Change background image
LOVE quotion

Bắt đầu từ 4.53' thứ Hai ngày 17/10/2011


You are not connected. Please login or register

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Go down  Thông điệp [Trang 1 trong tổng số 1 trang]

KHCN
KHCN Ưu tú

Cấp bậc: Ưu tú

Giới tính : Nam

Bài viết : 796

Danh vọng : 1618

Uy tín : 23

Nhân thấy trong diễn đàn có nói tới rượu Amakong, KHCN nổi hứng nên xin được mở riêng chủ đề này để tìm hiểu về Amakong và tác dụng của loại dược liệu cùng tên này:

"Vua voi" Ama Kông và cuộc tình buồn với cô vợ thứ 4

Lần lượt lấy 2 chị em gái, con của một tù trưởng khét tiếng giàu có, bỏ nhà đi sống chung với một cô gái khác và cuối cùng khi đã bước vào tuổi bát thập lại cưới một cô nhỏ hơn mình đến 55 tuổi.

Đó là hình ảnh của con người đã đi vào huyền thoại về nghề săn bắt và thuần dưỡng voi rừng. Ông là Ama Kông.

Cuộc đời ông không chỉ nổi tiếng vì đã tự tay săn bắt, thuần dưỡng được gần 300 con voi rừng, tìm ra một loại Viagra mang thương hiệu “Ama Kông” mà còn được người đời biết đến với việc 4 lần lấy vợ.

Sự thực về Amakong Amakong1
Vua săn voi Ama Kông đã ở tuổi 98
(ảnh chụp năm 2010)
Trên cả huyền thoại…

Cách đây hơn 1 thế kỷ, tại huyện Buôn Đôn (Đăk Lăk) có một vị tù trưởng tên là Y Thu Knul khét tiếng vì tài săn bắt, thuần dưỡng voi rừng. Mặc dù ông này có lượng tài sản vô cùng lớn cũng như danh tiếng lẫy lừng, nhưng điều đáng tiếc là ông chẳng có con. Ông đã nhận hai chị em gái H’Nu, H’Hốt làm con nuôi.

Cô chị H’Nu càng lớn càng đẹp như một đóa Pơ lang của núi rừng Tây Nguyên. Nhan sắc của H’Nu vang xa khắp các buôn làng Tây Nguyên, khiến rất nhiều công tử danh gia vọng tộc sẵn sàng dâng hiến tất cả tài sản chỉ mong được H’Nu để mắt tới.

Thế nhưng, trái tim nàng chỉ xao xuyến trước Y Prung Êban - quản tượng (thường gọi là Gru) chính trong đám thợ săn của tù trưởng Y Thu Knul. Dù không giàu có hơn người nhưng Y Prung Êban lại nổi tiếng về sức khỏe cũng như sự dũng mãnh.

Tù trưởng Y Thu Knul rất đẹp lòng về sự lựa chọn của con gái nên đã đứng ra tổ chức hôn lễ cho đôi trai tài gái sắc. Không biết quyết định này của tù trưởng có sáng suốt hay không, nhưng người kế nghiệp ông sau này còn nổi tiếng hơn ông trong nghề săn bắt, thuần dưỡng voi rừng.

Một năm sau, đôi trẻ có đứa con trai đầu lòng, họ đặt tên con là Kông. Theo phong tục của đồng bào Tây Nguyên, cha mẹ thường lấy tên đứa con đầu lòng thay tên mình nên Prung Êban giờ là Ama Kông (nghĩa là cha thằng Kông).

Cuộc sống hạnh phúc của vợ chồng Ama Kông chỉ kéo dài chưa đầy chục năm. H’Nu chẳng may qua đời khi sinh khó đứa con thứ hai. Theo tục lệ nối dây, cô em gái H’Hốt (kém Ama Kông 15 tuổi) phải thay chị chăm sóc anh rể và các cháu. H’Hốt đã sinh cho Ama Kông 11 người con.

Những tưởng được lấy cả 2 đóa hoa đẹp nhất núi rừng Tây Nguyên, có trên chục người con, thì Ama Kông sẽ toàn tâm toàn ý chăm lo việc gia đình. Thế nhưng, vì bản tính đa tình, phong lưu, nên Ama Kông vẫn thường xuyên léng phéng với nhiều thôn nữ vẫn ngưỡng mộ danh tiếng cũng như tài năng của ông.

Năm 1973, trong khi H’Hốt đang chuẩn bị sinh cho Ama Kông đứa con thứ 11 thì chẳng hiểu sao Ama Kông lại dẫn một người đàn bà tên là H’Biai cùng 1 bé gái 6 tuổi về nhà xin H’Hốt cho ông được cưới làm vợ lẽ...

Vẫn biết lâu nay chồng mình thường xuyên lăng nhăng bên ngoài, thế nhưng, vì giữ sĩ diện cho chồng nên H’Hốt đã ngó lơ. Thế nhưng, đến nước này thì không thể chịu đựng nổi nữa, H’Hốt đã đòi ăn lá ngón.

Sự việc được đưa đến già làng phân giải. Thông thường, với tội danh ngoại tình của Ama Kông, phải bị làng phạt vạ rất nặng. Thế nhưng, ông đã thoát khỏi hình phạt nhờ vào cái uy dũng sĩ săn voi đệ nhất của mình. Sau đó Ama Kông bỏ nhà qua ở hẳn với H’Biai. H’Biai sinh thêm cho ông 2 đứa con gái nữa.

Ai cũng tưởng Ama Kông và H’Biai sẽ cùng nhau đi đến cuối con đường bởi vì thời gian này ông không còn qua lại với bất cứ cô gái nào như khi xưa nữa. Thế nhưng, H’Biai lại nghiện rượu. Ama Kông đã nhiều lần khuyên can, nhưng lời của ông như nước đổ lá khoai.

Bực mình, Ama Kông tổ chức nhiều cuộc săn voi để trốn tránh thực tại. Chồng vắng nhà suốt càng khiến H’Biai chán đời, do đó bà uống rượu ngày càng nhiều hơn. Vài năm sau thì mất vì bị trúng gió trong một cơn say bí tỉ.

Trường xuân dược…

Năm 1992, khi vườn Quốc gia Yok Đôn thành lập, lúc này nghề săn bắt voi rừng đã không còn được cho phép. “Vua voi” Ama Kông cũng đã bước sang tuổi 80. Ông được Giám đốc vườn Quốc gia ký hợp đồng làm một hướng dẫn viên du lịch để kể cho du khách nghe về những câu chuyện hấp dẫn, kỳ thú xung quanh nghề săn bắt voi.

Thế nhưng, chuyện kỳ thú nhất là bỗng một ngày, Ama Kông bày tỏ ý nguyện muốn cưới vợ. Người Ama Kông đòi cưới là H’Khăm (SN 1967) - cô gái ông tình cờ quen trong một lần đi chơi bên buôn khác.

Sự thực về Amakong Vo22
Ama Kông và người vợ thứ 4 - H' Khăm

Ngay từ giây phút gặp gỡ đầu tiên, nhan sắc mặn mòi của cô gái mang 2 dòng máu Ê đê – Ma Rốc đã khiến tim ông già Ama Kông đập loạn nhịp. Ông thường bỏ bê công việc để đến với tình nhân. Trước khi quen Ama Kông, H’Khăm đã có một đứa con gái với một tay sở khanh người miền Trung. Đám cưới Ama Kông – H’Khăm được tổ chức hết sức rình rang.

Người đời thường tò mò đặt câu hỏi vì sao một cụ già đã quá tuổi 80 lại có thể làm hài lòng "gái một con" mới qua tuổi 25 rừng rực như H’Khăm? Sau nhiều lần được hỏi, cuối cùng Ama Kông đã bật mí rằng mình biết được một phương thuốc có tên là “T’Klơng Mlêng”. Ông bảo rằng do thường xuyên uống thuốc này nên mới sung sức như vậy…

Để thu hút nhiều khách đến với vườn Quốc gia, một sáng kiến được đưa ra, đó là cho Ama Kông được phép vào rừng hái thuốc bán cho khách. Quả như dự đoán, khách đến vườn Quốc gia ngày càng đông, ai cũng cố mua cho bằng được thuốc “Ama Kông” do chính tay “vua voi” bốc để có thể được dũng mãnh như ông.

Sau này, nhiều người thấy thuốc bán quá chạy nên cũng bắt chước vào rừng kiếm thuốc làm xuân dược “Ama Kông”. Khắp TP. Buôn Ma Thuột đâu đâu cũng thấy Ama Kông, nhưng thật giả chẳng biết đâu mà lần.

Sinh, lão, bệnh, tử là quy luật vốn có của trời đất, cho dù “T’Klơng Mlêng” có hiệu quả như lời đồn thì cũng không thể nào chống lại được cái quy luật ấy. Ama Kông một thời oanh liệt cũng vậy, sau những tháng năm tung hoành khắp bốn bể cũng như trong tình trường, giờ đây ông đã bước vào cái tuổi 98 với các biểu hiện tự nhiên như mắt mờ, tay chân chậm chạp, tai nghễnh ngãng... Suốt ngày ông chỉ ru rú trong nhà, may mắn là vẫn còn đủ sức để bốc thuốc cho khách.

