, Nguyễn Thanh Khâm, Bùi Đức Xinh, Võ Ngọc Kế, Phạm Anh Hùng, Hoàng Trọng Thanh, Nguyễn Văn Phong, Nguyễn Văn Lường, Hồ Trọng Bá, Nguyễn Trường Nguyên... bây giờ ở đâu và làm gì? Các anh ơi! Tôi vẫn hằng nhớ đến các anh. Có những đêm không ngủ, tôi thầm gọi tên các anh. Các anh hãy cùng tôi sống lại những năm tháng ấy. Những năm tháng đã tôi luyện trong ta không phải chỉ bằng lòng quả cảm trong chiến đấu mà còn cả thắt ruột vì thương yêu đồng chí, đồng bào. Các anh hãy cùng tôi nhớ về miền biên cương ấy. Một thời để nhớ và một thời để thương.

Nguyễn Ngọc Chiến

(*) Hiện nay, tại xã Ba Chúc, huyện Bảy Núi, tỉnh An Giang, chính quyền và nhân dân địa phương đã xây dựng một khu nhà tưởng niệm gọi là “Nhà mồ Ba Chúc” tập trung gần 3000 bộ hài cốt cùng nhiều tang vật liên quan đến vụ thảm sát do binh lính Pônpốt gây ra đối với nhân dân trong xã vào năm 1978.

Tội ác của Khmer Đỏ 25096810

Nguyễn Ngọc Chiến năm 20 tuổi (1979)

Tội ác của Khmer Đỏ Dscn0210

Nguyễn Ngọc Chiến và đồng đội năm 1978
(Ảnh Phóng viên Báo QĐND)

Tội ác của Khmer Đỏ Pppjh10

Nguyễn Ngọc Chiến tại mặt trận biên giới An Giang năm 1978
(Ảnh Phóng viên Báo QĐND)

Tội ác của Khmer Đỏ Uuuuu10

Nguyễn Ngọc Chiến trong trận đánh đêm 27.3.1978 tại kênh Năm Xã,
thuộc xã Phũ Hữu, huyện Phú Châu, tỉnh An Giang.

(Ảnh Phóng viên Báo QĐND)

Tội ác của Khmer Đỏ 400010

Nguyễn Ngọc Chiến tranh thủ viết tin bài gửi về Tòa soạn báo
(Ảnh Phóng viên Báo QĐND)

Tội ác của Khmer Đỏ Dscn0210

Ban chỉ huy Đại đội 5 - Công An Nhân dân Vũ trang An Giang
(Ảnh Phóng viên Báo QĐND)

Tội ác của Khmer Đỏ 20666610

Đại đội 5 đón nhận cờ TUỔI TRẺ ANH HÙNG BẢO VỆ TỔ QUỐC
(Ảnh Phóng viên Báo QĐND)

Tội ác của Khmer Đỏ Dscn0211

"Nguyễn Ngọc Chiến, Hạ sỹ (A8 - B3 - đại đội 5) tham gia chiến
đấu nhiều trận trên kênh Năm Xã, đã nêu cao tinh thần chiến đấu ngoan
cường, dũng cảm, vận dụng chiến thuật đánh gần bẻ gãy nhiều đợt tấn công
tội ác của lực lượng vũ trang Cam-pu-chia. Đồng chí được đề nghị tặng
thưởng Huân chương Chiến công hạng Ba".

(Phóng sự ảnh Báo Công an Vũ trang năm 1978)

Tội ác của Khmer Đỏ 5851_110

Nhà mồ Ba Chúc, thuộc xã Ba Chúc, huyện Bảy Núi, tỉnh An Giang
Thích0Báo xấu0

Gửi một tin nhắn lên tường.

Gửi báo cáo lỗi về bài viết này.

      
Ruz
Ruz Ưu tú

Cấp bậc: Ưu tú

Bài viết : 540

Danh vọng : 936

Uy tín : 2

Có vẻ như bài viết này không cùng chủ đề với bài viết trên. Nhưng chúng ta hãy nghe sinh viên Lê Hoàng Nghĩa - lớp trẻ sinh ra sau chiến tranh nói về cảm tưởng của mình khi tham quan 2 nơi phơi bày tội ác diệt chủng của chế độ Polpot tại Campuchia để rồi lý giải cho sự tàn bạo của chúng ở Ba Chúc.

Quay trở lại, điểm tham quan đầu tiên tại Phnompenh là Cánh đồng chết. Đây là nơi mà bọn Polpot đã hành quyết hàng triệu con người cách đây mới 30 năm. Vừa đến cổng, 1 thoáng rùng mình, tay run run tick vào ô “second time visit”, hiếm hoi trong cái list dài dằng dặc của bọn bán vé. Một tấm bia lớn dành cho các lữ khách khi đến tham quan nơi đây:

Tội ác của Khmer Đỏ Image010
Diệt chủng Pôn Pốt!
“Xin quý khách hãy bày tỏ sự tôn kính đối với hàng triệu người đã bị giết hại dưới chế độ diệt chủng Polpot”. Cái này gọi là “skull tower”, nơi lưu giữ và trưng bày hàng chục nghìn cái đầu lâu, được phân tầng theo độ tuổi của các đầu lâu:

Tội ác của Khmer Đỏ Image011
Tất cả đều là thật! Và hầu hết các đầu lâu đều không còn nguyên vẹn, bị nứt toác một số chỗ do chịu tác động của những cú đập.

Vào sâu bên trong Cánh đồng chết, bắt gặp nhan nhản những hố chôn người tập thể (masgrave):

Tội ác của Khmer Đỏ Image012
Mỗi hố này là nơi chôn khoảng vài trăm người, trong đó có cả những người còn sống!

Tội ác của Khmer Đỏ Image013
Đây gọi là “magic tree”, nơi treo cổ những tội nhân to mồm, gây mất trật tự công cộng, mục đích là để làm gương cho kẻ khác.

Đối với những người đặt chân đến cánh đồng chết lần thứ 2, cảm giác rất khác so với lần thứ nhất. Vì nếu đi lần đầu, thông thường bạn sẽ đi killing field trước, sau đó mới là đi Toul Sleng – bảo tàng diệt chủng – nơi có những bức ảnh rất hùng hồn về cách thức giết người của Polpot tại Cánh đồng chết. Đối với những người đi lần thứ 2, sau khi đã chứng kiến những bức ảnh ở bảo tàng diệt chủng, thì những cảnh vật ở Cánh đồng chết trở nên sống động hơn bao giờ hết. Mỗi cành cây ngọn cỏ đều làm mình mường tượng ra những cảnh giết người ghê rợn của bọn Polpot, mà đây là một trong những điển hình:

Tội ác của Khmer Đỏ Image014
Đây là “killing tree”, nơi bỏ xác của rất nhiều trẻ em. Bọn Polpot giết các em bằng cách cầm chân quật vào thân cây này, hoặc ném thẳng vào thân cây, như thế này này:

Tội ác của Khmer Đỏ Image015
Tiện đây cũng nói luôn 1 cách giết trẻ em khác của Polpot tại Cánh đồng chết, đó là 1 chú tung đứa trẻ lên cao, 1 chú khác dùng súng bắn chết, như thế này này:

Tội ác của Khmer Đỏ Image016
Chú có nhiệm vụ bắn đứa bé mà chẳng may bắn trượt cũng sẽ bị xử tử vì cái tội làm phung phí đạn!

Một cảnh vật khác cũng bắt gặp rất nhiều ở cánh đồng chết, đó là những hố giam người (detention):

Tội ác của Khmer Đỏ Image017
Vào giai đoạn đầu khi tiến hành diệt chủng, Polpot sẽ hành quyết nạn nhân ngay sau khi xuống xe. Nhưng nạn nhân ngày càng nhiều, giết không xuể trong một lúc nên chúng đã giam các nạn nhân chưa giết kịp lại, khi nào rảnh mới lôi ra giết tiếp. Đây chính là nơi giam giữ.

Trên thực tế, killing field ngày nay đã bị thu hẹp đi rất nhiều do bản thân chính những người dân Campuchia cũng muốn quên đi thảm cảnh ấy, nơi đây chỉ lưu lại những gì đặc trưng và tiêu biểu nhất. Ngày xưa nó hoành tráng thế này cơ:

Tội ác của Khmer Đỏ Image018
Đầu lâu xếp thành từng dãy, xương chồng chất như củi, hãy đề ý, có 1 số đầu lâu còn nguyên khăn bịt mắt.
Do không có đạn vì hồi đó đạn là khá đắt đỏ, Polpot đã giết người bằng những dụng cụ thô sơ nhất như cuốc, thuổng, xẻng, gậy, dùi cui, chông, búa, rựa... tất cả những gì có thể làm chết 1 con người đều được Polpot
tận dụng triệt để:

Tội ác của Khmer Đỏ Image019
Tác động của những dụng cụ này khiến các đầu lâu đều bị biến dạng, méo mó, vỡ 1 bên, hãy nhìn cái đầu lâu này:

Tội ác của Khmer Đỏ Image020
Sau khi “ăn” một nhát búa vào đầu làm cái sọ gần như vỡ đôi, đồng chí này hình như ngắc ngoải chưa chết hẳn, thế là lãnh tiếp 1 phát đạn xuyên từ đỉnh đầu, lần này chắc đồng chí không thể qua khỏi.

Và đây, là những lời tâm sự đầy xót thương và căm phẫn của người dân Campuchia đối với bọn Polpot tàn độc, đọc những lời này, bất kì ai cũng phải rùng mình, rợn tóc gáy xen lẫn với những xót xa, cảm thương vô hạn:

Tội ác của Khmer Đỏ Image021
Lược dịch:

“VỚI NHỮNG GÌ HIỆN HỮU NƠI ĐÂY, CHÚNG TA NHƯ ĐANG NGHE THẤY VĂNG VẲNG TIẾNG GÀO THÉT ĐAU ĐỚN CỦA NHỮNG NẠN NHÂN. HỌ CHẾT MÀ KHÔNG KỊP NÓI LỜI CUỐI CÙNG VỚI BẠN BÈ, NGƯỜI THÂN. HỌ ĐÃ ĐAU ĐỚN ĐẾN THẾ NÀO KHI BỊ CUỐC BỔ, DAO ĐÂM HAY KIẾM CHÉM TRƯỚC KHI TRÚT HƠI THỞ CUỐI CÙNG. HỌ ĐÃ XÓT XA ĐẾN THẾ NÀO KHI TẬN MẮT NHÌN THẤY NHỮNG NGƯỜI THÂN YÊU CỦA MÌNH, CON CÁI, VỢ, CHỒNG MÌNH BỊ HÀNH QUYẾT TRƯỚC KHI ĐẾN LƯỢT CHÍNH MÌNH. CÁCH THỨC GIẾT NGƯỜI HÀNG LOẠT MÀ BỌN POLPOT SỬ DỤNG ĐỐI VỚI NHỮNG NGƯỜI DÂN VÔ TỘI THẬT KHÓ DIỄN TẢ ĐẦY ĐỦ VÀ RÕ RÀNG BẰNG LỜI BỞI NHỮNG CÁCH THỨC ẤY LÀ QUÁ TÀN KHỐC. THẬT KHÓ TƯỞNG TƯỢNG ĐƯỢC BỌN CHÚNG LÀ AI: CHÚNG MANG HÌNH HÀI CỦA CON NGƯỜI NHƯNG CÓ TRÁI TIM CỦA QUỶ DỮ. CHÚNG MANG KHUÔN MẶT CỦA NGƯỜI KHƠME NHƯNG LẠI GIẾT CHÍNH NHỮNG ĐỒNG BÀO TÔNG TỘC CỦA MÌNH. CHÚNG MUỐN BIẾN NHỮNG NGƯỜI DÂN CAMPUCHIA THÀNH MỘT NHÓM NGƯỜI HOÀN TOÀN VÔ THỨC, CHỈ BIẾT NHẮM MẮT TUÂN THEO MỆNH LỆNH VÀ GIẾT NGƯỜI NHƯ MỘT THÚ VUI. CHÚNG ĐÃ HUẤN LUYỆN VÀ BIẾN NHỮNG ĐỨA TRẺ CÓ TRÁI TIM HOÀN TOÀN TRONG TRẮNG, LƯƠNG THIỆN VÀ NGÂY THƠ THÀNH NHỮNG TÊN ĐAO PHỦ GHÊ TỞM, DÁM GIẾT NHỮNG NGƯỜI VÔ TỘI, THẬM CHÍ GIẾT CẢ CHA MẸ, HỌ HÀNG VÀ BẠN BÈ CỦA MÌNH.

CHÚNG ĐỐT CHÁY CÁC KHU CHỢ, PHÁ HUỶ HỆ THỐNG TIỀN TỆ, XOÁ BỎ LUẬT PHÁP VÀ VĂN HOÁ QUỐC GIA, ĐẬP TAN TRƯỜNG HỌC, BỆNH VIỆN, NHÀ THỜ VÀ NHỮNG DANH THẮNG TUYỆT TÁC NHƯ KHU ĐỀN ANKOR WAT, CHÚNG BẮT VÀ GIẾT HẾT NHỮNG NHÂN TÀI, TRÍ THỨC CỦA QUỐC GIA, CHÚNG MUỐN NHẤN CHÌM CẢ ĐẤT NƯỚC CAMPUCHIA TRONG BIỂN MÁU VÀ NƯỚC MẮT. CẢ MỘT NỀN VĂN MINH QUỐC GIA ĐÃ BỊ NHẤN CHÌM, KINH TẾ VÀ XÃ HỘI ĐẤT NƯỚC CAMPUCHIA BỊ ĐƯA TRỞ LẠI THỜI KÌ ĐỒ ĐÁ....”