Chuyện mặn nồng của ông với cô vợ thứ tư như thế nào thì không ai rõ, nhưng người dân TP. Buôn Mê Thuột chẳng ai lạ gì cô vợ nhỏ hơn “vua voi” 55 mùa rẫy, vẫn thường cùng hết đám bạn này đến đám bạn khác ăn chơi nhảy nhót khắp các chốn “tiêu tiền” thượng hạng ở TP Buôn Mê Thuột. Lâu lâu mới thấy H’Khăm về nhà một lần. Người ta bảo đó là lúc bà hết tiền. Khi chồng cho tiền, bà lại tiếp tục du hí, bỏ mặc ông già ở nhà với đống thuốc cường dương…

Theo VTC news
      
KHCN
KHCN Ưu tú

Cấp bậc: Ưu tú

Giới tính : Nam

Bài viết : 796

Danh vọng : 1618

Uy tín : 23

Theo như bài viết ở trên, Amakong cùng với phương thuốc bí truyền quá nổi tiếng. Tuy nhiên, cái gì nổi tiếng ắt sẽ có hàng "nhái" bắt chước theo. Bài viết tiếp theo đưa ra một cách nhìn khác về Amakong:

“Vua voi”: Ngày ấy… bây giờ

Ama Kông, ông “vua voi” ở bản Đôn giờ quanh quần với tuổi xế chiều của cuộc đời bên người vợ trẻ hơn ông 60 tuổi, đứa con thơ và bài thuốc gia truyền tráng dương, bổ thận do vua Lào truyền lại.

Sự thực về Amakong 14_amk11
Bản Đôn (Buôn Đôn) gắn với tên núi, tên sông về một vùng đất trữ tình nổi tiếng trong làng du lịch Tây Nguyên. Đến Đắk Lắk, du khách ai ai cũng nghĩ ngay về một chuyến tham du ở vùng đất bản Đôn kỳ thú, nơi có dòng sông Sêrêpôk chạy qua tuyệt đẹp, uốn quanh mình như sóng lượn quanh Vườn quốc gia Yok Đôn.

Đến đây, du khách được vui lòng với những chú voi chăm chỉ phục vụ, những chiếc lông đuôi voi được biến thành quà lưu niệm đặc trưng. Đặc biệt được gặp "vua voi" Ama Kông, mệnh danh người có sức mạnh kì diệu và dẻo dai nhất vùng đất thiêng này, hiện đang còn sống…

Biệt danh "vua voi" Ama Kông được tôn vinh từ thành tích của người đàn ông dũng mãnh này đạt kỷ lục săn bắt 298 con voi rừng. Ama Kông chỉ thua ông bác ruột tên Y Thu, người lừng danh nhất trong thiên hạ, từng săn được gần 500 con voi rừng.

Tên trong khai sinh của "vua voi" Ama Kông hiện tại là Y Prông Êban. Còn tên theo người Lào của ông là Khăm Proong. Nhưng theo phong tục của người dân bản địa, sau khi lấy vợ, sinh con thường lấy tên con gọi cho cha. Y Prông Êban sinh con trai đầu lòng đặt tên Y Kông nên thường gọi ông là Ama Kông (tức cha thằng Kông).

Ama Kông là con trai của Y Ki. Y ki là em ruột của Y Thu (vua Khun Su Nốp, người săn 500 con voi rừng). Ama Kông không chỉ nổi tiếng về tài nghệ săn và thuần dưỡng voi mà còn nổi tiếng là người "sành điệu" các loại nhạc cụ dân tộc như thổi tù và… khiến các thiếu nữ vùng bản Đôn say đắm.

Trong hồ sơ căn cước của Ama Kông ghi sinh năm 1917, nhưng theo phía gia đình ông cho rằng Ama Kông sinh năm 1910, hoặc 1912, vì em trai của ông tên là Y Pum trong căn cước ghi là 1915. Ama Kông là anh, chắc chắn phải sinh trước năm 1915.

Đến giờ, tổng kết cuộc đời đã qua của Ama Kông có tới 4 vợ, 21 người con. Đặc biệt, Ama Kông có bài thuốc gia truyền, tráng dương, bổ thận được ca ngợi hết lời. Bài thuốc này cũng đang được tranh giành một cách quyết liệt về sự kế thừa bản quyền sản phẩm. Bác sĩ Nguyễn Đức Phồi - Chủ tịch Hội Đông y tỉnh Đắk Lắk cho biết, bài thuốc gia truyền này được vua Lào truyền lại cho Ama Kông.

Theo lai lịch, vợ đầu của Ama Kông là H'Nô, con ruột của Y Leo. Y Leo là em ruột của Y Thu và Y Ki. Vì Y Thu (vua Khun Su Nốp) không có con nên khi Ama Kông và H'Nô còn nhỏ đã được vua săn voi Y Thu đưa về nuôi và sau đó cho 2 người thành vợ chồng. Đây là cuộc hôn nhân bất thường vì cùng huyết thống (con anh em ruột lấy nhau), nhưng theo lý giải vì khi ấy anh em Y Thu - Y Ki - Y Leo từ Đôn Thâu, Pắc Xế (Lào) sang lập nghiệp ở vùng bản Đôn, săn được nhiều voi và thú rừng trở nên giàu có nhất khu vực nên họ quyết định cho con cái lấy nhau để không phải chia của cải cho người ngoài dòng tộc. Sau khi sinh được 2 người con thì H'Nô mất năm 1941 do bị bệnh hậu sản. Theo tục nối dây, em gái của H'Nô là H'Hốt thay chị lấy Ama Kông.

Theo lời kể lại, năm 1961, Ama Kông săn được một con voi trắng rất quý đem biếu cho Ngô Đình Diệm và được tặng lại 3 khẩu súng và rất nhiều tiền bạc. Con voi này sau đó lại có công trong việc giúp bộ đội ta vận chuyển lương thực, đạn dược.

Ama Kông cũng từng nổi danh là người "sành điệu" ăn chơi, "gái gú" nổi tiếng một thời ở Đắk Lắk. Còn bây giờ, tôi gặp ông trong tuổi già, hỏi những chuyện ấy ông đều lắc đầu vì đã mỏi mệt với cảnh sống một thời… Trong căn nhà sàn cũ ông quanh quẩn bên đống thuốc để giới thiệu cho khách đến mua mỗi ngày. Cuộc sống của cả gia đình ông, vợ út (trẻ hơn ông chừng 60 tuổi) và đứa con gái năm nay lên lớp 6 cùng mẹ vợ phần lớn trông chờ vào việc bán những gói thuốc gia truyền ở đây.

"Trước đây mình đi làm ở khu du lịch bản Đôn được thêm ít tiền, còn bây giờ thì không còn sức nữa", Ama Kông nói. Thế nhưng, xung quanh ông có không ít người lại chăm chăm vào cái bài thuốc gia truyền ấy mà trục lợi. Có người còn bày ra đủ các trò để nhằm ôm gọn cái quyền thừa kế bài thuốc này của ông.

Hôm nay về Đắk Lắk, đâu đâu cũng thấy người ta bày bán các loại rượu Ama Kông, thuốc Ama Kông với nhiều lời quảng cáo hấp dẫn khiến người mua không thể phân biệt đâu là thật giả, tốt xấu.

Chị Hoa, một người đã có thâm niên bán hàng cho khách du lịch ở Buôn Đôn, Đắk Lắk cho biết, một thang 3 gói khoảng 30 ngàn đồng. Nếu khách có nhu cầu mua thêm 1 gói cây bổ máu thì cả thảy 100 ngàn đồng.

Chị Hoa cũng cho biết, nhiều du khách khắp nơi chỉ cần gọi điện thoại, gửi tiền qua bưu điện hoặc ngân hàng là chị có thể chuyển thuốc đầy đủ về tới nơi. Tất cả thuốc và lá cây này đều được mua lại của người dân bản địa đi lấy ở Vườn quốc gia Yok Đôn. Còn tại nhà Ama Kông đang sống (buôn Giang Lành, Buôn Đôn) thì vợ chồng ông cũng bán với giá 100 ngàn đồng/thang (4 gói).

Mỗi lần có khách lạ vào nhà, Ama Kông liền đem thuốc ra giới thiệu rành rọt: "Thuốc này gia truyền, chuyên trị đau lưng, nhức mỏi, tăng lực…". Khách đi, ông lại cởi trần ra đầu mái hiên nhà sàn ngồi ngắm cảnh, ngóng gió Lào và đợi khách. Ông quanh quần với tuổi xế chiều của cuộc đời bên một người vợ trẻ, đứa con thơ và bài thuốc gia truyền ở bản Đôn rất kỳ thú.

Cuộc đời Ama Kông cũng đã góp phần làm cho mảnh đất Buôn Đôn này thêm thi vị.

(Còn nữa)

Ngọc Như

Nguồn www.cand.com.vn
      
KHCN
KHCN Ưu tú

Cấp bậc: Ưu tú

Giới tính : Nam

Bài viết : 796

Danh vọng : 1618

Uy tín : 23

... và đâu là thuốc gia truyền chánh hiệu Ama Kông ?

Xung quanh về bài thuốc gia truyền của vua voi Ama Kông đã tốn không ít bút mực của nhiều người, nhưng cái đích cuối cùng vẫn chưa có vì thiếu tính pháp lý. Còn giá trị thật của bài thuốc gia truyền này thì đã được nghiên cứu một cách cụ thể.

Sự thực về Amakong 14_amk10
Ngày 12/6, trao đổi với bác sĩ Nguyễn Đức Phồi - Chủ tịch Hội Đông y tỉnh Đắk Lắk khẳng định, bài thuốc gia truyền có tác dụng cường dương bổ thận này là thuộc sở hữu của Ama Kông. Việc bác sĩ Hồ Việt Sang - Phó Chủ tịch Hội Đông y tỉnh Đắk Lắk đã có nhiều trò lắt léo để nhằm biến thành của cá nhân riêng mình là một việc làm trái với đạo đức và lương tâm nghề nghiệp.

Theo Khăm Phết Lào (Ama Sumay) con trai Ama Kông, người đứng đầu các lá đơn đi kiện bác sĩ Hồ Việt Sang cho biết: "Vì cha con ông thật thà, cả tin nên đã bị bác sĩ Sang lừa". Câu chuyện là trước đây vì thấy bài thuốc gia truyền này quý, sợ Ama Kông chết đi bị mai một mất nên ông Luyện (bấy giờ là Bí thư Tỉnh ủy Đắk Lắk) ký văn bản đồng ý cho Hội Đông y tỉnh Đắk Lắk vận động kế thừa bài thuốc này để lưu giữ muôn đời. Lợi dụng chuyện này, bác sĩ Sang đã nhân danh cá nhân (Phó Chủ tịch Hội Đông y tỉnh) và lừa Ama Kông (không rành chữ) ký vào giấy chuyển giao cho bác sĩ Sang thừa kế bài thuốc này. Từ những giấy tờ có được, bác sĩ Sang đã độc quyền kinh doanh bài thuốc và trở nên khá giả.

Ngày 12/5/2006, trước sức ép kiện cáo của gia đình Ama Kông, bác sĩ Hồ Việt Sang đã viết giấy cam kết hủy bỏ các giấy tờ liên quan đến việc thừa kế bài thuốc của Ama Kông, nhưng sau đó lại tiếp tục mở trang web giới thiệu để bán thuốc Ama Kông.

"Trang web mang tên Ama Kông, thuốc Ama Kông Bản Đôn - Đắk Lắk, thừa kế, nghiên cứu bài thuốc của cụ Ama Kông, nhưng địa chỉ liên lạc (bán thuốc) chính là nhà của bác sĩ Hồ Việt Sang", ông Khăm Phết Lào, con trai Ama Kông bức xúc.

Ông Khăm Phết Lào cũng cho biết sẽ kiện đề nghị bác sĩ Sang trả hết thủ tục giấy tờ, cam kết xin lỗi cả dòng tộc nhà Khăm Phết Lào, trước bà con bản Đôn và đền bù tiền thiệt hại do bà con không bán được thuốc suốt từ ngày bị ông Sang đem thuốc bán nhiều nơi.

Ông Khăm Phết Lào than thở rằng, ai cũng sản xuất thuốc, rượu mang tên Ama Kông để kiếm lời thế này thì nguy hiểm lắm, nếu thuốc gây ngộ độc thì sẽ xử lý sao. Bài thuốc hay còn lệ thuộc vào cách hái theo mùa, sao chế, gia giảm cho hợp lý nữa chứ không thể làm bừa, làm ẩu. Vì thế mà du khách sử dụng thuốc có những ý kiến khác nhau…

Theo bác sĩ Nguyễn Đức Phồi - Chủ tịch Hội Đông y tỉnh Đắk Lắk cho biết, đề tài sưu tầm, định danh, xác định thành phần hóa học và tính chất sinh học cơ bản của một số cây thuốc dân tộc bản địa ở Đắk Lắk do Tiến sĩ Phạm Văn Lình, Hiệu trưởng Trường Đại học Huế chủ nhiệm đề tài thực hiện từ năm 2002 đến 2004 đã xác định, kết quả trong số 12 nhóm cây nghiên cứu có 2 loại cây sử dụng trong bài thuốc gia truyền của Ama Kông là "Tơm Trưng và Tơm Nglena" mọc ở Vườn quốc gia Buôn Đôn, Đắk Lắk. Hai loại cây thuốc này có tác dụng số một trong việc bồi bổ cơ thể, bổ thận tráng dương, chữa đau lưng nhức mỏi.

Thực tế Ama Kông có nhiều bài thuốc gia truyền như trị rắn cắn, chữa bệnh phụ nữ… nhưng bài thuốc đặc biệt, tráng dương, bổ thận này được nhiều người dùng đến vì nhu cầu cuộc sống và xu thế xã hội khiến nhiều người quan tâm. Du khách từ khắp nơi đến Buôn Đôn, Đắk Lắk đều mua thuốc làm quà về tặng cho các đấng "mày râu" như một "thần dược" về sự dẻo dai của "người hùng" Tây Nguyên.

Lý giải vì sao trong xã hội hiện đại ngày nay, nhiều đấng "mày râu" lại tìm đến bài thuốc tráng dương bổ thận, theo các chuyên gia tâm lý cho rằng, cuộc sống thực tại chi phối công việc nặng nhọc và nhất là tình trạng nhậu nhẹt, uống nhiều bia rượu nên gây ảnh hưởng đến sức khỏe và sinh lý đàn ông.

Bác sĩ Phồi cho biết, bài thuốc gia truyền của Ama Kông có 2 vị chính (2 loại cây nêu trên), ngoài ra, quá trình sử dụng còn có sự gia giảm tổng cộng khoảng 5 vị, tùy theo sức khỏe của mỗi người khác nhau. Có điều bức xúc là hiện nay không thể giải quyết dứt điểm những vụ kiện cáo tranh giành quyền lợi từ bài thuốc gia truyền này vì chưa đăng ký thương hiệu bản quyền.

Bác sĩ Phồi cho biết, tỉnh giao cho Hội Đông y phối hợp các sở, ngành liên quan đang xúc tiến làm các thủ tục để đăng ký bản quyền nhưng chưa thể xong được. Cũng chính vì thế mà hiện nay có hàng trăm người bán thuốc, rượu mang nhãn hiệu Ama Kông mà không có cơ sở pháp lý nào xử lý. Đây cũng là sự thiệt thòi lớn cho Ama Kông và gia đình ông.

Ngọc Như

Nguồn www.cand.com.vn
      
KHCN
KHCN Ưu tú

Cấp bậc: Ưu tú

Giới tính : Nam

Bài viết : 796

Danh vọng : 1618

Uy tín : 23

Chưa hết...

Thực hư Amakong, thuốc của đàn ông...

Cũng mới chỉ khoảng chục năm trở lại đây thì cái gọi là rượu Ama Kông mới nổi như... viagra, chứ trước đấy, cả những người Tây Nguyên thứ thiệt, chả ai biết nó là cái món gì?

Mới đây, thuốc tăng sinh lực Ama Kông lại một phen nổi tiếng khi con trai Ama Kông là ông Khăm Phết Lào đi kiện một ông bác sĩ phó chủ tịch hội đông y tỉnh Đak Lak... Cuộc kiện này vừa ngã ngũ vào cuối tháng mười, tòa phán ông bác sĩ phải trả cho ông già Ama Kông 2 triệu đồng và không sử dụng hình ảnh của ông quảng cáo trên trang web của ông bác sĩ. Như thế thì chứng tỏ ông Ama Kông oách lắm rồi, nổi tiếng lắm rồi. Một ông già chân đất mắt toét hơn chín mươi tuổi được một bác sĩ đầy mình chữ và đầy mình thuốc vác lên quảng cáo trên web mà lại khước từ và lại còn đòi bồi thường nữa thì chứng tỏ cái ông này phải có một cái gì đấy khiến cho mọi người quan tâm thế chứ.

Sự quan tâm của tôi với ông lại càng tăng lên khi càng ngày càng có nhiều bạn bè tứ phương gọi điện thoại nhờ mua thuốc Ama Kông về ngâm rượu (trong khi thú thực, cũng là đàn ông và cũng thích những thuốc gì mà uống vào... đàn bà thích nhưng tôi mới chỉ duy nhất một lần có một bình rượu Ama Kông của một anh bạn ở Buôn Ma Thuột gửi tặng. Bình này anh cũng được biếu và... vợ anh không cho anh uống - Tôi biết cô này có cái lý của mình). Tôi nhớ bình rượu đỏ sậm màu bồ quân, đủ các loại củi rễ lềnh phềnh, tôi uống và... đẻ hai cô con gái...

Trước tết này cũng có một số bạn bè gọi nhờ mua thuốc Ama Kông. Trời ạ, thứ nhất là tôi ở Pleiku, còn ông Ma Kông huyền thoại kia ở Buôn Đôn, cách tôi hơn hai trăm cây số, thứ hai là, thú thật, tôi không tin lắm cái ông già hom hem hơn chín mươi tuổi, mắt mũi toét nhoèn, chân tay run rẩy, bây giờ suốt ngày bị bà vợ thứ tư, rừng rực lửa và luôn luôn sặc sụa mùi rượu, đuổi đánh vì... hết sức chiến đấu. Thứ ba là, quả tình cũng đã từng uống Ama Kông nhưng tôi không nhớ rõ rệt lắm cái cảm giác hoành tráng mà mọi người hay thêu dệt, thêm nữa có vẻ như tiếng đồn về thuốc Ama Kông nó... nổi tiếng hơn thuốc Ama Kông, cũng hệt như cái tiếng về Cao Lầu xứ Quảng có vẻ ngon hơn những gì mà bạn đã thực sự thưởng thức món này tại Tam Kỳ hoặc Hội An...

Thì tôi kể lại vui vui những gì biết về rượu Ama Kông?