Rời xa khu vực đầy tử khí ấy, điểm đến tiếp theo là nhà tù Toul Sleng, trước đây tên của nó là nhà tù S-21
(Security Office 21). Đây là nơi mà bọn Khơ me đỏ giam cầm và tra tấn các tội nhân. Từ Toul Sleng, theo ý nghĩa của từng chữ, có thể hiểu đây là một “ngọn đồi độc” (poisonous hill) hay “một khu vực giam cầm những
tội nhân”. Năm 1962, S-21 là một ngôi trường phổ thông có tên là “Ponhea Yat”. Sang chế độ Polpot, chúng đã biến nơi đây thành 1 nhà tù với hàng rào và dây điện bao quanh. Có 4 tòa nhà chính trong nhà tù này
được sử dụng làm nơi điều hành, giam giữ, thẩm vấn và tra tấn.

Những tội nhân bị giam giữ tại đây là mọi thuộc mọi tầng lớp như công nhân, nông dân, kĩ sư, nhà khoa học, trí thức, giáo sư, giáo viên, sinh viên, các bộ trưởng và những nhà ngoại giao trên khắp đất nước Campuchia. Theo thống kê, đã có khoảng hơn 10.000 lượt người bị giam giữ và giết hại tại đây.

Trước hết, hãy đọc 10 “nguyên tắc” dành cho những tội nhân giam giữ tại đây:

Tội ác của Khmer Đỏ Image022
1. Trả lời thẳng câu hỏi. Không lòng vòng.
2. Đừng có cố mà che giấu sự thật bằng cái kiểu lấy lí do thế nọ hay thế kia. Cấm cãi hay hỏi lại!
3. Đừng có ngu ngốc mà nghĩ rằng mình có thể phá hoại cuộc cách mạng của bọn tao.
4. Trả lời ngay lập tức câu hỏi. Cấm làm mất thời gian.
5. Đừng có nói với tao rằng bọn bay là bất tử hay có thể làm nên 1 cuộc lật đổ.
6. Khi bị đánh hay giật điện, cấm khóc lóc!
7. Ngồi yên tại chỗ và chờ lệnh của tao. Nếu chưa có lệnh, giữ trật tự. Khi tao có việc cho mày, mày phải làm ngay không phản kháng.
8. Cấm không ba hoa về Khơ me đỏ để che giấu tội lỗi của chúng mày.
9. Nếu không tuân thủ các nguyên tắc trên, bọn mày sẽ ăn roi điện.
10. Nếu không tuân theo mệnh lệnh của bọn tao, chúng sẽ ăn 10 roi điện hoặc 5 lần giật điện.

Rời khỏi nhà tù, dù đã lần thứ 2 nhưng cảm giác rùng rợn, ghê người trước những tội ác quá dã man của bọn Polpot vẫn lởn vởn trong đầu. Nếu không có nạn diệt chủng, chắc hẳn giờ đây Campuchia đã trở thành một nước phát triển không kém gì VN.

Tội ác của Khmer Đỏ Image026
Những đứa trẻ ngây thơ này, liệu bao giờ mới đủ lớn để có thể cảm nhận hết nỗi đau mà cả một dân tộc phải gánh chịu? Dù sao, chúng cũng là những đứa trẻ may mắn, vì không bị quật vào thân cây hay tung lên cao rồi bắn ngay từ khi mới cất tiếng khóc chào đời...

Đây cũng có thể coi là 1 tội ác ghê rợn và kinh tởm nhất trong lịch sử tiến hóa của loài người, tôi tự hỏi chúng là người hay là động vật, mà động vật cũng không hề có một hành vi nào ghê rợn đến vậy, "tàn sát đồng loại", và không những thế, chúng còn thẳng tay tàn sát 25000 đồng bào Việt Nam rải rác khắp biên giới Việt Nam - Campuchia.
      
Ruz
Ruz Ưu tú

Cấp bậc: Ưu tú

Bài viết : 540

Danh vọng : 936

Uy tín : 2

Cảm tưởng của một bạn trẻ dưới đây cho ta một cái nhìn nhìn đầy đủ hơn về Tội ác chống lại loài người của Khmer Đỏ:

Nhân dịp xét xử Duch - kẻ cầm đầu nhà tù Tuol Sleng của chế độ diệt chủng Pol Pot được đăng trên báo Thanh Niên và các phương tiện thông tin đại chúng - mà tôi – Half-Blood Prince – muốn giới thiệu với các bạn về một trong những chương đen tối nhất của thế kỷ 20. Có điều gì đó thôi thúc lương tri tôi phải nhìn lại quá khứ.

Tôi là một người đặc biệt yêu thích bộ môn lịch sử. Bản thân đã từng đọc đủ thứ tài liệu, chứng kiến biết bao nhiêu tội ác của loài người tự cổ chí kim. Có thể kể đến một vài sự kiện nổi bật như thảm sát người Do Thái Holocaust của Đức quốc xã, Đại Thanh Trừng và Nạn Đói Holodomor của Joseph Stalin, Đại Nhảy Vọt và Cách Mạng Văn Hóa của Mao Trạch Đông, .vân. vân... Nhưng những điều đó, xét về độ tàn bạo, khủng khiếp, ghê tởm vẫn còn thua xa tội ác của Pol Pot và đồng bọn.

Đất nước Campuchia bị ép chặt, nghiền nát dưới “bánh xe lịch sử” của chế độ Khmer Đỏ - một chế độ xã hội mà những ý tưởng man rợ của nó đã đưa một trong những nền văn minh rực rỡ nhất từng xuất hiện trên trái đất này vào guồng quay của sự hủy diệt.

Ở đó, trong những trang trại lao động khổ sai, tất cả trẻ con và người lớn bị đày đọa bởi lao động quá sức, bởi đói khát bệnh tật, để rồi chết vì kiệt quệ và hành quyết.

Ở đó, tri thức, văn hóa, truyền thống, tình yêu bị lên án, bị tiêu diệt.

Tội ác của Khmer Đỏ Cambodia_genocide
Tấm bản đồ sọ người
Tôi đã lặng người đi khi lật lại từng trang của giai đoạn chết chóc này. Những câu chuyện rùng rợn tôi đọc trong “Hành trình qua cánh đồng chết”, "Người tù của Khmer đỏ”, “Hồi ký của Boun Sokha”, “Tam giác Trung Quốc - Việt Nam - Campuchia”… vượt xa trí tưởng tượng của tôi. Bởi nó quá sức thương tâm.

Có thể bạn cho rằng tôi nói hơi quá, nhưng để tôi chỉ cho bạn thấy tại sao tôi lại ghê sợ chế độ Pol Pot này hơn tất cả các sự kiện ở trên:

- Đầu tiên, Đức Quốc xã hiển nhiên là biểu tượng sáng chói nhất cho cái ác ngự trị trên trái đất này. Hình thức giết người của chúng cũng dã man: phòng hơi ngạt, tử hình bằng súng máy… Nhưng tựu chung, Hitler chỉ có ước mơ đưa dân tộc của mình thống trị địa cầu chứ không đẩy họ xuống âm phủ.