Sự thực về Amakong Ma20ko10
Tất nhiên đây là Ama Kông
Lâu rồi, nhân về Buôn Ma Thuột dự một lễ hội đua voi, tôi lặn lội xuống Buôn Đôn, để tìm hiểu về nghề săn voi ở đây, cái nghề danh bất hư truyền đã làm cho Buôn Đôn nổi tiếng, thậm chí nổi hơn cả những gì nó có. Hồi ấy voi Buôn Đôn còn nhộn nhịp lắm, và Ama Kông đang nổi tiếng về tài săn voi chứ cái món thuốc của ông nó vẫn còn nhạt nhòa lắm. Trong khi cánh nhiếp ảnh dàn dựng hết bắt ông đứng trước vòi, bên hông, trên bành, sau đuôi, cầm tù và, giơ khiên, chếch cung... để chụp ảnh thì tôi lại chú ý đến người đàn bà khoảng trên ba chục tuổi mà tôi đoán là... con ông, luôn thể hiện chủ quyền đối với ông. Chị càm ràm chụp gì chụp miết, không cho ông già nghỉ, cũng không cho ông già tiền nữa... Cũng đang bị... sở hữu, tôi lờ mờ nghi bà này không phải là con, con không sở hữu bố kiểu ấy. Hỏi mấy chú nài voi thì mới biết người này là vợ thứ... tư của ông. Tôi buột mồm khen "bố cháu" khỏe quá, hoành tráng quá. Ông cười móm mém nói đại ý: Đời tôi quyết không để chị em phải khổ, phải thất vọng. Đã thương tôi là tôi lấy về, và lấy về là không thất vọng vì tôi. Anh có muốn được như tôi thì hãy... uống thuốc của tôi đi. Tôi bình: Người Mơ Nông maketting đấy. Lơ đãng thế nhưng hình như sau đấy thì thuốc của ông bắt đầu... vang dội, nhất là khi sau đó bà vợ thứ tư này sinh cho ông một đứa con gái khá kháu khỉnh. Nhà báo Nguyễn Thanh Đạm, TBT báo Lâm Đồng đã chụp... trộm được ảnh hai bố con ông. Lúc chụp bức ảnh này, Ama Kông 85 tuổi và con gái ông đâu chừng 6 tuổi và mẹ cháu khoảng gần 40 tuổi.

Sự thực về Amakong Ma20co11
Con gái ông, lúc này chừng 7 tuổi, má lúm đồng tiền, hoành tráng.
Còn ông bố Ama Kông đứng cạnh thì hớn hở thổi tù và theo "chỉ đạo" của nghệ sĩ chớp ảnh.


Sự thực về Amakong Amakon10
Vợ ông đấy

Sự thực về Amakong Con20g10
Còn đây là con gái lớn của ông, người đang kinh doanh thuốc mang tên ông tại ngôi nhà bằng gỗ cũ nhất Tây Nguyên.
Có lần tôi đi cùng các nhà văn dự trại sáng tác văn học của Báo Công An nhân dân tổ chức, vào thăm buôn Đôn, gặp một cô gái rất trẻ và đẹp đến ngẩn ngơ đi cùng chồng bằng xe biển 29, tức từ Hà Nội vào. Chắc là hai vợ chồng mới cưới đi hưởng tuần trăng mật. Đến Buôn Đôn, chồng vừa đỗ xe là cô xăm xăm đi thẳng vào nhà Ama Kông. Một lúc sau trở ra cô xách lặc lè hai tay hai túi tướng thuốc Ama Kông khô. Nhà thơ PQ chép miệng: Chết thật, sao nó... ngu thế, nó không biết bản thân cái sắc đẹp kinh hoàng kia đã là "bố" Ama Kông rồi? Tôi chợt nhớ đến cái sự anh bạn tặng tôi bình rượu thuốc Ama Kông mà chị vợ không cho anh uống. Thực ra là chị vợ này rất tự tin cho rằng mình đã là... thuốc rồi, uống thêm Ama Kông làm gì? Dân gian có câu chuyện vui, rằng là có một anh chàng... yếu, bèn đến nhờ bác sĩ tiêm cho một mũi thuốc dạng như... Ama Kông. Bác sĩ tiêm xong thì hẹn: Thuốc có giá trị trong 4 tiếng. Anh này ba chân bốn cẳng chạy về thì vợ lại... đi công tác. Gọi điện thoại lại cho bác sĩ xem có cách gì... rút thuốc ra không, bác sĩ bảo: Thì anh sang đỡ nhà... hàng xóm. Ông này văng tục: Tôi mà sang nhà hàng xóm được thì cần gì tiêm thuốc của ông?...

Ông Ama Kông bây giờ trở thành biểu tượng của... Buôn Đôn. Ai đã đến Buôn Đôn cũng đều phải vào thăm ông. Thăm mà ít khi thấy ông vì nhiều nhẽ. Lúc khỏe thì ông đi rừng, lấy thuốc, săn voi, hoặc đơn giản chỉ là cưỡi voi đi thăm thú. Con voi của ông tên Khăm Thưng rất khôn. Buôn Đôn là một vùng đất rất lạ, nó có sự hòa huyết của đến mấy dân tộc, trong đó có người Lào. Đôn có hai cách gọi, Buôn Đôn là tiếng Mơ Nông, Bản Đôn là tiếng Lào, tức là làng Đảo. Ngay tên Buôn Ma Thuột cũng thế. Buôn Ma Thuột là tiếng Êđê, tức là buôn của Bố thằng Thuột, còn tên nữa là Ban Mê Thuột, tức là bản của Mế thằng Thuột tiếng Lào. Nên voi của Ama Kông là Khăm Thưng, con trai lớn của ông là Khăm Phết Lào (Khăm là họ Lào). Còn bây giờ thì cũng không thấy ông vì ông về nhà các con để ở, chủ yếu là để... trốn bà vợ thứ tư, một thời rất xinh đẹp khỏe mạnh, đã khiến ông lão Ama Kông mê mẩn cưới về làm vợ khi cô này bằng khoảng một phần ba tuổi ông, ít hơn tuổi con ông rất nhiều. Nhưng khi đã vào tuổi... chín mươi, dẫu có mỗi ngày hàng tấn thuốc rừng kia, thậm chí cả... viagra thứ thiệt liều cao thì vẫn là cái cảnh cái chỗ cần run thì nó... không run, còn lại là toàn thân run lẩy bẩy, bèo nhèo... Thế nên cô kia chán, sinh ra nghiện rượu. Và cứ rượu vào là... vác dao rượt ông lão chạy có cờ. Bây giờ trong ngôi nhà cổ trăm năm tuổi hoàn toàn bằng gỗ kể cả ngói của Ama Kông là bà con gái của ông, cũng phải trên sáu chục tuổi. Bà này trông tướng rất phúc hậu, ăn trầu bỏm bẻm như người Kinh, ngồi bán thuốc, rất tự tin khi tuyên truyền về thuốc và đoán bệnh người đến mua (Thực ra thì việc đoán bệnh người đến mua trong trường hợp này là quá dễ, chỉ loanh quanh chuyện... đàn ông khỏe mà thôi) trong khi cái tấm biển quảng cáo thuốc viết bằng bút mực trên một tấm bìa các tông rách to bằng quyển vở, nguyên văn: THUỐC MA KÔNG. Công dụng: ngâm riệu, một thang thuốc ngâm từ 7-8 lít. Tác dụng: Đâu lưng, nhức mõi, đau khớp, tráng dương. Nhưng mà quả thực, với tuổi ấy, sức khỏe ấy, trí óc vẫn minh mẫn thế... Ama Kông đã trở thành tượng đài của... sức khỏe Việt Nam, của "bản lĩnh đàn ông". Hồi mới lên Tây Nguyên, tôi có một nhận xét, đời sống người Tây Nguyên còn lạc hậu, tỉ lệ chết khi sinh rất cao vì khi sinh người đàn bà tự vào rừng làm lán rồi tự đẻ, tự nuôi nhau bao giờ con cứng thì về. Con ba ngày dây rốn còn lòng thòng mẹ đã gùi ra suối... tắm, ăn thì bắp (ngô), mì (sắn), đu đủ xanh... đường sữa đừng bao giờ mơ, dù là sữa nhiễm melamine bây giờ, thế nhưng nhờ vậy mà đứa trẻ nào đã sống thì rất khỏe mạnh và rất đẹp, con trai cao ráo ngực nở bụng thon đùi ếch, con gái chắc nịch mắt đen da nâu ngực mỡ màng mông tròn mẩy ngậm tẩu cười phớ lớ. Bây giờ y tế thôn bản về giúp người dân rất nhiều nên sức khỏe người Tây nguyên tăng lên, dịch bệnh ít đi, và tỉ lệ người sống sau sinh rất cao nên nếu không chú ý thì thấy cái sự trường thọ của cụ Ama Kông là... thường. Bằng cái việc có con khi đã lớn tuổi như thế, bằng việc sức khỏe và sống thọ như thế, chả cần PR thì người ta cũng thấy lồ lộ lên cái sự... cường tráng của thuốc Ama Kông. Nhưng cũng xin cung cấp rằng, Cho đến nay, bài thuốc "đàn ông" của cụ Ama Kông vẫn chưa được ngành y tế kiểm định và cho phép lưu hành. Tuy nhiên, thuốc Ama Kông hiện đang được bán công khai tại rất nhiều nơi ở tỉnh Đắc Lắc. Rất nhiều điểm bán thuốc Ama Kông mà không phải Ama Kông, ai cũng có thể có thuốc Ama Kông, ai cũng đi lấy thuốc về phơi khô rồi xưng xưng: thuốc Ama Kông đấy, thuốc này Ama Kông đã uống đấy...

Sự thực về Amakong Thuoc210

Sự thực về Amakong Ngoi2010
Ngôi nhà này hơn một trăm năm tuổi và hoàn toàn bằng gỗ, kể cả ngói được dùng làm nơi bán thuốc
Nhưng tết này, trong nhà có một bình rượu Ma Kông rực đỏ như thế, bổ béo chỗ nào chưa biết hoặc là biết... sau, nhưng tôi cho rằng nó sẽ rất sang và cả... oai hùng nữa bạn ạ.

Giáp tết con Trâu 2009
V.C.H
Nguồn : Văn Công Hùng
      
KHCN
KHCN Ưu tú

Cấp bậc: Ưu tú

Giới tính : Nam

Bài viết : 796

Danh vọng : 1618

Uy tín : 23

Bi kịch hôn nhân ở tuổi 99 của Vua Voi
TP - Vua Voi Ama Kông, người từng săn được 298 con voi và sở hữu hàng trăm bài thuốc quy, nổi tiếng đào hoa nhưng rồi cả đời cũng chỉ khổ vì tình...

Những mối tình đầu của ông đẫm nước mắt khi chia lìa, còn tình sau sắp đến hồi kết bằng một lá đơn ly hôn thì nhòe... máu !

Sự thực về Amakong 20305010
Ama Kông với vợ tư Hồng Khăm thuở còn khăng khít
Cuộc tình sét đánh với bài thuốc T'klơng M'lêng

Căn nhà sàn có cắm biển chỉ dẫn " Vua Voi" ngay bên lề tỉnh lộ Một huyện Buôn Đôn tỉnh Đắk Lắk bốn mùa thơm phức hương vị đặc trưng của vô số bao gói T'klơng M'lêng chất kín cả góc nhà. Mười ba năm qua, Ama Kông nuôi vợ Tư bằng tiền bán những thang thuốc đó.

Bà Tư tên Hồng Khăm ra đời năm 1968, tóc xoăn, mắt ướt mang hai dòng máu Marốc -Êđê. Khi gặp Ama Kông lần đầu, nàng đang hận một gã nhân tình trốn trách nhiệm làm cha. Qua vài cuộc hẹn thơ mộng dưới trăng bên dòng sông Sêrêpôk, Hồng Khăm ngỏ ý muốn cưới Ama Kông làm chồng.

Dù giấy tờ tùy thân ghi Ama Kông sinh năm 1917, các già làng buôn Đôn và thân nhân đều khẳng định ông chào đời từ năm 1910. Nếu mốc 1910 là tuổi thật, thì Ama Kông lớn hơn Hồng Khăm 58 tuổi, chàng rể tương lai chào đời trước mẹ vợ hơn ba chục năm.

Vườn Quốc gia Yok Đôn thành lập, ông nhận lời về làm "em xi" chuyên kể chuyện săn voi cho du khách, nhận lương ba trăm ngàn đồng mỗi tháng để bù đắp vào khoảng trống nghề săn bắt thuần dưỡng voi rừng vừa bị Nhà nước ra lệnh cấm.

Kỹ sư Hồ Viết Sắc- Giám đốc Vườn khám phá ra mối tình sét đánh giữa Ama Kông với Hồng Khăm gái một con đang độ "mòn mắt". Tò mò, ông dò hỏi Vua Voi có bí quyết gì mà tuổi 83 vẫn yêu say sưa như mới đôi mươi vậy?

Ama Kông thẹn thò tiết lộ bố vợ Y Thu K'Nul đại thượng thọ 110 tuổi (1828-1938) không chỉ truyền ngôi Vua Voi, mà còn truyền cho ông hàng trăm bài thuốc cực quý thu lượm được qua hành trình buôn bán voi ngang dọc khắp núi rừng các nước Đông Nam Á, trong đó riêng thang T'klơng M'lêng ngâm rượu uống đều sẽ tha hồ yêu không biết mệt.

Giám đốc Sắc bèn đề nghị Ama Kông cưỡi voi vào rừng hái thuốc về bán, vừa tăng nguồn thu cho Vườn vừa giúp Vua Voi rủng rỉnh chăm lo cho người đẹp. Từ đó T'klơng M'lêng trở thành mặt hàng bán đắt hơn tôm tươi, chu du khắp trong ngoài nước, nguyên cớ của vô số chuyện buồn vui kiện tụng lý thú, bi hài.

Có thể nói, món thuốc T'klơng M'lêng có vai trò không nhỏ trong việc giúp hoạt động du lịch Đắk Lắk, Buôn Đôn thêm phần hấp dẫn.

Nhóm các nhà khoa học thuộc Trường Đại học Y Huế chủ trì đề tài sưu tầm, định danh, xác định thành phần hóa học và tính chất sinh học cơ bản của một số cây thuốc dân tộc bản địa ở Đắk Lắk do lãnh đạo tỉnh đặt hàng, đã khẳng định: 2 trong số các loại cây sử dụng trong bài thuốc gia truyền của Ama Kông có tác dụng đặc biệt trong việc bồi bổ cơ thể, chữa đau lưng nhức mỏi, bổ thận tráng dương...

Mới đây, Sở Y tế Đắk Lắk đã cấp cho Khăm Phết (Khăm Phết là con thứ 7 của bà vợ hai Ama Kông, người được Ama Kông truyền nghề thuốc và được thừa kế thương hiệu thuốc của Ama Kông) giấy chứng nhận bài thuốc gia truyền Ama Kông, sau khi vụ kiện mạo danh và lợi dụng tên tuổi Ama Kông với một bác sĩ Đông y khép lại với phần thắng thuộc về chủ nhân đích thực của nó.

Rất nhanh nhạy, Công ty TNHH Dược phẩm Tây Nguyên lập tức bắt tay hợp tác với Khăm Phết, tung ra thị trường 3 loại chế phẩm trị bệnh gút dưới dạng trà, rượu, viên nang có nguồn gốc từ những gói cây lá T'klơng M'lêng.

Vua Voi mê gái là lẽ thường tình, nhưng việc "em xi" 83 tuổi đề nghị Vườn đứng ra tổ chức đám cưới với một cô nàng 25 tuổi là việc quá bất thường nên giám đốc Sắc cương quyết phản đối. Cán bộ nhân viên Vườn bàn ra, đàn con đông đúc hơn hai chục người của Ama Kông với 3 bà vợ trước cũng xúm vô can gián hết lời. Nhưng yêu say đắm, thây kệ mọi thị phi đàm tiếu, ông lẳng lặng mua đất cất nhà rước mẹ con nàng về dinh.

Khách đến mua thuốc thường thấy Vua Voi cao lớn gân guốc bồng ẵm nựng nịu bé gái tóc xoăn da nâu xinh như thiên thần. Ai tọc mạch dò hỏi, ông nói luôn: Con gái đầu lòng của tôi với vợ yêu đấy!

Du khách cả tin đã đành, khối nhà báo từ xa về cũng mắc lỡm, vung bút khoe thần dược giúp cụ già ngoài tám mươi tuổi có con, khiến món thuốc cường dương bổ thận của Ama Kông thêm danh tiếng lừng lẫy, lên ô tô tàu hỏa máy bay kìn kìn tỏa đến mọi phương trời.

Mà không cả tin sao được, khi ngắm Ama Kông ai cũng thấy từ ông tỏa ra sức mạnh ngùn ngụt, hùng vĩ như dáng cây kơ nia quanh năm lá rợp xanh ngắt. Dũng mãnh bao nhiêu trên bành săn voi, ông hiền hậu rộng rãi bấy nhiêu trong cuộc sống đời thường. Biến cây lá trên rừng thành hàng quý, tiền đổ về như nước, ông giao hết cho vợ giữ, phần mình chỉ cần... yêu và được yêu!

Hồng Khăm từ bé thiếu cha, trở thành Amí Búp (mẹ bé H'Búp) may mắn được Ama Kông bù đắp tất cả những gì lâu nay cô không có. Thời gian đầu cô chiều chuộng ông, bé H'Búp cũng quấn quýt yêu quý Vua Voi chẳng khác nào cha đẻ. Nhưng rồi năm tháng trôi qua, cái gì mới cũng thành cũ, Vua Voi khỏe cỡ nào cũng tới lúc phải chồn chân mỏi gối.

Vóc dáng ngày càng đẫy đà sung mãn, Amí Búp bắt đầu thích bia rượu, thích chạy xe máy ra thị trấn hát karaoke. Ama Kông vừa xót của vừa ghen, sắm về nhà đủ thứ loa đài, đầu máy để nàng hát tại nhà. Nhưng cái chân Amí Búp chỉ muốn đi.

Sự ham chơi của Amí Búp ban đầu chỉ gây ra cãi vã hục hặc. Sau căng dần thành xô xát, mà cuộc nào thế thượng phong cũng thuộc về cô vợ trẻ nhỏ hơn chồng năm mươi mấy cái xuân xanh. Lắm phen say xỉn, Amí Búp hùng hổ nện và tưới cả rượu lên đầu chồng.

Nhiều đêm gió lạnh, Ama Kông mặc mỗi cái quần đùi vọt ra tỉnh lộ vẫy xe thồ chạy hơn bốn chục cây số lên nhà Khăm Phết ở xã Ea Tu TP Buôn Ma Thuột xin " tị nạn". Mở cửa, nhìn thân thể bố già tả tơi, Khăm Phết thở dài dìu bố vào nhà chăm sóc, an ủi.

Ama Kông vắng nhà, nguồn thu bán thuốc giảm hẳn nên ông chỉ cần bỏ đi dăm bảy hôm, Amí Búp sẽ phải tất tả đón xe chạy lên nhà Khăm Phết. Với cái oai Mẫu hệ của bà Dì vợ Bố, bà xăm xăm bước thẳng vô giường nơi Ama Kông nằm dài thườn thượt, leo lên giường ôm ông ve vuốt dỗ ngọt "Em biết lỗi rồi, mình về với em đi...".

Lũ con cháu nín thở rình sau mấy bức phên thưa hễ nghe thấy ông mình, bố mình dịu giọng dần rồi... cười rúc rích, là nhìn nhau lắc đầu ngán ngẩm, biết tỏng Vua Voi mềm lòng sắp cun cút theo vợ trẻ về buôn bán thuốc. Rồi cái chu kỳ say xỉn, gào thét lại sẽ xoay vòng...