- Kế đến, Joseph Stalin tổ chức cuộc Đại Thanh Trừng xuất phát từ nỗi sợ của ông ta về các đối thủ chính trị. Còn nạn đói Holodomor Stalin gây ra đối với người dân Ukraina là một thảm họa không thể chối cãi. Tuy nhiên, Stalin vẫn giúp Liên Xô trở thành siêu cường thứ hai duy nhất trong lịch sử.

- Cuối cùng, thời kỳ Cách Mạng Văn Hóa của Mao Trạch Đông theo như tôi đọc trong “Sống và chết ở Thượng Hải” thật sự khắc nghiệt. Đó là một giai đoạn hỗn loạn xã hội và tình trạng vô chính phủ tại Trung Quốc. Sự lộng hành của Hồng vệ binh dưới quyền của Mao Trạch Đông đã tạo ra một bầu không khí khủng bố, khiến người dân sống trong nơm nớp lo sợ.

Nhưng còn bọn Khmer Rouge thì sao ?

Theo nhìn nhận cá nhân, tôi cho rằng chính quyền Khmer Đỏ là độc ác chưa từng có và là một địa ngục, một vết nhơ không phai mờ trong suốt chiều dài lịch sử của nhân loại. Khó tưởng tượng rằng đến tận những năm gần cuối thế kỷ 20, tức thời hiện đại, mà còn tồn tại một chế độ vô nhân đạo hơn cả thời phong kiến. Thanh lọc dân số bằng… cuốc chim, bằng chặt đầu, bằng xẻ đôi, bằng khoan sọ…

Tôi sẽ kể tóm tắt một cách rõ ràng và dễ hiểu qua những gì tôi nhớ được:

Cuộc nội chiến tại Campuchia diễn ra trong 5 năm giữa phe cộng hòa do tướng Lon Nol chỉ huy và phe Khmer Đỏ do Pol Pot cầm đầu.

* Kết quả: phe Lon Nol đầu hàng và phe Pol Pot tiến về thủ đô Nam Vang như những anh hùng.

Tội ác của Khmer Đỏ Polpot10
Chân dung Pol Pot
Ngày 17-4-1975, khi Khmer đỏ kéo vào thủ đô Nam Vang, ai cũng hân hoan vui mừng đón rước, lầm tưởng hòa bình đã đến và cảnh chém giết lẫn nhau không còn xảy ra nữa. Nhưng không ngờ, chính ngày đó lại là ngày mở đầu cho một chuỗi dài thảm họa đẫm máu, khủng khiếp đến nỗi gây chấn động dư luận khắp nơi trên thế giới. Ai nghe đến cũng phải rùng mình kinh hãi.

Chưa kịp reo hò, chưa kịp nhận xét thì ngay phút đầu tiên bắt gặp gương mặt của bọn lính Pol Pot, những người dân bàng hoàng nghe lệnh: “Tất cả ra khỏi thành phố !”

Đàn ông, đàn bà, già trẻ lớn bé, sư sãi, nhà giáo, kỹ sư, bác sĩ, nhà buôn, sinh viên... hơn 1 triệu người không kịp mang theo quần áo. Tụ tập con cái, gọi vợ, gọi chồng thì bị lùa đi về nông thôn như những bầy nô lệ. Nam Vang trở thành một “thành phố ma” (City of ghost).

Cuộc hành trình khủng khiếp này dựa trên một học thuyết của Darwin là “Chọn lọc tự nhiên”. Chỉ những người khỏe mạnh, có khả năng thích nghi tồn tại mới được sống để lao động. Dọc đường đi số người chết lên đến hàng trăm, hàng ngàn. Họ bị đối xử thua cả những con chó, con lợn.

Tôi sẽ trích lại vài dẫn chứng cho các bạn từ một tác phẩm tôi yêu thích: “Hồi ký của Boun Sokha”

Cảnh tượng thương tâm trên con đường "Chọn lọc tự nhiên"

Bọn Khmer Đỏ huấn luyện con nít giết người không ghê tay:

Tội ác của Khmer Đỏ Khmer_10
Lũ Khmer Đỏ nhí - tuy còn bé nhưng đã thành thạo việc giết người
Vô cùng khát máu, chúng theo dõi con người ta ngày đêm. Trò ưa thích của bọn chúng: Tung trẻ em lên rồi dùng lưỡi lê hứng.

Chúng tiêu diệt cả trí thức: "Họ vẫn là những kẻ thù của cách mạng, cần phải tận diệt. Đồng chí biết tại sao cách mạng không xài bọn bác sĩ, kỹ sư, chuyên viên kỹ thuật, giáo sư .v.v... không? Bọn chúng cũng là những phần tử nguy hiểm cho cách mạng".

Và cả những trẻ em vô tội:

Tội ác của Khmer Đỏ P1105p10
Những đứa trẻ nạn nhân của chế độ khát máu này
Dễ sợ quá phải không các bạn? Không phải phim ảnh, không phải tiểu thuyết, đây là những việc có THẬT !

Xã hội Campuchia từ một quốc gia hoà bình trong thập kỷ 60 đã bị Polpot biến thành một lò sát sinh khổng lồ đầy rẫy những hố chôn người. Không còn thành phố, trường học, chợ búa, tiền tệ, gia đình; không còn nhảy múa, đi chùa, tụng kinh niệm Phật; không có sự giao lưu với bên ngoài; con người không được nói, không được vui, không được buồn, không đuợc khóc, không được suy nghĩ, chỉ được cúi đầu tuân lệnh, sống trong câm lặng và hồi hộp chờ đợi nghe bọn Khmer Đỏ kêu đến tên mình đưa đi hành quyết.

Tội ác của Khmer Đỏ Khmerr10
Cảnh tượng rất phổ biến tại Campuchia ngày đó
Các bạn có tưởng tượng được một cuộc sống như vậy không? Vậy mà họ đã trải qua 3 năm 8 tháng 20 ngày với nó.

Đó là đối với dân tộc Campuchia. Thế còn chính sách của Pol Pot dành cho Việt Nam ta ra sao?

Trung ương Đảng Pol Pot họp quyết định 3 chủ trương lớn:

- Làm sạch nội bộ nhân dân
- Xác định Việt Nam là kẻ thù số 1, kẻ thù truyền kiếp !
- Xây dựng xã hội mới của Campuchia: không chợ, không tiền, không trường học, không trí thức, không tôn giáo, không đô thị, không gia đình.


Báo hiệu cho chính sách ấy, cũng trong tháng 5/1975 một khối thuốc nổ phá sập toà nhà Ngân hàng quốc gia Campuchia. Pol Pot hãnh diện nói: “Đây là tiếng súng đại bác tiến công vào dinh luỹ đồng tiền”.

Cùng với tiếng nổ báo hiệu công khai đó, thường vụ TƯ đảng Polpot ra chỉ thị tuyệt mật tiến hành 1 cuộc thanh trừng nội bộ, “dù có phải hao tốn 1 triệu người. Đảng ta cũng không tiếc, đảng ta cần phải mạnh. Nếu chỉ còn lại 2 triệu người Campuchia thì chúng ta vẫn xây dựng lại được đất nước”.

Bộ trưởng quốc phòng của chính phủ Polpot hồi đó nói với nhà vua: “Muốn cho đất nước và giống nòi Campuchia khỏi bị hoạ diệt vong, phải vĩnh viễn cắt khỏi thân thể Campuchia 3 thứ”:

1. Kiên quyết không để cho bất kỳ một người Việt Nam nào có quyền sống ở Campuchia. Nhằm mục đích ấy, biện pháp do Khmer Đỏ thi hành là một mặt giết chết một số lượng lớn Việt kiều bị tình nghi, mặt khác dùng vũ lực trục xuất toàn thể Việt kiều.
2. Ra lệnh cho mọi người dân Campuchia, cả nam lẫn nữ phải làm việc gian khổ hơn nhân dân Việt Nam gấp 2 lần, 10 lần và làm như thế để Campuchia mạnh hơn Việt Nam rất nhiều…
3. “Chấp nhận” 1 cuộc chạm trán vũ trang trên quy mô lớn với Việt Nam…

Hai triệu người Campuchia còn sót lại phải tiêu diệt sáu mươi triệu người Việt Nam. Với thái độ hết sức nghiêm túc, các nhà lãnh đạo Khmer đỏ đã ra lệnh cho binh sĩ và nhân dân: “1 người Campuchia phải giết chết 30 người Việt Nam”.

Tội ác của Khmer Đỏ H_4_il10
Bộ đội Việt Nam tiến vào giải phóng Nam Vang.
Chấm dứt thời kỳ khủng khiếp này, trong khi cả thế giới che mặt làm ngơ.
Khi chế độ Polpot kết thúc, bọn diệt chủng Polpot đã giết hại hơn 1.700.000 người. Vâng, số xương này nếu tập hợp lại thì đủ để chất cao thành một ngọn núi chứ không đùa đâu!

Tôi tự hỏi: Một con người có học như Polpot với lý tưởng “Xây dựng thành công Xã Hội Chủ Nghĩa trong 6 tháng” đề xuất thanh lọc nhân dân Campuchia từ 7,1 triệu người xuống còn 2 triệu người. Rồi lại hi sinh 2 triệu người Campuchia để tiêu diệt 60 triệu người VN. Vậy Pol Pot tính đưa dân tộc Campuchia đi tới đâu?

Nếu bạn đã đọc hết bài tôi viết ở trên thì xin mời xem tiếp "clip" này để hiểu một cách trực quan hơn:

THẢM SÁT BA CHÚC

Tội ác của Khmer Đỏ Images14
Bao nhiêu năm đã trôi qua nhưng chưa một giây phút nào những người dân Ba Chúc nguôi ngoai cái cảm giác kinh hoàng của 11 ngày đêm tang thương của năm 1978. Bia đá của lòng căm thù đã được những người còn sống dựng lên, những lớp sọ người chất chồng lên nhau như nỗi đau chất lên nỗi đau thấu tới trời xanh. Nước mắt mãi mãi chảy ngược về quá khứ. Chưa có vụ thảm sát nào, chưa có tội ác nào kinh hoàng và rùng rợn như thế!...

3.157 người dân vô tội bị sát hại

Nằm dưới chân dãy Thất Sơn hùng vĩ, Ba Chúc là một xã thuộc huyện Tri Tôn, tỉnh An Giang. Cách biên giới Việt Nam - Campuchia 7 km đường chim bay, vùng đất này là cửa ngõ mở xuống đồng bằng miền Tây Nam Bộ. Về Ba Chúc hôm nay, dưới những rặng dừa tỏa bóng bình yên bên những cánh đồng lúa ngậm sữa, không ai ngờ tới hơn 30 năm trước mảnh đất này đã phải từng gánh chịu một nỗi tang thương, đau đớn đến thế! Cùng với những hồi ức của người dân Ba Chúc, chúng tôi đi ngược thời gian...

Ngày 30/4/1977, bọn diệt chủng Pôn Pốt vô cớ xua quân tấn công vào 8 tỉnh Tây Nam của Tổ quốc, trong đó có An Giang mà xã Ba Chúc là một điểm trọng yếu trong hướng tấn công của chúng. Vùng đất nhỏ bé này đã phải chịu đựng 30 lần tấn công của chúng. Ðỉnh cao của tội ác là vụ thảm sát 3.157 người dân vô tội, từ ngày 18/4 đến 30/4/1978.

Sáng 18/4, sau khi chọc thủng phòng tuyến của du kích xã, bọn Pôn Pốt xua quân vào Ba Chúc. Xã bị dìm trong biển lửa và máu. Những cảnh tượng giết người hàng loạt dã man hơn cả thời trung cổ: Bắn người tập thể, dùng búa đập đầu, cắt cổ; với trẻ em thì chúng xé làm đôi hoặc nắm hai chân đập đầu vào gốc cây, vách tường, bờ đất hay tung lên và xóc lưỡi lê vào cơ thể; với phụ nữ thì bọn dã thú hãm hiếp, dùng dao xẻo vú, thọc tầm vông, cán búa hoặc nhét đất đá vào chỗ kín cho đến chết. Những người dân Ba Chúc từng chứng kiến đã rùng mình hồi tưởng và cho đến bây giờ họ vẫn thảng thốt ngạc nhiên tại sao có những kẻ mang khuôn mặt con người mà độc ác, dã man đến như vậy!...

Cùng với một người bạn sinh ra ở Ba Chúc, chúng tôi đến thăm những địa danh ghi lại tội ác của bọn diệt chủng. Ðã hơn 30 năm mà tiếng mõ cầu kinh của chùa Tam Bửu vẫn rền rĩ ngân thảm thương như tiếng vọng của những oan hồn.

Những ngày cuối tháng 3/1978, khi Pôn Pốt lấn qua biên giới, nhân dân thường chạy vào chùa trú ẩn vì cứ ngỡ rằng chúng sẽ không giết người trước Ðức Phật từ bi. Ai ngờ rằng, ngày 17/4, loạt pháo đầu tiên chúng bắn trúng hậu liên Tam Bửu tự. 40 người chết không toàn thây, 20 người bị thương, máu loang đỏ nền chùa, tiếng kêu la cất lên thảm thiết.

Sáng hôm sau, giặc tràn vào chùa Tam Bửu và bắt hơn 800 người đang ẩn nấp nơi đây và xua họ đi thảm sát tập thể ở cánh đồng Cầu Sắt và giồng Ông Tướng. Ðối diện với chùa Tam Bửu là chùa Phi Lai. Ba giờ chiều hôm đó giặc tràn vào đây và xả súng bắn chết tại chỗ 80 người; 100 người khác kinh sợ bỏ chạy cũng bị chúng dùng báng súng và khúc cây đánh chết; 40 người khác nấp dưới bàn thờ Phật cũng bị lựu đạn tung vào chỉ sống sót 1 người. Những hang đá trên núi Tượng (Kỳ Lân Sơn trong dãy Thất Sơn) đã trở thành những mồ chôn người tập thể.