Kết cục của cuộc bạo hành

Sự thực về Amakong 20305210
Ama Kông với vợ nối dây Amí Liêng, ảnh chụp cách đây gần 60 năm.
Tối 27/2/2009, Amí Búp cao hứng mua hơn hai ký bò khô, hai thùng bia, rủ bạn bè tới nhà vầy cuộc nhậu, ồn ào tới nửa đêm vẫn chưa dứt. Ama Kông nằm đậy chăn lên đôi tai nghễnh ngãng mà vẫn nhức óc không ngủ được, bực mình chịu hết nổi bèn rầy la.Amí Búp nổi cơn tam bành lao vô buồng. Hàng xóm nghe tiếng thét đau đớn của Ama Kông vội chạy qua, thấy ông ngã ngất mà bàn tay ròng ròng máu chảy, vội đưa ông ra trạm xá xã cấp cứu.

Nửa tháng sau, chính quyền địa phương và báo Tiền Phong nhận đơn tố cáo kèm đơn ly hôn. Đơn viết: "Tôi tên là Y Prung Êban tức Ama Kông. Tôi sống chung với bà vợ tư tên Hồng Khăm, tôi mua đất, trâu bò, ruộng rẫy làm nhà, cuộc sống khá giả có của ăn của để. Sau đó bà nghiện rượu, không lo việc gia đình, hành hạ tôi, đánh đập tôi, thậm chí nhiều lần đánh tôi gãy cả răng, hộc máu mồm phải đi bệnh viện. Chính quyền địa phương đã giáo dục rất nhiều lần nhưng bà không sửa chữa, vẫn chứng nào tật ấy... 12 giờ đêm 27/2, bà dùng bạo lực đánh đập và lấy dao chém vào đầu tôi. Tôi giơ tay đỡ nên tay trái tôi bị đứt cả 4 ngón, mỗi ngón phải khâu 3 mũi, 2 ngón bị đứt gân không cử động được. Người làm chứng là.... Nay tôi buộc không sống với bà nữa vì tính mạng tôi bị đe dọa hàng ngày...".

Nhận đơn, phóng viên báo Tiền Phong vội về Buôn Đôn. Ama Kông nằm tĩnh dưỡng trong căn nhà sàn vách gỗ, mái gỗ do KhunJuNob Y Thu xây dựng hơn trăm năm trước, nay đang giao lại cho Me Lẽn, con gái đầu của Ama Kông trông nom.

Thấy người quen đến thăm, Ama Kông vui mừng trở dậy tiếp chuyện. Tôi cầm tay ông. Bàn tay rộng, ấm với những ngón thanh dài từng quăng tròng bắt hơn hai trăm con voi vẫn lành lặn, vậy mà đêm 27/2 bị mụ vợ say chặt suýt đứt lìa!

Tôi hỏi : - Luật tục M'Nông xử tội vợ đánh chồng thế nào?
Me Lẽn, Khăm Phết lắc đầu: - Người M'Nông xưa nay đâu có vợ nào dám đánh chồng, nên luật tục chỉ xử tội chồng đánh vợ thôi, phạt trâu bò, cúng tạ lỗi với làng.
Ama Kông uất hận: - Tôi muốn lấy khẩu súng bắn Pằng Pằng, chết cả hai đứa nó!
- Ủa, còn đứa nào nữa ?
- Thằng chồng nó, trẻ lắm, gọi tôi bằng ông mà nó hay rước về nhà ngủ chung. Vì hơn hai năm rồi tôi không ngủ với vợ được nữa.
Ôi, Ama Kông, tuổi chín mươi chín còn chưa hết nỗi khổ ghen tuông!
Chúng tôi sang căn nhà sàn có cắm biển báo "Vua Voi Ama Kông, thuốc bổ thận tráng dương" từ đầu ngõ. Amí Búp nhỏn nhoẻn nhai trầu, giọng ngọt:
- Tại lúc đó em say, chứ em yêu chồng em lắm. Em nhất quyết không bỏ Ama Kông đâu. Tối hôm qua em còn khóc vì nhớ chồng mà!
- Vậy sao Ama Kông đi cấp cứu về, nằm ngay nhà bên kia, mà cô chẳng qua thăm ?
- Ôi, con ổng thù em lâu rồi. Em qua họ đánh liền. Họ toàn xúi ổng bỏ em thôi.

H'Búp đi học về, tuổi mười ba đã ra dáng thiếu nữ, xinh thật là xinh. Nhắc đến Ama Kông, đôi mắt đen dài của em đượm buồn. H'Búp lí nhí : Cháu yêu Vua Voi lắm! Những bức tranh H'Búp vẽ dán đầy vách cũng nói lên điều ấy. Bức vẽ Ama Kông cưỡi voi, bức vẽ cả nhà đi chơi, bức vẽ Ama Kông nắm tay Amí Búp mặc áo cô dâu được đặt tên "Trăm năm hạnh phúc" .

Hai ngày liền 29, 30/3/2009 nhiều thân nhân của Ama Kông và Amí Búp cùng tổ hòa giải, buôn trưởng buôn phó đã tập trung về căn nhà từng là tổ ấm của họ, chứng kiến cuộc thương lượng ly hôn mà nguyên đơn là Ama Kông. Amí Búp cúi đầu nhận lỗi đã quá nhiều lần bạo hành với chồng trong sự bất bình của họ hàng đôi bên.

Kết quả: Đất vườn, căn nhà lớn, 2 con trâu được chia cho mẹ con Amí Búp. Ama Kông chỉ nhận về mình 4 con bò, căn chòi nhỏ, 2 sào ruộng và 2 chỉ vàng để chi phí điều trị.

Cuộc phân chia rộng lượng này có lẽ đã đặt dấu chấm hết cho mối tình cuối của Vua Voi Ama Kông, nhân chứng lừng lẫy nhất của nghề săn voi Buôn Đôn từ quá khứ đến hiện tại. Tuổi 99 của ông đang dần qua với bao sóng gió và nỗi buồn.

Chàng thợ săn voi quyến rũ đa tình

Một trăm năm trước, Buôn Đôn sầm uất tấp nập nghề săn bắt, buôn bán, thuần dưỡng voi rừng. Sử liệu ghi nhận: chỉ trong 9 năm từ 1899 đến 1909, Buôn Đôn đã bán cho thương nhân các nước Thái Lan, Malaysia, Myanma 161 con voi, nộp 86 nghìn Frăng cho Tây sở thuế.

Kết nối hầu hết các thương vụ này là Y Thu Knul, người đã tặng hoàng gia Thái một bạch tượng cực quý và được Vua Xiêm hậu đãi, ban tặng cho danh hiệu KhunJuNob - Vua (Săn) Voi.

Y Thu là anh cả của 3 người em trai : Y Ky, Y Leo và Y Keo. Vợ chồng KhunJuNob Y Thu không có con, đã đón 2 đứa con gái tên là H'Nu và H'Hốt của em trai Y Leo về nuôi từ khi ẵm ngửa. Gru (danh hiệu dành cho thợ săn voi tài giỏi) Y Prung là con trai của Y Ky, đến tuổi trưởng thành cao vừa mét tám, cằm vuông vai rộng, chơi được nhiều loại nhạc cụ, bắt trâu điên chỉ cần dùng đôi cánh tay trần khóa sừng ghìm chặt, gái đẹp xa gần cô nào cũng thầm mơ ước.

Dòng họ Y Thu giàu có quyền uy nhất vùng, các bậc cha mẹ không muốn tài sản và những bài thuốc bí mật gia truyền của dòng họ bị thất tán nên đã cho H'Nu và Y Prung (anh em con chú con bác nhưng không cùng họ vì tập quán mẫu hệ - lấy họ theo mẹ) cưới nhau.

Họ sinh con trai đầu lòng năm 1938, đặt tên là Y Kông. Từ đó họ thành Ama Kông, Amí Kông. Y Kông lớn lên được Ama Kông truyền hết bí quyết về nghề săn bắt thuần dưỡng voi.

H'Nu, vợ đầu của Ama Kông da trắng mũi cao, chỉ gắn bó với ông được 8 năm rồi qua đời vì sốt hậu sản. Theo tục lệ nối dây, em gái H'Hốt khi ấy mới 12 tuổi đã phải lấy anh rể làm chồng, nhận trách nhiệm làm mẹ 2 đứa cháu nhỏ sớm mồ côi.

H'Hốt- Amí Liêng- đảm đang tảo tần sinh cho Ama Kông thêm 11 người con, trong đó cậu con trai thứ bảy tên Khăm Phết sau được Ama Kông truyền thụ mọi bí quyết làm thuốc. Những năm tháng vất vả cực nhọc vì Ama Kông đi rừng, theo gái biền biệt, Amí Liêng vẫn vừa quán xuyến việc nhà, vừa âm thầm góp công góp của giúp đỡ Cách mạng. Sống trong vùng cài răng lược tạm chiếm, đại gia đình Ama Kông đã khéo léo duy trì các mối quan hệ cần thiết, được cả Pháp/Bảo Đại lẫn Cách mạng ưu ái khen thưởng.

Khá nhiều voi trong tổng số 298 voi rừng cả đời Ama Kông săn được đã hiến cho cách mạng dùng để vận chuyển lương thực, vũ khí. Nhờ thành tích góp voi cho kháng chiến, năm 1954 Ama Kông được Bác Hồ gửi giấy khen kèm khoản tiền thưởng năm mươi nghìn đồng. Khi đất nước thanh bình, ông còn được trao huân chương kháng chiến chống Mỹ hạng nhất.

Năm 1973, Amí Liêng vừa rời ổ đẻ con út thì Ama Kông dẫn về nhà cô bồ H'Biai với đứa con gái riêng 5 tuổi, xin vợ Hai cho phép cưới vợ Ba. Amí Liêng đau khổ đòi uống thuốc độc tự tử, Ama Kông hoảng sợ cậy già làng can gián.

Theo luật tục M'Nông, chồng muốn bỏ vợ hay ngoại tình thì ngoài việc nộp phạt thật nặng cho làng, anh ta phải ra khỏi nhà với hai bàn tay trắng, để lại toàn bộ của cải cho vợ nuôi con.

Tuy nhiên, xét công Ama Kông lớn hơn tội, sau mấy cuộc phân xử, làng đã cho phép ông cỡi một con voi đực 2 ngà cùng bộ đồ nghề săn voi qua buôn Trí sống với mẹ con H'Biai.

Trẻ hơn Ama Kông 20 tuổi, H'Biai tức Amí Nôi không đẹp lắm nhưng tròn trịa, đầy sức sống. Nương tựa vào bóng mát Ama Kông, bà yên tâm đẻ thêm hai đứa con gái rồi bắt đầu sa đà vào bia rượu, lúc nào cũng kè kè chai hũ, ngả nghiêng.

Can vợ không nổi, Ama Kông lên rừng đi săn, có bao nhiêu tiền là vọt lên phố chơi bời giải khuây. Ở với nhau chưa đầy mười năm, Amí Nôi trúng gió qua đời trong một cơn say mèm, đói lạnh.
Ama Kông đau buồn, nghĩ cái chết của bà có phần lỗi của mình, hễ nhớ đến lại rơi nước mắt. Ông từng thề sẽ không lấy vợ nữa, cho tới khi gặp Hồng Khăm...


Hoàng Thiên Nga

Nguồn : www.tienphong.vn
      
KHCN
KHCN Ưu tú

Cấp bậc: Ưu tú

Giới tính : Nam

Bài viết : 796

Danh vọng : 1618

Uy tín : 23

Kết cục...

Vua Voi sau ly hôn
TP - Trong gian nhà sàn cổ Bản Đôn lộng gió, Ama Kông thư nhàn bày tỏ quan niệm sống mới của ông: Từ nay trở đi Vua Voi không yêu nữa, chỉ cùng các con lo làm ăn thôi!

Sự thực về Amakong 20397410
Khăm Phết bên biển quảng cáo bán thuốc dỏm bà Hồng Khăm mới chôn,
phía sau là căn nhà sàn Ama Kông đã nhường lại cho mẹ con Hồng Khăm.
Ngày 30/3/2009, các thủ tục “bỏ nhau”, chia của và bàn giao tài sản giữa Ama Kông với vợ tư Hồng Khăm đã hoàn tất trước sự chứng kiến của tổ hòa giải, gia tộc hai bên tại nhà riêng và nhà văn hóa cộng đồng buôn Yang Lành, xã Krông Na, huyện Buôn Đôn.

Trong đơn Ly hôn điểm chỉ từ ngày 12/3/2009, Ama Kông giận dữ bày tỏ: “Của cải và tài sản của tôi gồm có: 1- Đất thổ cư mặt đường; 2- Hai căn nhà; 3- Đất ruộng; 4- Ba con bò; 5- Tiền bạc bà cầm; 6- Một chiếc xe Dream 50. Của cải nhà đất của tôi phải lấy hết không cho bà một thứ gì”.

Tuy nhiên sau khi Hồng Khăm sụt sịt khóc và cúi đầu ân hận nhận lỗi, không khí cuộc họp gia tộc chùng xuống. Ông Y Kông - con trai đầu được truyền nghề săn bắt voi của Ama Kông, từng săn được 38 con voi - vuốt mái tóc bạc tuổi bảy mươi, chậm rãi lên tiếng :

- Dì đã biết sai, đã xin lỗi, mong bố không cố chấp. Em H’Búp tuy không phải con đẻ của bố với dì nhưng lâu nay cả gia đình ta đã nhận coi như con em trong gia đình. Nếu không dành phần tài sản cho dì với em sinh sống, học hành thì cũng tội lắm.

Ama Kông mắt rướm lệ, gật đầu. Vậy là của cải được chia cho mẹ con Amí Búp phần nhiều hơn. Tuy nhiên bảng tên Ama Kông trước căn nhà sàn chung của hai người được dỡ bỏ.

Cũng nhường lại căn nhà lớn như cuộc chia tay bà vợ hai, nhưng lần ra đi này Ama Kông chẳng còn con voi nào để cưỡi, đành ngồi lên xe máy cho con trai chở qua ngôi nhà sàn cổ, di sản quý giá của bố vợ KhunJuNốp Y Thu.

Theo lời giới thiệu về ngôi nhà cổ từ một bản dịch có đối chiếu tư liệu bằng các thứ tiếng Việt, Lào, Thái, Campuchia, căn nhà cổ Bản Đôn này được thiết kế hoàn toàn bằng gỗ theo kiến trúc chùa Tháp. Nhà bằng gỗ thì không có gì lạ, nhưng chất liệu lợp cũng hoàn toàn bằng gỗ thì đây là căn nhà duy nhất hiện có ở Việt Nam.

Nhà vốn có ba gian, ba mái chóp nhọn nhưng năm 1954 cây me già đổ đã làm sập mất một gian. Do trải qua chiến tranh loạn lạc, không có điều kiện trùng tu khôi phục nên phía trong nhà bị hư hỏng nặng, nhất là phần trang trí nội thất.

Nhà chính thức được khởi công ngày 7 tháng 10 năm 1883, do nghệ nhân điêu khắc gỗ người Lào tên Tha Vi Vông Khăm Sao chịu trách nhiệm thiết kế và làm thợ cả, điều hành 14 người thợ lành nghề; 18 con voi được huy động khai thác và kéo gỗ; thi công ròng rã hơn mười sáu tháng mới hoàn thành vào ngày 19 tháng 2 năm 1885.

Để lợp đủ mái nhà, người ta phải đẽo 8.726 thanh gỗ để làm ngói, tốn gần 7,5m3 gỗ cà chít. Trị giá căn nhà vào thời điểm lúc bấy giờ tương đương giá trị 12 voi có cặp ngà dài. Lễ cúng nhà mới theo phong tục tân gia được tổ chức long trọng ngày 19 tháng 3 năm 1885, mổ thịt hết 22 con trâu...
Do đã di chuyển một lần vào năm 1929, cách nền cũ 1.000m vì những căn nhà xung quanh bị cháy, căn nhà sàn cổ quý giá ấy nay chỉ còn lại một ít chứng tích ở kiểu kiến trúc, giàn cột mối mọt, những tấm ván thưng có chạm trổ công phu quanh vách và lớp ván lót sàn lên nước bóng ngời cùng một số ngói đẽo bằng gỗ cà chít.

Tuy nhiên, so với tất cả những nhà sàn khác trong buôn, kể cả căn nhà trệt thấp tối lè tè của Khăm Phết ở xã Ea Tu mà nhiều lần Ama Kông lánh vợ nương náu, thì ngôi nhà sàn cổ của KhunJu Nốp vẫn đẹp bề thế và mát mẻ nhất giữa những tán lá me già xanh rợp quanh năm, nên Ama Kông quyết ở đây cho tới cuối đời, không đi đâu nữa.

Chiều 7/3/2009, cùng phóng viên báo Tiền Phong trở lại nhà sàn cổ thăm Vua Voi, Khăm Phết Lào - người đã được Cục Sở hữu Trí tuệ ký QĐ số 72097 từ ngày 24/11/2008 chấp nhận đơn đăng ký nhãn hiệu kế thừa bài thuốc nam gia truyền chuyên trị đau lưng, nhức mỏi, kém ăn, mất ngủ, khớp, bổ thận tráng dương của Vua Voi Ama Kông - phát hiện bà Hồng Khăm đã tự ý chôn bảng quảng cáo bán thuốc mới trước căn nhà bà được chia.

Khăm Phết mách bố, Vua Voi tức giận bảo “các con phải nhổ bảng ấy ngay, nó có biết gì làm thuốc đâu mà bán”. Ama Kông dặn: Từ nay bố con mình phải lo làm ăn, bảo vệ uy tín cho thương hiệu, để thuốc dỏm bán tràn lan như hiện nay là nguy hiểm lắm.

Điều quan trọng hơn nữa là phải tìm cách trồng được các loại cây Tơm Trơng quý giá, cố gắng gieo trồng nhân giống. Cứ khai thác mãi thế này, lỡ mai kia rừng hết cây thì còn đâu thuốc quý?!


Gia tộc Ama Kông: Báo Tiền Phong viết chính xác

Sự thực về Amakong 20397510
Ama Kông đang đọc báo viết về mình
Nhiều độc giả điện thoại, email về tòa soạn thắc mắc: Vừa qua, sau khi Tiền Phong Cuối tuần số 14 (30/3-5/4/2009) đăng phóng sự “Bi kịch hôn nhân của Vua Voi Ama Kông ở tuổi 99”, có một số báo khác đưa tin liên quan đến việc này, nhưng các chi tiết đưa ra lại không giống thông tin báo Tiền Phong đã đưa.

Như: tay Ama Kông chỉ bị xước nhẹ, không ảnh hưởng gì tới việc cử động; Con trai Vua Voi là Khăm Phết Lào cho biết mình không thông tin với ai chuyện Ama Kông bị đứt tới 3 ngón tay; Ama Kông có con chung 15 tuổi với bà Hồng Khăm, 2 người chỉ mới ly thân v...v...

Vậy báo nào viết đúng, báo nào viết sai? Phóng viên báo Tiền Phong có gặp trực tiếp các nhân vật liên quan hay chỉ thực hiện “phóng sự salon”?