Trong hang Ba Lê, 50 người trong một dòng họ không còn sót một ai và bên cạnh là giồng Ông Tướng đã vùi thây 100 sinh linh vô tội khác. Hang Cây Da có 17 người vào trốn, chúng xả súng giết ngay 14 người, hiếp dâm chị Chuột rồi dùng cây đâm vào cửa mình cho đến chết, hai người liều mình chạy thoát là anh Phan Văn Ba và người con trai 19 tuổi của mình. Bạn tôi kể lại, sau ngày bọn Pôn Pốt đã bị đẩy về bên kia biên giới, nhân dân Ba Chúc đã gom góp xương tàn của những người xấu số chất đầy cả... mấy chiếc xe bò!...

Những nhân chứng sống

Trước mặt chúng tôi là một ông già tiều tụy, những nét đau khổ khắc sâu trên gương mặt ông, đó là Trần Văn Tỏ. Người cha bất hạnh ấy quặn thắt ruột gan mà kể lại cho chúng tôi câu chuyện thương tâm. Ðây là nỗi ám ảnh chưa một giây phút nào thoát ra khỏi con tim và khối óc ông, ông sống mà cứ nghĩ như mình đã chết. Ông Tỏ kể:

Tại hang Ðồ Ðá Dựng nằm trong lòng núi Tượng có 72 người trốn, trong đó có 4 cháu nhỏ. Do ở hang lâu ngày thiếu ăn, khát nước và bệnh tật, trẻ la khóc suốt ngày. Ðể đảm bảo bí mật cứu lấy số đông, mọi người phải đau lòng nghĩ đến chuyện bức tử các cháu bé nhưng không ai dám nỡ lòng. Ðến ngày 29/4, một tên nữ Khơme Ðỏ đi do thám và phát hiện tiếng trẻ khóc, thị la lên "thận or" (có người) và chạy đi báo thượng cấp.

Trước nguy cơ tất cả bị tàn sát, mọi người quyết định phải tự tay giết 4 cháu bé. Ðứa con trai lên 5 của anh Trần Văn Tỏ biết mình sắp phải chết đã thảng thốt van xin: "Ba ơi! Ðừng giết con!". Anh Tỏ đã cố nén đau thương bóp mũi đứa con trai thương yêu của mình cho đến chết. Rồi tiếp đó là ông Hai Khế, ông Tư Ðức đã lần lượt tự tay giết ba đứa cháu nội của mình. Ba tiếng đồng hồ sau, bộ đội ta tấn công vào, những người dân trong hang Ðồ Ðá Dựng ôm 4 đứa trẻ vẫn còn hơi nóng mà đứt từng khúc ruột...

Tội ác của Khmer Đỏ 2a10
Bà Hà Thị Nga cũng là một nạn nhân còn sống sót sau vụ thảm sát. Ngôi nhà trơ trọi của bà cũng hoang lạnh đến rợn người nằm sát bên Nhà mồ Ba Chúc. Khi chúng tôi vào nhà, bà thắp nhang xá bốn phương tám hướng và cắm lên vô số bát nhang. Trên gương mặt như vô hồn của người phụ nữ chịu quá nhiều đau thương chợt đanh lại và ép ra những giọt nước mắt khi phải hồi ức về những ngày bi thảm.

Bà sinh năm 1939, lúc ấy 39 tuổi. Cả dòng họ trên 100 người của bà đã bị bọn Pôn Pốt giết hại; riêng gia đình bà đã vĩnh viễn mất đi 37 người, từ cha mẹ, anh chị, chồng và 6 đứa con thân yêu. Bà đã tận mắt chứng kiến kẻ thù giết hại những đứa con của mình. Ðứa gái út bị chúng đập đầu ba lần không chết vẫn ngẩng đầu kêu "Mẹ ơi!" đau đến xé lòng. Bà đã ngất xỉu đi và gục lẫn vào đống xác người cho nên thoát chết.

Tội ác của Khmer Đỏ 40998410
Bà Hà Thị Nga với ký ức sau lưng
Còn chị Nguyễn Thị Ngọc Sương năm ấy mới 11 tuổi - cha mẹ và tất cả anh chị em đều bị sát hại. Sương kể trong nước mắt: Chiều 18/4, giặc tràn vào chùa Tam Bửu và lùa bà con đi tàn sát tập thể, Sương chạy theo cha. Tại cánh đồng Cầu Sắt - Vĩnh Thông, cha chị cầm tay con mà dặn: "Cha còn 7 đồng bạc, con cầm lấy". Giặc bắn cha chị, xác nằm chung với hàng trăm người khác. Chị cũng bị bắn vào đầu và ngực nhưng may mắn không chết. Ban ngày Sương đi lượm xoài ăn, tối về nằm bên xác cha. Qua 11 ngày đêm, các vết thương trên người chị nhiễm trùng thối rữa ra. Sau thảm họa, chính quyền địa phương đã đưa chị đi bệnh viện điều trị ba tháng sau mới lành.

Ông Nguyễn Văn Kỉnh là một trong 300 người bị bọn chúng dẫn đi tàn sát ở cánh đồng Vĩnh Thông. Ông kể, chúng chia từng tốp 20-30 người rồi đồng loạt nã đạn, đến tốp ông Kinh, khi súng nổ ông hoảng sợ chết ngất. Sáu xác người khác phủ lên người ông. Khi tỉnh lại ông bàng hoàng nhìn cảnh tượng xung quanh và muốn chết thật đi khi nhìn thấy đứa cháu ngoại 5 tháng tuổi của mình đang day vú mẹ trong khi người con gái của ông tắt thở tự lâu rồi...

Di tích của lòng căm thù

Năm 1977, Ba Chúc chỉ có 16 ngàn dân mà chỉ trong 11 ngày 3.157 người vô tội bị giặc sát hại, phần lớn trong số họ là người già, phụ nữ và trẻ em. Trên 100 hộ bị giết sạch không còn ai sống sót, giữa lòng Ba Chúc hôm nay vẫn còn đó những nền nhà cũ bám rêu. Trên mảnh đất nhỏ bé này đến hôm nay vẫn như còn nhuốm máu. Những người dân Ba Chúc hình như không đủ niềm vui để nở một nụ cười. Chính quyền và nhân dân An Giang đã xây dựng tại đây quần thể chứng tích tội ác và Nhà nước đã công nhận là Di tích Căm thù theo Quyết định 92/VH-QÐ ngày 10/7/1980.