Tiền Phong nói rõ về việc này như sau:

Chiều 23/3, ông Khăm Phết Lào đến trụ sở Ban Đại diện báo Tiền Phong khu vực Tây Nguyên gửi đơn của Ama Kông tố cáo về việc bà Hồng Khăm chém đứt tay.

Đơn viết: “12 giờ đêm 27/2, bà dùng bạo lực đánh đập và lấy dao chém vào đầu tôi. Tôi giơ tay đỡ nên tay trái tôi bị đứt cả 4 ngón, mỗi ngón phải khâu 3 mũi, 2 ngón bị đứt gân không cử động được...”. Kèm đơn Tố cáo là đơn xin Ly hôn và giấy Chứng thương.

Trong giấy chứng thương, BS Nguyễn Xuân Thắng ghi rõ bệnh nhân Ama Kông điều trị từ ngày 7/3 - 13/3/2009 tại phòng khám 39 Trần Hưng Đạo, Buôn Ma Thuột sau khi đã được điều trị tại cơ sở y tế huyện Buôn Đôn.

Tình trạng: nhiễm trùng các vết thương bàn tay trái, ngón 3 và ngón 4 bàn tay trái bị đứt gân, bầm tím sưng nề bàn chân trái.

Điều trị: thay băng, tiêm kháng sinh hàng ngày, truyền đạm bồi dưỡng nâng cao thể trạng. Ý của gia đình không nối gân tiếp, để nguyên vì bệnh nhân tuổi đã cao, sức yếu.

Sáng 24/3, cùng đi với tác giả bài báo về Buôn Đôn thăm và làm việc với Ama Kông và bà Hồng Khăm có cả Phó Tổng biên tập báo Tiền Phong Nguyễn Ngọc Nam và trưởng phòng Nghiên cứu - Phát triển báo Tiền Phong Nguyễn Văn Hải. Các vết thương trên bàn tay trái của Ama Kông sắp lành, riêng hai ngón đứt gân không cử động được.

Ảnh bìa 1 TPCT số 14 Ama Kông thổi tù và vào trưa ngày 24/3 cho thấy 2 ngón tay trái của Ama Kông không co nắm được như các ảnh Ama Kông thổi tù và chụp trước sự cố 27/2.

Bé H’Búp năm nay học lớp 6, sổ hộ khẩu gia đình ghi năm 1997, đồng bào địa phương ở buôn Yang Lành khẳng định tuổi thật bé sinh năm 1998, là con của bà Hồng Khăm với một thợ xây dựng quê ở Huế. Trong đơn xin ly hôn Ama Kông cũng viết rõ ông với bà Hồng Khăm không có con chung.

Ngày 7/4/2009 tại Buôn Đôn, cha con Khăm Phết Lào, Ama Kông xác nhận tất cả các thông tin trên báo Tiền Phong về Ama Kông là hoàn toàn chính xác. Me Lẽn, con gái đầu của Ama Kông cung cấp thêm cho phóng viên “Biên bản giải quyết về việc vợ chồng Ay Vễ (tức Am Kông, gọi theo tên con gái đầu Me Lẽn tức cháu nội Ama Kông theo tập quán mẫu hệ) và Hồng Khăm bỏ nhau, chia tài sản hiện có”, do tổ hòa giải và gia đình hai bên lập trong 2 ngày 29, 30/3/2009 tại buôn Yang Lành.

Cha con Ama Kông khẳng định những đơn thư tư liệu hình ảnh của gia tộc Ama Kông liên quan đến các vấn đề này, cho tới nay cha con ông chưa hề gửi cho báo nào khác ngoài báo Tiền Phong.
Khăm Phết tuyên bố chưa từng làm việc với phóng viên báo nào khác về chuyện “đứt hay không đứt tay” của Ama Kông, nếu báo nào khác còn tiếp tục đăng tải những thông tin thất thiệt về Ama Kông, ông sẽ khiếu nại thậm chí kiện ra tòa.


Hoàng Thiên Nga

Nguồn : www.tienphong.vn
      
LQ2
LQ2 Ưu tú

Cấp bậc: Ưu tú

Giới tính : Nam

Bài viết : 547

Danh vọng : 1176

Uy tín : 51

Xin trích dẫn bài phát biểu của nhà nghiên cứu "Amakông học":

Cái gì cũng có cái lợi, cũng có cái hại. Chiến lược "dốc toàn bộ ý chí quyết thắng cho tiền tuyến" của cánh đàn ông như uống thuốc cường dương tráng thận, hay các loại rượu kích thích khác chỉ có ý nghĩa tạm thời, chứ không đảm bảo được cái thế trường kỳ.

Xin hiến cho bạn đọc một mưu lược thập thành:
Nếu ta yếu địch mạnh, thì có hai cách để cân bằng lực lượng trong cuộc giao tranh.

1) làm cho ta mạnh lên
2) làm cho địch yếu đi

Nếu phương pháp làm cho ta mạnh lên khó khăn thì sử dụng biện pháp thứ hai: Làm cho địch yếu đi
Biện pháp này có các chiến thuật liên hoàn sau đây:

- Đánh trực diện: Phụ nữ thuộc âm, các loại thuốc cường dương (rượu Minh Mạng, rượu "Ma cà rồng" như trên he..he..) chỉ có tác dụng cho nam, còn nữ dùng thì lại có tác dụng giảm nhu cầu, vì vậy tích cực mời vợ uống các loại rượu này.

- Đánh gián tiếp: Dùng các biện pháp làm cho Vợ có thật nhiều stress, ví dụ như dọa có bồ nhí v.v... Stress sẽ làm cho phụ nữ yếu đi một cách rõ rệt.
...

(Lưu ý: Kinh nghiệm trên chưa được khảo nghiệm bằng thực tế. Chỉ rút ra từ "Tôn Tử Binh Pháp" Và "Tôn Thất Ngao Du Chiến" trong đó có tham khảo thêm cuốn "Trường Kỳ Kháng Chiến, Nhất Định Thành Công"
      
KHCN
KHCN Ưu tú

Cấp bậc: Ưu tú

Giới tính : Nam

Bài viết : 796

Danh vọng : 1618

Uy tín : 23

Đoạn kết

Vĩnh biệt vua săn voi Ama Kông
TTO - Ama Kông - vua săn voi, một gru (dũng sĩ săn voi) huyền thoại của Bản Đôn (Buôn Đôn, Đắk Lắk) - đã qua đời lúc 2g ngày 3-11, thọ 102 tuổi. Ông ra đi trong sự xót thương của các con cháu và buôn làng…

Sự thực về Amakong ImageView
Vua săn voi Ama Kông
Ảnh tư liệu Tuổi Trẻ
Đến 13g ngày 3-11, gia đình Ama Kông phát đi thông báo sẽ tổ chức tang lễ trong vòng bốn ngày theo phong tục địa phương tại gian nhà cổ hơn trăm tuổi ở Bản Đôn, xã Krông Na, Buôn Đôn (Đắk Lắk); trong thời gian này gia đình không tiếp khách du lịch.

Sự thực về Amakong ImageView
Vua săn voi Ama Kông đã ra đi tại căn nhà cổ của mình trong sự tiếc thương của gia đình, buôn làng...
Ảnh tư liệu Tuổi Trẻ
Ama Kông tên thật là Y Prông Êban (tên Lào là Khăm Proong). Ama Kông có nghĩa là cha thằng Kông theo tên con đầu theo cách gọi của địa phương. Ama Kông là người dân tộc M’Nông, sinh năm 1909 (theo lời gia đình, hoặc sinh năm 1917 theo khai sinh), tại bản Đôn, xã Krông Na, huyện Buôn Đôn, tỉnh Đắk Lắk, nơi săn bắt và thuần dưỡng voi rừng nổi tiếng của VN.

Ông được biết đến vì tài săn bắt voi siêu hạng, một gru vĩ đại tại bản Đôn, cả đời mình Ama Kông đã săn tổng cộng 298 con voi rừng và thuần hóa chúng. Ông từng được Chủ tịch Hồ Chí Minh tặng Huân chương chiến công hạng nhất vì thành tích dùng voi giúp cách mạng gùi hàng, tải đạn giúp cách mạng chiến thắng.

Sự thực về Amakong ImageView
Gia đình Ama Kông dán thông báo về sự ra đi của vua săn voi huyền thoại
Ảnh: Tr.Tân
Năm 1996 là lần đi săn voi cuối cùng của ông sau lệnh cấm săn bắt voi của Chính phủ, sau đó ông lui về sống tại căn nhà gỗ cổ kính của mình tại bản Đôn cùng con cháu.

Ama Kông còn được biết đến với một loại thuốc gia truyền tráng dương, bổ thận từ những lá cây rừng mà hiện nay chúng được đặt theo tên ông…

TR.TÂN
Nguồn : tuoitre.vn

Các bài viết khác...

Huyền thoại Ama Kông qua đời

Spoiler:

Chuyện chưa kể về vua voi Ama Kông vừa qua đời

Spoiler:

Huyền thoại Ama Kông – người nổi tiếng về tài săn bắt và thuần dưỡng voi rừng - qua đời

Spoiler:

“Vua voi” Ama Kông qua đời

Spoiler:
      
      

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Về Đầu Trang  Thông điệp [Trang 1 trong tổng số 1 trang]

Quyền hạn của bạn

Bạn không có quyền trả lời bài viết
free counters



  • Đoàn Ngọc Khánh

    mobile phone 098 376 5575


    Đỗ Quang Thảo

    mobile phone 090 301 9666


    Nguyễn Văn Của

    mobile phone 090 372 1401


    IP address signature
    Free forum | ©phpBB | Free forum support | Báo cáo lạm dụng | Thảo luận mới nhất