Tội ác của Khmer Đỏ Nannha10
Những người Việt đáng thương đã bị bọn Khmer Đỏ thảm sát
Trước mặt chúng tôi là nhà mồ Ba Chúc. Nhà mồ có hình lục giác, mỗi góc là một cột đỡ mái nhà bằng hình tượng bàn tay cầm chuôi kiếm đẫm máu giương thẳng. Chính giữa nhà mồ là khung hộp kính tám cạnh, chứa trong đó 1.159 hài cốt của những người dân vô tội; số còn lại đã được chôn cất và rất nhiều hài cốt khác đã lẫn vào đất đá hay chìm lấp trong các hang sâu trên dãy Kỳ Lân Sơn. Trước chứng tích của lòng căm thù, nỗi đau không thể cất thành lời, chúng tôi chỉ biết cúi đầu tưởng niệm. Tiếng vọng của những oan hồn mãi mãi ám ảnh trong lòng những người dân Ba Chúc, những người dân Việt Nam, thức tỉnh lương tri của những người dân Campuchia chân chính và nhân loại yêu chuộng hòa bình.

Tội ác của Khmer Đỏ 1a11
Khắc sâu mãi mãi một tội ác
TUOL SLENG

Bảo tàng diệt chủng Tuol Sleng là một bảo tàng tội ác diệt chủng của Khmer Đỏ trong thời gian cầm quyền từ 1975 đến 1979. Đây đã là trường phổ thông trung học trước khi trở thành trại tập trung của chế độ diệt chủng Kmmer Đỏ. Năm 1975, trường được chuyển thành nhà tù với tên gọi Nhà tù an ninh S21.

Bảo tàng hiện nay nằm khuất trong khu phố nhỏ Toul Svay Prey ở phía Nam Phnom Penh và khá lạc lõng với cảnh quan xung quanh bởi nó quá cũ kỹ, sập sệ với những hàng rào thép gai bao quanh.

Theo từ điển tiếng Khmer thì Toul Sleng có nghĩa như một Ngọn Đồi Độc Dược, cái tên như gắn liền với lịch sử của nó. Tuol Sleng từng là một trường học, nhưng Khmer Đỏ đã dùng dây thép gai để quây khu vực, đồng thời biến các phòng học thành các phòng giam nhỏ để tra tấn các tù nhân, trở thành trại tập trung của chế độ diệt chủng Kmmer Đỏ.

Năm 1975, trường được chuyển thành nhà tù với tên gọi Nhà tù an ninh S21. Trong thời gian 4 năm cầm quyền của Khmer Đỏ, nơi đây giam giữ khoảng 17.000 người (có nguồn khác cho rằng con số này là 20.000), phần lớn là thành viên hoặc lính trước đó của Kmer Đỏ bị kết tội phản bội. Trường đã được cải hoán như xây thêm hàng rào điện, gia cố phòng thành trại giam, phòng hỏi cung và phòng tra tấn. Hàng nghìn người đã bị tra tấn ở đây, chỉ có một số ít tù nhân còn sống sót khi rời nhà tù vốn là “nỗi ác mộng” đối với người Campuchia.

Tội ác của Khmer Đỏ 460cam10
Những linh hồn không an nghỉ
Bảo tàng diệt chủng Toul Sleng trưng bày những hình ảnh nạn nhân và tư liệu về tội ác của Khmer Đỏ khiến người xem rùng mình. Có thể tham quan Bảo tàng diệt chủng Toul Sleng và sau đó ra ngoại ô thăm Cánh đồng chết (Killing Field).

Lịch sử

S21 có diện tích 600x400m và đã từng giam hơn 17.000 người, chỉ có 14 người còn sống sót. Nhà tù bao gồm 4 dãy nhà chính và một số ngôi nhà xung quanh, vốn là trụ sở, phòng tra hỏi và tra tấn tù nhân của chính quyền Khmer đỏ. Năm 1962, S21 vốn là trường trung học Ponhea Yat. Đến thời kỳ chế độ Lon Nol, một chế độ cộng hoà được chính phủ Mỹ hậu thuẫn vào những năm 1970, trường được đổi tên thành Trường trung học Toul Svay Prey. Đến tháng 5.1976, trường được chính quyền Khmer đỏ cải hoán thành nhà tù với tên gọi Nhà tù an ninh S21.

Theo các tài liệu mà Trung tâm Tư liệu Campuchia tìm được, S21 được thiết kế đặc biệt để dành cho việc tra hỏi và tiêu diệt các phần tử "phản bội". Trong suốt 4 năm cầm quyền của mình, nơi đây giam giữ tổng cộng 10.499 nghìn người (chưa tính khoảng 2.000 trẻ em bị giết) gồm nhiều quốc tịch như Việt Nam, Lào, Thái, Ấn Độ, Pakistan, Anh, Mỹ, Canada, New Zealand, Australia, nhưng phần lớn là người Campuchia.

Họ là công nhân, nông dân, kỹ sư, thợ cơ khí, dân trí thức, giáo viên, giáo sư, học sinh và thậm chí là công sứ, nhân viên ngoại giao. Toàn bộ thành viên gia đình của nạn nhân, kể cả trẻ em mới đẻ cũng bị đưa vào giam giữ trong nhà tù. Số người sống sót tại nhà tù này chiếm chưa đầy một nửa.

Tội ác của Khmer Đỏ Duch-710
Duch - trùm nhà tù Tuol Sleng
Những dãy buồng giam dài được xây kín bằng gỗ, gạch, san sát nhau chìm trong bóng tối. Những tù nhân bị giam giữ trong buồng giam nhỏ có diện tích 0,8x2m bị xích chân bằng sợi xích to chôn chặt vào tường hoặc nền nhà xi măng; còn những nạn nhân bị giam trong buồng giam lớn có diện tích 8x6m bị xích một hoặc cả hai chân vào những thanh cùm ngắn hoặc dài.

Cùm nhỏ dài chừng 0,8-1m được thiết kế để xích khoảng 4 người còn cùm dài 6m thì xích 20-30 người. Mọi nạn nhân đều phải nằm ngủ trên sàn nhà lạnh lẽo. 4.30 mỗi sáng, mọi nạn nhân phải thức dậy, kéo quần xuống tận đầu gối để cai tù kiểm tra, sau đó phải thực hiện một số động tác thể dục như đứng lên ngồi xuống, giơ tay cao cho dù chân vẫn bị cùm.

Mỗi ngày cai tù kiểm tra nạn nhân 4 lần và thay ngay mọi cùm bị lỏng. Nếu nạn nhân nào vi phạm các quy định mà chúng đề ra sẽ bị phạt từ 20-60 gậy. Muốn thay đổi tư thế khi ngủ, nạn nhân cũng phải xin phép của cai tù. Cách 2-3 ngày hoặc thậm chí nửa tháng nạn nhân mới được tắm v.v...

Mô tả

Bảo tàng còn lưu giữ các hiện vật được tìm thấy sau khi quân Khmer đỏ bị khống chế vào tháng 01 năm 1979, nhà tù đã lưu giữ rất nhiều tài liệu, hàng ngàn bức ảnh các nạn nhân, rất nhiều trong số đó vẫn đang được trưng bày. Các bức tranh vẽ cảnh tra tấn trong tù đang được trưng bày do Vann Nath thực hiện, ông là một trong những người tù sống sót tại Toul Sleng.

Bản đồ đất nước Campuchia ghép bằng sọ của các nạn nhân hiện không còn được trưng bày trong bảo tàng nữa vì một số ý kiến cho rằng việc đó qúa tàn nhẫn. Trước đây việc không tiếp tục trưng bày tấm bản đồ ghê rợn đó đã từng gây một cuộc tranh cãi phạm vi quốc tế. Để hiểu được toàn bộ bối cảnh lịch sử, nên kết hợp chuyến thăm tới bảo tàng tội diệt chủng Toul Sleng với chuyến thăm tới Cánh đồng chết Choeung Ek.

Tội ác của Khmer Đỏ 20593910
Cánh đồng chết
Choeung Ek vốn là những vườn cây ăn quả thuộc xã Choeung Ek, quận Dang Kor, tỉnh Kandal, Campuchia. Sau cuộc lật đổ Chính phủ Cộng hòa Khmer, trong những năm 1975-1979, chính quyền Khmer Đỏ đã biến xã Choeung Ek thành cánh đồng giết chóc tàn bạo và dã man nhất

Tội ác của Khmer Đỏ Sfrtw210
Cây tử thần - nơi hành quyết trẻ em
Gần 30 năm kể từ khi xảy ra những vụ thảm sát tập thể tại đây, âm khí của vùng đất này vẫn chưa hết. Những mảnh vụn xương người trộn lẫn trong đất và áo quần của những nạn nhân xấu số bằng vải ni lông, khó phân hủy, càng bày lên nhiều hơn sau những cơn mưa lớn. Hơn nữa, chưa ai biết được trong lòng đất nơi đây còn bao nhiêu hố chôn tập thể khác chưa được tìm thấy. Cách đây không lâu, thêm một hố chôn tập thể các nạn nhân mới được tìm thấy sau nhiều năm nước mưa xói mòn để lộ ra dấu vết.

Tội ác của Khmer Đỏ 300px-10
Bức ảnh người phụ nữ bồng con sắp bị Khmer đỏ khoan vào đầu - hình thức giết người man rợ lúc bấy giờ
Tại các trại giam to, hiện người ta cho trưng bày những bức ảnh, tranh vẽ sống động về thời đó, từ hình ảnh chiếc ghế sắt để nạn nhân ngồi chụp hình, các phạm nhân bị đánh đập tàn nhẫn, các cánh đồng chết đẫy rẫy xương của những người bị Khmer đỏ giết hại, các hình vẽ mô tả lại cảnh phạm nhân bị tra tấn.

Sự giết người man dại của chế độ Khmer đỏ còn in dấu đậm nét tại các phòng tra tấn nạn nhân. Dãy phòng này gồm 14 phòng, chỉ kê vẻn vẹn một cái giường sắt và hộp đựng đồ tra tấn. Nạn nhân bị gọi lên phòng này bị tra tấn man rợ đến chết.

Một trong những hình thức tra tấn phố biển ở S21 là rút móng tay, móng chân; đổ axít vào mặt, khoét ngực để thả rết, dùng búa, rìu, roi đánh đập... Những vết máu bắn ra của nạn nhân vẫn còn in đậm trên tường và trần nhà. Hiện trên tường của 14 căn phòng đều có treo một bức ảnh, những bức ảnh đó chính là hình ảnh của 14 nạn nhân cuối cùng trong nhà tù. Họ được giải thoát khi quân đội tình nguyện Việt Nam vào giải phóng khu vực này.

Các bức ảnh của 14 nạn nhân hiện vẫn còn treo trên 14 phòng do phóng viên chiến trường Việt nam chụp lại. Mộ của những nạn nhân còn sống sót hiện được chôn cất phía trước nhà tù.

Ba thập kỷ đã trôi qua kể từ khi thế giới lần đầu tiên biết tới "những cánh đồng chết" ở Campuchia, biết đến bàn tay khát máu của Khmer Đỏ thì mãi đến tháng 7.2006, một toà án LHQ -Campuchia mới tuyên thệ và bắt đầu công việc khó khăn đưa những kẻ phải chịu trách nhiệm ra trước vành móng ngựa.

Ngày 26.2.2008, thủ lãnh của nhà tù khét tiếng ở Campuchia dưới thời Khmer Đỏ đã khóc khi hắn hướng dẫn một toà án được Liên Hợp Quốc hỗ trợ đi quanh một trong những "Cánh đồng Chết" của Campuchia thời thập niên 1970.

Giá trị

Bằng hình ảnh, hiện vật cùng với các tư liệu, .v...v bảo tàng hiện nay thu hút đông đảo du khách đến từ khắp nơi trên thế giới .Tuy nhiên, xét về góc độ, du khách vẫn còn e dè với bảo tàng do quá ghê rợn và chính những điều mà du khách nhìn thấy, khiến họ ghê sợ.

      
Ruz
Ruz Ưu tú

Cấp bậc: Ưu tú

Bài viết : 540

Danh vọng : 936

Uy tín : 2

Một số kiểu tra tấn tại Tuol Sleng được họa sĩ tái hiện

Treo ngược, nhấn nước

Tội ác của Khmer Đỏ Khmerw10

Trấn nước

Tội ác của Khmer Đỏ Tu610

Dội nước

Tội ác của Khmer Đỏ Waterb10

Rút móng tay

Tội ác của Khmer Đỏ Image023

Rút thịt bằng kềm, rết và bọ cạp

Tội ác của Khmer Đỏ Museum10

Cướp đứa con vừa sanh của một nữ tù

Tội ác của Khmer Đỏ 0210

Trẻ em bị cùm trói lại với nhau

Tội ác của Khmer Đỏ Cd568310

Nhiều nạn nhân không chịu nổi đòn roi hay bệnh tật, đã chết và bị khiêng đi:

Tội ác của Khmer Đỏ Image024

Thêm một số ảnh về nhà tù Tuol Sleng

Nhiều phòng học chia thành các ô và được xây thô để giam giữ tù nhân

Tội ác của Khmer Đỏ 800px-11

Bên ngoài các ô giam người

Tội ác của Khmer Đỏ 398px-10

Dụng cụ tra tấn

Tội ác của Khmer Đỏ 800px-10

Phút cuối của 17.000 nạn nhân tại Tuol Sleng

Tội ác của Khmer Đỏ 3310
      
      

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Về Đầu Trang  Thông điệp [Trang 1 trong tổng số 1 trang]

Quyền hạn của bạn

Bạn không có quyền trả lời bài viết
free counters



  • Đoàn Ngọc Khánh

    mobile phone 098 376 5575


    Đỗ Quang Thảo

    mobile phone 090 301 9666


    Nguyễn Văn Của

    mobile phone 090 372 1401


    IP address signature
    Free forum | ©phpBB | Free forum support | Báo cáo lạm dụng | Thảo luận mới nhất